Đề tài Giải pháp thu hút và giải ngân ODA

Phần lớn các chương trình dự án tập trung vào lĩnh vực xây dựng cơ bản. Chất lượng một số công trình sử dụng vốn ODA chưa bảo đảm đúng những tiêu chuẩn định mức của bản thiết kế đặt ra. Ban vận hành phải bỏ chi phí đáng kể ra để bảo dưỡng tu sửa. Nguyên nhân là trong quá trình thực hiện xảy ra thất thoát, lãng phí. Thất thoát trong xây dựng cơ bản hiện nay của Việt Nam chiếm khoảng 20%-30% tổng vốn đầu tư trong từng dự án. Chẳng hạn trường hợp PMU đã không tiến hành xác minh các khả năng khác của nhà thầu như: khả năng tài chính, kỹ thuật, tiến độ thi công nên dẫn đến trường hợp nhiều nhà thầu đã ăn bớt, thay đổi nguyên liệu so với tiêu chuẩn kỹ thuật của bản thiết kế đề ra như công trình quốc lộ 18, nhà thầu thay cát vàng bằng cát đen.

Mặt khác, chất lượng, nội dung thiết kế kỹ thuật tổng thể và chi tiết không phù hợp với thực tế, không lường hết được biến cố kỹ thuật cũng như sự thay đổi bất thường của môi trường nên phải chỉnh sửa thiết kế hoặc thiết kế lại toàn bộ nội dung. Ví dụ, dự án đường xuyên á phải thiết kế lại gần như toàn bộ, và chậm so với thời gian tiến độ ban đầu là một năm; tiểu dự án đường Tuy Phong- Nha Trang với hợp đồng R100-R200 thì khối lượng công việc tăng lên 30% (Thay đổi đường từ 12,5m lên 18,6m và làm thêm 6 đường tránh).

 

doc25 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2202 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp thu hút và giải ngân ODA, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
luật rất quan trọng, đáp ứng yêu cầu cải cách thể chế của WTO như các luật Đầu tư, Đấu thầu, Phòng chống tham nhũng…cũng như xây dựng được những công trình lớn. Tuy nhiên, tiến độ giải ngân ODA vẫn chưa tạo được sự bứt phá cần thiết. Con số giải ngân kỷ lục này vẫn còn dưới mức Việt Nam cam kết với các nhà tài trợ, và thấp hơn so với mức giải ngân trung bình của các nước khác trong khu vực. Trong năm 2006, Việt Nam chỉ giải ngân được 13,3% tổng nguồn vốn trong các dự án của World Bank, và 5,9% của ADB, so với tỷ lệ tương ứng là 19,3% và 7,29% của các nước ASEAN. Với những yếu kém lâu nay như giải phóng mặt bằng, năng lực cán bộ, sự khác biệt thủ tục...đã khiến những dự án ODA lớn, nhất là tại TP.HCM đang bị chậm trễ và gây lãng phí lớn cho VN. Nếu tỷ lệ giải ngân ODA của Việt Nam chỉ đạt mức như hiện nay, thì phải mất gần 10 năm Việt Nam mới có thể hấp thụ hết các cam kết ODA của 1 năm. Năm 2006, giải ngân ODA của Việt Nam đạt 1,8 tỉ USD, năm 2007 đạt 2,0 tỉ USD và dự kiến năm 2008 sẽ đạt 2,2 tỉ USD. Hiện nay các công trình sử dụng vốn ODA đang được triển khai đúng kế hoạch nên khả năng giải ngân năm 2008 hoàn toàn có thể thực hiện đúng tiến độ. Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 3 tháng đầu 2008, công tác vận động thu hút vốn đầu tư ODA của Việt Nam có nhiều thuận lợi do Việt Nam được đánh giá là một trong những nước sử dụng vốn ODA hiệu quả nhất. Tính đến hết quý I/2008, tổng giá trị ODA ký kết thông qua các hiệp định cụ thể với các nhà tài trợ đạt 369,06 triệu USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2007, trong đó vốn vay đạt 342,69 triệu USD và vốn viện trợ không hoàn lại đạt 26,37 triệu USD. Trong số này có những dự án tài trợ lớn như: ADB tài trợ cho dự án “Đường hành lang ven biển phía Nam thuộc tiểu vùng Mê Kông mở rộng” 150 triệu USD; Nhật Bản tài trợ “Chương trình ngân hàng - tài chính