Đề tài Hoàn thiện công tác Kế toán tập hợp chi phí sản xuất sản phẩm tại công ty Việt Hà

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT SẢN PHẨM 3

 

I. Chi phí sản xuất 3

1. Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất 3

1.1. Khái niệm chi phí sản xuất 3

1.2. Phân loại chi phí sản xuất 4

1.2.1. Phân loại chi phí theo khoản mục tính giá thành sản xuất. 4

1.2.2. Phân loại chi phí theo yếu tố chi phí. 4

2. Nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí sản xuất 5

3. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất 6

3.1. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất 6

3.2. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh 6

II. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất 7

1. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên 7

1.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (NVLTT) 7

1.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp. 9

1.3. Hạch toán chi phi sản xuất chung 9

1.4. Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất và đánh giá sản phẩm dở dang 11

1.4.1. Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh 11

1.4.2. Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang 12

2. Kế toán tập hợp chi phi sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ 13

2.1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 13

2.2 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. 13

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY VIỆT HÀ 15

I. Đặc điểm công ty 15

1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Việt Hà. 15

2.Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh (sản phẩm bia hơi). 17

II. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý 18

1. Bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh 18

2. Đặc điểm bộ máy kế toán và sổ sách kế toán 20

2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 20

2.2. Đặc điểm tổ chức sổ sách kế toán. 20

2.3. Kết quả sản xuất kinh doanh 2002 - 2004 22

Đvt;triệu đồng 22

III. Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty việt hà 23

1. Đối tượng tập hợp, phương pháp hạch toán chi phí sản xuất. 23

2. Kế toán chi phí sản xuất tại công ty Việt Hà. 24

2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 24

2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp. 26

2.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung. 28

2.3.1. Hạch toán chi phí Nguyên vật liệu - Công cụ dụng cụ . 29

2.3.2 Kế toán chi phí nhân viên phân xưởng. 30

2.3.3. Hạch toán chi phí khấu hao tài sản cố định. 31

2.3.4.Kế toán chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác. 32

3.4. Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất chung 32

3. Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất 33

CHƯƠNG III:NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT ĐỂ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY VIỆT HÀ 34

I Một số nguyên tắc hoàn thiện công tác kế toán hạch toán chi phí sản xuât sản phẩm. 34

1. Đánh giá công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty Việt Hà. 34

1.1. Những ưu điểm 34

1.2. Một số tồn tại 35

1.3. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện ké toán chi phí sản xuất và sản phẩm tại công ty Việt Hà. 36

1.3.1. Thay đổi phương pháp tính giá xuất NVL. 36

1.3.2. Thay đổi chi tiết tiểu khoản 627 như sau. 37

1.3.3. Về các khoản tính BHYT, BHXH. 37

KẾT LUẬN 40

 

 

