Đề tài Hành vi hạn chế cạnh tranh, một số vụ việc điển hình của châu Âu

Cạnh tranh, hạn chếcạnh tranh hoặc các trường hợp miễn trừ, các thỏa thuận dọc phổ

biến nhất có khảnăng hạn chếcạnh tranh là Thương hiệu duy nhất, Phân phối độc

quyền, Nhượng quyền thương mại, Phân chia khách hàng độc quyền, Phân phối độc

quyền, Giá bán lại đềxuất và cao nhất.

1. Thương hiệu duy nhất

Thương hiệu duy nhất phát sinh từmột nghĩa vụhay ưu đãi mà theo đó người mua thực

tếphải mua sắm cho toàn bộnhu cầu của mình, trực tiếp hoặc gián tiếp, từmột nhà cung

cấp. Các rủi ro có khảnăng xảy ra cho cạnh tranh là hạn chếsản lượng đưa ra thịtrường

của các nhà cung cấp cạnh tranh và tiềm năng, khuyến khích sựthông đồng giữa các nhà

cung cấp trong các trường hợp sản phẩm kết hợp, khi người mua là nhà bán lẻbán các

sản phẩm cho người tiêu dùng đầu cuối, thì rủi ro là mất cạnh tranh giữa các thương hiệu

sản phẩm khác nhau trong cùng một cửa hàng.

2. Phân phối độc quyền

Trong một thỏa thuận phân phối độc quyền, nhà cung cấp đồng ý bán sản phẩm của mình

cho duy nhất một nhà phân phối đểbán lại trong một địa bàn nhất định. Đồng thời, nhà

phân phối luôn luôn bịhạn chếviệc bán chủ động sang các địa bàn độc quyền khác. Các

rủi ro có khảnăng xảy ra cho cạnh tranh chủyếu là giảm cạnh tranh giữa các nhà phân

phối cùng một thương hiệu sản phẩm và phân chia thịtrường, do đó có thểkhuyến khích

việc phân biệt đối xửvềgiá.

