Đề tài Giải pháp về nhà ở cho người thu nhập thấp theo hướng tiền chế - Lắp ghép

Ngoài vách thạch cao, thì cũng có nhiều loại vách khác, sử dụng linh hoạt cho những không gian nội thất và yêu cầu kỹ thuật cụ thể, như vách gỗ, vách nhôm – kính, thép – kính, vách bọc nỉ, vách bằng các loại vật liệu composit . Nếu như vách thạch cao được làm giống như một bức tường để tạo sự đồng nhất với các diện tường sẵn có, thì các loại vật liệu khác – đặc biệt là vách gỗ là một sự chủ động để phân định, nhấn mạnh mảng khối trong nội thất nhằm trang trí.

 

Có những vách có tác dụng ngăn cách kín đáo như một bức tường (vách thạch cao), có vách ngăn để cách âm và phân định không gian (vách kính), có vách chỉ đơn thuần ngăn chia tượng trưng, hạn chế tầm nhìn để không bị ảnh hưởng tới công việc (các vách lửng trong các đơn nguyên/block làm việc trong văn phòng).

 

Một điểm chung của các loại vách này là sự linh hoạt, thuận tiện trong thiết kế, lắp dựng và sử dụng, giảm tải trọng lên công trình so với tường xây trát truyền thống.

 

 

doc87 trang | Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 3889 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp về nhà ở cho người thu nhập thấp theo hướng tiền chế - Lắp ghép, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạt được, các cá nhân lại muốn có mức độ tiện nghi cao hơn. Điều đó có thể bao gồm cả việc phá hủy một số ngôi nhà được xây dựng trước đây với các tiêu chuẩn tối thiểu. Giai đoạn 4 :Bắt đầu khi việc nâng cấp quỹ nhà ở đã được thực hiện. Nó được thực hiện qua 2 phương sách. Phương sách thứ 1 là loại bỏ sự bao cấp tràn lan đối với khu vực nhà ở và tập trung sự bao cấp chỉ với những ai hết sức cần sự giúp đỡ đó. Phương sách thứ 2, thích hợp hơn, là khuyến khích sự sỡ hữu nhà. Người ở làm chủ ngôi nhà sẽ giảm bớt gánh nặng cho nhà nước, trước hết bằng sự giảm chi phí của nhà nước cho việc bảo trì nhà cửa. 1.3.3.Chính sách nhà ở cho NTNT Trong luật nhà ở Việt Nam có Điều 6, mục 2,3;Điều 23, mục 2 quy định nhà nước khuyến khích và chủ động đầu tư cho các đối tượng thuộc diện chính sách xã hội và thúc đẩy thị trường bất động sản để đảm bảo chỗ ở cho phù hợp với khả năng thu nhập của các đối tượng khác nhau. Nghị quyết (số 18/NQ-CP) của chính phủ ngày 20/4/2009 có quy định về một số số cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh, phát triển nhà ở cho HS, SV, các cơ sở đào tạo và nhà ở cho công nhân trong các khu công nghiệp tập trung, NTNT tại khu vực đô thị (phụ lục 1). Quyết định (số 66/2009/QĐ-TTg) của Thủ tướng chính phủ ngày 24/4/2009 cũng có quy định cụ thể về việc phát triển nhà ở cho công nhân trong các khu công nghiệp, khu chế xuất (phụ lục 2). Quyết định (số 67/2009/QĐ-TTg) của thủ tướng chính phủ ngày 24/4/2009 có ban hành một số cơ chế, chính sách phát triển nhà ở cho NTNT tại khu vực đô thị. Theo đó nhà nước khuyến khích và ưu đãi đầu tư, xây dựng quỹ đất và quy định tiêu chuẩn thiết kế, bán, cho thuê, thuê mua nhà ở cho NTNT. Quy định thủ tục, đối tượng được mua, quản lý chất lượng công trình, quản lý quỹ nhà (phụ lục 3). 