Đề tài Hiệu quả chăn nuôi gà công nghiệp lấy trứng của nông hộ tại huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang

Hộ chăn nuôi gà công nghiệp lấy trứng sau khi thu gom trứng khoảng 3 đến 5 ngày sẽ bán trứng một lần. Trứng thu được sẽ đựng trong vỉ để trứng không bị vỡ. Những vỉ chứa trứng thường hộ sẽ tự mua ½ số lượng vỉ cần thiết, ½ còn lại sẽ do đại lý tiêu thụ cung cấp hoặc cũng có trường hợp đại lý thu gom cho mượn toàn bộ số vỉ đựng. Hộ chăn nuôi thường bán trứng cho đại lý cung cấp thức ăn, riêng trường hợp hộ nuôi qui mô lớn, số trứng mỗi lần bán rất nhiều nên hộ nuôi thường bán cho những cơ sở thu gom trứng ở thành phố Hồ Chí Minh mà không thông qua các đại lý như các cơ sở chăn nuôi qui mô nhỏ và vừa. Việc tiêu thụ trứng rất dễ dàng vì các hộ chăn nuôi đều được các đại lý hoặc nhà thu gom bao tiêu sản phẩm, giá trứng gà sẽ được trả theo thời điểm, dù giá cao hay thấp hộ nuôi vẫn bán được trứng. Các hộ nuôi không phải tốn chi phí gì trong trong việc bán trứng vì giá mà nông hộ nhận được đã được cơ sở thu gom trả sau khi đã trừ các chi phí vận chuyển và chi phí kiểm dịch. Hiện nay các hộ nuôi nếu bán trứng cho các đại lý thức ăn ở Chợ Gạo, Mỹ Tho hoặc ở Long An tùy theo địa điểm của mình nhằm đảm bảo sự thuận tiện trong tiêu thụ, các đại lý sẽ chở thức ăn đến hộ chăn nuôi và lấy trứng mang về. Thường các hộ nuôi có thể nhận tiền bất cứ thời điểm nào hộ cần, còn đại lý thu gom mỗi tháng sẽ quyết toán 1 lần về chi phí thức ăn và tiền bán trứng của hộ nuôi. Nếu số tiền bán trứng cao hơn chi phí thức ăn, hộ nuôi sẽ nhận phần tiền dư này, ngược lại chi phí đó sẽ được ghi nợ và khấu trừ vào tháng sau, trong đó mỗi bao thức ăn nợ sẽ chịu thêm số tiền 2.000 đồng/bao/tháng. Còn hộ nuôi lớn, nhà thu gom trả tiền cho hộ sau khi đã trừ các chi phí vận chuyển là 50 đồng/trứng và chi phí kiểm dịch là 2 đồng/trứng. Đa số hộ nuôi gà đều không ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi với người bao tiêu trứng, mà chỉ có những thỏa thuận bằng lời với nhau. Trước khi dịch cúm xảy ra và hiện nay 100% hộ nuôi đều không ký hợp đồng tiêu thụ trứng. Còn gà loại sau mỗi lứa sẽ được bán cho các thương lái trong tỉnh và ngoài tỉnh. Khi có nhu cầu bán gà loại chủ trại sẽ liên hệ với thương lái, hiện nay 100% thương lái đều trả tiền ngay sau khi bắt gà cho hộ nuôi, còn trước khi có dịch cúm thường khoảng 3 – 7 ngày hộ nuôi mới nhận được tiền gà loại.

doc63 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 5278 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hiệu quả chăn nuôi gà công nghiệp lấy trứng của nông hộ tại huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n nuôi gà công nghiệp lấy trứng đa phần các hộ đều có sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên do hạn chế về diện tích đất canh tác nên nông hộ huyện Châu Thành luôn cố gắng tìm một nghề phụ để cải thiện kinh tế gia đình. Đây là một trong những lý do để nghề nuôi gà công nghiệp đã và đang phát triển tại huyện Châu Thành. Các chủ hộ nuôi gà công nghiệp có người còn rất trẻ 33 tuổi và lớn nhất là 70 tuổi, nếu tính trung bình những người nuôi gà khoảng độ tuổi 48,64 tuổi, đây là những người trong độ tuổi trung bình, có khả năng sản xuất nông nghiệp rất tốt do đã có quá trình tích luỹ kinh nghiệm. Trong đó hộ có số nhân khẩu ít nhất là 2 người, nhiều nhất là 10 người, trung bình mỗi hộ có khoảng 4,31 người. Như vậy trung bình các gia đình ở các hộ điều tra có số nhân khẩu khá