Đề tài Hiện trạng ngành Du lịch Hải Dương - Xu hướng phát triển ngành du lịch đến 2020

1. Đặt vấn đề 1

2. Tên đề tài: 3

Phần I 4

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH 4

1.1. Các định nghĩa về Du lịch 4

1.2. Chức năng của du lịch 5

1. Vị trí địa lý 7

2. Điều kiện tự nhiên 8

2.1. Địa hình 8

2.2. Khí hậu, thủy văn 9

2.2.1. Khí hậu 9

2.4. Địa chất, thổ nhưỡng, rừng và hệ sinh thái 11

2.4.1. Địa chất, thổ nhưỡng 11

2.4.2. Rừng và hệ sinh thái 12

3. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hải Dương 12

3.1. Về kinh tế 12

3.2. Về xã hội 16

4. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật và môi trường 17

4.1. Giao thông 17

4.1.1. Đường sắt 17

4.1.3. Đường thủy 18

4.2. Hệ thống cấp điện 18

4.3. Bưu chính viễn thông 20

4.4. Cấp nước, thoát nước thải và vệ sinh môi trường 21

4.4.1. Cấp nước 21

4.4.2. Thoát nước thải và vệ sinh môi trường 21

5. Tài nguyên du lịch tỉnh Hải Dương 22

5.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên 22

5.1.3. Khu vực núi An Phụ (Kinh Môn) 25

5.1.5. Khu Lục Đầu Giang - Tam phủ Nguyệt Bàn 26

5.2. Tài nguyên du lịch nhân văn: bao gồm văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể 27

5.2.2. Tài nguyên văn hóa phi vật thể 31

5.3. Nguồn nhân lực du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật 38

1. Khách du lịch 39

1.1. Khách du lịch quốc tế 40

1.2. Khách du lịch nội địa 41

2. Thu nhập du lịch 43

3. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch. 44

4. Lao động trong du lịch 46

5. Hiện trạng đầu tư vào du lịch 46

6. Công tác marketing xúc tiến du lịch 47

7. Hiện trạng tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh du lịch 48

doc60 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 812 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hiện trạng ngành Du lịch Hải Dương - Xu hướng phát triển ngành du lịch đến 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ích b. Các làng nghề Hải Dương là vùng đất hình thành và phát triển lâu đời, ngày nay nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng vẫn còn tồn tại và phát triển như: sản xuất giầy, trạm khắc kim hoàn, trạm khắc gỗ, chế biến lương thực, thực phẩm (làm bánh kẹo) hàng thêu ren và tơ tằm. * Làng nghề chạm khắc gỗ, đồ kim hoàn là nghề mang tính truyền thống gia truyền, tập trung ở một số làng như Đồng Giao, thợ kim hoàn với những mặt hàng gia công nổi tiếng góp phần vào việc giải quyết công ăn việc làm phát triển kinh tế nông thôn. * Làng nghề bánh đậu xanh (Hải Dương), bánh gai (Ninh Giang). Làng nghề có truyền thống lâu đời, sản phẩm đã nổi tiếng không chỉ trong nước mà ra thế giới. Với quy mô sản xuất được mở rộng và thu hút đông đảo lao động trong vùng. * Làng nghề đóng giầy da (Hải Dương) Nghề đóng giầy ở Hải Dương có tín nhiệm cao, các nghệ nhân làng nghề Hoàng Diệu có mặt hầu khắp mọi nơi trên cả nước. Hải Dương nghề đóng giầy da đang trên đà mở rộng phát triển nhờ có một số điều kiện thuận lợi như nhu cầu tiêu dùng cao, yêu cầu vốn đầu tư không nhiều, người lao động khéo tay... * Làng nghề làm vàng bạc ở Châu Khê (Bình Giang) ở Châu Khê có nghề làm vàng bạc lâu đời. Những thợ làm vàng bạc ở đây thường phục vụ trên một địa bàn rộng đặc biệt với kinh đô Thăng Long xưa. * Làng nghề làm thợ mộc (cúc Bồ Ninh Giang) Thợ mộc ở Cúc Bồ vốn nổi tiếng trong tỉnh và trong cả đồng bằng Bắc Bộ. Những người thợ ở đây khi chuyển đến những vùng khác cũng tạo dựng lên được những làng mộc mới. Các đình chùa nổi tiếng ở Hải Dương hầu như đều có bàn tay thợ mộc của làng nghề này. * Nghề làm gốm Nghề làm gốm đã được phát triển rộng rãi ở Hải Dương từ rất lâu đời, nổi tiếng là gốm Chu Đậu (Nam Sách) và gốm Cậy (Bình Giang). Do địa hình sông nước trên thềm đất sét nên đã từ lâu người Hải Dương khá quen thuộc với nghề làm gốm. Nước men của gốm Chu Đậu có một đặc thù khá riêng biêt và khá nổi tiếng nhất là đối với những người sành chơi của Hà Nội ngày xưa. * Nghề thêu ren (Tứ Kỳ) Người Hải Dương vốn có truyền thống khéo tay: đan lát, thêu thùa. Nghề thêu ren ở Xuân Nèo từng đã làm nên những sản phẩm của các mặt hàng thêu ren xuất khẩu của nước ta. * Nghề chạm khắc đá ở Kình Chủ (Kinh Môn) Việc phát triển làng nghề và nghề đã tạo ra hình thái mới trong việc sắp xếp lao động, và giữ gìn phát triển được nghề truyền thống ngay trên quê hương, vừa tạo việc làm có hiệu quả kinh tế cao, thu nhập ổn định hơn nghề trồng lúa chẳng những thế những làng nghề truyền thống trên còn là tiềm năng du lịch to lớn của Hải Dương, là đối tượng độc đáo có sức thu hút khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế. Vì vậy đầu tư cần phải theo kế hoạch để duy trì các làng nghề, biến chúng thành điểm tham quan hấp dẫn. Mặt khác, cần nghiên cứu để tạo ra các sản phẩm lưu niệm mang tính đặc thù của Hải Dương để phục vụ du khách. 5.2.2. Tài nguyên văn hóa phi vật thể Tài nguyên văn hóa phi vật thể thực chất là sống ký sinh trên các tài nguyên văn hóa vật thể. Các trò chơi, lễ hội thường được diễn ra trên các trung tâm văn hóa của từng thời kỳ mà còn ở giai đoạn cổ xưa chính là các đình, đài, đền, miếu. a. Các lễ hội tiêu biểu tại Hải Dương Lễ hội sinh hoạt văn hóa dân gian cũng là một loại tài nguyên nhân văn, có sức hấp dẫn và khả năng thu hút khách du lịch cao, ở mức độ nào đó du khách có thể thấy được, hiểu được phong tục tập quán của nhân dân địa phương. Lễ hội là một hình thức văn hóa đặc sắc phản ánh đời sống của mỗi dân tộc gắn với các di tích lịch sử, thường là 1 phần trong các chương trình thu hút, quảng bá của khu du lịch. Không thể tách rời nội dung lễ hội ra khỏi các di tích, cũng như không thể tách rời nội dung lễ hội truyền thống ra khỏi các chương trình du lịch. Vì vậy cần khai thác di tích lịch sử với lễ hội truyền thống như một loại hình du lịch văn hóa chuyên đề gắn với các tour du lịch. * Lễ hội Côn Sơn (Chí Linh) Chùa Côn Sơn ở huyện Chí Linh, thờ Huyền Quang (Lý Đạo Tái) một trong ba vị sáng lập ra thiền phái Trúc Lâm và Nguyễn Trãi - nhà thơ lớn của Việt Nam thế kỷ 15, nhà quân sự, nhà chính trị thiên tài của nghĩa quân Lam Sơn, hội xuân từ 16 - 32 tháng giêng âm lịch nhằm tưởng nhớ vị tổ thứ 13 của phái Trúc Lâm Hội thu từ 15 - 20 tháng 8 âm lịch tưởng niệm Nguyễn Trãi khách thập phương đến với lễ hội tưởng niệm và vãn cảnh danh thắng. * Hội đền Kiếp Bạc (Hưng Đạo - Chí Linh). Là Trung tâm sinh hoạt tín ngưỡng rất hưng thịnh trước đây. Lễ hội đền Kiếp Bạc diễn ra hàng năm từ 18 - 20 tháng 8 âm lịch tại đền Kiếp Bạc, xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh. Đền Kiếp Bạc thờ Trần Hưng Đạo, vị tướng kiệt suất đời Trần, tài đức song toàn. Lễ hội gồm có lễ rước, diễn thủy binh trên sông Lục Đâu. Khách về dự hội rất đông vừa để vãn cảnh, vừa để tham dự ngày giỗ của tướng quân Trần Hưng Đạo. * Hội đền Quan Lớn Tuần Tranh (Đồng Tâm - Ninh Giang) Theo truyền thuyến đền thờ thần Sông Nước để