Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần dịch vụ viễn thông và in Bưu Điện

LỜI MỞ ĐẦU 01

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 03

1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 03

1.1.1 Chi phí sản xuất 03

1.1.1.1 Khái niệm về chi phí sản xuất 03

1.1.1.2 Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh 03

1.1.1.2.1 Phân loại theo yếu tố chi phí 03

1.1.1.2.2 Phân loại theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm 04

1.1.1.2.3 Phân loại theo yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh 05

1.1.1.2.4 Phân loại theo khả năng quy nạp chi phí vào các đối tượng chịu chi phí 05

1.1.1.2.5 Phân loại theo quan hệ của chi phí với khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành 06

1.1.1.2.6 Phân loại theo mối quan hệ của chi phí với các khoản mục trên báo cáo tài chính 07

1.1.1.2.7 Các cách phân loại khác 07

1.1.1.3 ý nghĩa của công tác quản lý chi phí sản xuất trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh 08

1.1.2 Giá thành sản phẩm 09

1.1.2.1 Khái niệm về giá thành sản phẩm 09

1.1.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm 09

1.1.2.2.1 Xét theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành 09

1.1.2.2.2 Xét theo phạm vi phát sinh chi phí 10

1.1.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 11

1.1.4 Nhiệm vụ của kế toán chi phí và giá thành sản phẩm 12

1.2 HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT 12

1.2.1 Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất 12

1.2.2 Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất 13

1.2.3 Trình tự hạch toán chi phí sản xuất 13

1.2.4 Nội dung hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên 14

1.2.4.1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 14

1.2.4.1.1 Nội dung 14

1.2.4.1.2 Tài khoản sử dụng 14

1.2.4.1.3 Phương pháp hạch toán 15

1.2.4.2 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 16

1.2.4.2.1 Nội dung 16

1.2.4.2.2 Tài khoản sử dụng 17

1.2.4.2.3 Phương pháp hạch toán 17

1.2.4.3 Hạch toán chi phí trả trước 19

1.2.4.3.1 Nội dung 19

1.2.4.3.2 Tài khoản sử dụng 19

1.2.4.3.3 Phương pháp hạch toán 20

1.2.4.4 Hạch toán chi phí phải trả 21

1.2.4.4.1 Nội dung 21

1.2.4.4.2 Tài khoản sử dụng 21

1.2.4.4.3 Phương pháp hạch toán 21

 