ít. Trong đó số người có đi làm nhận tiền lương tiền công trung bình trong các hộ khoảng 0,54 người, số người tham gia sản xuất nông nghiệp trung bình khoảng 2,12 người và số người tham gia ngành nghề sản xuất kinh doanh dịch vụ cho gia đình khoảng 0,2 người. Như vậy ngoài lao động nông nghiệp, trong các hộ cũng có một bộ phận thành phần tham gia các hoạt động khác trong xã hội. Về kinh nghiệm chăn nuôi, các hộ đã học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi từ những người đã và đang chăn nuôi gà công nghiệp, trong đó có hộ mới nuôi sau cúm nên kinh nghiệm chỉ có 1 năm. Tuy nhiên cũng có hộ đã nuôi gà công nghiệp từ rất lâu với 18,5 năm kinh nghiệm trong nghề chăn nuôi gà công nghiệp. Điều này chứng tỏ một điều nghề nuôi gà công nghiệp lấy trứng đã hình thành từ rất sớm tại huyện Châu Thành. Như vậy trung bình số năm kinh nghiệm mỗi hộ chăn nuôi là 7,30 năm kinh nghiệm. Đây là một thuận lợi cho các hộ nuôi gà công nghiệp vì qua quá trình chăn nuôi các hộ nuôi đã dần dần tích lũy kinh nghiệm từng bước trở thành những người chăn nuôi với trình độ kiến thức về nghề nghiệp vững vàng, có khả năng ứng phó với những nguy cơ dịch bệnh để hạn chế tối thiểu thiệt hại xảy ra trên đàn gà đang nuôi. Ngoài ra trình độ học vấn là một yếu tố quan trọng trong công việc, nó có ý nghĩa hết sức quan trọng trong mọi ngành sản xuất. Trong đó trình độ học vấn của người nuôi gà công nghiệp lấy trứng ở huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang như sau: Bảng 6: Trình độ văn hoá của các chủ trại nuôi gà công nghiệp Trình độ văn hoá Số chủ trại tương ứng với trình độ (người) Tỉ lệ (%) Mù chữ 0 0 Tiểu học 8 16 Trung học cơ sở 19 38 Trung học phổ thông 22 44 Cao đẳng, đại học 1 2 Sau đại học 0 0 Nguồn: Điều tra trực tiếp năm 2007 tại huyện Châu Thành Như vậy các chủ trại nuôi gà công nghiệp lấy trứng của huyện Châu Thành có trình độ văn hoá khá cao. Đây là một thuận lợi rất lớn vì chủ trại sẽ có khả năng nhanh chóng tiếp thu những kĩ thuật mới trong chăn nuôi. 3.4 Giống gà nuôi Con giống là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng trong chăn nuôi. Nó quyết định năng suất, chất lượng của sản phẩm chăn nuôi. Đặc biệt trong nuôi gà công nghiệp lấy trứng sản phẩm chính là trứng nên người chăn nuôi rất chú trọng đến con giống trong chăn nuôi. Đó là những con giống đảm bảo yêu cầu đặt ra như sạch bệnh, cho trứng say, phù hợp điều kiện thời tiết tại địa phương. Trước tình hình dịch bệnh phát triển mạnh mẽ trong thời gian quan làm thiệt hại đến lợi ích người chăn nuôi hiện nay 100% hộ nuôi gà công nghiệp đều quan tâm đến con giống sạch bệnh. Do đó tất cả hộ chăn nuôi đều mua con giống đều mua con giống từ các trại giống, đa phần nông hộ trong huyện mua con giống từ trại giống của công ty C.P.Việt Nam (thuộc tập đoàn Charoen Pokphand của Thái Lan). Hộ nuôi qui mô nhỏ và vừa thông qua các đại lý thức ăn đặt con giống, sau đó các đại lý này liên hệ với trại giống để đặt con giống trong vòng khoảng 0,5 tháng để cung cấp con giống cho người chăn nuôi còn hộ nuôi qui mô lớn thường đặt con giống trực tiếp từ trại giống. Người chăn nuôi có thể mua con giống hậu bị hoặc con giống từ lúc gà vài ngày tuổi tùy theo điều kiện nguồn lực cơ sở chăn nuôi của nông hộ. Nông hộ huyện Châu Thành nuôi các giống gà sau: Bảng 7: Giống gà nuôi GIỐNG GÀ NUÔI TRƯỚC CÚM SAU CÚM Số hộ nuôi % so với tổng hộ nuôi Số hộ nuôi % so với tổng hộ nuôi Isabrowm 25 10 24 96 Tam Hoàng 0 0 1 4 Nguồn: Điều tra trực tiếp năm 2007 tại huyện ChâuThành Đây là những giống nuôi khi hộ nuôi mà theo hộ chăn nuôi hiện nay đánh giá có những phẩm chất chung sau: ít bệnh, dễ nuôi, cho trứng say, trứng dễ bán, năng suất đẻ cao. Cụ thể như sau: Bảng 8: Tiêu chí chọn giống nuôi TIÊU CHÍ CON GIỐNG SỐ Ý KIẾN % Ý KIẾN CHỌN TIÊU CHÍ NÀY (%) 1. Ít bệnh 3 12 2. Dễ nuôi 7 28 3. Cho trứng say 22 88 4. Trứng dễ bán 32 32 5. Phù hợp điều kiện địa phương 4 4 6. Đã được kiểm dịch 2 8 5. Ý kiến khác 4 16 Nguồn: Điều tra trực tiếp năm 2007 tại huyện Châu Thành 3.5 Các yếu đầu vào trong chăn nuôi Trong chăn nuôi gà công nghiệp lấy trứng yếu tố đầu vào quan trọng nhất là con giống. Theo sự đánh giá của người chăn nuôi mặc dù để có con giống họ phải đặt trước khoảng 0,5 tháng nhưng theo họ đó là vấn đề rất dễ dàng vì họ chỉ cần báo số lượng cần mua thì sẽ có được đủ số lượng con giống họ cần cũng như chất lượng con giống không có gì lo ngại. Đặc biệt nhất con giống trong chăn nuôi thường không có lẫn gà trống. Ngoài ra thức ăn, thuốc thú y, hay các công cụ dụng cụ phục vụ, trang thiết bị phục vụ chăn nuôi như máng ăn, máng uống hay núm uống, lồng sắt trong chăn nuôi cũng rất dễ mua. Tuy nhiên hiện nay giá các yếu tố đầu vào trong chăn nuôi đã tăng khá cao so với trước đây. Có thể so sánh một số yếu tố đầu vào cụ thể như sau để thấy tình hình biến động các yếu tố đầu vào trong chăn nuôi. Bảng 9: So sánh một vài yếu tố đầu vào trong chăn nuôi CHỈ TIÊU GIÁ TRƯỚC CÚM (đồng) GIÁ HIỆN NAY (đồng) TỈ LỆ TĂNG GIÁ (%) 1 con giống hậu bị 36.000 72.000 50,00 1 lồng cho chăn nuôi 70.000 100.000 30,00 1 bao thức ăn gà đẻ 116.000 127.500 10,77 Nguồn: Điều tra trực tiếp năm 2007 tại huyện Châu Thành Qua đó có thể thấy so với thời điểm cuối năm 2003 đầu năm 2004 các chi phí cố định cũng như biến đổi trong chăn nuôi gà hiện nay đã tăng rất cao từ 10,77% đến 50% . Vì thế yêu cầu đặt ra là giá sản phẩm đầu ra phải tăng theo để đảm người chăn nuôi thu được lợi nhuận trong chăn nuôi. Có như thể mới đảm bảo sự phát triển bền vững của nghề chăn nuôi gà công nghiệp lấy trứng hiện nay nhằm đáp ứng nhu cầu cung cấp thực phẩm cho con người. 3.6 Đặc điểm giống nuôi Đây là những giống dễ nuôi đặc biệt giống Isabrown là giống nuôi phổ biến tại huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang cũng như ở miền Nam có tỉ lệ nuôi sống cao, thích hợp điều kiện tự nhiên khu vực nuôi, thường bắt đầu cho trứng ở tuần tuổi thứ 19 đến tuần tuổi 78. Tuy nhiên tùy theo đặc điểm thị trường như giá trứng cao trong khi đã trừ các chi phí thức ăn, thuốc thú y, điện, nước… mà vẫn có lãi người chăn nuôi có thể tiếp tục duy trì đàn gà nuôi cho đến khi họ thấy không còn hiệu quả họ bắt đầu bán gà loại. Thông thường thời gian nuôi một đàn gà thường kéo dài từ 18 đến 24 tháng nếu bắt đầu nuôi từ gà con, hoặc từ 14 đến 15 tháng nếu bắt gà hậu bị về khoảng nuôi từ 10 đến 25 ngày gà có thể cho trứng. Trung bình mỗi gà mái đầu kỳ đẻ khoảng 320,6 quả với mỗi quả có khối lượng bình quân khoảng 20,112g. 3.7 Đặc điểm chuồng trại Trước khi có dịch cúm gia cầm xuất hiện 100% hộ trong huyện nuôi ở hình thức trại hở. Chuồng trại dạng thô sơ thường các trại tre lá là chủ yếu, kiểu chuồng dạng sạp tre… Cơ sở vật chất của trại cũng còn thô sơ, ngoài các máng ăn, máng uống trại chỉ có hệ thống đèn chiếu sáng cho gà và dụng cụ phun xịt nước cho gà tuy nhiên đa số sử dụng thủ công dạng bình xịt tay. Hiện tại các trại nuôi đã được nông hộ đầu tư xây dựng kiên