Đề tài Giải phát nâng cao hiệu quả tín dụng ở doanh nghiệp nhà nước tại Sở giao dịch ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn

 

CHƯƠNG I. DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNGNGÂN HÀNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC 3

I. Doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam 3

1. Khái niệm và các đặc điểm của doanh nghiệp nhà nước 3

1.1. Khái niệm doanh nghiệp nhà nước 3

1.2. Các đặc điểm kinh tế của doanh nghiệp nhà nước 4

1.2.1. Sở hữu về vốn 4

1.2.2. Đặc điểm về sản xuất. 5

1.2.3. Khả năng tài chính 6

1.2.4. Đặc điểm về quản lý 7

2. Phân loại doanh nghiệp nhà nước. 7

3. Vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường 8

II. Tín dụng nâng hàng và vai trò của tín dụng ngân hàng đối với DNNN. 10

1. Tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế thị trường 10

1.1. Tín dụng ngân hàng đáp ứng đủ nhu cầu vốn để duy trì quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh được liên tục và ngày càng mở rộng. 11

1.2. Tín dụng ngân hàng tác động có hiệu quả đến nhịp đo phát triển, thúc đẩy cạnh tranh trong nền kinh tế và góp phần tạo nên một cơ cấu kinh tế hợp lý. 11

1.3.Tín dụng ngân hàng là công cụ tài trợ đắc lực cho các ngành kinh tế kém phát triển và những ngành kinh tế mũi nhọn. 11

1.4. Tín dụng ngân hàng là đòn bẩy kinh tế quan trọng thúc đầy quá trình mở rộng mối quan hệ giao lưu quốc tế. 12

1.5. Tín dụng ngân hàng có vai trò quuyết định đến sự ổn định của lưu thông tiền tệ. 12

1.6. Tín dụng ngân hàng có vai trò kiểm soát đối với nền kinh tế. 13

2. Vai trò và hiệu quả cảu tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhà nước ở nước ta. 14

2.1. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhà nước. 14

2.1.1. Tín dụng ngân hàng góp phần hình thành cơ cấu vốn tối ưu cho doanh nghiệp. 14

2.1.2. Tín dụng ngân hàng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh. 14

2.1.3. Tín dụng ngân hàng giúp các DNNN tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả. 15

2.1.4. Tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá các DNNN hiện nay. 16

2.2. Hiệu quả tín dụng với doanh nghiệp nhà nước. 16

2.3. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả tín dụng với doanh nghiệp nhà nước. 18

2.3.1. Về phía ngân hàng. 18

2.3.2 Về phía DNNN 18

III. Một số cơ chế chính sách có tác động trực tiếp đến nâng cao hiệu quả tín dụng đối với DNNN 19

1. Thực trạng các DNNN hiện nay 19

2. Một số cơ chế chính sách có tác động trực tiếp đến nâng cao tín dụng với DNNN. 20

2.1 Phát huy mạnh hơn mọi nguồn lực của DNNN. 20

2.2 Đối với công tác tín dụng 20

2.2.1 Trước hết tập chung giải quyết những tồn tại cũ 22

2.2.2 Lập lại trật tự kỷ cương trong môi trường kinh doanh mở 22

2.2.3 Những cải cách tăng cường sức mạnh và khả năng cạnh tranh cuả khu vực tài chính ,tín dụng nhằm thúc đẩy cải cách và nâng cao hiệu quả tín dụng đối với DNNN 22

Chương II. Thực trạng hoạt động tin dụng đối với dnnn tại sở giao dịch nhno và ptnt I 24

I. Khái quát tình hình kinh doanh của cơ sở giao dịch 24

1. Khái quát quá trình hoạt động 24

2. Phạm vi hoạt động của đối tượng khách hàng 25

II. Thực trạng hiệu quả tín dụng đối với DNNN tại sở giao dịch NHNo &PTNT 26

1. Tình hình hoạt động chung của các DNNN hiện nay 26

2. Hoạt động tín dụng tại sở giao dịch 28

2.2. Sử dụng vốn 30

2.2.1. Quan hệ giữa huy động và sử dụng vốn 30

2.2.2. Đầu tư tín dụng tăng trưởng liên tục, cơ cấu đầu tư từng bước được điều chỉnh phù hợp với định hướng phát triển của nền kinh tế và hoạt động ngân hàng 31

2.2.3. Tăng cường tín dụng tài trợ góp phần thúc đẩy hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ 31

2.2.4. Ưu tien cho vay trung và dài hạn vì sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước 32

2.3. Nợ quá hạn 32

3. Những mặt được và những mặt còn tồn tại trong hoạt động tín dụng với doanh nghiệp Nhà nước tại sở giao dịch NHNN và phát triển nông thôn Việt Nam 34

3.1. Những kết quả đạt được công cuộc phát triển kinh tế thủ đô và bước đầu đạt được một kết quả song trong những năm qua công tác tín dụng còn một số tồn tại nhất định 34

