Đề tài Hiệu quả quản lý và sử dụng vốn ở Công ty xây dựng thuỷ lợi Hoà Bình

Nâng cao hiệu quả và sử dụng vốn là một vấn đề mang tính thời sự cấp bách có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp trong thị trường hiện nay .

 Là một đơn vị hoạch toán kinh doanh độc lập hoạt động trong cơ chế thị trường, Công ty xây dựng thuỷ lợi Hoà Bình tồn tại và cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp khác. Điều này đòi hỏi Công ty cần phải tích cực chủ động phấn đấu nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác quản lý và sử dụng vốn kinh doanh, bảo toàn và phát vốn làm cho đồng vốn không ngừng sinh sôi nảy nở, duy trì và phát triển năng lực sản xuất, đồng thời nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên Công ty.

Trong những năm vừa qua Công ty đã có nhiều tích cực phấn đấu trong hoạt động sản xuất kinh doanh, từng bước nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Tuy nhiên hiệu quả quản lý và sử dụng của Công ty vẫn còn ở mức thấp. Do vậy để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên trong Công ty, tăng mức đóng góp cho ngân sách và có tích luỹ để tái sản xuất mở rộng, Công ty xây dựng thuỷ lợi Hoà Bình cần phải xem xét thực hiện tốt một số giải pháp chủ yếu đã được trình bày ở trên.

 

doc86 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1257 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hiệu quả quản lý và sử dụng vốn ở Công ty xây dựng thuỷ lợi Hoà Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
999 tăng 4% đây là xu hướng tốt khi quy mô về vốn của Công ty tăng lên nhưng đến năm 2001 thì tổng vốn kinh doanh của Công ty lại bị giảm so với cả năm 1999 và năm 2000. So với năm 2000 thì tổng vốn kinh doanh của Công ty bị giảm 605.894.889đ tương ứng giảm 13%, đây là chiều hướng xấu đối với Công ty nói chung. Nếu nhìn vào vốn cố định của Công tyt hì càng cho thấy rõ điều đó, tỷ trọng vốn cố định ngày càng giảm so với tổng vốn kinh doanh, năm 1999 vốn cố định chiếm 38% so với tổng vốn kinh doanh thì đến năm 2000 và năm 2001 con số này tương ứng là 37% và 36%. Như vậy xét một cách tổng thể ta thấy vốn lưu động của Công ty ngày càng tăng so với tổng vốn kinh doanh trong khi vốn cố định thì lại giảm. Điều này có đem lại hiệu quả cho công tác quản lý và sử dụng vốn hay không? Để lý giải điều này chúng ta cần tiến hành đi sâu phân tích đặc điểm cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty trong một số nằm trở lại đấy. 2.2.4.2.Tình hình phân bổ vốn của Công ty. Phần này chúng ta hãy phân tích cơ cấu tài sản của Công ty trong 3 năm qua, quan hệ tỷ lệ từng bộ phận tài sản trong toàn bộ tài sản của doanh nghiệp. Tổng tài sản và sự tăng trưởng của tài sản chỉ thể hiện của quy mô của kinh doanh đã được mở rộng hay bị thu hẹp, còn cơ cấu tài sản như thế nào thì mới phản ánh trình độ quản lý của doanh nghiệp, vì cơ cấu tài sản hợp lý thì hiệu quả kinh doanh sẽ cao. Bảng 03: Cơ cấu tài sản của Công ty năm 1999,2000,2001 Đơn vị: Đồng Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Đầu năm Cuối kỳ Đầu năm Cuối kỳ Đầu năm Cuối kỳ Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng(%) A.TSLĐ và ĐTNH 1.625.553.003 45 2.788.678.037 62 2.788.678.037 62 2.966.015.578 63 2.966.015.578 63 2.589.474.884 63 1.Tiền 11.661.188 0,3 0,7 81.598.385 1,8 2,9 81.598.385 1,8 2,9 450.506.258 9,6 15,2 450.506.258 9,6 15,2 536.655.303 13,1 20,7 2.Hàng tồn kho 204.401.992 5,7 12,6 532.164.637 11,8 19 532.164.637 11,8 19 507.158.176 10,8 17,1 507.158.176 10,8 17,1 807.130.440 19,7 31,2 3.