III” 75 triệu USD; dự án “Giáo dục trung học cơ sở vùng khó khăn nhất” trị giá 50 triệu USD, “Chương trình tín dụng hỗ trợ giảm nghèo lần thứ 6” (PRRSC6) trị giá 30,67 triệu USD... Mặc dù gặp nhiều khó khăn do những biến động của thị trường, tình hình lạm phát vẫn gia tăng, nhưng nhờ những nỗ lực và các giải pháp của Chính phủ đề ra nhằm hoàn thiện thể chế về quản lý và sử dụng vốn ODA, tình hình thu hút vốn ODA trong quý 2/2008 vẫn được đánh giá rất khả quan. Theo Vụ Kinh tế đối ngoại Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong quý 2/2008 này Việt Nam sẽ ký với Nhật Bản các Hiệp định trị giá khoảng 1 tỷ USD cho một số dự án cơ sở hạ tầng thiết yếu, ký với Liên minh châu Âu (EU) Hiệp định trị giá 10,8 triệu USD cho Dự án: “Phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam”, ký với Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) Hiệp định trị giá 1,5 triệu Euro (khoảng 2,3 triệu USD) viện trợ không hoàn lại cho Quỹ Đầu tư phát triển đô thị Tp.HCM (HIFU)... Ngoài ra còn một số chương trình, dự án ODA đang hoàn tất thủ tục để đi đến ký  kết. Tuy  nhiên, để cải thiện tình hình thực hiện và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA năm 2008, các ngành các cấp cần quán triệt và thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 02/2008/NQQ-CP ngày 9/1/2008 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán Ngân sách Nhà nước năm 2008. Cụ thể cần tập trung vào 4 điểm sau: Thứ nhất, các ngành, các địa phương tập trung rà soát lại các công trình sử dụng vốn ODA do mình quản lý để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các cơ chế, chính sách nhằm tăng cường năng lực quản lý và sử dụng vốn ODA, đào tạo cán bộ quản lý dự án theo hướng chuyên nghiệp và bền vững. Thứ hai, các địa phương phải tổ chức tốt việc thực hiện Đề án định hướng thu hút và sử dụng nguồn hỗ trợ chính thức (ODA) thời kỳ 2006-2010 và Kế hoạch hành động thực hiện Đề án này. Thứ ba, tổ chức thực hiện tốt Quyết định số 48/2008/QĐ-TTg ngày 3/4/2008 ban hành Hướng dẫn chung lập Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức của Nhóm 5 ngân hàng, gồm: Ngân hàng Phát triển châu Á, Cơ quan Phát triển Pháp, Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản, Ngân hàng Tái thiết Đức, Ngân hàng Thế giới. Phối hợp với 5 nhóm ngân hàng này để thực hiện các giải pháp cấp bách và Kế hoạch hành động cải thiện tình hình thực hiện các chương trình, dự án ODA thời kỳ 2006-2010. Thứ tư, tổ chức thực hiện theo “Khung theo dõi và đánh giá các chương trình, dự án ODA thời kỳ 2006-2010” để có những đánh giá, điều chỉnh kịp thời nhằm hạn chế tình trạng chậm giải ngân và để xây dựng kế hoạch cho những dự án tiếp theo. Cam kết ODA cho Việt Nam năm 2006 đạt 3,75 tỉ USD, năm 2007 là 4,45 tỉ USD, còn cho năm 2008 con số này là 5,426 tỷ USD. Đây là mức cam kết kỷ lục, nâng tổng giá trị ODA cam kết trong 2 năm 2006-2007 đạt gần 9,88 tỷ USD, bằng 49% dự báo cam kết vốn ODA cho cả thời kỳ 2006-2010. 4. Thực trạng và giải pháp 4.1 Thực trạng thu hút và giải ngân ODA Giai đoạn 2006-2010 là thời kỳ Việt Nam thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) lớn nhất do nhu cầu tăng trưởng kinh tế, và đặc biệt đây là giai đoạn Việt Nam bắt đầu thực hiện các cam kết của WTO với tư cách thành viên chính thức. Kết quả vốn ODA dành cho Việt Nam năm 2006 đạt 4,45 tỷ USD, con số cao nhất từ trước đến nay, vượt cả mức kỳ vọng của Chính phủ Việt Nam là 4 tỷ USD và vượt xa mức cam kết 2005 tới 700 triệu USD. Phần lớn sự gia tăng này là do Ngân hàng Phát triển Châu á (ADB) tăng gấp đôi mức tài trợ cho Việt Nam (lên tới 1,14 tỷ USD). Kỷ lục mới về ODA cam kết chính là kết quả của việc trao đổi thông tin minh bạch giữa Chính phủ Việt Nam và các nhà tài trợ. Trong những năm sắp tới nguồn vốn ODA vào Việt Nam tiếp tục tăng và ổn định. Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm giai đoạn 2006-2010 được tập trung vào ba nội dung chính: Kinh tế, xã hội, môi trường. Về xã hội, ODA trong giai đoạn này sẽ được tập trung vào cơ sở hạ tầng xã hội như xây dựng bệnh viện, trường học, tập trung vào các hoạt động xoá đói, giảm nghèo ở vùng sâu, vùng xa nhằm tạo ra sự phát triển đồng đều giữa các vùng miền trong cả nước. Về môi trường, tập trung vào các dự án cải thiện môi trường đô thị, nông nghiệp nông thôn. Việc phát triển kinh tế gắn liền với xoá đói giảm nghềo và bảo vệ môi trường sẽ là nét mới để các nhà tài trợ cam kết tăng vốn ưu đãi ODA cho Việt Nam. Do đó, dự báo trong giai đoạn 2006-2010 Việt Nam sẽ thu hút được khoảng 14-15 tỷ USD (ODA). Bảng : Huy động vốn ODA giai đoạn 2006-2010 Ngành, lĩnh vực Gía trị ODA theo hiệp định 2001-2005 Dự báo giá trị ODA theo hiệp định 2006-2010 Dự báo giá trị ODA cam kết Tỷ USD Tỷ trọng đầu tư Tỷ USD Tỷ trọng đầu tư Tỷ USD Nông nghiệp, thuỷ lợi, thuỷ sản kết hợp với phát triển nông thôn và xoá đói giảm nghèo 1,6 14,6% 2,2-2,5 18%0 2,9-3,3 Năng lượng và công nghiệp 2,1 18,7% 1,9-2,2 16% 2,6-2,9 Giao thông, bưu chính-viễn thông, cấp thoát nước và đô thị 2,9 26,3% 3,6-4,1 30% 4,8-5,5 Y tế, giáo dục và đào tạo, môi trường, khoa học công nghệ và các ngành khác 4,5 40,4% 4,3-4,9% 36% 5,8-6,6 Tổng 11,1 100% 12,0-13,6 100% 16,0-18,2 Những hạn chế trong thu hút và sử dụng vốn ODA Bên cạnh những đóng góp tích cực, việc thu hút và sử dụng ODA trong 12 năm qua cũng có những mặt hạn chế chủ yếu sau: Quá trình tổ chức thực hiện dự án gặp nhiều ách tắc, kéo dài thời gian dẫn đến tốc độ giải ngân vốn ODA chậm. Những ách tắc chủ yếu diễn ra trong các khâu sau: - Giải phóng mặt bằng: Theo tài liệu theo dõi của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì 80% các dự án bị ách tắc, vướng mắc, chậm trễ là do nguyên nhân này. Ví dụ, dự án Đài Truyền hình Việt Nam, thời hạn rút vốn sắp hết mà mới giải phóng xong mặt bằng; dự án nâng cáp quốc lộ 5, thời gian giải phóng mặt bằng lâu gấp 4 lần thời gian thi công công trình, do không có cơ chế thống nhất cho tất cả các địa phương để làm cơ sở giải quyết các vấn đề đền bù. - Công tác đấu thầu: Thời gian tiến hành đấu thầu thường bị kéo dài do Việt Nam mới làm quen với nguyên tắc và điều kiện đấu thầu theo thông lệ quốc tế. Các PMU thường tự đưa ra các yêu cầu ban đầu mà không có sự tham gia của tư vấn chuyên nghiệp nên nhiều dự án gây tranh cãi, thắc mắc trong quá trình chọn nhà thầu hoặc kéo dài thời gian xét thầu. Chất lượng các nhà thầu được lựa chọn thấp, không đáp ứng được yêu cầu của dự án đặt ra. Các PMU không tiến hành xác minh những khả năng của nhà thầu như khả năng tài chính, khả năng kỹ thuật, tiến độ thi công... Vì vậy, khi thực hiện xảy ra tình trạng: nhà thầu không tuân thủ nghiêm ngặt quy trình, nội dung trong bản thiết kế chi tiết để giảm chi phí hoặc cần tăng tiến độ thực hiện thì phía nhà thầu không có khả năng huy động đủ nguồn lực về tài chính, máy