Đề tài Giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Hải Phòng

 

Lời nói đầu 1

Chương i : 2

1. Khái quát chung về NHTM. 2

1.1 khái niệm về NHTM: 2

1.2 các hoạt động chính của NHTM: 3

1.2.1. Nghiệp vụ tài sản nợ. 3

1.2.2. Nghiệp vụ tài sản có. 4

1.2.3. Nghiệp vụ kinh doanh khác của NHTM. 5

2. vốn của ngân hàng thương mại: 5

2.1.1 Vốn tự có. 6

2.1.2 Vốn huy động. 7

2.1.3. Vốn đi vay. 8

2.1.4. Vốn khác. 8

2.2. Vai trò của vốn đối với hoạt động kinh doanh của NHTM. 8

2.2.1. Vốn là cơ sở nền tảng để NHTM hoạt động kinh doanh. 8

2.2.3. Đảm bảo khả năng thanh toán và uy tín của NHTM. 9

2.2.4. Quyết định quy mô hoạt động kinh doanh của NHTM. 9

3. Các hình thức huy động vốn của NHTM trong nền kinh tế thị trường: 10

3.1. Huy động vốn bằng tiền gửi không hỳ hạn. 10

3.2. Huy động vốn bằng tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm. 11

3.2.1. Huy động tiền gửi có kỳ hạn. 11

3.2.2. Huy động tiền gửi tiết kiệm 11

3.3. Huy động vốn qua đi vay. 12

3.3.1. Vay từ Ngân hàng trung ương. 12

3.3.2. Vay từ các tổ chức tín dụng khác. 14

3.4. Huy động vốn qua phát hành công cụ nợ. 14

3.5. Các hình thức huy động vốn khác. 15

4.1. Lãi suất huy động vốn. 15

4.2. Các hình thức huy động vốn. 16

4.3. Các dịch vụ cung ứng. 16

4.4. Các nhân tố khác. 17

Chương II : 18

Thực trạng hoạt động huy động vốn 18

I. giới thiệu về chi nhánh ngân hàng đầu tư phát triển hải phòng. 18

1. Lịch sử hình thành và phát triển của Chi nhánh. 18

2. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hải Phòng 19

3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh trong thời gian qua. 22

3.1. Hoạt động huy động vốn. 22

3.2. Hoạt động cho vay và đầu tư 23

3.3. Hoạt động cung ứng dịch vụ Ngân hàng. 25

II. thực trạng hoạt động huy động vốn ở chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hải phòng 27

1. Tình hình huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hải Phòng. 28

1.1. Về hình thức huy động vốn: 29

1.2. Tình hình kỳ hạn nguồn vốn. 30

2. Các hình thức huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hải Phòng 31

2.1. Tiền gửi dân cư. 31

2.2. Tiền gửi doanh nghiệp. 33

2.3. Phát hành công cụ nợ. 35

2.4. Các hình thức huy động vốn khác. 36

1. Những kết quả đã đạt được. 37

2. Những mặt còn tồn tại trong công tác huy động vốn. 38

I. phương hướng và nhiệm vụ hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hải Phòng trong thời gian tới. 40

1. Tăng cường công tác nhận tiền gửi bằng mọi biện pháp. 40

2. Xây dựng chiến lược huy động vốn luôn đi đôi với chiến lược sử dụng vốn. 41

3. Không ngừng hiện đại hoá công nghệ thanh toán qua Ngân hàng. 41

4. Tăng cường công tác kiểm tra- kiểm soát. 42

5. Mở rộng quan hệ hợp tác phát triển. 42

6. Tiếp tục bồi dưỡng và nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên. 42

II. Một số giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tại chi nhánh Chi nhánh ngân hàng đầu tư và Phát triển Hải phaòng. 43

1. Tiếp tục thực hiện đa dạng các hình thức huy động vốn. 43

1.1. Tăng cường huy động tiền gửi doanh nghiệp. 43

1.2. Đa dạng hoá các hình thức tiền gửi tiết kiệm. 44

1.3. Đa dạng hoá công cụ nợ. 45

2. Thực hiện tốt công tác thanh toán không dùng tiền mặt. 46

3. Duy trì chính sách lãi suất huy động linh hoạt, hợp lý. 47

4. Thường xuyên cọi trọng chất lượng phục vụ khách hàng. 48

5. Tăng cường chiến lược Marketing Ngân hàng. 49

6. Đổi mới và hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng. 50

7. Nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên. 51

III.Những kiến nghị. 52

1. Kiến nghị đối với Ngân hàng Đầu tư phát triển Việt Nam. 52

1.1. Xây dựng chiến lược kinh doanh hợp lý dựa trên điều kiện cụ thể của Chi nhánh. 52

1.2. Phát triển và mở rộng mạng lưới Ngân hàng Đầu tư phát triển. 53

2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước. 53

2.1. Về lãi suất: 54

2.2. Về tỷ giá. 54

2.3. Tổ chức triển khai tốt thị trường vốn. 55

Kết luận 57

Danh mục tài liệu tham khảo 58

 