doc140 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1171 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần dịch vụ viễn thông và in Bưu Điện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n đầu để tạo ra hình thái vật chất của sản phẩm. Xuất phát từ đặc điểm của quy trình công nghệ sản xuất là sản xuất theo các hợp đồng kinh tế, nên nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần dịch vụ viễn thông và in Bưu Điện rất đa dạng và phong phú cả về chủng loại, mẫu mã và số lượng. Mỗi loại nguyên vật liệu đều có vai trò và công dụng khác nhau đối với quá trình sản xuất, kinh doanh của Công ty . Do sản phẩm chủ yếu của Công ty thuộc lĩnh vực in ấn các ấn phẩm như: sách, báo, tạp chí, tem nhãn,... nên nguyên vật liệu sử dụng tại Công ty cổ phần dịch vụ viễn thông và in Bưu Điện được phân thành các loại như sau: Nguyên vật liệu chính: Là nguyên vật liệu mà sau quá trình gia công chế biến sẽ cấu thành hình thái vật chất của sản phẩm. Chi phí nguyên vật liệu chính tại Công ty chiếm tỷ trọng rất lớn từ 80% đến 85% trong tổng chi phí nguyên vật liệu bao gồm ba loại là: Giấy, mực in và bản kẽm. - Giấy, bao gồm các loại sau: Giấy Bãi Bằng 60g/m2 (đơn vị: Tờ) có các khổ: 27x39; 42x60; 60x84; 79x109; 65x98; 84x120; 39x54. Giấy Bãi Bằng 70g/m2 (đơn vị: Tờ) có các khổ: 39x54; 84x120; 79x109. Giấy Bãi Bằng 80g/m2 (đơn vị: Tờ) có các khổ: 60x84; 84x120. Giấy Cút sê 80g/m2 (đơn vị: Tờ) có khổ: 79x190. Giấy Cút sê 95g/m2 (đơn vị: Tờ) có khổ: 79x109. Giấy Cút sê 100g/m2 (đơn vị: Tờ) có các khổ: 42x36; 54x78; 65x86. Giấy Cút sê 120g/m2 (đơn vị: Tờ) có các khổ: 65x86; 79x109. Giấy Cút sê 145g/m2 (đơn vị: Tờ) có khổ: 63x88. Giấy Cút sê 150g/m2 (đơn vị: Tờ) có các khổ: 65x86; 79x109. Giấy Cút sê 200g/m2 (đơn vị: Tờ) có khổ: 65x86. Giấy Cút sê mát 200g/m2 (đơn vị: Tờ) có khổ: 65x86. Giấy Cút sê 230g/m2 (đơn vị: Tờ) có các khổ: 65x86; 79x109. Giấy Cút sê 300g/m2 (đơn vị: Tờ) có khổ: 79x109. Giấy Đúplếch 250g/m2 (đơn vị: Tờ) có khổ: 79x109. Giấy Đúplếch 270g/m2 (đơn vị: Tờ) có khổ: 79x109. Giấy Đúplếch 300g/m2 (đơn vị: Tờ) có các khổ: 79x109; 88,9x109. Giấy Đúplếch 350g/m2 (đơn vị: Tờ) có các khổ: 700x85; 79x109. Giấy Đúplếch 450g/m2 (đơn vị: Tờ) có khổ: 70x109. Giấy Ofset 70g/m2 (đơn vị: Tờ) có các khổ: 42x60; 60x84; 84x120. Giấy Ofset 80g/m2 (đơn vị: Tờ) có các khổ: 33x65; 60x84; 65x86. Giấy Ofset 82g/m2 (đơn vị: Tờ) có khổ: 84x120. Giấy Ofset Tân Mai (đơn vị: Tờ) có khổ: 49x65. Giấy Trường Xuân 70g/m2 (đơn vị: Tờ) có khổ: 42x60. Giấy Trường Xuân 58g/m2 (đơn vị: Tờ) có khổ: 84x120. Giấy Trường Xuân 60g/m2 (đơn vị: Tờ) có khổ: 79x109. Giấy khác: Giấy Việt Trì 58g/m2 (đơn vị: Tờ) có các khổ: 79x109, 84x120; giấy Kritan 250g/m2 (đơn vị: Tờ) có khổ: 79x109; giấy Britton 230g/m2 (đơn vị: Tờ) có khổ: 79x109; giấy Pơluya 35g/m2 (đơn vị: Tờ) có khổ: 79x109; giấy Bìa vàng 100g/m2 (đơn vị: Tờ) có khổ: 79x109; giấy Vạn Điển (đơn vị: Tờ) có khổ: 84x120. - Mực in, bao gồm các loại sau: Mực xanh tím Việt Nam, mực Nhật đen, mực Nhật đỏ, mực đen Trung Quốc, mực đỏ Trung Quốc, mực vàng Trung Quốc, mực xanh Trung Quốc, mực nhũ vàng, mực Italia màu vàng, mực chống sáng, mực vécni,... - Bản kẽm, bao gồm các loại sau: Bản Nhật máy 16 trang, bản Trung Quốc máy 10 trang, bản Trung Quốc máy 16 trang, bản Trung Quốc máy 4 trang, bản Italia máy 16 trang,... - Nguyên vật liệu phụ: Là những nguyên vật liệu có tác dụng phụ trong quá trình sản xuất. Nguyên vật liệu phụ được sử dụng kết hợp với nguyên vật liệu chính để hoàn thiện và nâng cao tính năng, chất lượng của sản phẩm. Nguyên vật liệu phụ cũng được sử dụng để giúp cho máy móc, thiết bị và các