doc63 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1591 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác Kế toán tập hợp chi phí sản xuất sản phẩm tại công ty Việt Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PGĐ kỹ thuật PGĐ TC KD Phòng hành chính Phòng tổ chức Phòng bảo vệ Phòng KT KCS Phòng KH, kho vận tải Phòng bán hàng Marketing Phòng Tài chính - Kế toán Nhà máy bia Việt Hà Nhà máy nước khoáng Opal Nhà máy dấm vi vi Công ty KD XNK tổng hợp và dịch vụ mỹ phẩm Sơ đồ 1: Cơ cấu Tổ chức bộ máy công ty Việt Hà 1. Giám đốc là người có quyền cao nhất trong công ty, có trách nhiệm quản lý, điều hành mọi hoạt động của công ty trên cơ sở chấp hành đúng chủ trương, chính sách, chế độ nhà nước, chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. 2. Phó giám đốc kỹ thuật: Có nhiệm vụ theo dõi, chỉ đạo và giám sát thực hiện công tác nghiệp vụ của các phòng ban phân xưởng bao gồm: Phòng kỹ thuật, KCS, phòng kế hoạch, kho vận tải nhà máy bia Việt Hà, Phó giám đốc quản lý những công việc liên quan đến công tác sản xuất, chất lượng sản phẩm, an toàn lao động, vệ sinh thực phẩm. 3. Phó giám đốc hành chính tổ chức có nhiệm vụ theo dõi, chỉ đạo việc thực hiện nhiệm vụ của các phòng ban (phòng hành chính, tài chính, tổ chức nhân sự, phòng bảo vệ, phong trào thi đua. 4. Phó giám đốc kinh doanh có nhiệm vụ theo dõi chỉ đạo và giám sát thực hiện công tác nghiệp vụ của các phòng ban (phòng tài chính kế toán, phòng bán hàng - Marketing) và những công việc liên quan tới tài chính, kinh doanh. 5. Phòng kỹ thuật - KCS có nhiệm vụ kiểm tra nguyên, nhiên vật liệu trước khi nhập và xuất kho cho sản xuất, nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật mới kiểm tra việc chấp hành quy trình, kỹ thuật, thao tác của công nhân, chất lượng sản phẩm. 6. Phòng tổ chức có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc về tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh bố trí nhân sự theo dõi lao động, chế độ cho người lao động theo quy định pháp luật. 7. Phòng hành chính quản trị có nhiệm vụ sắp xếp lịch công tác, hội nghị của Công ty, công tác đối nội, đối ngoại, tiếp nhận gửi công văn, cũng như yêu cầu của cán bộ công nhân viên kết hợp với công đoàn tổ chức phong trào thi đua trong công ty. 8. Phòng kế hoạch kho vận tải có nhiệm vụ quản lý, kiểm kê vật tư của công ty để phục vụ cho nhu cầu sản xuất. 9. Phòng bán hàng - Marketing có nhiệm vụ thu thập các thông tin về thị trường, hoạch định các chính sách sản phẩm, giá cả, phân phối và hỗ trợ tiêu thụ. 10. Phòng kế tài chính kế toán có nhiệm vụ ghi chép, tổng hợp tham mưu cho cấp trên về các vấn đề tài chính và sổ sách kế toán, tính toán chi phí, thu nhập, lỗ lãi, lập các báo cáo tài chính. 11. Phòng bảo vệ có nhiệm vụ bảo đảm an toàn cho toàn công ty. 2. Đặc điểm bộ máy kế toán và sổ sách kế toán 2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Kế toán trưởng Phần hành kế toán Thu ngân Tài chính (do kế toán trưởng đảm nhiệm) - Sử dụng vốn - Nguồn vốn - Cân đối thu chi 1. KT viên - TM - Công nợ - NVL + CCDC - Lương và phân bổ lương 2. KT viên: - TGNH - Doanh thu - T.phẩm - Thuế Phó phòng (kiêm kế toán tổng hợp) - TSCĐ - Z - Lập BCTC Thu ngân Thủ quỹ Quản lý hóa đơn chứng từ Nhìn chung bộ máy kế toán của công ty là tương đối gọn nhẹ khoa học, phù hợp với đặc điểm, tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. Song việc phân công công việc trong phòng chưa thực sự hợp lý, đặc biệt với một kế toán viên mà đảm nhiệm nhiều công việc như: Tiền mặt, công nợ, nguyên vật liệu công cụ dụng cụ và lương. 