Đề tài Giới thiệu mạng viễn thông thế hệ mới NGN và công nghệ chuyển mạch gói

Với mỗi khối chuyển mạch T-S-T, chuyển mạch thời gian ở ngõ nhập khe thời gian nhập đến bất kỳ khe thời gian tự nào trên bus đến ngõ nhập của chuyển mạch không gian, trong khi chuyển mạch thời gian ngõ ra kết nối khe thời gian được chọn từ chuyển mạch không gian đến khe thời gian được yêu cầu. Do đó, các cuộc nối xuyên qua khối chuyển mạch có thể được định tuyến xuyên qua chuyển mạch không gian trong bất kỳ một khe thời gian thuận tiện nào. Sự sắp xếp được trình bày trên hình 12 cho cuộc nối ví dụ từ A2/TS10 đến C1/TS45

doc45 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1745 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giới thiệu mạng viễn thông thế hệ mới NGN và công nghệ chuyển mạch gói, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nt of frame) : Sắp xếp khung số liệu phù hợp với hệ thống PCM. Z (Zero string suppression) : Khử dãy số “0” liên tiếp. Do dãy tín hiệu PCM có nhiều quãng chứa nhiều bít “0” nên phía thu khó khôi phục tín hiệu đồng hồ. Vì vậy nhiệm vụ này thực hiện khử các dãy bit “0” ở phía phát. P (Polar conversion) : Có nhiệm vụ biến đổi dãy tín hiệu đơn cực từ hệ thống thành lưỡng cực đường dây và ngược lại. A (Alarm processing) : Xử lý cảnh báo đường truyền PCM. C (Clock recovery) : Khôi phục xung đồng hồ, thực hiện phục hồi dãy xung nhịp từ dãy tín hiệu thu được. H (Hunt during reframe) : Tìm trong khi định lại khung tức là tách thông tin đồng bộ từ dãy tín hiệu thu. O (Office signalling) : Báo hiệu liên tổng đài. Đó là chức năng giao tiếp để phối hợp báo hiệu giữa tổng đài đang xem xét và các tổng đài khác qua đường trung kế. *Thiết bị nhánh thu gồm có : Khối khôi phục đồng bộ : Nhiệm vụ khôi phục xung đồng hồ. Khối đệm đồng hồ : Thiết lập đồng hồ giữa khung trong và khung ngoài. Khối điều khiển đồng bộ : Điều khiển sự làm việc của khối đệm đồng hồ. Khối tách báo hiệu : Tách thông tin báo hiệu từ dãy tín hiệu số chung. *Thiết bị nhánh phát gồm có : Khối cấy báo hiệu : Có nhiệm vụ đưa các dạng báo hiệu cần thiết vào dòng số. Khối triệt ‘0’ : Tạo ra dạng tín hiệu không có nhiều số ‘0’ liêp tiếp nhau. Khối mã hoá : Mã hoá tín hiệu nhị phân thành tín hiệu đường dây. * Hoạt động của mạch : Thông tin số từ đường trung kế được đưa vào thiết bị chuyển mạch thông qua các thiết bị giao tiếp nhánh thu. Dòng tín hiệu số thu được đưa tới mạch khôi phục xung đồng hồ, đồng thời dạng sóng của tín hiệu vào được chuyển đổi từ dạng lưỡng cực sang mức logic đơn cực tiêu chuẩn, mức tín hiệu đơn cực này là mã nhị phân. Thông tin trước khi đưa đến thiết bị chuyển mạch được lưu vào bộ đệm đồng bộ khung bởi nguồn đồng hồ vừa được khôi phục từ dãy tín hiệu số. Sau đó tín hiệu lấy ra từ bộ đệm đồng hồ đưa tới bộ chuyển mạch. Dòng thông tin số lấy ra từ thiết bị chuyển mạch được cấy thông tin báo hiệu vào rồi đưa tới thiết bị triệt ‘0’. Các dãy số ‘0’ liên tiếp trong dãy tín hệu số mang tin được khử tại khối chức năng này để đảm bảo sự là việc của các bộ lặp trên tuyến truyền dẫn. Nhiệm vụ đưa báo hiệu vào và tách báo hiệu ra được thực hiện ở hệ thống báo hiệu kênh riêng còn hệ thống sử dụng báo hiệu kênh chung thì không cần phải