Đề tài Giải pháp tăng cường thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA từ Nhật bản ở Việt Nam

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương 1 : SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC TĂNG CƯỜNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA CỦA NHẬT BẢN Ở VIỆT NAM 3

I. Khái niệm chung về ODA 3

1. Khái niệm vốn ODA 3

2. Đặc điểm của ODA. 5

3. Phân loại ODA 7

4. Tầm quan trọng của nguồn vốn ODA đối với các nước đang phát triển 8

II. Đặc trưng của ODA Nhật Bản 11

1. Đặc trưng của ODA Nhật Bản 11

2. Cách tiếp cận viện trợ phát triển của Nhật Bản 13

III. Kinh nghiệm thu hút và sử dụng vốn ODA của các nước 19

1. Những kinh nghiệm thành công trong quản lý nhà nước về vốn ODA 19

2. Những kinh nghiệm chưa thành công trong quản lý nhà nước về vốn ODA 25

Chương 2 : THỰC TRẠNG VỀ THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ODA CỦA NHẬT Ở VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM VỪA QUA 28

I. Tổng quan về quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Nhật bản 28

1. Thông tin sơ bộ về đối tác Nhật Bản 28

2. Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản 29

II. Thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA của Nhật Bản ở Việt Nam 49

1. Tổng mức cam kết và giải ngân 49

2. Các hình thức vốn đầu tư ODA của Nhật bản vào Việt Nam 50

3.Tình hình thu hút và sử dụng vốn phân theo ngành và theo lĩnh vực 54

4. Các dự án kinh tế 55

III. Đánh giá chung về tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA của Nhật bản trong giai đoạn vừa qua 63

1. Kết quả đạt được 63

2. Những vấn đề còn tồn tại 64

3. Nguyên nhân của những tồn tại trong việc sử dụng ODA 65

Chương 3: GIẢI PHÁP THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA CỦA NHẬT BẢN Ở VIỆT NAM 66

I. Định hướng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA của Nhật Bản cho Việt Nam 66

1. Các xu thế mới về viện trợ phát triển ODA 66

2. Định hướng về thu hút và sử dụng vốn ODA của Nhật Bản 67

II. Các giải pháp tăng cường thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA của Nhật Bản 76

1. Khắc phục tình trạng nhận thức chưa đúng về vốn ODA. 76

2. Hoàn thiện cơ sở pháp lý để tăng cường quản lý, giám sát vốn ODA 77

3. Khẩn trương bổ sung, hoàn chỉnh cơ chế, chính sách quản lý, sử dụng vốn ODA 77

4. Chấn chỉnh tất cả các khâu từ quy hoach, xây dựng chiến lược đầu tư, thu hút vốn, tiếp nhân vốn, tổ chức thực hiện dự án,nghiệm thu, bàn giao . 79

5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán các dự án 80

6. Xác lập cơ chế phối hợp giữa cơ quan lập pháp và cơ quan hành pháp trong việc quản lý, sử dụng, giám sát vốn ODA. 80

7. Tối đa hoá hiệu quả và tác động lan toả của ODA. 81

KẾT LUẬN 82

Phụ lục 83

TÀI LIỆU THAM KHẢO 91

 

 

