Đề tài Giải pháp nhằm tăng lợi nhuận của Công ty Dệt kim Đông Xuâ

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG .6

I. LƠI NHUẬN VÀ VAI TRÒ CỦA LỢI NHUẬN ĐỐI VỚI DOANH NGHIÊP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG . 6

1.1 Hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường . 6

1.1.1 Đặc trưng của kinh tế thị trường . .6

1.1.2 Doanh nghiệp .7

1.1.3 Hoạt động của doanh nghiệp . .7

1.2 Lợi nhuận và vai trò của lợi nhuận đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế

 . .9

1.2.1 Những đặc điểm về lợi nhuận và nguồn gốc của lợi nhuận . 9

1.2.1.1 Khái niệm về lợi nhuận 9

1.2.1.2 Nguồn gốc của lợi nhuận 10

1.2.2 Vai trò của lợi nhuận .11

1.2.2.1 Vai trò của lợi nhuận đối với doanh nghiệp . .12

1.2.2.2 Vai trò của lợi nhuận đối với xã hội . 13

I. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH LỢI NHUẬN VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN .13

2.1 Phương pháp xác định lợi nhuận của doanh nghiệp .13

2.1.1 Xác định lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh .15

2.1.2 Xác định lợi nhuận từ hoạt động tài chính .18

2.1.3 Xác định lợi nhuận từ hoạt động bất thường . 19

2.1.4 Tỷ suất lợi nhuận .20

2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp . 22

CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY DỆT KIM ĐÔNG XUÂN HÀ NỘI .29

 

 