 

doc60 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1190 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ư cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, đặc biệt là các doanh nghiệp cổ phần hoá bằng việc sử dụng đa dạng nhiều nguồn vốn như: vốn tài trợ uỷ thác, hùn vốn liên doanh... ngày càng đáp ứng tốt hơn đòi hỏi của khách hàng và đảm bảo thực hiện đầy đủ có hiệu quả chỉ tiêu mà cấp trên giao phó “ phát triển an toàn hiệu quả, lợi nhuận năm sau luôn cao hơn năm trước”. 3.3. Hoạt động cung ứng dịch vụ Ngân hàng. Như chúng ta đã biêt, phần lớn lợi nhuận mà các NHTM thu được trong quá trình hoạt động kinh doanh là từ việc thực hiện các nghiệp vụ tín dụng cho khách hàng. Bên cạnh đó, hoạt động đầu tư đảm bảo cho các Ngân hàng có được một khoản thu nhập bổ xung và phân tán được rủi ro. Ngoài hai hoạt động cơ bản trên, một hoạt động nữa cũng góp phần mang lại lợi nhuận đáng kể cho Ngân hàng, giúp Ngân hàng thu hút được nhiều khách hàng đồng thời tăng nguồn vốn kinh doanh... đó là hoạt động cung ứng dịch vụ Ngân hàng. Hiện nay, Các dịch vụ được thực hiện chủ yếu ở Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hải Phòng gồm có : 1- Dịch vụ thanh toán thu-chi hộ. 2- Dịch vụ chuyển tiền cá nhân trong nước 3- Dịch vụ chi trả kiều hối 4- Dịch vụ bảo lãnh, tư vấn. Trong đó: 3.3.1. Dịch vụ thanh toán thu- chi hộ. Chi nhán Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hải Phòng là một trong những ngân hàng có địa bàn hoạt động thuận lợi. Trên địa bàn có nhiều tổ chức kinh tế cá nhân có nhu cầu tham gia giao dịch thường xuyên với ngân hàng, sử dụng dịch vụ ngân hàng trong đó đặc biệt là dịch vụ thu chi hộ. Trong những năm qua, hoạt động thanh toán diễn ra nhanh chóng, chính xác, thủ tục thanh toán đơn giản thuận lợi cho cả khách hàng và ngân hàng. Do đó, trong năm 2003 số món thanh toán qua Chi nhánh đã đạt 95.587 món, với tổng giá trị giao dịch là 10.520.630 triệu đồng tăng 20% so với năm 2002. Đối với dịch vụ thu hộ, thực hiện dưới hình thức uỷ nhiệm thu. Ngân hàng đứng ra thu tiền hộ khách hàng của mình tại Ngân hàng khác thông qua thanh toán bù trừ, thanh toán điện tử. Đặc biệt với các khoản nhờ thu trong nghiệp vụ thanh toán quốc tế, ngân hàng thực hiện qua ngân hàng đại diện ở nước ngoài. Vì vậy tổng thu từ dịch vụ thu hộ trong năm 2003 đạt 45.586.700 triệu. Để đạt được những kết quả trên là do Chi nhánh không ngừng đổi mới cải tiến và đa dạng hoá các hình thức thanh toán: sử dụng hệ thống thanh toán điện tử thay thế cho hệ thống thanh toán liên hàng trước kia qua mạng vi tính cho nên công tác thanh toán tại Chi nhánh ngày càng nhanh chóng, chính xác, thu hút ngày càng đông đảo khách hàng đến với ngân hàng. Bên cạnh những cải tiến về công nghệ, Chi nhá cũng liên tục thay đổi mức phí giao dịch sao cho phù hợp đối với khách hàng. 3.3.2. Dịch vụ chuyển tiền Dịch vụ chuyển tiền thực hiện ở Chi nhánh dưới 2 hình thức đó là: Chuyển tiền cá nhân và chuyển tiền thanh toán. a. Chuyển tiền cá nhân: Trong thời gian qua, không chỉ riêng Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hải Phòng mà toàn ngành Ngân hàng đã quan tâm và thực hiện ngày càng tốt hơn công tác thanh toán nói chung và thanh toán đối với khu vực dân cư nói riêng, trong đó có hai hình thức chủ yếu là thanh toán chuyển tiền cá nhân trong nước và chi trả kiều hối. Dịch vụ thanh toán chuyển tiền cá nhân trong nước: Hiện nay, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hải Phòng đã và đang triển khai mạnh mẽ việc mở tài khoản tiền gửi cá nhân, đồng thời hoànthiện dần các thể thức thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng, triển khai thanh