CHƯƠNG III. NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TẠI SỞ GIAO DỊCH NHNN0 & PTNT 37

I. Dịnh hướng tín dụng trong năm tới của sở giao dịch NHNN &PTNT 37

1. Phương hướng hoạt động tín dụng với DNNN 37

3. Quan điẻm nâng cao hiệu quả tín dụng với DNNN 38

II. Những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng đối với DNNN tại sở giao dịch NHNN &PTNTVN 39

1. Các giải pháp về phía sở giao dịch 39

1.1. Giải pháp về huy động vốn 39

1.2. Đa dạng các hình thức tín dụng, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng 40

1.3. Nâng cao chất lượng nghiệp vụ đánhgiá khách hàng để mở rộng tín dụng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 40

1.4. Hoàn thiện và nghiêm túc chấp hành quy trình nghiệp vụ cho vay 41

1.5. Tăng cường hiệu lực công tác kiểm tra kiểm soát 42

1.6.Thực hiện việc trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý ruiruo trong hoạt động ngân hàng 43

1.7. Tăng cường công tác quản lý và giải quyết nợ quá hạn 43

1.8. Từng bước quy chuẩn, đào tạo lại đội ngũ cán bộ 43

1.9. Xây dựng và hoànthiẹn hệ thống thu thập, xử lý, phân tích thông tin 44

3. Các giải pháp về phía DNNN 44

III. Một số kiến nghị 44

1. Với sở giao dịch NHN0&PTNT 44

2. Với ngân hàng Nhà nước Việt Nam 45

3. Những kiến nghiệp đối với Nhà nước 46

KẾT LUẬN 48

 

 

 