thuyền bè đi ngang qua được bình an, lễ hội hàng năm được mở vào ngày 25 tháng 2 âm lịch gần bến đò Tranh, Ninh Giang, Hải Dương để cúng thần sông, cầu bình an. Ngoài nghi thức lễ bái, hội có lên đồng, hầu bóng, hát chầu văn. * Hội đền Yết Kiêu (Yết Kiêu - Gia Lộc) Còn gọi là Đền Quát. Đền Yết Kiêu ở làng Hạ Bì, Hải Dương thờ Yết Kiêu là tướng tài của Trần Hưng Đạo. Hạ Bì là quê hương ông, lễ hội hàng năm được mở vào ngày 15 tháng giêng âm lịch để ghi nhớ công lao của ông trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên. Sau phần nghi lễ, phần hội có đánh cờ, bơi, đánh đáo đĩa. Hội có bơi chải, bơi triềng đình làng. * Lễ hội Đền Cao (An Lạc - Chí Linh) Lễ hội Đền Cao mở 3 ngày từ 22 - 24 tháng giêng âm lịch hàng năm. Ngày rước thánh là ngày 22, tất cả kiệu rước, nghi trang, cờ quạt tán lọng đều được sắm sửa ở đền Cả, đến ngày 23 sẽ rước về Đền Cao và làm lễ dâng hương. Sáng 23, lễ hội bắt đầu bằng đám rước kiệu. Đi trớc là đội cồng và kỳ lân tiếp sau đó có 6 kiệu. Kiệu thứ nhất rước bài vị sắc phong của năm anh em họ Vương. Kiệu thứ hai rước ông anh cả là Vương Đức Minh. Kiệu thứ ba rước ông Vương Đức Xuân, kiệu thứ tư rước ông Vương Đức Hồng và thứ năm là rước bà Vương Thị Đào và Vương Thị Liễu. Ngoài ra còn có kiệu rước Thành hoàng làng. Đoàn rước xuất phát từ đền Cả qua đền Bến Cả, đền Bến Tràng rồi dừng lại ở Đền Cao. Sau đó là lúc mọi người trẩy hội và thắp hương. Ngày cuối cùng của lễ hội, bốn kiệu rước được đưa về Đền Cả. Cảnh diễn ra náo nức. * Lễ hội đền An Phụ (Kinh Môn) Cũng gọi là lễ hội Đền Cao (trên núi An Phụ cũng có chùa Tường Vân cổ kính tục gọi là Chùa Cao) được tổ chức vào ngày 1/4 âm lịch, kỷ niệm ngày mất của An Sinh Vương Trần Liễu. Việc chảy hội thành tập quán của nhân dân nhiều thế kỷ. b. Các trò chơi Từ xa xưa người dân Hải Dương đã tạo nên nhiều trò chơi riêng thường diễn ra như các hội thi. Nổi tiếng như sau:ư - Lễ hội Kiếp Bạc có trò chơi thủy chiến. - Lễ hội Côn Sơn hát quan họ, đu tiên, lập đàn Mông Sơn. - Lễ hội Đền Sượt (TP Hải Dương) có tục nấu rượu Hoàng Tửu, đánh bệt. Rượu Hoàng Tửu là loại rượu rất độc đáo. - Lễ hội Đình Vạn Niên (Thị trấn Nam Sách) có trò xông hệ. - Lễ hội chùa Hương (Thanh Hà) có thi mâm ngũ quả. - Lễ hội đền Quát có thi bơi chải. - Lễ hội chùa Bạch Hào (Thanh Xá - Nam Sách) có thi nấu cơm. - Lễ hội đền Bia (Văn Thai - Cẩm Văn - Cẩm Giàng) có thi bốc thuốc - Lễ hội Đền Cuối (Gia Lộc) thi bày cỗ. Trong các lễ hội, nổi tiếng nhất là lễ hội Kiếp Bạc và lễ hội Côn Sơn, hai lễ hội này hoàn toàn có thể tổ chức thành những sản phẩm du lịch độc đáo của tỉnh vì chiến thắng chống quân Nguyên thắng lợi là mang tầm quốc tế. Nguyễn Trãi là danh nhân văn hóa thế giới. c. ẩm thực Hải Dương nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ, lại có những loại cây đặc sản như vải thiều, có vùng sông nước rộng lớn... bởi vậy ẩm thực của Hải Dương cũng có những nét độc đáo riêng biệt, nổi tiếng là: - Rượu nếp cái hoa vàng Kinh Môn, rượu Phú Lộc - Vải thiều Thanh Hà - Dưa hấu Gia Lộc - Bánh đậu xanh, bánh khảo, bánh cuốn TP Hải Dương - Bánh gia Ninh Giang - Giò chả Gia Lộc - Mắm rươi, chả rươi Kinh Môn, Kim Thành - Mắm cáy Thanh Hà - Bánh đa Kẻ Sặt d. Văn nghệ dân gian Nền văn hóa của đồng bằng sông Hồng đã có tác động lớn đến văn nghệ dân gian của Hải Dương. Các loại hình văn nghệ dân gian đặc sắc còn được lưu giữ trong nhân dân Hải Dương là hát chèo, hát tuồng ở Bạch Lỗi, hát đối ở Gia Xuyên, Gia