toán chuyển tiền qua mạng lưới máy vi tính, thanh toán điện tử nối mạng trong toàn hệ thống Ngân hàng, tổ chức thanh toán bù trừ giữa các Ngân hàng... Nhờ đó mà số lượng khách hàng tham gia chuyển tiền qua Chi nhánh tăng lên, đã có những món tiền chuyển lên đến vài trăm triệu đồng, điều đó chứng tỏ dịch vụ chuyển tiền tại Chi nhánh ngày càng được khách hàng tin tưởng và lựa chọn. Dịch vụ chi trả kiều hối : Dịch vụ chi trả kiều hối là một hình thức chuyển tiền cá nhân nhưng mang tính quốc tế, đó là lượng ngoại tệ của kiều bào Việt nam hiện đang sinh sống ở nước ngoài gửi về cho thân nhân, gia đình tại Việt nam thông qua mạng lưới Ngân hàng. Trong thực tế đây không phải là một hoạt động mang nặng tính nghiệp vụ Ngân hàng song nó lại là một mảng quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh của Ngân hàng. Nhận thức được vai trò quan trọng của kiều hối đối với sự phát triển của nền kinh tế trong nước nên trong những năm qua, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hải Phòng đã triển khai hoạt động này. Và bằng việc sử dụng nhiều biện pháp hợp lý như: mở rộng mối quan hệ với các ngân hàng nước ngoài, chấp nhận chi trả các loại tiền kể cả ngoại tệ mạnh... Chi nhánh đã liên tục nâng cao số tiền kiều hối được chi trả. b) Chuyển tiền thanh toán . Xuất phát từ lợi thế so sánh của Chi nhánh đó là có nhiều nhà, máy xí nghiệp, công ty đặt trụ sở hay trực tiếp tiến hành sản xuất trên địa bàn hoạt động nên dịch vụ chuyển tiền thanh toán tại Chi nhánh ngân hàng Đầu tư và phát triển Hải Phòng có thể nói là tương đối phát triển, luôn được xem là một trong những dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao của toàn Chi nhánh. Với thời gian, thủ tục thanh toán được rút ngắn cũng như mức phí giao dịch thấp đã góp phần tạo điều kiện cho Chi nhánh thu hút được nhiều khách hàng hơn bất cứ một NHTM nào khác đang hoạt động trên cùng địa bàn. Để đạt được kết quả đó, Chi nhánh đã cố ngắng rất lớn trong công tác chi trả, đặt mối quan hệ tốt với khách hàng cũng như đối với các Ngân hàng bạn. Hiện nay, Chi nhánh đã và đang thiết lập được mối quan hệ tốt với các ngân hàng lớn ở nước ngoài như: COMMON WEALTH BANK của úc; CORESTATES BANK của Mỹ; TOKAI SANK BANK của Nhật... đảm bảo đáp ứng được yêu cầu thanh toán chuyển tiền của các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất – nhập khẩu một cách nhanh nhất. 3.3.3.Dịch vụ bảo lãnh, tư vấn. Dịch vụ bảo lãnh trên thực tế đã được thực hiện từ lâu tại Chi nhánh. Dịch vụ này mang lại một phần lợi nhuận không nhỏ trong tổng thu nhập của Chi nhánh và có xu hướng ngày càng tăng lên. Hầu hết các dịch vụ bảo lãnh của Chi nhánh được cung cấp cho những khách hàng quen biết, là những doanh nghiệp quốc doanh với mức phí tương đối. Kết quả thu được thu được từ dịch vụ này được thể hiện qua các dữ liệu sau : - Năm 2002 doanh số thu được bằng dịch vụ này là 392.285 triệu đồng và phí thu được là 1.400 triệu. - Năm 2003 doanh số thu được là 528.945 triệu và phí thu được là 2.435 triệu. Như vậy, từ những phân tích trên ta có thể khẳng định là hoạt động cung ứng dịch vụ ngân hàng ở Chi nhánh ngân hàng Đầu tư và phát triển Hải Phòng diễn ra hết sức sôi động, và có hiệu quả, góp phần mang lại lợi nhuận đáng kể cho Chi nhánh, hơn nữa cũng chứng tỏ quyết tâm của Chi nhánh trong việc cố gắng phát triển dịch vụ, phấn đấu đạt mục tiêu an toàn và hiệu quả trong kinh doanh. II. thực trạng hoạt động huy động vốn ở chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hải phòng Huy động vốn là một nghiệp vụ không thể thiếu của các NHTM vì đó là nguồn vốn chính để Ngân hàng có thể duy trì và phát triển kinh doanh. Huy động vốn (nghiệp vụ tài sản nợ) không phải là một nghiệp vụ độc lập mà phải gắn liền với các nghiệp vụ tài sản có (nghiệp vụ cho vay) và các nghiệp vụ cung ứng dịch vụ Ngân hàng khác. Như vậy, công tác huy động vốn của một Ngân hàng được đánh giá là có hiệu quả khi Ngân hàng đó luôn đảm bảo cho mình một nguồn vốn dồi dào đáp ứng được nhu cầu của khách hàng đến vay vốn và đáp ứng được nhu cầu vốn cho quá trình phát triển của đất nước. Bên cạnh đó, huy động vốn phải dựa trên cơ sở xác định được thị trường đầu ra, định hướng được hiệu quả của các dự án đầu tư cũng như nắm được mức độ ảnh hưởng của lãi suất. Trong giai đoạn hiện nay, khi mà các NHTM nước ngoài cũng như các tổ chức tài chính phi Ngân hàng như: các Công ty bảo hiểm… mà thậm chí là cả Bưu Điện cũng đưa ra các hình thức dịch vụ chuyển tiền, nhận tiền gửi… hết sức đa dạng và hấp dẫn đối với khách hàng thì hoạt động huy động vốn đặc biệt là huy động vốn trung và dài hạn của các NHTM trong nước đã khó nay lại càng khó khăn hơn bao giờ hết. Nó đòi hỏi các Ngân hàng phải có những biện pháp hữu hiệu, phù hợp mà không phải là những biện pháp tình thế như trước đây đã làm. Do vậy, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hải Phòng đã luôn chủ động, tích cực quan tâm phát triển công tác huy động vốn dưới mọi hình thức, để đảm bảo nâng cao cả về số lượng lẫn chất lượng của nguồn vốn huy động cũng như quy mô nguồn vốn liên tục tăng trưởng ở mức cao. 1. Tình hình huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hải Phòng. Với phương châm coi hoạt động huy động nguồn vốn là khâu quan trọng, mở đường và tạo mặt bằng vốn tăng trưởng vững chắc, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hải Phòng đã cố gắng thực hiện đa dạng hoá các hình thức huy động vốn khác nhau thông qua việc không ngừng mở rộng mạng lưới giao dịch cũng như nâng cao và hoàn thiện chất lượng dịch vụ Ngân hàng với tiêu chí “Nhanh chóng, chính xác, thuận tiện cho khách hàng”. Kết quả là trong những năm gần đây, công tác huy động vốn của Chi nhánh đã bước đầu đạt được những thành tích đáng khích lệ. Nguồn vốn tăng trưởng với tốc độ khá cao, đáp ứng được khối lượng lớn nhu cầu vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, các công ty và dân cư trên địa bàn Thành phố. Ta có thể thấy rõ hơn sự tăng trưởng này qua bảng sau: Bảng 3: khối lượng vốn huy động của Chi nhánh (Đơn vị: triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2001 Tỷ trọng Năm 2002 Tỷ trọng Năm 2003 Tỷ trọng Tổng vốn huy động 1.255.061 100% 1.545.688 100% 1.904.656 100% Tiền VNĐ 815.789 65% 1.066.525 69% 1.371.352 72% Tiền USD 439.271 35% 479.163 31% 533.304 28% (Phòng kế hoạch nguồn vốn) Qua số liệu trên ta thấy, quy mô nguồn vốn huy động của Chi nhánh tăng đều qua các năm và năm sau luôn cao hơn năm trước. Nếu như năm 2002, tổng khối lượng vốn huy động được là 1.545.688 triệu đồng, tốc độ tăng so với năm 2001 là 23%. Thì năm 2003 tổng vốn huy động được là 1.904.656 triệu, tốc độ tăng cũng bằng 23% so với năm 2002. Điều đó cho thấy lượng vốn huy động được của chi nhánh có tốc độ tăng trưởng đều và ổn định. Những con số này là kết quả sự nỗ lực lớn của đội ngũ cán bộ, công nhân viên trong toàn Chi nhánh. Như vậy, chỉ qua số liệu thống kê của ba năm trở lại đây, ta có thể thấy hoạt động huy động vốn của Chi nhánh ngân hàng Đầu tư và phát triển Hải Phòng đạt hiệu quả tương đối cao, mức tăng trưởng nguồn vốn khá lớn và ổn định. Sự tăng trưởng về nguồn vốn đó được biểu hiện ở cả hình thức lẫn kỳ hạn nguồn vốn huy động hết sức phong phú và đa dạng. 1.1. Về hình thức huy động vốn: Hiện nay, tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hải Phòng