doc78 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 1065 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nhằm tăng lợi nhuận của Công ty Dệt kim Đông Xuâ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sách lãi suất Thông thường để thực hiện việc sản xuất kinh doanh ngoài vốn tự có doanh nghiệp phải vay thêm vốn. Doanh nghiệp có thể vay thêm vốn bằng cách phát hành trái phiếu, vay Ngân hàng, các doanh nghiệp hoặc tổ chức cá nhân khác và doanh nghiệp phải trả cho người cho vay một khoản tiền gọi là lãi vay cho từng thời kỳ nhất định. Tiền lãi được tính dựa trên cơ sở lãi suất, số tiền gốc và thời gian vay. Lãi suất cho vay bị giới hạn bởi lãi suất trần do NHNN qui định. Khi NHNN thay đổi lãi suất trần sẽ tác động trực tiếp đến lợi nhuận doanh nghiệp. Bởi lẽ, lãi suất vay ngân hàng được xem là chi phí hợp lý hợp lệ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Mặt khác, nếu doanh nghiệp vay của các đơn vị không phải là ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng thì lãi suất tối đa được coi là chi phí hợp lý hợp lệ không quá tỷ lệ lãi suất trần do NHNN Việt Nam qui định cho các tổ chức tín dụng. * Kiểm soát giá Trong nền kinh tế thị trường, giá cả không do Nhà nước kiểm soát mà nó được hình thành trên thị trường do sự tác động giữa cung và cầu. Tuy nhiên trong mọt số trường hợp Nhà nước phải kiểm soát giá một số mặt hàng để đảm bảo cho sự phát triển lành mạnh thị trường ví dụ như : Xăng dầu, sắt thép, điện nước...Việc Nhà nước kiểm soát giá đối với một số mặt hàng có thể gây ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp khi kinh doanh hàng hóa đó. Trong tất cả các nhân tố cơ bản đã được trình bày ở trên, mỗi nhân tố có vị trí quan trọng khác nhau và giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong vấn đề tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Mỗi nhân tố trên đều bao gồm các mặt kinh tế xã hội, tổ chức, kỹ thuật nhất định mà chúng ta cần nhận biết để phân tích, đánh giá một cách đầy đủ sự tác động của nó đến lợi nhuận và tìm biện pháp thích hợp nhằm tạo ra môi trường cho sự tác động đồng phương của chúng đối với việc tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Chương II : Thực trạng lợi nhuận của công ty ĐệT KIM ĐÔNG XUÂN hà nội. I. Một số nét khái quát về công ty 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển công ty Công ty Dệt kim Đông Xuân là một doanh nghiệp Nhà nước hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân và chịu sự quản lí trực tiếp của Tổng công ty Dệt may Việt Nam. Trụ sở giao dịch chính tại số 67 Ngô Thì Nhậm - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội. Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất các sản phẩm dệt kim. Trước những yêu cầu khôi phục và phát triển kinh tế của đất nước sau khi hoà bình lập lại, việc hình thành các cơ sở sản xuất lớn là nhiệm vụ kinh tế cơ bản trong bước đi đầu tiên tiến tới việc xây dựng và phát triển nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Trước tình hình đó, Nhà máy Dệt kim Đông Xuân đã ra đời dưới sự giúp đỡ về trang thiết bị, công nghệ sản xuất hàng dệt kim của Trung Quốc, từ các khâu dệt, xử lí hoàn tất đến các khâu cắt may. Nhà máy được xây dựng từ năm 1958 theo quyết định số 384 của Bộ công nghiệp nhẹ và chính thức được thành lập vào ngày 13/4/1959 tại địa điểm số 67 Ngô Thì Nhậm - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội. Trong những ngày đầu, cơ sở vật chất của nhà máy còn nghèo nàn, địa điểm chật hẹp, trang thiết bị dây chuyền sản xuất từ khâu dệt xử lí vải đến cắt may chỉ gồm 37 loại với 180 máy móc được chế tạo tại Trung Quốc, Anh, Tiệp Khắc. Trong tình trạng sản xuất còn thiếu