Đề tài Hệ thống chỉ tiêu công nghiệp hóa - Hiện đai hóa nông nghiệp và nông thôn và áp dụng các phương pháp phân tích thống kê để phân tích quá trình Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa ở tỉnh Hải Dương

Mục lục

Lời nói đầu

CHƯƠNG I:SỰ CẦN THIẾT VÀ KHẢ NĂNG VẬN DỤNG CHUYÊN ĐỀ Ở TỈNH HẢI DƯƠNG 4

I - khái quát chung về hải dương trong 5 năm qua(1996-2000) 4

1 - Khái quát về điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế văn hoá xã hội Hải Dương 4

 1.1 Điều kiện tự nhiên

1.2 Dân số lao động

II - Cơ sở vật chất kỹ thuật nông nghiệp và điều kiện kinh tế ,văn hoá xã hội nông thôn hải dương .

1- Cơ sở vật chất kỹ thuật nông nghiệp .

2- Điều kiện kinh tế văn hoá ,xã hội nông thôn Hải Dương .

III, Diễn biến ,thực trạng nông nghiệp ,nông thôn hải dương trong 5 năm qua (1996-2000):

1- Sản xuất nông nghiệp :

2-Sản xuất lâm nghiệp.

3-Sản xuất thuỷ sản.

Iv - sự cần thiết và khả năng vận dụng của chuyên đề ở hải dương

CHƯƠNG II NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA HỆ THỐNG CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN

I - khái quát chung về quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá:

1- Khái niệm :

2- Tác dụng của công nghiệp hoá.

3- Nội dung của công nghiệp hoá, hiện đại hoá:

3.1 - Tiến hành cách mạng khoa học - kỹ thuật để xây dựng cơ sở vật chất:

3.2 - Xây dựng cơ cấu hợp lý và phân công lại lao động xã hội:

3.3 - Nội dung cơ bản của công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong những năm còn lại của thập kỷ 90 (1996-2000) ở Việt Nam .

II - Hệ thống chỉ tiêu thống kê phản ánh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

1- Khái niệm về chỉ tiêu thống kê và hệ thống chỉ tiêu thống kê:

1.1 - Khái niệm về chỉ tiêu thống kê

1.2 - Hệ thống chỉ tiêu thống kê:

2 - Xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê phản ánh trình độ công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn:

2.1- Nhóm chỉ tiêu phản ánh qúa trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá tổng hợp của nền kinh tế:

2.2- Hệ thống chỉ tiêu phản ánh trình độ CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn.

CHƯƠNG III-ÁP DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH THỐNG KÊ PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU CƠ BẢN PHẢN ÁNH QUÁ TRÌNH CNH - HĐH NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Ở HẢI DƯƠNG

I - Khái niệm và các phương pháp về phân tích thống kê:

1-Khái niêm

2 - Các phương pháp phân tích thống kê thường sử dụng:

II - Phân tích một số chỉ tiêu cơ bản về quá trình CNH - HĐH:

CHƯƠNG IV-PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

I - Hiệu quả quá trình thực hiện CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn:

II - Về hệ thống chỉ tiêu thống kê phản ánh quá trình CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn:

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

 

 

 

 

 

 

 

 

