Đề tài Giải pháp phát triển du lịch sông nước đồng bằng sông Cửu Long

Tuy là vựa lúa của cảnước, chiếm một vịtrí quan trọng trong nền kinh tếViệt Nam, là vùng đất màu

mỡnhất Việt Nam, nhưng do nên kinh tếthuần nông nên các tỉnh ĐBSCL đa sốlà những tỉnh nghèo,

khảnăng tài chính có hạn. Từ đó mà vấn đềtựcủng cốtự đầu tưcho du lịch nói chung hay du lịch

sông nước nói riêng còn rất yếu và hời hợt. Không cần những dựán đầu tưvới quy mô lớn mà ngay

những dựán đầu tưvới quy mô trung bình khoảng 10 triệu USD là các tỉnh đã phải trông chờvào

nguồn vốn đầu tưtừbên ngoài.

Tuy nhiên, thời gian từ5 năm trởlại đây, các nhà đầu tưdu lịch đã phát hiện tiềm năng to lớn của du

lịch sông nước ĐBSCL nên đã có những dựán đầu tưdu lịch hướng vào khu vực này mặc dù quy mô ban đầu còn rất nhỏ. Bên cạnh đó, địa phương cũng cốgắng tích cực đầu tư, nâng cấp hệthống khu vui chơi giải trí, vừa đểphục vụnhân dân, vừa phục vụdu lịch, đầu tưvào những làng nghề đểgiúp đỡkinh tếngười dân trong làng nghềví dụnhưgiai đoạn 2008-2010 tỉnh An Giang quyết định đầu tư60.35 tỷVND đểphát triển 43 làng nghềthủcông trên địa bàn tỉnh, hay những nguồn vốn hỗtrợkinh tếdân tộc Khơme cũng góp phần tôn tạo những di tích văn hoá rất đặc sắc của dân tộc Khơme.

Gần đây có rất nhiều dựán đầu tưvào mảng du lịch sông nước, nhưdựán đầu tưxây dựng bến tàu

Chương Dương (Tiền Giang) trởthành bến tàu du lịch lớn nhất ĐBSCL với vốn đầu tư đăng ký 25 tỷVND, hay dựán xây dựng khách sạn 5 sao đầu tiên tại ĐBSCL tại cồn Cái Khế– Cần Thơ. Hiện nay các dựán đang kêu gọi đầu tưvào du lịch tại ĐBSCL của tổng cục du lịch hầu hết đều đầu tưvào

những mảng du lịch sông nước như: khu du lịch sinh thái, khu du lịch trên các cù lao, hoặc khu bảo

tồn rừng ngập mặn .

pdf50 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 4068 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp phát triển du lịch sông nước đồng bằng sông Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
miệt vườn sông nước Cửu Long”. ĐBSCL nổi tiếng với hệ thống sông ngòi dày đặc, do đó mà giao thông bằng đường thủy thuận tiện hơn rất nhiều so với giao thông đường bộ. Tuy nhiên, ngày nay khi những chiếc cầu lớn nhỏ thi nhau nối hai bờ thì giao thông đường bộ sẽ thay thế giao thông đường thủy do thời gian được rút ngắn hơn. Mặt khác, tại ĐBSCL có rất nhiều những vườn cây ăn trái, những khu sinh thái, khu di tích có thể đến bằng đường bộ. Nếu phương tiện giao thông đường thủy không hiện đại, nhanh, thuận tiện và các hoạt động gắn liền với sông nước quá ít, không hấp dẫn thì du khách sẽ chuyển sang đi bằng đường bộ. Như vậy thì du lịch sông nước đã đánh mất đi phần hoạt động vận chuyển rất quan trọng và đầy tiềm năng. Nếu khai thác ở khía cạnh sản phẩm thì hiện nay những tour du lich đi bằng đường bộ đến những vườn trái cây (tát ao, bắt cá), tour caravan, tour “ một ngày làm nông”, tham quan làng nghề, homestay đang phát triển rất đa dạng và thu hút khách ngày một nhiều hơn. Và một đối thủ cuối cùng nhóm nghiên cứu muốn đề cập đến, đó là một đối thủ mà tính cạnh tranh chưa thể hiện rỏ nét, nhưng theo nhóm nghiên cứu, trong tương lai sẽ là một đối thủ cạnh tranh đáng giá đối với du lịch sông nước nếu từ bây giờ ta không có sự kết hợp. Đó là du lịch lễ hội. Du lịch lễ hội tại ĐBSCL chưa phát triển mạnh, ngoại trừ lễ hội vía bà – Châu Đốc thì các lễ hội khác tại ĐBSCL còn rất nhỏ lẻ và chỉ phục vụ dân địa phương. Tuy nhiên ngày nay các lễ hội đã được mở rộng quy mô và có thêm những lễ hội mới mang quy mô lớn như “ Lễ hội trái cây Nam bộ”. Đặc biệt du lịch lễ hội có mối quan hệ mật thiết với du lịch văn hóa, ĐBSCL là một vùng đất đa sắc tộc với dân tộc Kinh, Hoa, Khơme sinh sống cùng nhau mà mổi dân tộc lại có nền văn hóa khác nhau và rất đặc sắc. Đối với du lịch lễ hội, du lịch sông nước nên có sự kết hợp để làm đa dạng sản phẩm của mình, vì lễ hội gắn liền với đời sống người dân, mà người dân ĐBSCL thì lại gắn liền với sông nước. ( Tham khảo danh sách các lễ hội tại ĐBSCL ở phần phụ lục 2 ) 2.3.6 Thực trạng nguồn nhân lực du lịch tại ĐBSCL Trong bất kỳ ngành kinh doanh nào, thì yếu tố con người luôn được đặt ở vị trí quan trọng hàng đầu. Hiện nay ngành du lịch trong năm 2007 có khoảng 285 ngàn lao động trực tiếp và 750 ngàn lao động gián tiếp trong đó phân bố không đồng điều khu vực phía Nam chiếm đến 50%. Toàn ngành chỉ có khoảng 20% lao động được đào tạo chuyên về du lịch từ trình độ sơ cấp trở lên. Ngoài ra, số lao động sử dụng được ngoại ngữ cũng chỉ chiếm 57.7%. Theo khảo sát trên 100 ngàn lao động trong ngành của TOEIC thì 45% hướng dẫn viên và nhân viên điều hành tour chưa thông thạo tiếng Anh, nhân viên lễ tân là 69% và gần 90% ở nhân viên nhà hàng. Còn ở nhóm các ngoại ngữ hiếm như Hàn, Nhật, Đức…thì đang thiếu thốn trầm trọng. Từ những con số trên đã cho chúng ta thấy rằng nhân lực ngành du lịch tuy phát triển nhanh về số lượng nhưng chất lượng vẫn chưa đảm bảo, đặc biệt là chuyên môn nghiệp vụ, chưa theo kịp với đòi hỏi ngày càng cao và đa dạng của hoạt động du lịch trong bối cảnh hội nhập và có sự phân bố không đồng điều giữa các vùng miền. ĐBSCL cũng đang nằm trong bối 24 cảnh đó. Đa số đội ngũ lao động tham gia làm du lịch ở địa phương tuy nhiệt tình nhưng còn thiếu tính chuyên nghiệp do phần lớn chưa qua đào tạo, mang tính chất tự phát. Trong 15.000 lao động trực tiếp phục vụ trong ngành du lịch ở ĐBSCL thì chỉ có khoảng 50% qua đào tạo. Đội ngũ hướng dẫn viên thông thạo về ngoại ngữ và am hiểu văn hóa địa phương còn rất thiếu và khá yếu. Một thực tế hiện nay là hướng dẫn viên của địa phương nào thì chỉ am hiểu về nơi đó, khó tìm được một hướng dẫn viên có kiến thức và thông thạo các địa phương khác tại ĐBSCL để tham gia các chương trình liên tuyến. Nguyên nhân của thực trạng trên chính là do sự thiếu thốn về số lượng cũng như chất lượng các trường, cơ sở đào tạo nhân lực ngành. Vì thế nên đã dẫn đến tình trạng giữa “ chuẩn đào tạo “ của các sơ sở đào tạo sinh viên và “ chuẩn hành nghề” tại các công ty du lịch còn có sự khác biệt khá lớn làm cho sự kết nối giữa hai phía chưa cao. Nhưng ngược lại, những nhà sử dụng lao động du lịch trong thực tế cũng chưa có được sự quan tâm, chăm lo cho nguồn nhân lực, tạo điều kiện để họ phát huy năng lực mà chỉ tìm cách vắt kiệt khả năng của họ. 2.3.7 Về công tác quản lý của cơ quan nhà nước Đối với du lịch ĐBSCL nói chung hay du lịch sông nước ĐBSCL nói riêng, điều chúng ta có thể nhận thấy đầu tiên chính là sự nghèo nàn mà còn trùng lắp của các sản phẩm, ngay phía sau đó, không quá khó khăn để chúng ta nhận ra sự rời rạc trong quản lý. Ngay trong quá trình nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài này, nhóm không thể tìm được một đầu mối thông tin cho cả 12 tỉnh ĐBSCL và thành phố Cần Thơ, hay trong