đủ đường, nhiệm vụ ban đầu của Nhà máy là sản xuất ra các mặt hàng dệt kim nhằm đáp ứng nhu cầu của nhân dân và phục vụ quân đội. Từ năm 1963, Nhà máy được giao thêm nhiệm vụ làm hàng xuất khẩu sang Liên Xô, CHDC Đức, Mông Cổ, Lào... Năm 1980, thực hiện NĐ 213/HĐBT ngày 01/7/1980 của Hội đồng Bộ trưởng, Nhà máy được mở rộng và đầu tư một số lớn máy móc thiết bị thay thế cho số thiết bị đã cũ, lạc hậu, mặt bằng nhà cửa được sửa chữa xây cất thêm. Lúc này thị trường tiêu thụ sản phẩm của nhà máy đã thay đổi về cơ bản, từ chủ yếu tiêu thụ nội địa sang lấy thị trường nước ngoài làm thị trường chính. Năm 1975 sản lượng xuất khẩu chiếm 30% giá trị tổng sản lượng của Nhà máy, hiện nay là khoảng 80%, sản phẩm tiêu thụ nội địa chủ yếu là sản phẩm xuống loại không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu hoặc theo những đơn đặt hàng nhỏ, đơn lẻ. Từ năm 1987 đến nay, việc cải tạo, mở rộng Nhà máy được tiến hành với tốc độ nhanh và trên một quy mô rộng lớn. Từ chỗ chỉ có 5.620 m2 đến nay tổng diện tích đất xây dựng đã lên tới 21.740 m2 với trên 30.000 m2 nhà xưởng tại cơ sở 1 - số 67 Ngô Thì Nhậm, cơ sở 2 - số 250 Minh Khai và cơ sở 3 - số 5B Minh Khai- Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội. Hệ thống máy móc, thiết bị được nâng cấp và cải tạo cùng với đầu tư đồng bộ hoá dây chuyền sản xuất, đầu tư thêm khu vực xử lí vải, lắp đặt hệ thống lò hơi dầu Nhật Bản, hệ thống điện lạnh khu vực dệt và may, nâng cao công suất trạm biến áp điện, bổ sung, nâng cấp trên 600 máy móc các loại trên các dây chuyền. So sánh trong toàn ngành dệt may Việt Nam trình độ công nghệ và tính đồng bộ của máy móc, trang thiết bị của Nhà máy thuộc loại trung bình khá. Thực hiện quyết định 388/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng về việc đăng ký lại doanh nghiệp, ngày 19/8/1992, Nhà máy Dệt kim Đông Xuân được đổi tên thành Công ty Dệt kim Đông Xuân với tên giao dịch là DOXIMEX. Hiện nay sản phẩm chính của Công ty là quần áo dệt kim các loại, áo may ô, áo T-shirt, Polo-shirt, ... với những mẫu mã kiểu dáng đẹp và phong phú. Công ty Dệt kim Đông Xuân có khả năng đáp ứng mọi yêu cầu về mẫu mã, kiểu dáng, chất lượng của từng mặt hàng mà khách hàng trong nước cũng như ngoài nước đòi hỏi. Công ty luôn đứng vững trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh đầy khốc liệt này. 1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty Dệt kim Đông Xuân. 1.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý. Bộ máy quản lí của Công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng, bao gồm ban lãnh đạo, các phòng ban trực thuộc quản lý sản xuất và phục vụ sản xuất. Ban lãnh đạo gồm có: + Tổng giám đốc Công ty (ông Lê Nam Hưng), là người có quyền cao nhất, quyết định, chỉ đạo mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và chịu trách nhiệm trước Công ty, trước Bộ công nghiệp và Nhà nước. + Phó tổng giám đốc điều hành kĩ thuật - thương mại (bà Vũ Thụy Anh) phụ trách kĩ thuật công nghệ sản xuất và thị trường tiêu thụ, đàm phán với khách hàng và nắm bắt mọi diễn biến xảy ra trong quá trình hoạt động của Công ty. + Phó tổng giám đốc điều hành kĩ thuật - sản xuất (ông Nguyễn Như Bảo) phụ trách về vấn đề thực hiện sản xuất, thiết bị máy móc và đời sống của công nhân viên trong Công ty. Ngoài ra Công ty còn có các trợ lí trực tiếp tham mưu giúp việc cho lãnh đạo về công tác tổ chức đào tạo, thi đua và công tác đầu tư phát triển cùng với một số lĩnh vực khác. Các phòng ban trực thuộc quản lí sản xuất bao gồm: + Phòng kĩ thuật: là phòng có chức năng quản lí về mặt kĩ thuật bao gồm các quy trình công nghệ của toàn bộ dây chuyền từ khâu dệt, khâu xử lí hoàn tất đến khâu