thực hiện. 3.2 KHỐI THIẾT BỊ NGOẠI VI BÁO HIỆU 3.2.1 Khái niệm về báo hiệu Báo hiệu trong mạng viễn thông là sự trao đổi thông tin giữa các thành phần tham gia vào cuộc gọi để cấp dịch vụ cho người sử dụng. Chẳng hạn báo hiệu giữa người sử dụng và mạng viễn thông bao gồm: Quay số, cấp âm mời quay số, truy nhập vào hộp thư thoại, gửi âm hiệu chờ cuộc gọi(Call-waiting),vv. Tóm lại, báo hiệu là phương tiện thiết lập, giám sát và giải phóng cuộc gọi. Thuật ngữ báo hiệu trong lĩnh vực viễn thông bao gồm hai nghĩa sau: - Tất cả các tín hiệu báo hiệu cần thiết để thiết lập cuộc gọi và các dịch vụ mà nhà cung cấp đưa ra. - Công nghệ sử dụng để truyền các tín hiệu báo hiệu. 3.2.2 Phân loại các báo hiệu Báo hiệu kênh chung Báo hiệu (Signaling) Báo hiệu thuê bao (Suberiber Signaling) Báo hiệu liên tổng đài (Exchange Signaling) Báo hiệu kênh liên kết Hình 6. Phân loại các báo hiệu Hình 6 thể hiện sự phân loại cơ bản báo hiệu. Thường thì hệ thống báo hiệu được chia làm 2 nhóm chính: - Báo hiệu giữa tổng đài và thuê bao (Báo hiệu đường dây thuê bao - Subscriber Loop Signalling) là các tín hiệu liên lạc giữa thuê bao và tổng đài. - Báo hiệu trung kế (báo hiệu liên tổng đài – Inter-Exchange Signalling) thực hiện để báo hiệu giữa các tổng đài, phục vụ cho kết nối các thuê bao thuộc tổng đài khác nhau. Báo hiệu trung kế lại được chia thành hai phân nhóm như sau: - Báo hiệu kênh liên kết (Báo hiệu kênh riêng – Channel associated signaling). Báo hiệu này lại có hai dạng là: trong băng và ngoài băng (in – band và out – of – band). 3.2.3 Các dạng báo hiệu trong tổng đài 1. Báo hiệu đường dây thuê bao: Là báo hiệu được thực hiện giữa thuê bao với tổng đài hay giữa tổng đài với thuê bao.Để thiết lập cuộc gọi thuê bao “nhấc tổ hợp” máy. Trạng thái nhấc tổ hợp được tổng đài phát hiện và nó gửi tín hiệu “mời quay số” đến thuê bao. Thuê bao nhận được tín hiệu đó thì bắt đầu quay số đến thuê bao bị gọi. Nếu thuê bao bị gọi rỗi, tổng đài sẽ gửi dòng chuông cho thuê bao bị gọi, đồng thời tín hiệu hồi chuông được gửi trở lại thuê bao gọi. Nếu thuê bao bị gọi đang bận thì thí hiệu báo bận được gửi trở lại thuê bao chủ gọi. Hình 7. Báo hiệu đường dây thuê bao Tín hiệu hồi âm chuông Tổng đài Thuê bao bị gọi Nhấc tổ hợp Âm mời quay số Số thuê bao bị gọi Tín hiệu chuông Tín hiệu trả lời Đàm thoại Đặt tổ hợp Đặt tổ hợp Khi quay số xong thuê bao nhận được một số tín hiệu của tổng đài tương ứng với từng trạng thâí như tín hiệu “hồi âm chuông”, tín hiệu “báo bận”, hay một số tín hiệu khác. 2. Báo hiệu liên tổng đài: Báo hiệu liên tổng đài (hay báo hiệu trung kế) có thể được gửi đi theo mỗi đường trung kế liên tổng đài riêng. Các tín hiệu này có tần số nằm trong băng tần tiếng nói hoặc ngoài băng tần tiếng nói (Tín hiệu ngoài băng). Các tín hiệu này có dạng như sau : - Dạng xung : Tín hiệu được truyền đi là dạng xung. - Dạng liên tục : Tín hiệu báo hiệu liên tục về thời gian nhưng thay đổi trạng thái đặc trưng về tần số. - Dạng áp chế : Tương tự như kiểu truyền đi bằng dãy xung nhưng khoảng truyền dẫn tín hiệu không ổn định trước mà kéo dài cho tới khi có xác nhận của phía thu thông qua một tín hiệu xác định nhận truyền ngược lại từ đầu thu tới đầu phát. Phương thức