quá trình nhóm lấy thông tin về năm du lịch quốc gia “ miệt vườn sông nước Cửu Long”, mỗi tỉnh có một chương trình chào đón riêng cho mình, và mỗi tỉnh cũng không nắm rõ được chương trình hoạt động của những tỉnh khác, đến khi nhận thư mời tham gia thì mới biết ( theo như chị Diệp Mai, trung tâm xúc tiến thương mại – du lịch Kiên Giang cho biết). Trong khuôn khổ của năm du lịch quốc gia, các tỉnh vẫn chưa có sự liên kết nào để tạo ra những chương trình mới lạ và hấp dẫn, mang quy mô cả vùng. Thiết nghĩ khi tổng cục du lịch chọn nơi đang cai năm du lịch 2008, không phải là bất cứ một tỉnh nào mà chọn cả vùng ĐBSCL thì tổng cục cũng đã mong chờ một sự liên kết giữa các thành viên trong vùng, nhưng cho đến nay, cơ quan quản lý các tỉnh vẫn chưa có những liên kết nào xứng tâm với quy mô cả một vùng kinh tế. Đó là một số ý kiến của nhóm nghiên cứu sau một thời gian nghiên cứu về du lịch sông nước ĐBSCL. Còn trên thực tế thì công tác quản lý du lịch sông nước của các cơ quan nhà nước tại ĐBSCL như thế nào? Nhóm nghiên cứu xin nêu thực trạng quản lý du lịch sông nước qua 3 khía cạnh: nhân sự, phương pháp quản lý và việc sử dụng những công cụ hổ trợ quản lý. Về mặt nhân sự, việc quản lý của cơ quan nhà nước đối với du lịch sông nước gặp những vấn đề như sau: lực lượng nhân sự quản lý trực tiếp còn mỏng nên chưa kiểm soát chặt chẽ được mức độ an toàn của phương tiện giao thông đường thuỷ, an ninh trật tự tại những bến tàu, việc chấp hành luật pháp và tuân theo những chính sách địa phương trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp lữ hành cũng như những điểm tham quan vui chơi phục vụ du lịch. Ví dụ như nạn chéo kéo khách du lịch tự do tại các bến tàu du lịch, nhóm xin dẫn một ví dụ tại bến tàu du lịch sông tiền (Tiền Giang): từ khi xe khách đến ngã ba Trung Lương thì các “cò tàu” đã phóng xe máy theo cho đến tận bến, khi đến bến, hàng chục “cò tàu” khác xuất hiện, làm phiền du khách. Đối với những “cò” đã theo từ Trung Lương vào. Nếu không đi tàu của họ, họ sẽ phá xe du khách, ví dụ như đập bể kiếng xe…. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây, những chiếc tàu của “cò” đều là tàu kém chất lượng và không an toàn mà lại lấy giá cao nên du khách thường không muốn đi. Cơ quan chức năng đã can thiệp rất nhiều lần, nhưng khi có nhân viên an ninh của sở Du Lịch thì họ đi chổ khác, khi nhân viên an ninh vừa đi thì họ lại xuất hiện. Đó là trường hợp bến tàu du lịch nằm cách sở văn hoá thể thao và du lịch Tiền Giang chưa đến 500m, vậy thì những khu du lịch ở tận cù lao thì làm sao quản lý? 25 Đó là nói về số lượng, còn về chất lượng thì như thế nào? Một điều đáng buồn cho du lịch sông nước ĐBSCL đó là tâm lý của những quan chức cấp cao trong ngành. Ý tưởng về một ĐBSCL kết nối chặc chẽ để cùng nhau phát triển du lịch, mỗi tỉnh sẽ hình thành một sản phẩm đặc trưng riêng như Vĩnh Long chọn làng nghề gốm, Bến Tre chọn khai thác cây dừa, Cần Thơ chọn phát triển du lịch chợ nổi,…. đã đề cập đến trong không biết bao nhiêu cuộc hội thảo hay trong biết bao nhiêu phiên họp, nhưng đến nay vẫn bỏ ngõ. Do du lịch sông nước ĐBSCL là một “miếng bánh” ngon mà bất cứ tỉnh nào tại ĐBSCL cũng có thể ăn được nên nhưng nhà lãnh đạo ở đây cảm thấy không cần thiết để đầu tư quá nhiều tốn kém như vậy trong khi không tốn kém họ vẫn khai thác được. Vì thế theo nhóm nghiên cứu muốn giải bài toán sản phẩm