cắt may và bao gói sản phẩm, tính toán đề ra các định mức, tỷ lệ tiêu hao nguyên vật liệu, sản phẩm thử, xây dựng kế hoạch sản xuất, thiết kế các kiểu mẫu dệt, may đo theo mục đích đa dạng hoá mặt hàng và cũng nhằm đáp ứng các yêu cầu của khách hàng. Từ đó ban hành các quy trình sản xuất theo từng loại sản phẩm. + Phòng nghiệp vụ là phòng có chức năng quản lí tổng hợp một số mặt hoạt động, bao gồm xây dựng giá thành, lên kế hoạch hàng tháng, điều động thực hiện kế hoạch, quản lý vật tư, kho tàng, tiêu thụ sản phẩm và lập các chế độ lao động, theo dõi và tập hợp các đơn đặt hàng... + Phòng quản lí chất lượng: Kiểm tra việc thực hiện tiêu chuẩn để đảm bảo chất lượng sản phẩm trước khi nhập kho, phát hiện kịp thời những sai sót không chỉ trong sản xuất mà cả trong giao dịch với cơ quan chức năng. + Phòng tài chính - kế toán: có trách nhiệm điều hoà phân phối, tổ chức sử dụng vốn và nguồn vốn đảm bảo cho hợp đồng sản xuất kinh doanh, đánh giá kết quả quá trình lao động sản xuất, hạch toán lãi, lỗ và phân phối theo lao động. Đồng thời thực hiện các chế độ nghĩa vụ với Nhà nước. + Văn phòng Công ty: Gồm các bộ phận văn thư, đánh máy, phục vụ tiếp khách, hội nghị, bảo vệ trị an, góp phần giữ nghiêm kỉ luật lao động trong Công ty. + Đảng uỷ, Công đoàn, Đoàn thanh niên: giáo dục công tác tư tưởng của quần chúng, phát động phong trào thi đua để đẩy mạnh sản xuất, thực hiện hoàn thành sản xuất kinh doanh, bảo vệ quyền lợi mà công nhân viên được hưởng đồng thời duy trì nghĩa vụ của mỗi thành viên. Ngoài ra Công ty còn có một số bộ phận khác như: y tế, nhà ăn, nhà trẻ... để duy trì các hoạt động thường xuyên, góp phần phát triển sản xuất. sơ đồ 1: bộ máy tổ chức của công ty dệt kim đông xuân Tổng giám đốc P. Giám đốc kỹ thuật T.mại P. Giám đốc kỹ thuật SX Phòng kỹ thuật Phòng quản lý CL Phòng TC KT Phòng tổ chức Văn phòng công ty Phòng nghiệp vụ Xí nghiệp may 1 Xí nghiệp may 2 Xí nghiệp may 3 Cửa hàng giới thiệu SP Ghi chú: : Mối quan hệ quản lý chỉ đạo : Mối quan hệ phối hợp công tác và hỗ trợ nghiệp vụ : Mối quan hệ hỗ trợ công tác và chỉ đạo nghiệp vụ. : Mối quan hệ công tác và phối hợp hoạt động 1.2.2. Bộ máy kế toán. Hình thức tổ chức bộ máy kế toán áp dụng tại Công ty Dệt kim Đông xuân là kế toán tập trung tại phòng Tài chính - kế toán. Phòng này gồm 19 người làm các nhiệm vụ sau: + Kế toán trưởng: chịu trách nhiệm trực tiếp về công tác quản lí hạch toán của phòng với Tổng giám đốc. Kế toán trưởng là người chỉ đạo chung về việc hạch toán của toàn bộ nhân viên kế toán. + Các nhân viên kế toán làm các phần hành kế toán riêng, cụ thể: - Một kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ: tiến hành thực hiện nhiệm vụ kế toán tổng hợp nhập, xuất, tồn và kế toán chi tiết nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ. - Một kế toán về tài sản cố định kiêm kế toán tổng hợp, có nhiệm vụ theo dõi tình hình biến động của tất cả các tài sản cố định mà Công ty đang có đồng thời có nhiệm vụ tổng hợp các phần hành kế toán khác. - Hai kế toán tiền lương và Bảo hiểm xã hội: có nhiệm vụ thanh toán, chi trả lương và BHXH cho cán bộ công nhân viên trong Công ty. - Hai kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: có nhiệm vụ tập hợp và phân bố chi phí sản xuất theo các đối tượng sử dụng và tính giá thành của các thành phẩm trong tháng. - Hai kế toán thành phẩm và tiêu thụ: có nhiệm vụ tổng hợp nhập, xuất, tồn thành phẩm tại kho và hạch toán kết quả lỗ lãi. - Ba kế toán thanh toán bao gồm các phần việc kế toán theo dõi về tiền mặt, kế toán theo dõi về tiền séc, kế toán theo dõi về ngoại tệ. - Một kế toán đầu tư xây dựng cơ bản. - Một kế toán thuế GTGT. - Một kế toán thuế XNK. - Một