cố trong đó toàn huyện có 100% hộ nuôi theo kiểu trại hở. Chuồng nuôi cho gà cho trứng là các dạng lồng: mỗi lồng 1,2m2, gồm 3 ô, mỗi ô có thể nuôi được khoảng 3 đến 4 con. Khi nuôi lồng 100% hộ đều sử dụng máng ăn dài treo ngoài lồng, còn máng uống dạng núm, các máng ăn và máng uống sẽ được bố trí theo dạng máng ăn ở trên, máng uống ở dưới. Về cơ sở vật chất của trại nuôi hiện tại có 20% trại có sử dụng chụp sưởi ấm, 80% trại nuôi có vỉ hứng trứng, có 68% trại có sử dụng cân, 48% trại có bình đong, 92% trại có hệ thống phun nước, 84% trại có đồ bảo hộ lao động, 100% trại có đèn sưởi, chiếu sáng, 88% trại có hệ thống làm mát bằng quạt, có 32% trại có hệ thống làm mát bằng hơi nước. Các trại nuôi sử dụng các chất độn chuồng gồm các loại như trấu, mạt cưa, vôi… Nhiệt độ trong chuồng thường khoảng 25 – 300 C, ẩm độ khoảng 80%. Chế độ chiếu sáng thay đổi theo tuổi gà. Chuẩn bị chuồng trại trước khi thả gà: trước khi đưa đàn gà mới vào nuôi hộ nuôi thường làm các công việc như: vệ sinh, tẩy uế chuồng trại và thiết bị chăn nuôi nhằm tiêu diệt mầm bệnh. Nếu trại có sử dụng chất độn chuồng, hộ sẽ chuẩn bị chất độn chuồng nhằm đảm bảo có đủ chất độn chuống khi bắt gà về nuôi. Bên cạnh đó hộ sẽ sửa chữa tu bổ chuồng trại, thiết bị và điều chỉnh sao cho phù hợp với số lượng gà mới. 3.8 Nguồn vốn trong chăn nuôi Vốn là một yếu tố quan trọng bậc nhất trong mọi quá trình sản xuất kinh doanh. Trong mọi hoạt động đều cần có nguồn vốn nhất định tương ứng với loại hình sản xuất cũng như quy mô sản xuất. Trong chăn nuôi gà công nghiệp lấy trứng thường cần nguồn vốn ban đầu rất lớn để đầu tư mua con giống, trang thiết bị, công cụ dụng cụ, xây dựng chuồng trại. Theo đó các hộ căn cứ theo quy mô nuôi của mình và số vốn hiện có để vay mượn thêm số tiền cần thiết, đa phần hộ chăn nuôi vay tại Ngân hàng nông nghiệp - Phát triển nông thôn huyện Châu Thành hay tại các chi nhánh của nó. Trước dịch cúm có 14/25 hộ có vay vốn Ngân hàng chiếm tỉ lệ 56%. Hiện nay có 19/25 hộ vay vốn Ngân hàng chiếm tỉ lệ 76% so với hộ nuôi. Bảng 10: Nguồn vốn nông hộ vay ngân hàng THỜI ĐIỂM CHỈ TIÊU ĐVT NHỎ NHẤT LỚN NHẤT TRUNG BÌNH Trước cúm Tổng số tiền vay đồng 20.000.000 150.000.000 49.315.789,47 Lãi suất % 0,8 1,2 1,10 Thời hạn vay tháng 6 24 17,68 Số tiền đầu tư nuôi gà đồng 20.000.000 130.000.000 48.263.157,89 Sau cúm Tổng số tiền vay đồng 15.000.000 300.000.000 81.071.428,57 Lãi suất % 1,00 1,22 1,07 Thời hạn vay tháng 6 36 15,86 Số tiền đầu tư nuôi gà đồng 12.000.000 300.000.000 80.142.857,14 Nguồn: Điều tra trực tiếp năm 2007 tại huyện Châu Thành Do chăn nuôi gà công nghiệp lấy trứng cần nguồn vốn đầu tư ban đầu khá lớn nên nguồn lực vốn của nông hộ thường không đủ để đầu tư ban đầu khi bắt đầu nuôi một đàn gà. Do đó các hộ thường vay vốn ngân hàng để hỗ trợ nguồn vốn vốn có ở gia đình. Thông thường số tiền vay của hộ ít nhất từ 15 triệu đến 300 triệu, trong đó đa phần hộ sử dụng tất cả nguồn vốn này để chăn nuôi gà, với lãi suất vay ngân hàng từ 1 đến 1,22% tùy theo thời điểm và số tiền vay của nông hộ. Với mỗi con gà vốn đầu tư ban đầu đến lúc cho trứng khoảng 100.000 đến 120.000 đồng. Khi gà cho trứng, khoảng 3 đến 5 ngày người chăn nuôi sẽ bán trứng 1 lần. Số tiền bán trứng này vừa là doanh thu vừa là vốn đầu tư để người chăn nuôi tiếp tục mua các yếu tố đầu vào như thức ăn hay thuốc thú y cho gà... 3.9 Nguyên nhân nuôi Theo ý kiến các hộ nuôi có 12% ý hiến hộ cho rằng địa phương có khuyến khích nuôi gà