2.2. Đặc điểm tổ chức sổ sách kế toán. Một số thông tin chung về tổ chức công tác kế toán tại công ty Việt Hà như sau: - Đơn vị tiền tệ sử dụng để ghi chép là tiền Việt Nam đồng (VNĐ) - Niên độ kế toán từ 01/01 - 31/12 dương lịch. - Kỳ hạch toán: theo quý - Phương pháp hạch toán chi tiết hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Công ty đang sử dụng phương pháp thẻ song song để hạch toán chi tiết nguyên vật liệu. Riêng đối với hạch toán chi tiết thành phẩm có đặc điểm là không có bia thành phẩm tồn kho vào cuối quý. - Phương pháp tính khấu hao tài sản cố định: áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng theo thời gian. - Phương pháp tính thuế: GTGT là phương pháp khấu trừ với nước khoảng Opal, thuế tiêu thụ đặc biệt với sản phẩm bia hơi mức thuế suất 50%. - Phương pháp xác định giá sản phẩm dở dang: Phương pháp quy đổi tương đương. - Phương pháp tính giá thành sản phẩm: Theo phương pháp giản đơn vào cuối kỳ hạch toán. - Giá thành phẩm xuất kho cũng được tính theo đơn giá bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ. - Các loại hoá đơn chứng từ: chứng từ phản ánh chi phí lao động. (Bảng phân bổ tiền lương BHXH) chứng từ phản ánh chi phí vật tư (Bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ). Bảng kê hoá đơn chứng từ mau vật liệu, công cụ dụng cụ, chứng từ phản ánh khấu hao tài sản cố định (bảng tính, phân bổ khấu hao) chứng từ phản ánh dịch vụ mua vào (hoá đơn mua hàng, phiếu chi tiền mặt) chứng từ phản ánh các khoản chi phí bằng tiền khác. - Kế toán công ty chủ yếu áp dụng kế toán cho máy tất cả các phần hành kế toán từ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành cho đến kế toán tiêu thụ, thanh toán. - Hình thức sổ kế toán: Nhật ký chứng tứ - Sổ sách gồm: bảng kê số 4,6, nhật ký chứng từ số 7, sổ cái TK 621,622, 627,154... Sổ phụ bao gồm: Bảng kê chi tiết vật tư, bảng kê chi tiết bút toán TK 621,622,627, bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, bảng thanh toán lương. Sơ đồ 4: Hình thức nhật ký chứng từ- trình tự ghi sổ Nhật ký chứng từ và bảng phân bổ Bảng kê Nhật ký chứng từ Sổ Kế toán chi tiết Sổ cái Sổ tổng hợp chi tiết Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu 2.3. Kết quả sản xuất kinh doanh 2002 - 2004 Đvt;triệu đồng TT Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2003/2002 2004/2003 ST % ST % 1 Doanh thu bán hàng 49600 62800 67500 13200 26,6 4700 7,5 2 Giá vốn hàng bán 23610 29860 32450 6250 26,5 2590 8,7 3 Lợi nhuận trước thuế 3811 5062 5546 1251 32,8 484,8 9,6 4 Thuế TNDN 1219,5 1619,8 1775,0 400,3 32,8 155,2 9,6 5 Lợi nhuận sau thuế 2591,5 3442,2 3771,8 850,7 32,8 329,6 9,6 Nguồn: Tài liệu từ phòng kế toán công ty Việt Hà 2002 - 2004 Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy doanh thu bán hàng của công ty luôn tăng, năm 2003 tăng 13200 triệu đồng so với năm 2002 (tương đương với 26,6%), năm 2004 so với năm 2003 tăng 4700 triệu đồng (tương đương với 7,5%). Giá vốn hàng bán năm 2003 tăng so với năm 2002 là 6250 triệu đồng (tăng 26,5%), năm 2004 tăng 2590 triệu đồng (tương đương tăng 8,7%), như vậy là tốc độ tăng giá vốn hàng bán cao hơn tốc độ tăng doanh thu điều đó nói lên Công ty chưa quản lý được giá thành sản xuất. Thuế thu nhập doanh nghiệp mà công ty phải nộp cho nhà nước cũng như lợi nhuận sau thuế mà Công ty được hưởng qua các năm đều tăng. III. Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty việt hà 1. Đối tượng tập hợp, phương pháp hạch toán chi phí sản xuất. Hiện nay công ty Việt Hà chỉ có 2 mặt hàng chính là bia hơi và nước khoáng opal, hai mặt hàng nay được sản xuất ở 2 phân xưởng riêng biệt và chịu 2 loại thuế khác nhau (Thuế Giá trị gia tăng với nước khoáng, thuế tiêu thụ đặc biệt với bia hơi). Để phù hợp với đặc điểm đó đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí là theo phân xưởng sản xuất. Do mỗi phân xưởng sản xuất một loại sản phẩm khác nhau kế toán không phải thực hiện công việc phân bổ chi phí cho nhiều loại sản phẩm trong từng phân xưởng. Do hạn chế về thời lượng do vậy bài viết của em chỉ nêu đối tượng tập hợp chi phí là bia hơi. Quy trình sản xuất bia hơi là quy trình liên tục, khép kín trên một dây chuyền sản xuất, không có bán thành phẩm nhập kho. Đối tượng tính giá thành sản phẩm công ty là sản phẩm cuối cùng của quá trình sản xuất. Như vậy ở đây đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành là trùng nhau. Công việc tính giá thành được tính vào cuối quý theo phương pháp giản đơn, đơn vị tính giá thành là đồng/lít. Hàng tồn kho của công ty Việt Hà hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên nên chi phí sản xuất của công ty cũng được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên. 2. Kế toán chi phí sản xuất tại công ty Việt Hà. Công ty thực hiện sản xuất bia trên 1 phân xưởng sản xuất, kế hoạch sản xuất bia do phòng kế hoạch kho vận tải đưa ra dựa trên nhu cầu thị trường và thực tế số lượng bia đã tiêu thụ. Kế hoạch này được chi tiết cho từng mẻ sản xuất. 2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp công ty sử dụng TK621 "chi phí nguyên vật liệu trực tiếp" . Căn cứ vào kế hoạch sản xuất theo từng mẻ sản xuất và định mức tiêu hao NVL, nhân viên phân xưởng viết giấy đề nghị lĩnh vật tư cho phân xưởng sản xuất. Sau khi xem xét tính hợp lý về số lượng và chủng loại vật tư của giấy đề nghị lĩnh vật tư, phòng kế hoạch - kho vận tải sẽ viết phiếu xuất kho. Phiếu xuất kho được lập thành 3 liên: liên 1 lưu tại phòng kế hoạch - kho vận tải, liên 2 lưu tại kho, liên 3 chuyển sang phòng kế toán. Nhận được liên 2 của phiếu xuất kho thủ kho ghi số lượng vào cột thực xuất, liên 3 được cập nhập vào máy, chi tiết như biểu 01, phiếu xuất kho. Đơn giá xuất nguyên vật liệu được áp dụng vào phiếu xuất kho vào thời điểm cuối quý. Công ty tính giá xuất NVL theo phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ. Công thức tính như sau: Giá đơn vị bình quân gia quyền dự trữ = Giá thực tế vật liệu tồn đầu kỳ + Giá thực tế nhập trong kỳ Lượng thực tế tồn đầu kỳ + Lượng thực tế nhập trong kỳ Giá thực tế NVL xuất kho = Số lượng NVL xuất kho x Giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ Ví dụ: Xem xét trên bảng tổng hợp nhập xuất tồn nguyên vật liệu chính quý 3/2004 ta có: Số lượng tồn đầu kỳ là: 145.991 kg (Malt), nhập trong kỳ 221.700kg tương ứng với số lượng đó là: 915.341.752 VNĐ, nhập trong kỳ 1.390.059.000CNĐ như vậy: Giá đơn vị Malt xuất kho là = 915.341.752 + 1.390.059.000 = 6720.000 145.991 + 221.700 Định khoản phiếu xuất kho đối với nguyên liệu Malt là: Nợ TK 621: 106700 x 6720 = 717.024.000 Có TK152: 106700 x 6720 = 717.024.000 Cuối quý máy tính sẽ tự cập nhật đơn giá vật tư này vào cột đơn giá trên phiếu xuất vật tư từ đó tính được giá trị xuất vật tư. Ví dụ như để theo dõi tình hình nhập xuất, tồn kho nguyên vật liệu malt kế toán công ty theo dõi trên sổ chi tiết vật tư như sau. (Biểu số 2 sổ chi tiết vật tư). Như vậy cuối quý máy tính sẽ tự động tính được giá trị Malt xuất kho của hoá đơn 033 là: 106.700 x 6720 = 717.024.000VNĐ. Để việc vào sổ tổng hợp TK621 cũng như lập bảng phân bổ Nguyên vật liệu - Công cụ dụng cụ được rõ ràng hơn và tránh sai sót nhầm lẫn, cuối quý máy tính sẽ tự động vào bảng kê chi tiết các bút toán của TK621. Bảng kê chi tiết các bút toán này được lập riêng cho 2 loại sản phẩm bia hơi và nước khoáng. Cơ sở để lập bảng kê chi tiết bút toán TK621 là các phiếu xuất kho nguyên vật liệu, các chứng từ tiền mặt, tạm ứng có liên quan. Tất cả các phát sinh liên quan