báo hiệu này có độ tin cậy cao vì nó tạo điều kiện cho việc truyền dẫn các tín hiệu phức tạp. Các loại tín hiệu trong báo hiệu liên tổng đài có thể là: tín hiệu chiếm, tín hiệu công nhận chiếm (hay tín hiệu xác nhận chiếm), số hiệu thuê bao bị gọi, tình trạng tắc nghẽn, xóa thuận, xóa ngược… Tín hiệu báo hiệu liên đài bao gồm : - Các tín hiệu thanh ghi (Register signals): được sử dụng trong thời gian thiết lập cuộc gọi để chuyển giao địa chỉ và thông tin thể loại thuê bao. - Các tín hiệu báo hiệu đường dây (Line signals): được sử dụng trong toàn bộ thời gian cuộc gọi để giám sát trạng thái đường dây. - Báo hiệu liên đài ngày nay có hai phương pháp đang được sử dụng là: báo hiệu kênh liên kết (CAS) và báo hiệu kênh chung (CCS). Thuê bao bị gọi Thuê bao chủ gọi Tổng đài chủ gọi Tổng đài bị gọi Tín hiệu nhấp nháy Mời quay số Địa chỉ Hồi âm chuông Chuông Trả lời Nhấc máy Đàm thoại Đặt máy Các đấu nối Đặt máy Báo hiệu đường thuê bao Báo hiệu liên lạc tổng đài Báo đường thuê bao Chiếm Công nhận chiếm Hình 8: Sơ đồ báo hiệu cho một cuộc gọi hoàn chỉnh - Báo hiệu kênh riêng (CAS) là hệ thống báo hiệu trong đó các tín hiệu được truyền trên một đường báo hiệu riêng biệt. (Khong ro ) - Báo hiệu kênh chung (CCS) là báo hiệu nằm trong một kênh tách biệt với các kênh tiếng, và kênh báo hiệu này được sử dụng chung cho một số lượng lớn kênh tiếng, thông tin báo hiệu cần chuyển được tạo thành các đơn vị tín hiệu gọi là các gói số liệu. Báo hiệu liên tổng đài bao gồm các thông tin được trao đổi giữa các tổng đài, đó là các tín hiệu báo hiệu đường báo hiệu thanh ghi. Các báo hiệu thanh ghi được sử dụng trong pha thiết lập gọi để chuyển các thông tin địa chỉ và thuộc tính của thuê bao bao. Còn các tín hiệu đường được sử dụng trong toàn bộ cuộc gọi. Nội dung thông tin trong các tín hiệu đường hầu như giống các tín hiệu trong các báo hiệu đường thuê bao. Viet lai bao hieu va dinh nghia chinh xac em viet the nay chung to em chua hieu 3.3 THIẾT BỊ CHUYỂN MẠCH Ở tổng đài điện tử, hệ thống chuyển mạch là một bộ phận cốt yếu. Nó có những chức năng sau : Chuyển mạch : Thiết lập tuyến nối giữa hai thuê bao trong tổng đài với nhau hay giữa các tổng đài với nhau. Truyền dẫn : Dựa trên cơ sở tuyến nối được thiết lập, thiết bị chuyển mạch thực hiện chức năng truyền dẫn tín hiệu tiếng nói, số liệu và tín hiệu báo hiệu giữa các thuê bao với nhau với chất lượng cao 3.3.1 Chuyển mạch T (Chuyển mạch thời gian) Chuyển mạch T hay chuyển mạch thời gian là chuyển mạch trên nguyên lý trao đổi vị trí khe thời gian của tín hiệu PCM vào với tuyến PCM ra của bộ chuyển mạch thời gian. AT AR (TS3) (TS3) BR BT (TS8) (TS8) 5TS delay 27TS delay Chuyển mạch thời gian Hình 7. Sự trao đổi khe thời gian Chuyển mạch thời gian điều khiển đầu vào : Tín hiệu PCM đầu vào được ghi vào bộ nhớ theo phương pháp có điều khiển tức là trình tự các mẫu tín hiệu ở tuyến PCM đầu vào ghi vào bộ nhớ tiếng nói (BM) được quyết định bởi bộ nhớ điều khiển (CM); quá trình đọc các mẫu mã hoá tín hiệu PCM từ bộ nhớ tiếng nói vào các khe thời gian của tuyến PCM thì lại được thực hiện theo trình tự lần lượt. Mỗi ô nhớ của bộ nhớ CM được là việc chặt chẽ với khe thời gian tương ứng của tuyến PCM vào và nó