doc52 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1144 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải phát nâng cao hiệu quả tín dụng ở doanh nghiệp nhà nước tại Sở giao dịch ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơn giản thu hút nhiều khách hàng nhưng vẫn phải đảm bảo các nguyên tắc tín dụng, đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả và phát triển. - Đối với sự phát triển xã hội: tín dụng phục vụ sản xuất và lưu thông hàng hoá, góp phần giải quyết việc làm, khai thác khả năng tiềm tàng trong nền kinh tế, thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, giải quyết tốt các quan hệ tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng kinh tế. - Đối với ngân hàng thương mại: với phạm vi, mức độ, giới hạn tín dụng phải phù hợp với quy định thể lệ của bản thân ngân hàng đó, đảm bảo nguyên tắc hoàn trả đúng hạn cả gốc và lãi, hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro trong quá trình hoạt động và cạnh tranh trên thương trường, mang lại lợi nhuận và đảm bảo thanh khoản cho ngân hàng. Có thể nói hiệu quả tín dụng là khái niệm cụ thể, thể hiện được qua các chi tiêu tính toán như kết quả kinh doanh, thời hạn cho vay hợp lý, lãi suất cho vay phù hợp, nợ qú hạn, phương pháp thu nợ, chi phí thấp nhất…. Nhưng cũng trừu tượng thể hiện qua khả năng thu hút khách hàng, tác động đến nền kinh tế … và là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp. Để có hiệu quả tín dụng, quan hệ tín dụng phải được thiết lập trên cơ sở sự tin cậy và uy tín của ngân hàng trong hoạt động. Hiểu đúng bản chất và phân tích, đánh giá đúng hiệuquả tín dụng cũng như xác định chính xác các nguyên nhân tồn tại của hiệu quả tín dụng đối với DNNN sẽ giúp ngân hàng tìm được biện pháp quản lý thích hợp để có thể đứng vững trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay. 2.3. ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả tín dụng với doanh nghiệp nhà nước. 2.3.1. Về phía ngân hàng. Nâng cao hiệu quả tín dụng với DNNN làm tăng khả năng cung cấp dịch vụ của các NHTM do tạo thêm nguồn vốn từ việc tăng vòng quay của vốn tín dụng và thu hút được nhiều khách hàng bởi các tình thức của các sản phẩm dịch vụ, tạo ra những hình ảnh tốt về biểu tượng và uy tín của ngân hàng cùng sự trung thành của khách hàng. Nâng cao hiệu quả tín dụng đối với DNNN còn giúp ngân hàng thực hiện hai mục tiêu mà bất cứ ngân hàng nào cũng phải đặt ra, đó là lợi nhuận và an toàn. Thật vậy, hiệu quả tín dụng làm tăng khả năng sinh lợi của các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng do giảm được sự chậm trễ, giảm chi phí nghiệp vụ, chi phí quản lý và các chi phí thiệt hại do không thu hồi được vốn vay. Nó cũng giúp ngân hàng xây dựng được cơ cấu tái sản có thích hợp, phù hợp với tài sản nợ. Hơn nữu, DNNN thuộc sở hữu nhà nước cho nên việc cấp tín dụng cho các doanh nghiệp này xét về khía cạnh an toàn là cao hơn so với các loại hình doanh nghiệp khác. Sự an toàn của doanh nghiệp cũng tăng lên do nguồn vốn tự có tăng từ lợi nhuận bổ sung vì ta biết chức năng quan trọng nhất của vốn tự có là chức năng bảo vệ. Nâng cao hiệu quả tín dụng với DNNN còn giúp ngân hàng nâng cao trình độ nghiệp vụ tín dụng, có thêm nhiều kinh nghiêm quý báu, xử lí nhanh các tình huống xẩy ra, có khả năng phán đoán tốt, từ đó dẫn đến nâng cao uy tín ngân hàng, mở rộng rộng thị phần tạo môi trường thuận lợicho hoạt động ngân hàngđồng thời thực hiện tốt nhiệm vụ chính sách của đảng và nhà nước trong quátrình công nghiệp hoá, hiện đạihoá đất nước. 2.3.2 Về phía DNNN Khi hiệu quả tín dụng được nâng lên, các doanh nghiệp sẽ có được những khoản vốn vay từ ngân hàng với thủ tục đơn giản,lãi suất ưu đãi hơn giúp doanh nghiệp mở rộng kinh doanh, tăng lợi nhuận xứng đáng với vai trò chủ đạo trong nên kinh tế. III. Một số cơ chế chính sách có tác động trực tiếp đến nâng cao hiệu quả tín dụng đối với DNNN 1. Thực trạng các DNNN hiện nay Nhà nước đã sắp xếp, chấn chỉnh các DNNNtheo thu hệp nhằm nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNN, năng suất chất lượng hiệu quả, nhưng thực tế vẫn còn có DNNNcó mực vốn điều lệ dưới 01 tỷ đồng. Theo báo cáo của tổng cục thống kê hiện nay vẫn còn 50%DNNN có quy mô vốn điều lệ dưới 01 tỷ VND nên năng lực sản xuất kinh doanh gặp khó khăn do thiếu vốn để hoạt động nên các DNNN