Đầu tư ngắn hạn 4.Phải thu 1.341.081.081 37,3 82,5 2.506.914.133 45,6 73,8 2.506.914.133 45,6 73,8 1.923.780.626 41 64,9 1.923.780.626 41 64,9 1.138.314.200 27,8 43,9 B.TSCĐ & ĐTDH 1.968.211.168 55 1.724.593.723 38 1.724.593.723 38 1.728.279.740 37 1.728.279.740 37 1.498.925.545 37 1.TSCĐ đã và sẽ hình thành 1.719.349.223 38,1 99,6 1.719.349.223 38,1 99,6 1.722.535.240 36,7 99,6 1.722.535.240 36,7 99,6 1.492.681.045 36,5 99,6 2.ĐTDH 5.244.500 0,1 0,4 5.244.500 0,1 0,4 5.744.500 0,1 0,4 5.744.500 0,1 0,4 6.244.500 TổNG cộng tài sản 3.593.764.171 100 4.513.271.760 100 4.513.271.760 100 4.694.295.318 100 4.694.295.318 100 4.088.400.429 100 Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 1999,2000,2001 Qua bảng trên chúng cho thấy, năm 1999 giữa đầu năm và cuối kỳ có sự biến động lớn về tài sản.Tài sản giữa đầu năm và cuối kỳ tăng 919.507.589đ, tăng 25,5%, song cơ cấu tài sản có sự biến động như sau: Tài sản lưu động tăng 17% tương ứng với nó thì tài sản cố định giảm 17%. Điều này chứng tỏ Công ty bị chiếm dụng vốn nhiều, tài sản lưu động tăng thể hiện vốn lưu động và vốn nói chung sử dụng chưa có hiệu quả dẫn đến vốn quay vòng chậm, lượng tiền mặt tăng tuyệt đối là 69.937.197đ giữa đầu năm và cuối kỳ, đầu kỳ lượng tiền mặt chiếm 0,3% so với tổng tài sản và 0,7% so với tổng tài sản lưu động. Đến cuối kỳ các con số tương ứng là 1,8% và 2,9%. Điều này có thể sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thanh toán, tuy nhiên tiền mặt mà doanh nghiệp dự trữ nhiều quá cũng không tốt vì nó làm giảm vòng quay của đồng tiền và giảm hiệu quả sử dụng vốn nói chung. Sang năm 2000 tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn chiếm 63% so với tổng số tài sản của doanh nghiệp. Về tỷ trọng tài sản lưu động chỉ tăng 1% so với năm 1999 nhưng về số tuyệt đối tài sản lưu động đã tăng là 177.337.541đ, điều này cũng phù hợp với sự mở rộng sản xuất kinh doanh của Công ty. Sang năm 2001 tỷ trọng tài sản lưu động trên tổng tài sản vẫn giữ nguyên so với năm 2000 nhưng thực tế tuyệt đối nó đã giảm 376.540.694đ. Điều này chứng tỏ tình hình tài chính của Công ty phần nào đã được cải thiện, cũng có nghĩa là Công ty đã đầu tư và thu các khoản phải thu để vòng quay của vốn lưu động nhanh hơn. Cụ thể lượng tiền mặt của Công ty liên tục tăng trong các năm vừa qua, năm 2000 tiền mặt tăng hơn 5 lần so với năm 1999, và năm 2001 tăng 1,19 lần so với năm 2000, nếu như cuối kỳ năm 1999 lượng tiền mặt chiếm 1,8% trong tổng tài sản và 2,9% tổng tài sản lưu động, thì đến năm 2000 và 2001 là 9,6%, 15,2% và 13,1%, 20,7%. Đây là những con số chứng tỏ doanh nghiệp dồi dào khả năng thanh toán, chủ động trong hoạt động sản xuât kinh doanh. Xét về hàng tồn kho: Trong năm 1999 số hàng tồn kho của Công ty cuối kỳ so với đầu năm tăng 327.762.645 đ, tăng 160,3%. Đây là điều không hợp lý vì hàng tồn kho nhiều thì Công ty sẽ phải chịu nhiều các khoản chi phí như lưu kho, bảo quản, hàng tồn kho bị ứ đọng cũng dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn không cao. Nhưng xét về tổng thể giữa các năm thì năm 2000 tỷ lệ hàng tồn kho của Công ty chiếm 10,8% so với tổng tài sản và 17,1% so với tài sản lưu động, những tỷ lệ này đã giảm so với năm 1999 