kiểm toán nội bộ. - Một kế toán huy động vốn. - Một nhân viên máy tính xử lí số liệu kế toán. - Một thủ quỹ. Toàn bộ công tác Kế toán của Công ty được tập trung tại phòng Tài chính - kế toán. Tuy nhiên dưới các xí nghiệp vẫn có các nhân viên thống kê xí nghiệp nhưng chỉ làm nhiệm vụ thống kê, tập hợp các số liệu ghi chép ban đầu rồi gửi lên phòng Tài chính - kế toán. Công ty áp dụng hình thức kế toán tập trung nửa phân tán để có thể kiểm tra và chỉ đạo sát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trên cơ sở những thông tin do phòng Tài chính - kế toán cung cấp một cách đầy đủ chính xác kịp thời bảo đảm cho kế toán phát huy được đầy đủ vai trò, chức năng của mình tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân công lao động chuyên môn nghiệp vụ của các nhân viên kế toán. 1.2.3. Qui trình sản xuất sản phẩm. Quá trình sản xuất của Công ty Dệt kim Đông xuân được tổ chức theo quy trình công nghệ phức tạp kiểu chế biến liên tục, sản phẩm cho đến khi hoàn thành phải trải qua 3 giai đoạn chế biến ở 5 xí nghiệp khác nhau, đó là: - Xí nghiệp dệt. - Xí nghiệp xử lí hoàn tất. - Các xí nghiệp may 1, 2, 3. + Xí nghiệp dệt: Là đơn vị đầu tiên trong dây chuyền sản xuất, có nhiệm vụ guồng và đánh sợi sau đó dệt ra các loại vải mộc nhập kho bán thành phẩm. Sản phẩm của xí nghiệp dệt là nguyên liệu của xí nghiệp xử lí hoàn tất. + Xí nghiệp xử lí hoàn tất: Là đơn vị kế tiếp trong dây chuyền, có nhiệm vụ xử lí vải như tẩy trắng, nhuộm màu, in hoa ... theo yêu cầu khác nhau của khách hàng. + Xí nghiệp may: Có nhiệm vụ nhận vải từ xí nghiệp xử lý hoàn tất chuyển sang cắt và may thành sản phẩm. Ngoài ra, Công ty còn có xí nghiệp sản xuất phụ, xí nghiệp cơ khí động lực (chuyên sản xuất điện phục vụ cho các xí nghiệp khác trong Công ty), cùng các phòng ban quản lí cung cấp những điều kiện cần thiết cho dây chuyền sản xuất. Quy trình công nghệ sản xuất của Công ty: Để sản xuất ra được một sản phẩm nhập kho phải trải qua 3 giai đoạn công nghệ và chúng được tổ chức theo một dây chuyền đồng bộ khép kín với chu kì sản xuất khoảng 25 đến 30 ngày. Chất lượng của sản phẩm phụ thuộc khá nhiều vào các loại sợi và chất lượng của chúng. Toàn bộ dây chuyền công nghệ sản xuất được chia làm 3 giai đoạn công nghệ là Dệt - Tẩy + Nhuộm - Cắt may. Đây là quy trình công nghệ phức tạp, mỗi giai đoạn công nghệ do một hoặc nhiều xí nghiệp đảm nhận (giai đoạn cắt may do ba xí nghiệp đảm nhiệm). Trong mỗi giai đoạn đó lại chia thành nhiều bước. Mỗi phân xưởng đảm nhiệm một công việc hoặc một số bước công việc. Sau mỗi giai đoạn công nghệ ta thu được bán thành phẩm (vải mộc của xí nghiệp dệt kim, vải trắng đã tẩy và in hoa của xí nghiệp xử lý hoàn tất) và tiến hành nhập kho bán thành phẩm sau đó chuyển giao cho các giai đoạn tiếp theo. Theo quy định của Công ty thì các bán thành phẩm không được bán ra ngoài mà phải được chuyển giao cho các giai đoạn sản xuất tiếp theo để tạo thành phẩm. Loại hình sản xuất của Công ty là loại hình sản xuất hàng loạt, sản phẩm hoàn thành liên tục tại mọi thời điểm trong tháng, khối lượng sản phẩm dở dang lớn, mang tính ổn định. Trong cùng một thời gian, cùng một quy trình công nghệ có nhiều loại sản phẩm khác nhau được sản xuất. Sơ đồ 2: quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Sợi Đảo Dệt Kiểm tra Vải mộc Xí nghiệp dệt Bán thành phẩm Vải mộc Kiềm Nấu Tẩy Mở khổ Sấy Cán Nhuộm Xí nghiệp xử lí hoàn tất Bán thành phẩm Thành phẩm Trải Cắt May(xén, trần, viền, gấp gấu...) Bao gói Xí nghiệp may 1.3. Khái quát hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của công ty. 1.3.1. Đặc điểm về thị trương tiêu thụ sản phẩm. Ngay từ khi chính thức thành lập doanh nghiệp nha