công nghiệp lấy trứng nhưng theo họ yếu tố chính để họ chăn nuôi gà công nghiệp do họ thấy những người thân quen nuôi có hiệu quả kinh tế cao nên họ bắt đầu nuôi. Bên cạnh vấn đề ít đất nên sản xuất nông nghiệp không có cơ hội để cải thiện thu nhập gia đình trong điều kiện giá nông sản không cao và năng suất bấp bênh, phụ thuộc nhiều vào điều kiện khí hậu, do đó hộ quyết định nuôi gà công nghiệp. Với tính chất loại gà có thể nuôi trong khu vực xung quanh nhà nên có thể tận dụng lao động để chăm sóc đàn gà. Khác với các loại gia lấy thịt hay nuôi gia súc khác, việc gà cho trứng trong một thời gian dài là một thuận lợi cho hộ chăn nuôi. Vì thu nhập từ nuôi gà công nghiệp lấy trứng phụ thuộc vào số lượng trứng và giá trứng. Do thời gian cho trứng kéo dài nên người chăn nuôi hoàn toàn có thể tin tưởng, hy vọng vào việc tăng giá trứng trong một vài tuần tiếp theo. Do đó không tạo tâm lý chán nản cho người chăn nuôi. Ngoài sản phẩm chính là trứng, người nuôi gà công nghiệp còn có một nguồn thu phụ khác đó là chất thải trong chăn nuôi gà, chất thải này có thể tận dụng để làm thức ăn cho cá nuôi hoặc bón cho cây trồng, ngoài ra cũng có thể bán cho những người khác để họ trồng các loại cây ăn quả khác, việc bán chất thải ở họ chăn nuôi của huyện Châu Thành thực hiện rất dễ dàng vì trong huyện và các huyện xung quanh có nhu cầu mua chất thải để bón cho các loại cây ăn quả rất nhiều. 3.10 Kỹ thuật trong chăn nuôi gà công nghiệp lấy trứng ở nông hộ huyện Châu Thành Để bắt đầu một hoạt động sản xuất đòi hỏi phải có kỹ thuật, đặc biệt nuôi gà công nghiệp lấy trứng đòi hỏi phải có kỹ thuật chăm sóc, chăn nuôi đúng đắn để giảm tối thiểu lượng gà hao hụt cũng như những thiệt hại trong chăn nuôi, vì lượng vốn đầu tư trên mỗi gà nuôi khá lớn. Trong đó, có 86% hộ nuôi học kinh học kinh nghiệm của những người đã chăn nuôi trước đó. Đây là những kinh nghiệm quan trọng vì những hộ nuôi trước đã chăn nuôi nên có kinh nghiệm từ thực tế rất bổ ích. Bên cạnh đó có 18% hộ học thêm từ hướng dẫn của cơ quan thú y và cũng có 10% hộ chăn nuôi học thêm kinh nghiệm từ sách báo, các chương trình truyền hình hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi. Ngoài ra có 10% hộ học kinh nghiệm chăn nuôi từ nguồn khác, đó là từ công ty thức ăn gia súc, từ tài liệu gửi kèm của trại giống khi bán gà con cho người chăn nuôi, riêng đối với hộ nuôi quy mô lớn, do tính chất sản xuất phức tạp nên hiện tại có 1 trại trong huyện có thuê kỹ sư chăn nuôi thú y để hướng dẫn kĩ thuật cho chăn nuôi cho đàn gà nuôi của mình. Ngoài ra để nâng cao kinh nghiệm trong chăn nuôi, người chăn nuôi cũng thường xuyên tham gia các buổi tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi do các công ty thức ăn kết hợp với đại lý thức ăn cũng như Phòng nông nghiệp tổ chức tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi cho người chăn nuôi. Trong đó có 42 hộ chăn nuôi có tham gia tập huấn chiếm 84% trong tổng số hộ nuôi. Cán bộ tập huấn là các cán bộ thú y, nhân viên công ty thuốc thú y, thức ăn gia súc. Trong đó mức độ hữu ích về buổi tập huấn được đánh giá như sau: Nếu đánh giá theo thang điểm 1 là không tốt dần đến 10 là rất tốt: qua buổi tập huấn những người chăn nuôi thu được kiến thức chăn nuôi mới trung bình khoảng 8,81, qua các buổi tập huấn họ có thể biết thêm những phương pháp để chăm sóc đàn gà tốt hơn cũng như những biện pháp phòng chống dịch bệnh khi mà ngày càng có nhiều loại bệnh mới đang đe dọa đàn gà. Riêng về tài liệu tập huấn được người chăn nuôi đánh giá rất cao với mức 10, còn mức độcán bộ dạy dễ hiểu cũng được đánh giá rất cao ở mức 9,19. Sau những buổi tập huấn, các hộ chăn nuôi sẽ áp dụng kỹ thuật mới tiếp thu được cho đàn gà của mình, với mức độ áp dụng thực tế khoảng 6,48%. Ngoài ra các buổi tập huấn cũng là cơ hội tốt để những người chăn nuôi gặp gỡ, trao đổi và chia sẻ nghiệm với nhau, nếu đánh giá theo thang điểm được 9,19%. 