pdf63 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 6825 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hành vi hạn chế cạnh tranh, một số vụ việc điển hình của châu Âu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a các rào cản gia nhập, với rất nhiều điều kiện và khiến các đối thủ cạnh tranh khó tham gia vào thị trường. Việc xác định các hành vi hạn chế cạnh tranh phụ thuộc rất nhiều vào thị phần do các doanh nghiệp liên quan sở hữu. Thứ hai, có rất nhiều Thỏa thuận ngang thúc đẩy cạnh tranh. • Thông thường, hợp tác ngang giữa các doanh nghiệp có thể tạo ra những lợi ích kinh tế đáng kể khi phương thức hợp tác là chia sẻ rủi ro, tiết kiệm chi phí, chia sẻ bí quyết kỹ thuật và thúc đẩy đổi mới nhanh hơn. • Những loại hình hợp tác có khả năng tạo ra năng suất như các thỏa thuận về Nghiên cứu và Phát triển (R&D), sản xuất, thương mại hóa, tiêu chuẩn hóa và môi trường. II. Các Thỏa thuận dọc (Theo thông báo của Uỷ ban ngày 13/10/2000: Hướng dẫn về các hạn chế dọc COM(2000/C 291/01) Các thỏa thuận dọc là các thỏa thuận hay các hành vi phối hợp giữa hai doanh nghiệp trở lên mà từng doanh nghiệp hoạt động, cho mục đích của thỏa thuận, tại các cấp độ khác nhau của mạng lưới sản xuất hoặc mạng lưới phân phối, và liên quan đến các điều kiện ràng buộc việc các bên mua, bán hoặc bán lại các sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định. A. Trong hầu hết các trường hợp, các thỏa thuận dọc không gây ảnh hưởng tiêu cực đến cạnh tranh, trừ: 1. Trường hợp nhà sản xuất áp đặt: • Giá bán lại các sản phẩm; • Các hạn chế về lãnh thổ hoặc khách hàng; • Các hạn chế bán hàng thông qua hệ thống phân phối lựa chọn; • Các hạn chế về nhà cung cấp phụ tùng của nhà sản xuất đối với giao dịch bán hàng của nhà sản xuất cho người sử dụng đầu cuối hoặc tổ chức/cá nhân sửa chữa độc lập. 2. Và/hoặc trong trường hợp một trong các nhà thầu có “khả năng khống chế thị trường” 31 • Hầu hết Luật Cạnh tranh các nước cấm các thỏa thuận dọc quy định nếu thị trường liên quan không vượt mức 30% thì thỏa thuận dọc này không phải là thỏa thuận dọc hạn chế cạnh tranh; • Đối với những thỏa thuận dọc, cả pháp luật châu Âu lẫn pháp luật Việt Nam đều dẫn chiếu đến mức 30% như là một chỉ số báo hiệu về các hành vi hạn chế cạnh tranh tiềm năng; • Nhưng thậm chí khi các bên của thỏa thuận nắm trên 30% thị phần; • Thậm chí nếu thỏa thuận đang xem xét vi phạm các quy định hạn chế quan trọng (ví dụ như phân chia thị trường); • Vẫn có cách (như phần trình bày các thỏa thuận ngang bên trên) để đưa ra các miễn trừ cho các thỏa thuận này. B. Cở sở để đưa ra các ngoại lệ Theo pháp luật châu Âu, các quy định cấm các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh tại Điều 81 sẽ không được áp dụng theo 4 điều kiện sau: 1. Trường hợp các thỏa thuận góp phần phát triển sản xuất hoặc phân phối hàng hóa hoặc thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật và kinh tế; 2. Chia sẻ một phần lợi ích với người tiêu dùng; 3. Không đưa ra các hạn chế không cần thiết để đạt được mục tiêu; và 4. Không tạo điều kiện để các doanh nghiệp có thể loại trừ sức cạnh tranh của phần lớn các sản phẩm liên quan. Điều kiện đầu tiên của yêu cầu Cần phải hài hòa hai lực đối lập nhau giữa hạn chế cạnh tranh và hiệu quả chi phí. Nói cách khác, khi khả năng khống chế thị trường tăng lên do có thỏa thuận hạn chế thì có thể khiến các doanh nghiệp liên quan có khả năng và điều kiện thuận lợi để tăng giá. Mặt khác, các nhóm hiệu quả chi phí được quan tâm có thể khuyến khích các doanh nghiệp liên quan giảm giá. Những tác động của hai lực đối lập này phải được