1.4.Thực trạng nghiên cứu nhà ở cho NTNT theo hướng lắp ghép tại Việt Nam 1.4.1.Thực trạng Trước đây, lĩnh vực nhà lắp ghép không được nhìn nhận đúng mức, đại bộ phận chỉ xem nhà lắp ghép là một loại hình nhà tạm bợ, phục vụ một mục đích ngắn hạng. Hình ảnh nhà tiền chế trong mắt công chúng tương tự như một loại hình bao che di động và tạm bợ, có hiệu lực trong khoảng thời gian 2-3 tháng.Giai đoạn gần đây, nhà tiền chế mới trở lại đúng vị trí của nó trong thị trường xây dựng. Xây dựng công trình theo phương pháp truyền thống thì dù tiết kiệm tối đa cũng không thể giảm giá thành được bao nhiêu nếu không giảm theo là chất lượng công trình. Nhà ở theo hướng lắp ghép vẫn chưa được mọi người xem trọng. Ngay cả đối với NTNT, họ vẫn muốn có một ngôi nhà được xây dựng theo phương pháp truyền thống hơn là 1 ngôi nhà lắp ghép tiện nghi. Điều này phụ thuộc tập quán truyền thống của người Việt Nam là xem trọng nơi cư trú, trọng sự ổn định và bền vững. Chính yếu tố này góp phần làm cho vấn nạn nhà ở càng khó giải quyết vì quỹ đất có giới hạn nên hầu như nằm ngoài tầm với của NTNT. Nhiều sản phẩm được đưa ra nhưng không nhận được sự quan tâm của công chúng. 1.4.2.Ưu điểm và nhược điểm của việc lắp ghép Ưu điểm Nói đến lắp ghép là nói đến sản xuất hàng loạt., và gắn liền theo đó là việc giảm gía thành sản phẩm. Sự chuyên môn hóa tăng cao, gía thành đầu tư cho từng cấu kiện và cả tổng thể căn nhà sẽ rẻ hơn nhiều so với phương pháp sản truyền thống. Có 3 lí do chính : Tiết kiệm tiền bạc, tiết kiệm thời gian, sự đa dạng chủng loại. Nhà lắp ghép thông thường tốn ít chi phí cho xây dựng hơn nhà thông thường. Nó cũng nhanh chóng giao sản phẩm hơn cho chủ đầu tư so với loại hình xây dựng truyền thống.Và theo lô-gic, khi mà có nhiều nhà sản xuất thì sự chọn lựa về mẫu mã sẽ phong phú hơn, càng nhiều sự chọn lựa, người mua càng tiếp cận hơn căn nhà mơ ước của mình. Tốc độ hoàn tất nhà cũng là lí do giúp giá thành giảm. Hầu hết nhà lắp ráp được sản xuất tại nhà máy theo dây chuyền lắp ráp, nơi mà công nhân lành nghề lẫn không lành nghề chiếm vị trí như nhau tại cùng một vị trí sản xuất, sử dụng cùng một loại công cụ cao cấp để làm ra các sản phẩm có hiệu quả và chính xác cao hơn khi do một người thợ đơn lẻ làm ra. Nhà lắp ráp được sản xuất quanh năm trong nhà máy, bất chấp về mặt thời tiết và khí hậu. Nhà ở xây dựng theo phương pháp truyền thống , đặc biệt ở những nơi có lượng mưa cao tại Việt Nam, mà Tp.HCM nằm trong số đó, phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết. Nhiều công trình sẽ bị hoãn phần thi công thô (như đổ bêtông sàn, cột , móng…) khi mà lượng mưa quá lớn, và điều này ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ thi công cũng như chi phí nhân công lãng phí và chi phí duy trì máy móc. Và tình trạng thời tiết cũng ảnh hưởng đến việc chuyên chở các vật liệu và máy móc đến công trường. Dây chuyền sản xuất hàng loạt có thể làm giảm giá thành bằng cách sản xuất các bộ phận nhanh hơn, sử dụng lao động giản đơn, mua số lượng lớn vật tư đem lại hiệu quả kinh tế cao. Cách sản xuất này, theo lý thuyết, sẽ cho ra sản phẩm ít bị lỗi hơn phương pháp thông thường. Một khía cạnh giúp tiết kiệm giá thành sản phẩm nữa là không tốn chi phí mất mát và phá hoại. Tại công trường theo phương pháp truyền thống, bao giờ nhà thầu cũng phải tính đến khả năng thất thoát nguyên vật liệu do công nhân lãng phí hoặc do mất cắp, do đó phải thêm chi phí bảo vệ và bảo quản vật tư. Còn đối với phương pháp sản xuất tại nhà máy, là một dây chuyền khép kín có tiêu chuẩn hóa thì việc đảm bảo an toàn vật tư nằm trong khả năng kiểm soát. Nhược điểm Việc sản xuất theo dây chuyền hàng loạt tuy mang