đang tiến hành huy động vốn chủ yếu từ các nguồn như: _ Tiền gửi của các TCKT. _ Tiền gửi dân cư _ Phát hành các công cụ nợ _ Các nguồn huy động khác. Để nắm được rõ hơn về khối lượng, tỷ trọng hay nói cách khác là cơ cấu và quy mô của các nguồn vốn huy động trong vốn huy động nói chung của chi nhánh ta có thể xem bảng sau: Bảng 4: Cơ cấu nguồn vốn huy động. (Đơn vị: Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Số dư % Số dư % Số dư % 1. Tiền gửi dân cư 839.388 66,88 1.007.265 65,16 1.208.178 63,5 2.Tiền gửi TCKT 211.645 16,86 253.973 16,43 304.768 16,0 3.Kỳ phiếu, trái phiếu 204.028 16,25 284.450 18,40 365.467 19,18 4. Nguồn huy động khác 0 0 0 0 25.703 1,34 Tổng 1.255.061 100 1.545.688 100 1.904.656 100 (Phòng Kế hoạch nguồn vốn) Nhìn vào số liệu ở bảng trên ta thấy, nếu so sánh tổng nguồn vốn huy động trong ba năm 2001, 2002 và 2003 thì quy mô vốn huy động của Chi nhánh đã tăng lên một cách đáng kể và đó là sự tăng trưởng ở hầu hết các nguồn huy động. Cụ thể : Đối với tiền gửi dân cư, đây là nguồn luôn chiếm giữ vị trí số 1 trong tổng nguồn vốn huy động về khối lượng và tỷ trọng. Nó chiếm khoảng 65% tổng nguồn vốn huy động với số lượng tiền tăng từ 839.388 năm 2001 lên tới 1.208.178 năm 2003. Đối với tiền gửi của các TCKT, nó chiếm khoảng 16% trong tổng nguồn vốn huy động và cũng có xu hướng tăng đều qua các năm, tăng từ 211.645 triệu đồng năm 2001 lên tới 304.768 năm 2003 , tốc độ tăng là 20%. Đối với nguồn phát hành công cụ nợ (chủ yếu là kỳ phiếu), do đặc điểm riêng của Chi nhánh là phục vụ cho đầu tư và phát triển nên nhưu cầu vốn là rất lớn, vì vậy Chi nhánh đã thường xuyên huy động nguồn tiền này để đáp ứng nhưu cầu vốn đầu tư và số lượng huy động của nó chiếm khoảng 17% trong tổng nguồn vốn huy động. Nguồn vốn này cũng có tốc độ tăng trưởng khá đều, nếu như năm 2001 doanh số là 204.028 triệu đồng thì năm 2003 doanh số là 365.467 triệu đồng tăng lên 161.439 triệu. Còn đối với nguồn huy động khác, do những năm trước Chi nhánh không chú trọng vào nguồn thu này nên doanh số không có. Nhưng từ năm 2003 để thoả mãn nhu cầu vốn nên Chi nhánh đã quan tâm đến nguồn tiền này và cụ thể là năm 2003 doanh số đã đạt 25.703 triệu đồng. Như vậy có thể khẳng định quy mô nguồn vốn huy động của Chi nhánh trong những năm qua tăng trưởng tương đối tốt và có xu hướng vẫn tiếp tục tăng trưởng vững chắc trong thời gian tới. Tuy nhiên sự tăng này diễn ra không đều trong toàn bộ cơ cấu. Điều đó phụ thuộc vào những nhân tố cấu thành cũng như đặc điểm riêng của từng nguồn vốn huy động. 1.2. Tình hình kỳ hạn nguồn vốn. Để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng đến gửi tiền Chi nhánh Ngân hàng đầu tư phát triển Hải Phòng đã liên tục đa dạng hoá các hình thức nhận gửi tiền với các kỳ hạn gửi khác nhau từ 1 tháng đến 3 tháng, từ 6 tháng đến 9 tháng và trên 1 năm. Để thấy được tình hình huy động vốn của từng Chi nhánh thông qua kỳ hạn, ta sẽ quan tâm đến cơ cấu kỳ hạn của hai nguồn vốn chính tại Ngân hàng đó là nguồn tiền gửi dân cư và nguồn tiền gửi các tổ chức kinh tế. Bảng 5: Kết quả huy động vốn theo kỳ hạn của nguồn tiền gửi dân cư và nguồn tiền gửi của các tckt (Đơn vị: Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 1. Tổng nguồn vốn huy động từ dân cư 839.388 1.007.265 1.208.718 Ngắn hạn 587.571 705.085 846.102 Dài hạn 251.817 302.180 362.616 2. Tiền gửi của các TCKT 211.645 253.973 304.768 Ngắn hạn 171.645 203.973 244.768 Dài hạn 40.000 50.000 60.000 Tổng 1.051.033 1.261.238 1.513.486 (Phòng kế hoạch nguồn vốn) Nhìn vào bảng trên ta thấy, nguồn vốn ngắn hạn từ nguồn tiền gửi dân cư và tiền gửi của các tổ chức kinh tế đều chiếm tỷ trọng