phải vay để sản xuất kinh doanh và qua thực tế cho thấy 80% vố cho hoạt động của các doanh nghiệp là vốn vay ngân hàng. còn vốn tự có của các doanh nghiệp ít ỏi, vốn ngân sách cấp thì nhỏ giọt, kể cả các công trình đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguôn vốn ngân sách, trong khi đótình trạng máy móc, thiết bị chắp vá và nhà xưởng phục vụ cho sản xuất lạc hậu,đang là tở ngại cho việc nâng cao trình độ công nghệ và khả năng cạnh tranhđể đáp ứng yêu cầu công nghệ hoá. Chính vì vậy, một dự án vay vốn trung, dài hạnđể đổimới công nghệ hay mở rộng sản xuất của doanh nghiệp có tính khả thi và tính thực hiện là khó khăn khi đi vào thựchiện vì khả năng tài vì chính của doanh nghiệp có hạn so với yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Còn các phương án SXKD ngăn hạn thì xảy ra tình trạng chiến dụng vốn chiếm dụng lẫn nhau, hiện nay tình trạng chiến dụng vốn lẫn nhau của các doanh nghiệp trở nên báo động, qua báo cáo tài chính của doanh nghiệp, tình trạng chiếm dụng vốn đã làm năng lực tài chính của doanh nghiệp giảm sút. Vì vậy việc xem xét hiệu quả sản xuất và thẩn định dự án, phương pháp sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là DNNN rất quan trọng để quyết định cho vayvà phải đảm bảo an toàn vốn tín dụng của các NHTM. Trình độ quản lý của các cán bộ quản lý doanh nghiệp còn nhiều bất cập khi sự yếu kém của doanh nghiệp còn do chính nhưngx người lãnh đạo doanh nghiệp cố ý làm trái, hoặc cố ý tham nhũng có những doanh nghiệp dùng vốn vay ngân hàng để thanh toán công nợ, để mua bắt đoọng sản hoặc dùng vào việc khác sai với mục đích sử dụng vốn vay ngân hàng, mà không quan tâm đến những nguyên tắc tín dụng. Thực tế là các DNNN có thể mở tài khoản và vay vốn được ở các NHTMQD và NHTM cổ phần khác nhau do đó khả năng quản lý tình trạng tài chính và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đối với ngân hàng là khó khăn. Trong khi đó việc đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian vừa qua với ngân hàng cũng gặp không ít khó khăn vì các doanh nghiệp thường cung cấp thông tin tài chính thiếu trung thực dẫn đến ngân hàng đánh giá sai về tình hình tài chính của doanh nghiệp, gây nên việc cho vay của ngân hàng kém hiệu quả, thậm chí có mám vay không có khả năng thu hồi, mất vốn… 2. Một số cơ chế chính sách có tác động trực tiếp đến nâng cao tín dụng với DNNN. 2.1 Phát huy mạnh hơn mọi nguồn lực của DNNN. Để phát huy mạnh mẽ nội lực cần phải sép xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả kinh tế nhà nược tạo mọi điều kiện cho DNNN có cơ hội mở mang thị trường, tiếp cận với các nguồn vốn, công nghệ mới mặt khác tạo môi trường và cơ chế thúc đẩy các doanh nghiệp, các ngành và địa phương phát huy lợi thế, nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả, bảo đảm trật tự kỷ cương pháp luật. Theo hướng đó trong năm tới cần thực hiện tốt các chủ trương, chính sách đưới đây: Tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho mọi thành phần kinh tế phát huy hêt khả năng của mình để đầu tư phát triẻn SXKD. Đối với với DNNNtrên cơ sở tổng kết thực tiễn Chính phủ đã có đề án trình Bộ chính trị ra nghị quyết đẩy mạnh việc thực hiện chủ trương xắp xếp đôỉ mới phát triển nhằm nâng cao hiệu quả của DNNN, góp phần đảm bảo vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước .Năm 2001 phải đánh dấu một bước tiến quan trọngtrong việc thực hiện các chủ trương đóvới sự nhất trí và quyết tâm caohơn.Tiếp tục giải quyết những vướng mắc để đẩy nhanh và nâng cao hiệu quả,cổ phần hoá,tích cực thực hiện chủ trương được giao, quản lí, khoán kinh doanh,bán cho thuê những doanh nghiệp vừa và nhỏ, không cần duy trì hình thức sở hĩu và quản lí cũ. Để xử lí những doanh nghiệp thua lỗ kéo dài mà không thể chuyển đổi sang hình thức khá, cần sửa đổi ,bổ sung luật phá sản doanh nghiệp đổi mới cơ chế quản lí DNNN theo hướng nâng cao quyền tự chủ,tự chịu trách nhiệm về tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phân định rõ chức năng chủ sở hữu vốn nhà nước và trách nhiệm của người sử dụng vốn tại doanh nghiệp,cùng với việc chuyển các DNNN sau khi cổ phần hoá sang hoạt động theo quy định về công ty cổ phần trong luật doanh nghiệp, thực hiện chủ trương chuyển doanh nghiệp kinh doanh 100%vốn nhà nước thành công ty trách nhiệm hưũ hạn, một số chủ sở hữu theo luật