công cụ lao động hoạt động bình thường. Tại Công ty cổ phần dịch vụ viễn thông và in Bưu Điện, nguyên vật liệu phụ bao gồm những loại sau: Cồn công nghiệp (đơn vị: Lít), dầu hoả (đơn vị: Lít), keo dán PVA (đơn vị: Kg), xà phòng bột (đơn vị: Kg), axêtôn (đơn vị: Lít), dung dịch hiện bản (đơn vị: Lít), đế phim (đơn vị: Cuộn), vải phin thường (đơn vị: Mét), vải bọc lô (đơn vị: Mét), dung dịch H3PO4 (đơn vị: Lít), bìa cát tông (đơn vị: Tờ), hộp cát tông (đơn vị: Hộp), dây thép (đơn vị: Cuộn),... - Phụ tùng thay thế: Là loại vật tư được dùng để thay thế, bảo dưỡng và sửa chữa các máy móc, thiết bị. Tại Công ty cổ phần dịch vụ viễn thông và in Bưu Điện, phụ tùng thay thế bao gồm: Vòng bi 608 (đơn vị: Vòng), bóng đèn nê on 1,2 mét (đơn vị: Cái), bóng đèn nê on 0,6 mét (đơn vị: Cái), bóng đèn 100-200 (đơn vị: Cái), dây côroa 1800x10 (đơn vị: Sợi), cao su ofset máy 16 (đơn vị: Tấm), cao su ofset máy 4 (đơn vị: Tấm), má phanh sau (đơn vị: Cái), dây đai dẹt máy ofset (đơn vị: Mét), kim máy khâu (đơn vị: Cái),... - Phế liệu: Là những nguyên vật liệu bị loại ra trong quá trình sản xuất, những nguyên vật liệu này có thể được dùng lại tại Công ty hoặc bán ra ngoài. Phế liệu, bao gồm các loại sau: giấy in hỏng; giấy lề; giấy xước ở bên ngoài các lô giấy cuộn; lõi của lô giấy; phôi giấy; giấy bị ố, ngả màu, giảm chất lượng trong quá trình dự trữ, bảo quản; bản kẽm hỏng; bán thành phẩm bị làm hỏng, làm sai mẫu mã, kỹ thuật trong quá trình hoàn thiện,... 2.2.3.2 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 2.2.3.2.1 Chứng từ sử dụng Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại Công ty cổ phần dịch vụ viễn thông và in Bưu Điện bao gồm giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ,.. được xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm. Để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, hiện nay tại Công ty cổ phần dịch vụ viễn thông và in Bưu Điện đang sử dụng chứng từ là: Bảng phân bổ nguyên vật liệu Bảng phân bổ nguyên vật liệu: - Bảng phân bổ nguyên vật liệu là căn cứ để phản ánh giá trị vật liệu, công cụ, dụng cụ xuất kho trong tháng và phân bổ giá trị vật liệu, công cụ, dụng cụ xuất dùng cho các đối tượng sử dụng trong tháng. - Cơ sở để lập bảng phân bổ nguyên vật liệu là căn cứ vào các phiếu xuất kho nguyên vật liệu phát sinh trong tháng. 2.2.3.2.2 Tài khoản sử dụng và phương pháp hạch toán Hiện nay, tại Công ty cổ phần dịch vụ viễn thông và in Bưu Điện tuy đang tiến hành sản xuất theo các đơn đặt hàng nhưng do kỳ kế toán áp dụng tại Công ty là theo năm nên kế toán Công ty chỉ mở tài khoản tổng hợp 621 cho tất cả các đơn đặt hàng phát sinh trong năm mà không tiến hành mở tài khoản chi tiết cho từng đơn đặt hàng riêng biệt. Hiện nay, Công ty cổ phần dịch vụ viễn thông và in Bưu Điện đang áp dụng kỳ kế toán theo năm, do vậy trong một kỳ kế toán Công ty có rất nhiều hợp đồng kinh tế khác nhau. Sau khi ký kết hợp đồng kinh tế với khách hàng, sản phẩm mẫu của khách hàng được chuyển đến phòng kế hoạch. Tại đây, căn cứ vào định mức tiêu hao nguyên vật liệu phòng kế hoạch sẽ tiến hành tính toán ra mức tiêu hao của các nguyên vật liệu cần cho việc sản xuất đơn đặt hàng như: giấy, mực in, bản kẽm và các chỉ tiêu khác. Sau đó, phòng kế hoạch chuẩn bị, cân đối vật tư và lệnh cho các phân xưởng sản xuất. Sau khi nhận được lệnh sản xuất của phòng kế hoạch chuyển xuống, quản đốc phân xưởng chế bản và phân xưởng in căn cứ vào lệnh sản xuất để làm thủ tục xuất kho nguyên vật liệu giấy và bản in, còn các nguyên vật liệu khác như: mực in, keo dán, dầu hoả, băng dính, axêtôn, xà phòng, cồn công nghiệp,... thì căn