doc89 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1625 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hệ thống chỉ tiêu công nghiệp hóa - Hiện đai hóa nông nghiệp và nông thôn và áp dụng các phương pháp phân tích thống kê để phân tích quá trình Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa ở tỉnh Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g nghiệp hoá, hiện đại hoá bao gồm các nhóm chỉ tiêu chung cho toàn bộ nền kinh tế và các nhóm chỉ tiêu cho từng ngành kinh tế cụ thể. Trong phạm vi chuyên đề này đang xem xét quá trình thực hiện, trình độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn ở một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng. Do vậy, chuyên đề chỉ đi sâu phân tích và làm rõ vấn đề công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn ở phạm vi một tỉnh.Nhưng để đánh giá một cách chính xác kết quả thực hiện quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và mối quan hệ đóng góp của nông nghiệp, nông thôn trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Hải Dương, cũng phải đưa ra nhóm chỉ tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá tổng hợp của nền kinh tế tỉnh nhà. Như chúng ta đã thấy, nếu dựa vào tính chất của các chỉ tiêu thống kê chúng ta có thể chia ra hai nhóm chỉ tiêu sau: Nhóm chỉ tiêu thống kê phản ánh trực tiếp kết quả của quá trình công nghiệp hoá và nhóm chỉ tiêu phản ánh gián tiếp kết quả quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá chung cho toàn bộ nền kinh tế - xã hội và trong từng ngành. Việc tiến hành phân loại hệ thống chỉ tiêu thống kê phản ánh quá trình, trình độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá có thể tiến hành theo nhiều cách khác nhau . Tuỳ theo mục đích yêu cầu cung cấp thông tin để đáp ứng các yêu cầu phân tích và quản lý khác nhau của mỗi quốc gia, mỗi ngành, mỗi vùng và mỗi địa phương. Việc phân loại hệ thống chỉ tiêu phản ánh trình độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá làm sao có thể vừa đáp ứng được cả yêu cầu cung cấp thông tin cho những người hoạch định chính sách và quản lý ở tầm vĩ mô và vi mô, cả trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn . Vấn đề quan trọng là việc lựa chọn các chỉ tiêu phản ánh trình độ công nghiệp hoá, hiện đaị hoá phải phù hợp với những mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đã đề ra trong các Nghị quyết Đại hội Đảng, phù hợp với mục đích nghiên cứu và tính khả thi của việc thực hiện thu thập thông tin hệ thống chỉ tiêu. Đối với nông nghiệp, nông thôn phải xác định được những chỉ tiêu đặc trưng phản ánh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong nông nghiệp và nông thôn của tỉnh. Từng ngành sản xuất phải có những chỉ tiêu đặc trưng phản ánh được quá trình thực hiện và trình độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá thông qua việc thực hiện các kế hoạch trong từng thời kỳ để đạt tới các mục tiêu đề ra. Các chỉ tiêu thống kê phản ánh trình độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá là một bộ phận của hệ thống chỉ tiêu thống kê nói chung có nhiệm vụ phản ánh những yêu cầu và nội dung công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong từng thời kỳ đó là sự tác động của công nghiệp hoá, khoa học công nghệ tiên tiến vào hoạt động của các ngành nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả trong sản xuất kinh doanh . 2.1- Nhóm chỉ tiêu phản ánh qúa trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá tổng hợp của nền kinh tế: Nhóm chỉ tiêu phản ánh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá tổng hợp của nền kinh tế bao gồm các nhóm chỉ tiêu sau : - Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tổng hợp. - Nhóm chỉ tiêu phản ánh về kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế. - Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình đầu tư ,cơ sở vật chất kỹ thuật. 