Lộc, hát trống quân ở Tào Khê - Bình Giang, xiếc ở Thanh Miện, Ninh Giang, múa rối ở Thanh Hào (Thanh Hà), Lê Lợi (Gia Lộc)... e. Truyền thống lao động Nằm trong khu vực châu thổ sông Hồng, Hải Dương có nhiều thuận lợi trong phát triển sản xuất nông nghiệp. Các sản phẩm nông nghiệp như gạo tám thơm, nếp quyt... với truyền thống canh tác lâu đời đặc trưng của nền văn minh nông nghiệp lúa nước mang lại giá trị văn hóa truyền thống của làng quê nông thôn Việt Nam. Trong một vùng trên cơ sở một nền văn hóa lúa nước, nhân dân Hải Dương có một truyền thống lao động về canh tác lúa nước rất có kết quả. Cánh đồng Hải Dương luôn luôn đóng góp vào vựa lúa chung của miền Bắc và cả nước trong mọi thời kỳ. Theo xu hướng của các cuộc cách mạng kỹ thuật mới ở Hải Dương cũng đã cập nhật được các kỹ thuật lao động mới để làm cho việc sản xuất nông nghiệp ở Hải Dương phát triển. Những năm đổi mới, mô hình sản xuất nông nghiệp mới cũng được áp dụng một cách mạnh mẽ trên toàn bộ tỉnh. Sự áp dụng này không được máy móc mà nó phù hợp với điều kiện từng vùng trong tỉnh. Hiện nay việc hình thành những trang trại cũng được phát triển rộng rãi nâng cao mức sống người dân. Nền nông nghiệp cũng sản sinh ra những nền công cụ sản xuất, phương tiện đi lại mang đặc thù từng vùng trong tỉnh. Sự thay thế các quá trình sản xuất tiến bộ áp dụng vào nông nghiệp đã mang lại thành công. f. Các nghi lễ, rước, cưới hỏi, khao vong gắn liền với trang phục. Đối với những người Hải Dương các tục lệ cưới hỏi, khao vong dường như đã được định hình. Nhưng với tình hình mới các lễ rước nhất là trong các hội dường như đang được khôi phục dần. Tuy nhiên cũng có một bước nâng cao để các lễ rước này vừa mang tính dân tộc lại vừa mang tính hiện đại, đây cũng là dịp trình diễn những trang phục dân gian truyền thống. Đối với những người có công với đất nước ở từng vùng vẫn có những nghi lễ riêng phổ biến là những nghi lễ tôn vin những người có công trong cuộc kháng hciến chống quân Nguyên. Đến nay sau kháng chiến chống Pháp và Mỹ, Hải Dương lại có những truyền thống tôn vinh liệt sỹ của những thời kỳ mới. g. Truyền thống hiếu học và đỗ đạt Người Hải Dương rất tự hào về truyền thống hiếu học, chăm chỉ, thoát khỏi sự nghèo đói bằng con đường học hành. Truyền thống này đã có từ xưa và được ghi nhận bằng rất nhiều di tích như di tích về Chu Văn An, về Đinh Văn Tả, đền thờ Mạc Đĩnh Chi tạo nên bề dày về truyền thống học hành. Có làng như làng Mộ Trạch người ta thường gọi là làng Tiến Sỹ. Có những người thầy thuốc đã đưa sự học hành vào với cuộc sống thực tế một cách nhuần nhuyễn như Tuệ Tĩnh. Trong thời đại hiện nay số lượng những người có học vị cao, có đóng góp với xã hội nói chung thời nào cũng có. Ghi nhận những thành công này hiện thời còn Văn Miếu Mao Điền đang được tôn tạo, nâng cấp là điểm du lịch rất đáng chú ý. h. Các công trình văn hóa khác Bên cạnh tôn giáo đa số người theo là Đạo phật thì Đạo Gia tô cũng ghi dấu ấn trong một số công trình kiến trúc mang tính dương đại nổi tiếng có nhà thờ Kẻ Sặt, nhà thờ họ Đại Bái, Sứ Đông Khê. Trong thời kỳ xây dựng mới những công trình mang tính chất thiết chế văn hóa mới ghi dấu ấn của một giai đoạn lịch sử phải kể đến những công trình bảo tàng tỉnh Hải Dương, nhà thi đấu thể dục thể thao tỉnh. 5.3. Nguồn nhân lực du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật Hải Dương có nguyền lực dồi dào. Hiện nay số người lao động trong ngành du lịch là 1300 