khá lớn. Nguồn vốn ngắn hạn luôn có tốc độ tăng cao và đều. Bên cạnh đó thì nguồn vốn trung và dài hạn tuy có tốc độ tăng đều nhưng số lượng còn thấp so với nguồn vốn ngắn hạn. Để phục vụ cho hoạt động đầu tư của Ngân hàng ngày càng tốt hơn trong thời gian tới Chi nhánh sẽ có kế hoạch tăng cao nguồn vốn trung và dài hạn bằng cách ngày càng tạo uy tín đối với khách hàng và mở rộng mạng lưới các quầy tiết kiệm, giao dịch và nâng cao chất lượng phục vụ. 2. Các hình thức huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hải Phòng Như đã trình bày, nguồn vốn huy động của Chi nhánh trong những năm qua tăng trưởng tương đối tốt và xu hướng là vẫn tiếp tục tăng trưởng vững chắc trong thời gian tới. Tuy nhiên, trong cơ cấu nguồn vốn huy động, từng nguồn vốn lại có những đặc điểm riêng mà biến động của nó liên quan đến nhân tố cấu thành và đặc điểm nguồn vốn đó. Để có thể phân tích một cách toàn diện từng biến động của mỗi nguồn trong tổng nguồn vốn huy động, chúng ta hãy xem xét cụ thể từng nguồn vốn huy động (xét theo hình thức huy động vốn). 2.1. Tiền gửi dân cư. Tiền tiết kiệm được coi là một phần thu nhập của người dân chưa sử dụng cho tiêu dùng, họ đem gửi vào Ngân hàng với mục đích tích luỹ tiền một cách an toàn và hưởng lãi trên số tiền đó. Từ lâu tiền gửi tiết kiệm đã được coi là nguồn vốn huy động truyền thống của các NHTM. Vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm thường chiếm một tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu tiền gửi vào Ngân hàng, ví dụ: Tiền gửi tiết kiệm tại các NHTM Việt nam chiếm khoảng 60 - 70% tổng tiền gửi, còn ở Mỹ là khoảng 25%. Tiền gửi tiết kiệm ở Chi nhánh ngân hàng Đầu tư và phát triển Hải Phòng gồm có các loại: _ Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn. _ Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn từ 1 đến 3 tháng _ Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn từ 6 đến 9 tháng. _ Tiền gửi tiết kiệm dưới 12 tháng khác _ Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên. Hiện nay ở nước ta, công cuộc vận động nhân dân gửi tiền tiết kiệm là một trong những nhiệm vụ quan trọng của toàn ngành Ngân hàng. Bởi vì từ xưa đến nay người dân vẫn chưa có thói quen đem tiền gửi vào Ngân hàng, đa số vẫn với tâm lý “chôn của” cất giữ lượng tiền tích luỹ được của mình trong hòm, trong tủ… gây nên tình trạng lãng phí nguồn vốn cho xã hội, vốn không được dùng vào sản xuất kinh doanh mà lại nằm chết một chỗ. Hơn nữa tiền gửi tiết kiệm thực sự là nguồn vốn huy động với tiềm năng dồi dào cho các Ngân hàng khi chuyển sang cơ chế hạch toán kinh doanh. Nhận thức sâu sắc vấn đề này, trong thời gian qua Chi nhánh đã thành lập một mạng lưới các quỹ tiết kiệm trải rộng khắp trên địa bàn thành phố cũng như không ngừng đổi mới hệ thống tín dụng hiện hành để huy động vốn và đã đạt được những thành quả đáng kể. Ta có thể thấy rõ điều này qua bảng sau: Bảng 6: kết quả huy động tiền gửi tiết kiệm (Đơn vị: Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 1. Tiền gửi tiết kiệm 839.358 1.007.265 1.208.718 2. Số dư tiền gửi tiết kiệm chênh lệch qua các năm 0 +167.877 +201.453 3. Tỷ lệ % năm sau so với năm trước 120% 120% (Phòng kế hoạch nguồn vốn) Nhìn vào bảng trên ta thấy, nguồn vốn huy động được từ tiền gửi tiết kiệm luôn tăng. Năm 2001, Chi nhánh chỉ huy động được 839.388 triệu đồng thì đến năm 2002, tổng số tiền gửi tiết kiệm đã tăng lên 1.007.265 triệu đồng, tăng 20% so với năm 2001. Nguồn tiền gửi tiết kiệm tiếp tục tăng vào năm 2003, nhưng tốc độ tăng vẫn chỉ đạt 20%, tương đương với mức tăng mà năm 2002 đã đạt được với lượng tiền gửi tiết kiệm được đạt 1.208.718 Song so với các Ngân