vì năm 1999 những con số này là 11,8% và 19% ở cuối kỳ, đây là dấu hiệu tốt vì khi quy mô sản xuất tăng dẫn đến thuận lợi là vốn quay vòng nhanh, bớt ứ đọng, mặt khác cũng phản ánh hàng hoá có chất lượng cho nên khả năng quay vòng của hàng tồn kho nhanh (11,9 vòng), (năm 1999 là 5,6 vòng), tuy nhiên nếu hàng tồn kho ít quá thì cũng có thể dẫn đến doanh nghiệp có thể thiếu nguyên vật liệu để tiếp tục sản xuất kinh doanh. ` Bước sang năm 2001 đến cuối kỳ hàng tồn kho lại tăng mạnh, tăng 299.972.264đ so với cuối kỳ năm 2000, tăng 59,1%, nhưng so với tổng số tài sản và tài sản lưu động thì nó chiếm 19,74% và 31,2%, chứng tỏ hàng tồn kho chiếm nhiều trong tổng số tài sản lưu động. Đối với khoản phải thu. Nhìn chung thì khoản phải thu trong 3 năm qua của Công tygiảm, cụ thể cuối kỳ năm 1999 khoản phải thu chiếm 45,6% do với tổng tài sản và 73,8% so với tài sản lưu động, thì đến năm 2000 và 2001, các con số tương ứng là 41%, 64,9% và 27,8%, 43,9%. Những điều này cho thấy doanh nghiệp tích cực thu hồi nợ để hạn chế tình trạng bị chiếm dụng vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh. Xét về đầu tư dài hạn. Khoản này đều tăng trong 3 năm qua, năm 2000 tăng 500.000đ so với năm 1999, tăng 9,5% và năm 2001 cũng tăng 500.000đ, tăng 8,7% so với năm 2000, điều này sẽ tạo ra khoản lợi tức thu được trong tương lai, cải thịên phần nào cơ cấu lợi nhuận của doanh nghiệp. Tuy nhiên các khoản đầu tư này còn quá ít trong các năm nó chỉ chiếm 0,1% so với tổng tài sản và chiếm 0,4% so với tài sản cố định và đầu tư dài hạn. Sang năm 2000 tỷ lệ này vẫn giữ nguyên, chỉ đến năm 2001 thì tỷ lệ đầu tư này mới tăng lên và chiếm 0,5% so với tổng số tài sản nhưng vẫn chiếm 0,4% so với tài sản cố định và đầu tư dài hạn. Tài sản cố định của Công ty thì lại giảm theo các năm, nếu như tài sản cố định năm 1999 là 1.719.349.223đ, chiếm 38,1% so với tổng tài sản và chiếm tới 99,6% so với tài sản cố định và đầu tư dài hạn thì đến năm 2000 con số này tăng lên là 1.722.535.240đ, tăng 3.186.017đ so với cuối kỳ năm 1999, chỉ chiếm 36,7% so với tổng tài sản và 99,6% so với tài sản cố định và đầu tư dài hạn của năm 2000. Sang năm 2001 tài sản cố định giảm 229.854.195đ, giảm 13,3% so với năm 2000, khoản này chiếm 36,5% so với tổng tài sản, 99,6% tổng tài sản cố định và đầu tư dài hạn. Việc doanh nghiệp không đầu tư thêm tài sản cố định để tiến hành hoạt động kinh doanh. Điều này sẽ gây khó khăn cho Công ty về khả năng đấu thầu vầ nhận thầu các công trình. Bên cạnh việc phân tích cơ cấu nguồn vốn, tình hình phân bổ vốn của Công ty chúng ta cần phải xem xét, phân tích đánh giá nguồn vốn kinh doanh thực tế và tình hình sử dụng chúng ở Công ty trong 3 năm qua như thế nào. 2.2.4.3. Cơ cấu nguồn vốn của Công ty. Cùng với việc xem xét đặc điểm vốn kinh doanh, chúng ta cần đi sâu xem xét nguồn vốn kinh doanh của Công ty vì đây là một cặp phạm trù luôn đi đôi với nhau. Qua đó chúng ta sẽ đánh giá được khả năng tự tài trợ là tài chính, mức độ tự chủ, chủ động trong sản xuất kinh doanh cũng như những khó khăn mà Công ty phải đương đầu. Trên cơ sở phân tích đặc điểm cơ cấu nguồn vốn kinh doanh, chúng ta có thể đưa ra một cách bố trí cơ cấu vốn hợp lý để nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý và sử dụng vốn của Công ty hoặc góp phần khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong việc bố trí cơ cấu vốn của