cứ vào nhu cầu sử dụng quản đốc các phân xưởng sẽ lập giấy xin lĩnh vật tư, rồi chuyển cho kế toán nguyên vật liệu để làm căn cứ lập phiếu xuất kho nguyên vật liệu. Căn cứ vào lệnh sản xuất và giấy xin lĩnh vật tư do quản đốc phân xưởng chế bản, phân xưởng in và phân xưởng hoàn thiện chuyển đến, kế toán nguyên vật liệu tiến hành lập phiếu xuất kho bản kẽm, giấy in, mực in và các nguyên vật liệu phụ khác. Phiếu xuất kho được lập làm ba liên, một liên lưu, một liên giao cho thủ kho để ghi thẻ kho, liên còn lại giao cho người đến lĩnh vật tư. Hiện nay, tại Công ty đang áp dụng phương pháp giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ để tính giá cho từng loại nguyên vật liệu xuất kho, nên trên các phiếu xuất kho và sổ chi tiết nguyên vật liệu, kế toán chỉ ghi theo số lượng xuất. Đến cuối kỳ sau khi tính toán được đơn giá xuất của từng loại nguyên vật liệu, kế toán mới tiến hành tính thành tiền nguyên vật liệu xuất kho để ghi vào phiếu xuất kho và sổ kế toán chi tiết nguyên vật liệu. Theo phương pháp này: Giá thực tế Số lượng Giá đơn vị nguyên vật liệu = nguyên vật liệu x bình quân cả xuất kho xuất kho kỳ dự trữ Trong đó: Giá đơn vị Giá trị thực tế nguyên vật liệu tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ bình quân cả = kỳ dự trữ Số lượng nguyên vật liệu tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ Ví dụ: Tính giá thực tế xuất kho của nguyên vật liệu giấy Cút sê 150g/m2 khổ 79x109 tháng 12 năm 2006 Trích số liệu ngày 31 tháng 12 năm 2006 của Công ty về nguyên vật liệu: Giấy Cút sê 150g/m2 khổ 79x109 như sau: Tồn đầu tháng Nhập trong tháng Xuất trong tháng Số lượng (Tờ) Giá trị (Đồng) Số lượng (Tờ) Giá trị (Đồng) Số lượng (Tờ) Giá trị (Đồng) 9.048 10.826.012 15.000 28.181.615 19.417 31.495.804 Giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ = 10.826.012 + 28.181.625 9.048 + 15.000 = 1.622 đồng Giá thực tế giấy Cút sê 150g/m2 khổ 79x109 = 19.417 x 1.622 = 31.495.804 đồng Tương tự như vậy, ta có thể tính được giá thực tế xuất kho cho từng loại nguyên vật liệu. Phiếu xuất kho nguyên vật liệu sau khi số liệu được ghi vào cột đơn giá và thành tiền có mẫu như sau: Biểu số 02: Công ty cổ phần dịch vụ viễn thông và in Bưu Điện 118 Nguyễn Văn Cừ - Long Biên - Hà Nội Phiếu xuất kho Ngày 8 tháng 12 năm 2006 Số: 24 Người nhận hàng: Tạ Phương Hiển Đơn vị: Xưởng In Địa chỉ: Quản đốc PX in Nội dung: Xuất giấy và mực in cho sản xuất các HĐKT 39, 40 Stt Mã kho Tên vật tư Tk Nợ Tk Có Đvt Số lượng Giá Thành tiền 1 KHVT Giấy Cút sê 150g/m2 khổ 79x109 621 1521 Tờ 210 1.622 340.620 2 KHVT Giấy Cút sê 230g/m2 khổ 79x109 621 1521 Tờ 432 2.792 1.283.904 3 KHVT Giấy Bãi Bằng 60g/m2 khổ 42x60 621 1521 Tờ 62.000 176 10.912.000 4 KHVT Giấy Bãi Bằng 60g/m2 khổ 49x65 621 1521 Tờ 17.000 211 3.587.000 5 KHVT Giấy Bãi Bằng 70g/m2 khổ 39x54 621 1521 Tờ 730 176 128.480 6 KHVT Mực đỏ Nhật 621 1523 Kg 35 101.879 3.565.765 7 KHVT Mực đen Nhật 621 1523 Kg 32 79.666 2.549.312 8 KHVT Mực xanh Nhật 621 1523 Kg 4,5 105.688 475.596 9 KHVT Mực vàng Nhật 621 1523 Kg 3 98.318 294.954 10 KHVT Mực đen Trung Quốc 621 1523 Kg 12 40.128 481.536 11 KHVT Mực trắng Trung Quốc 621 1523 Kg 3 36.173 108.519 Tổng cộng: 23.727.686 Bằng chữ:Hai mươi ba triệu bẩy trăm hai mươi bẩy nghìn sáu trăm tám mươi sáu đồng chắn. Xuất ngày 8 tháng 12 năm 2006 Thủ trưởng Phụ trách bộ Người nhận Thủ kho đơn vị phận sử dụng hàng Cuối tháng, căn cứ vào các phiếu xuất và các sổ chi tiết nguyên vật liệu, kế toán tiến hành lập Bảng phân bổ nguyên vật liệu cho từng đối tượng sử dụng trong Công ty . Bảng phân bổ nguyên vật liệu được lập theo mẫu sau: Biểu số 03: Công