doc95 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1590 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp tăng cường thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA từ Nhật bản ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kèm theo cần thiết khác lại quá đắt so với tương quan chung khu vực.?... Những băn khoăn này phản ánh một thực trạng còn yếu kém của môi trường đầu tư Việt Nam đã có từ nhiều năm nhưng vẫn chưa thể khắc phục hết được. Vấn đề này đã tiếp tục được nhiều doanh nhân Nhật trao đổi và đề nghị tại Hội thảo về đầu tư vào Việt Nam tổ chức tại Tokyo ngày 20/2/2006 và mới đây tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam ( Hà Nội, 6/6/2006 ), từ đó đòi hỏi các nhà nghiên cứu, hoạch định chính sách đầu tư của Việt Nam cần quan tâm cùng tìm giải pháp tháo gỡ. 2.3.3 Quan hệ về hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) Vài nét về ODA Nhật Bản dành cho Việt Nam trước năm 1992 Tuy hai nước Việt - Nhật đã thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1973 và quan hệ đó cũng đã từng bước khởi sắc hơn kể từ sau khi cuộc chiến tranh Việt Nam kết thúc vào ngày 30/4/1975 - hai miền Nam-Bắc nước ta đã được thống nhất trong  một thể chế Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Song,  chỉ được một vài năm “nồng ầm” thì quan hệ đó đã gặp phải “sóng gió” trong suốt những năm 1979-1991. Các nhà phân tích đã đánh giá đây là giai đoạn " lạnh nhạt " và đầy khó khăn  đã diễn ra trong quan hệ Việt Nam - Nhật Bản. Nguyên nhân chủ yếu vì “vấn đề Campuchia”. Do không đồng quan điểm với Việt Nam, phía Nhật Bản đã đơn phương ngừng các mối quan hệ chính  thức, đông kết các khoản viện trợ đã cam kết, đưa ra yêu cầu Việt Nam phải rút quân khỏi Campuchia làm điều kiện để phía Nhật mở lại viện trợ. Mặt khác, Nhật Bản đã phối hợp với Mỹ và phương Tây thực hiện bao vây cấm vận kinh tế Việt Nam, ngăn cản các tổ chức tài chính - tiền tệ quốc tế cho Việt Nam vay tiền... Trên thực tế, sự " lạnh nhạt " cùng với các biện pháp " cứng rắn " trên đây của Nhật Bản đối với Việt Nam như nhiều nhà nghiên cứu  trong và ngoài nước đã cho rằng có phần chủ yếu là do ảnh hưởng  của Mỹ từ  những  ràng buộc bởi Hiệp ước liên minh Nhật - Mỹ đã được hai bên ký kết từ sau Thế chiến thứ hai, chứ không hẳn là vì ý muốn chủ quan của Nhật Bản. Có hai lý do chính giải thích cho vấn đề này: Thứ nhất,  Nhật Bản khi này đã luôn mong muốn thực thi một chính sách đối ngoại  nhằm  nâng cao vị thế chính trị nước lớn  trên thế giới, nhất là ở châu Á, đặc biệt  là ở Đông Á, mà Việt Nam như đã biết là  một quốc gia cộng sản có vị trí, vai trò quan trọng nhiều mặt  lại vừa đánh thắng Mỹ... nên Nhật Bản không thể không muốn có quan hệ với Việt Nam; Thứ hai, như đã biết , Nhật Bản và Việt Nam là hai nước vốn đã có  các mối quan hệ giao lưu từ lâu đời, nhất là trong lĩnh vực  kinh tế thương mại đã đem lại nhiều lợi ích lớn cho  cả hai nước, đặc biệt là cho phía Nhật do  là nước nghèo tài nguyên, vì thế Nhật Bản rất cần  duy trì  các quan hệ hợp tác phát triển với Việt Nam. Chính vì thế, mặc dù " lạnh nhạt và cứng rắn " với Việt Nam nhưng suốt thời gian này Nhật Bản vẫn tiếp tục " giữ cầu " quan hệ với Việt Nam. Cho đến khi Việt Nam thực thi công cuộc đổi mới theo đường lối mở cửa  từ cuối năm 1986 và từng bước rút dần quân đội khỏi Campuchia thì giao lưu hai nước đã được nối lại ngay qua các chuyến thăm  Nhật Bản  của Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch tháng 10/1990, Ngoại trưởng Nhật Bản Nakayama thăm Việt Nam tháng 6/1991. Cùng thời gian này, Nhật Bản cũng đã nối lại viện trợ nhân đạo, y tế, văn hoá và giáo dục cho Việt Nam nhưng còn ở quy mô nhỏ và chủ yếu là thông qua các tổ chức phi chính phủ...  