Đề tài Giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ mẫu giáo trường mầm non Tân Vinh, Lương Sơn, Hoà Bình

Như chúng ta đã biết hành vi ứng xử cuả con người được lặp đi lặp lại nhiều lần và trở thành thói quen.Thói quen thường chỉ là những hành vi ứng xử của cá nhân được diễn ra trong một điều kiện ổn định, trong không gian và các mối quan hệ rất cụ thể. Vì vậy, thói quen thường có nội dung tâm lý ổn định, thường gắn với nhu cầu của cá nhân. Khi đã trở thành thói quen mọi hoạt động tâm lý sinh lý trở nên cố định, cân bằng; khi phá vỡ thói quen làm mất sự cân bằng tâm sinh lý tạo ra các cảm giác khó chịu dẫn đến bực dọc.

Vì vậy, vai trò và trách nhiệm của cô giáo và gia đình là cần giúp trẻ hình thành những thói quen tốt. Khi trẻ đã đạt được tới mức độ thói quen người lớn không cần phải nhắc nhở mà tự trẻ chủ động thực hiện các thao tác hành vi ứng xử có văn hoá của mình.

 

doc37 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 29365 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ mẫu giáo trường mầm non Tân Vinh, Lương Sơn, Hoà Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh vi của đứa trẻ hình thành và phỏng theo mọi hành vi của cha mẹ, ông bà, anh chị để đáp lại cho phù hợp. Do vậy, tấm gương nhân cách mẫu mực của những người xung quanh là rất cần thiết cho trẻ noi theo, có thể nói như cơm ăn, nước uống của đời sống tinh thần trẻ. Mọi cử chỉ ân cần, niềm nở, tận tâm của ông bà, cha mẹ giúp trẻ cảm nhận từng bước. Tập dần cho trẻ cho trẻ những phản ứng hành động theo một thói quen ổn định. Do vậy, hành vi ứng xử thể hiện đầy đủ nhận thức, thái độ, nếp sống, thói quen của gia đình. Trách nhiệm của ông bà với con cái chính là trách nhiệm đối với xã hội. Cái cốt lõi của hành vi ứng xử là dạy cho trẻ một ý thức biết tôn trọng người khác trước khi nói hoặc làm một việc gì đó như biết kính trọng ông bà cha mẹ anh chị. Khi đưa cho ai cái gì cần phải đưa bằng hai tay, biết xưng hô phù hợp chuẩn mực. Không được nói dối, thiếu trung thực trong lời nói và hành động, biết yêu thương giúp đỡ mọi người, có lòng nhân ái trong giao tiếp, biết giữ giọng nói, ngữ điệu phù hợp với phạm vi thông tin cần nói. * Tóm lại: Nhân cách của con người nói chung và của trẻ nói riêng được thể hiện đầy đủ nhất trong hành vi ứng xử, cách nói năng và thể hiện rõ nhất quan điểm sống, thái độ của chủ thể hành vi ứng xử. Như vậy, giáo dục hành vi giao tiếp ứng xử có văn hoá cho trẻ chính là giáo dục những phép tắc lễ nghĩa, những chuẩn mực và mẫu hành vi đơn giản, phổ biến, cần thiết với lứa tuổi mầm non như cách ăn nói, tư thế, trang phục, phong cách, phép tắc ứng xử có văn hoá trong quan hệ của trẻ với những người xung quanh, gia đình, nhà trường, môi trường thiên nhiên, vật nuôi cây trồng. Từ đó hình thành ở trẻ một số nề nếp thói quen và hành vi đẹp, biết phân biệt được tốt, xấu; hư ngoan; thế nào là đáng chê- đáng khen… đó chính là bước đầu hình thành ở trẻ những cơ sở đầu tiên của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa như mục tiêu của ngành giáo dục đã đề ra. II. Thực tiễn của việc giáo dục hành vi giao tiếp có văn hoá cho trẻ mẫu giáo Xuất phát từ nhận thức muốn nâng cao chất lượng giáo dục hành vi giao tiếp có văn hoá cho trẻ trong độ tuổi mầm non nên năm học 1996 -1997 Bộ giáo dục đào tạo đã chỉ đạo triển khai nội dung chuyên đề “giáo dục lễ giáo” tới toàn thể các trường mầm non trên toàn quốc. Sở giáo dục đào tạo Hoà Bình, phòng giáo dục huyện Lương Sơn cũng triển khai trực tiếp nội dung chuyên đề này xuống các trường mầm non trong tòan huyện. Trường mầm non Tân Vinh cũng thực hiện chuyên đề đó. Sau 3 năm thực hiện chuyên đề có tổng kết đánh gía rút kinh nghiệm, những năm gần đây vẫn thực hiện các nội dung sau chuyên đề. Yêu cầu chung của nội dung sau chuyên đề là : - Thông qua các hoạt động của chuyên đề làm cho toàn ngành và các bậc cha mẹ nhận thức đúng sự cần thiết phải dạy lễ giáo cho trẻ mầm non để cùng phối hợp giáo dục trẻ ở mọi lúc, mọi nơi. - Giáo dục trẻ thực hiện những hành vi có văn hoá trong cuộc sống hàng ngày, có thái độ ứng xử đúng với bạn bè cô giáo và người xung quanh, có tình cảm tốt đối với các sự vật, hiện tượng. - Trong giáo dục cô giáo luôn phải mẫu mực trong lời nói, việc làm và sinh hoạt của mình, trở thành tấm gương cho trẻ noi theo. - Đội ngũ giáo viên phải được bồi dưỡng về nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức, biết sử dụng thành thạo các phương tiện giáo dục lễ giáo cho trẻ mầm non. 1. Vai trò của giao tiếp, ứng xử trong quá trình hình thành nhân cách trẻ. - Dáng đi: Đặc trưng nhân cách đầu tiên của đứa trẻ phải kể đến dáng đi thẳng đứng của con người. Để có dáng đi thẳng đứng thì bố mẹ anh chị và những người thân trong gia đình phải giúp trẻ tập đi đứng. Ngoài dáng đi thẳng đứng trẻ còn biết phối hợp vận động đôi mắt, đôi tay, các thao tác khéo léo xuất hiện mà các thao tác này trẻ nhập tâm bắt chước theo mẫu giao tiếp ứng xử của những người lớn xung quanh. Nếu trẻ không được sống chung, không giao tiếp ứng xử với mọi người thì trẻ sẽ không có những hành vi thao tác dáng đi, đứng, nằm, ngồi của con người được. - Ngôn ngữ nói : Ngôn ngữ nói đặc trưng chỉ có ở con người, chỉ trong giao tiếp, ứng xử trẻ mới nhập tâm, bắt chước được. Ngôn ngữ nói chứa đựng rất nhiều nội dung. Bao trùm lên toàn bộ ngôn ngữ là nền tảng của văn hoá gia đình, địa phương, dân tộc. Cần dạy trẻ biết điều chỉnh giọng nói, ngữ điệu âm thanh sao cho phù hợp với nội dung lời nói và đối tượng giao tiếp. - ý thức : ý thức được hình thành trong giao tiếp và ứng xử với mọi người xung quanh như năng lực làm chủ bản thân trong mối quan hệ với cha mẹ và người thân. Trẻ nghe và hành động như thế nào còn phụ thuộc vào sự đồng tình hay phản bác của những người xung quanh. Toàn bộ chức năng ý thức được hình thành giống như chức năng ý thức của những người xung quanh giao tiếp ứng xử với trẻ. - Trí tuệ : Trong giao tiếp ứng xử có sự phát triển trí tuệ của trẻ em. Trước hết là năng lực phát hiện nhanh các dấu hiệu của đối tượng như nhớ nhanh, nhớ chính xác các tính chất đặc điểm, dấu hiệu của đối tượng và cách thiết lập các mối quan hệ giữa các chi tiết. Vì vậy, trẻ phải vận dụng các đặc điểm phẩm chất của trí tuệ như ghi nhớ, tư duy, phân tích, so sánh, tổng hợp… - Tình cảm : Trong quá trình giao tiếp ứng xử làm nảy sinh tình thương, lòng nhân ái, sự thông cảm, sẻ chia… Nếu chúng ta biết xây dựng tình cảm cho trẻ mầm non là một việc làm thật công phu, tận tuỵ, tỷ mỉ phải thật kiên trì lâu dài mới mang lại hiệu quả. Trong đó cần xây dựng các mẫu hành vi ứng