người trong đó đại học và trên đại học là 145 người, cao đẳng và trung cấp là 600 người, lao động khác là 555 người. Chất lượng lao động trong du lịch còn nhiều hạn chế về thực chất. Tuy nhiên, cùng với truyền thống thông minh hiếu học người Hải Dương đây là điều kiện rất thuận lợi cho phát triển kinh tế trong đó có du lịch khi có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực. Nói về cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch đầu tư và đổi mới thay thế từng bước đổi mới, cụ thể như: - Hiện nay vùng Chí Linh đã có sân golf 9 lỗ, hồ, công viên Bạch Đằng thành phố Hải Dương đã được hình thành. Đây là những cơ sở tạo tiền đề cốt yếu cho các khu vui chơi giải trí. - Trên toàn tỉnh có 950 phòng nghỉ, 77 khách sạn, số phòng đạt tiêu chuẩn cao cấp chưa có, đạt trung bình chiếm 60%. Chủ yếu tập trung ở Sao Đỏ và ở thành phố Hải Dương. - Đã có 180 xe vận chuyển hành khách du lịch II. Thực trạng ngành du lịch tỉnh Hải Dương Trong những năm qua thực hiện đổi mới đường lối, Đảng và Nhà nước đã xác định phát triển du lịch là một trong những chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế. Nhiều mặt hoạt động văn hóa xã hội được quan tâm đáp ứng, đặc biêt là các nhu cầu của cuộc sống. Quan điểm hướng về cội nguồn, tìm lại những nét đẹp văn hóa giàu bản sắc dân tộc đang dần được khơi dậy, các di tích lịch sử, danh thắng, phong tục lễ hội truyền thống được phục hồi. Cùng với xu hướng phát triển du lịch chung của cả nước du lịch Hải Dương đã có những bước phát triển đáng kể thể hiện qua các chỉ tiêu cơ bản về khách du lịch, danh thu du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch, nguồn nhân lực du lịch. 1. Khách du lịch Khách du lịch là cơ sở cho sự phát triển ngành du lịch. Từ khi chuyển sang kinh tế thị trường, nhất là trong những năm gần đây nhờ những thành tựu trong công cuộc đổi mới, nền kinh tế có những bước phát triển khá nhanh, nhiều hoạt động văn hóa được quan tâm đáp ứng nhu cầu mọi mặt trong cuộc sống. Quan điểm hướng về cội nguồn, tìm lại những nét đẹp văn hóa giàu bản sắc dân tộc đang dần được khôi phục. Các di tích lịch sử danh thắng, phong tục lễ hội được phục hồi, làng nghề truyền thống đó là cơ sở để phát triển du lịch. Hàng năm Hải Dương đón một lượng khách tương đối lớn, mà chủ yếu là khách tham quan, khách đi lễ hội, khách đi nghiên cứu các di tích lịch sử văn hóa đình, đền, chùa... khách đến Hải Dương tập trung đông nhất vẫn là vào mùa lễ hội (lễ hội Côn Sơn, hội đền Kiếp Bạc). Qua nghiên cứu có thể thấy tuy số khách du lịch đến Hải Dương đông nhưng số khách đi du lịch thuần túy, lưu trú qua đêm ở Hải Dương theo thống kê còn thấp. Theo báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh du lịch đến năm 2003 của Sở Thương mại - Du lịch Hải Downg tổng số khách đến đạt khoảng 152.000 lượt người tăng 109.600 lượt người so với năm 1997 nhưng chủ yếu là khách trong nước. 1.1. Khách du lịch quốc tế Hải Dương là tỉnh có không nhiều các điểm du lịch nổi tiếng vượt ra khỏi biên giới quốc gia, vì vậy lượng khách du lịch quốc tế hàng năm đến Hải Dương không nhiều, năm 1997 Hải Dương đón 7.500 lượt khách du lịch quốc tế, chiếm khoảng 17,7% tổng số lượt khách đến tỉnh; năm 2003 số lượt khách đến Hải Dương tăng lên là 29.700 lượt, chiếm khoảng 19,5% tổng lượt khách đến tỉnh và tăng hơn so với năm 1997 là 22.200 lượt người. Đối tượng khách chủ yếu là: + Khách khảo sát, thực hiện một số dự án đầu tư tại Hải Dương (thăm