đến chi phí vật liệu trong kỳ đều được thể hiện chi tiết trên bảng kê này. Biểu số 03 bảng kê chứng từ TK621 Kế toán còn theo dõi sổ tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trên sổ kế toán tổng hợp TK621. Sổ kế toán tổng hợp TK dùng để theo dõi tổng hợp các phát sinh bên nợ và bên có TK621. Do đặc điểm là theo dõi tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp nên sổ này không phân rõ cho từng mặt hàng. Cơ sở để lên sổ tổng hợp TK621 là bảng kê chi tiết bút toán TK621 (Biểu số 04 sổ kế toán tổng hợp TK621). Cũng từ bảng kê chi tiết TK621, cuối quý máy tính sẽ tự động lập bảng phân bổ NVL - CCDC. Giá thực tế nguyên vật liệu xuất cho sản xuất trong kỳ được thể hiện từ bảng phân bổ này. (Biểu số 05 bảng phân bổ Nguyên vật liệu - Công cụ dụng cụ lao động). Từ bảng kê chi tiết cho thấy chi phí NVLTT trong kỳ là: Nợ TK 621.1 phân xưởng bia 5.526.808.498 Có TK141 2.604.525 Có TK 152 5.524.203.974 Giá thực tế trên bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ là căn cứ ghi bên có TK 152,153 của bảng kê số 4, nhật ký chứng từ số 7. Cụ thể là đối với phần trích của bảng phân bổ số 2 ở bên thì giá thực tế nguyên vật liệu ở bảng phân bổ được ghi vào cột có của TK 152 trên bảng kê số 4. Từ sổ tổng cộng của các TK đối ứng với TK621 trên nhật ký chứng từ số 7 máy tính thực hiện vào sổ cái TK621, sổ cái chỉ được ghi vào cuối năm. Tính giá xuất kho nguyên vật liệu theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ với công ty là không hợp lý vì kỳ tính toán là quỹ, do vậy thời gian dài, ảnh hưởng rất nhiều đến các công việc khác trong toàn công ty. Mặt khác tính toán theo phương pháp này cho kết quả với độ chính xác không cao. Bên cạnh đó việc lập sổ cái vào cuối năm là rất bất cập. 2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí nhân công trực tiếp tại công ty Việt Hà là những khoản thù lao phải trả cho nhân công trực tiếp sản xuất. Cụ thể là chi phí nhân công trực tiếp của công ty Việt Hà bao gồm tiền lương, các khoản mang tính chất lương và các khoản phụ cấp phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất, các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ, tại Công ty Việt Hà đang áp dụng hình thức trả lương theo thời gian. áp dụng chế độ tài chính kế toán hiện hành, hiện nay quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ hình thành bằng cách tính theo tỷ lệ 25% tổng quỹ lương trong đó: Người sử dụng lao động 19%, người lao động 6%. Theo quy định của công ty lương cơ bản của công nhân sản xuất tính theo thang bảng nghề cũng như thâm niên làm việc của người lao động. Tương tự hệ số cấp bậc của từng công nhân cũng khác nhau. Lương cơ bản = Hệ số cấp bậc x 290.000đ Với công nhân sản xuất, trước khi tính lương cần phải tính lương cơ bản ngày, với số ngày công chuẩn là 22 ngày công ta có. Lương cơ bản ngày = Lương cơ bản 22 ngày Cách tính lương đối với công nhân sản xuất như sau: Lương chính = (LCB + LCV) x số ngày công thực tế. Tổng lương = Lương chính + Lương phép + Lượng phụ Thực lĩnh = Tổng lương - (BHYT + BHXH) Còn lĩnh = Thực lĩnh - KPCĐ - tạm ứng Ví dụ: Đối với công nhân Đoàn Văn Tiến với số ngày công là 22, HSCB là 3,73 lương công việc ngày là 20.416 đồng, lương tháng 7 năm 2004 được tính như sau: Lương cơ bản = 290.000 x 37,3 = 1.081.700đ LCB ngày = 1.081.700 = 49.200 22 Lương chính = (20.416 + 49.200) x 22 = 1.531.552 Tổng lương = 1.531.552 + 87.500 = 1.619.052 Thực lĩnh = 1.619.052 - (1.081.700x6%) = 1.619.052 - 64.902 = 1.554.150 Đã tạm ứng công nhân Tiến 600.000đ Còn lĩnh = 1.554.150 - 16.000 - 600.000 = 938150 Để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp kế toán sử dụng TK622 "chi phí nhân công trực tiếp" tài