doanh nghiệp .Nghiên cứu và thí điểm hình thức công ty đầu tư tài chính nhà nước thực hiện vốn nhà nước thay cho chế độ cơ quan hành chính chủ quản. Tiến hành một bước xắp xếp lại và đổu mới quản lí các tổng công ty là chủ đầu tư chính và các đơn vị thành viên chuyển sanhg kinh tế thị trường, nhà nước không còn bao cấp cho DNNN như trước,chính phủ đã tạo hành lang pháp lý cho doanh nghiệp hoạt động, luật DNNN được quốc hội họp và thông qua. Nghị định 59/CP ngày 3/10/1996 của chính phủ ban hành qui chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với DNNN,nghị định 50/CP ngày 28/8/1996 của chính phủ về thành lập, tổ chức lại, giải thể và phá sản DNNN và một loạt các thông tư hướng dẫn các nghị định của chính phủ ... 2.2 Đối với công tác tín dụng Trong thời gian tới nâng cao chất lượng tín dụng là trọng tâm hàng đầu của NHTM, nó vừa quyết định vận mệnh sống còn cuả mỗi đơn vị trong hệ thống ngân hàng ở nước ta, vừa là yếu tố khách quan và phải giải quyết ở nhiều khía cạnh khác nhau: 2.2.1 Trước hết tập chung giải quyết những tồn tại cũ Tập trung nợ quá hạn nhất là những món nợ do nguyên nhân chủ quan gây nên, xử lý theo đúng chỉ thị số 14 ngày21/11/1996 của thống đốc ngân hàng nhà nước về thực hiện các biện pháp cấp bách nhằm đảm bảo chất lượng hoạt động tin dụng ngân hàng . * Chấn chỉnh một bước hồ sơ cho vay đối với từng khách hàng, đảm bảo đủ tính pháp lý trong thể lệ cho vay đã quy định . * Tăng cường công tác thanh tra,kiểm tra ,tập chung kiểm tra chéo ở mỗi địa bàn, mỗi vùng lãnh thổ dưới nhiều hình thức khác nhau, phát hiện và sử lí kịp thời những vụ việc trong cho vay, nhất là những món nợ quá hạn :đảm bảo đủ số liệu đầy đủ độ tin cậy giữa ngân hàng và khách hàng mỗi món vay được theo dõi cho đến khi thu hết nợ :đồng thời tổ chức phân loại nợ ,phân loại khách hàng khi cho vay 2.2.2 Lập lại trật tự kỷ cương trong môi trường kinh doanh mở Bố trí lại người đứng đầu ở những đơn vị có nhiều yếu kém, ổn định và sắp xếp lại tổ chức trong nội bộ NHTM tạo điều kiện thuận lợi cho mỗi cán bộ tự giác làm việc với tinh thần trách nhiệm cao. Nhất là cán bộ tín dụng phải tự nghiêm khấc với chính bản thân mình, vì thế nâng cao được chất lượng tín dụng , đọ an toàn cho vay khá cao ,đành rằng cũng có rủi ro nhưng tỷ lệ nhỏ . 2.2.3 Những cải cách tăng cường sức mạnh và khả năng cạnh tranh cuả khu vực tài chính ,tín dụng nhằm thúc đẩy cải cách và nâng cao hiệu quả tín dụng đối với DNNN Tự do hoá hơn các quy tắc hoạt động của các định chế cho vay và ấn định lãi suất nhằm tăng cường trách nhiệm đối với các khoản cho vay. tạo quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của TCTD Giảm bớt chương trình tín dụng có chỉ đạo và mang tính chính sách, tách tín dụng thương mại ra khỏi tín dụng chính sách .Vừa qua ngân hàng thế giới cho biết ,đến năm 2002 WB tại Việt nam sẽ ngừng cho vay các khoản cho vay ưu đãi với các các DNNN để đẩy mạnh khả năng cạnh tranh độc lập của các doanh nghiệp này .các doanh nghiệp phải tự chủ về tài chính đồng thời tạo điều kiện cho ngân hàng hoạt động theo cơ chế thị trường các cố gắng cải cách chính sách của nhóm ngân hang thế giới đang hướng vào ba giải pháp chính để tào môi trường kinh doanh lành mạnh .Đó là xoá bỏ những ưu tiên đặc biệt cho khu vực DNNN ,khắc phục những khẩ năng sử dụng tín dụng và các dịch vụ ngân hàng hạn hẹp ,thay đổi cơ chế thương mại có nhiều hạn chế và tính dự báo kém WB sẽ tiếp tục hỗ trợ cùng các ngành chức năng của Việt nam hoàn thiện cơ chế giám sát các thay đổi tín dụng ngân hàng và hỗ trợ ngân sách theo quý cho 200DNNN lớn nợ nhiều :tăng cường các mức hạn chế tín dụng ngân hàng cho các doanh nghiệp này .Thực hiện kế hoạch cơ cấu ba tổng công ty lớn là SEAPRODEX,VINACAFE,VINATEXvà tiến hành kiêm toán cho các doanh nghiệp lớn có vấn đề ,để có biện pháp sử lý . Cuối cùng nâng cao hiệu quả tín dụng góp phần làm các mục tiêu trong việc thực hiện chính sách tiền tệ được thực hiện tốt hơn như ổn định giá trị đồng tiền kìm chế lạm phát, tăng trưởng kinh tế và tạo công ăn việc làm .với những ưu thế trên nên việc củng cố và nâng cao hiệu quả tín dụng đối với DNNN là thật sự cần thiết khách quan vì sự tồn tại và phát triển của NHTM cũng như DNNN và nền kinh tế Chương II THựC TRạNG HOạT động tin dụng đối với dnnn tại sở giao dịch nhno và ptnt I Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của