trùng lắp của du lịch sông nước ĐBSCL trước tiên ĐBSCL phải giải quyết được bài toán nhân lực, những người lãnh đạo đầu ngành phải là những người có tầm nhìn xa, sâu sắc và bao quát. Vậy thì chúng ta chờ đợi ở một lực lượng kế thừa năng động hơn, nhưng liệu có hay không một lực lượng kế thừa như vậy khi trong các cơ quan quản lý nhà nước tại ĐBSCL vẫn còn theo cơ chế “cha truyền con nối”. Tuy nhiên trong quá trình nhóm nghiên cứu làm việc với các sở nhóm cũng đã tiếp xúc với nhiều người trẻ tuổi và rất năng động, rất sáng tạo, mặc dù đây là một lực lượng rất nhỏ nhưng chúng ta hãy mong họ tiếp tục duy trì nhiệt huyết và lý tưởng của mình trong tương lai để truyền lại cho những thế hệ đàn em phía sau họ để cùng nhau thực hiện ước mơ du lịch sông nước ĐBSCL mặc dù trong một môi trường còn quá nhiều khó khăn như thế. Thứ hai nhóm phân tích về phương pháp quản lý: Hiện nay, tại các sở văn hoá - thể thao và du lịch của các tỉnh đều có cơ quan xúc tiến đầu tư du lịch, cũng như việc ra đời của hiệp hội du lịch ĐBSCL ngày 6/6/2008 với chức năng kết nối ngành du lịch của các tỉnh lại với nhau và là cầu nối giữa các doanh nghiệp với cơ quan nhà nước (đây là hiệp hội cấp vùng đầu tiên tại Việt Nam) đã cho thấy các cấp lãnh đạo đã phát hiện ra tầm quan trọng của du lich đối với vùng đồng bằng. Nói về quản lý du lịch, thật sự vùng ĐBSCL chưa có nhiều kinh nghiệm, vì bao đời nay đồng bằng là một vùng kinh tế nông nghiệp, lạc hậu, để có thể quản lý du lịch tốt còn phải học hỏi và cải cách phương pháp quản lý nhiều vì du lịch là một ngành kinh tế dịch vụ, hiện đại, thay đổi thường xuyên theo xu hướng thế giới, khác xa so với kinh tế nông nghiệp. Hiệp hội ra đời tạo ra một bước ngoặc rất lớn cho việc quản lý du lịch tại ĐBSCL, từ đó du lịch sông nước cũng có hy vọng cho mình. Nhưng chúng ta hãy chờ xem sự phát triển của hiệp hội như thế nào, chúng ta hãy hy vọng hiệp hội sẽ thổi vào một làn gió mới cho du lịch sông nước ĐBSCL. Theo đánh giá của nhóm nghiên cứu, ngành du lịch của các tỉnh sớm hay muộn cũng sẽ liên kết với nhau bởi vì sản phẩm du lịch sông nước đang gây nhàm chán cho du khách ngày càng nhiều, nguồn tài nguyên sông nước có giới hạn, và điều chúng ta thấy trước mắt là sự đe doạ từ phía những công ty nước ngoài đang chuẩn bị vào chia sẻ thị trường với những công ty Việt Nam một khi các hàng rào thương mại được dỡ bỏ kể từ sau khi việt Nam gia nhập WTO. Đều đáng lo ngại ở đây là đầu năm 2008, Sở du lịch ở các tỉnh phải sát nhập để trở thành Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch sẽ ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý. Khía cạnh cuối cùng nhóm nghiên cứu phân tích là việc sử dụng những công cụ hỗ trợ trong quản lý của những cơ quan quản lý du lịch tại ĐBSCL. Hiện nay chỉ có 50% các tỉnh đã hoàn thiện cổng thông tin của mình trên internet để du khách dễ dàng tìm kiếm thông tin du lịch, bên cạnh đó công tác và thu thập thống kê số liệu vẫn còn rất yếu, chậm chạp nên cơ quan quản lý nắm bắt rất chậm tình hình phát triển cụ thể của địa phương. Về công cụ pháp lý, đây là một đặc quyền của cơ quan nhà nước để dễ dàng quản lý du lịch, mặc dù đại phương đã có nhiều chính sách để bổ sung và làm cho luật du lịch thích hợp với địa phương, nhưng đâu đó trong các chính sách vẫn còn những khe hở hoặc còn những điều bất cập gây khó khăn cho các doanh nghiệp tư nhân kinh doanh