hàng thương mại khác trong cùng địa bàn, nguồn tiền gửi tiết kiệm tại Chi nhánh vẫn liên tục tăng lên, minh chứng cho chính sách mềm dẻo về mặt lãi suất và chính sách khách hàng rất hợp lý mà Chi nhánh đang áp dụng. Để thu hút, khuyến khích được nhiều tiền gửi tiết kiệm hơn, Chi nhánh đã đưa ra nhiều mức lãi suất hấp dẫn tương ứng với mỗi kỳ hạn gửi tiền, thêm vào đó là công tác thanh toán chi trả tiền cho khách hàng cũng được Chi nhánh hết sức quan tâm, đảm bảo chi trả cho khách hàng theo đúng thời hạn quy định. Bên cạnh đó, Chi nhánh luôn đổi mới trang thiết bị, cải tạo, nâng cao chất lượng các Phòng giao dịch tiết kiệm theo hướng khang trang, sạch đẹp, hiện đại…Đồng thời Chi nhánh cũng tích cực mở rộng mạng lưới quỹ tiết kiệm nhằm thu hút thêm nguồn vốn huy động, giảm chi phí và thời gian giao dịch cho cả khách hàng và Ngân hàng. Cán bộ Chi nhánh cũng như cán bộ, nhân viên các quỹ tiết kiệm luôn có thái độ phục vụ khách hàng nhiệt tình chu đáo theo đúng phương châm “Vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”. Vì vậy Chi nhánh ngày càng chiếm được sự tin tưởng và cảm tình của khách hàng khi đến Ngân hàng gửi tiền. 2.2. Tiền gửi doanh nghiệp. Tiền gửi doanh nghiệp được xem là bộ phận tiền tệ tạm thời chưa sử dụng đến trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, được các doanh nghiệp gửi vào Ngân hàng với mục đích chính là thanh toán và bảo đảm an toàn. Trong tình hình kinh tế xã hội đang phát triển mạnh mẽ ở nước ta như hiện nay, loại tiền này chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng số tiền đã phát hành vào lưu thông. Đối với Ngân hàng, thì đây lại là khoản tiền gửi có khối lượng đáng kể được dùng làm vốn kinh doanh. Hơn nữa, do được các doanh nghiệp gửi vào với mục đích thanh toán và đảm bảo an toàn nên nguồn tiền gửi này có chi phí không cao. Tiền gửi doanh nghiệp ở Chi nhánh gồm có: _ Tiền gửi không kỳ hạn _ Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng. _ Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên _ Tiền gửi bảo đảm thanh toán _ Tiền gửi quản lý và giữ hộ. Tại Chi nhánh doanh số tiền gửi doanh nghiệp tương đối lớn và có xu hướng tăng lên qua các năm. Ta có thể thấy rõ điều đó qua bảng sau: Bảng 7: kết quả huy động vốn tiền gửi doanh nghiệp. (Đơn vị: Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 1.Tiền gửi doanh nghiệp 211.645 253.973 304.768 2.Số dư tiền gửi doanh nghiệp chênh lệch qua các năm 0 +42.328 +50.795 3.Tỷ lệ % năm sau so với năm trước 120% 120% (Nguồn: Phòng kế hoạch nguồn vốn) Qua số liệu thống kê ở bảng trên cho thấy: nguồn tiền gửi của doanh nghiệp vào Chi nhánh có xu hướng ngày càng tăng. Năm 2001, lượng tiền gửi của doanh nghiệp vào Chi nhánh là 211.645 triệu đồng thì đến năm 2002 đã lên tới 253.973 triệu đồng, tăng thêm 42.328 triệu đồng và tính đến năm 2003 lượng tiền doanh nghiệp gửi vào Chi nhánh là 304.768 triệu đồng tăng 50.795 triệu đồng tiền này cho thấy lượng tiền gửi tăng rất đều qua các năm và nguyên nhân của việc tăng này có thể bắt nguồn tư nhiều lí do khác nhau nhưng chủ yếu vẫn là do sự biến động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và sự ảnh hưởng của các chính sách trong công tác huy động tiền gửi của Chi nhánh. Để phân tích kỹ hơn về nguồn tiền gửi doanh nghiệp, ta có thể tìm hiểu về cơ cấu tiền gửi doanh nghiệp trong thời gian qua. Bảng 8: Cơ cấu tiền gửi doanh nghiệp Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 1. Tiền gửi doanh nghiệp 211.645 253.973 304.768 Ngắn hạn 171.645 203.973 244.768 Trung - dài hạn 40.000 50.000 60.000 (Phòng kế hoạch nguồn vốn) Qua bảng trên ta thấy trong tiền gửi của doanh nghiệp, tỷ trọng