cân bằng lẫn nhau. Các điều kiện khác của yêu cầu - Phải có mối liên kết giữa hạn chế và lợi ích có được. - Đối với điều kiện chia sẻ lợi ích với người tiêu dùng: khi một thỏa thuận làm suy giảm đáng kể cạnh tranh giữa các bên, thì yêu cầu để đáp ứng điều kiện này là hiệu quả chi phí phải đặc biệt lớn. - Về câu hỏi cạnh tranh bị loại trừ hay không phụ thuộc vào mức độ giảm cạnh tranh mà thỏa thuận gây ra. 32 Các nguyên tắc này có thể được minh họa bằng các ví dụ giả định sau trích từ Các Hướng dẫn của Ủy ban về áp dụng Điều 81 của Hiệp ước: 1. P sản xuất và phân phối pizza đông lạnh, chiếm 15% thị phần, giao hàng trực tiếp cho các nhà bán lẻ. Do hầu hết các nhà bán lẻ đều có hạn chế về khả năng chứa hàng nên việc vận chuyển phải diễn ra thường xuyên, dẫn đến công suất khai thác thấp và phải sử dụng các phương tiện vận chuyển tương đối nhỏ. T là một nhà bán buôn bánh pizza đông lạnh và các sản phẩm đông lạnh khác, phân phối đến hầu hết các khách hàng tương tự như P nhưng chỉ hoạt động trong một phần địa bàn mà P bán sản phẩm của mình. Các sản phẩm pizza do T phân phối chiếm 30% thị phần thị trường địa lý này. T có đội vận chuyển lớn hơn và đang thừa công suất. P kí kết một hợp đồng phân phối độc quyền với T và cam kết là các nhà phân phối trong nước trong khu vực T không hiện diện sẽ không bán sản phẩm của mình vào địa bàn của T, cho dù là giao dịch bán chủ động hay giao dịch bán thụ động. T cam kết sẽ quảng cáo cho các sản phẩm, nghiên cứu khẩu vị và mức độ hài lòng của khách hàng và bảo đảm giao hàng đến các nhà bán lẻ tất cả các sản phẩm trong vòng 24 giờ. Thỏa thuận này dẫn đến giảm 30% tổng chi phí phân phối trong địa bàn đó do công suất được khai thác tốt hơn và loại trừ việc vận chuyển trùng. Thỏa thuận cũng tạo thêm các dịch vụ cho khách hàng. Các hạn chế về giao dịch bán thụ động là hardcore cartel theo các quy định về miễn trừ cho các hạn chế dọc và chỉ có thể được đánh giá là cần thiết trong các trường hợp đặc biệt. Địa vị thị trường đã được thiết lập của T và bản chất nghĩa vụ áp đặt chỉ ra rằng đây không phải là một trường hợp đặc biệt. Việc cấm giao dịch bán chủ động, mặt khác, là cần thiết. T dường như có rất ít ưu đãi để bán và quảng cáo sản phẩm của P, nếu các nhà phân phối sản phẩm của P tại các địa bàn khác đều có thể bán chủ động vào địa bàn của T và do đó hưởng lợi từ các nỗ lực của T. Điều này cụ thể là do T cũng phân phối các thương hiệu cạnh tranh khác và do đó có khả năng để nhiều thương hiệu ít xuất hiện có mặt trên thị trường. 2 . S là nhà sản xuất các loại đồ uống có gas, chiếm 40% thị trường. Đối thủ cạnh tranh lớn nhất của S chiếm khoảng 20%. S ký các hợp đồng cung cấp với các khách hàng chiếm 25% nhu cầu thị trường theo đó khách hàng cam kết sẽ chỉ mua từ S trong vòng 5 năm. S ký các hợp đồng với các khách hàng khác chiếm 15% nhu cầu thị trường theo đó các khách hàng được cấp các khoản ưu đãi giảm giá, nếu khách hàng mua vượt số lượng sản phẩm đã định trên từng hợp đồng riêng biệt. S cho rằng các thỏa thuận trên cho phép S có thể dự đoán nhu cầu thị trường chính xác hơn và do đó đưa ra các kế hoạch sản xuất tốt hơn, giảm nguyên vật liệu phải lưu kho, các chi phí lưu kho và tránh tình trạng thiếu hàng cung cấp. Xem xét vị thế tại thị trường của S và phạm vi các hạn chế kết hợp, các hạn chế được xem là không cần thiết. Nghĩa vụ mua độc quyền 33 cũng như kế hoạch ưu đãi đối tượng vượt quá những hành vi được thực hiện để lập kế hoạch sản xuất. Việc dự báo nhu cầu thị trường có thể đạt được bằng các biện pháp ít hạn chế cạnh tranh hơn. Ví dụ, S có thể cấp các ưu đãi cho các khách