móc thiết bị, con người... Giải ngân chậm dẫn tới các hậu quả sau đây: + Giải ngân vốn ODA bị kéo dài làm thay đổi các thông số của F/S của các dự án, dẫn tới làm giảm hiểu quả của dự án, hạn chế khả năng trả nợ, là nguy cơ làm tăng nợ quá hạn cho Chính phủ, làm ùn đọng vốn ODA cam kết và ký kết. + Chậm đưa công trình vào sử dụng gây lãng phí, thất thoát nguồn lực, công trình kém hiệu quả. + Làm giảm tính ưu đãi của vốn vay (rút ngắn thời gian ân hạn, kéo dài thời gian trả phí cam kết). + Làm giảm uy tín của ta đối với các nhà tài trợ về năng lực tiếp nhận và sử dụng ODA, ảnh hưởng trực tiếp đến việc vận động nguồn vốn này. Chất lượng một số công trình sử dụng vốn ODA chưa bảo đảm Phần lớn các chương trình dự án tập trung vào lĩnh vực xây dựng cơ bản. Chất lượng một số công trình sử dụng vốn ODA chưa bảo đảm đúng những tiêu chuẩn định mức của bản thiết kế đặt ra. Ban vận hành phải bỏ chi phí đáng kể ra để bảo dưỡng tu sửa. Nguyên nhân là trong quá trình thực hiện xảy ra thất thoát, lãng phí. Thất thoát trong xây dựng cơ bản hiện nay của Việt Nam chiếm khoảng 20%-30% tổng vốn đầu tư trong từng dự án. Chẳng hạn trường hợp PMU đã không tiến hành xác minh các khả năng khác của nhà thầu như: khả năng tài chính, kỹ thuật, tiến độ thi công nên dẫn đến trường hợp nhiều nhà thầu đã ăn bớt, thay đổi nguyên liệu so với tiêu chuẩn kỹ thuật của bản thiết kế đề ra như công trình quốc lộ 18, nhà thầu thay cát vàng bằng cát đen... Mặt khác, chất lượng, nội dung thiết kế kỹ thuật tổng thể và chi tiết không phù hợp với thực tế, không lường hết được biến cố kỹ thuật cũng như sự thay đổi bất thường của môi trường nên phải chỉnh sửa thiết kế hoặc thiết kế lại toàn bộ nội dung. Ví dụ, dự án đường xuyên á phải thiết kế lại gần như toàn bộ, và chậm so với thời gian tiến độ ban đầu là một năm; tiểu dự án đường Tuy Phong- Nha Trang với hợp đồng R100-R200 thì khối lượng công việc tăng lên 30% (Thay đổi đường từ 12,5m lên 18,6m và làm thêm 6 đường tránh). Một số dự án hỗ trợ kỹ thuật viện trợ không hoàn lại cũng chưa đạt được hiệu quả như mong muốn vì dự án còn nặng về các yếu tố đầu vào (nhập xe con, đi khảo sát ở nước ngoài...), nhẹ về các kết quả đầu ra. Hậu quả là nhiều dự án chồng chéo nhau về nội dung, kết quả dự án không được khai thác và sử dụng một cách thích đáng... Công tác quản lý nhà nước còn nhiều hạn chế Quản lý nhà nước là nguyên nhân bao trùm của những hạn chế trong việc thu hút và sử dụng ODA. Bất cập trong công tác quản lý nhà nước thể hiện ở việc phân cấp, phân định chức năng , nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước; hệ thống chính sách và những văn bản pháp luật liên quan đến vốn ODA; việc thẩm định phê duyệt, bố trí vốn đối ứng, theo dõi, giám sát các dự án ODA... Mức giải ngân vốn ODA trong 10 tháng đầu năm 2009 đã được cải thiện đáng kể (đạt 98% kế hoạch với 1,86 tỷ USD) là do sự điều hành sát sao của Chính phủ, sự nỗ lực vượt bậc của các ngành, các cấp. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 10 tháng đầu năm 2009, mức giải ngân vốn ODA ước đạt 1,86 tỷ USD/1,9 tỷ USD được giao, bằng 98% kế hoạch cả năm 2009. Với kết quả này, mức giải ngân vốn ODA đã được cải thiện đáng kể. Nguyên nhân chính là do sự điều hành sát sao của Chính phủ, sự nỗ lực vượt bậc của các ngành, các cấp trong việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân nguồn vốn ODA theo chủ trương kích cầu của Chính phủ. Năm 2009, tổng vốn ODA được ký kết đạt khoảng 6 tỷ USD. Trong năm 2010, Việt Nam sẽ tiếp thực hiện chính sách thu hút mạnh mẽ nguồn vốn ODA và tăng cường các biện pháp để quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn vốn này. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã xây dựng kế hoạch giải ngân nguồn vốn ODA cho năm 2010 ở mức khoảng 2,5 tỷ USD. Bên cạnh đó, các giải pháp đảm bảo thực hiện kế hoạch ODA năm 2010 đã được Bộ đề ra, trong đó có chỉ đạo thiết lập và vận hành hiệu quả hệ thống theo dõi, đánh giá các chương trình, dự án ODA ở các cấp, làm cơ sở để đưa ra các chính sách và giải pháp phù hợp nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện và nâng cao tỷ lệ giải ngân. Tiến độ giải ngân chậm cụ thể: Có 10 trong tổng số 42 dự án do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ vốn được Tổ công tác ODA của Chính phủ “điểm mặt chỉ tên” là những dự án có tốc độ giải ngân chậm Dự án An toàn Giao thông Đường bộ là cái tên đầu tiên được nhắc đến với khoản vay lên tới 31,7 triệu USD từ ODA, thời gian thực hiện dự án theo cam kết là từ 7/6/2005 đến 31/12/2009, do Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia thực hiện. Song 4 năm đã trôi qua mà dự án mới chỉ giải ngân được 10% tổng số tiền cả dự án, 6 tháng cuối năm sẽ giải ngân nốt 90% số vốn còn lại.  Công tác hỗ trợ thực hiện và tăng cường thể chế bị trì hoãn, quá trình thẩm định kéo dài bởi có quá nhiều cơ quan tham gia vào công tác thẩm định. Sự phối hợp thực hiện giữa các đơn vị này lại không nhịp nhàng. Ủy ban An toàn Giao thông quốc gia được thành lập trên cơ sở 4 bộ ngành, trong đó, Bộ Giao thông vận tải giữ vai trò chủ tịch, các Bộ Y tế, Công an, Giáo dục và đào tạo là những cơ quan thành viên. Nhân sự của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia nằm rải rác ở 4 bộ và chỉ là kiêm nhiệm. Như vậy, công tác tổ chức phức tạp, thiếu hiệu quả là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng chỉ có hơn 3,1 triệu USD trên tổng số 31,7 tỷ USD vốn cam kết của dự án được giải ngân.  Một trong những nguyên nhân của tình trạng chậm trễ kéo dài là do dự án bị mất thêm thời gian thẩm định lại vì phía nhà thầu đưa ra giá dự toán cao hơn giá dự toán đã được duyệt ban đầu. Tương tự dự án Phát triển cơ sở hạ thông Giao thông Khu vực Mekong với 207,7 triệu USD, chỉ còn hơn 3 năm nữa phải hoàn thành nhưng đến nay mới có khoảng 5 triệu USD được giải ngân. Lý do là quá trình ra quyết định và thông qua dự án quá phức tạp. Hiện tại 13 tỉnh và 2 Tổng công ty đường Sắt Việt Nam đang tham gia vào quá trình đánh giá và thanh toán. Mỗi một thanh toán lại phải được thông qua ở cấp tỉnh hoặc Tổng công ty đường sắt rồi sau đó gửi lên Bộ Tài chính để làm thanh toán cuối cùng. Những thủ tục phức tạp trong thanh toán như vậy đã dẫn đến sự chậm trễ trong giải ngân. Một số dự án như Quản lý rủi ro thiên tai, Hỗ trợ nguồn nước của Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, hay Dự án Phát triển Công nghệ thông tin của Bộ Thông tin Truyền thông, cũng có tốc độ giải ngân vốn quá ỳ ạch. Ngoài những nguyên nhân từ phía bộ ngành của Việt Nam, còn có những nguyên do từ phía WB phê duyệt đấu thầu chậm. Trong 5 năm gần đây, Việt Nam luôn được các nhà tài trợ quốc tế dành cho những khoản vay ODA khá lớn, nhằm đầu tư vào những chương trình, dự án có tầm quan trọng với quốc kế, dân sinh. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổng giá trị vốn ODA được ký thông qua các hiệp định giữa Việt Nam với các nhà tài trợ đạt 1,467 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái. Các đối tác cung cấp ODA truyền thống như Nhật Bản, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Ngân hàng Thế giới (WB) vẫn là những nhà tài trợ lớn, chiếm 97% tổng giá trị mới ký kết. Những dự án thuộc lĩnh vực giao thông vận tải (GTVT) và xây dựng hạ tầng tiếp tục nhận được sự trợ giúp, gồm những dự án quy mô lớn, có tác động tích cực đến sự phát triển KT-XH trong khu vực hoặc liên vùng: Dự án đường cao tốc TP Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, trị giá 410 triệu USD; dự án đổi mới nâng cấp cơ sở hạ tầng đô thị Thanh Hóa, trị giá 104 triệu USD; dự án thoát nước TP Hà Nội, trị giá 300 triệu USD; dự án cải thiện môi trường nước TP Hải Phòng, trị giá 218 triệu USD; dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị TP Hà Nội, trị giá 183,5 triệu USD... Các dự án sử dụng vốn ODA đều nhằm vào những mục tiêu lớn, phục vụ những chương trình vì quốc kế, dân sinh và có tính chất lan tỏa rất rộng về mặt xã hội như giao thông, hạ tầng, năng lượng, y tế, giáo dục, xóa đói giảm nghèo... vì vậy sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này là yêu cầu quan trọng. Mức giải ngân thấp và không đều Tổng mức giải ngân của 5 tháng đầu năm nay đạt khoảng 720 triệu USD, bằng 38% kế hoạch cả năm. Điều đáng quan tâm là, mức giải ngân diễn ra không đều giữa các ngành. Theo đánh giá của WB, các dự án thuộc ngành điện có mức giải ngân khá hơn cả, chiếm 50% tổng mức giải ngân của các lĩnh vực; dự án thuộc ngành GTVT, hạ tầng đô thị, giáo dục đào tạo có mức giải ngân thấp hoặc trung bình. Các dự án công nghệ thông tin có mức giải ngân kém nhất. Theo báo cáo của 8 bộ, ngành và 48 tỉnh, thành phố, trong số 556 dự án có báo cáo chỉ có 121 dự án đạt mức giải ngân từ 60% kế hoạch cả năm trở lên. Cụ thể, Bộ GTVT đang chủ trì 38 dự án và đã thực hiện được 1.848 tỷ đồng, đạt 38% kế hoạch. Bộ Y tế quản lý 61 chương trình, dự án đã giải ngân hơn 30% kế hoạch, trong đó có một số dự án mới chỉ đạt trên dưới 10% kế hoạch… Việc triển khai các dự án ODA nhìn chung vẫn trong tình trạng xôi đỗ và khá phức tạp bởi yêu cầu cao về tính đồng bộ, sự khắt khe về tiến độ và sự phối, kết hợp trong quan hệ điều hành giữa cấp vĩ mô với nhà tài trợ, các địa phương cũng như nhà thầu. Việc phê duyệt điều chỉnh dự toán, dự án đầu tư còn chậm vì sự biến động giá vật liệu xây dựng. Có những dự án đang trong giai đoạn đấu thầu nhưng phải hủy bỏ kết quả đấu thầu do năng lực nhà thầu không đạt yêu cầu hoặc có rất ít nhà thầu tham gia nên bị mất tính cạnh tranh. Tình trạng bàn giao mặt bằng chậm từ phía địa phương diễn ra tại nhiều công trình. Một số dự án thuộc Bộ Y tế lại bị ảnh hưởng bởi việc giao vốn đối ứng chậm, việc kiểm soát chi các hoạt động dự án tại kho bạc còn đòi hỏi thủ tục phức tạp; mức lương cho cán bộ thấp nên khó tuyển chuyên gia giàu kinh nghiệm... 