chứa địa chỉ của của khe thời gian cần đấu nối của tuyến PCM ra. Đây là kiểu ghi ngẫu nhiên, đọc tuần tự.. Tuyến PCM vào Tuyến PCM ra SM 0 1 31 0 1 31 Bộ đếm khe thời gian (0-31) Bộ điều khiển chuyển mạch CM Bus địa chỉ Hình 8. Sơ đồ chuyển mạch thời gian T Chuyển mạch điều khiển đầu ra: Cấu tạo giống bộ chuyển mạch đầu vào nhưng nguyên lí hoạt động thì khác, đó là ghi tuần tự đọc ngẫu nhiên.Tín hiệu từ đường PCM vào được ghi lần lượt trong bộ nhớ BM. Điều đó có nghĩa là giá trị ở Ts0 được đọc vào ô thứ nhất, Ts1 vào ô thứ hai... Khi đọc ra thì đọc theo địa chỉ ghi tương ứng trong bộ nhớ CM. Muốn chuyển mạch từ khe Ts0 ở đầu vào đến Ts5 ở đầu ra thì ô nhớ thứ 5 của bộ nhớ CM phải có nội dung là 00 (địa chỉ ô thứ nhất của BM). Khi bộ điều khiển đến ô thứ 5 của bộ nhớ CM thì 8 bit của ô 00 trong bộ nhớ BM được đọc đúng vào khe Ts5 của tuyến PCM đầu ra. 3.3.2.Chuyển mạch S (Chuyển mạch không gian) - Cấu tạo : Cấu tạo của bộ chuyển mạch không gian gồm một ma trận tiếp điểm chuyển mạch kết nối theo khiểu hàng và cột. Các hàng đầu vào các tiếp điểm chuyển mạch được gắn với tuyến PCM vào. Các cột đầu ra của các tiếp điểm chuyển mạch tạo thành các tuyến PCM ra. Ta có một ma trận chuyển mạch không gian có kích thước nxn, số tuyến PCM vào bằng số tuyến ra. Bus địa chỉ n 3 2 1 Các tuyến vào . . . . . . . . 1 2 3 n . . . . . . 1 m Hình 9. Sơ đồ khối chuyển mạch không gian Tiếp điểm chuyển mạch Các bộ nhớ kết nối Các tuyến vào Khối chuyển mạch . - Nguyên lí chuyển mạch: Một tiếp điểm chuyển mạch đấu nối một kênh của tuyến PCM vào tới một kênh bất kỳ của tuyến PCM ra bằng cách thông tiếp điểm nào (tức là mỗi tuyến PCM ra sẽ nối với tuyến PCM vào nào) được chỉ bởi địa chỉ trong mỗi khe thời gian tương ứng. Khe thời gian này xuất hiện mỗi khung một lần. Trong khe thời gian khác thì có thể sẽ thông tiếp điểm khác để đấu cho kênh PCM vào khác vẫn với tuyến PCM ra đấy. Ma trận tiếp điểm này làm việc như một ma trận không gian tiếp thông hoàn toàn giữa các tuyến PCM vào và PCM ra trong khoảng mỗi khe thời gian. 3.3.3 Chuyển mạch T-S Hoạt động này có thể được giải thích tốt nhất thông qua ví dụ ở hình 10. Giả sử hệ thống siêu ghép là 8:1 ; mỗi bus mang 256 (8 x 32) khe thời gian trong một khung 125 μs. Do đó các SM và cả các bộ CM mỗi bộ nhớ sẽ chứa 256 vị trí. Hình này chỉ đưa ra các nội dung CM cần thiết cho một kết nối giữa bus A2 khe TS10 và bus xuất B1 TS 45 (được viết là A2/TS10 đến B1/TS 45). Phương pháp mà hệ thống điều khiển tổng đài xác định nội dung của các CM được thảo luận trong phần kế tiếp. 3 2 1 TS10 A1 A2 A3 Chuyển mạch không gian 10 CM-A3 1 CM-A1 CM-A2 Kết nối: A2/TS10®B1/TS45 Chú thích: CM=connection memory SM=speed memory 10 CM-B1 SM-B1 SM-B2 10 SM-A3 CM-B3 TS45 B1 B2 B3 45 CM-B2 Hình 10: Hoạt động của chuyển mạch T-S Để chuyển mạch thời gian liên kết với A2 dịch nội dung của TS10 TS45 vào, CM – A2 có địa chỉ ‘10’ được lưu trong vị trí 45. Do đó, trong thời gian TS 45 nội dung của vị trí 45 trong CM – A2 sẽ được đọc và được dùng như là địa chỉ của vị trí trong SM – A2 sẽ được đọc. Sau đó, từ mã PCM trong vị trí 10 của SM – A2 được truyền vào chuyển mạch không gian trên bus nhập A2. Đồng thời trong thời gian TS45, nội dung