Công ty hiện nay (bảng 03). Bảng 04: Cơ cấu nguồn vốn của Công tynăm 1999, 2000,2001 Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Đầu năm Cuối kỳ Cuối kỳ Cuối kỳ Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) A.Nợ phải trả 1.355.699.407 37,7 2.286.077.426 50,65 2.467.100.984 52,6 1.861.206.095 45,5 1.Nợ ngắn hạn 467.958.800 13,02 34,5 897.137.301 19,9 39,2 798.148.089 17 32,4 996.577.760 24,3 53,5 2.Nợ dài hạn 382.000.000 10,6 28,1 100.000.000 2,2 4,4 100.000.000 2,1 4,1 0 3.Nợ bạn hàng 357.374.361 9,9 26,4 1.100.010.528 24,4 48,1 1.453.300.450 30,9 58,9 694.435.635 16,9 37,3 4.Nợ nhà nước 21.566.600 0,6 1,6 74.800.941 1,7 3,3 85.478.766 1,8 3,5 120.570.671 2,9 6,5 5. Nợ công nhân viên 92.655.400 2,6 6,8 58.290.000 1,3 2,6 96.466.900 2,1 3,9 23.336.400 0,6 1,3 6. Nợ khác 34.144.246 0,95 2,5 55.038.656 1,2 2,4 33.706.779 0,7 1,4 26.285.629 0,6 1,4 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 2.238.064.764 62,27 2.227.194.334 49,34 2.227.194.334 47,4 2.227.194.334 54,5 1. Nguồn vốn kinh doanh 2.227.194.334 61,97 99,5 2.227.194.334 49,34 100 2.227.194.334 47,4 100 2.227.194.334 54,5 100 2. Nguòn vốn khác còn lại 10.870.430 0,3 0,5 TổNG CộNG 3.593.764.171 100 4.513.271.760 100 4.694..295.318 100 4.088.400.429 100 Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 1999,2000,2001 Nhìn tổng quát qua bảng trên cho ta thấy, tổng cộng nguồn vốn tăng giảm không đều giữa các năm. Năm 1999 tổng cộng nguồn vốn là 4.513.271.760đ ở cuối kỳ sang năm 2000 số nguồn vốn này đã tăng 181.023.558đ, tăng 4% so với năm 1999. Nguyên nhân chính của sự tăng này là do Công ty nợ bạn hàng tăng, nợ nhà nước tăng và nợ công nhân viên cũng tăng. Sang năm 2001 thì tổng cộng nguồn vốn lại giảm 605.894.889đ, nguyên nhân chính của sự giảm này là do Công ty đã giảm các khoản nợ, thanh toán nợ dài hạn, nợ bạn hàng và thanh toán lương cho công nhân viên. Năm 1999 nợ của Công ty là 2.286.077.426đ, chiếm 50,65% tổng cộng nguồn vốn. Trong số này chủ yếu là nợ bạn hàng, chiếm tới 48,1% so với tổng số nợ của Công ty. Đến năm 2000 tỷ trọng nợ của Công ty là 52,6% so với tổng nguồn vốn, số nợ này đã tăng lên so với năm trước là 2.467.100.984đ. Trong khoản nợ này thì nợ bạn hàng chiếm tới 58,9% và nợ ngắn hạn là 32,4%, chiếm 17% tổng vốn. Năm 2000 tổng số nợ của Công ty là 1.861.206.095đ chiếm 45,5% tổng nguồn vốn. Nhìn chung tỷ trọng nợ đã giảm xuống chứng tỏ tình hình tài chính của Công tytrong năm qua có sáng sủa hơn. Trong tổng số nợ này thì nợ ngắn hạn chiếm tỉ trọng cao nhất 24,3% tổng nguồn vốn và 53,5% so với tổng số nợ. Đây là điều sẽ gây khó khăn cho Công ty nếu Công ty không có phương án ứng phó thì sẽ mất uy tín trên thị trường mặc dù tổng số nợ và tỷ trọng nợ cũng giảm so với cùng kỳ năm trước, nhưng riêng khoản nợ ngắn hạn đã tăng lên 198.429.671đ, tăng 24,8% so với năm 2000. Còn trong khoản nợ, nợ bạn hàng tăng 353.289.922đ so với năm 1999, chiếm 30,9 % so với tổng nguồn vốn và chiếm tới 58,9% so với tổng nợ của Công ty. Đây là khoản chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các khoản nợ của Công ty. Nếu cứ để tình trạng này kéo dài thì Công ty sẽ mất uy tín với bạn hàng. Sang năm 2001 Công ty đã cơ bản thanh toán được khoản nợ này và chỉ còn 694.435.635đ, chiếm 16,9% so với tổng nguồn vốn và 37,3% so với tổng nợ của Công ty. Về khoản nợ Nhà nước của Công ty đầu năm 1999 là 