sở Giao dịch Khái quát quá trình hoạt động: Trong quá trình đổi mới nền kinh tế nước ta hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có những thay đổi quan trọng cả về mặt tổ chức bộ máy và cơ chế hoạt động. Đến nay hệ thống ngân hàng đã phát triển thành hệ thống ngân hàng Việt Nam tương đối hoàn chỉnh. Nghị định 53/HĐBT ngày 26/03/1988 đã chuyển đổi hệ thống ngân hàng Việt Nam từ mô hình 1 cấp sang mô hình 2 cấp, tách rõ chức năng quản lý nhà nước và chức năng kinh doanh. Dựa trên tinh thần nghị định 53/HĐBT, Ngân hàng chuyên doanh phát triển nông thôn Việt nam đã được hình thành từ vụ tín dụng nông lâm – ngư diêm nghiệp của Ngân hàng Nhà nước Việt nam. Ngày 14/11/1990 chủ tịch hội đồng bộ trưởng (hay thủ tướng chính phủ, đã ký quyết định số 400/Công ty chuyển ngân hàng chuyên doanh phát triển nông thôn Việt nam thành ngân hàng TMQD lấy tên là NHNo Việt nam nay là NHNo & PTNT Việt Nam. Hiện nay ngân hàng nông nghiệp và PTNT Việt nam là doanh nghiệp nhà nước đặc biệt được tổ chức theo mô hình Tổng Công ty có Hội đồng quản trị dưới sự điều hành của hội đồng quản trị. Tổng Giám đốc do Thống đốc NHNN bổ nhiệm theo đề nghị của Hội đồng quản trị. Sở Giao dịch NHNo & PTNT là một thành viên của NHNo&PTNT Việt Nam thành lập theo quyết định 15 ngày 01/04/1991 của Tổng Giám đốc NHNo Việt Nam. Sở Giao dịch là một pháp nhân tự chủ về tài chính tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh và những cam kết của mình, có Bảng cân đối tài sản và con dấu riêng, hoạt động trong khuôn khổ pháp luật ngân hàng HTXTD và Công ty tài chính, theo quy định của Tổng Giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam. Trụ sở chính tại số 2 Láng Hạ - Đống Đa- Hà Nội, tài khoản tiền gửi thanh toán mở tại Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Sở Giao dịch thực hiện nhiệm vụ hạch toán theo lệnh của Tổng Giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam, thực hiện nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ, tín dụng được thể hiện qua công tác huy động vốn và công tác đầu tư tín dụng. Phạm vi hoạt động và đối tượng khách hàng. Sở Giao dịch ra đời muộn hơn các NHTM khác trên địa bàn Hà Nội nên hoạt động bước đầu gặp khó khăn. Vốn huy độngchwa được nhiều, khách hàng ban đầu vay chủ yếu là DNNN thuộc nông nghiệp nay phần lớn đã giải thể, sáp nhập hoặc cổ phần hóa, với chức năng bước đầu là nơi thử nghiệm của NHNo Việt Nam nên kết quả hoạt động trong những năm đầu của Sở I là không đáng kể. Cùng với sự chuyển đổi của nền kinh tế và sự chuyển đổi của mô hình tổ chức của Ngân hàng. Sở Giao dịch đã kết hợp hài hòa nhiều biện pháp trong đó việc thực hiện chính sách khách hàng được coi là hàng đầu để thay đổi toàn diện hoạt động của Ngân hàng. Thị trường cho vay ngày càng được mở rộng và thu hút thêm nhiều khách hàng mới. Tính đến nay đã có 2.167 khách hàng mở tài khoản thanh toán tại Sở tăng 4 lần so với năm 1996. Trong 169 khách hàng có quan hệ tín dụng với Sở có 25 DNNN, hầu hết DNNN có quan hệ tín dụng với Sở I đều có dư nợ trên 1 tỷ VNĐ chủ yếu là Tổng Công ty và các công ty thuộc bộ. Trong những năm qua cơ cấu tổ chức và hoạt động của Sở Giao dịch cho thấy Sở Giao dịch là một chi nhánh trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam đã tìm đựoc hướng đi đúng đắn phát triển vững chắc, đưa lại hiệu quả cao hơn nhiều so với trước đây. Những thành công mà Sở I đạt được đặc biệt là những kết quả thu được từ hoạt động tín dụng của Ngân hàng, cùng các ngân hàng khác trên địa bàn đã tích cực góp phần vào sự phát triển kinh tế của thủ đô nâng cao mọi mặt hoạt động kinh doanh của toàn hệ thống. Thực trạng hiệu quả tín dụng đối với DNNN tại Sở giao dịch NHNo&PTNT Tình hình hoạt động chung của các DNNN hiện nay. Việc đẩy mạnh phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường đã tạo ra động lực mạnh mẽ huy động được mọi lực lượng tham gia xây dựng và phát triển đất nước. Bên cạnh việc tạo ra sự bình đẳng cho các thành phần kinh tế cùng kinh doanh, sản xuất, chúng ta rất quan tâm đến thành phần kinh tế nhà nước, coi đây là lực lượng có tính chất quyết định đến quá trình phát triển của nền kinh tế xã hội. Sau hơn 10 năm đổi mới, các DNNN đã từng bứơc đi vào quỹ đạo vận động từ bỏ cơ chế quan liêu bao cấp, xáo bỏ cơ chế xin cho, tiếp cận với cách quản lý hạch toán