hàng đặt hàng với số lượng lớn tại một thời điểm thông qua việc đưa ra những ưu đãi khối lượng đặt mua hay đưa ra ưu đãi cho khách hàng có đơn đặt hàng trước không hủy ngang và giao hàng vào những thời điểm cụ thể. C. Những thỏa thuận dọc phổ biến nhất cần chú ý Cạnh tranh, hạn chế cạnh tranh hoặc các trường hợp miễn trừ, các thỏa thuận dọc phổ biến nhất có khả năng hạn chế cạnh tranh là Thương hiệu duy nhất, Phân phối độc quyền, Nhượng quyền thương mại, Phân chia khách hàng độc quyền, Phân phối độc quyền, Giá bán lại đề xuất và cao nhất. 1. Thương hiệu duy nhất Thương hiệu duy nhất phát sinh từ một nghĩa vụ hay ưu đãi mà theo đó người mua thực tế phải mua sắm cho toàn bộ nhu cầu của mình, trực tiếp hoặc gián tiếp, từ một nhà cung cấp. Các rủi ro có khả năng xảy ra cho cạnh tranh là hạn chế sản lượng đưa ra thị trường của các nhà cung cấp cạnh tranh và tiềm năng, khuyến khích sự thông đồng giữa các nhà cung cấp trong các trường hợp sản phẩm kết hợp, khi người mua là nhà bán lẻ bán các sản phẩm cho người tiêu dùng đầu cuối, thì rủi ro là mất cạnh tranh giữa các thương hiệu sản phẩm khác nhau trong cùng một cửa hàng. 2. Phân phối độc quyền Trong một thỏa thuận phân phối độc quyền, nhà cung cấp đồng ý bán sản phẩm của mình cho duy nhất một nhà phân phối để bán lại trong một địa bàn nhất định. Đồng thời, nhà phân phối luôn luôn bị hạn chế việc bán chủ động sang các địa bàn độc quyền khác. Các rủi ro có khả năng xảy ra cho cạnh tranh chủ yếu là giảm cạnh tranh giữa các nhà phân phối cùng một thương hiệu sản phẩm và phân chia thị trường, do đó có thể khuyến khích việc phân biệt đối xử về giá. 3. Nhượng quyền thương mại Các thỏa thuận nhượng quyền thương mại bao gồm li-xăng các quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến nhãn hiệu hay các dấu hiệu và bí quyết kỹ thuật cho việc sử dụng và phân phối hàng hóa hoặc dịch vụ có liên quan và luôn luôn mang lại cho bên nhận nhượng quyền các hỗ trợ kỹ thuật và thương mại. Li-xăng và hỗ trợ là các bộ phận thống nhất của phương thức kinh doanh được nhượng quyền. Đứng trên quan điểm cạnh tranh, ngoài việc cung cấp phương thức kinh doanh, các thỏa thuận nhượng quyền thương mại thông thường chứa đựng tổ hợp các hạn chế ngang khác nhau liên quan đến các sản phẩm được phân phối, cụ thể là phân phối lựa chọn và/hoặc phân phối không cạnh tranh và/hoặc phân phối độc quyền hay các hình thức yếu hơn của các hạn chế ngang trên. 34 4. Phân chia khách hàng độc quyền Trong thỏa thuận phân chia khách hàng độc quyền, nhà cung cấp đồng ý bán các sản phẩm của mình cho một nhà phân phối để bán lại cho một nhóm khách hàng cụ thể. Đồng thời, nhà phân phối luôn luôn bị hạn chế việc bán chủ động sang các nhóm khách hàng được phân chia độc quyền khác. Các rủi ro có thể xảy ra cho cạnh tranh chủ yếu là giảm cạnh tranh giữa các nhà phân phối cùng một thương hiệu sản phẩm và phân chia thị trường, do đó có thể dẫn đến việc phân biệt đối xử về giá. Khi hầu hết các nhà cung cấp đều áp dụng việc phân chia khách hàng độc quyền, điều này có thể khuyến khích việc thông đồng giữa các nhà cung cấp và giữa các nhà phân phối. 5. Phân phối lựa chọn Các thỏa thuận phân phối lựa chọn, giống như các thỏa thuận phân phối độc quyền, không chỉ hạn chế số lượng các nhà phân phối được phép mà còn hạn chế khả năng bán lại sản phẩm. Sự khác biệt với phân phối độc quyền là hạn chế về số lượng các nhà cung cấp không phụ thuộc vào số lượng các địa bàn mà là các điều kiện lựa chọn, trước hết, liên quan đến bản chất của sản phẩm. Phân phối lựa chọn hầu như luôn được sử dụng để phân phối các sản phẩm hoàn chỉnh có