lại hiệu quả kinh tế, cho ra số lượng lớn sản phẩm nhưng có một khuyết điểm là các sản phẩm ấy giống nhau, tạo ra sự nhàm chán và đơn điệu, thiếu cá tính và dấu ấn cá nhân. Khi mà đời sống tăng cao thì công chúng sẽ quay lưng đi với những sản phẩm loại này. Mọi người đều muốn cho riêng mình những gì đặc biệt và không bị trùng lặp. Điều này có thể là một thực tế với Nhà Di Động và Nhà Mô-đun, nhưng đối với lại Nhà Tiền Chế thì vấn đề này hiện nay đã được khắc phục. 1.4.3.Các nghiên cứu trong nước theo hướng lắp ghép Về hướng lắp ghép trong công trình nói chung và trong nhà ở cho NTNT nói riêng, nhiều tác giả, đơn vị trong nước cũng có những nghiên cứu đóng góp trong lĩnh vực này : Lê Văn Đực, công ty Vinaconex,…Tuy nhiên, đặc biệt trong lĩnh vực nhà ở cho NTNT, chỉ có một vài đơn vị đầu tư và thi công có quan tâm đặc biệt đến, còn hầu như chưa có một công trình nào nghiên cứu 1 cách thấu đáo. Người viết chỉ mong muốn đem đến một phần nhỏ nghiên cứu nhằm đem lại sự nhìn nhận đúng đắn của các cá nhân và đơn vị hữu trách đến xu hướng này, một xu hướng mà theo người viết sẽ góp phần giải quyết được vấn nạn về nhà ở hiện nay. Kết luận chương I Mọi người đều có quyền có nhà ở tùy theo hoàn cảnh và điều kiện của mình. Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa dẫn theo những hệ lụy là sự hấp dẫn nghề nghiệp dẫn đến sự tập trung đông dân số, nhu cầu nhà ở tăng cao, sự mất ổn định về xã hội, ô nhiễm môi trường…Muốn tạo nên một môi trường ổn định, thịnh vượng, và phát triển thì nhà nước phải giải quyết triệt để được vấn đề nhà ở cho NTNT, hay chính là vấn đề nhà ở cho đại bộ phận người dân. Ngoài các chính sách vĩ mô về quản lý, tài chính, chính sách mà nhà nước đặt ra nhằm tạo điều kiện tối đa về mặt hành chánh, giúp người dân tiếp cận hơn đến với loại hình sản phẩm này, thì điều kiện tiên quyết của nhà ở cho NTNT là giá thành phải rẻ, phù hợp mức thu nhập của NTNT. Khi mà yêu cầu được đặt ra là số lượng sản phẩm nhiều (Do số lượng NTNT chiếm 80% dân số thành phố) và rẻ (phục vụ cho NTNT) thì chỉ có một phương pháp cho đến hiện giờ có thể đáp ứng được là phương pháp sản xuất hàng loạt (mass production) và lắp ráp các cấu kiện sản xuất sẵn tại công trường (Prefab). Xu hướng thiết kế và thi công theo hướng lắp ráp đã đang và sẽ là giải pháp cứu cánh cho vấn đề nhà ở cho NTNT tại tp.HCM hiện nay. Chương II : NHỮNG CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ PHÁT TRIỂN NHÀ Ở THEO HƯỚNG LẮP GHÉP CHO NGƯỜI THU NHẬP THẤP 2.1.Những điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến việc thực hiện công trình[10] 2.1.1.Vị trí địa lý Tp.HCM có tọa độ 10o10’ – 10o38’ Bắc và 106o22’ – 106o54’ Đông, phía Bắc giáp Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai,Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. Nằm ở miền Nam Việt Nam, trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 50km theo đường chim bay.Với vị trí tâm điểm của khu vực Đông Nam Á, Tp.HCM là một đầu mối giao thông quan trọng về cả đường bộ, đường thủy và đường không, nối liền các tỉnh trong vùng và còn là một cửa ngõ quốc tế. Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long, địa hình thành phố thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây.Vùng cao nằm ở phía Bắc – Đông Bắc và một phần Tây Bắc, trung bình 10m đến 25m. Xen kẽ có một số gò đồi, cao nhất lên tới 32m như đồi Long Bình ở Q9.Ngược lại, vùng trũng nằm ở phía Nam – Tây Nam và Đông Nam thành phố, có độ cao trung bình trên dưới 1 m, nơi thấp nhất 0,5m. Các khu vực trung tâm, có một phần quận Thủ Đức, Q2, toàn bộ huyện Hóc Môn và Q12 có độ cao trung bình khoảng 5 tới 10m. 2.1.2.Khí hậu Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, Tp.HCM có nhiệt độ cao đều trong năm và 2 mùa mưa, mùa khô rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 tới tháng 11, còn mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau. Trung bình có 160 đến 270 giờ nắng một tháng, nhiệt độ trung bình 27oC, có 330 ngày nhiệt độ trung bình 25 đến 28oC. Lượng mưa trung bình của thành phố đạt 1.949mm/năm. Một năm có trung bình 159 ngày mưa, tập trung nhiều nhất vào các tháng từ 5 đến 11, chiếm khoảng 90%, đặc biệt hai tháng 6 và 9. Trên phạm vi không gian thành phố, lượng mưa phân bố không đều, khuynh hướng tăng theo trục Tây Nam – Đông Bắc. Các quận nội ngoại thành và các huyện phía Bắc có lượng mưa cao hơn khu vực còn lại. Tp.HCM chịu ảnh hưởng bởi 2 hướng gió chính là gió mùa Tây – Tây Nam và Bắc – Đông Bắc. Gió Tây – Tây Nam từ Ấn Độ Dương, tốc độ trung bình 3,6m/s, vào mùa mưa. Gió Bắc – Đông Bắc từ biển Đông, tốc độ trung bình 2,4m/s, vào mùa khô. Ngoài ra còn có gió tín phong theo hướng Nam – Đông Nam vào khoảng tháng 3 tới tháng 5, tốc độ gió trung bình 3,7m/s. Độ ẩm không khí đạt bình quân /năm là 79.5%. 2.1.3.Địa chất thủy văn Địa chất Tp.HCM bao gồm chủ yếu là trầm tích Pleistocen và Holocen lộ ra trên bề mặt. Trầm tích Pleistocen là lớp trầm tích phù sa cổ hình thành nhóm đất đặc trưng riêng : đất xám. Trầm tích Holocen có nhiều nguồn gốc : biển, vũng vịnh, sông biển, bãi bồi…Ngoài ra còn có “giồng” cát gần biển và đất feralite vàng nâu bị xói mòn trơ sỏi đá ở vùng đồi gò. Về thủy văn, nằm ở hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai, Tp.HCM có mạng lưới sông ngòi kênh rạch đa dạng. Với lưu lượng bình quân 20-500m3/s, hàng năm cung cấp 15 tỉ m3 nước, sông Đồng Nai trở thành nguồn nước ngọt chính. Sông Sài Gòn bắt nguồn từ vùng Hớn Quản, chảy qua Thủ Dầu Một đến Tp.HCM, với chiều dài 200km và chảy dọc trên địa phận thành phố dài 80km. Sông Sài Gòn có lưu lượng trung bình vào khoảng 54m3/s, bề rộng tại Tp.HCM khoảng 225 m đến 370m, độ sâu tới 20m. Nhờ hệ thống kênh Rạch Chiếc, hai con sông Đồng Nai và Sài Gòn nối thông ở phần nội thành mở rộng. Một con sông nữa là sông Nhà Bè, hình thành ở nơi hợp lưu hai sông Đồng Nai và Sài Gòn, chảy ra biển Đông bởi 2 ngả chính Soài Rạp và Gành Rái. Trong đó ngả Gành Rái chính là con đường thủy chính cho tàu ra vào bến cảng Sài Gòn. Ngoài các con sông chính, còn có hệ thống kênh rạch chằng chịt :Láng The, Bàu Nông, rạch Tra, Cầu Bông, Thị Nghè, Lò Gốm, Kênh Tẻ, Tàu Hủ….Hệ thống sông kênh rạch giúp Tp.HCM trong việc tưới tiêu, nhưng do chịu ảnh hưởng dao động triều bán nhật của biển Đông, thủy triều xâm nhập sâu đã gây nên những tác động xấu tới sản xuất nông nghiệp và hạn chế việc tiêu thoát nước ở khu nội thành. Nhờ trầm tích Pleistocen, khu vực phía Bắc Tp.HCM có được lượng nước ngầm phong phú. Nhưng về phía Nam, trên trầm tích Holocen, nước ngầm thường bị nhiễm phèn, nhiễm mặn. 2.1.4.