ty cổ phần dịch vụ viễn thông và in bưu điện Bảng phân bổ Nguyên vật liệu Tháng 12 năm 2006 STT Ghi Có TK Đối tượng sử dụng TK 152 TK 1521 - Giấy TK 1522 - Bản kẽm TK 1523 - Mực in TK 1524 - Phụ tùng thay thế TK 1525 - Nguyên vật liệu phụ Cộng 1 TK 621 452.011.053 56.739.272 24.793.528 34.267.366 567.811.219 2 TK 627 2.978.976 2.978.976 3 TK 642 1.480.000 1.480.000 Tổng cộng: 453.491.053 56.739.272 24.793.528 2.978.976 34.267.366 572.270.195 Đồng thời, căn cứ vào Bảng phân bổ nguyên vật liệu kế toán chi phí sản xuất tiến hành lập một Chứng từ ghi sổ ghi Có tài khoản 152 và ghi Nợ các tài khoản liên quan. Chứng từ ghi sổ được lập theo mẫu sau: Biểu số 04: Số: 62 Chứng từ ghi sổ Ngày 31 tháng 12 năm 2006 STT Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Nợ Có 1 Xuất vật liệu cho sản xuất 621 152 567.811.219 2 Xuất vật liệu cho quản lý phân xưởng 627 152 2.978.976 3 Xuất vật liệu cho quản lý doanh nghiệp 642 152 1.480.000 Cộng 572.270.195 Kèm theo..1..chứng từ gốc Người lập Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Chứng từ ghi sổ sau khi lập xong chuyển cho kế toán trưởng ký duyệt và vào sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ để lấy số và ngày Biểu 05 Sau đó Chứng từ ghi sổ được sử dụng làm căn cứ để ghi vào Sổ Cái tài khoản 621 Biểu 06 Biểu số 05: sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Năm 2006 Chứng từ ghi sổ Số tiền Chứng từ ghi sổ Số tiền Số hiệu Ngày tháng Số hiệu Ngày tháng .................. .................. .................. .................. .................. .................. 56 31/12/06 76.862.453 .................. .................. .................. 57 31/12/06 42.730.682 .................. .................. .................. .................. .................. .................. .................. .................. .................. 62 31/12/06 572.270.195 .................. .................. .................. .................. .................. .................. .................. .................. .................. 68 31/12/06 46.632.614 .................. .................. .................. 69 31/12/06 8.959.228 .................. .................. .................. .................. .................. .................. .................. .................. .................. 75 31/12/06 412.197.333 .................. .................. .................. .................. .................. .................. .................. .................. .................. 78 31/12/06 8.458.374.323 .................. .................. .................. .................. .................. .................. .................. .................. .................. Cộng .................. Cộng .................. Người ghi sổ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Biểu số 06: Sổ cái Năm: 2006 Tài khoản: 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chứng từ ghi sổ Diễn giải TK đ/ư Số phát sinh Số Ngày tháng Nợ Có Số dư đầu kỳ 0 55 31/12/06 Xuất vật liệu cho sản xuất 152 356.897.149 ......... ......... ................................... 152 ................... ......... ......... ................................... 152 ................... ......... ......... ................................... 152 ................... 