tại vị trí 45 của CM-B1được lấy để cấp cho vị trí số 2của cột B1 trong chuyển mạch không gian. Kết quả là: nội dung tại vị trí 10 của SM của chuyển mạch thời gian tương ứng bus với A2 được truyền xuyên qua chuyển mạch không gian trên bus xuất B1 trong khoảng thời gian TS45.Kết nối giữa A2/TS10 và B1/TS45 này sẽ lặp lại trên mỗi khung cho đến khi nội dung của các bộ nhớ CM-A2 và CM-B1được thay đổi. 3.3.4 Chuyển mạch S-T Các đặc trưng của một khối chuyển mạch S-T giống như các đặc trưng của khối chuyển mạch T-S, ngoại trừ chuyển mạch không gian kết nối các bus nhập với các bus xuất trước và sau đó chuyển mạch thời gian đảm nhận các thời gian trễ khe cần thiết (xem phần trước). Hình 11 mô tả nội dung của CM được yêu cầu cho kết nối A2/TSM đến B1/TS 45 trong ví dụ đươc dùng giải thích khối chuyển mạch T/S ở trên. Trong trường hợp S-T, kết nối xuyên qua chuyển mạch không gian được tiến hành trong thời gian TS10; do đó CM - A2 chứa địa chỉ toạ độ ‘1’ trong vị trí số 10. Với mỗi chu kỳ ghi và chu kỳ đọc, nội dung của A2/TS10 chuyển qua chuyển mạch không gian và được lưu tại vị trí số 10 của SM-B1 của chuyển mạch thời gian. Các mẫu và sau đó được đọc trong thời gian TS 45 dưới sự điều khiển của CM-B1, nó có địa chỉ là ‘10’ được lưu giữ tại vị trí số 45. 3 2 1 10 CM-B1 SM-B1 SM-B2 10 TS10 SM-A3 CM-B3 A1 A2 A3 Chuyển mạch không gian 10 CM-A3 1 CM-A1 CM-A2 Kết nối: A2/TS10®B1/TS45 TS45 B1 B2 Chú thích: CM=connection memory SM=speed memory B3 45 CM-B2 Hình 11: Hoạt động của chuyển mạch S-T * Ưu điểm và nhược điểm: Tổ hợp S-T có ưu điểm hơn hẳn về tắc nghẽn và dung lượng so với chuyển mạch chỉ dùng 1 tầng S. Tuy nhiên khối chuyển mạch S-T vẫn có một đặc trưng tắc nghẽn cố hữu, đó là chỉ một ngõ nhập của chuyển mạch không gian có thể truy cập một bus xuất trong thời gian của bất kỳ khe thời gian nào. 3.3.5 Chuyển mạch T-S-T Với mỗi khối chuyển mạch T-S-T, chuyển mạch thời gian ở ngõ nhập khe thời gian nhập đến bất kỳ khe thời gian tự nào trên bus đến ngõ nhập của chuyển mạch không gian, trong khi chuyển mạch thời gian ngõ ra kết nối khe thời gian được chọn từ chuyển mạch không gian đến khe thời gian được yêu cầu. Do đó, các cuộc nối xuyên qua khối chuyển mạch có thể được định tuyến xuyên qua chuyển mạch không gian trong bất kỳ một khe thời gian thuận tiện nào. Sự sắp xếp được trình bày trên hình 12 cho cuộc nối ví dụ từ A2/TS10 đến C1/TS45. SM-A1 CM-A1 10 A1 A3 Các chuyển mạch thời gian ngõ nhập Kết nối: A2/TS10®C1/TS45 Chú thích: CM=connection memory SM=speech memory SM-A3 10 10 CM-A2 10 CM-B3 A2 Các chuyển mạch không gian Các chuyển mạch thời gian ngõ xuất 3 2 1 CM-B3 CM-B2 2 CM-C1 124 124 C2 C3 C1 124 124 SM-A1 CM-C1 45 SM-C3 CM-C3 SM-C2 CM-C2 45 45 124 Hình 12: Hoạt động của chuyển mạch T-S-T Trong ví dụ của hình 12, giả sử rằng chuyển mạch không gian có 124 khe thời gian và các nội dung cần thiết của các CM được trình bày.124 để ngõ ra của chuyển mạch thời gian A2 được kết nối đến ngõ nhập của chuyển mạch thời gian ngõ nhập trong thời gian của mỗi khe 124. Vì các lý do của điều khiển đối xứng được giải thích ở trên, có một số các ưu điểm trong vấn đề tổ chức các chuyển mạch thời gian ngõ ra trong chế độ đọc ghi theo chu kỳ. Nội dung của CM-C1 trong vị trí 124 là địa chỉ ‘45’. Sau đó, dữ kiện ngõ ra từ cột B1 của chuyển mạch không gian trong thời gian khe 124 được truyền đến bus C1 trong thời gian của khe 45. Tuần tự này được lặp lại trên mỗi khung cho đến khi nội dung của các bộ nhớ kết nối CM liên hệ được thay đổi, tạo một đường dẫn từ A2/TS10 đến C1/TS45.