Bước sang thập niên 90 của thế kỷ XX, bối cảnh thế giới đã có nhiều thay đổi mới: Chiến tranh lạnh giữa hai hệ thống XHCN thế giới và TBCN thế giới đã kết thúc sau khi Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu bị tan rã; toàn cầu hoá, khu vực hoá là xu thế phát triển của thời đại, nhất là trong lĩnh vực kinh tế...  Các tác nhân bên ngoài này cùng với những nhu cầu phát triển nội sinh  từ chính  mỗi nước Việt Nam và Nhật Bản, đặc biệt do nước ta khi này đã thực hiện công cuộc đổi mới theo đường lối mở cửa, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quóc tế và kinh tế đối ngoại nên đã khiến cho quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trong giai đoạn này chuyển sang bước ngoặt mới và đã phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn trên tất cả mọi lĩnh vực khác nhau. Thực tế là, sau khi những vướng mắc về vấn đề Campuchia được gỡ bỏ, tháng 11/1992 Chính phủ Nhật Bản đã là nước phát triển đầu tiên tuyên bố nối lại viện trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam. Cũng kể từ thời điểm này, Nhật Bản đã luôn là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam trong hầu hết các lĩnh vực mà phạm vi bài viết này sau đây chỉ đề cập đến lĩnh vực ODA của Nhật Bản đã dành cho Việt Nam từ đó đến nay. Từ năm 1992 đến nay: Nhật Bản luôn là nhà tài trợ ODA hàng đầu cho Việt Nam Nhật Bản là nước đã tích cực hỗ trợ phát triển tài chính để góp phần khai thông mối quan hệ của Việt Nam với các tổ chức tài chính quốc tế chủ chốt vào cuối năm 1992. Từ đó đến nay, mặc dù nền kinh tế Nhật  còn đang gặp nhiều khó khăn, nhưng Chính phủ Nhật Bản luôn là nhà tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam, chiếm 40% tổng nguồn ODA của các nước  và các tổ chức quốc tế cung cấp cho Việt Nam. Tính đến cuối năm 2005, tổng số ODA của  Nhật Bản dành cho Việt Nam đã vượt qua con số 10 tỷ USD, xấp xỉ 10,5 tỷ USD, trong đó  trên 10% là viện trợ không hoàn lại, phần còn lại là các khoản tín dụng ưu đãi với lãi suất thấp và thời gian tài trợ dài. Tại Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (CG) những năm vừa qua, Nhật Bản đều tiếp tục khẳng định vị trí vẫn là nhà tài trợ đứng đầu ở Việt Nam. Vì thế,  ODA của Nhật Bản trong năm 2006 cho nước ta đã đạt mức cao, trị giá 835,6 triệu USD. Năm 2007 vừa qua, ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam vẫn  tiếp tục gia tăng, đã đạt đến 890 triệu USD, và năm 2008 này đã tăng mạnh tới 1,1 tỷ USD trong khi ODA của Nhật Bản dành cho quốc tế nói chung đã giảm. Bảng 2.2 Viện trợ phát triển chính thức ODA của Nhật Bản cho Việt Nam Đơn vị : Tỷ yên Viện trợ không hoàn lại Khoản vay yên Tổng cộng 1992~95 29,6 225,8 255,4 1996 11,4 81 92,4 1997 11,5 85 96,5 1998 12,8 88 100,8 1999 10,7 101,3 112 2000 15,5 70 86,4 2001 17,3 7,3 91,6 2002 13,1 79,3 92,4 2003 12,4 79,3 91,7 2004 12,6 82 92,6 2005 12,58 88,32 100,9 2006 8,8 95,1 103,9 2007 7,4 115,8 123,2 Nguồn : Bộ kế hoạch và đầu tư Điều cần lưu ý, sự liên tục gia tăng ODA dành cho Việt Nam của Nhật Bản như nêu trên đã diễn ra trong bối cảnh chính trị- kinh tế- xã hội Nhật Bản những năm gần đây và cả hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn, càng chứng tỏ Chính phủ  và nhân dân Nhật Bản vẫn đặc biệt quan tâm đến sự phát triển của Việt Nam. Qua đó càng khẳng định rằng, quan hệ hợp tác phát triển Việt-Nhật nói chung và hợp tác trong lĩnh vực kinh tế giữa hai nước nói riêng đã và đang diễn ra rất tốt đẹp. ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam nhằm vào định hướng phát triển 5 lĩnh vực ưu tiên sau: (1) Phát triển nguồn nhân lực và xây dựng thể chế, trong đó chú trọng hỗ trợ chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường; (2) Hỗ trợ cải tạo và xây dựng các công trình điện và giao thông; (3) Hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nhất là phát triển cơ sở hạ tầng ở nông thôn và chuyển giao công nghệ mới tại các vùng nông thôn; (4) Hỗ trợ phát triển giáo dục và y tế; (5) Hỗ trợ bảo vệ môi trường. Thông qua các nguồn ODA, Nhật Bản đã giúp Việt Nam xây dụng nhiều công trình hạ tầng kinh tế - xã hội như: Khôi phục Bệnh viện Chợ Rẫy (TP. Hồ Chí Minh), xây dụng Cảng cá Cát Lở (Vũng Tàu), nâng cấp Bệnh viện Bạch Mai, xây dụng hệ thống cấp nước ở Gia Lâm (Hà Nội) và Hải Dương, xây dựng các cầu nhỏ ở nông thôn, xây dựng hơn 200 trường tiểu học ở vùng bão, xây dựng hệ thống thủy lợi Tân Chi, Trung tâm Hợp tác nguồn nhân lực ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, xây dựng mở rộng và nâng cấp nhiều công trình như: Quốc lộ 5, Quốc lộ 18, Quốc lộ 10, các cầu trên Quốc lộ 1, Nhà máy nhiệt điện Phả Lại 2, Phú Mỹ 1, Nhà máy thuỷ điện Hàn Thuận-Đa Mi, đại lộ  Đông - Tây ( TP. Hồ Chí Minh ), cầu Bãi Cháy (Quảng Ninh), Cầu Thuận Kiều (Hải Phòng), cầu Thanh  Trì (Hà Nội), đường hầm xuyên đèo Hải Vân .v.v... Đáng lưu ý, cầu Bãi Cháy hiện đang là cầu lớn và hiện đại nhất không chỉ ở Việt Nam mà cả Đông Nam Á, và là một trong 5 cầu hiện đại nhất thế giới. Về việc phát triển nguồn nhân lực, giáo dục và đào tạo của Việt Nam cũng đã được Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ tích cực. Hàng năm thông qua nguồn ODA từ nhiều quỹ tài chính khác nhau, Nhật Bản đã cung cấp một số lượng đáng kể học bổng để đào tạo đại học và sau đại học cho các sinh viên và cán bộ khoa học-kĩ thuật của Việt Nam. Một số lượng lớn chuyên gia và người tình nguyện Nhật Bản hiện đang hỗ trợ Việt Nam trong nhiều lĩnh vực phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục và đào tạo. Thông qua ODA, Nhật Bản còn hỗ trợ Việt Nam trong nhiều sáng kiến hợp tác trong khuôn khổ ASEAN, ASEM, tiểu vùng Mêkông mở rộng... Từ thực tiễn sử dụng ODA của Nhật Bản trong những năm qua, vấn đề quan trọng đặt ra cho Việt Nam hiện nay là cần phải nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng ODA, trong đó có việc giải ngân nguồn vốn này đang là quan tâm chung của cả hai phía, mà trách nhiệm trước hết là phía Việt Nam cần phấn đấu thực hiện nghiêm chỉnh, đúng tiến độ thời gian và có kết quả cao. Mặc dù Nhật Bản  còn rất nhiều  khó khăn, thách thức cần phải vượt qua do vừa thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài suốt hơn thập niên vừa qua song chính sách ODA của Chính phủ Nhật đã khẳng định vẫn  tiếp tục ưu tiên cho các nước châu Á đang trong trong quá trình chuyển sang kinh tế  trường, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên vừa qua, trước vụ việc tiêu cực PMU 18,  nhà tài  trợ Nhật Bản cũng đã thể hiện rõ quan điểm: Nếu như  phát hiện thấy có tiêu cực trong sử dụng ODA Nhật Bản mà Việt Nam không kiên quyết  xử lý và khắc  phục có hiệu quả  thì sẽ xem xét lại để điều  chỉnh, thậm chí có thể cắt giảm, vì ODA Nhật Bản về thực chất như cựu Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam khi đó (năm 2007), ngài Norio Hattori đã nhấn mạnh và chúng ta cũng đã quá rõ, đó chính là các nguồn thu từ thuế do người dân Nhật đóng góp... Cho đến nay, chúng ta hoàn toàn yên tâm về sự tin tưởng của phía bạn sau khi tiến hành công tác thẩm tra, thẩm định lại việc sử dụng vốn ODA của Nhật Bản trong những năm qua kể cả những khoản vốn đã chi tiêu cho dự án PMU 18 đã có kết luận là đều đúng đắn, hợp lý theo như đã cam kết của hai bên. Mặc dù vậy, nghiêm túc nhận định vẫn còn có không ít vấn đề hạn chế, bất cập trong việc sử dụng có hiệu quả cũng như những ách tắc còn tồn đọng trong việc giải ngân nguồn vốn này, vì thế chúng ta cần phải có quyết tâm cao và giải pháp tích cực nhiều hơn nữa về vấn đề này mới có thể giữ được niềm tin của người Nhật trong việc tiếp tục thực hiện chính  sách ODA ưu tiên cho