du lịch sông nước trên địa bàn quản lý. 26 2.3.8 Về tài chính – đầu tư Tuy là vựa lúa của cả nước, chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, là vùng đất màu mỡ nhất Việt Nam, nhưng do nên kinh tế thuần nông nên các tỉnh ĐBSCL đa số là những tỉnh nghèo, khả năng tài chính có hạn. Từ đó mà vấn đề tự củng cố tự đầu tư cho du lịch nói chung hay du lịch sông nước nói riêng còn rất yếu và hời hợt. Không cần những dự án đầu tư với quy mô lớn mà ngay những dự án đầu tư với quy mô trung bình khoảng 10 triệu USD là các tỉnh đã phải trông chờ vào nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài. Tuy nhiên, thời gian từ 5 năm trở lại đây, các nhà đầu tư du lịch đã phát hiện tiềm năng to lớn của du lịch sông nước ĐBSCL nên đã có những dự án đầu tư du lịch hướng vào khu vực này mặc dù quy mô ban đầu còn rất nhỏ. Bên cạnh đó, địa phương cũng cố gắng tích cực đầu tư, nâng cấp hệ thống khu vui chơi giải trí, vừa để phục vụ nhân dân, vừa phục vụ du lịch, đầu tư vào những làng nghề để giúp đỡ kinh tế người dân trong làng nghề ví dụ như giai đoạn 2008-2010 tỉnh An Giang quyết định đầu tư 60.35 tỷ VND để phát triển 43 làng nghề thủ công trên địa bàn tỉnh, hay những nguồn vốn hỗ trợ kinh tế dân tộc Khơme cũng góp phần tôn tạo những di tích văn hoá rất đặc sắc của dân tộc Khơme. Gần đây có rất nhiều dự án đầu tư vào mảng du lịch sông nước, như dự án đầu tư xây dựng bến tàu Chương Dương (Tiền Giang) trở thành bến tàu du lịch lớn nhất ĐBSCL với vốn đầu tư đăng ký 25 tỷ VND, hay dự án xây dựng khách sạn 5 sao đầu tiên tại ĐBSCL tại cồn Cái Khế – Cần Thơ. Hiện nay các dự án đang kêu gọi đầu tư vào du lịch tại ĐBSCL của tổng cục du lịch hầu hết đều đầu tư vào những mảng du lịch sông nước như: khu du lịch sinh thái, khu du lịch trên các cù lao, hoặc khu bảo tồn rừng ngập mặn….. Với xu hướng đầu tư ngày càng nhiều vào du lịch sông nước ĐBSCL chúng ta mong chờ sẽ có một bộ mặt mới hấp dẫn hơn, năng động hơn cho du lịch sông nước ĐBSCL. Tuy nhiên khi các dự án đầu tư ào ạt đổ vào thì các cơ quan chức năng cần phải bình tĩnh, suy xét cẩn thận trong việc thẩm định dự án để các dự án đầu tư phát triển du lịch sông nước đừng trở thành dự án đầu tư phá hoại thiên nhiên. (Tham khảo danh mục các dự án đầu tư ở phụ lục 2) 2.3.9 Về công tác xúc tiến và quảng bá du lịch Xúc tiến và quảng bá du lịch là một trong những yếu tố quan trọng để du lịch Việt Nam cũng như du lịch sông nước ĐBSCL phát triển nhanh, mạnh và bền vững. Trong những năm gần đây, nhiều sự kiện, hoat động lễ hội, hội chợ, liên hoan được tổ chức trong và ngoài nước nhằm quảng bá tiềm năng và thế mạnh của du lịch Việt Nam ngày càng chuyên nghiệp và được đầu tư nhiều hơn. Như là thực hiện đọan phim quảng bá du lịch Việt Nam trên kênh truyền hình CNN, tham gia hội chợ du lịch thường niên lớn nhất thế giới tại Beclin, Đức (ITB) hay là tổ chức Hội chợ du lịch Việt Nam hằng năm tại Thành Phố Hồ Chí Minh… Riêng đối với ĐBSCL, một sự kiện xúc tiến du lịch nổi bậc Lễ khai mạc năm du lịch Quốc gia Cần Thơ 2008 với chủ đề “Miệt vườn sông nước Cửu Long”. Ban tổ chức kiến, trong năm du lịch Quốc gia này sẽ thu hút được 2 triệu lượt khách với tổng doanh thu khoảng 600 tỷ đồng. Riêng các địa phương cũng đã chủ động hơn trong việc thực hiện công tác xúc tiến, quảng bá du lịch, hầu hết các sở quản lý du lịch địa phương đã xây dựng được chương trình xúc tiến du