21.566.600đ thì đến cuối năm số nợ nhà nước tăng lên tới 74.800.911đ, tăng gấp 3 lần so với đầu năm. Đến năm 2000 và 2001 khoản nợ này càng tăng lên, năm 2000 tăng 10.677.825đ so với năm 1999, tăng 14,2% và năm 2001 tăng 35.091.905đ, tăng 41,05% so với năm 2000. Điều đó chứng tỏ nợ nhà nước của Công ty tăng mạnh, năm 1999 khoản nợ này chiếm 1,7% so với tổng nguồn vốn và 3,3% so với tổng nợ thì đến năm 2000 và 2001 con số tương ứng là 1,8%, 3,5% và 2,9%, 6,5%. Xét về khoản nợ công nhân viên. Cuối năm 1999 Công ty nợ công nhân viên là 58.290.000đ, chiếm 1,3% tổng nguồn vốn và 2,6 % so với tổng nợ thì đến năm 2000 khoản nợ này tăng 1,65 lần so với cùng kỳ năm trước, chiếm 2,1% so với tổng nguồn vốn và 3,9% so với tổng nợ, sang năm 2001 khoản nợ công nhân của Công ty đã giảm hẳn xuống chỉ còn 23.336.400đ, chỉ còn 0,6% so với tổng nguồn vốn và 1,3% so với tổng nợ, điều đó chứng tỏ Công ty đã chú trọng tới các khoản thanh toán cho công nhân viên để góp phần khuyến khích công nhân viên hăng say làm việc, tăng năng xuất lao động. Cuối kỳ các khoản nợ khác của Công ty thì luôn giảm theo từng năm, phần nào chứng minh tình hình tài chính của Công ty đã cải thiện. Trong 3 năm qua nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty về tuyệt đối thì không tăng mà cũng không giảm, nhưng xét về tỷ trọng thì có thay đổi tương ứng với sự tăng giảm của nợ phải trả. Nếu như nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty năm 1999 là 2.227.194.334 đ, chiếm 49,3% so với tổng nguồn vốn thì đến năm 2000 vẫn số vốn như vậy chỉ chiếm 47,4% và chiếm tới 54,5% năm 2001. Công ty không tự tài trợ về tài chính để vốn chủ sở hữu của mình ngày càng tăng mặc dù tỷ trọng năm 2001 tăng so với năm 2000, sự tăng này là do khoản nợ của Công ty giảm. Sự giảm về nguồn vốn kinh doanh của Công ty trong những năm qua là tốt hay xấu điều này sẽ được phân tích qua những phương trình sau (trong bảng 04): Hoạt động tài chính là một nội dung cơ bản trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó là các quan hệ tiền tệ gắn trực tiếp với việc tổ chức huy động phân phối quản lý và sử dụng vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh. Thường xuyên phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho doanh nghiệp và cơ quan quản lý cấp trên thấy được thực trạng của hoạt động tài chính để từ đó có các giải pháp hữu hiệu nhằm ổn định tình hình tài chính cho doanh nghiệp. Phân tích hiệu quả quản lý và sử dụng vốn cũng không nằm ngoài nội dung phân tích hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Trước hết chúng ta xem xét khái quát tình hình tài chính của Công ty trong 3 năm qua. Thông qua bảng cân đối kế toán của Công ty trong 3 năm qua, trong năm 1999 chúng ta xem xét sự tăng giảm của tài sản giữa cuối kỳ và đầu năm. Về số tuyệt đối tài sản cuối kỳ tăng 919.507.589 đ so với đầu năm, tương ứng với số tương đối là 25,6% đây là xu hướng tốt đối với Công ty chứng tỏ Công ty đã đầu tư thêm tài sản để thuận tiện cho việc kinh doanh, phù hợp với nhu cầu thị trường. Nhưng để xem cụ thể sự tăng của tài sản có ảnh hưởng như thế nào đối với tình hình tài chính của Công ty, chúng ta hãy xem xét các cân đối sau: Bảng 05:Khái quát tình hình tài chính của Công ty trong 3 năm qua Đơn vị: Đồng STT Cân đối Năm 1999 Năm 2000 Năm2001 Chênh lệch giữa vế phải và vế trái Chênh lệch giữa vế phải và vế trái Chênh