Để thiết lập một kết nối hai hướng, một đường dẫn tương ứng cũng được yêu cầu cho truyền thông tin thoại từ C1/TS45 đế A2/TS10. Hai đường dẫn này xuyên qua khối chuyển mạch có thể được thiết lập một cách độc lập cho mỗi cuộc gọi hay được thiết lập như là một đôi. 3.3.5 Chuyển mạch S-T- S: Trong một khối chuyển mạch S-T-S, chuyển mạch không gian ngõ vào kết nối bus nhập với một chuyển mạch thời gian trong thơì gian của khe nhập, và chuyển mạch không gian ngõ ra kết nối chuyển mạch thời gian với bus xuất trong thời gian của khe xuất. Sự sắp xếp này được miêu tả trong hình 13 bởi ví dụ kết nối A1/TS10 với C1/TS45. Trong hình vẽ chuyển mạch thời gian C3 đã được chọn và nội dung CM cho 3 tầng được trình bày. Bus A1 được kết nối đến chuyển mạch thời gian B3 trong thời gian TS10 qua toạ độ 3 của hàng A1 trong chuyển mạch không gian ngõ nhập. Do đó vị trí 10 của CM-A1 chứa địa chỉ toạ độ ‘3’. Chuyển mạch thời gian B3 được yêu cầu dịch từ mã PCM từ khe nhập TS10 đến khe xuất TS45; Do đó, với mỗi chu kỳ ghi và chu kỳ đọc, vị trí 45 chứa địa chỉ ‘10’. 3 2 1 SM-B1 CM-B1 10 A1 A3 Chuyển mạch không gian ngõ nhập CM-A3 CM-A2 3 CM-A1 Kết nối: A1/TS10®C1/TS45 10 B1 Chú thích: CM=connection memory SM=speech memory 10 B3 SM-B2 CM-B1 B2 10 CM-B3 A2 Các chuyển mạch thời gian Chuyển mạch không gian ngõ xuất 3 2 1 CM-C3 CM-C2 3 CM-C1 45 45 C2 C3 C1 45 Hình 13: Hoạt động của chuyển mạch S-T-S Chuyển mạch không gian ngõ ra C kết nối ngõ ra từ chuyển mạch thời gian B3 đến bus ra C1 trong thời gian của TS45 qua toạ độ 3. Do đó, CM-C1 chứa địa chỉ toạ độ ‘3’ trong vị trí 45. Có thể nhận thấy rằng điều khiển đối xứng cho cấu hình S-T-S được thực hiện nếu chuyển mạch không gian ngõ nhập được định hướng theo hàng (row -oriented) và chuyển mạch không gian ngõ ra được định hướng theo cột (column-oriented). 3.3.6 Giới thiệu các loại dịch vụ chuyển mạch cuộc gọi Có 2 loại dịch vụ trong hệ thống chuyển mạch chung: thông tin và dịch vụ chuyển mạch cuộc gọi và truyền và xử lý dữ liệu. Trong phần sau đây sẽ mô tả vắn tắt các dịch vụ thoại trong hệ thống chuyển mạch chung: Quay số tắt: Các số của máy thuê bao thường gọi tắt bằng 2 hay 3 số đặc biệt. (2) Giữ chỗ: Nếu máy thuê bao bị gọi bận, thì cuộc gọi tới thuê bao đó được tự động thực hiện lại khi thuê bao được giải phóng bằng cách quay một số đặc biệt (3) Ấn định cuộc gọi tự động: Một cuộc gọi có thể thiết lập giữa bên chủ gọi và bên được gọi và thời gian đinh trước. (4) Hạn chế gọi: Hạn chế gọi đi (PABX và loại khác) (5) Gọi vắng mặt: Bản tin đã ghi được kích hoạt khi thuê bao bị gọi vắng mặt. (6) Hạn chế gọi đến: Còn gọi là vận hành đổi ngẫu. Chỉ những thuê bao đặc biệt mới được phép gọi. (7) Chuyển thoại: Một cuộc gọi đến sẽ được chuyển tới một máy điện thoại khác. (8) Tự động chuyển tới số mới: Dùng khi thay đổi số điện thoại. (9) Chọn lựa số đại diện: Số đại diện có thể lựa chọn tự