nước, công ty đã phải hạch toán kinh doanh với số vốn ít ỏi, đòi hỏi công ty phải năng động, nhanh nhạy hơn trong việc tìm kiếm các khách hàng đặt mua, cạnh tranh với hàng trong nước và ngoài nước, hàng nhập từ nước ngoài. Nhu cầu tiêu dùng trong nước trong một số năm gần dây tăng rõ rệt cả vầ kiểu dáng, máu sắc độ bền, thi hiếu tiêu dùng của người dân ngày càng cao, sức mua lớn là điểm thuận lợi lớn của công ty. Tuy nhiên cũng đòi hỏi công ty phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã , da dạng hoá mặt hàng nhằm cung cấp cho thị trường trong nước. Trong cơ cấu sản phẩm tiêu thụ của công ty thì hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn trên 90%, phần lớn là làm hàng xuất khẩu theo đơn đặt hàng cho các hãng nước ngoài. Xuất khẩu của công ty chủ yếu hướng tới thị trường EU, Mỹ, Đức, Pháp, Anh. Những thị trường này thường có hạn ngạch cho những sản phẩm có chất lượng cao. đay sẽ là thị trường tiềm năng to lớn cho công ty khai thác. Ngoài ra công ty cũng đảy mạnh thị trường Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, úc và chú trọng tới việc khai thác thị trường trong nước thông qua các đại lý ký gửi hàng bán, hàng giới thiệu sản phẩm. ở Hà Nội công ty có 10 cửa hàng bán buôn và lẻ các sản phẩm dệt kim, khuyến khích thêm đoàn viên thanh niên và công đoàn trong công ty cùng tham gia tiêu thụ sản phẩm. Do đó khối lượng hàng tiêu thụ trong nước ngày mmột tăng nhanh giải quyết được tình trạng tồn kho và tình trạng ứ đọng vốn. Sản phẩm may mặc phụ thuộc nhiều vào thời tiết và tập quán sinh hoạt của người dân. Do đó công ty phải chú trọng đến chất liệu sao cho phù hợp. Trong một vài năm gân đây công ty đã gia tăng các mặt hàng T-Shỉrt, P-Shỉrt, váy, quần áo bộ mang tính thời trang với kiểu dáng và màu sắc đệp mắt, hợp ý người mua. Do có sự cải tiến về công nghệ sản xuất cũng như làm tốt công tác quản lý kỹ thuật nên sản phẩm của công ty đã có chất lượng tương đối tốt trên thị trường truyền thống Nhật Bản, cạnh tranh được với hàng Trung Quốc và hàng của một số nước khác. Từ năm 2001 công ty đã bắt đầu xuất khẩu sang thị trường Mỹ với một số kiểu dáng lạ mắt, chất liệu và giá cả có sức cạnh tranh. Sản lượng của công ty tăng đều qua các năm biểu hiện khả năng tiêu thụ sản phẩm ổn định và có khả năng mở rộng hơn nữa. Với định hướng sản xuất kinh doanh chủ yếu là hướng ra thị trường quốc tế. Công ty đã chú trọng vào việc đa dạng hoá sản phẩm đáp ứng các nhu cầu đa dạng của các khách hàng, đặc biệt với việc đầu tư vào công nghệ dệt, hiện tại ở công ty có rất nhiều các kiểu dệt khác nhau. Các sản phẩm chính của công ty : biểu 1: các loại sản phẩm chính của công ty Tên sản phẩm Năng suất Tỷ trọng (%) 1. Váy ngắn (Short Skirt) 160.000 38 2. Quần đùi nam (Men’Brief) 542.000 10 3. Quần áo trẻ em (childrren’Wears) 130.000 31 4. Quần áo lót (InnerWears) 52.000 12 5. Quần áo phụ nữ (Ladies Wears) 36.000 9 nguồn số liệu công ty Dệt Kim Đong Xuân Hiện nay sản phẩm của công ty đã có mặt ở các khu vực Châu á, Châu Âu, Châu Mỹ. - ở Châu á, Nhật Bản luôn là thị trường trọng yếu, truyền thống của công ty khách hàng của công ty ở thị trường này là các công ty: Katakura với sản phẩm chính là quần áo lót (Underwears và (T - shirt); Kafulas với sản phẩm chính là Gidle; Daiei, Bandai (sản phẩm chính là T-shirt); Itochu (sản phẩm chính là quần áo trẻ em và T-shirt); Misttukochi (sản phẩm chính là áo lót) - ở Châu Âu (EU), Anh là thị trường khá lâu với công ty Nightingakenknit là khách hàng của công ty. Sản phẩm mà công ty xuất sang thị trường này là áo T-shirt. Ngoài Nightingaleknit ra, khách hàng của công ty còn có: JSB (Đan Mạch) với sản phẩm chính là quần áo lót và áo T-shirt, Eminence (Pháp) với sản phẩm là quần áo lót và T-shirt; Ftummer (của úc) với sản phẩm là quần áo trẻ em (Childer’ wears); Ebsco và Co, C & A, Textilen (của Đức với sản phẩm là Underwears và T-shirt Sportcat Irland (Ailen) với sản phẩm chính xuất sang đây là áo Polo (Polo shirt). - ở khu vực Chau Mỹ, Mỹ là thị trường tương đối mới mà công ty mới thâm nhập với các khách hàng chính là: Joy Atheltic (sản phẩm là áo T-shirt); Forever 2/1 Inc với sản phẩm là Tank-top; August Silk Inc với sản phẩm ngũ đêm (Nightdress), Blouse, Camisole, Panties; Vivace appkel Inc với sản phẩm là áo T-shirt; và cuối cùng là công ty Children’ Place với sản phẩm là quần áo lót (Pant). Sản phẩm của công ty được xuất sang các nước chủ yếu dưới hình thức xuất khẩu trực tiếp, chỉ có một số lượng rất nhỏ và chỉ ở một số năm công ty mới có xuất khẩu uỷ thác cùng EU: 7%. Không chỉ quan tâm tới thị trường quốc tế, DKDXHN cũng tập trung vào khai thác thị trường nội địa đầy tiềm năng với tổng dân số gần 80 triệu dân, công tyẩ thường xuyên tham gia hội chợ, triển lãm giới thiệu sản phẩm tới tay người tiêu dùng. 1.3 .2. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây. Những năm gần đây, với nỗ lực đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ, đổi mới trong sản xuất và quản lý cả chiều rộng lẫn chiều sâu, đa dạng hoá thị trường và sản phẩm, áp dụng ISO 9002 trong mọi khâu của sản xuất nhằm đảm bảo cam kết về chất lượng sản phẩm, đủ sức thoả mãn được cả những đơn đặt hàng khắt khe về chất lượng sản phẩm công ty Dệt Kim Đông Xuân Hà Nội đã gặt hái được những kết quả rất khả quan. Dưới đây là bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty một số năm gần đây. Đơn vị : triệu đồng Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 Tổng doanh thu 80.324 78.618 84.919 87.730 Nộp ngân sách 1.0987 2.046 2.356 2.429 Lợi nhuận thuần 759 879 961,5 1.025 -Như vậy trong vòng 4 năm qua, nhìn chung công ty làm ăn có hiệu quả, luôn có lãi (tổng doanh thu) luôn lớn hơn tổng chi phí. Lợi nhuận của công ty từ năm 1999 là 759 triệu đồng sang năng 2000 đã tăng 15,81% lên 879 triệu đồng, sang 2001 lợi nhuận tiếp tục tăng từ 879 lên 961,5 hay tăng 9,38 % . Còn năm 2002 lợi nhuận đã tăng 63,5 triệu đồng so với năm 2001 hay tăng 6,6%. Mặc dù lợi nhuận của công ty năm sau đều cao hơn năm trước nhưng ta có thể thấy được dấu hiệu sụt giảm của sự gia tăng lợi nhuận . Giá trị SXCN của công ty luôn tăng qua các năm, nhìn chung năm sau cao hơn năm trước trên dưới 6000 sản phẩm, riêng năm 2002, mặc dù GSXCN có tăng nhưng tổng doanh thu lại tăng chậm, điều này cho thấy giá bán sản phẩm trên thị trường là giảm (đặc biệt là ở thị trường quốc tế). Giá trị SXCN tăng chứng tổ hiệu quả rõ rệt của việc đầu tư, đổi mới máy móc thiết bị. Về nhu nhập bình quân, thời gian qua thu nhập bình quân của CBCNV trong công ty liên tục được nâng lên cùng sự gia tăng của tổng lợi nhuận, Chỉ có năm 2002, do tình hình kinh doanh xấu đi nên thu nhập bình quân bị giảm sút so với 2001 nhưng vẫn cao hơn 2 năm trước đó. 1.3.3. Một số chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình tài chính của Công ty. + Với nguồn vốn kinh doanh hàng năm là 26.791.231 đồng + Vốn ngân sách cấp : 12.036.519.968 đồng. + Vốn vay: 18.240.330.518 đồng. + Vốn tự bổ sung: 8.765.129.750 đồng. Công ty Dệt Kim Đông Xuân Hà Nội mặc dù là 100% vốn của ngành Dệt may Việt Nam nhưng hoạt độngb SXKD của công ty không hoàn toàn phụ thuộc vào nguồng vốn của ngân sách nhà nước mà chủ yếu dựa vào nguồn vốn tự có, huy động từ cán bộ công nhân viên, từ nguồn vốn tự bổ sung (trích từ lợi nhuận), Trong 2 năm 2001 và 2002 công ty hành năm bổ sung vào nguồn vốn kinh doanh khoang 7,5 tỷ dồng