62 31/12/06 Xuất vật liệu cho sản xuất 152 567.811.219 78 31/12/06 Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào TK 154 154 5.253.856.732 Cộng phát sinh 5.253.856.732 5.253.856.732 Số dư cuối kỳ 0 Người ghi sổ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 2.2.4 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 2.2.4.1 Đặc điểm chung về tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của chi phí nhân công mà doanh nghiệp trả cho người lao động theo thời gian, khối lượng công việc mà họ đã cống hiến cho doanh nghiệp và là thu nhập chủ yếu của người lao động. Trên quan hệ với kết quả sản xuất, tiền lương thường được xem xét trên hai góc độ: Yếu tố chi phí và đòn bẩy kinh tế kích thích người lao động quan tâm đến kết quả công việc. Việc sử dụng tiền lương hợp lý không những giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí sản xuất mà còn khuyến khích người lao động nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm. Vì thế, hạch toán tốt chi phí tiền lương và trả lương hợp lý cho người lao động là một trong những biện pháp hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. Việc hạch toán tốt chi phí tiền lương sẽ góp phần tăng cường chế độ hạch toán nội bộ tại doanh nghiệp. Xuất phát từ quy trình công nghệ sản xuất, hiện nay tại Công ty cổ phần dịch vụ viễn thông và in Bưu Điện, tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất được tính như sau: LTL = LTG (nếu có) + LSP + LBH (nếu có) + LLT + P(nếu có) – BHXH, BHYT Trong đó: LTL: Tiền lương thực lĩnh của người lao động trong tháng LTG: Lương thời gian của người lao động trong tháng (nếu có) LSP: Lương sản phẩm của người lao động trong tháng LBH: Lương bảo hiểm của người lao động trong tháng (nếu có) LLT: Lương làm thêm của người lao động trong tháng P(nếu có): Phụ cấp cho người lao động trong tháng (nếu có) BHXH: Bảo hiểm xã hội người lao động phải nộp trong tháng BHYT: Bảo hiểm y tế người lao động phải nộp trong tháng v Lương thời gian: Lương thời gian là tiền lương trả theo chế độ cho người lao động trong những ngày nghỉ lễ, nghỉ phép, nghỉ ốm,.... LTG = Lương cơ bản của người lao động 26 (ngày) Trong đó: x = Lương cơ bản của Lương tối thiểu theo Hệ số cấp bậc người lao động qui định của Nhà nước của công nhân (350.000) v Lương sản phẩm: Lương sản phẩm là tiền lương trả theo số lượng và chất lượng sản phẩm mà người lao động hoàn thành trong ngày. x LSP = Số lượng sản Đơn giá tiền lương định phẩm hoàn thành mức của từng bước công việc Trong đó: Đơn giá tiền lương định mức của từng bước công việc được xác định dựa vào phương pháp chụp ảnh, bấm giờ và thống kê kinh nghiệm. v Lương bảo hiểm: Lương bảo hiểm là số tiền mà người lao động nhận được khi bị tai nạn lao động, ốm đau, thai sản,.. do Công ty trả thay cơ quan bảo hiểm xã hội. LBH = LCB x 75% 26 (ngày) Số ngày nghỉ hưởng BHXH x Trong đó: LCB: Lương cơ bản của người lao động v Lương làm thêm: Lương làm thêm là tiền lương mà Công ty trả cho người lao động khi họ làm thêm ngoài giờ qui định của chế độ. - Nếu làm thêm đêm không hết ca: LLT = LSP x 1,5 LLT = LSP x 1,8 - Nếu làm thêm đêm hết ca: - Nếu làm thêm vào ngày nghỉ, ngày lễ, tết: LLT = LSP x 2,0 v Phụ cấp: Phụ cấp là số tiền mà Công ty trả thêm cho người lao động khi làm đêm, làm thêm giờ, làm việc trong môi trường độc hại,... - Phụ cấp trách nhiệm: Phụ cấp trách nhiệm được trả trực tiếp cho tổ trưởng các tổ sản xuất là: 87.000 đồng/người. - Phụ cấp ăn ca: Phụ cấp ăn ca được chi trả trực tiếp cho người lao động là: 5.000 đồng/ngày. - Phụ cấp độc hại: Phụ cấp độc hại được chi trả trực tiếp bằng hiện vật tương ứng với 2.000 đồng/ngày cho người lao động. v Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế: Việc tính, trích BHXH, BHYT, KPCĐ được thực hiện đúng theo qui định hiện hành và tất cả các khoản trích theo lương đều được tính trên lương cơ bản của công nhân sản xuất. Cụ thể: - BHXH là 20%: Trong đó 5% trừ vào lương của người lao động, 15% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. - BHYT là 3%: Trong đó 1% tính vào lương của người lao động, 2% tính vào chi phí sản xuất trong kỳ. - KPCĐ là 2% được tính toàn bộ vào chi phí sản xuất trong kỳ. 2.2.4.2 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 2.2.4.2.1 Chứng từ sử dụng Để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp, hiện nay, Công ty cổ phần dịch vụ viễn thông và in Bưu Điện đang sử dụng chứng từ là: Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội. Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội: - Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội là căn cứ để tập hợp và phân bổ tiền lương thực tế phải trả (gồm lương chính, lương phụ và các khoản khác), BHXH, BHYT và KPCĐ phải trích nộp hàng tháng cho các đối tượng sử dụng lao động. Chứng từ này do kế toán phần hành tiền lương lập. - Cơ sở để lập bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội là căn cứ vào các bảng thanh toán lương, thanh toán làm đêm, làm thêm giờ, bảng tổng hợp tiền lương... kế toán chi phí sản xuất tiến hành tập hợp, phân loại chứng từ theo đối tượng sử dụng, tính toán số tiền để ghi vào bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội. 2.2.4.2.2 Tài khoản sử dụng và phương pháp hạch toán Hiện nay, tuy Công ty cổ phần dịch vụ viễn thông và in Bưu Điện tiến hành sản xuất sản phẩm theo đơn đặt hàng nhưng do kỳ kế toán đang áp dụng là năm nên Công ty không mở tài khoản chi tiết để theo dõi chi phí nhân công trực tiếp cho từng đơn đặt hàng, mà chỉ mở một tài khoản tổng hợp 622 để theo dõi toàn bộ chi phí phát sinh trong năm của Công ty . Hàng ngày, căn cứ vào phiếu báo kết quả sản xuất do quản đốc các phân xưởng chuyển lên, kế toán tiền lương tiến hành tính ra lương ngày của của công nhân sản xuất trực tiếp. Cuối tháng, căn cứ vào các chứng từ như: Bảng chấm công do quản đốc các phân xưởng chuyển lên, bảng tổng hợp lương ngày của từng công nhân sản xuất trong tháng, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH,... kế toán tiến hành lập bảng thanh toán tiền lương cho từng phân xưởng sản xuất. Căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương của từng phân xưởng sản xuất, kế toán tiến hành lập bảng tổng hợp tiền lương của toàn Công ty. Sau đó, trên cơ sở bảng tổng hợp tiền lương của toàn Công ty kế toán tiền lương tiến hành lập bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội. Bảng tổng hợp lương Tháng 12 năm 2006 Công ty cP dịch vụ viễn thông và in bưu điện Biểu sô 07: Biểu số 08: Công ty cổ phần dịch vụ viễn thông và in Bu điện Bảng phân bổ tiền lơng và bảo hiểm xã hội Tháng 12 năm 2006 STT Đối tợng sử dụng TK 334 – Phải trả CNV TK 338 – Phải trả phải nộp khác Ngời lao động phải trả Cộng BH tính vào chi phí Lơng cấp bậc Lơng phải trả KPCĐ (2%) BHXH (15%) BHYT (2%) BHYT (1%) BHXH (5%) 1 TK 622 45,916,500 37,908,479 918,330 6,887,475 758,170 459,165 2,295,825 8,563,975 Xởng in 13,930,000 11,013,178 278,600 2,089,500 220,264 139,300 696,500 2,588,364 Hoàn thiện 17,255,000 15,736,125 345,100 2,588,250 314,723 172,550 862,750 3,248,073 Máy dao 5,729,500 5,342,699 114,590 859,425 106,854 57,295 286,475 1,080,869 Bình bản và vi tính 5,768,000 3,774,626 115,360 865,200 75,493 57,680 288,400 1,056,053 PhơI bản 3,234,000 2,041,851 64,680 485,100 40,837 32,340 161,700 590,617 2 TK 627 7,948,500 7,449,013 158,970 1,192,275 148,980 79,485 397,425 1,500,225 Quản đốc 4,424,000 3,641,829 88,480 663,600 72,837 44,240 221,200 824,917 Bảo vệ 3,524,500 3,807,184 70,490 528,675 76,144 35,245 176,225 675,309 3 TK 642 14,560,000 13,063,765 