lệch giữa vế phải và vế trái Số tiền Số tiền Số tiền 1 (IA+IVA+IB) = B (NV) Đầu năm 89.877.601 -105.917.911 -2.974.259.160 Cuối kỳ -105.917.911 -2.974.259.160 -975.260.693 2 (IA+IIA+IVA+)TS = (B+vay)NV Đầu năm 903.749.216 885.974.890 -4.099.891.697 Cuối kỳ 885.974.890 -4.099.891.697 381.060.806 3 (IIIA+IVA)TS = (A-vay)NV Đầu năm -1.039.742.466 -1.300.138.645 -761.985.907 Cuối kỳ -1.300.138.645 -761.985.907 -1.080.816.305 Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 1999, 2000, 2001 Trong đó: NV: Nguồn vốn TS: Tài sản IA, IIA, IIIA, IVA là phần A mục I, II, III, IV trong bảng cân đối kế toán B(NV): Phần B bên nguồn vốn trên bảng cân đối kế toán VT: Vế bên trái dấu “=” VP: Vế bên phải dấu “=” Qua bảng trên ta nhận thấy: Cân đối 1 đầu năm 1999 vế phải (VP) > vế trái (VT) là 89.877.601đ chứng tỏ nguồn vốn sở hữu thừa để bù đắp cho các loại tài sản chủ yếu, trong trường hợp này nếu doanh nghiệp không có phương án sử dụng số vốn thừa này thì sẽ bị chiếm dụng. Đến cuối kỳ năm 1999 thì con số này ngược lại nghĩa là VP < VT chứng tỏ nguồn vốn chủ sở hữu lúc này không đủ bù đắp cho các loại tài sản chủ yếu nên doanh nghiệp đã phải đi vay hoặc chiếm dụng vốn, đây là trường hợp doanh nghiệp bị thiếu vốn. Bước sang năm 2000 cân đối này cả về đầu năm và cuối kỳ đều có VP VT là 2.974.259.160đ, cuối kỳ năm 2001 con số này tương ứng là 975.260.693 đ. Nếu để tình trạng này kéo dài mãi mà doanh nghiệp không có phương án thì sẽ mất uy tín trên thị trường, kinh doanh sẽ bị thất bại. Một khi kinh doanh muốn mở rộng và phát triển thì ngoài nhu cầu đầu tư vốn cho các loại tài sản chủ yếu doanh nghiệp còn phải có nhu cầu đầu tư khác cả ngắn hạn và dài hạn nhằm mục đích thu thêm lợi nhuận nếu nguồn vốn chủ sở hữu không đủ để kinh doanh mở rộng thì theo nguyên tắc doanh nghiệp phải đi vay thêm là hợp lý. Để hiểu rõ hơn trong trường hợp này chúng ta xem xét thêm cân đối thứ 2 để xem doanh nghiệp giải quyết tình trạng thiếu vốn này ra sao? Cũng thông qua bảng trên ta xét cân đối thứ 2. Đầu năm 1999 VP > VT là 903.749.216đ đây là tình trạng doanh nghiệp bị thiếu vốn, mặt khác doanh nghiệp muốn mở rộng sản xuất kinh doanh nên đã đi vay thêm, nhưng khi đi vay doanh nghiệp vay quá mức dẫn đến doanh nghiệp bị thừa vốn, khi bị thừa vốn nếu doanh nghiệp không biết sử dụng số vốn thừa này thì sẽ bị chiếm dụng vốn. Đến cuối kỳ năm 1999 doanh nghiệp vẫn bị thừa vốn là 885.974.890đ. Bước sang năm 2000 đến cuối kỳ VT > VP , đây là trường hợp doanh nghiệp bị thiếu vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh nên doanh nghiệp đã phải đi vay thêm nhưng khi đi vay rồi vẫn bị thiếu vốn, số vốn vay không đủ để đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh nên tất yếu doanh nghiệp sẽ phải đi chiếm dụng. Đến cuối kỳ năm 2001, do thiếu vốn để sản xuất kinh doanh doanh nghiệp lại tiếp tục rơi vào tình trạng vay thừa vốn, cụ thể doanh nghiệp thừa 381.060.806đ. Doanh nghiệp cần phải biết cách sử dụng số tiền này để không bị chiếm dụng trong các kỳ tiếp theo. Để hiểu rõ hơn nữa về doanh nghiệp sử dụng vốn như thế nào, doanh nghiệp thu và trả các khoản nợ ra sao chúng ta tiếp tục xem cân đối thứ 3, đây chính là cân đối giữa nợ phải thu và nợ phải trả. Đầu năm 1999 VT > VP là 1.039.742.466đ. Đây là trường hợp doanh nghiệp thừa vốn và bị chiếm dụng 1.039.742.466đ. Đến cuối kỳ năm 1999 số vốn bị chiếm dụng của