Điều kiện kinh tế - xã hội Tp.HCM chiếm 0.6% diện tích và là thành phố đông dân nhất cả nước với hơn 7 triệu người, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam, là trung tâm kinh tế của cả nước,có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao đã tạo ra mức đóng góp GDP lớn cho cả nước. Có thể nói Tp.HCM là hạt nhân trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và là trung tâm đối với vùng Nam Bộ và là nơi thu hút vốn đầu tư nước ngoài mạnh nhất cả nước. Tp.HCM luôn chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổn thu ngân sách của nhà nước, mặc dù gặp nhiều khó khăn song thu ngân sách của thành phố vẫn không ngừng tăng. Về thương mại, dịch vụ, Tp.HCM là trung tâm xuất nhập khẩu lớn nhất nước. Kim ngạch xuất khẩu ngày càng chiếm tỉ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước. Hoạt động du lịch phát triển mạnh,công suất sử dụng phòng của các khách cao. Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch đã phát huy các phương tiện thông tin đại chúng, nâng cao chất lượng chuyên mục du lịch trên các báo lớn, truyền hình, tăng cường và nâng cao hiệu quả các đợt tham dự hội chợ du lịch chuyên nghiệp khu vực và các thị trường trọng điểm. Tp.HCM là trung tâm tài chính ngân hàng lớn nhất Việt Nam, thành phố dẫn đầu cả nước về số lượng ngân hàng và doanh số quan hệ tài chính và tín dụng. Nhiều dịch vụ tín dụng hiện đại được đưa vào ứng dụng, mạng lưới thanh toán thông qua thẻ ATM được mở rộng. Trong tương lai, Tp.HCM phát triển các ngành kinh tế chủ lực , là địa phương đầu tiên tập trung phát triển các nghành cơ khí gia dụng, sản xuất phương tiện vận tải, chế tạo máy, các nghành công nghiệp cao… và vẫn là đầu mối xuất nhập khẩu, du lịch của cả nước với hệ thống cảng biển phát triển. Việc hình thành các hệ thống giao thông như đường Xuyên Á, đường Đông Tây… sẽ tạo điều kiện cho kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ. Trong quá trình phát triển và hội nhập, Tp.HCM luôn khẳng định vai trò là một trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại dịch vụ của cả nước, là hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, một trong ba vùng kinh tế trọng điểm lớn nhất nước và cũng là vùng động lực cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội ở địa bàn Nam Bộ và cả nước theo chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 2.2.Cơ sở lý thuyết 2.3.Cơ sở công nghệ 2.3.1.Các quan điểm thiết kế kiến trúc theo hướng lắp ráp và thành tựu đạt được a.Quan niệm về bền vững trong thiết kế Trong bối cảnh hiện tại, yêu cầu về phát triển đô thị bền vững ngày càng trở nên cấp thiết trên phạm vi toàn cầu. Đây là một xu hướng tất yếu nhưng quá trình thực hiện không hề dễ dàng với bất kỳ quốc gia nào. Ở nước ta, phát triển đô thị bền vững còn rất nhiều trở ngại khi tỷ lệ dân cư có thu nhập thấp còn cao, phải đối mặt với những vấn đề kinh tế xã hội, văn hoá và môi trường, mối liên hệ giữa phát triển đô thị bền vững và nhà ở bền vững chưa được chú trọng. Đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu nhà ở cho người thu nhập thấp, cùng một số dự án thực tiễn đang được triển khai trên khắp cả nước. Tuy nhiên, nhìn chung mới chỉ giải quyết được bài toán đô thị đơn thuần như: tình trạng thiếu quỹ nhà ở, quỹ đất xây dựng… Hầu như không có những tiêu chuẩn về nhà ở cho người thu nhập thấp, nên những tiêu chí hay khái niệm về nhà ở bền vững vẫn là câu chuyện xa vời. “Nhà ở xã hội’’ hay “Nhà ở cho NTNT” là một khái niệm mới trong thực tiễn cũng như trong các văn bản pháp luật. Gần