của nguồn ngắn hạn lớn hơn so với nguồn trung dài hạn . Đối với nguồn ngắn hạn được hình thành chủ yếu từ nguồn tiền gửi tanh toán của các doanh nghiệp. Hiện nay nguồn tiền này đang được Chi nhánh tập trung khai thác bởi vì nguồn tiền này có chi phí tương đối thấp và khối lượng vốn huy động lớn . Đối với nguồn tiền trung, dài hạn thì đây là nguồn tiền tương đối ổn định, nhưng đối với các doanh nghiệp luôn có nhu cầu vốn để đầu tư nên nguồn tiền này thường thấp hơn nguồn ngắn hạn. Trong những năm qua Chi nhánh đã luôn tìm cách đa dạng hoá loại tiền gửi này bằng cách áp dụng nhiều kì hạn và lãi suất huy động hấp dẫn nhằm đáp ứng nhu cầu của mọi doanh nghiệp. Trong giai đoạn hiện nay, các NHTM nói chung cũng như Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hải Phòng nói riêng đều rất chú trọng đến nguồn tiền gửi doanh nghiệp, đặc biệt là loại tiền gủi ngắn hạn. Thực chất đây là mối quan hệ giữa Chi nhánh và các doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp, bộ phận này có tính chất như một đảm bảo vốn mà các đơn vị gửi vào Ngân hàng dưới hình thức tích luỹ nhằm đạt được một khối lượng tiền lớn để thanh toán, chi trả... Bên cạnh đó, việc gửi tiền vào Ngân hàng còn được xem là cách quản lý lượng tiền nhàn rỗi có hiệu quả nhất của doanh nghiệp vì nó bảo đảm an toàn, tiện ích và được hưởng lãi trên khoản tiền gửi. Ngược lại, đối với Chi nhánh, thì đây lại là nguồn vốn huy động có chi phí thấp, thấp hơn cả chi phí cho nguồn vốn huy động từ dân cư. 2.3. Phát hành công cụ nợ. Để đa dạng hoá các kênh khai thác nhằm tập trung vốn đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, NHTM không những chỉ dựa vào những hình thức huy động vốn truyền thống như: nhận tiền gửi, nhận tiền tiết kiệm, đi vay các tổ chức tín dụng khác...mà còn chú trọng đến nguồn vốn hình thành từ nghiệp vụ phát hành công cụ nợ ra thị trường, ví dụ: Phát hành chứng chỉ tiền gửi Ngân hàng, phát hành trái phiếu, kỳ phiếu.... Hiện nay, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hải Phòng mới chỉ tập trung vào phát hành các công cụ nợ ngắn hạn (loại dưới 12 tháng) mà chủ yếu vẫn là kỳ phiếu Ngân hàng. Thực ra đây là hình thức huy động vốn đã được Chi nhánh sử dụng từ nhiều năm nay. Tính cho đến thời điểm hiện nay, việc phát hành kỳ phiếu đã thực sự đem lại hiệu quả cao cho Chi nhánh vì lượng tiền thu được từ phát hành kỳ phiếu rất ổn định. Chính vì vậy khối lượng kỳ phiếu được phát hành hàng năm đều có số lượng cao và chiếm một phần không nhỏ trong cơ cấu nguồn vốn huy động. Ta có thể thấy kết quả huy động nguồn tiền này qua bảng sau : Bảng 9: kết quả huy động vốn bằng phát hành kỳ phiếu. (Đơn vị: triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 1. Doanh số phát hành 204.028 284.450 365.467 2. Số dư chênh lệch qua các năm. 0 +80.412 +81.017 (Phòng kế hoạch nguồn vốn) Qua bảng số liệu bảng trên cho ta thấy kết quả huy động vốn bằng phát hành kỳ phiếu đều tăng qua các năm, cụ thể là năm 2002 tăng 80.412 so với năm 2001 và năm 2003 tăng 81.017 so với năm 2002. Qua những kết quả trên cho thấy nguồn vốn này có mức tăng trưởng rất ổn định . Sự ổn định của nguồn tiền này sẽ rất có lợi đối với Chi nhánh trong công tác đầu tư dài hạn và đảm bảo cho ngân hàng có khả năng huy động vốn nhanh khi có nhưu cầu vốn lớn trong khi các nguồn vốn khác chưa đáp ứng kịp. 2.4. Các hình thức huy động vốn khác. Ngoài những hình thức huy động vốn cơ bản kể trên, trong giai đoạn phát triển mới, để theo kịp với các Ngân hàng khác trên cùng địa bàn cũng như để tăng cường thu hút nguồn vốn nhàn dỗi trong dân cư, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0362.doc
Tài liệu liên quan