khoản này được mở riêng tại phân xưởng bia, phân xưởng Opal. "Bảng thanh toán tiền lường và BHXH" là chứng từ thanh toán tiền lương, phụ cấp và BHXH (mẫu 05 - LĐTL chế độ chứng từ kế toán) bảng thanh toán tiền thưởng là chứng từ thanh toán tiền thưởng cho người lao động. Cả hai loại chứng từ này đều do phòng tổ chức lập. Sau đó phòng tổ chức chuyển các chứng từ này cho phòng kế toán. Kế toán tiền lương sẽ căn cứ vào đó tiến hành phân loại tiền lương tiền thưởng theo đối tượng sử dụng lao động để lập bảng phân bổ tiền lương, thưởng và chi phí nhân công trực tiếp (biểu 09: Bảng thanh toán lương) Tất cả các phát sinh liên quan đến chi phí nhân công trực tiếp trong kỳ của phân xưởng bia đều được thể hiện trên bảng kê chi tiết bút toán TK622. (Biểu 10: Bảng kê chi tiết bút toán TK622). Kế toán hạch toán Nợ TK 622 922.734.652 Có TK 334 884.483.929 Có TK 338.2 8.709.408 Có TK 338.3 29.541.315 Tại công ty Việt Hà việc tập hợp các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT) trên cùng một tài khoản là sai quy định của chế độ Kế toán hiện hành. Phần này em sẽ nói rõ ở chương III. 2.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung. Chi phí sản xuất chung tại công ty là các khoản chi phí có tính chất phục vụ và quản lý tại các phân xưởng sản xuất. Để hạch toán chi phí sản xuất sử dụng TK627 - "chi phí sản xuất chung ". TK627 mở riêng cho phân xưởng bia và phân xưởng nước khoáng opal. Tại mỗi phân xưởng TK627 được mở chi tiết như sau: TK 627.1: Chi phí nhiên vật liệu, công cụ dụng cụ TK 627.2: Chi phí nhân viên phân xưởng TK 627.4: Chi phí khấu hao tài sản cố định TK 627.7: Chi phí khác Tại công ty Việt Hà việc mở chi tiết các tài khoản như trên là sai quy định của chế độ kế toán. Phần này em sẽ nói rõ ở chương III. Tại công ty Việt Hà 2 phân xưởng bia và nước khoảng hoạt động độc lập do vậy tập hợp chi phí sản xuất chung cũng hoàn toàn độc lập. 2.3.1. Hạch toán chi phí Nguyên vật liệu - Công cụ dụng cụ . Nguyên vật liệu - Công cụ dụng cụ phục vụ phân xưởng bia chủ yếu là các chất tẩy rửa, dụng cụ tẩy rửa, các dụng cụ bảo hộ lao động và một số dụng cụ khác. Tại công ty Việt Hà những khoản chi phí phát sinh trong kỳ đều được phản ánh trên bảng kê chi tiết bút toán TK 627. Để lập sổ chi tiết vật tự kế toán căn cứ vào phiếu xuất vật tư. Em xin lấy ví dụ ở phiếu xuất vật tư số 143 như sau. (Biểu 16) - Giá xuất Nguyên vật liệu - Công cụ dụng cụ chỉ được máy tính cập nhật vào phiếu xuất kho vào thời điểm cuối quý. Cách tính giá cũng tương tự như ở phân chi phí NVLTT. - Từ phiếu xuất kho máy tính cập nhật lên sổ chi tiết vật tư theo từng danh điểm công cụ dụng cụ. Tương tự như sổ chi tiết nguyên vật liệu. Sổ chi tiết công cụ dụng cụ không chi tiết cho từng phân xưởng mà chi tiết theo từng danh điểm công cụ dụng cụ. Vì mục đích của sổ này là để phục vụ cho quản lý vật tư. Cuối quý cũng từ sổ tổng cộng của từng phiếu xuất kho công cụ dụng cụ máy tính thực hiện vào theo trình tự thời gian. Bảng kê chi tiết theo dõi các số tổng cộng của phiếu xuất vật tư và không chi tiết từng danh điểm vật tư như sổ chi tiết vật tư. Phần nội dung của bảng kê chi tiết chỉ rõ số xuất của từng phân xưởng. Song song với việc theo dõi công cụ dụng cụ trên số chi tiết và bảng kê chi tiết để hạch toán chi phí sản xuất chung máy tính căn cứ vào phiếu xuất kho và các chứng từ tiền mặt, tạm ứng... vào cuối quý máy tính lập bảng kê chi tiết bút toán 627 (Biểu 20). Bảng kê chi tiết bút toán TK 627 là cơ sở để lập các bảng phân bổ số 1,2,3. Từ bảng kê chi tiết bút toán TK 627, cuối quý máy tính lây số cộng của bên nợ TK 627 để vào bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Kế toán định khoản như sau: Nợ TK 627 phân xưởng bia: 357.023.208 Có TK153: 357.023.208 Đồng thời máy máy tính cũng theo dõi số tổng hợp trên sổ k toán tổng hợp TK 627 (biểu 25) từ số tổng cộng của cột TK 153 (Tổng cộng thực tế) trên bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Máy tính thực hiện ghi vào cột có trên TK 153, bảng kê 4 và nhật ký chứng từ 7 (Biểu 28). 