xử chuẩn mực cho trẻ noi theo. Quá trình giao tiếp ứng xử của cha mẹ, cô giáo mầm non là quá trình xây dựng nhân cách gốc cho trẻ. 2. Các yêu cầu cụ thể đối với trẻ mẫu giáo - Biết chào hỏi, vâng, dạ, cảm ơn, xin lỗi - Lễ phép, mạnh dạn, tự tin, hồn nhiên khi giao tiếp - Biết xưng hô thưa gửi đúng lúc -Thích chơi, chơi hoà thuận với bạn. Không giành và lấn át ban chơi yếu hơn. - Có thói quen tự phục vụ, mặc quần áo, đi giày dép, rửa mặt, chải răng, chải đầu, xúc cơm… - Có thói quen ăn uống vệ sinh sạch sẽ, văn minh, lịch sự - Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường. - Biết lấy cất đồ chơi đúng nơi quy định, biết giữ gìn bảo quản đồ dùng, đồ chơi - Biết chăm sóc bảo vệ cây trồng, vật nuôi - Hình thành ở trẻ những tình cảm yêu thương những người gần gũi - Ham thích, tự giác làm những công việc vừa sức để giúp đỡ người thân khi cần. - Bước đầu biết phân biệt đúng sai, thiện ác, chăm chỉ, lười biếng. Biết thể hiện thái độ tình cảm phù hợp. - Thật thà, dũng cảm; biết yêu lẽ phải, gét cái ác không đồng tình với thói hư tật xấu. - Tự nguyện tham gia vào các hoạt động tập thể, các ngày hội, ngày lễ. 3. Các nội dung cụ thể : * Nói năng: - Bản thân : Trẻ phải nói rõ ràng mạch lạc, hồn nhiên, không nói nhanh, hấp tấp, nói quá to, la hét nơi đông người hoặc lúc người khác đang làm việc nghỉ ngơi; không nói ngọng, nói lắp, không văng tục chửi bậy. - Với bạn bè : Xưng hô thân mật (xưng tên mình hoặc gọi tên bạn) không xưng hô mày tao, thằng con, không nói quá nhiều hoặc lấn át bạn - Với em bé : Biết cách xưng hô thân thiện như anh chị em. - Với người lớn : Biết thưa gửi vâng dạ, không lắc, gật, ừ và không nói trống không, không nói ngang, nói leo khi người lớn chưa cho phép, khi người lớn đang bận việc không được quấy nhiễu vòi vĩnh * Chào hỏi tạm biệt : - Khi đến lớp : + Biết tự động chào cô giáo và chào các bạn khi đến lớp cũng như khi ra về. + Khi chào phải đứng ngay ngắn, tự nhiên khoanh tay trước ngực và nói “cháu chào cô”, “con chào mẹ” + Khi có khách đến thăm lớp phải biết chủ động đứng dậy chào khách, chào ai phải nhìn vào người ấy. Niềm nở khi gặp gỡ cũng như khi chia tay. + Trong giờ học muốn nói phải giơ tay, nếu cần ra ngoài phải xin phép cô giáo, cô giáo hỏi ai người ấy trả lời, không được nói leo và nói trống không. + Không được hỏi khi mọi người đang bận việc, nếu cần hỏi thì phải xin phép và nói nhỏ. + Khi muốn mượn ai cái gì hoặc lấy bất cứ một vật gì phải hỏi, được sự đồng ý mới được sử dụng. Không được tự nhiên dùng của người khác rồi mới hỏi ý kiến. - Khi ở nhà : + Trước khi đi học cũng như lúc ra về phải biết tự động chào hỏi tất cả những người thân trong gia đình một cách hợp lý. Khi chào hỏi phải biết thứ tự, chào ông bà cha mẹ rồi mới đến anh chị. + Biết chủ động chào và tạm biệt khi có khách đến thăm gia đình. + Khi muốn làm gì hoặc muốn đi chơi nhất thiết phải xin phép bố mẹ + Biết hỏi han, quan tâm đến người thân trong gia đình khi ốm đau, mệt mỏi, vui buồn một cách hợp lý. VD : Ông ốm làm sao thế ạ? Ông đau ở đâu?