kinh doanh, giữ vững được vị trí chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, từng bước hội nhập khu vực và quốc tế. Tuy nhiên, nếu đánh giá một cách khách quan, sự phát triển của các DNNN thời gian qua mới biểu hiện về mặt số lượng, còn mặt chất lượng chuyển biến chậm chạp. Trong mấy năm gần đây, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài vẫn có tốc độ tăng trưởng cao nhất, tiếp đó là khu vực kinh tế tư nhân. Khu vực DNNN cũng luôn đạt tốc độ tăng trưởng khá nhưng vẫn chưa tương xứng với vị trí của nó. Không thể phủ nhận rằng thực tế nhiều DNNN làm ăn có lãi và sản phẩm đã chinh phục được thị trường trong và ngoài nước. Nhưng xét dưới góc độ tổng thể và phổ biến của khu vực DNNN thì vấn đề nổi cộm nhất là chất lượng sản phẩm còn kém sức cạnh tranh trên thị trường và tất yếu dẫn đến hiệu quả kinh doanh không cao. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này: Cơ cấu DNNN đã được điều chỉnh lại nhưng vẫn còn nhiều bất hợp lý do chưa định rõ ngành nghề ưu tiên phát triển hoặc giảm bớt để thực hiện mục tiêuhiện đại hóa, công nghiệp hóa. Vẫn còn nhiều DNNN có quy mô quá nhỏ và thiếu sự điều hòa phối hợp để tận dụng năng lực nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh giữa các nghành, giữa doanh nghiệp TƯ và doanh nghiệp địa phương trên cùng địa bàn lãnh thổ. Trên địa bàn Hà Nộihiện nay có nhiều cơ quan chủ quản các DNNN nhưng vẫn chưa có một cơ quan nào có đủ thẩm quyền đứng ra điều phối chung hoặc có quy định cụ thể về mối quan hệ này trong lĩnh vực điều hòa chung các DNNN trên địa bàn. -Tình trạng công nghệ lạc hậu chắp vá từ nhiều nguồn, nhiều nước khác nhau đang là trở ngại lớn trong quá trình sản xuất kinh doanh mà vấn đề này không thể giải quyết ngay một lúc được. Các doanh nghiệp có đầu tư để mở rộng sản xuất kinh doanh cải tiến công nghệ nhưng vấp phải vấn đề nan giải về vốn, giá thành sản phẩm chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước. -Xuất phất từ nền kinh tế bao cấp nên người lao động có nơi vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu khẩn trương trong nền kinh tế thị trường dẫn đến năng suất chất lượng sản phẩm chưa cao hạn chế hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. -Tình trạng thiếu vốn hoạt động và sử dụng vốn thiếu hiệu quả còn phổ biến trong các DNNN, hiện nay hầu hết DNNN đều thiếu vốn, vốn lưu động nhà nước cấp chỉ mới đáp ứng được khoảng 20%, còn lại các doanh nghiệp phải đi vay để hoạt động, chính điều đó đã dẫn đến công nợ của doanh nghiệp vượt xa mức bình thường. Trong khi vốn kinh doanh danh nghĩa thuộc sở hữu nhà nước thực tế chỉ đạt 80% sử dụng vào hoạt động, trong đó riêng vốn lưu động chỉ có 50%. Số còn lại nằm ở tài sản mất mát, kém mất phẩm chất. Do thiếu vốn, các doanh nghiệp nhà nước không đủ sức đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ tiên tiến hoặc đầu tư tràn lan, đưa đến hậu quả sản phẩm không đảm bảo chất lượng, hàng hóa không bán được. Trong bối cảnh chuyển đổi cơ chế, đói vốn là khó khăn rất lớn kìm hãm mọi hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và của doanh nghiệp nhà nước nói riêng. Vấn đề giải quyết bài toán vốn ở các doanh nghiệp nhà nước hiện nay liên quan đến sự thành bại của nến kinh tế nước ta, bởi một nền kinh tế mạnh và vững chắc luôn gắn liền với sự phát triển của các DNNN và các nghành kinh tế mũi nhọn phần lớn là DNNN. -Hiệu quả SXKD của khu vực DNNN trong những năm qua có tăng trưởng nhưng chưa đồng đều giữa các ngành,chưa tương xứng với tiềm lực phát triển của các doanh nghiệp. Tại nhiều doanh nghiệp nguồn tài nguyên đất đai chưa được quản lý chặt chẽ, hiệu quả sử dụng chưa cao. Lực lượng lao động có trình độ khoa học kỹ thuật tay nghề tập trung trong các doanh nghiệp chưa phát huy hết khả năng. Hiệu quả của DNNN ở các ngành có sự khác biệt nhau và chưa phản ánh đúng nỗ lực của DNNN ở ngành đố mà có thể do điều kiện riêng của từng ngành hoặc do lợi thế của ngành đó có được. -Cơ chế quản lý tài chính của nhà nước ban hành đã có nhiều đổi mới nhưng vẫn có những điểm chưa phù hợp nên việc quản lý vốn, tài sản, hạch toán kinh doanh chưa đúng và đủ nên kết quả kinh doanh bị bóp méo vẫn còn tồn tại ở các DNNN. -Việc thay đổi mô hình tổ chức thành lập các Tổng Công ty với sự tập trung vốn khá lớn và lực lượng quan trọng để thực hiện các chương trình kinh