2.1.1 - Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tổng hợp - Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tổng hợp bao gồm các chỉ tiêu sau: - Chỉ tiêu phản ánh quy mô, cơ cấu GDP theo ngành kinh tế của nền kinh tế. - Chỉ tiêu GDP bình quân đầu người: Chỉ tiêu này xác định bằng cách: GDP GDP bình quân đầu người = ------------------------------------- Dân số bình quân cùng thời kỳ - Chỉ tiêu phản ánh năng suất lao động xã hội, chỉ tiêu này phản ánh cả năng suất lao động sống và lao động vật hoá, ký hiệu là (W) SGDP SGDP W = -------------------------------- = -------- Tổng chi phí lao động (T) ST - Chỉ tiêu tốc độ tăng GDP. Tốc độ tăng GDP được xác định như sau: GDPi - GDPi - 1 GDPi ai = ------------------ = --------- - 1 = t - 1 GDPi - 1 GDPi - 1 Trong đó: - ai là tốc độ tăng GDP của thời kỳ (i) (tính bằng lần hay %) - GDPi : Là GDP của thời kỳ i - GDPi - 1 : Là GDP của thời kỳ i - 1 - t : Là tốc độ phát triển GDP của thời kỳ i 2.1.2 . Nhóm chỉ tiêu về kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Một nền kinh tế được coi là phát triển là một nền kinh tế luôn tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu, trong quá trình chuyển dịch sẽ tạo ra sự biến động cấu ngày một hợp lý hơn theo quy luật và xu hướng của sự phát triển kinh tế và khao học kỹ thuật công nghệ. Có nghĩa là chuyển dịch từ ngành có giá trị tăng sang ngành có giá trị tăng thêm cao, cũng đồng nghĩa với việc từ các ngành có hàm lượng lao động thấp với trình độ công nghệ và kỹ năng thấp, phương thức quản lý thấp sang các ngành có hàm lượng lao động cao với trình độ khoa học công nghệ kỹ thuật cao, phương thức quản lý khoa học. Đặc trưng lớn của một nền kinh tế phát triển là có sự chuyển dịch liên tục theo quy luật trên của cơ cấu sản xuất, cơ cấu xuất khẩu, cơ cấu lao động, cơ cấu nông nghiệp, nông thôn. - Hệ thống chỉ tiêu và kết quả chuyến dịch bao gồm các chỉ tiêu sau: a- Các chỉ tiêu về cơ cấu sản xuất: - Chỉ tiêu về cơ cấu sản xuất theo ngành kinh tế: Ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản; Ngành công nghiệp, xây dựng, ngành dịch vụ. - Chỉ tiêu về cơ cấu sản xuất theo vùng kinh tế: Vùng đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu long v.v... - Chỉ tiêu về cơ cấu sản xuất theo địa giới hành chính các tỉnh, thành phố. b- Các chỉ tiêu về cơ cấu xuất khẩu: - Chỉ tiêu tỷ trọng hàng tinh chế trong tổng kim ngạch xuất khẩu. - Chỉ tiêu tỷ trọng hàng thô (nông, lâm, thuỷ sản, nguyên liệu trong kim ngạch xuất khẩu. - Chỉ tiêu tỷ trọng hàng nông nghiệp trong tổng kim ngạch XNK. - Chỉ tiêu tỷ trọng hàng công nghiệp trong tổng kim ngạch XNK. - Chỉ tiêu tỷ trọng sản phẩm dịch vụ trong tổng kim ngạch XNK. c- Các chỉ tiêu về cơ cấu lao động: - Chỉ tiêu về cơ cấu lao động theo 3 khu vực: Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản, công nghiệp, xây dựng, dịch vụ. - Chỉ tiêu về cơ cấu lao động theo trình độ đào tạo: Chưa tốt nghiệp PTTH, tốt nghiệp PTTH, tốt nghiệp CĐ, THCN, tốt nghiệp đại học trở lên. - Chỉ tiêu về cơ cấu lao động theo ngành kinh tế: Ngành kinh tế khu vực I, ngành kinh tế khu vực II, ngành kinh tế khu vực III. - Chỉ tiêu về cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế: Khu vực I (khai thác sản phẩm tự nhiên), khu vực II (chế biến sản phẩm từ sản phẩm khai thác), khu vực III (sản xuất sản phẩm dịch vụ) - Chỉ tiêu về cơ cấu lao động phân theo lao động thành thị và lao động nông thôn. Ta có số liệu về các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu lao động trong 5 năm (1996 - 2000) của tỉnh Hải Dương. B1: Cơ cấu lao động theo trình độ đào tạo Đơn vị tính Lần Năm Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000 Tỷ trọng