291,200 2,184,000 261,275 145,600 728,000 2,736,475 Nghiệp vụ 14,560,000 13,063,765 291,200 2,184,000 261,275 145,600 728,000 2,736,475 Tổng cộng 68,425,000 58,421,257 1,368,500 10,263,750 1,168,425 684,250 3,421,250 12,800,675 Cuối tháng, căn cứ vào Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội, kế toán chi phí sản xuất tiến hành lập một Chứng từ ghi sổ ghi Có các tài khoản 334, 338 và ghi Nợ tài khoản 622. Chứng từ ghi sổ được lập theo mẫu sau: Biểu số 09: Số: 68 Chứng từ ghi sổ Ngày 31 tháng 12 năm 2006 STT Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Nợ Có 1 Tính tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất T12/06 622 334 37.908.479 2 Trích KPCĐ, BHXH, BHYT công nhân trực tiếp sản xuất vào chi phí sản xuất 622 338 8.563.975 Cộng 46.472.454 Kèm theo..1..chứng từ gốc Người lập Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Chứng từ ghi sổ sau khi lập xong chuyển cho kế toán trưởng ký duyệt và vào sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ (Biểu số 05) để lấy số và ngày. Sau đó Chứng từ ghi sổ được sử dụng làm căn cứ để ghi vào Sổ Cái tài khoản 622 Biểu số 10: Sổ cái Năm: 2006 Tài khoản: 622 - Chi phí nhân công trực tiếp Chứng từ ghi sổ Diễn giải TK đ/ư Số phát sinh Số Ngày tháng Nợ Có Số dư đầu kỳ 0 46 31/01/06 Tính tiền lương công nhân sản xuất trực tiếp T1/06 334 23.842.862 ......... ......... ................................... 338 ................... 68 31/12/06 Tính tiền lương công nhân sản xuất trực tiếp T12/06 334 37.908.479 68 31/12/06 Trích KPCĐ, BHXH, BHYT công nhân trực tiếp sản xuất vào chi phí sản xuất 338 8.563.975 78 31/12/06 Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào TK 154 154 663.896.403 Cộng phát sinh 663.896.403 663.896.403 Số dư cuối kỳ 0 Người ghi sổ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 2.2.5 Hạch toán chi phí sản xuất chung 2.2.5.1 Đặc điểm chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung là chi phí quản lý phục vụ sản xuất phát sinh ở các phân xưởng, tổ sản xuất. Chi phí sản xuất chung bao gồm: v Chi phí nhân viên phân xưởng: Bao gồm các khoản chi phí về tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên phân xưởng và các khoản đóng góp cho các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chi phí công đoàn trích theo tỷ lệ với tiền lương cơ bản phát sinh. v Chi phí vật liệu: Bao gồm các khoản chi phí về vật liệu sản xuất chung cho phân xưởng sản xuất như: Sửa chữa, bảo dưỡng máy móc, thiết bị,... v Chi phí khấu hao tài sản cố định: Bao gồm những khoản khấu hao tài sản cố định trực tiếp tham gia vào sản xuất thuộc các phân xưởng, tổ sản xuất. v Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm những chi phí dịch vụ thuê ngoài phục vụ cho sản xuất của các phân xưởng, tổ sản xuất như: Chi phí tiền điện, tiền nước,... v Chi phí bằng tiền khác: Là những khoản chi phí như: Chi phí hội nghị, tiếp khách, giao dịch, chi phí quần áo bảo hộ lao động cho công nhân sản xuất,... 2.2.5.2 Tài khoản sử dụng Chi phí sản xuất chung được theo dõi trên TK 627 mở chung cho doanh nghiệp và được chi tiết thành các tiểu khoản: - TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng - TK 6272: Chi phí vật liệu và công cụ, dụng cụ - TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ - TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài - TK 6278: Chi phí khác bằng tiền 2.2.5.3 Hạch toán chi phí nhân viên phân xưởng v Tại Công ty cổ phần dịch vụ viễn thông và in Bưu Điện, chi phí nhân viên phân xưởng (quản đốc phân xưởng) bao gồm nhữ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3364.doc
Tài liệu liên quan