đây, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, trong đó ghi rõ: đây là loại nhà ở do Nhà nước hoặc tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng cho người thu nhập thấp. “Nhà ở bền vững” cũng là một khái niệm phức tạp, phụ thuộc bối cảnh kinh tế, xã hội và môi trường của từng đô thị, từng khu vực địa lý, quốc gia. Bản thân khái niệm bền vững đối với nhà ở đô thị cũng có vi phạm rất rộng, bao gồm bền vững về mặt kinh tế, văn hoá xã hội, công nghệ môi trường. Các khái niệm hẹp hơn, như nhà ở xanh, nhà ở sinh thái có phạm vi ảnh hưởng thấp hơn so với nhà ở thông thường. Để cụ thể hoá các khái niệm, đánh giá và ứng dụng nhà ở bền vững, nhà ở xanh hay sinh thái, tại các nước trên thế giới đã có một số công cụ như: hệ thống đánh giá công trình xanh cho nhà ở LEED- Mỹ, LEED- Ấn Độ, Casbee- Nhật, Greebuilding Index- Malaysia…bao gồm các tiêu chí rất cụ thể về sử dụng hiệu quả năng lượng, nước và tài nguyên tự nhiên nhằm giảm thiểu tác động môi trường, tăng cường chất lượng ở, nâng cao khả năng ứng phó với các thảm hoạ, biến đổi khí hậu, nâng cao nhận thức cộng đồng về phát triển bền vững, lồng ghép phát triển bền vững và nhà ở… Nhờ các công cụ đánh giá này, các tiêu chí bền vững hoàn toàn có thể định lượng được dưới các dạng thông số cụ thể và khoa học, làm cơ sở nhận định một công trình nhà ở có bền vững hay không và bền vững ở mức độ nào. Nhiều nghiên cứu trên thế giới kết luận: về mặt kỹ thuật, công nghệ môi trường và xây dựng hoàn toàn có thể thực hiện việc thiết kế và xây dựng nhà ở bền vững cho người thu nhập thấp, khó khăn lớn nhất xuất phát từ khía cạnh kinh tế xã hội hơn là kỹ thuật. Một trong những mục tiêu chủ yếu của thiết kế nhà ở bền vững cho người thu nhập thấp là hiệu quả kinh tế. Tổng chi phí từ giai đoạn xây dựng, vận hành sau đó là phá huỷ của nhà ở theo các tiêu chí thiết kế bền vững luôn thấp hơn trong khi các điều kiện về chất lượng, tiện nghi môi trường công trình được đảm bảo, nhưng chi phí đầu tư ban đầu lại có thể cao hơn thiết kế thông thường. Có nghĩa là giá thành nhà ở bền vững sẽ cao hơn. Trong khi ở Việt Nam giá thành nhà ở xã hội vẫn nằm ngoài khả năng tài chính của những người có thu nhập thấp, thì việc ứng dụng thiết kế bền vững cho nhà ở xã hội dường như không mấy khả thi. Thực tế không hẳn như vậy, có rất nhiều tiêu chí bền vững hoàn toàn có thể đạt được mà không làm tăng chi phí đầu tư ban đầu, ví dụ như tiêu chí phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội của Việt Nam. Có thể thấy rõ điều này đối với hai tiêu chí quan trọng: hiệu quả năng lượng và vật liệu “xanh”. Giải pháp thiết kế thụ động, dựa trên nền tảng kiến trúc truyền thống: tận dụng và chế ngự điều kiện khí hậu tự nhiên, giúp đảm bảo điều kiện vi khí hậu trong và ngoài nhà mà không phải tốn thêm chi phí cho các thiết bị cải thiện môi trường sống. Ý nghĩa quan trọng của giải pháp này là hiệu quả kinh tế, đồng thời điều chỉnh mối quan hệ hài hoà giữa hiệu quả năng lượng và chất lượng cuộc sống. Khu nhà ở xã hội Honeycom ở Slovenia là một ví dụ thực tiễn: khu nhà được che nắng và thông gió, sưởi ấm tự nhiên quanh năm bằng hình thức ban công đặc biệt có cấu trúc tổ ong. Thiết kế sáng tạo này đã giảm đáng kể chi phí cho các thiết bị làm mát vào mùa hè và sưởi ấm vào mùa đông. Bên cạnh đó, lựa chọn vật liệu sẵn có ở địa phương, giá thành thấp, sử dụng hiệu quả năng