do. (10) Nối số đại diện phụ: Một cuộc gọi được tự động chuyển tới số tiếp theo khi không có trả lời của số đại diện đã quay. (11) Báo có cuộc gọi đến khi đang bận: Khi nhận được các cuộc gọi khác trong lúc đang bận. (12) Chờ cuộc gọi: Nhận cuộc gọi từ bên thứ 3 khi đang bận thì có thể đặt tự động cuộc gọi với bên thứ ba. (13) Gọi cho thao tác viên khi bận: Gọi cho điện báo viên khi bận. (14) Thoại 3 đường: 3 thuê bao có thể gọi cùng lúc. (15) Gọi hội nghị: 3 hay nhiều hơn máy thuê bao có thể tham gia gọi cùng lúc. (16) Giữ máy: Thuê bao có thể gọi cho bên thứ ba sau khi giữ máy với người đang nói. (17) Đặt gọi tất cả: Tất cả hay một số điện thoại tron tổng đài được gọi cùng lúc để thông báo (18) Tính cước tức thì: Có thể tính cước ngay lập tức. (19) Dịch vụ tính cước chi tiết: Có chi tiết về cước cho các cuộc gọi. (20) Báo thức: Tín hiệu báo thức vào giờ định trước. (21) Tìm cuộc gọi có ý đồ xấu: Có thể tự động tìm ra số của máy chủ gọi Một trong số các chức năng nói trên đang được đưa vào hệ thống chuyển mạch dùng thanh chéo. Tuy vậy, hệ thống tổng đài điện tử sử dụng mạch nhớ dung lượng lớn và phương pháp điều khiển bằng chương trình lưu trữ có tính linh hoạt có thể cung cấp dịch vụ đó một cách tiết kiệm và hiệu quả hơn. 3.4. THIẾT BỊ ĐIỀU KHIỂN, XỬ LÝ TRUNG TÂM 3.4.1. Điều khiển trong tổng đài SPC. Trong các tổng đài SPC các nhiệm vụ điều khiển do các bộ xử lý thực hiện, để tạo tuyến nối cho các cuộc gọi cũng như các công việc điều hành và bảo dưỡng khác. Các công việc này được thực hiện nhờ các quá trình trao đổi báo hiệu. Thông tin báo hiệu được tách ra ở khối giao tiếp thuê bao hoặc giao tiếp trung kế được đưa tới thiết bị xác định báo hiệu. Các mạch thu thông tin báo hiệu thuê bao và trung kế đảm nhận trực tiếp công việc này dưới sự điều khiênr của cấp xử lý khu vực mạch giao tiếp thuê bao hoặc trung kế. Để thực hiện được các cuộc nối thì bộ điều khiển trung tâm phải nhận được các thông tin báo hiệu từ các thiết bị ngoại vi thông qua thiết bị báo hiệu. Bộ đưa ra các lệnh thích hợp. Các lệnh này được đưa tới bộ điều khiển chuyển mạch đedẻ điều khiển tạo tuyến nối hoặc đưa tới thiết bị phân phối báo hiệu để cung cấp các dạng báo hiệu cần thiết cho thuê bao hoặc các mạch trung kế thông qua các thiết bị phân phối báo hiệu. Khối mạch giao tiếp thuê bao Máy thu phát báo hiệu thuê bao THIẾT BỊ CHUYỂN MẠCH Khối mạch giao tiếp Các mạch trung kế nội Máy thu phát báo hiệu trung kế Thiết bị xác định báo hiệu Điều khiển chuyển mạch Điều khiển trung tâm Thiết bị phân phối báo hiệu hoặc lệch điều khiển Hình 14: Điều khiển trong hệ thống tổng đài Bộ điều khiển trung tâm gồm một bộ xử lý có công suất lớn cùng các bộ nhớ trực thuộc bộ xử lý này được thiết kế tối ưu để xử lý cuộc gọi và các công việc liên quan trong một tổng đài. Nó phải hoàn thành các nhiệm vụ kịp thời hay gọi là xử lý thời gian thực hiện công việc như: - Nhận xung mã hay chọn số. - Chuyển các tín hiệu địa chỉ đi trong trường hợp chuyển tiếp gọi. - Trao đổi các loại báo hiệu cho thuê hay tổng đài khác. - Phiên dịch và tạo tuyến qua đường chuyển mạch. Bộ xử lý chuyển mạch bao gồm một đơn vị xử lý trung tâm, bộ nhớ chương trình, bộ nhớ số liệu, bộ nhớ phiên dịch cùng