… * Cảm ơn xin lỗi: - Khi người lớn đưa cho cái gì cháu phải biết đón nhận bằng hai tay và nói “cháu xin” - Khi được mọi người giúp việc gì phải biết cảm ơn. - Khi làm phiền người khác hoặc làm hỏng vật gì phải biết nhận lỗi và sửa lỗi. - Không được nói dối và đổ lỗi cho người khác. * Đi đứng xếp hàng - Tư thế đi: + Đi lại ngay ngắn, nhẹ nhàng, không kéo lê giày dép để gây tiếng động + Không vội vàng hấp tấp, vừa đi vừa chạy. + Không đi trước mặt người khác, nếu cần đi qua phải xin phép và hơi cúi người. + Biết nhường bước khi gặp khách, cô giáo, người già, người vác nặng, người tàn tật và các em nhỏ. + Đi học đầy đủ đúng giờ + Khi đi bộ phải đi trên vỉa hè, đi về phía bên phải sát lề đường tuân theo luật lệ giao thông + Không la cà, chơi đùa dọc đường và ở lòng đường vì có nhiều xe cộ qua lại. - Tư thế đứng: + Đứng thẳng người, tự nhiên và khép hai chân vừa phải + Trong giờ học khi trả lời cô giáo phải đứng thẳng hai tay buông thẳng tự nhiên. - Tư thế ngồi : + Ngồi ngay ngắn không gác chân lên ghế hoặc tỳ vào bàn + Ngồi đúng chỗ, trật tự chú ý nghe cô giảng bài + Khi ngồi viết phải ngồi đúng tư thế, ngực cách mép bàn 25 - 30 cm đầu cúi vừa phải tay cầm bút theo đúng quy định. Ngồi không rung đùi xô đẩy bàn ghế. - Tư thế xếp hàng : + Khi xếp hàng phải đứng thẳng hàng theo thứ tự trước sau + Không chen lấn, xô đẩy bạn hoặc đi lung tung làm mất trật tự * Ăn uống, mặc, ngáp, hắt hơi. - Ăn : Dạy cho trẻ trước khi ăn phải biết mời + Tự xúc ăn, không vòi vĩnh cha mẹ + Khi ăn không nhai nhồm nhoàm, không nuốt vội, phải nhai từ tốn. + Không ngậm thức ăn trong miệng + Không vừa ăn, vừa chơi, vừa ăn vừa nói chuyện đi lại cười đùa lung tung trong bữa ăn. + Không xúc quá đầy hoặc giành hết thức ăn cho riêng mình, không bỏ dở xuất ăn + Biết nhặt cơm rơi vào đĩa riêng, biết rửa tay trước và sau khi ăn, lau miệng sạch sẽ. - Uống : + Uống nước từ từ không đánh đổ hoặc làm vỡ cốc, không rót nước quá đầy hoặc thò tay vào bình nước. + Không uống nước lã - Mặc : + Trang phục quần áo gọn gàng sạch sẽ + Không mặc quần áo bẩn, đứt cúc, rách + Không ngồi lê trên sàn đất hoặc bôi bẩn vào quần áo +Thường xuyên tắm rửa, thay quần áo - Ho, ngáp, hắt hơi. + Khi ho, ngáp phải biết dùng tay che miệng; nếu hắt hơi phải dùng tay che miệng và quay ra phía không có người ngồi đối diện + Không cho tay vào mồm, ngậm và mút tay. * Hình thành cho trẻ một số hành vi thói quen khác + Với bản thân: - Có thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân, mặt mũi đầu tóc; quần áo sạch sẽ gọn gàng, móng tay móng chân phải cắt ngắn. tóc cắt ngắn chải buộc gọn gàng, có khăn mặt riêng… - Tự phục vụ bản thân như rửa mặt, chải răng, tự mặc quần áo, đi giày dép, xúc cơm… - Có thói quen sinh hoạt ngăn nắp, trật tự, biết lấy cất đồ chơi sắp xếp đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định, biết bảo quản đồ dùng đồ chơi. - Không nói dối, quấy khóc, vòi vĩnh, ăn vạ… + với bạn bè : - Biết nhường nhịn bạn khi chơi và chơi cùng bạn - Biết thương yêu quan tâm và giúp bạn khi cần - Không đánh cãi nhau, gây gổ và bắt nạt bạn yếu hơn mình. + Với người lớn tuổi - Biết kính trọng lễ phép, yêu quý ông bà cha mẹ và cô giáo. - Quan tâm giúp đỡ người già tàn tật và trẻ nhỏ hơn khi cần. - Vâng lời và biết làm theo yêu cầu của người lớn. - Biết làm một số việc vừa sức để giúp đỡ ông bà cha mẹ và cô giáo như quét nhà, rót nước mời ông bà, cha mẹ, nhặt rau, rửa cốc chén, chia đồ dùng học tập, kê dọn bàn ghế sắp xếp chăn gối chuẩn bị ngủ trưa. * Với thiên nhiên môi trường - Biết yêu quý bảo