lao động chưa tốt nghiệp PTTH 0,75 0,75 0,74 0,73 0,72 " tốt nghiệp PTTH 0,01 0,20 0,21 0,22 0,22 " tốt nghiệp THCN, CĐ 0,04 0,04 0,04 0,04 0,04 " đại học trở lên 0,01 0,01 0,01 0,01 0,02 B2: Cơ cấu lao động theo 3 khu vực Đơn vị tính: Lần Năm Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000 Tỷ trọng lao động công nghiệp, XD 0,08 0,08 0,07 0,08 0,08 Tỷ trọng lao động nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 0,83 0,83 0,84 0,84 0,84 Tỷ trọng lao động dịch vụ và khác 0,09 0,09 0,09 0,08 0,08 B3: Cơ cấu lao động theo lao lao động nông thôn và lao động thành thị Đơn vị tính: Lần Năm 1996 1997 1998 1999 2000 Lao động nông thôn 0,9 0,88 0,85 0,85 0,85 Lao động thành thị 0,1 0,12 0,15 0,15 0,15 2.1.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh đầu tư, cơ sở vật chất kỹ thuật, cán cân thanh toán: Trong thời kỳ thực hiện CNH - HĐH chúng ta gặp phải khó khăn rất lớn đó là thiếu vốn đầu tư và cơ sở vật chất kỹ thuật, Nhà nước phải có những chính sách phù hợp khuyến khích đầu tư và hợp tác kinh doanh đối với các thành phần kinh tế trong và ngoài nước. Để đánh giá đúng đắn các nguồn đầu tư, cơ sở vật chất kỹ thuật, cán cân thanh toán. a - Các chỉ tiêu phản ánh tình hình đầu tư: - Chỉ tiêu phản ánh quy mô đầu tư trong nước, ngoài nước. - Chỉ tiêu cơ cấu vốn theo chủ đầu tư. - Chỉ tiêu về tỷ trọng vốn vốn đầu tư trong GDP. - Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Tuỳ theo phạm vi tính toán, hiệu quả vốn đầu tư cơ bản (ký hiệu HK) được xác định theo các công thức: ∆ GDP ∆ VA ∆ LN HK = --------- (1) HK = --------- (2) HK = --------- (3) K K K Với phạm vị toàn bộ nền kinh tế thì ta sử dụng công thức (1), với từng ngành thì ta sử dụng công thức (2) và đối với doanh nghiệp thì ta sử dụng công thức (3). Tuỳ theo mức độ chính xác, cần phan biệt các chỉ tiêu biểu hiện xuất vốn đầu tư cơ bản khác nhau có liên hệ với nhau. ∆ GDP ∆ GDP KSXMR KSX HK = -------- = -------- x -------- x ------- K KSXMR KSX K = HK SXMR x dK SXMR . dK SX Trong đó: K là S vốn đầu tư cơ bản. KSXMR: Là vốn đầu tư cơ bản để tái SX mở rộng TSCĐ tính chất sản xuất. KSX : Vốn đầu tư cơ bản để tái SX TSCĐ có tính chất SX. HK SXM: Là hiệu suất sử dụng vốn đầu tư cơ bản để tái SX mở rộng. dK SXMR: Là tỷ trọng vốn đầu tư cơ bản để tái SXMR trong S số vốn đầu tư cơ bản cho SX. dK SX: Tỷ trọng vốn đầu tư cơ bản để tái SX TSCĐ trong toàn bộ vốn đầu tư cơ bản. b - Các chỉ tiêu về cơ sở vật chất kỹ thuật: - Cơ sở vật chất kỹ thuật của một nền kinh tếquốc dân bao gồm 3 nội dung: Nội dung về lực lượng sản xuất với lao động và tư liệu sản xuất làm nền tảng, nội dung về trình độ phát triển khoa học kỹ thuật công nghệ, nội dung về các quan hệ sản xuất. Trong đây ta chỉ xác định vấn đề về trình độ phát triển khao học kỹ thuật công nghệ, một yếu tố quan trọng của sự thúc đây sự phát triển lực lượng sản xuất và các quan hệ sản xuất. - Những chỉ tiêu về cơ sở vật chất kỹ thuật bao gồm: + Chỉ tiêu về số cơ sở khao học kỹ thuật của một quốc gia, một vùng hay một địa phương. + Chỉ tiêu vê vốn đầu tư cho nghiên cứu, ứng dụng khoa học ở một quốc gia, một vùng, một địa phương. + Chỉ tiêu về số đề tài khao học được đăng ký và thực hiện trong một thời gian. c- Nhóm chỉ tiêu phản ánh cán cân thanh toán: Nhóm chỉ tiêu này bao gồm các chỉ tiêu sau: - Chỉ tiêu về quy mô nợ nước ngoài. - Chỉ tiêu về chênh lệch XNK. 2.2 Hệ thống chỉ tiêu phản ánh trình độ CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh trình độ CNH - HĐH của một quốc gia, một vùng hay một địa phương bao gồm 2 hệ thống chỉ tiêu lớn: Hệ thống chỉ tiêu thống kê phản ánh tổng hợp quá trình CNH - HĐH của toàn bộ nền kinh tế, vùng địa phương nói chung như đã trình bày ở phần trên và hệ thống chỉ tiêu phản ánh trình độ CNH - HĐH của từng ngành kinh tế để