thương hiệu. Các rủi ro có thể xảy ra cho cạnh tranh là giảm cạnh tranh giữa các nhà phân phối cùng một thương hiệu sản phẩm, và đặc biệt trong các trường hợp ảnh hưởng kết hợp, hạn chế một số nhóm hoặc nhóm các nhà cung cấp và khuyến khích thông đồng giữa những nhà cung cấp hoặc giữa những người mua. 6. Độc quyền cung cấp Độc quyền cung cấp có nghĩa là chỉ có duy nhất một người mua được nhà cung cấp bán cho một sản phẩm hoàn thiện cụ thể. Đối với các hàng hóa hoặc dịch vụ trung gian, độc quyền cung cấp có nghĩa là chỉ có duy nhất một người mua hoặc chỉ có duy nhất một người mua cho mục đích sử dụng nhất định. Nguy cơ chính xảy ra cho cạnh tranh là những người mua khác sẽ bị loại khỏi thị trường. 7. Giá bán lại đề xuất hoặc tối đa Hành vi này gồm hành vi khuyến nghị giá bán lại đối với bên bán lại hoặc yêu cầu bên bán lại phải tuân thủ mức giá bán lại tối đa. Các rủi ro có thể xảy ra cho cạnh tranh khi có hành vi khuyến nghị giá bán lại hoặc áp đặt giá bán lại tối đa là những khuyến nghị hoặc áp đặt này tạo ra mốc giá cho các bên bán lại và có thể hầu hết hoặc toàn bộ bên bán lại sẽ tuân thủ mốc giá đó. Giá bán lại đề xuất hoặc tối đa có thể sau đó sẽ khuyến khích các nhà phân phối thông đồng với nhau. D. Một ví dụ về hạn chế dọc Ngành kinh tế mà Ủy ban châu Âu lo ngại nhất về hạn chế dọc là ngành ôtô. 35 Tại châu Âu cũng như tại rất nhiều nước trên thế giới, các nhà sản xuất ô tô và các nhà sản xuất phụ tùng phân phối sản phẩm của mình thông qua các mạng lưới phân phối (đại lý) và thiết lập mạng lưới các cơ sở sửa chữa được phép. Theo mục đích của pháp luật cạnh tranh, các thỏa thuận liên quan được xếp vào nhóm các thỏa thuận dọc vì các nhà sản xuất và nhà phân phối hay cơ sở sửa chữa đều hoạt động tại các cấp độ khác nhau trong hệ thống sản xuất hoặc hệ thống phân phối. Trong nhiều năm, thị trường của các nước vận hành như những thị trường địa lý riêng biệt với những khác biệt lớn về giá đối với cùng một thương hiệu và loại ô tô. Thay vì một thị trường chung, chúng ta có (và vẫn có ở một mức nào đó) một hình thức phân chia thị trường thực hiện bởi từng nhà sản xuất, trong phạm vi khả năng của nhà sản xuất, thông qua các thỏa thuận dọc. Những thỏa thuận này gắn kết nhà sản xuất với hệ thống phân phối của nhà sản xuất đó cho hàng loạt các dịch vụ khác nhau: phân phối ô tô, phân phối phụ tùng và dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng ô tô. Trong ngành này, ngành đại diện cho một phần rất bao quát của nền kinh tế châu Âu – nhóm các nhà sản xuất kinh doanh liên quan đến các thỏa thuận dọc có phạm vi gồm các nhà sản xuất ô tô, các nhà sản xuất phụ tùng ô tô, rất nhiều các đại lý và vô số các cơ sở sửa chữa, bảo trì và bảo dưỡng. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để khẳng định rằng lĩnh vực này phải tuân theo các quy định của Luật Cạnh tranh và từ bỏ những thói quen xấu của mình. Ủy ban xác nhận rằng các thỏa thuận dọc này có thể nâng cao hiệu quả kinh tế trong hệ thống sản xuất hoặc hệ thống phân phối bằng cách khuyến khích các doanh nghiệp tham gia hợp tác tốt hơn. Cụ thể, các thỏa thuận có thể dẫn đến việc giảm chi phí giao dịch và phân phối của các bên và tối đa hóa mức độ đầu tư và bán hàng của các doanh nghiệp. Như đã trình bày, dường như các tác động nâng cao hiệu quả đó sẽ quan trọng hơn bất kỳ tác động hạn chế cạnh tranh nào do các quy định hạn chế trong thỏa thuận dọc phụ thuộc vào khả năng khống chế thị trường mà các doanh nghiệp liên quan nắm giữ và do đó trong chừng mực mà các doanh nghiệp này vẫn đang phải cạnh tranh với các nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ khác mà theo quan điểm người mua là có thể thay thế hoặc hoán đổi bằng một nhà cung cấp khác, do đặc tính, giá và mục đích sử dụng của sản phẩm. Nhưng điều đang xảy ra là số lượng các điều khoản trong các thỏa thuận này đang tăng lên theo cấp số nhân, rất nhiều các điều khoản được quy định nhằm nâng cao hiệu quả mối quan hệ hợp tác song phương giữa nhà sản xuất và hệ thống phân phối của nhà sản xuất và cuối cùng dẫn đến các tác động hạn chế cạnh tranh không cần bàn cãi. Thậm chí nếu thị phần của nhà sản xuất không lớn hơn 30%, thậm chí nếu từng điều khoản riêng biệt trong thỏa thuận không mang bản chất hạn chế cạnh tranh, nhưng về tổng thể thì toàn bộ thỏa thuận lại tạo ra “điều khoản vi phạm” không thể được chấp nhận theo bất cứ tiêu chuẩn nào. Các “điều khoản vi phạm” hay “các hardcore cartels” này là những quy định, trực tiếp hoặc gián tiếp, đứng độc lập hay liên quan đến các yếu tố khác thuộc tầm kiểm soát của 36 các bên, đều nhằm hạn chế một số quyền cụ thể hay một số loại giao dịch mua bán. Chúng có thể ở dạng những cấm đoán trực tiếp nhưng cũng có thể là các giới hạn, các điều kiện tài chính hoặc các rào cản áp dụng cho một số hoạt động hoặc một số nhà sản xuất kinh doanh, ví dụ điều khoản hạn chế khả năng của nhà phân phối hay cơ sở sửa chữa để ấn định giá bán, điều khoản hạn chế vùng lãnh thổ mà các nhà phân phối hay cơ sở sửa chữa có thể bán/cung cấp ô tô, phụ tùng hay các dịch vụ sửa chữa và bảo trì, bảo dưỡng ô tô, hay một điều khoản giới hạn gián tiếp giao dịch bán chủ động hoặc thụ động của nhà phân phối. Bản Quy tắc cũng đưa ra một số các điều kiện cụ thể, trừ khi được chứng minh khác đi, sẽ gây hại cho các hoạt động thị trường tự do. Đó là trường hợp khi có bất kỳ nghĩa vụ không được cạnh tranh trực tiếp hay gián tiếp nào liên quan đến giao dịch bán ô tô, các dịch vụ sửa chữa, bảo trì và bảo dưỡng ô tô hoặc phụ tùng. Điều này nhằm mục đích bảo đảm việc tiếp cận thị trường và thúc đẩy đa thương hiệu (tức là cho phép các nhà phân phối và các cơ sở sửa chữa bán và sửa chữa ô tô cung cấp bởi các nhà phân phối khác). Phiên bản cuối cùng của quy tắc điều chỉnh ngành ô tô được ban hành cách đây 7 năm (Quy tắc của Ủy ban (EC) Số 1400/2002 vào ngày 31/7/2002) và nó vẫn được điều hành chặt chẽ bởi Brussels) nhằm đưa ra một quy tắc đặc biệt cho các vấn đề đã trình bày để kiểm soát chặt chẽ hơn ngành kinh tế đặc biệt quan trọng và có tác động thực tế đến quyền lợi người tiêu dùng này Đây là một văn bản rất chi tiết cần tham khảo, với những hướng dẫn cụ thể về hạn chế dọc, mỗi khi chúng ta xem xét một ngành kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào ngành phân phối để cung cấp hàng hóa sản xuất. Kết luận Cạnh tranh không tự nhiên dẫn đến tự do hóa: không có “bàn tay vô hình” nào khiến nền kinh tế định hướng thị trường cung cấp những lợi ích tốt đẹp cho toàn bộ cộng đồng. Điều đó có nghĩa là các quốc gia phải tiến hành tự do hóa các hoạt động kinh tế liên quan. Các quốc gia cũng phải theo dõi xem tự do hóa có đang diễn ra bình thường không? Căn cứ những điều kiện này, cạnh tranh sẽ cho phép thị trường khuyến khích các nhà sản xuất hoạt động hiệu quả và triệt tiêu các nhà sản xuất hoạt động kém hiệu quả. Từ rất lâu, chúng ta đã đồng ý rằng nền kinh tế thị trường và cạnh tranh mang đến các hiệu quả tĩnh và các hiệu quả động. Đối với các hiệu quả tĩnh, chúng ta có hiệu quả sản xuất và hiệu quả phân bổ (phân bổ tài nguyên hợp lý để đáp ứng các nhu cầu của người tiêu dùng). 