dò, khảo sát, đầu tư công nghiệp...). + Khách của các tổ chức phi chính phủ làm từ thiện (hội chữ thập đỏ, chương trình môi trường, nước sạch Phần Lan...). + Nguồn khách là người Hải Dương sinh sống nước ngoài về thăm thân. Nói chung nguồn khách quốc tế tới Hải Dương từ năm 1997 - 2003 còn ít chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng lượng khác du lịch tới Hải Dương. Nguyên nhân chủ yếu à do sản phẩm du lịch của Hải Dương chưa hấp dẫn khách quốc tế, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch còn thiếu, yếu, ngày lưu trú của khách du lịch cũng thấp, trung bình 1,6 ngày, vị trí địa lý gần kề Hà Nội cũng là nguyên nhân khiến cho khách du lịch có thừoi gian lưu trú ngắn vì khách chỉ thường ghé qua Hải Dương rồi về Hà Nội nghỉ. 1.2. Khách du lịch nội địa Số lượng khách du lịch nội địa đến Hải Dương đã tăng lên: Năm 1997 : 34.900 lượt người Năm 2003 : 122.300 lượt người Khách du lịch đến Hải Downg chủ yếu bằng đường bộ từ Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hưng Yên, Bắc Ninh... qua đường 5, theo đường 18 tới. Khách du lịch nội địa đến Hải Dương hàng năm tập trung chủ yếu vào mùa lễ hội, vào các tháng giêng, hai và tháng tám. Thành phần, đối tượng khách nội địa chủ yếu là khách đi dự các lễ hội, thăm các di tích lịch sử văn hóa, thăm thân, du lịch sinh thái cảnh quan, đi với mục đích công tác, học sinh, sinh viên dã ngoại... Chính vì mục đích như trên dẫn đến số ngày lưu trú của khách thấp, trung bình 1,3 ngày. Nguyên nhân khác khiến cho ngày lưu trú thấp là do du lịch của tỉnh chưa được đầu tư tương xứng, sản phẩm du lịch còn đơn điệu, cơ sở lưu trú thiếu tiện nghi, chưa có nhiều cơ sở vui chơi giải trí. Bảng thể hiện số ngày khách lưu trú tại Hải Dương Năm Ngày khách quốc tế Ngày khách nội địa 1997 1,9 1,3 1998 2 1,5 1999 2,4 1,4 2000 1,8 1,5 2001 1,5 1,8 2002 1,7 1,6 2003 Nguồn: Sở Thương Mại - Du lịch Hải Dương Một dạng đối tượng khách du lịch không thể không nói đến là khách du lịch dừng chân và tham quan đi, về trong ngày. Không có số liệu thống kê cụ thể nhưng với vị trí nằm giữa tam giác tăng trưởng kinh tế động lực phía Bắc là Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, với khoảng cách phù hợp cho các điểm dừng chân thì rõ ràng lượng khách này tương đối lớn và đóng góp không nhỏ cho thu nhập du lịch của tỉnh. 2. Thu nhập du lịch Theo thống kê của Sở Thương mại - Du lịch Hải Dương giai đoạn 1997 đến năm 2003 thu nhập du lịch của tỉnh đều đạt năm sau cao hơn năm trước và ở mức tăng trưởng cao (trung bình 29%/năm). Năm 1997 thu nhập du lịch của ngành mới chỉ đạt 36,007 tỷ đồng, năm 1998 tăng 57,982 tỷ đồng, năm 2000 đạt 100 tỷ đồng, năm 2001 đạt 120 tỷ đồng và năm 2003 đã lên đến 167 tỷ đồng. Trong thu nhập du lịch thì nguồn thu từ khách nội địa là chủ yếu, do khách du lịch nội địa chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lượng khách du lịch tỉnh. Thu nhập của du lịch Hải Dương như vậy là tương đối khiêm tốn so với các tỉnh bạn và so với tiềm năng du lịch của tỉnh. Nguyên nhân do lượng khách ít, thời gian lưu trú không dài, điều kiện vật chất, vui chơi giải trí còn thấp, bên cạnh đó hoạt động kinh doanh còn bị ảnh hưởng nhiều của tính thời vụ du lịch. Việc tổ chức quản lý du lịch gặp nhiều khó khă, thu nhập du lịch của tỉnh mới chỉ tính được phần thu của các doanh nghiệp nhà nước và các đơn vị có đăng ký kinh doanh, trong khi còn nhiều cơ sở kinh doanhđu lịch dưới nhiều hình thức