cho ta thấy được việc thực hiện quá trình CNH - HĐH ở ngành đó ở mức độ nào và nó đã đạt được những gì. Như đã trình bày trong chuyên đề này ta sẽ tiếp cận với hệ thống chỉ tiêu thống kê CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn. ở các nước, khoa học và công nghệ, nhất là khoa học công nghệ mới và hiện đại là nguồn động lực quyết định quá trình CNH - HĐH đất nước. Do đó, ở nước ta thực chất của quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá nền kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng là quá trình xây dựng cơ sở vật chất cho nền kinh tế. Về cơ sở khoa học là quá trình đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật về công nghệ mới để tạo ra sự chuyển biến mới về chất từ lao động thủ công với các phương tiện thô sơ sang các trình độ khoa học công nghệ mới, trình độ quản lý, tổ chức lao động mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả nông nghiệp; chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu sản xuất từ độc canh sang đa canh; chuyển mạnh từ sản xuất tự cấp tự túc sang sản xuất hàng hoá, gồm sản xuất với chế biến và hướng xuất khẩu với công nghệ kỹ thuật cao. Từ quan điểm nêu trên quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là rất cần thiết và có những nội dung chính sau đây: - Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật mới hiện đại hoá trong nông nghiệp. - Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, đặc biệt ưu tiên đầu tư cho ngành thuỷ lợi; đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật thuỷ lợi vào sản xuất, đảm bảo tưới tiêu nớc chủ động, khoa học đáp ứng yêu cầu sinh trưởng cho cây trồng. - Đưa nhanh quy trình công nghệ mới như giống cây trồng mới, con gia súc mới vào sản xuất, đẩy mạnh đầu tư thâm canh tăng năng suất cây trồng, vật nuôi. - Trên cơ sở áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trang bị nhanh quá trình cơ giới hoá, điện khí hoá, hoá học hoá vào ngành nông nghiệp. - Đẩy mạnh áp dụng các mô hình quản lý tiến bộ chăm sóc nguồn lực, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong nông nghiệp và nông thôn. Từ những nội dung cơ bản trên, với chức năng của ngành thống kê từ nhiều năm qua chúng ta tổ chức nhiều cuộc điều tra phản ánh điều kiện, kết quả và quá trình sản xuất. Nhưng hệ thống chỉ tiêu phản ánh quá trình CNH - HĐH nông nghiệp và nông thôn nhìn chung chưa đầy đủ và thiếu tính hệ thống. Do đó, việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê phản ánh quá trình CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn, phục vụ theo dõi việc thực hiện Nghị quyết Trung ương lần thứ VIII của Đảng phản ánh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn là rất cần thiết. Để thực hiện điều đó, một mặt phải hệ thống hoá lại những chỉ tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn đã, mặt khác phải xây dựng tiếp các chỉ tiêu con thiếu, các chỉ tiêu đặc trưng của từng vùng, từng địa phương để cho hệ thống chỉ tiêu được hoàn chỉnh , đồng bộ trong cả nươc đó chính là bước khởi đầu, nội dung quan trọng của viêc thống kê quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong chặng đường đầu ở nước ta. Từ những vấn đề lý luận và cơ sở khoa học đã nêu trên, theo chúng tôi hệ thống chỉ tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn bao gồm các chỉ tiêu với nội dung và phương pháp sau: 2.2.