Việt Nam. Nhật Bản là nước đã tích cực hỗ trợ phát triển tài chính để góp phần khai thông mối quan hệ của Việt Nam với các tổ chức tài chính quốc tế chủ chốt vào cuối năm 1992. Từ đó đến nay, mặc dù nền kinh tế Nhật còn đang gặp nhiều khó khăn, nhưng Chính phủ Nhật Bản luôn là nhà tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam, chiếm 40% tổng nguồn ODA của các nước và các tổ chức quốc tế cung cấp cho Việt Nam. Tính đến cuối năm 2005, tổng số ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam đã vượt qua con số 10 tỷ USD, xấp xỉ 10,5 tỷ USD, trong đó trên 10% là viện trợ không hoàn lại, phần còn lại là các khoản tín dụng ưu đãi với lãi suất thấp và thời gian tài trợ dài. Tại Hôi nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam ( CG ) mới đây, một lần nữa, Nhật Bản lại khẳng định vị trí đứng đầu với cam kết sẽ tài trợ ODA trong năm 2006 cho nước ta trị giá 835,6 triệu USD. ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam nhằm vào định hướng phát triển 5 lĩnh vực ưu tiên sau: (1) Phát triển nguồn nhân lực và xây dựng thể chế, trong đó chú trọng hỗ trợ chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường; (2) Hỗ trợ cải tạo và xây dựng các công trình điện và giao thông; (3) Hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nhất là phát triển cơ sở hạ tầng ở nông thôn và chuyển giao công nghệ mới tại các vùng nông thôn; (4) Hỗ trợ phát triển giáo dục và y tế; (5) Hỗ trợ bảo vệ môi trường. Thông qua các nguồn ODA, Nhật Bản đã giúp Việt Nam xây dụng nhiều công trình hạ tầng kinh tế-xã hội như: Khôi phục Bệnh viện Chợ Rẫy (TP Hồ Chí Minh), xây dụng Cảng cá Cát Lở (Vũng Tàu), nâng cấp Bệnh viện Bạch Mai, xây dụng hệ thống cấp nước ở Gia Lâm (Hà Nội) và Hải Dương, xây dựng các cầu nhỏ ở nông thôn, xây dựng hơn 200 trường tiểu học ở vùng bão, xây dựng hệ thống thủy lợi Tân Chi, Trung tâm Hợp tác nguồn nhân lực ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, xây dựng mở rộng và nâng cấp nhiều công trình như: Quốc lộ 5, Quốc lộ 18, Quốc lộ 10, các cầu trên Quốc lộ 1, Nhà máy nhiệt điện Phả Lại 2, Phú Mỹ 1, Nhà máy thuỷ điện Hàn Thuận-Đa Mi, đại lộ Đông - Tây ( Tp. Hồ chí Minh ), cầu Bãi Cháy, cầu Thanh Trì, đường hầm xuyên đèo Hải Vân .v.v... Việc phát triển nguồn nhân lực, giáo dục và đào tạo của Việt Nam cũng đã được Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ tích cực. Hàng năm thông qua nguồn ODA từ nhiều quỹ tài chính khác nhau, Nhật Bản đã cung cấp một số lượng đáng kể học bổng để đào tạo đại học và sau đại học cho các sinh viên và cán bộ khoa học-kĩ thuật của Việt Nam. Một số lượng lớn chuyên gia và người tình nguyện Nhật Bản hiện đang hỗ trợ Việt Nam trong nhiều lĩnh vực phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục và đào tạo. Thông qua ODA, Nhật Bản còn hỗ trợ Việt Nam trong nhiều sáng kiến hợp tác trong khuôn khổ ASEAN, ASEM, tiểu vùng Mêkông mở rộng... Từ thực tiễn sử dụng ODA của Nhật Bản trong những năm qua, vấn đề quan trọng đặt ra cho Việt Nam hiện nay là cần phải nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng ODA, trong đó có việc giải ngân nguồn vốn này đang là quan tâm chung của cả hai phía, mà trách nhiệm trước hết là phía Việt Nam cần phấn đấu thực hiện nghiêm chỉnh, đúng tiến độ thời gian và có kết quả cao. Mặc dù Nhật Bản còn rất nhiều khó khăn, thách thức cần phải vượt qua do vừa thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài suốt hơn thập niên vừa qua song chính sách ODA của Chính phủ Nhật đã khẳng định vẫn tiếp tục ưu tiên cho các nước châu Á đang trong trong quá trình chuyển sang kinh tế trường, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên vừa qua, trước vụ vịêc tiêu cực PMU 18, nhà tài trợ Nhật Bản cũng đã thể hiện rõ quan điểm: Nếu như phát hiện thấy có tiêu