4.2 Giải pháp thu hút và giải ngân ODA 4.2.1 Giải pháp thu hút ODA Hỗ trợ phát triển chính thức hay Viện trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance -ODA) đã có lịch sử hơn nửa thế kỷ, phản ánh một trong những mối quan hệ quốc tế giữa một bên là các nước phát triển hoặc các tổ chức quốc tế và bên kia là các nước đang phát triển, thông qua việc cung cấp các khoản viện trợ phát triển. Thực tế sử dụng ODA trên thế giới đã cho thấy, nguồn vốn này sẽ có hiệu quả nếu biết phát huy cao độ tính tự chủ và có sự phối hợp quản lý chặt chẽ; Nó không phải luôn luôn có hiệu quả đối với bất kỳ quốc gia hoặc bất kỳ lĩnh vực nào và có thể để lại gánh nặng nợ nần, khó trả. Vì vậy đối với nước ta, việc nâng cao khả năng thu hút và hiệu quả sử dụng ODA hiện đang là một vấn đề bức xúc, cần có những giải pháp tương thích. Thực hiện chính sách đối ngoại mở rộng, vượt qua những khó khăn và thách thức, chúng ta đã từng bước phá vỡ thế bao vây, cấm vận, mở rộng các mối quan hệ hợp tác với nước ngoài. Kết quả là vị thế của nước ta trên trường quốc tế và khu vực đã thay đổi. Chúng ta đã gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN, tham gia các hoạt động kinh tế đối ngoại, du lịch quốc tế, các quan hệ tài chính quốc tế, các dịch vụ quốc tế... và đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo đà cho các bước phát triển tiếp theo trong thời kỳ mới. Năm 1993, đã đánh dấu sự quay trở lại Việt Nam của các nhà tài trợ song phương và đa phương sau một thời gian ngừng cung cấp các chương trình, dự án viện trợ (trừ một số nước Bắc Âu). Với việc nối lại các chương trình, dự án viện trợ, mỗi năm cộng đồng các nhà tài trợ cam kết cung cấp cho nước ta hơn 2 tỷ USD. Trong giai đoạn 1993-2002, cộng đồng các nhà tài trợ đã cam kết ODA cho Việt Nam với tổng số 22,55 tỷ USD. Trong đó, mức cam kết năm sau cao hơn năm trước và đạt đỉnh điểm trong năm 2002 với 2,5 tỷ USD (bảng 1). Số vốn ODA cam kết nói trên bao gồm viện trợ không hoàn lại, khoảng 15 - 20%, phần còn lại là vốn vay ưu đãi. Các điều ước quốc tế về ODA đã được ký kết trong đó có vốn vay và viện trợ không hoàn lại. Từ nguồn vốn ODA này, nhiều chương trình, dự án đã được thực hiện, góp phần nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội. Các lĩnh vực điện năng; giao thông vận tải, phát triển nông thôn và nông nghiệp (bao gồm cả thuỷ lợi, lâm nghiệp và thủy sản); giáo dục và đào tạo, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, phát triển khoa học và chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến. Nhìn một cách tổng thể, công tác thu hút ODA của nước ta trong 10 năm qua được thực hiện theo đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước là ưu tiên sử dụng nguồn lực này để hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân. Những mặt được trong công tác này có thể kể ra ở đây là: - Công tác thu hút ODA đạt hiệu quả cao, tranh thủ được sự đồng tình và ủng hộ của bạn bè quốc tế đối với chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước, góp phần phá thế bao vây, cấm vận, củng cố và nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế và khu vực. - Chúng ta đã tranh thủ được một nguồn vốn khá lớn có ý nghĩa quan trọng bổ sung cho đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội. - Cải thiện cơ bản và phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, cơ sở hạ tầng xã hội, trước hết là giao thông vận tải và điện năng, góp phần khơi dậy nguồn vốn trong nước và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. - Nguồn vốn ODA đã góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển nông nghiệp và nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo. Các chương trình, dự án ODA đã góp phần cung cấp nguồn tín dụng cho nông dân, tạo ra các ngành nghề phụ, phát triển công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, phát