thiết bị vào, ra làm nhiệm vụ phối hợp để đưa các thông tin và lấy các lệnh ra. Đơn vị xử lý trung tâm là bộ vi xử lý tốc độ cao có công suất xử lý tuỳ thuộc vào vị trí chuyển mạch của nó. Nó làm nhiệm vụ thao tác thiết bị chuyển mạch. Thiết bị phối hợp Bộ xử lý trung tâm Bộ nhớ sô liệu Bộ nhớ phiên dịch Bộ nhớ chương trình Hình 15: Sơ đồ khối bộ xử lý chuyển mạch Bộ nhớ chương trình để ghi lại các chương trình điều khiển các thao tác chuyển mạch. Các chương trình được gọi ra và xử lý cùng với những số liệu cần thiết. Bộ nhớ chương trình để ghi lại các chương trình điều khiển các thao tác chuyển mạch. Các chương trình được gọi ra và xử lý cùng với những số liệu cần thiết. Bộ nhớ số liệu ghi lại tạm thời các số liệu cần thiết trong các quá trình xử lý cuộc gọi như chữ số địa chỉ thuê bao, trạng thái bận, rỗi của đường dây thuê bao hay trung kế. Trong tổng đài SPC xử lý gọi được phần mềm thao tác điều khiển thực hiện công việc xử lý gọi bao gồm: - Phát hiện khởi xướng cuộc gọi. - Xử lý và trao đổi thông tin báo hiệu. - Xác định tuyến nối qua đường chuyển mạch. - Phân dịch các chữ số địa chỉ. - Giám sát cuộc gọi. - Giải tỏa cuộc gọi. - Tính cước. Bộ tập trung thuê bao xa có trường chuyển mạch trong SLC không hoạt động. Hai thuê bao trong bộ tập trung muốn liên lạc với nhau thì bắt buộc phải qua bộ chuyển mạch của tổng đài. Nếu tuyến truyền dẫn bị hỏng thì chuyển mạch tron SLC mới hoạt động và thực hiện chuyển mạch cho các thuê nao nội hạt. Bộ phân phối chương trình Các chương trình đo thử Các chương trình định cuộc gọi Các chương trình điều khiển cuộc gọi Các bộ đệm trạng thái Các bộ đệm ghi phát Các hàng nhớ Danh sách lệnh Nhớ số liệu bán cố định Nhớ số liệu tạm thời Nhớ số liệu cố định Hình 16: Các chương trình xử lý gọi . 3.4.2 Cấu trúc hệ thống điều khiển. Mỗi tổng đài khác nhau hệ thống có thể có cấu trúc đơn xử lý hoặc đa xử lý. Đối với cấu trúc đơn xử lý chỉ thích hợp với những tổng đài có dung lượng nhỏ. Còn cấu trúc đa xử lý thường xử dụng trong những tổng đài có dung lượng trung bình và lớn. Hệ thống điều khiển đa xử lý có cấu trúc một mức. Cấu trúc điều khiển đa xử lý có cấu trúc một mức có đặc điểm là toàn bộ tải cần xử lý của tổng đài được phân cho N bộ xử lý theo quy định trước. Mỗi bộ xử lý đều có bộ nhớ riêng, mỗi bộ xử lý riêng này đều có khả năng truy nhập với bộ xử lý chung thông qua BUS chung. Bộ nhớ chung lưu giữ các chương trình dự phòng và là bộ nhớ đệm để các bộ nhớ trong tổng đài trao đổi thông tin với nhau. Với cấu trúc điều khiển này dung lượng của tổng đài có thể tăng lên được dễ dàng bằng cách trang bị thêm bộ xử lý mới. Có thể phân cấu trúc điều khiển này thành hai kiểu: - Cấu trúc điều khiển đa xử lý một mức phân theo chức năng. - Cấu trúc điều khiển đa xử lý một mức phân theo giai đoạn. Hệ thống điều khiển đa xử lý có cấu trúc phân cấp. Có hai loại là: cấu trúc điều khiển phân cấp có hai mức và cấu trúc điều khiển phân cấp có ba mức. Sự phân cấp ở đây là phụ thuộc vào độ phức tạp về mặt phần cứng, phần mềm và phụ thuộc vào tần suất thực hiện các chức năng của tổng đài. Hệ thống điều khiển phân cấp lại được phân thành hai loại: - Hệ thố

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCD276.doc