mà không đăng ký, khai báo thu nhập và làm nghĩa vụ cho ngân sách nhà nước. Việc chuyển dịch cơ cấu chi tiêu của khách cho hợp lý là một yếu tố quan trọng trong kinh doanh du lịch. Trong những năm tới cần thu hút và tạo đk cho khách chi tiêu nhiều hơn vào việc mua sám hàng lưu niệm (thế mạnh của Hải Dương) vào vận chuyển du lịch và sử dụng các dịch vụ bổ sung khác. Muốn như vậy cần đầu tư các cơ sở sản xuất và bán hàng lưu niệm, các cơ sở vui chơi giải trí và các dịch vụ khác phong phú với chất lượng cao để đáp ứng một cách tốt nhất mọi nhu cầu của khác và lưu giữ khách dài ngày hơn. 3. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch. Cơ sở vật chất kỹ thuật là một trong những yếu tố quan trọng trong kinh doanh du lịch và được quan tâm hàng đầu vì khả năng sinh lợi lớn với thời gian quay vòng vốn ngắn. Cơ sở vật chất kỹ thuật bao gồm hệ thống các cơ sở lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thể thao, phương tiện vận chuyển và các cơ sở dịch vụ khác. - Cơ sở lưu trú: Từ năm 1997 cho đến nay số lượng cơ sở không tăng nhiều (77 năm 2003 so với 74 năm 1997) nhưng chất lượng thì được cải thiện rõ rệt, các cơ sở lưu trú được đầu tư nâng cấp, tăng lên nhiều. Bảng thể hiện số liệu về cơ sở lưu trú theo hình thức sở hữu tỉnh Hải Dương năm 2003 Hình thức sở hữu Số cơ sở lưu trú Số phòng Số giường - Nhà nước 6 102 204 Tư nhân 71 848 1.369 Tổng số 77 950 1.600 Nguồn: Sở Thương mại - Du lịch Hải Dương Những năm gần đây, tốc độ xây dựng nhà nghỉ, phòng trọ tư nhân tăng khá nhanh nhưng việc xây dựng ồ ạt các nhà nghỉ tư nhân, nhà trọ này lại thiếu quy hoạch không cân đối cung cầu dẫn đến công suất sử dụng phòng thấp. - Phương tiện vận chuyển: cho đến năm 1977 toàn tỉnh có 87 xe/1319 ghế vận chuển khách du lịch, đến năm 2003 số lượng xe vận chuyển đã tăng lên 180. Nhưng cả số lượng và chất lượng đều chưa đáp ứng đủ, đội ngũ lái xe còn hạn chế về nghiệp vụ du lịch và ngoại ngữ, do đó trong điều kiện hiện tại phải đồng bộ nâng cao cải thiện. - Các tiện nghi vui chơi giải trí: Nhìn chung chưa phát triển mặc dù tỉnh có tiềm năng nổi trội trong trung tâm du lịch Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và phụ cận, song chưa khai thác được lợi thế về thị trường khách này. Hiện nay Hải Dương có 1 sân golf, về phục vụ khách sạn mới chỉ dừng lại ở một số tiện nghi như phòng massage, phòng karaoke, sân tennis chủ yếu phục vụ khách nội địa. Các tiện nghi khác như bể bơi, câu lạc bộ ban đêm và các hoạt động tiêu khiển khác cho du lích hầu như chưa phát triển. 4. Lao động trong du lịch Theo số liệu của Sở thương mại - Du lịch tỉnh Hải Dương, nguồn lao động trực tiếp của ngành Du lịch năm 2003 có khoảng 1.300 người chiếm một số lượng rất nhỏ trong ngành dịch vụ thương mại. Nguồn nhân lực nhỏ như vậy nên chưa đáp ứng được cho yêu cầu hiện tại và tỷ lệ lao động chưa hợp lý giữa cán bộ quản lý du lịch và nhân viên phục vụ du lịch có tay nghề cao. Vì vậy vấn đề tuyển dụng, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ ngoại ngữ cho nguồn nhân lực. 5. Hiện trạng đầu tư vào du lịch Đầu tư là đòn bẩy thúc đẩy các ngành kinh tế trong đó có du lịch phát triển. Trong những năm qua đầu tư du lịch Hải Dương còn nhỏ bé mà trên thực tế đầu tư du lịch cho Hải Dương lại rất lớn. Đối với du lịch Hải Dương thì có một phần nội dung khá quan trọng, đấy là việc tôn tạo các di tích văn hóa. ủy ban nhân dân đã có chỉ đạo tích cực để ngành văn hóa tỉnh tạo dựng