vệ cảnh đẹp của thiên nhiên không hái hoa, ngắt lá bẻ cành cây ở trường, ở vườn hoa công viên; không dẫm ngồi lên cây cỏ làm tổn hại đến cây trồng. - Có thói quen chăm sóc giữ gìn cảnh đẹp thiên nhiênm, môi trường sạch sẽ. Không khạc nhổ, vứt giấy rác bừa bãi, gữi nhà cửa trường lớp gọn gàng sạch đẹp; chăm tưới cây, nhổ cỏ, dọn vệ sinh, biết giữ vệ sinh nơi công cộng. * Với vật nuôi cây trồng - Biết yêu quý và bảo vệ vật nuôi cây trồng, không đánh hoặc trêu trọc vật nuôi. - Biết chăm sóc vật nuôi như chó gà, thỏ, cá, chim… Chương II : Mô tả quá trình nghiên cứu I. Khảo sát nhận thức hành vi giao tiếp,ứng xử của trẻ 1. Đối tượng khảo sát : Gồm 20 cháu ở lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi Trường mầm non Tân Vinh - Lương Sơn - Hoà Bình Danh sách trẻ như sau : Stt Họ và tên Ngày sinh 1 Hoàng quốc đạt 20/3/1998 2 Nguyễn thuỳ linh 18/5/1998 3 Hoàng minh tuấn 11/2/1998 4 Hoàng văn bằng 15/3/1998 5 Nguyễn minh tâm 17/8/1998 6 Nguyễn thị thanh 25/2/1998 7 Nguyễn thị loan 28/2/1998 8 Hoàng thị hà 11/5/1998 9 Hoàng văn vỹ 23/8/1998 10 Nguyễn văn thành 30/6/1998 11 Nguyễn thị thuỳ 1/7/1998 12 Lê mai anh 12/11/1998 13 Lê thị trang 28/6/1998 14 Hà tuấn hải 3/2/1998 15 Nguyễn văn quang 26/7/1998 16 Nguyễn thị thảo 22/12/1998 17 Hoàng hải yến 3/1/1998 18 Bùi văn chung 5/8/1998 19 Nguyễn thị huyền 16/3/1998 20 Nguyễn thị hương 23/10/1998 2. Nội dung khảo sát : - Bằng các phương pháp quan sát, trò chuyện tiếp xúc với trẻ - Bằng cách quan sát hoạt động của cô và trẻ tại lớp để nắm được cách giao tiếp ứng xử của trẻ với nhau, của trẻ với cô giáo, của trẻ với cha mẹ học sinh. - Quan sát hoặc tổ chức các hoạt động để biết được hành vi ứng xử của trẻ thông qua các hoạt động và chế độ sinh hoạt hàng ngày. Để đánh giá được trẻ em, em đã xây dựng theo các mảng tiêu chí sau: * Trẻ biết chào hỏi, cất gọn đồ dùng : Em đã quan sát trẻ trong giờ đến lớp : trẻ biết chào cô giáo, chào tạm biệt cha mẹ, chào các bạn đến trước, biết cất gọn đồ dùng cá nhân vào đúng nơi quy định rồi đi vào lớp cùng các bạn. Đánh giá theo 4 loại sau: - Loại tốt :Trẻ có thói quen chào hỏi cất gọn đồ dùng không cần sự nhắc nhở của cha mẹ và cô giáo - Loại khá : Trẻ có chào hỏi nhưng chưa trở thành thói quen còn có sự nhắc nhở của cô giáo - Loại TB : Trẻ có chào hỏi nhưng lời nói cử chỉ chưa rõ ràng, thực hiện chưa chủ động. - Loại yếu : Trẻ chưa chào hỏi, khi hướng dẫn thì mới làm theo yêu cầu của cô. * Trẻ biết thưa gửi, cảm ơn xin lỗi. Thích chơi với bạn, không giành đồ chơi của bạn, biết đón nhận và đưa cho ai cái gì bằng 2 tay. Thông qua hoạt động vui chơi và hoạt động trong tiết học do cô giáo tổ chức em đã quan sát trẻ có một số thói quen sau : - Trong giờ học cô đặt câu hỏi cho trẻ trả lời, trẻ đã có thói quen giơ tay phát biểu nêu ý kiến của mình, lời nói của trẻ rõ ràng không quá to, không qúa nhỏ và khi được cô chỉ định trẻ mới đứng lên nói không nói leo. VD : Trong hoạt động vui chơi trẻ không giành đồ chơi của bạn, nếu cần hoặc muốn đồ chơi đó trẻ phải xin cô hoặc xin bạn khi được cô cho trẻ biết đón nhận bằng 2 tay và nói “cháu xin cô” Đánh giá theo 4 loại sau : -Loại tốt : Trẻ có thói quen biết thưa gửi, không nói leo, biết đón nhận bằng 2 tay kèm theo lời nói phù hợp không giành đồ chơi của bạn. - Loại khá : Trẻ cũng