3.11 Tình hình tiêu thụ trứng trong chăn nuôi Hộ chăn nuôi gà công nghiệp lấy trứng sau khi thu gom trứng khoảng 3 đến 5 ngày sẽ bán trứng một lần. Trứng thu được sẽ đựng trong vỉ để trứng không bị vỡ. Những vỉ chứa trứng thường hộ sẽ tự mua ½ số lượng vỉ cần thiết, ½ còn lại sẽ do đại lý tiêu thụ cung cấp hoặc cũng có trường hợp đại lý thu gom cho mượn toàn bộ số vỉ đựng. Hộ chăn nuôi thường bán trứng cho đại lý cung cấp thức ăn, riêng trường hợp hộ nuôi qui mô lớn, số trứng mỗi lần bán rất nhiều nên hộ nuôi thường bán cho những cơ sở thu gom trứng ở thành phố Hồ Chí Minh mà không thông qua các đại lý như các cơ sở chăn nuôi qui mô nhỏ và vừa. Việc tiêu thụ trứng rất dễ dàng vì các hộ chăn nuôi đều được các đại lý hoặc nhà thu gom bao tiêu sản phẩm, giá trứng gà sẽ được trả theo thời điểm, dù giá cao hay thấp hộ nuôi vẫn bán được trứng. Các hộ nuôi không phải tốn chi phí gì trong trong việc bán trứng vì giá mà nông hộ nhận được đã được cơ sở thu gom trả sau khi đã trừ các chi phí vận chuyển và chi phí kiểm dịch. Hiện nay các hộ nuôi nếu bán trứng cho các đại lý thức ăn ở Chợ Gạo, Mỹ Tho hoặc ở Long An tùy theo địa điểm của mình nhằm đảm bảo sự thuận tiện trong tiêu thụ, các đại lý sẽ chở thức ăn đến hộ chăn nuôi và lấy trứng mang về. Thường các hộ nuôi có thể nhận tiền bất cứ thời điểm nào hộ cần, còn đại lý thu gom mỗi tháng sẽ quyết toán 1 lần về chi phí thức ăn và tiền bán trứng của hộ nuôi. Nếu số tiền bán trứng cao hơn chi phí thức ăn, hộ nuôi sẽ nhận phần tiền dư này, ngược lại chi phí đó sẽ được ghi nợ và khấu trừ vào tháng sau, trong đó mỗi bao thức ăn nợ sẽ chịu thêm số tiền 2.000 đồng/bao/tháng. Còn hộ nuôi lớn, nhà thu gom trả tiền cho hộ sau khi đã trừ các chi phí vận chuyển là 50 đồng/trứng và chi phí kiểm dịch là 2 đồng/trứng. Đa số hộ nuôi gà đều không ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi với người bao tiêu trứng, mà chỉ có những thỏa thuận bằng lời với nhau. Trước khi dịch cúm xảy ra và hiện nay 100% hộ nuôi đều không ký hợp đồng tiêu thụ trứng. Còn gà loại sau mỗi lứa sẽ được bán cho các thương lái trong tỉnh và ngoài tỉnh. Khi có nhu cầu bán gà loại chủ trại sẽ liên hệ với thương lái, hiện nay 100% thương lái đều trả tiền ngay sau khi bắt gà cho hộ nuôi, còn trước khi có dịch cúm thường khoảng 3 – 7 ngày hộ nuôi mới nhận được tiền gà loại. Hiệu quả chăn nuôi gà công nghiệp lấy trứng của nông hộ huyện Châu Thành 3.12.1 Một số chỉ tiêu liên quan đến hiệu quả nuôi trước và sau cúm Trong chăn nuôi gà công ngiệp trước nhất phải có chuồng trại, trang thiết bị phục vụ cho chăn nuôi như máng ăn, núm uống, thau uống, moteur, bình xịt… ngoài ra tùy điều kiện hộ nuôi có thể trang bị thêm một số thiết bị như chụp sưởi ấm, hệ thống làm mát bằng quạt, hệ thống làm mát bằng hơi nước… Bảng 11: Chi phí cố định trong chăn nuôi gà công nghiệp lấy trứng trước và sau cúm ĐVT: 1000 đồng/con THỜI ĐIỂM NHỎ NHẤT LỚN NHẤT TRUNG BÌNH Trước cúm 2.826 6.745 4.768,26 Sau cúm 3.891 12.500 8.023,48 Nguồn: Điều tra trực tiếp