lượng và thân thiện môi trường cũng là giải pháp quan trọng liên quan đến hiệu quả kinh tế nhà ở cho người thu nhập thấp, đáp ứng tiêu chí vật liệu “xanh”. Ví dụ, trong một số dự án nhà ở xã hội trên thế giới, vật liệu tre (dự án nhà ở bằng tre ở Ecuador), bao tải cát (nhà ở tường bao tải cát ở Nam Phi), vật liệu phế thải như thảm cũ, gỗ thùng chứa hàng… đã được sử dụng như vật liệu xây dựng, đáp ứng tiêu chí bền vững mà không làm tăng thêm chi phí xây dựng công trình ban đầu. Ngoài ra, thiết kế bền vững nhà ở cho người có thu nhập thấp cũng tính đến hiệu quả sử dụng lâu dài, thiết kế ban đầu có quy mô nhỏ để đảm bảo chi phí thấp, sau đó có thể mở rộng một cách linh hoạt và dễ dàng mà không ảnh hưởng đến các thành phần chức năng của công trình. Ví dụ như khu nhà ở xã hội ở Quita Monroy ở Chi Lê, riêng giá thành đất xây dựng cao gấp 3 lần so với khả năng tài chính của người thu nhập thấp. Vì vậy, nên khu nhà được thiết kế một cách rất sáng tạo với một nửa căn hộ được xây dựng trước, phù hợp với khả năng tài chính của người nghèo, khi có điều kiện họ có thể xây tiếp phần còn lại. Đây  cũng là một kinh nghiệm rất thiết thực cho Việt Nam. Gần đây, Viện quy hoạch và xã hội của Đức đã áp dụng các tiêu chuẩn bền vững để đánh giá 475 nhà ở điển hình tại Hà Nội. Hệ thống đánh giá rất sát với điều kiện Việt Nam khi hầu hết các tiêu chí bền vững có liên quan đến khía cạnh kinh tế- xã hội. Khảo sát cũng nhận định: một số khu nhà ở mới được xây dựng từ năm 2000- 2002, đáp ứng tiêu chuẩn mới nhất của Bộ Xây dựng nhưng không đáp ứng được tiêu chuẩn thiết kế bền vững. Qua đó, có thể thấy rằng việc xây dựng tiêu chuẩn bền vững cho nhà ở trong đó bao gồm nhà ở xã hội cho Việt Nam là rất cần thiết. Chúng ta có lợi thế là các tiêu chuẩn hay công cụ đánh giá nhà ở bền vững đã được nhiều nước đi tiên phong, việc học hỏi và ứng dụng hệ thống tiêu chuẩn này với điều kiện Việt Nam là có thể thực hiện được. Tuy nhiên, cần phải hiểu được vấn đề cốt lõi của thiết kế bền vững cho nhà ở xã hội là sự cân bằng giữa lựa chọn thiết kế bền vững và hiệu quả kinh tế. Nhà ở bền vững phù hợp với khả năng của người có thu nhập thấp ở mức độ nào cần phải có những nghiên cứu và áp dụng thực tiễn từ quá trình thiết kế, xây dựng, vận hành công trình. Yếu tố sáng tạo với mục tiêu giảm lệ thuộc vào thiết bị và công nghệ cũng góp phần quan trọng cho sự thành công trong thiết kế nhà ở xã hội. Ngoài ra, để tính khả thi cao hơn cũng cần có những chính sách hỗ trợ của Chính phủ và các tổ chức kinh tế khác, có thể lồng ghép hiệu quả các tiêu chuẩn bền vững đối với những dự án nhà ở xã hôi. b.Thành tựu đạt được trong lĩnh vực nhà ở cho NTNT -Công ty Xuân Mai Công ty cổ phần bê tông và xây dựng Vinaconex Xuân Mai (Địa chỉ: xã Thuỷ Xuân Tiên, Chương Mỹ, Hà Nội), tiền thân là Nhà máy bê tông tấm lớn Xuân Mai do Liên Xô (cũ) giúp đỡ xây dựng. Được thành lập ngày 29/11/1983 với nhiệm vụ chính là sản xuất các cấu kiện bê tông đúc sẵn theo công nghệ bê tông tấm lớn để cung cấp cho xây dựng nhà lắp ghép tại Xuân Mai và Thủ đô Hà nội. Giai đoạn 1983 - 1987, hàng loạt các nhà chung cư sử dụng công nghệ lắp ghép tấm bê tông lớn của Công ty đã được xây dựng tại Thanh Xuân, Nghĩa Đô (Hà Nội), góp phần giải quyết khó khăn về nhu cầu nhà ở cho các hộ gia đình thủ đô thời kỳ bao cấp. Với nền tảng truyền thống đó, Công ty bê tông Xuân Mai luôn xác định