lịch, những trang Web giới thiệu về du lịch địa phương. Nổi bậc như tỉnh An Giang làm việc cùng Tiến Sỹ Robert Datzer (chuyên gia quốc tế về du lịch) về chương trình phát triển sản phẩm du lịch của tỉnh An Giang và ĐBSCL, in ấn tập gấp và phát hành trên 500 đĩa CD về du lịch An Giang…Tuy nhiên, công tác xúc tiến hiện nay vẫn còn mang tính hình thức và hành chính, người thực hiện công tác xúc tiến chưa có động lực mạnh mẽ bởi vì lợi ích của họ không thực sự gắn liền với với kết quả của hoạt động xúc tiến. Việc tổ chức các hoạt động xúc tiến còn mang tính hình thức theo phong trào và thiếu khâu kiểm soát. Điển hình như các kiot thông tin được trang bị cho năm du lịch quốc gia Cần Thơ ở Bến Ninh Kiều hiện nay vẫn được đóng chặt cửa và không giúp ích gì cho việc tìm kiếm thông tin của du khách trong khi năm du lịch vẫn chưa kết thúc. Ngoài ra, kinh phí cho hoạt động quảng bá và xúc tiến du lịch còn rất hạn hẹp, tại TPHCM chi ngân sách cho việc xúc tiến là khoảng 2000 đồng cho một du khách. 27 2.3.10 Về thực trạng cơ sở vật chất Nhìn chung hệ thống cơ sở vật chất trong ngành du lịch cả nước nói chung và ĐBSCL nói riêng trong những năm gần đây đã có bước phát triển đáng kể nhưng vẫn còn chưa hiện đại so với các nước trong khu vực. Tổng cơ sở lưu trú của du lịch đạt khỏang 9.000 cơ sở với 180.051 buồng. Trong đó 4.283 cơ sở lưu trú được xếp hạng đạt tiêu chuẩn từ 1 đến 5 sao chiếm 49.94%. Biểu đồ 2.5: Cơ cấu cơ sở lưu trú Việt Nam phân theo hạng 42% 40% 11% 5% 2% 1 sao 2 sao 3 sao 4 sao 5 sao ( Nguồn : Website Đảng Cộng Sản Việt Nam) Hiện nay tổng số khách sạn cao cấp đặc biệt là 5 sao còn quá ít và chủ yếu tập trung tại các thành phố và các trung tâm du lịch lớn nên vào mùa du lịch cao điểm dễ gây ra tình trạng “cháy phòng” dẫn đến việc tăng giá. Đặc biệt, tại ĐBSCL tình trạng thiếu thốn cơ sở lưu trú chất lượng cao càng trầm trọng hơn. Hiện toàn vùng chưa có có được một khách sạn 5 sao. Tính đến hết tháng 3/2008 Cần Thơ chỉ có 139 khách sạn, 3 nhà nghỉ với 3421 phòng, 5526 giường trong đó có 26 khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 1- 4 sao, 78 khách sạn đạt tiêu chuẩn du lịch, còn ở Kiên Giang có 474 cơ sở lưu trú với tổng số 4.746 phòng, ít hơn là Sóc Trăng chỉ có 12 khách sạn với 406 phòng. Không những thế, chất lượng của các cơ sở lưu trú cũng là một vấn đề đáng quan tâm. Hầu hết các cơ sở này đều có diện tích nhỏ, thiếu tính chuyên nghiệp trong thiết kế, bài trí, trang trí, ít dịch vụ, trình độ quản lý và phục vụ còn yếu kém do chủ đầu tư tự quản, chủ yếu thuộc thành phần tư nhân, không quan tâm tới đào tạo bồi dưỡng trình độ quản lý, nghiệp vụ và ngoại ngữ cho lao động, ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ vì thế nên các đòan khách quốc tế cao cấp thường không chấp nhận lưu trú ở đây. Vì thế nên đa số khách chỉ tham quan trong ngày rồi tranh thủ quay về TPHCM để hưởng một dịch vụ lưu trú tốt hơn, từ đó chúng ta thấy rằng du khách có thể ăn dân dã, sinh hoạt vui chơi dân dã, nhưng khi nghỉ thì họ phải nghỉ sao cho thoải mái nhất, tiện lợi nhất. Theo kết quả điều tra có khoảng một nữa du khách cho rằng cơ sở lưu trú cũng như cơ sở vật chất hạ tầng ở ĐBSCL còn kém. Riêng đối với hệ thống nhà hàng và các dịch vụ kinh doanh ăn uống ở ĐBSCL cũng nằm trong thực trạng chung đó. Chỉ ở Mỹ Tho và Cần Thơ là có các nhà hàng đạt tiêu chuẩn. Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn chưa được chú ý, nguồn gốc của thực phẩm phục vụ cho du khách vẫn chưa được quản lý một cách chặc chẽ. Hệ thống giao thông ở ĐBSCL cũng đang gặp phải một số khó khăn cả về đường bộ, đường thủy, và đường hàng không. Quốc lộ 1A hiện nay là tuyến giao thông huyết mạch của vùng đang trong tình trạng quá tải gây ảnh hưởng đến độ an toàn khi lưu thông. Tình trạng kẹt xe, tai nạn giao thông thường xuyên và mất thời gian chờ qua phà đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình di chuyển, nạn lạng lách, vượt ẩu của các tài xế đã đễ lại những ấn tượng xấu trong lòng du khách. Còn về hệ thống giao thông thủy bộ cũng không khả quan lắm. Đa số được sử dụng với mục đích vận chuyển hàng hóa. Đa số các phương tiện lưu thông đều có trọng tải khá khiêm tốn và đăng ký đăng kiểm đầy đủ chỉ chiếm 56.02%. Ngoài ra ĐBSCL có đến gần 20% cảng thủy nội địa và hơn 35% bến thủy nội địa chưa đủ 28 tiêu chuẩn cấp phép hoạt động. Toàn khu vực ĐBSCL chưa hình thành nên bến tàu chuyên phục vụ du lịch nào (chỉ có công trình đang thi công tại Tiền Giang), những bến tàu du lịch đón khách hiện nay là những bến tàu trưng dụng từ nhiều nguồn, bến tàu lưu thông của người dân địa phương, cảng hành hoá, có những nơi bến tàu chỉ tận dụng từ một bãi đất trống được phát quang và lám một chiếc cầu tàu bằng cây để đón du khách. Những chiếc cầu tàu bằng cây như thế này là nét đặc trưng của ĐBSCL, nhưng để trở thành một bộ măt của một ngành du lịch tiến bộ thì không thể quá đơn sơ như vậy. Mặt khác các tàu biển chỉ có thể vào qua cửa Định An nhưng luồng này hiện tại cũng đang bị bồi lắng và chỉ có thể tiếp nhận tàu chưa tới 10.000 tấn. Vấn đề an toàn trên sông cũng chưa đảm bảo, tình trạng nhà cửa, nuôi trồng thủy sản, lấn chiếm mặt sông vẫn còn khá phổ biến. Những vấn đề trên đã làm cho giao thông đường thủy ở ĐBSCL nói chung và hoạt động du lịch sông nước nói riêng vẫn chưa có điều kiện phát triển mạnh mẽ. Riêng về đường hàng không, toàn vùng chỉ có hai sân bay là Rạch Sỏi và Phú Quốc ở Kiên Giang chủ yếu phục vụ cho đường bay nội địa và sân bay Trà Nóc – Cần Thơ sắp được đưa vào hoạt động vào cuối năm 2008 này. 2.3.11 Về vấn đề an toàn và bảo vệ môi trường sinh thái Việt Nam được đánh gía là quốc gia an toàn nhất khu vực Đông Nam Á và một trong những quốc gia có nền chính trị an toàn nhất trên thế giới. Trong phần này nhóm nghiên cứu không khai thác yếu tố an toàn chung mà chỉ khai thác khía cạnh an toàn trên sông nước. Khi tham gia du lịch sông nước yếu tố an toàn luôn được du khách đặt là một trong những mối quan tâm hàng đầu (số liệu khảo sát). Nói về mảng du lịch sông nước ĐBSCL, du khách không đánh gía là không an toàn, (số liệu khảo sát) và hầu hết các doanh nghiệp lữ hành đều không cho rằng phương tiện giao thông là điểm gây trở ngại cho du lịch sông nước ĐBSCL ( số liệu khảo sát). cho đến nay vẫn chưa có những thảm hoạ nào nghiêm trọng xảy ra với du khách trên sông nước. Nhưng theo đánh giá của cục giao thông đường sông, giao thông đường thuỷ nội địa tại khu vực ĐBSCL lại không đảm bảo an toàn. Tại sao lại như vậy? Có rất nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến những kết luận trên. Giao thông đường thuỷ nội địa tại khu vực ĐBSCL hình thành rất sớm và hoạt động sầm uất hơn hẳn những khu vực khác trên toàn quốc. Nếu như tỷ lệ vận chuyển hàng hoá bằng đưởng thuỷ của cả