cực trong sử dụng ODA Nhật Bản mà Việt Nam không kiên quyết xủ lý và khắc phục có hiệu quả thì sẽ xem xét lại để điều chỉnh, thậm chí có thể cắt giảm, vì ODA Nhật Bản về thực chất như Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, ngài Norio Hattori gần đây đã nhấn mạnh và chúng ta cũng đã quá rõ, đó chính là các nguồn thu từ thuế do người dân Nhật đóng góp...Từ đó cho thấy, chúng ta cần phải có quyết tâm cao và giải pháp tích cực nhiều hơn nữa về vấn đề này mới có thể giữ được niềm tin của người Nhật trong việc tiếp tục thực hiện chính sách ODA ưu tiên cho Việt Nam. 2.3.4. Giao lưu, hợp tác phát triển văn hóa Quan hệ giao lưu văn hoá Việt Nam-Nhật Bản tuy đã có từ lâu đời, song mối quan hệ này nhiều năm trước đây đã diễn ra không sôi động như trong các lĩnh vực kinh tế. Chỉ từ cuối thập niên 1980 đến nay, quan hệ giao lưu, hợp tác phát triển văn hoá giữa hai nước mới thực sự được chú trọng phát triển. Tập trung ở một số hoạt động sau: -Hỗ trợ tài chính của phía Nhật Bản dành cho Việt Nam để xây dựng các cơ sở hạ tầng và mua sắm trang thiết bị văn hoá thông tin. Đó là các dự án như: 24 triệu yên cho Bộ Văn hoá năm 1987; 10 triệu yên cho việc bảo dưỡng và tôn tạo phố cổ Hội An thông qua Tổ chức UNESCO năm 1989; 23 triệu yên cho mua sắm trang thiết bị in ấn các chương trình văn hoá giáo dục cho Đài Truyền hình Việt Nam năm 1990; 18 triệu yên cho việc xây dựng và mua sắm các trang thiết bị của nhà hữu nghị, Hội Hữu Nghị Việt-Nhật năm 1991-1992. Năm 1992, dự án hỗ trợ tài chính cho Tổng cục Thể dục Thể Thao; năm 1993, dự án trang thiết bị cho việc làm phim hoạt hình Việt Nam. Năm 1995, dự án 54,1 triệu yên cho việc mua sắm trang thiết bị giảng dạy tiếng Nhật ở Đại học Ngoại ngữ Hà Nội. Cũng năm 1995, Nhật đã viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam 10,5 tỷ yên , trong đó đã dành ra một khoản lớn cho các hoạt động văn hoá-giáo dục. Năm 1996, Nhật Bản giúp Việt Nam hai dự án lớn về lĩnh vực âm nhạc, 500 triệu yên cho Nhạc Viện Hà Nội và 450 triệu yên cho Nhạc Viện Thành phố Hồ Chí Minh...Chỉ tính riêng viện trợ văn hoá không hoàn lại của Nhật Bản dành cho Việt Nam từ năm 1992 đến năm 2003 đã có 7 dự án với tổng số tiền 316 triệu yên bao gồm các thiết bị máy móc chuyên dụng, các nhạc cụ... - Nhật Bản hỗ trợ tài chính cho việc tổ chức các hoạt động giao lưu, trao đổi văn hoá giữa hai nước Việt-Nhật. Đó là các cuộc triển lãm giới thiệu về đất nước con người, các sản phẩm thủ công truyền thống, về lễ hội... Nhật Bản tại Hà Nội và một số thành phố khác ở Việt Nam. Đó là việc cử các đoàn văn hoá nghệ thuật Nhật Bản sang biểu diễn ở Việt Nam và ngược lại các đoàn văn hoá nghệ thuật của Việt Nam sang biểu diễn ở Nhật Bản. Việt Nam đã tham gia liên hoan âm nhạc tại Nhật Bản năm 1989, liên hoan phim ở Tokyo năm 1989,1991,1992, dự triển lãm sách tại Tokyo năm 1992, 1994. Năm 1992, 1993 Đoàn ca nhạc dân tộc Việt Nam đã sang Nhật Bản biểu diễn với các nhạc cụ truyền thống dân tộc như đàn bầu, đàn tam thập lục ra mắt lần đầu được khán giả Nhật Bản mến mộ. Gần đây đàn ba dây của Nhật Bản Sanmisen, kịch Noh, Kabuki... cũng đã ra mắt khán giả Việt Nam. .. -Ngoài giao lưu văn hoá, trao đổi các đoàn ca múa, triển lãm... nhiều phim của Nhật Bản đã được chiếu ở Việt Nam, nhiều tác phẩm văn học Nhật Bản cũng đã được dịch ra tiếng Việt, giới thiệu ở Việt Nam .Tuần lễ liên hoan phim Nhật Bản cũng đã được tiến hành tại Hà Nội trong tháng 11/2003 và từ đó đến nay cũng đã có thêm nhiều bộ phim mới của Nhật Bản được trình chiếu trên TV và cả màn ảnh rộng, đáng lưu ý đã có cả phim do hai bên Việt- Nhật cùng hợp tác sản xuất... Tuy nhiên, so với các lĩnh vực văn hoá khác, thì các hoạt động giao lưu hợp tác về giới thiệu điện ảnh và dịch thuật, giới thiệu văn học giữa hai nước vẫn còn