Công ty tăng lên 1.300.138.645đ, tăng 25,04% so với số vốn bị chiếm dụng đầu năm. Bước sang năm 2000 và năm 2001 doanh nghiệp luôn bị chiếm dụng vốn, cuối kỳ năm 2000 doanh nghiệp bị chiếm dụng là 761.985.907đ, sang năm 2001 con số này tăng lên là 1.080.816.305đ, chứng tỏ số vốn bị chiếm dụng của Công ty ngày càng tăng lên. Để giải quyết cho trường hợp này doanh nghiệp phải tăng các khoản phải thu và giảm các khoản phải trả để mình không bị chiếm dụng vốn, vì bị chiếm dụng vốn thì tất yếu doanh nghiệp sẽ bị giảm lợi nhuận thu được. Trên đây chúng ta đã đưa ra một cái nhìn khái quát về đặc điểm vốn kinh doanh, tình hình sử dụng vốn thông qua tình hình tài chính của Công ty. Tiếp theo chúng ta sẽ xem xét tình hình nguồn vốn kinh doanh thực tế, tình hình sử dụng nguồn vốn kinh doanh thực tế. 2.2.4.4. Nguồn vốn kinh doanh thực tế, tình hình sử dụng nguồn vốn kinh doanh thực tế. Để quản lý nguồn vốn kinh doanh người ta thường phân thành 2 bộ phận: Nguồn vốn cố định và nguồn vốn lưu động. Nguồn vốn cố định dùng để mua sắm các loại tài sản cố định như xây dựng cơ bản, mua sắm thiết bị máy móc… - Nguồn vốn lưu động chủ yếu để đầu tư cho tài sản lưu động như dự trữ nguyên vật liệu, hàng hoá, thành phẩm … Cả hai loại nguồn vốn nói trên đều được hình thành từ các nguồn cụ thể. Nếu một trong 2 nguồn này mà thiếu thì đều phải đi vay (ngắn hạn hoặc dài hạn) Dựa vào bảng cân đối kế toán của Công ty trong 3 năm qua ta có các thông tin sau: Bảng 06: Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh thực tế của Công tynăm 1999, 2000,2001 Đơn vị: Đồng Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Số tiền Số tiền Số tiền Đầu năm Cuối kỳ Cuối kỳ Cuối kỳ I. Nguồn vốn lưu động thực tế 763.029.151 1.404.982.412 1.302.807.183 1.731.091.049 1. Ngân sách cấp 2.Liên doanh góp 3. Tự bổ sung 295.070.351 507.845.111 504.659.094 734.513.289 4. Vay ngắn hạn 467.958.800 897.137.301 798.148.089 996.577.760 II. Nguồn vốn cố định thực tế 2.314.123.983 1.819.349.223 1.722.535.240 1.492.681.045 1. Ngân sách cấp 1.932.123.983 2. Liên doanh góp 3. Vay dài hạn 382.000.000 100.000.000 0 0 TổNG CộNG 3.077.153.134 3.224.331.635 3.025.342.423 3.223.772.094 Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 1999,2000,2001 Từ bảng trên cho thấy tổng nguồn vốn kinh doanh thực tế của Công ty trong các năm qua có sự biến động lớn. Năm 1999 cuối kỳ nguồn vốn kinh doanh thực tế là 3.224.331.635 đ thì đến năm 2000 đã bị giảm đi 198.989.212đ, giảm 6,17% so với năm 1999, năm 2001 nguồn vốn kinh doanh thực tế của doanh nghiệp lại tăng 198.429.671đ, tăng 6,5% so với năm 2000. Nguyên nhân chính của sự tăng giảm này phải kể đến: Trong số nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty là 2.227.194.334đ thì vốn ngân sách cấp là 1.188.831.226đ, chiếm 53,37% trong tổng số vốn chủ sở hữu của Công ty. Xem xét khoản vay ngắn hạn, Công ty ngày càng tăng khoản vay này của mình, cuối năm 1999 số vay ngắn hạn là 897.137.301 đ thì khoản này đã giảm xuống còn 798.148.089đ vào năm 2000 và lại tiếp tục tăng lên 996.577.760đ, tăng 24,86% so với năm 2000. Mặc dù doanh nghiệp đã thanh toán hết khoản vay dài hạn nhưng khoản vay ngắn hạn còn nhiều, điều này cho thấy Công ty đang có biểu hiện xấu về tài chính, năm 2001 khoản vay ngắn hạn chiếm 30,91% tổng nguồn vốn kinh doanh thực tế của Công ty trong khi năm 2000 tỷ lệ này là 26,38% và năm 1999 là 27,82%. Trên đây là khái quát về tình hình sử dụng nguồn vốn kinh doanh thực tế, cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty và tình hình tài chính của Công ty trong 3 năm qua, phần tiếp theo chúng ta sẽ đi sâu phân tích hiệu quả sử dụng của vốn kinh doanh và các bộ phận cấu thành nên vốn kinh doanh. 