nước là 34.5% thì tại ĐBSCL là 66%, nếu tỷ lệ vận chuyển hành khách bằng đường thuỷ của cả nước là 15.3% thì tại ĐBSCL là 32% ( 2007). Những con số cho thấy sinh hoạt sông nước tại ĐBSCL rất sôi nổi, nhưng từ việc quá sôi nổi đó gây khó khăn cho các cơ quan chức năng trong việc quản lý an toàn giao thông đường thuỷ, trên địa bàn ĐBSCL có trên 35% bến không đăng ký hoạt động nhưng vẫn hoạt động, người dân vẫn tham gia tấp nập, và hàng trăm con thuyền lớn nhỏ không trang bị phao cứu sinh. Riêng về tàu phục vụ du lịch, ngay những chiếc tàu thuộc công ty du lịch tuy đều có mua bảo hiểm nhưng cũng chỉ trang bị trên dưới 50% phao cứu sinh, hiện nay chỉ có một vài chiếc du thuyền lớn được kiểm tra chặc chẽ thì có trang bị phương tiện cứu sinh, cứu hộ đầy đủ, còn những chiếc thuyền của người lái đò tại các điểm phục vụ tham quan trên sông nước thì rất hiếm phương tiện có trang bị phao sứu sinh và thường là không có mua bảo hiểm, do đó khi tai nạn xảy ra sẽ không có tổ chức nào đứng ra chịu trách nhiệm. Đó là những nguyên nhân chủ quan, tuy nhiên những nguyên nhân khách quan giúp góp phần làm cho du lịch sông nước ĐBSCL trở nên an toàn hơn. Đó là những yếu tố tự nhiên, dòng Cửu Long nước chảy hiền hoà, không có sóng to, gió lớn, tàu thuyền qua lại tấp nập, những chuyến đi trên sông không kéo dài, có 54.9% du khách chỉ đi vài giờ, những điều đó đã làm cho du lịch sông nước tại ĐBSCL trở nên an toàn hơn so với nhiều nơi khác mặc dù trang bị dụng cụ cứu hộ chưa được tốt lắm. Nhưng trong tương lai gần, khi những chiếc du thuyền với những quãng đường đi dài hơn và thời gian tour cũng kéo dài hơn thì vấn đề mua bảo hiểm, trang thiết bị cứu sinh, cứu hộ, thiết bị y tế phải được trang bị đầy đủ, bởi vì những chiếc du thuyền nếu xảy ra rủi ro đặc biệt vào đêm tối thì điều đó sẽ trở thành khủng hoảng cho du khách. Không chỉ những chiếc du thuyền lớn mà nếu 29 như chúng ta muốn phát triển du lịch bền vững với hình ảnh du lịch sông nước ĐBSCL thật sự an toàn thì tất cả những phương tiện giao thông đường sông dù lớn hay nhỏ cũng cần được trang bị kỹ lưỡng, mua bảo hiểm nay đủ để tạo sự tin tưởng từ du khách điều này phụ thuộc nhiều vào công tác phổ biến luật và kiểm soát của cán bộ quản lý giao thông đường thuỷ và ý thức chấp hành của các công ty du lịch cũng nhưng những người hành nghề lái đò chở khách du lịch. Bên cạnh yếu tố an toàn thì yếu tố vệ sinh môi trường, một điều đáng buồn là môi trường vệ sinh ở vùng sông nước hiện nay đang bị ô nhiễm dần. Sự ô nhiễm của dòng nước xuất phát từ nhiều nguyên nhân: nguồn nước và rác thải từ các hộ gia đình sống ven sông, những tiểu thương sống trên thuyền, khu công nghiệp, rác thải từ chợ, và nước thải từ trong thành phố, trong thị trấn đều đổ ra sông…. Từ đó làm cho nước sông ngày một ô nhiễm nhiều hơn. Theo điều tra, gần 75% du khách đánh giá rằng vệ sinh môi trường sông nước ở ĐBSCL rất tệ ở những khu đông dân cư. Nói riêng về chợ nổi, là nơi tham quan hấp dẫn nhất của du lịch sông nước, hiện nay đang bị ô nhiễm trầm trọng. Theo thống kê của các cơ quan chức năng tại ĐBSCL hàng ngày có trên 3000 chiếc thuyền buôn bán trên các chợ nổi trong khu vực, do không gian sống hạn hẹp nên nh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfMột số giải pháp phát triển du lịch sông nước đồng bằng sông Cửu Long.pdf
  • pdfphu luc 1.pdf
  • pdfphu luc 2.pdf
Tài liệu liên quan