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh hệ thống giống mới: Với sự tiến bộ của khoa học - kỹ thuật, các cuộc cách mạng trong mọi lĩnh vực của khoa học phát triển nhanh chưa từng thấy trong mấy thập kỷ qua. Đặc biệt là công nghệ sinh học với công nghệ về các kỹ thuật lai, cấy ghép tế bào, kỹ thuật gen và kỹ thuật sinh sản vô tính đã mở ra cho ngành nông nghiệp một triển vọng mới với những loại cây trồng và vật nuôi mới có năng suất, chất lượng cao, chi phí giảm để đẩy nhanh thâm canh trong lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi. Đó chính là quá trình sinh học hoá nông nghiệp. Sinh học hoá nông nghiệp là quá trình áp dụng những thành tựu mới của khoa học sinh vật, khoa học sinh thái vào trong lĩnh vực nông nghiệp nhanh chóng thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý. Nội dung của quá trình sinh học hoá nông nghiệp bao gồm các vấn đề sau: - Giống cây trồng vật nuôi đây là nội dung quan trọng chủ yếu của sinh học hoá ngày càng ứng dụng rộng vào trong nông nghiệp. - Kết quả của ứng dụng ngày càng phải tăng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, cả về mặt chất lượng và mặt số lượng: Biểu hiện ở năng suất cây trồng vật nuôi, số lượng các giống cây trồng vật nuôi mới được tạo ra và điều quan trọng là hàm lượng chất dinh dưỡng trong các sản phẩm thu được tức là chất lượng của sản phẩm đó. Sự thay đổi đó đã tác động làm thay đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. - Nhóm cây lương thực sẽ giảm xuống, cây công nghiệp, cây ăn quả, các loại cây có giá trị kinh tế cao tăng lên đột biến. - Trong chăn nuôi, cơ cấu đàn lợn sẽ giảm xuống, các vật nuôi có giá trị sản phẩm tốt tăng lên như đàn bò, tăng thịt gia cầm. - Xây dựng quy trình kỹ thuật cho từng vùng đất, từng loại đất, từng nhóm đất: Nhóm đất rộng người ta chọn cơ giới hoá nông nghiệp, mục tiêu là năng suất lao động; Nhóm đất hẹp người đông, mục tiêu là năng suất đất hay hiệu quả sử dụng đất cao, người ta đi vào sinh học và hoá học hoá; Nhóm dất trong điều kiện nhiệt đới cấy lúa nước, thì mục tiêu là tăng năng suất cây trồng, cải tạo để sử dụng được nhiều vụ, thì đi vào thuỷ lợi hoá. Với những nội dung như vậy nhóm chỉ tiêu phản ánh hệ thống giống mới bao gồm các chỉ tiêu sau đây: - Chỉ tiêu quy mô, cơ cấu các loại cây trồng, vật nuôi tốt mới đưa vào sử dụng.Quy mô giống cây trồng vật nuôi tốt mới đưa vào sử dụng là số lượng giống cây trồng vật nuôi mới đươc lai tạo hay nhập từ nước ngoài..vv,được các cơ quan khoa học,kỹ thuật giám định công nhận và thực tế đã đạt năng suất cao hơn hẳn các giống cũ hiện có.Cơ cấu cơ cấu các loại cây trồng, vật nuôi tốt mới đưa vào sử dụng được nghiên cứu theo nhiều tiêu thức tuỳ theo mục đích nghiên cứu có thể theo loại giống, có thể theo diện tích ..vv. - Chỉ tiêu quy mô, cơ cấu số đơn vị (quốc doanh, ngoài quốc doanh) sử dụng giống cây trồng, vật nuôi tốt (giống mới). Đó là các đơn vị có thể là tư nhân, tập thể sử dụng các loai giống cây trồng vật nuôi mới như đã đươc trình bày ở trên. Cơ cấu cũng có thể đươc nghiên cứu theo nhiều tiêu thưc khác nhau tuỳ theo mục đích nghiên cứu - Chỉ tiêu quy mô, cơ cấu diện tích canh tác được áp dụng các quy trình sản xuất mới.Quy mô là số diện tích trong địa bàn được áp dụng các chương trình kỹ thuật mới như áp dụng các chương trình của các viện cây, các viên nghiên cứu hoặc của các nước tiên tiến trên thế giới. - Chỉ tiêu tỷ lệ diện tích gieo trồng giống mới trong tổng số diện tích gieo trồng. Chỉ tiêu này được xác định số diên tích được gieo trồng giống mới trên tổng số diện tích được gieo trồng của địa phương. - Chỉ tiêu tỷ lệ số đầu vật nuôi giống mới so với tổng số vật nuôi. Chỉ tiêu này được xác định bằng số đầu vật nuôi giống mới trên tổng số vật nuôi trong đia bàn. Nguồn số liệu: - Biểu 10/NN "Diện tích, năng suất, sản lượng cây lâu năm" đối với các loại cây lâu năm. - Đối với cây hàng năm thì ta phải thông qua số liệu của các cơ sở khuyến nông, các trạm sản xuất giống cây và Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn. - Đối với các loại vật nuôi ta cũng phải lấy số liệu ở các cơ sở giống như trên đối với cây hàng năm và cũng có thể điều tra mẫu để suy rộng. 2.2.