năm 2007 tại huyện Châu Thành Qua bảng số liệu trên có thể thấy chi phí cố định sau cúm đã tăng 68,27% so với thời điểm trước khi có dịch cúm. Chi phí lao động là một yếu tố quan trọng trong bất kỳ một ngành sản xuất kinh doanh nào. Riêng trong ngành nuôi gà công nghiệp lấy trứng đòi hỏi phải có lao động để chăm sóc gà như đổ thức ăn, nước uống, phun xịt nước cho gà khi nhiệt độ không khí cao, thu nhặt trứng, vệ sinh chuồng trại…Tùy tình hình nguồn lực lao động của hộ nuôi cũng như số lượng gà nuôi hộ nuôi sẽ quyết định thuê lao hay không thuê lao động chăm sóc cho đàn gà của mình. Bảng 12: Chi phí lao động mỗi con trong nuôi gà công nghiệp ĐVT: đồng/con THỜI ĐIỂM NHỎ NHẤT LỚN NHẤT TRUNG BÌNH Trước cúm 3.429 33.600 9.389,12 Sau cúm 3.600 32.400 16.146,81 Nguồn: Điều tra trực tiếp năm 2007 tại huyện Châu Thành Ngoài ra, các chi phí biến đổi là chi phí lớn nhất trong nuôi gà công nghiệp lấy trứng đặc biệt là chi phí thức ăn chiếm tỉ lệ lớn nhất. Bên cạnh đó chi phí con giống, thuốc thú y cũng là những chi phí khá lớn tiếp theo. Ngoài ra còn các chi phí khác như chất độn chuồng, lãi vay, mua vỉ đựng trứng … Bảng 13: Các loại chi phí biến đổi khác trước và sau cúm ĐVT: đồng/con CHỈ TIÊU THỜI ĐIỂM NHỎ NHẤT LỚN NHẤT TRUNG BÌNH Con giống Trước cúm 4.500 36.000 20.420,00 Sau cúm 12.000 72.000 53.784,00 Thức ăn Trước cúm 136.360 303.729 234.470,92 Sau cúm 214.200 343.750 263.427,28 Thuốc thú y Trước cúm 2.500 18.000 11.242,56 Sau cúm 7.200 24.000 13.194,68 Chất độn chuồng Trước cúm 0 2.057 129,44 Sau cúm 0 2.400 478,88 Điện Trước cúm 170 1.672 651,48 Sau cúm 244 15.000 1.458,70 Nước Trước cúm 92 1.280 427,32 Sau cúm 133 2.400 883,24 Chi phí VC Trước cúm 0 0 0 Sau cúm 0 3.600 237,12 Chi phí lãi vay Trước cúm 0 5.914 2.094,40 Sau cúm 0 29.800 3.135,65 Mua vỉ đựng trứng Trước cúm 0 2.100 475,96 Sau cúm 0 1.600 510,96 Tổng chi phí Trước cúm 178.754 368.414 284.069,46 Sau cúm 305.004 450.779 361.280,79 Nguồn: điều tra trực tiếp năm 2007 tại huyện Châu Thành CPVC: chi phí vận chuyển Hiện tại mức giá của các yếu tố đầu vào đã tăng cao thời điểm trước khi dịch cúm xảy ra, làm tổng chi phí tính trên mỗi con cũng tăng 21,37%. Như vậy để đảm bảo mang lại lợi nhuận cho người chăn nuôi đòi hỏi các sản phẩm chăn nuôi cũng tăng theo đặc biệt giá trứng vì trứng là phẩm chính trong nuôi gà công nghiệp lấy trứng. Bảng 14: Các nguồn thu từ nuôi gà trước và sau cúm ĐVT: đồng/con NGUỒN THU THỜI ĐIỂM NHỎ NHẤT LỚN NHẤT TRUNG BÌNH Gà loại Trước cúm 10.000 25.000 15.680,00 Sau cúm 38.000 42.000 40.620,00 Trứng Trước cúm 600 920 743,40 Sau cúm 1.000 1.320 1.219,80 Sản phẩm phụ Trước cúm 1.140 14.028 6.544,32 Sau cúm 4.200 18.118 8.730,96 Nguồn: Điều tra trực tiếp năm 2007 tại huyện Châu Thành 3.12.2 Phân tích hiệu quả nuôi gà công nghiệp của hộ trước và sau cúm gia cầm theo qui mô Để phân tích hiệu quả chăn nuôi gà công nghiệp, bài nghiên cứu sẽ phân tích theo qui mô chăn nuôi của hộ trước và sau cúm gồm qui mô lớn, qui mô vừa và qui mô nhỏ. ¯HỘ NUÔI QUI MÔ LỚN v Trước khi dịch cúm xảy ra: hộ nuôi qui mô lớn là hộ nuôi từ 5.000 con trở lên, huyện Châu Thành có 32% hộ nuôi. Bảng 15: Các loại chi phí phát sinh tại hộ nuôi qui mô lớn trước cúm ĐVT: đồng/con CÁC LOẠI CHI PHÍ NHỎ NHẤT LỚN NHẤT TRUNG BÌNH Chuồng trại 2.826 6.745 5.262,38 Lao động 3.600 10.080 5.361,63 Con giống 6.500 36.000 20.187,50 Thức ăn 142.808 303.729 236.305,63 Thuốc thú y 2.500 18.000 12.937,50 Chất độn chuồng 0 0 0 Điện 170 1.030 630,88 