quá khiêm tốn, chưa xứng với nhu cầu và tiềm năng phát triển của cả hai. Đáng lưu ý, từ đầu năm 2003 đến nay, nhân dịp kỷ niệm trọng thể 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Nhật Bản (21/9/1973-21/9/2003) và năm giao lưu Nhật Bản-ASEAN, đã có nhiều hoạt động giao lưu văn hoá, biểu diễn nghệ thuật, âm nhạc, thi đấu thể thao, triển lãm giới thiệu tranh, ảnh Nhật Bản và nhiều cuộc hội thảo khoa học Việt- Nhật về các chủ đề khác nhau đã diễn ra tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và một số nơi khác ở Việt Nam. Ngoài ra trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, phát thanh, và đặc biệt là truyền hình đã dành nhiều thời gian, nhiều chương trình giới thiệu về đất nước, con người, và các lĩnh vực khác nhau của đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội Nhật Bản. Thông qua đó, người Việt Nam chúng ta càng có dịp hiểu biết sâu sắc hơn về Nhật Bản. Về phía Nhật Bản cũng đã phối hợp với Việt Nam tổ chức " Những ngày văn hoá Việt Nam tại Nhật Bản " tại một số nơi như Tokyo, Yokohama, Osaka... nhằm giới thiệu cho người Nhật hiểu biết rõ hơn về những đặc sắc văn hoá Việt Nam ở nhiều thể loại khác nhau như ẩm thực, thời trang, du lịch, phim ảnh, văn học, múa rối nước...Vào thời điểm này (tháng 8-9/2006), theo thông báo của các cơ quan chức năng: Giữa hai nước cũng đang có sự đồng phối hợp để tổ chức các hoạt động " Những ngày giao lưu văn hoá Việt Nam-Nhật Bản " lần thứ IV - 2006 để hướng tới thiết thực kỷ niệm 33 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước ( 21/9/1993 - 21/9/2006 ).... - Phong trào học tiếng Nhật ở Việt Nam đã ngày càng phát triển mạnh trong những năm gần đây. Tính đến cuối năm 2002, ở Hà Nội có 12 cơ sở đào tạo tiếng Nhật (có 6 trường đại học quốc lập và 6 cơ sở tư nhân) còn ở Thành phố Hồ Chí Minh có 26 cơ sở (6 trường đại học quốc lập và 20 cơ sở tư nhân). Tổng số học viên học tiếng Nhật ở Việt Nam hiện đã lên tới hàng vạn người. Đáng lưu ý kể từ năm 1994 đến nay, đã có nhiều giáo viên của Nhật Bản tình nguyện sang Việt Nam giảng dạy tiếng Nhật, góp phần tích cực thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị và giao lưu văn hoá giữa nhân dân hai nước. - Ngoài ra còn có thể kể đến các hoạt động giao lưu văn hoá khác như giao lưu hoạt động báo chí giữa những người làm báo của hai nước. Hội Liên hiệp về xuất bản báo chí Nhật Bản (NSK) phối hợp với Liên đoàn các nhà báo châu Á (CIAJ) đã tổ chức các khoá đào tạo nghiệp vụ cho các nhà báo ASEAN, trong đó có các nhà báo Việt Nam kể từ năm 1996 đến nay. Giao lưu văn hoá giữa thanh niên Việt Nam với thanh niên Nhật Bản và thanh niên các nước ASEAN đã được tổ chức tại Nhật Bản và tại các nước đó đã diễn ra hàng năm với sự tài trợ của Nhật Bản. - Một hoạt động khác cũng thường xuyên được phía Nhật Bản quan tâm đến đó là hợp tác nghiên cứu khoa học hai nước Việt-Nhật trong các lĩnh vực KHTN và công nghệ, KHXH và nhân văn... Các quỹ tài chính của Nhật Bản như Quỹ Japan, Quỹ Toyota, Quỹ Sumitomo, Quỹ Toshiba... đã hỗ trợ kinh phí cho các viện, trường đại học, các nhà khoa học Việt Nam thực hiện nhiều dự án nghiên cứu, trong đó đáng lưu ý có một số cơ quan nghiên cứu, giảng dạy về Đông phương học, Nhật Bản học cũng đã được nhiều quỹ của Nhật Bản hỗ trợ kinh phí cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và đào tạo cán bộ khoa học. Đó là các cơ quan như Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á ( trước đây là Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản ) thuộc Viện KHXH Việt Nam, các khoa Đông phương của hai trường Đại học KHXH và NV ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm nghiên cứu và phát triển nguồn nhân lực, Đại học Ngoại thương Hà Nội. Nhiều giáo sư, học giả của Nhật Bản cũng đã sang Việt Nam làm