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật thuỷ lợi: Thuỷ lợi là vấn đề hết sức quan trọng đối với nông nghiệp và nông thôn. Vì vậy việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật thuỷ lợi là một điều quan trọng và chiếm vị trí quan trọng trong nông nghiệp nông thôn, đó chính là quá trình thuỷ lợi hoá nông nghiệp nông thôn. Thuỷ lợi là quá trình áp dụng một tổng thể các biện pháp. Sử dụng nước trên mặt đất, nước ngầm phục vụ cho sản xuất và đời sống của nhân dân, đồng thời hạn chế mọi tác hại do nước gây ra. Là quá trình cải tạo và quá trình chinh phục tự nhiên trên cơ sở nhận thức được quy luật tự nhiên bao gồm nước dòng chảy, chế độ thuỷ văn, mưa bão ... Vì vậy, đó là quá trình lâu dài và phức tạp. Thuỷ lợi hoá là quá trình xây dựng hệ thống công trình tưới tiêu hoàn chỉnh, đồng bộ cho từng vùng, cho từng địa phương và cho cả nước. Bằng cách xây dựng các công trình nhằm thay thế công cụ sử dụng nước thô sơ bằng công cụ sử dụng nước hiện đại, thay thế chế độ sử dụng nước lạc hậu, thô sơ bằng chế độ sử dụng nước khoa học, thay thế chế độ quản lý giản đơn bằng chế độ quản lý tiên tiến. Nội dung của thuỷ lợi hoá nông nghiệp bao gồm các mặt sau: - Trị thuỷ các dòng sông lớn, nước ta có nhiều dòng sông lớn hàng năm thường gây ra các thiên tai lũ lụt, như vậy việc trị thuỷ các dòng lớn bao gồm các mặt: + Nạo vét lòng sông, khai thông dòng chảy. + Trồng và bảo vệ rừng, nhất là rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ giữ nước lại trong mùa mưa, hạn chế nước chảy sói mòn đất màu. + Củng cố và nâng cấp hệ thống đê điều nhất là những nơi xung yếu chuẩn bị phương pháp phân lũ nếu như thiên tai xảy ra với cường độ lớn tạo điều kiện do trị thuỷ các dòng sông lớn. - Xây dựng các hệ thống công trình thuỷ lợi hoàn chỉnh và đồng bộ + Xây dựng hệ thống thuỷ lợi bao gồm các công trình loại lớn, loại vừa và loại nhỏ gắn bó hữu cơ với nhau và trong từng công trình đều có đầy đủ các trang thiết bị, các bộ phận cần thiết để có thể đưa nước từ đầu nguồn đến chân ruộng và tháo nước ra khỏi ruộng khi cần thiết. Đòi hỏi phải quy hoạch thuỷ lợi: Khảo sát, quản lý, vận hành, khai thác, bảo dưỡng thường xuyên và có quan hệ tốt giữa thuỷ lợi và các hợp tác xã để kịp thời hoạt động. + Xây dựng chế độ tưới tiêu khoa học. Tưới tiêu khoa học là đảm bảo lượng nước cần thiết phù hợp với yêu cầu sinh lý, sinh thái của cây trồng giai đoạn phát triển và trên từng loại đất, từng loại cây trồng. + Hiệu quả của thuỷ lợi hoá trong nông nghiệp, đem lại hiệu quả cao trên cơ sở khai thác các công trình một cách tổng hợp, phối hợp không những cho nông nghiệp còn cho các ngành khác trong nền kinh tế quốc dân. Thuỷ lợi hoá chỉ đạt hiệu quả cao vững chắc công trình đạt hiệu quả cao và đồng bộ. + Thuỷ lợi hoá phụ thuộc vào quản lý khai thác, vận hành bảo dưỡng các công trình thuỷ lợi. Như vậy cơ sở vật chất kỹ thuật thuỷ lợi bao gồm số lượng, năng lực thiết kế và năng lực huy động thực tế của các loại công trình đã xây dựng xong đưa vào phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp và khả năng tưới, tiêu của các công trình bao gồm các công trình: Công trình thuỷ nông, công trình độc lập, công trình phụ thuộc, thuỷ điện kết hợp với thuỷ nông, kênh tạo nguồn. Nhóm chỉ tiêu phản ánh xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật bao gồm các chỉ tiêu sau: a - Các chỉ tiêu phản ánh quy mô các công trình đại, trung thuỷ nông được xây dựng và công suất thiết và năng lực huy động thực tế của các công trình. - Công trình thuỷ nông gồm những công trình thuỷ lợi phục vụ chủ yếu sản xuất nông, lâm nghiệp, hồ chứa, trạm bơm, cống dẫn nước, đập dâng, công trình tạo nguồn, đê ngăn lũ, ngăn mặn. - Công trình độc lập là những công trình đầu mối trực tiếp chứa nước, dẫn nước, bơm nước ... từ các sông hồ thiên nhiên