Nước 142 1.220 618,75 Chi phí vận chuyển 0 0 0 Chi phí lãi vay 0 4.140 2.071,88 Mua vỉ đựng trứng 135 2.100 812,38 Tổng chi phí mỗi con 182.837 353.148 284.188,52 Nguồn: Điều tra trực tiếp năm 2007 tại huyện Châu Thành Bảng 16: Doanh thu và lợi nhuận của hộ nuôi qui mô lớn trước cúm ĐVT: đồng/con CÁC KHOẢN THU VÀ LN LỚN NHẤT NHỎ NHẤT TRUNG BÌNH Thu từ gà loại 21.600 45.000 29.687,50 Thu từ trứng 222.000 394.500 298.182,50 Thu từ sản phẩm phụ 1.140 14.028 6.582,00 Tổng thu 269.700 430.700 334.452,00 Lợi nhuận 512 94.337 50.263,48 Nguồn: Điều tra trực tiếp năm 2007 tại huyện Châu Thành Từ kết quả trên cho thấy tất cả hộ nuôi trước cúm đều thu được lợi nhuận. Trong đó lợi nhuận bình quân mỗi con trong lứa nuôi khoảng 50.263,48 đồng sau khi đã trừ các loại chi phí kể cả lao động gia đình. Để phân tích rõ hơn về hiệu quả chăn nuôi ta tiến hành xét các tỉ sô tài chính sau: Bảng 17: Một số tỉ số tài chính đánh giá hiệu quả chăn nuôi của hộ nuôi qui mô lớn trước cúm TỶ SỐ TÀI CHÍNH ĐƠN VỊ TÍNH GIÁ TRỊ Doanh thu/ chi phí lần 1,177 Lợi nhuận/ chi phí lần 0,177 Lợi nhuận/ doanh thu lần 0,150 Nguồn: Điều tra trực tiếp năm 2007 tại huyện Châu Thành Ø Tỉ số doanh thu/ chi phí là 1,177; điều này có nghĩa là trước khi xảy ra dịch cúm các hộ bỏ ra 1 đồng để đầu tư nuôi gà công nghiệp lấy trứng hộ sẽ thu được 1,177 đồng. Ø Tỉ số lợi nhuận/ chi phí là 0,177; có nghĩa là trong 1 đồng chi phí đầu tư nuôi gà sẽ thu được 0,177 đồng lợi nhuận. Ø Tỉ số lợi nhuận/ doanh thu là 0,150; trong 1 đồng doanh thu từ nuôi gà có 0,15 đồng là lợi nhuận. v Hiện nay hộ nuôi qui mô lớn có số lượng nuôi từ 10.000 con trở lên. Huyện có 8% hộ nuôi qui mô này. Bảng 18: Các loại chi phí phát sinh tại hộ nuôi qui mô lớn sau cúm ĐVT: đồng/con CÁC LOẠI CHI PHÍ NHỎ NHẤT LỚN NHẤT TRUNG BÌNH Chuồng trại 7.890 8.410 8.150,00 Lao động 6.480 9.953 8.126,50 Con giống 18.000 69.000 43.500,00 Thức ăn 275.000 315.050 295.025,00 Thuốc thú y 9.500 13.000 11.250,00 Chất độn chuồng 141 950 520,50 Điện 282 1.500 891,00 Nước 706 1.200 953,00 Chi phí vận chuyển 0 1.059 529,50 Chi phí lãi vay 1.588 4140 2,864,00 Mua vỉ đựng trứng 80 588 334,00 Tổng chi phí mỗi con 368.777 375.690 372.233,50 Nguồn: Điều tra trực tiếp năm 2007 tại huyện Châu Thành Bảng 19: Doanh thu và lợi nhuận của hộ nuôi quy mô lớn sau cúm CÁC KHOẢN THU VÀ LN NHỎ NHẤT LỚN NHẤT TRUNG BÌNH Thu từ gà loại 72.000 73.800,00 72.900,00 Giá trứng 1.230 1.300,00 1.265,00 Thu từ trứng 515.370 572.000,00 543.685,00 Thu từ sản phẩm phụ 5.850 18.118,00 11.984,00 Doanh thu 593.220 663.918,00 628.569,00 Lợi nhuận 114.426 184.343,71 149.384,85 Nguồn: Điều tra trực tiếp năm 2007 tại huyện Châu Thành Để phân tích rõ hơn về hiệu quả nuôi gà công nghiệp lấy trứng của hộ nuôi qui mô lớn hiện nay ta tiến hành phân tích một số chỉ tiêu tài chính có liên quan. Bảng 20: Một số tỉ số tài chính đánh giá hiệu quả chăn nuôi của hộ nuôi qui mô lớn sau cúm TỶ SỐ TÀI CHÍNH ĐƠN VỊ TÍNH GIÁ TRỊ Doanh thu/ chi phí lần 1,689 Lợi nhuận/ chi phí lần 0,400 Lợi nhuận/ doanh thu lần 0,248 Nguồn: Điều tra trực tiếp năm 2007 tại huyện Châu Thành Ø Doanh thu/ chi phí là 1,689; hiện nay nếu hộ bỏ 1 đồng vốn đầu tư nuôi gà sẽ thu được 1,689 đồng. Ø Lợi nhuận/ chi phí là 0,40; như vậy khi đầu tư một đồng chi phí cho chăn nuôi gà sẽ thu được

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHiệu quả chăn nuôi gà công nghiệp lấy trứng của nông hộ tại huyện Châu Thành – tỉnh Tiền Giang.doc
Tài liệu liên quan