2.3.2 Kế toán chi phí nhân viên phân xưởng. Chi phí nhân viên phân xưởng bao gồm các khoản tiền lương của nhân viên thống kê, nhân viên phục vụ máy móc thiết bị, nhân viên kỹ thuật... và các khoản trích theo lương. Cách tính toán tương tự như chi phí NCLTT (TK622) (biểu 20, 25, 26, 27). Tại phân xưởng bia hiện có 12 tổ sản xuất, tuy vậy chi phí nhân viên phân xưởng không chi tiết đến từng phân xưởng mà tính chung cho cả phân xưởng. Các chi phí nhân viên phân xưởng phát sinh được máy tính tổng hợp lên bảng kê chi tiết bút toán 627 (Biểu 20) - Từ tổng số phát sinh của TK 627.2 trên bảng kê chi tiết bút toán TK 627 này cuối quý máy tính tổng hợp lên bảng phân bổ lương và BHXH (Biểu 21). Kế toán định khoản như sau: Nợ TK 627.2: 146.426.200 Có TK334: 123.047.227 Có TK 338: 23.378.973 2.3.3. Hạch toán chi phí khấu hao tài sản cố định. Tại công ty Việt Hà đã áp dụng phương pháp khấu hao tài sản cố định là phương pháp đường thẳng. Việc tính toán và trích lập khấu hao tài sản cố định được thực hiện theo quyết định số 166/1999/QĐ-BTC ban hành ngày 30/12/1999. Dựa trên cơ sở tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo khung quy định của nhà nước, Công ty đặt ra tỷ lệ khấu hao tài sản cố định phù hợp với yêu cầu sản xuất. Giá trị tài sản cố định tại phân xưởng bia khi mua vào khấu trừ thuế GTGT và hạch toán độc lập với phân xưởng nước opal. Cách tính như sau: Mức khấu hao bình quân phải trích trong năm = NG TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định năm 4 TSCĐ tăng trong quý này thì quý sau mới được tính khấu hao. Số khấu hao phải trích trong quý = Số khấu hao trích quý trước + Số khấu hao tăng trong quý - Số khấu hao giảm trong quý Việc tính và trích lập khấu hao tài sản cố định của công ty là bất cập không phù hợp với chế độ kế toán mới hiện hành. Chi phí khấu hao tài sản cố định gồm toàn bộ chi phí khấu hao tài sản cố định hữu hình phục vụ cho dây chuyền sản xuất bia hơi. Căn cứ vào số khấu hao đã trích quý trước và tình hình tăng giảm tài sản cố định trong quý kế toán xác định số khấu hao phải trích trong quý. Cuối quý máy tính lập bảng kê chi tiết TK627 đồng thời máy tính lập bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định (biểu 22). Bên cạnh đó máy tính còn theo dõi chi phí khấu hao này trên sổ kế toán tổng hợp (biểu 24). Số khấu hao phải trích trong quý 3 trên bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định được sử dụng để máy tính ghi vào cột có TK trên bảng kê 4 và nhật ký chứng từ Biểu 24, 25 2.3.4.Kế toán chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác. Bao gồm tiền điện, điện thoại, chi phí sửa chữa, các khoản chi phí bằng tiền phục vụ yêu cầu quản lý của phân xưởng. Vì bia là sản phẩm chịu thuế tiêu thụ đặc biệt nên thuế GTGT đầu vào của các khoản được tính luôn vào giá mua, không hạch toán TK 133. Hàng ngày các khoản chi phí có liên quan sẽ được nhập vào máy tính và được ghi các bút toán liên quan, cuối quý máy tính tổng hợp và lập bảng phân bổ (biểu 23). Đồng thời máy tính cũng theo dõi những chi phí này trên số kế toán tổng hợp (biểu 24) từ số liệu trên bảng phân bổ tiền điện, cuối quý máy tính sẽ tự động cập nhật lên bảng kê 4 và nhật ký chứng từ số 7 (biểu 25, 26) kế toán định khoản như sau: Nợ TK 627.7: 380.403.200 Có TK 111: 51.095.363 Có TK 112: 16.497.000 Có TK 331: 250.401.542 Có TK 141: 62.409.295 3.4. Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất chung Từ bảng kê chi tiết bút toán của TK 627, bên cạnh việc lập các bảng phân bổ số 1,2,3 máy tính còn theo dõi chi phí sản xuất chung trên sổ kế toán tổng ọp TK 627. Sổ này theo dõi chung cho cả phân xưởng bia và nước khoáng. Từ nhật ký chứng từ số 7 máy tính thực hiện vào sổ cái TK627, sổ cái TK 627 là sổ tổng hợp được lập vào cuối năm theo dõi chung cho 2 phân xưởng (biểu 28). Kế toán định khoản như sau: Nợ TK627: 2.776.012.848 Có TK liên quan: 2.776.012.845 3. Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất - Để tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ, công ty sử dụng tài khoản 154 - chi phí sản xuất kinh doanh tài khoản này được chi tiết như sau: TK154.1 Chi phí sản phẩm dở dang tại phân xưởng bia hơi. - Tại công ty Việt Hà đối với vật liệu xuất dùng cho sản xuất nhưng cuối quý vẫn không dùng hết không thực hiện nhập kho trở lại mà để dư nợ trên TK 154. Như vậy tại Công tyViệt Hà hạch toán sai chế độ kế toán. - Bút toán hết chuyển chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của bia hơi quý 3 như sau: đ Kết chuyển Cp NVLTT Nợ TK 154.1 5.526.808.498 Có TK 621 PX bia 5.526.808.498 đ Kết chuyển CPNCTT Nợ TK 154.1 922.734.652 Có TK 622 PX bia 922.734.65 đ Kết chuyển CPSX chung Nợ TK 154.1 2.776.012.848 Có TK 627 PX bia 2.776.012.848 Kế toán định khoản như sau: Nợ TK 154: 9.225.555.998 Có TK621: 5.526.808.498 Có TK622: 922.734.652 Có TK 627: 2.776.012.848 Chương III nhận xét và đề xuất để hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất sản phẩm tại công ty việt hà I Một số nguyên tắc hoàn thiện công tác kế toán hạch toán chi phí sản xuât sản phẩm. 1. Đánh giá công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty Việt Hà. 1.1. Những ưu điểm Công ty Việt Hà là doanh nghiệp sản xuất có quy mô vừa, bộ máy kế toán tương đối hoàn thiện. Hiện nay công ty đang sử dụng phần mềm kế toán tự viết áp dụng cho tất cả các phần hành kế toán. Các nhân viên phòng kế toán đều là những người có năng lực, điều hành công việc kế toán cả thủ công và cả trên máy tính. Phần mềm kế toán được viết riêng phù hợp với đặc điểm hạch toán của công ty. Tuy vậy do công ty áp dụng hình thức sổ Nhật ký chứng từ nên một số công việc kế toán vẫn phải làm thủ công như chi tiết NVL hay hạch toán chi tiết tiền mặt, tiền gửi ngân hàng. Riêng với phần hành kế toán chi phí thì được tiến hành hoàn toàn trên máy. Hiện tại công ty đang sản xuất hai mặt hàng là bia hơi và nước khoáng, hai mặt hàng này được sản xuất độc lập. Do đặc điểm này NVL, quy trình công nghệ sản xuất hoàn toàn khác nhau cho nên việc hạch toán chi phí và hai sản phẩm cũng hoàn toàn khác nhau và riêng biệt. Điều này đã làm cho công tác theo dõi những chi phí phát sinh, tập hợp những chi phí phát sinh trong kỳ và tính giá thành sản phẩm rất thuận tiện và dễ dàng. Sự trợ giúp của máy tính trong việc hạch toán kế toán nói chung và hạch toán chi phí sản xuất nói riêng đã mang lại hiệu quản cao. Kế toán máy giúp cho việc tính toán được nhanh chóng và chính xác. Đồng thời giúp giảm được sự cồng kềnh về sổ sách, chứng từ này cũng phù hợp với đặc điểm riêng của công ty. Sổ sách được tổ chức khoa học, chặt chẽ, đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi về thông tin. Cách theo dõi NVL của công ty là chặt chẽ vì công ty theo dõi chi tiết được tình hình nhập, xuất, tồn của từng danh điểm NVL, CCDC (Số chi tiết vật liệu). Bên cạnh đó công ty lại theo dõi cả trên hoá đơn xuất Nguyên vật liệu - Công cụ dụng cụ (Bảng kê chi tiết bút toán tài TK 621,627) Đồng thờ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0731.doc
Tài liệu liên quan