tế, chương trình công nghiệp hóa. Các Tổng Công ty này đã và đang trở thành những Doanh nghiệp đầu ngành trong những ngành then chốt, trong khi đó các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm đối tác và thị trường tiêu thụ của mình. Trong quá trình đổi mới các DNNN có những mặt phát huy tác dụng, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế phát triển của Đảng và Nhà nước nhưng cũng gặp không ít khó khăn trở ngại mà khó khăn lớn nhất là về vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh. Vốn tín dụng ngân hàng rất cần thiết cho các doanh nghiệp, chính vì vậy ngân hàng phải sử dụng đồng vốn của mình có hiệu quả phục vụ vho phát triển kinh tế đất nước. Hoạt động tín dụng tại Sở giao dịch Cũng như bất cứ một NHTM nào, trong hoạt động tín dụng của mình Sở giao dịch I đặc biệt quan tâm đến huy động vốn và sử dụng vốn, làm sao có nguồn vốn tăng trưởng ổn định, hợp lý, đáp ứng được yêu cầu nguồn vốn cho các đơn vị kinh tế và đảm bảo họat động kinh doanh của chính ngân hàng. Những kết quả đạt được tronghoạt động kinh doanh tín dụng của Sở giao dịch Để mở rộng kinh doanh, trước hết phải tạo được nguồn vốn lớn, đủ cung ứng cho mọi nhu cầu cần thiết của nền kinh tế. Bởi vậy liên tục trong nhiều năm bằng nhiều chính sách, biện pháp huy động tập trung vốn, nguồn vốn của Sở Giao dịch đã tăng trưởng khá ổn định và vững chắc. Cơ cấu nguồn vốn VNĐ và ngoại tệ cũng có sự chuyển dịch để từng bước phù hợp với nhu cầu mở rộng và phát triển tín dụng. Nhìn vào bảng ta thấy. 31/12/2000 1.623 tỷ đồng, tăng 188% (1.059 tỷ) so với năm 1999. Trong đó nguồn vốn ngoại tệ 59.633 nghìn USD tương ứng 865 tỷ đồng, tăng 67% so với năm 1999 chiếm 54%. Tổng nguồn vốn nội tệ758 tỷ đồng tăng 1.103% so với năm 1999chiếm tỷ lệ 46% tổng nguồn vốn. Năm 2000 Sở giao dịch đã áp dụng đa dạng hóa các hình thức huy động vốn với các thời hạn lãi suất linh hoạt và hợp lý nên đã đạt được tốc độ tăng trưởng nguồn vốn cao (188%), đặc biệt là nguồn vốn nội tệ tăng 1.103% so với năm 1999. Nâng cao nguồn vốn nội tệ từ11% năm 1999 lên 46% tổng nguồn vốn. Đã tiếp cận và tạo quan hệ tiền gửi với một số khách hàng nguồn vốn như Trường Đại học dân lập đông đô,Quỹ hỗ trợ phát triển Bảo hiểm tiền gửi VN bước đầu đạt kết quả tốt. Tiền gửi dân cư chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ chiếm 93,49%. Tiền gửi nội tệ mặc dù năm 2000 đã áp dụng linh hoạt nhiều loại hình huy động vốn trong dân cư như phát hành kỳ phiếu trả lãi trước kỳ phiếu 2 năm tổ chức quầy thu, chi tiết kiệm phục vụ người gửi tiền nhưng tốc độ tăng tiền gửi nội tệ chậm chỉ đạt 42%, chiếm 6,51% nguồn vốn huy động Năm 2001: 31/12/2001 Nguồn vốn đạt 2.207 tỷ đồng tăng 587 tỷ đ (tăng 35,9%) so với năm 2000, trong đó nguồn vốn không kỳ hạn 1.018 tỷ đồng tăng 646 tỷ đồng (tăng 173,6%) so với năm 2000 chiếm 46% tổng nguồn vốn. Nguồn vốn có kỳ hạn 1.189 tỷ đ giảm 62 tỷ đồng (giảm 4,9%) so với năm 2000 chiếm 59%tổng nguồn vốn. Cơ cấu nguồn vốn được cải thiện theo hướng giảm lãi suất đầu vào, có lãi cho kinh doanh. Tỷ trọng nguồn vốn tăng từ 22,9% (Năm 2000) lên 46%. Năm 2001chủ yếu là tiền gửi kho bạc nhà nước, tỷ trọng nguồn vốn tiền gửi, tiền vay các tổ chức tín dụng với lãi suất cao giảm 338 tỷ đ, Số dư tiền gửi dân cư là 838 tỷ đ chiếm 38,4% tổng nguồn vốn huy động. 2.2. Sử dụng vốn 2. 2.1. Quan hệ giữa huy động và sử dụng vốn. Chỉ tiêu VNĐ Năm 2000 Năm 2001 I. Nguồn huy động 1.622,971 2.170,646 1. Không kỳ hạn 372,279 1.012,808 Tiết kiệm 17,634 27,741 Tiền gửi các tổ chức kinh tế 163,822 201,138 Tiền gửi ký quỹ 87,663 35,343 Tiền gửi các tổ chức tín dụng 103,160 Tiền gửi các tổ chức TD và kho Bạc 748,584 2. Có kỳ hạn 1.250,691 1.57,838 Tiền gửi của các tổ chức tín dụng 141,104 20,000 Tiền gửi của các tổ chức kinh tế 182,618 605,114 Tiền gửi tiết kiệm 625,620 Tiền gửi kỳ phiếu 1,350 14,059 Tiền vay các tổ chức tín dụng 300 72,565 II. Sử dụng nguồn 236,168 443,393 1.Cơ câú dư nợ theo thời hạn cho vay a. Cho vay ngắn hạn 126,979≈ 127 tỷ 79,701 b. Cho vay trung và dài hạn 109,129≈ 109 tỷ 363,692 2. Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế Doanh nghiệp nhà nước 234 tỷ 286 tỷ Ngoài quốc doanh 10 tỷ 133 tỷ 2.2.2. Đầu tư tín dụng tăng trưởng liên tục, cơ cấu đầu tư từng bước được điều

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0128.doc
Tài liệu liên quan