37 Đối với các hiệu quả động, chúng ta có các lợi ích do cạnh tranh mang lại để tiến hành nghiên cứu và phát triển, để giới thiệu những sản phẩm mới và tham gia những thị trường mới. Nhưng khi đề cập tới vấn đề thu thập các thông tin mở rộng để hỗ trợ cho bằng chứng đó, có rất ít nghiên cứu có thể đưa ra một bức tranh toàn cảnh về các lợi ích cụ thể có được từ thực thi pháp luật cạnh tranh. Trong một nghiên cứu của UNCTAD vào ngày 29/7/1998: “Bằng chứng thực tế về lợi ích có được từ việc áp dụng Luật Cạnh tranh và các nguyên tắc chính sách vào phát triển kinh tế nhằm đạt được hiệu quả lớn hơn trong thương mại quốc tế và phát triển” có thể thấy một số ví dụ sau: 1) Tại Hà Lan, người ta tính được thiệt hại của người tiêu dùng trung bình hàng năm do các hành vi thông đồng hoặc các thỏa thuận hạn chế trong một số ngành dịch vụ có giá trị từ 4.330 đến 5.430 triệu guilders (vào khoảng 2,1 đến 2,7 tỉ đô la Mỹ). 2) Dữ liệu liên quan đến Hoa Kỳ chỉ ra rằng một vụ gian lận thầu giữa 10 doanh nghiệp để bán hải sản đông lạnh đã bị khởi tố có lợi nhuận trung bình cao hơn so với giá cạnh tranh trong giai đoạn 1 năm vào khoảng 23%, và sự sụp đổ của các thỏa thuận ấn định giá tại 11 ngành công nghiệp đã dẫn đến giảm mạnh chi phí sản xuất. 3) Quá trình phi điều tiết, tư nhân hóa và cạnh tranh gay gắt hơn trong một số ngành tại các nước thuộc khối OECD nói chung đã dẫn tới khả năng gia nhập thị trường, giảm chi phí, giá cả và lợi nhuận, nâng cao chất lượng dịch vụ, và đổi mới.Theo ước tính thì quá trình phi điều tiết tại 7 ngành công nghiệp dịch vụ chính của Hoa Kỳ trong thập niên 1980 đã làm giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất và đổi mới, các cơ hội gia nhập thị trường, đưa ra các sản phẩm đa dạng và chất lượng tốt hơn, cũng như tạo ra tăng trưởng hàng năm là 32 tỉ đến 42 tỉ đô la Mỹ cho phúc lợi người tiêu dùng và 3,2 tỉ đô la Mỹ cho lợi nhuận của các nhà sản xuất, chiếm từ 7% đến 9% tăng trưởng GNP tác động bởi những cải cách đó. 4) Một bản đánh giá so sánh về các nước châu Âu cho thấy có mối liên hệ giữa giảm tương đối việc điều tiết thị trường sản phẩm với tăng trưởng năng suất và tăng trưởng toàn bộ nền kinh tế. Việc thực hiện chương trình Thị trường chung của Liên minh châu Âu tính đến thời điểm năm 1994 (liên quan đến việc dỡ bỏ các rào cản thương mại trong nội bộ EU) ước tính đã tăng thu nhập từ 1,1% đến 1,5% trong giai đoạn từ năm 1987 đến năm 1993, tạo ra khoảng 30.000 đến 90.000 việc làm và giảm lạm phát từ 1% đến 1,5% (so sánh với những gì diễn ra nếu thực hiện khác đi). Khoảng một nửa các lợi ích này có được từ việc nâng cao cạnh tranh và hiệu quả, và có sự giảm sút tỷ lệ tăng trưởng trong biên lợi nhuận của các doanh nghiệp khi so sánh với tỷ lệ tăng trưởng trong giai đoạn trước đó, giảm giá trong một số ngành, và giảm tập trung kinh tế tại cấp độ quốc gia, tăng gấp đôi các trường hợp tập trung kinh tế tại cấp độ Liên minh phù hợp với các sự gia tăng các hoạt động của các nước châu Âu. 5) Tại Úc, ước tính có 49 lợi ích được kỳ vọng từ gói kích thích cạnh tranh và cải cách phi điều tiết (bao gồm việc mở rộng và sửa đổi các quy định kiểm soát các 38 hành vi hạn chế kinh doanh (RBP), xem xét có hệ thống các ngành công nghiệp đối với cạnh tranh, mở rộng việc giám sát giá đối với các các doanh nghiệp đại chúng, và nâng cao cạnh tranh và hiệu quả trong việc cung cấp hạ tầng) sẽ, trong dài hạn, tạo ra tăng trưởng hàng năm đối với GDP là 5,5%, hay 23 tỉ đô la Mỹ; người tiêu dùng sẽ được lợi gần 9 tỉ đô la Mỹ; và sẽ tạo ra tăng trưởng trong lương bổng, việc làm, lợi nhuận tại hầu hết các ngành công nghiệp và các khoản thu của chính phủ. 6) Tại Ba Lan, việc thực hiện chính sách cạnh tranh trong khung