những khung cảnh đổi khác trong một số điểm du lịch nổi tiếng là đền thời Nguyễn Trãi (Côn Sơn - Chí Linh), chùa Giám, đình, đền... ở Hải Dương các công trình vui chơi giải trí cũng được xây dựng đáng kể: vườn hoa Bạch Đằng (TP Hải Dương), khu thành phố mới, quốc lộ 5, 18... cả những dự án nâng cấp các cơ sở lưu trú, phương tiện vận chuyển du lịch đều được bổ sung ngân quỹ. Cụ thể năm 1998 - 2002 tổng số vốn đầu tư đạt 244 tỷ đồng cho các khu di tích, khu vui chơi, các khách sạn, nhà nghỉ hạ tầng du lịch, vận chuyển khách. 6. Công tác marketing xúc tiến du lịch Trong thời gian qua các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương ở Hải Dương cũng đã chú trọng và có nhiều nỗ lực trong công tác Marketing và quảng bá du lịch của tỉnh như tổ chức các đợt hội thảo, làm việc với các bộ, ngành trung ương, các tỉnh bạn, c doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh nhằm tuyên truyền các chính sách của tỉnh, khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh. Ngành du lịch tuyên truyền những tiềm năng thế mạnh, cơ chế chính sách đầu tư của tỉnh, thu hút đông đảo lượng khách đến tham qua và các đối tác hợp tác kinh doanh; Đã có băng đĩa hình giới thiệu về các sản phẩm du lịch, chương tình du lịch, làm biển quảng cáo du lịch đặt ở các khu du lịch, phối hợp với Tổng cụ Du lịch Quảng cáo cho hình ảnh du lịch Việt Nam thông qua ấn phẩm như Panô, áp phích tại các điểm du lịch. Có thể nói hoạt động Marketing đã góp phần xây dựng và tuyên truyền hình ảnh tốt đẹp về du lịch tỉnh Hải Dương. Tuy nhiên còn nhiều hạn chế do kinh phí cấp cho hoạt động này còn quá ít, chưa có các trung tâm thông tin về du lịch, văn phòng du lịch, địa diện cho du lịch ở các tỉnh bạn, chưa xây dựng trang Web về du lịch Hải Dương hay có những cuốn sách ảnh du lịch gửi đi quảng cáo trong, ngoài nước... Marketing là công việc tốn kém nhưng lại rất khó đánh giá hiệu quả, nó đóng vai trò quan trọng bởi công tác Marketing không đơn thuần là của nhà kinh doanh mà là của toàn ngành du lịch. Do vậy bằng công tác này nngàh du lịch Hải Dương cần chiếm lĩnh thị trường với một chiến lược đầy đủ, chặt chẽ nhằm đưa đến sự tiếp xúc thông tin toàn xã hội từ đó mà từng bước khẳng định mình, khẳng định ngành Du lịch Hải Dương đổi mới trong hiện tại cũng như tương lai sắp tới. 7. Hiện trạng tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh du lịch 7.1. Tổ chức kinh doanh du lịch Hải Dương hiện nay 7.1.1. Kinh doanh dịch vụ lưu trú Thực hiện phương châm xây dựng hóa du lịch, trong những năm qua, tỉnh Hải Dương quan tâm và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh tham gia đầu tư vào lĩnh vực hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch. Nhờ vậy mạng lưới cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú. Hiện nay trên địa bàn tỉnh hình thành tương đối rõ nét 3 khu du lịch tập trung: thành phố Hải Dương, khu di tích danh thắng Côn Sơn, khu danh thắng Phượng Hoàng. Tại đây hệ thống cơ sở kinh doanh lưu trú phát triển khá đa dạng về qui mô, chất lượng và loại hình (khách sạn, nhà nghỉ). Năm 2003 ngành Du lịch Hải Dương đã có 7.015 cơ sở hoạt động kinh doanh du lịch ở lĩnh vực ăn uống và 77 kinh doanh về cơ sở lưu trú trên địa bàn, trong số đó tư nhân phát triển mạnh là 77% còn lại là doanh nghiệp Nhà nước. 7.1.2. Kinh doanh lữu hành và vận chuyển khách du lịch Hiện n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQT1401.doc
Tài liệu liên quan