triển giao thông nông thôn, cung cấp nước sạch, xây dựng và nâng cấp hệ thống thoát nước, phát triển lưới điện sinh hoạt, trạm y tế, trường học… Nguồn vốn ODA đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn đã góp phần khơi dậy nguồn lực tại chỗ thông qua việc huy động sự tham gia của người dân trong các dự án phát triển sản xuất và cơ sở hạ tầng, chuyển giao công nghệ và tăng cường năng lực quản lý phát triển. - Nguồn vốn ODA được huy động cho vay lại đã có hiệu quả thiết thực đối với sự phát triển của một số doanh nghiệp; đáp ứng nhu cầu về vốn để đầu tư chiều sâu, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, giải quyết việc làm và cải thiện đời sống của người lao động. Thông qua các chương trình, dự án ODA cho vay lại, một số công nghệ được chuyển giao, giúp các doanh nghiệp đào tạo cán bộ về kỹ năng quản lý, nghiệp vụ chuyên môn và ngoại ngữ. Hiện nay, việc cho vay lại đã được thực hiện ở các lĩnh vực năng lượng, cảng biển, cấp nước, điện, chế biến cao su, sản xuất mía đường… - Nguồn vốn ODA đã góp phần tích cực hỗ trợ ngân sách của nhiều tỉnh và thành phố, khôi phục và phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là đối với các tỉnh nghèo, có nhiều khó khăn. - ODA đã có tác dụng tích cực giúp nước ta tăng cường năng lực, phát triển thể chế trên nhiều lĩnh vực, đào tạo nguồn nhân lực, cải cách hành chính... - Công tác quản lý nhà nước về ODA đã đi vào nề nếp trên cơ sở các văn bản pháp quy ngày một đồng bộ. Bên cạnh những mặt được như trên đã nêu, cũng phải thấy rằng công tác thu hút và sử dụng ODA trong thời gian qua cũng có những mặt chưa được, trong một số trường hợp việc sử dụng ODA còn kém hiệu quả, gây thất thoát và lãng phí. Những yếu kém trong công tác thu hút và sử dụng ODA chủ yếu là: Thứ nhất, trong quan niệm của một số cơ quan và đơn vị thụ hưởng ODA cả ở cấp trung ương lẫn địa phương vẫn còn tư tưởng "ODA thời bao cấp", coi "ODA không hoàn lại là Chính phủ cho, vốn vay ODA là Chính phủ trả nợ". Hậu quả của quan niệm sai lệch này là ra sức tranh thủ nguồn vốn ODA mà không tính toán hiệu quả kinh tế, tính bền vững sau dự án và khả năng trả nợ (đối với chương trình, dự án vay vốn ODA). Thứ hai, công tác quy hoạch thu hút ODA chưa phát huy được vai trò định hướng các nhà tài trợ và các cơ quan thụ hưởng của nước ta vào các lĩnh vực và vùng đích thực ưu tiên sử dụng nguồn lực này. Thứ ba, nhiều cơ quan thụ hưởng ODA của chúng ta chưa phát huy được vai trò làm chủ trong việc thu hút ODA. Trong nhiều trường hợp, các cơ quan thụ hưởng chưa xuất phát từ nhu cầu thực tế mà bị động và phụ thuộc vào nhà tài trợ trong việc hình thành các dự án ODA. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện các dự án ODA, các đối tác trong nước vẫn còn thiếu chủ động, còn trông chờ vào chuyên gia và tư vấn nước ngoài. Thứ tư, các văn bản pháp quy về quản lý và sử dụng ODA chưa được thực hiện nghiêm chỉnh. Theo quy định, đàm phán điều ước quốc tế với nhà tài trợ phải dựa trên cơ sở văn kiện dự án hoặc báo cáo nghiên cứu khả thi được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Song nhiều trường hợp, do tâm lý sợ mất viện trợ, phía Việt Nam đã đàm phán và ký kết điều ước quốc tế với nhà tài trợ khi dự án hoặc báo cáo nghiên cứu khả thi chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTìm hiểu về ODA Việt Nam từ năm 2005-2009.doc
Tài liệu liên quan