chính sách tổng thể thúc đẩy thay đổi cấu trúc, tái cơ cấu ngành, tư nhân hóa và xóa bỏ độc quyền đã khuyến khích tạo ra một lượng lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ, và nâng cao hiệu quả đáng kể trong rất nhiều ngành (như thương mại, dịch vụ và hàng hóa tiêu dùng). Từ các quy định pháp luật, án lệ có thể thấy các hành vi hạn chế cạnh tranh có thể gây ra rất nhiều thiệt hại cho nền kinh tế và lợi ích người tiêu dùng. Các quy định pháp luật, án lệ tạo ra các chứng cứ về các lợi ích trực tiếp bắt nguồn từ việc thực thi nhất quán pháp luật cạnh tranh và trở nên rất quan trọng để ngăn chặn các doanh nghiệp tiếp tục thực hiện các hành vi hạn chế cạnh tranh của mình. 39 CHƯƠNG III TẬP TRUNG KINH TẾ HẠN CHẾ CẠNH TRANH VÀ LẠM DỤNG VỊ TRÍ THỐNG LĨNH THỊ TRƯỜNG Như đã thảo luận ở Chương I, các doanh nghiệp độc quyền là kẻ thù lớn nhất của pháp luật cạnh tranh. Các doanh nghiệp có vị trí độc quyền trên thị trường có thể tăng giá và giảm sản lượng các sản phẩm của mình mà không phải chịu bất kỳ tổn thất kinh tế nào bởi vì người tiêu dùng không thể mua ở nơi khác để đáp ứng nhu cầu của mình. Tuy nhiên, chúng ta thấy rằng có một vài doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn tự nhiên (ví dụ lĩnh vực truyền thông hoặc mạng lưới truyền tải điện) hoặc có thể là do năng lực vượt trội của doanh nghiệp so với với các đối thủ cạnh tranh “trên cơ sở năng lực” (ví dụ như Coca-Cola hoặc Microsoft). Hơn nữa, chúng ta cũng thấy rằng một doanh nghiệp có thể có vị trí độc quyền do được Nhà nước giao thực hiện một số nhiệm vụ nhất định để đảm bảo lợi ích công cộng chung (ví dụ như nhiệm vụ của cơ quan bưu chính phải chuyển thư đến những vùng xa xôi nhất của đất nước). Do đó Luật Cạnh tranh cần phải đạt đến sự cân bằng. Một mặt, vừa bảo vệ quyền lựa chọn của người tiêu dùng và đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng. Mặt khác, phải khuyến khích các doanh nghiệp cạnh trạnh dựa trên năng lực và không nên trừng phạt các doanh nghiệp này nếu họ có vị trí độc quyền trên thị trường một cách tự nhiên hoặc theo quy định pháp luật. Điều này đưa đến những điểm sau: ¾ Luật Cạnh tranh không được cấm các vị trí thống lĩnh thị trường mà phải cấm việc lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường. ¾ Luật Cạnh tranh cấm tập trung kinh tế dẫn đến việc tạo ra hoặc củng cố vị trí thống lĩnh thị trường làm cho cạnh tranh trên thị trường bị hạn chế đáng kể (tập trung kinh tế hạn chế cạnh tranh). Thực chất, cả hai quy định cấm nêu trên hướng tới các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh và trong phạm vi rộng nhất, đạt được cách hiểu thống nhất về những khái niệm tương tự: đặc biệt là, định nghĩa thị trường và vị trí thống lĩnh thị trường. Tuy nhiên, giá trị thực chất của chúng rất khác biệt, đặc biệt từ quan điểm đánh giá cạnh tranh của cơ quan quản lý cạnh tranh. Thậm chí, việc cấm các hành vi lạm dụng liên quan đến cả những trường hợp khi một hành vi vi phạm Luật Cạnh tranh đã xảy ra và bị phát hiện. Trong những trường hợp này, cơ quan quản lý cạnh tranh chỉ can thiệp “sau đó” (nghĩa là sau khi hành vi hạn chế cạnh tranh đã diễn ra) để loại bỏ hành vi hạn chế cạnh tranh của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường và cuối cùng là tiến hành xử phạt doanh nghiệp. Việc cấm tập trung kinh tế hạn chế cạnh tranh liên quan đến các trường hợp khi mà thiệt hại đối với cạnh tranh có thể phát sinh từ một giao dịch tài chính – mua, sáp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfSổ tay Hành vi hạn chế cạnh tranh - Một số vụ việc điển của châu Âu.pdf
Tài liệu liên quan