và từ nguồn vốn đi vay. Nguồn vốn đi vay của công ty luôn được bổ sung qua các thời kỳ. Bảng 1: Hệ thống chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính & kết quả kinh doanh của Công ty. Chỉ tiêu đơn vị 2001 2002 1. Bố trí cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn 1.1 Bố trí cơ cấu tài sản - TSCĐ/Tổng TS % 41,65 51,9 -TSLĐ/Tổng TS % 58,34 48,1 1.2 Bố trí cơ cấu nguồn vốn -Nợ phải trả/Tổng nguôn vốn % 60,88 68,52 -NVCSH/Tổng nguồn vốn % 43,85 31,48 2. Khả năng thanh toán 2.1 Khả năng thanh toán hiện hành lần 1,78 1,46 2.2 Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn lần 1,14 1,04 2.3 Khả năng thanh toán nhanh lần 0,74 0,85 2.4 Khả năng thanh toán nợ dài hạn lần 8,49 2,31 Nguồn: thuyết minh báo cáo tài chinh 2001, 2002 - Công ty Dệt kim Đông Xuân Tỷ trọng TSCĐ/TổngTS tăng lên còn TSLĐ/Tổng TS giảm xuống chứng tỏ Công ty đang tập trung vào việc mua sắm, đầu tư trang thiết bị mới, tuy Doximex đã là doanh nghiệp duy nhất có công nghệ xử lý hàng dệt kim 100% bông chất lượng cao và là doanh nghiệp dệt kim đầu tiên xuất khẩu sản phẩm hoàn chỉnh (từ nghiên cứu thiết kế dệt đến cắt may, bao bì hoàn chỉnh) sang thị trường Nhật Bản. nhưng hiện nay Công ty chuyển vốn sang vốn cố định để mở rộng sản xuất. Tuy nhiên nguồn vốn năm 2002 giảm 1.395.762.000 đồng so với năm 2001 cũng ảnh hưởng đến hoạt động doanh nghiệp. Năm 2002, Tỷ lệ Vốn chủ sở hữu/Tổng vốn chỉ chiếm 31,48% trong khi tỷ lệ Nợ phải trả/Tổng NV là 68,52% cho thấy gánh nặng nợ vay của Công ty tương đối lớn. Về khả năng thanh toán, ta thấy tỷ suất thanh toán hiện hành nhỏ hơn 1 chứng tỏ khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của Công ty không tốt. Tỷ suất thanh toán nhanh năm 2002 nhỏ hơn năm 2001 chứng tỏ khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn phụ thuộc vào việc bán tài sản dự trữ của Công ty tăng lên. II. Thực trạng về lợi nhuận của công ty dệt kim đông xuân hà nội. 2.1. Thực trạng lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Dệt kim Đông Xuân. Như đã trình bày ở phần trên, chuyên đề này chỉ nghiên cứu lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh nên "lợi nhuận" ở đây sẽ được hiểu là "lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh". Đánh giá chung tình hình lợi nhuận là đánh giá sự biến động lợi nhuận của toàn Công ty giữa kỳ này với kỳ trước nhằm có được cái nhìn khái quát về tình hình lợi nhuận và những nguyên nhân ban đầu ảnh hưởng đến nó. Để phân tích có hiệu quả thì khi phân tích, ta cần tính và so sánh mức cũng như tỷ lệ biến động của kỳ phân tích so với kỳ gốc trên từng chỉ tiêu. Đồng thời, so sánh tình hình biến động của từng chỉ tiêu với tổng doanh thu thuần (lấy doanh thu thuần làm gốc. Bảng 2 : Bảng báo cáo kết quả kinh doanh Đơn vị : triệu đồng. Chỉ tiêu 2000 2001 2002 So sánh năm 2001/2000 So sánh năm 2002/2000 Số TĐ % Số TĐ % Tổng Doanh thu Trong đố doanh thu hàng XK Giảm giá hàng bán Hang bán bị trả lại 1. Doanh thu thuần 2. Giá vốn hàng bán 3. Lợi nhuận gộp 4. chi phi bán hàng 4. Chi phí QLDN 6. Lợi nhuận thuần từ hđkd 7. Lợi nhuận từ hđtc 8. thu nhập bất thường 5.Tổng lợi nhuận trước thuế 6. Thuế lợi tức 7. Lợi nhuận sau thuế 76.399 62.034 - 1,2 76.398 63.480 12.918 6.371 3.575 2.237 -1.194 164 879 281 598 81.503 66.650 - 4,8 81.498 69.293 12.205 6.875 3.530 1.797 -781 -55 961 307 654 83.080 59.682 - - 83.808 68.925 14.883 8.221 4.028 2.634 -909 -700 1.025 328 697 5.104 4.616 4.560 5.813 -713 504 -45 -440 413 -219 82 26 56 6,68 7,44 5,97 9,15 -5,5 7,9 -1,25 -19,66 34,58 -133,5 9,32 9,25 9,36 2.305 -6.968 2.310 -368 2.678 1.346 495 837 -128

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNH339.doc
Tài liệu liên quan