phải tìm kiếm công nghệ sản xuất sản phẩm có giá trị công nghệ cao phục vụ cho ngành xây dựng phù hợp với chủ trương CNH – HĐH đất nước. Từ năm 1996 với sự giúp đỡ của Bộ xây dựng và Tổng công ty Vinaconex, Công ty đã nhập dây chuyền bê tông dự ứng lực PPB của cộng hoà Pháp để sản xuất các cấu kiện nhỏ phục vụ cho xây dựng nhà ở. Đây cũng là những bước đi đầu tiên trong việc ứng dụng công nghệ mới của Công ty. Để đưa ra những sản phẩm tốt nhất, Công ty đã cùng với các viện, các trường đại học nghiên cứu cải tiến để sản xuất các sản phẩm theo công nghệ này cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam, đặc biệt là đã đưa và ứng dụng thành công để xây dựng hàng vạn căn nhà giá rẻ cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Theo các chuyên gia xây dựng, cả thời gian thi công và giá thành căn hộ sẽ giảm nhiều nếu ứng dụng tốt các loại vật liệu và công nghệ xây dựng mới. Ông Dương Văn Mậu, Giám đốc Công ty CP tư vấn thiết kế Vinaconex Xuân Mai, cho biết, để có thể làm được căn hộ giá 200 triệu đồng, công ty phải dùng công nghệ bê-tông tiền chế dự ứng lực, khi dùng kết cấu khung bê-tông, còn tường sẽ được ráp bằng các tấm bê-tông dự ứng lực đã được đúc sẵn. Ngoài ra, việc sử dụng gạch block (đúc bằng hỗn hợp đá mạt, xi-măng, cát mà không phải nung) cũng tiết kiệm được 30% giá thành so với loại gạch nung, chưa kể loại gạch này còn thân thiện với môi trường. Móng của các tòa nhà ở xã hội được Vinaconex xây dựng bằng kết cấu khung chịu lực để giảm giá thành... Ngay cả tầng hầm cũng được sử dụng công nghệ lắp ghép. “Giá thành nhà chúng tôi xây đã giảm đáng kể vì sử dụng các loại vật liệu phù hợp, công nghệ xây dựng mới toàn bằng máy móc mà chất lượng không thua so với làm nhà bằng vật liệu và công nghệ truyền thống”, ông Mậu nói. -Công ty Việt Hà Pháp Ông Hồ Minh Phương, Phó giám đốc Công ty TNHH dịch vụ - thương mại - xuất nhập khẩu Việt Hà Pháp, cho biết, công ty đang phối hợp với Công ty CP Minh Nghĩa (công ty chuyên sản xuất các loại gạch nhẹ) để xây dựng một dự án căn hộ giá rẻ, không quá 20.000 USD một căn hộ 60m2 tại TP.HCM. Ban đầu dự án này sẽ bán cho nhân viên của hai công ty, nếu thành công sẽ mở rộng bán ra ngoài thị trường. Để làm được dự án này, công ty sẽ sử dụng các loại gạch nhẹ, sử dụng công nghệ lắp ghép, tấm 3D… Theo ông Nguyễn Văn Hiệp, Giám đốc Sở Xây dựng TP HCM, hiện có 30 doanh nghiệp đăng ký xây dựng khoảng 50 dự án nhà ở xã hội, nhà giá rẻ, nhà lưu trú cho công nhân, sinh viên. “Việc ứng dụng vật liệu, công nghệ xây dựng mới là rất tốt. Tuy nhiên, các nhà đầu tư phải nghiên cứu kỹ xem có phù hợp với điều kiện ở Việt Nam không. Ví dụ như tấm 3D phải tính toán thêm về tính chịu lửa…”, ông Hiệp khuyến cáo. -Công ty Đất Lành Bộ Xây dựng vừa có công văn gửi Cty CP Bêtông và Xây dựng Vinaconex, Cty TNHH Địa ốc Đất Lành "hiến kế" cho ra đời một mẫu nhà cho người thu nhập thấp phù hợp nhất. Bên cạnh việc chia nhỏ nhà để bán rất thành công mà Cty Đất Lành đã thực hiện thì mô hình nhà lắp ghép bằng các cấu kiện bêtông đúc sẵn mà Cty CP Bêtông và Xây dựng Vinaconex đang triển khai được đánh giá là rất khả quan cả về giá thành và tiến độ xây dựng. CTCP Bêtông và Xây dựng Vi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNghiên cứu khả năng ứng dụng nhà tiền chế - lắp ghép cho hộ có thu nhập thấp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.doc