2.2.4.5. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh Trước hết chúng ta phân tích khả năng sinh lợi của tổng vốn kinh doanh. Đây là một trong những chỉ tiêu được các nhà đầu tư, các nhà tín dụng quan tâm đặc biệt vì nó gắn liền với lợi ích của họ cả về hiện tại và tương lai. Để đánh giá khả năng sinh lợi của vốn chúng ta hãy sử dụng. Hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh năm 1999 Hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh năm 2000 = Hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh năm 2001 Như vậy năm 1999, một đồng vốn kinh doanh mà Công ty bỏ ra đã thu được 0,00166đ lợi nhuận, sang năm 2000 thì số lợi nhuận thu được giảm 0,000304đ so với năm 1999 giảm 18,3%, năm 2001 thì một đồng vốn kinh doanh bỏ ra Công ty thu được 0,00206đ lợi nhuận, cao hơn năm trước là 0,000706đ, tăng 52,1% so với năm 2000. Điều đó chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn kinh doanh có xu hướng phát triển hơn, đem lại lợi nhuận nhiều hơn cho doanh nghiệp. Như vậy những kết quả mà Công ty đã đạt được trong những năm qua mặc dù còn quá thấp, nhưng sự tăng trưởng qua chỉ tiêu hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh đã chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty đã có hiệu quả hơn. Mặc dù trong những năm qua sự tăng lên của hệ số doanh lợi vốn kinh doanh là không đều giữa các năm. Đó có thể coi là một thành công của Công ty trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt giữa các thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Đạt được sự tăng trưởng như vậy phải kể đến sự nỗ lực của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong Công ty dưới sự lãnh đạo sáng suốt của cán bộ quản lý trong công ty.Tuy nhiên để nâng cao hơn nữa hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh trong điều kiện thị trường khắc nghiệt như hiện nay Công ty cần có những biện pháp như giảm giá vốn hàng bán, giảm chi phí bán hàng hay chi phí quản lý doanh nghiệp để nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty trong thời gian tới. Chúng ta hãy xem xét sự tăng giảm trên là do lợi nhuận thay đổi hay vốn kinh doanh thay đổi? -Mức thay đổi của lợi nhuận ảnh hưởng hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh D 2000/1999 (lợi nhuận ròng) D 2000/1999 (vốn kinh doanh) Như vậy nguyên nhân dẫn đến sự giảm của hệ số doanh lợi vốn kinh doanh năm 2000 so với năm 1999 do cả hai yếu tố lợi nhuận giảm, vốn kinh doanh tăng, nhưng nguyên nhân chính là lợi nhuận giảm, lợi nhuận giảm làm hệ số doanh lợi vốn kinh doanh giảm 0,0002546đ. Điều đó chứng tỏ năm 2000 tuy vốn kinh doanh của Công ty tăng nhưng Công tysử dụng chúng không có hiệu quả bằng năm 1999. Sang năm 2001 thì hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh tăng hơn hẳn 2 năm trước đó, điều này do nguyên nhân nào vậy? Chúng ta hãy phân tích. -Mức tăng lợi nhuận ảnh hưởng đến hệ số doanh lợi vốn kinh doanh. D2001/2000 (lợi nhuận) - Mức giảm vốn k

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docC0122.doc
Tài liệu liên quan