có thói quen nhưng thực hiện chưa tốt, chưa thành thạo. - Loại TB : Trẻ có thói quen nhưng còn mắc một số lỗi thao tác nào đó. - Loại yếu : Trẻ chưa thực hiện được, cần có sự nhắc nhở can thiệp của cô hoặc bạn * Trẻ biết giúp đỡ người khác những công việc vừa sức của mình, biết giúp đỡ bạn. Thông qua hoạt động học tập, vui chơi lao động tự phục vụ để cô quan sát đánh giá khả năng của trẻ Tiêu chí được đánh giá theo 4 loại sau : - Loại tốt : Trẻ chủ động thực hiện công việc giúp đỡ không cần sự nhắc nhở và yêu cầu của người khác. - Loại khá : Trẻ có thực hiện nhưng chưa tận tâm với công việc giúp đỡ người khác - Loại TB : Cần có sự nhắc nhở nhưng thực hiện chưa đạt kết quả cao. - Loại yếu : Trẻ làm nhưng chưa tận tình không mang lại kết quả. * Biết phân biệt đúng sai, yêu gét rõ ràng. Thông qua các câu chuyện kể trong các tác phẩm văn học, trẻ biết thể hiện bộc lộ tình cảm của mình như chuyện Tấm Cám, bác gấu đen và 2 chú thỏ, chuyện dê trắng, dê đen… được đánh gía theo 4 loại sau : - Loại tốt : Trẻ biết thể hiện được tình cảm của mình và lý giải được tại sao lại yêu và gét nhân vật đó - Loại khá : Trẻ biết thể hiện tình cảm của mình nhưng chưa lý giải được - Loại Tb : Cần có sự gợi mở của cô giáo mới thể hiện được tâm trạng yêu gét của mình. - Loại Yếu : Trẻ không phân biệt được đúng sai, yêu gét rõ ràng. 3. Phân tích kết quả khảo sát Mỗi tiêu chí ta có số điểm tương ứng như sau : Loại tốt : 4 điểm Loại khá : 3 điểm Loại TB : 2 điểm Loại yếu : 1 điểm - Loại tốt : Là những trẻ thường xuyên có thói quen giao tiếp ứng xử tốt - Loại khá : Trẻ đã có ý thức nhưng chưa có thói quen, đôi khi các thao tác hành động chưa chuẩn cần có sự nhắc nhở của người lớn. - Loại TB : Khi thực hiện còn có sự nhắc nhở của người lớn, kết quả hành động chưa cao. - Loại yếu : Trẻ chưa có ý thức, chưa có thói quen trong các hoạt động giao tiếp và ứng xử. Tổng hợp kết quả như sau : Stt Các tiêu chí Loịa Loại khá Loại khá Loại TB Loại yếu T.số Tỷ lệ % T.số Tỷ lệ % T.số Tỷ lệ % T.số Tỷ lệ % 1 Biết chào hỏi, biết cất đồ dùng 12 6% 4 20% 2 10% 2 10% 2 Biết thưa gửi, cảm ơn, xin lỗi. Thích chơi với bạn, không giành đồ chơi của bạn, biết đón nhận và đưa bằng hai tay 6 30% 5 25% 3 15% 6 30% 3 Biết gữi vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường, biết yêu quý vật nuôi cây trồng 3 15% 4 20% 7 35% 6 30% 4 Ăn uống văn minh lịch sự 5 25% 5 25% 7 35% 3 15% 5 Biết giúp đỡ người khác, biết giúp đỡ bạn 4 20% 4 20% 10 50% 2 10% 6 Biết phân biệt đúng sai, yêu ghét rõ ràng. 4 20% 12 60% 4 20% * Kết quả : Kết quả của từng trẻ thể hiện theo các tiêu chí với số điểm như sau : - Loại tốt : Từ 19 - 24 điểm - Loại khá : Từ 13 - 18 điểm - Loại TB : Từ 7 - 12 điểm - Loại yếu : Từ 1 - 6 điểm Từ kết quả trên cho ta thấy có 6 cháu đạt kết quả xếp loại tốt = 30% cụ thể là : 1. Hoàng Quốc Đạt = 20 điểm 2. Nguyễn Thuỳ Linh = 22 điểm 3. Lê Mai Anh = 19 điểm 4. Hoàng Hải Yến = 19 điểm 5. Hà Tuấn Hải = 21 điểm 6. Nguyễn Minh Tâm = 19 điểm. - Loại khá có 6 trẻ đạt 30% - Loại TB có 4 trẻ đạt 20% - Loại yếu có 4 trẻ đạt 20%. Cụ thể : 1. Hoàng Văn Bằng : 6 điểm 2. Hoàng Thị Hà : 5 điểm 3. Nguyễn Văn Thành: 6 điểm 4.Bùi Văn Chung : 4 điểm. Như chúng ta đã biết hành vi ứng xử cuả con người được lặp đi lặp lại nhiều lần và trở thành thói quen.Thói