công tác giảng dạy, đào tạo và nghiên cứu khoa học ở các cơ quan này và một số trường đại học, viện nghiên cứu khác của Việt Nam. - Liên quan đến việc tổ chức xúc tiến các hoạt động giao lưu, hợp tác truyền bá văn hóa giữa hai nước phải kể đến vai trò quan trọng của Hội Hữu nghị Việt Nam-Nhật Bản và Hội Hữu nghị Nhật Bản-Việt Nam. Thông qua các tổ chức phi chính phủ này, nhân dân hai nước Việt-Nhật có thêm một cầu nối để ngày càng hiểu biết nhau hơn về các truyền thống văn hoá dân tộc. Đó là việc tổ chức các hoạt động giới thiệu về trà đạo, nghệ thuật cắm hoa, kịch No, Kabuki,... biểu diễn các nhạc cụ truyền thống Nhật Bản do các nghệ nhân Nhật Bản biểu diễn. Đó là nhiều đoàn ca múa, nghệ thuật dân tộc của Việt Nam đã sang Nhật Bản biểu diễn, trong đó phải kể đến nghệ thuật múa rối nước của Việt Nam đã được nhiều người Nhật quan tâm, yêu thích. Hầu hết các đoàn Việt Nam khi sang biểu diễn tại Nhật Bản đều được sự tài trợ kinh phí chu đáo từ phía Nhật Bản. 2.3.5 Các Hiệp định đã ký giữa hai nước: - Các Hiệp định vay ODA hàng năm (từ 1992) - Hiệp định Hàng không (5/1994) - Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (9/1995) - Hiệp định hợp tác kỹ thuật (10/1998)  - Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư (12/2004) - Hiệp định hợp tác khoa học và công nghệ (8/2006) - Hiệp định Đối tác kinh tế song phương Việt-Nhật VJEPA (25/12/2008). Một số thoả thuận khác: - Thỏa thuận cử đội hợp tác thanh niên hải ngoại (1994). - Biên bản về hợp tác trong lĩnh vực pháp luật (10/1996). - Sáng kiến chung Việt - Nhật về cải thiện môi trường đầu tư tại Việt Nam (11/2003), giai đoạn hai (7/2006). - Tuyên bố chung giữa hai Bộ trưởng Ngoại giao “vươn tới tầm cao mới của mối quan hệ đối tác bền vững” 7/2004. - Tuyên bố chung về hợp tác IT Việt Nam-Nhật Bản (6/2004). - Thoả thuận hợp tác giữa Học viện quan hệ quốc tế Việt Nam và Viện nghiên cứu các vấn đề quốc tế Nhật Bản (2/2005). - Tuyên bố chung hợp tác du lịch giữa Tổng cục du lịch và Bộ Lãnh thổ, Hạ tầng và Vận tải Nhật Bản 4/2005. - Tuyên bố chung giữa hai Thủ tướng Việt Nam-Nhật Bản “hướng tới quan hệ đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở Châu Á” 10/2006. - Bản ghi nhớ về việc thành lập Ủy ban Hợp tác Việt Nam - Nhật Bản (5/2007). - Tuyên bố chung làm sâu sắc hơn quan hệ Việt Nam và Nhật Bản và Chương trình hợp tác hướng tới quan hệ đối tác chiến lược (11/2007). - Thoả thuận hợp tác về lĩnh vực phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam giữa Bộ Công thương Việt Nam và Bộ Kinh tế-Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (5/2008). - Bản ghi nhớ về việc Nhật Bản giúp Việt Nam phát triển ngành công nghiệp phụ trợ ký kết giữa Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng và Bộ trưởng Kinh tế-Thương mại-Công nghiệp Nhật Bản (METI) Nikai (25/12/2008) . II. Thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA của Nhật Bản ở Việt Nam 1. Tổng mức cam kết và giải ngân Nhật Bản là nước cung cấp viện trợ phát triển lớn nhất cho Việt Nam, chiếm trên 30% tổng cam kết viện trợ của các nước cho Việt Nam. Hiện nay, viện trợ của Nhật Bản dành cho các nước bị giảm sút do kinh tế Nhật Bản phải đối mặt với khó khăn kéo dài. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là nước ưu tiên nhận viện trợ của Nhật Bản. Nguồn vốn viện trợ phát triển mà Chính phủ Nhật Bản và chính phủ Việt Nam đã ký kết và giải ngân để thực hiện các dự án qua các năm được thể hiện trong bảng sau: Bảng 2.3 Tình hình cam kết và giải ngân viện trợ phát triển của Nhật Bản Đơn vị: Tỷ Yên 1992-1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 - Cam kết 225,8 81 85 88 101,3 70,9 74,3 79,3 79,3 82,0 90,8 95,1 - Giải ngân 2,9

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2044.doc
Tài liệu liên quan