hoặc hồ nhân tạo phục vụ cho sản xuất nông, lâm nghiệp, ngăn lũ, ngăn mặn bảo vệ mùa màng v.v.... Không phân biệt phạm vi tưới, tiêu, ngăn mặn, ngăn lũ tạo nguồn các công trình đó lớn hay nhỏ từ xã quản lý trở lên. - Công trình phụ thuộc: Những công trình thuỷ nông nằm trong công trình đầu mối (độc lập) thường là đập dâng, trạm bơm chuyển tiếp nước lên đồng ruộng ở mục này chỉ yêu cầu báo cáo riêng trạm bơm điện, dầu, đập dâng nếu có. - Thuỷ điện kết hợp với thuỷ nông là những công trình có nhiệm vụ phát điện phục vụ sản xuất (như xay xát, chế biến sản phẩm nông, lâm nghiệp phục vụ cho sinh hoạt, bơm nước tưới cho cây trồng. Những công trình được xây dựng ở các tỉnh, huyện miền núi. - Kênh tạo nguồn là những kênh chỉ có khả năng dẫn nước từ các sông hồ thiên nhiên tới khu vực cần tưới nước tuy đã hoàn thành đầu tư xây dựng nhưng chưa đưa nước tưới đến mặt ruộng, muốn đưa nước lên mặt ruộng phải sử dụng các biện pháp khác bổ trợ. Nguồn số liệu: - Thông qua chế độ báo cáo thống kê định kỳ chính thức của doanh nghiệp làm dịch vụ thuỷ lợi và các tài liệu khác của ngành thuỷ lợi để lập báo cáo - Căn cứ vào biểu 04/NN "Công trình thuỷ lợi" trong chế độ báo cáo và điều tra thống kê Nông - Lâm - Nghiệp. b - Các chỉ tiêu thống kê hiệu quả quá trình thuỷ lợi hoá nông nghiệp và nông thôn. Để đánh giá quá trình thuỷ lợi hoá nông nghiệp nông thôn ta không chỉ tính những chỉ tiêu phản ánh số lượng quy mô các công trình thuỷ lợi mà chúng ta phải xem xét hiệu quả của nó. Các chỉ tiêu thống kê phản ánh hiệu quả thuỷ lợi hoá bao gồm: - Chỉ tiêu diện tích gieo trồng được tưới tiêu bằng các công trình thuỷ lợi lànhững diện tích gieo trồng được các công trình thuỷ lơi bơm nước ,dẫn nước hoặc các phương tiện thủ công đưa nước vào ruộng cung cấp cho cây trồng suốt trong cả vụ hoặc trong một thời vụ nhất định. - Chỉ tiêu diện tích gieo trồng được tưới tiêu khoa học bằng các công trình thuỷ lợi là những diện tích gieo trồng được tưới tiêu theo một quy trình khoa học nhất,sao cho phù hợp với sự phát triển và sinh trưởng của cây trồng,có thể là áp dụng một quy trình giống mới hoặc đang trong giai đoạn thử nghiệm để cho ra những giống mới tốt hơn. - Diện tích được thau chua, rửa mặn bằng các công trình thuỷ lợi. Những diện tích bị nhiễm mặn hoặc ít có mưa ,đất bị thơi chua .Song nhờ khai thác được nguồn nước ngọt dùng các biện pháp thuỷ lợi đưa nước ngọt rửa chua rửa mặn đảm bảo cho cây trồng phát triển bình thường. - Diện tích được tiêu úng là những diện tích bị ngập úng được tiêu nước kịp thời nhờ các biện pháp và các phương tiện của thuỷ lợi khác nhau để cây trồng tiếp tục phát triển bình thường cho năng suất và chất lượng như các diện tích không bị ngập úng. Nguồn số liệu: - Dựa vào biểu 05/NN "Cơ giới hoá làm đất và tưới tiêu cho cây". - Biểu số 13/NN "Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp" phần "Dịch vụ nông nghiệp". Ta có một số chỉ tiêu thuỷ lợi hoá nông nghiệp, nông thôn trong 5 năm của tỉnh Hải Dương, bảng sau: Chỉ tiêu ĐV tính 1996 1997 1998 1999 2000 Số trạm bơm Trạm 861 864 865 869 871 Tổng công suất các trạm bơm m3/h 2.683100 2.748.100 2.784.100 2.845.100 2.929.100 Máy bơm các loại Cái 2.916 3.536 3.777 3.893 4.130 Công suất thiết kế 1000 m3/h 2.562,2 3.081,6 3.292,4 3.459,2 3.621,6 Diện tích được tưới tiêu cả năm ha 78.800 79.916 79.720 80.825 80.930 Chiều dài kênh mương được kiên cố hoá km 14,6 18,5 20 21 30 2.2.3 Nhóm chỉ tiêu phản ánh trình độ cơ giới hoá, điện khí hoá, hoá học hoá trong nông nghiệp và nông thôn: a - Các chỉ tiêu thống kê phản ánh trình độ cơ khí hoá: - Cơ giới hoá là quá trình thay thế công cụ thô sơ bằng công cụ cơ giới, thay thế động lực gia súc, con người bằng động

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docS0026.doc
Tài liệu liên quan