quen thường chỉ là những hành vi ứng xử của cá nhân được diễn ra trong một điều kiện ổn định, trong không gian và các mối quan hệ rất cụ thể. Vì vậy, thói quen thường có nội dung tâm lý ổn định, thường gắn với nhu cầu của cá nhân. Khi đã trở thành thói quen mọi hoạt động tâm lý sinh lý trở nên cố định, cân bằng; khi phá vỡ thói quen làm mất sự cân bằng tâm sinh lý tạo ra các cảm giác khó chịu dẫn đến bực dọc. Vì vậy, vai trò và trách nhiệm của cô giáo và gia đình là cần giúp trẻ hình thành những thói quen tốt. Khi trẻ đã đạt được tới mức độ thói quen người lớn không cần phải nhắc nhở mà tự trẻ chủ động thực hiện các thao tác hành vi ứng xử có văn hoá của mình. Em xin phân tích kết quả của 2 nhóm xếp loại tốt và yếu trên : - Nhóm trẻ được xếp loại tốt : Thường được sống trong môi trường gia đình có ông bà, cha mẹ quan tâm chỉ bảo tận tình, Vì vậy, trẻ được học những hành vi giao tiếp ứng xử tốt ngay tại gia đình mình. Khi trẻ có hành vi lệch lạc không đúng chuẩn được uốn nắn sửa sai ngay. Từ đó trẻ có ý thức trong mọi hành động cuả mình được lặp đi lặp lại nhiều lần và trở thành thói quen. - Nhóm trẻ được xếp loại yếu: Trẻ thường sống trong gia đình nhỏ không có ông bà mà cha mẹ thường bận bịu nhiều công việc không quan tâm đến trẻ được, trẻ thường xuyên không được uốn nắn sửa sai ngay tại gia đình mà chỉ được tiếp thu lĩnh hội kỹ năng giao tiếp ngay tại trên lớp. Ngoài ra cần tạo cho trẻ có môi trường giao tiếp ứng xử tốt. II. Những biện pháp, phương pháp tác động đê giáo dục hành vi giao tiếp ứng xử có văn hoá cho trẻ. Giáo dục hành vi giao tiếp ứng xử có văn hoá cho trẻ cần thực hiện dưới 2 hình thức sau : * Thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày ở lớp để dạy cung cấp các kiến thức kỹ năng, hình thành kỹ xảo thói quen cho trẻ như tích hợp vào các môn học, thông qua các hoạt động vui chơi, hoạt động học tập lao động để dạy trẻ. * Kết hợp chặt chẽ với các gia đình để có biện pháp giáo dục thống nhất, rèn luyện thói quen cho trẻ, tạo cho trẻ môi trường giáo dục hành vi ứng xử chuẩn mực * Hình thức thông qua các sinh hoạt hàng ngày trên lớp như sau : 1. Phương pháp tổ chức các hoạt động : Là tổ chức cho trẻ được trực tiếp hoạt động để trẻ được làm quen với cuộc sống thiên nhiên, xã hội. Trong hoạt động trẻ được lĩnh hội các quy tắc hành vi ứng xử với người lớn, với bạn bè. Người lớn phải tạo điều kiện cho trẻ được hoạt động vì hoạt động phát huy được tính tích cực và điều khiển được tính hiêú động của trẻ. Qua hoạt động trẻ được rèn luyện và thực hành được nhiều hơn nhằm thực hiện các nhiệm vụ đã đặt ra một cách có hiệu quả không gò bó, áp đặt. VD : Qua trò chơi : “Gia đình” trẻ biết cách cư xử, xưng hô giao tiếp với ông bà cha mẹ, anh chị. Trẻ được tiếp thu lĩnh hội một số thao tác hành vi như ông bà cha mẹ dặn dò bảo ban cháu phải nghe lời không được tỏ thái độ cãi lại. Qua trò chơi “Bác sỹ bệnh viện” trẻ biết ân cần niềm nở chăm sóc bệnh nhân, trẻ học và thể hiện thái độ theo các vai chơi khác nhau, điều này giúp cho trẻ cảm nhận và nhìn được nhiều các góc độ trạng thái cảm xúc khác nhau. - Qua hành động tự phục vụ trẻ nắm được các thao tác đúng trong việc rửa mặt, rửa tay, chải đầu; trẻ biết gữi gìn vệ sinh thân thể, biết được ý nghĩa của việc giữ gìn vệ sinh môi trường. - Qua lao động chăm sóc vật nuôi cây trồng ở góc thiên nhiên trẻ biết yêu quý cây cối và con vật. 2. Phương pháp tạo ra tình huống, tận dụng các tình huống để giáo dục lễ giáo cho trẻ. Là phương pháp taọ ra các tình huống để buộc trẻ phải suy nghĩ ứng xử và thực hiện những yêu cầu của người lớn đề ra, nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của trẻ. Người lớn cần tạo ra các tình huống, coi đó là bài tập để rèn luyện cho trẻ những hành vi ứng xử ở mọi lúc, mọi nơi : khi thì chào hỏi, khi thì cảm ơn, khi thì xin lỗi và làm đi làm lại nhiều lần để hình thành thói quen cho trẻ, từ thói quen để thành nhu cầu, lúc đó trẻ thực hiện các hành vi một cách tự nhiên, nếu không làm trẻ cảm thấy khó chịu. VD : Tập cho trẻ thói quen chào hỏi cô thường xuyên, yêu cầu trẻ chào hỏi trong giờ đón và trả trẻ, trong khi có khách đến thăm lớp. Tập cho trẻ thói quen vệ sinh, cô yêu cầu trẻ rửa tay trước khi ăn hoặc sau khi đi vệ sinh, tự lau mặt khi thấy mặt bẩn, lấy lược chải đầu khi có tóc rối… Tập cho trẻ thói quen gữi gìn vệ sinh môi trường, cô yêu trẻ phải tự giác đi vệ sinh đúng nơi quy định, không nhổ bậy và vứt rác bừa bãi. 3. Phương pháp nêu gương : Lấy gương người thật, việc thật làm mẫu cho trẻ noi theo nhằm tạo sự hào hứng, xây dựng tính tự giác cho trẻ trong việc thực hiện các hành vi giao tiếp ứng xử Bằng sự gương mẫu của người lớn, bạn bè, bằng những câu chuyện kể về những nhân vật đáng yêu trong truyện nhất là những gương người thật việc thật để động viên trẻ bắt chước việc làm tốt của người khác, người lớn cần nêu gương tốt để trẻ noi theo. Khi nêu gương không phải là nêu chung chung mà việc nêu gương phải có tác dụng thúc đẩy hành động cụ thể của trẻ. VD : Cô thấy bạn Hoa rất ngoan khi thấy em Chung ngã bạn Hoa đã chạy ra đỡ em dậy và còn biết dỗ dành để em không khóc nữa. các cháu thấy bạn Hoa như thế nào ? có đáng khen không? Bạn Hương đang chơi búp bê nhưng thấy bạn Hà cũng thích nên bạn Hương đã nhường ngay cho bạn Hà… 4. Phương pháp khen ngợi và chê trách. - Khen ngợi là biểu hiện thái độ đồng tình, khuyến khích một hành động nào đó hoặc một cử chỉ tốt đẹp nhằm khêu gợi niềm vui sướng, lòng tự tin khích lệ trẻ làm những điều tốt đẹp - Khen ngợi có tác dụng động viên rất lớn, trẻ nhỏ rất thích được động viên khuyến khích. Khi được khen trẻ tăng thêm lòng tự tin, hào hứng và hăng hái làm tốt công việc được giao. Khen ngợi còn thể hiện sự đánh giá tích cực của người lớn đối với công việc làm và hành vi của trẻ, có tác dụng củng cố và động viên các trẻ khác noi theo. Song khen ngợi phải xác đáng, phải chỉ rõ tại sao khen và khen cái gì? khen ngợi phải công bằng và đúng mức, có nhiều hình thức khen ngợi như nhận xét tốt có thái độ hân hoan tán thưởng. - Chê trách là biểu hiện thái độ không đồng tình với những hành vi, việc làm xấu của trẻ. Khen ngợi phải đi đôi với chê trách, nếu trẻ làm sai người lớn phải tỏ rõ thái độ không đồng tình và yêu cầu trẻ phải nghiêm túc sửa chữa như một lời phê phán hoặc yêu cầu trẻ làm lại việc làm sai đó, đòi hỏi trẻ phải thừa nhận và xin lỗi người khác. Chê trách là cần thiết nhưng không nên lạm dụng, đặc biệt không nên sử dụng hình thức trách phạt t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGD hanh vi giao tiep co van hoa.doc
Tài liệu liên quan