Đề tài Hoàn thiện công tác lao động việc làm ở Thái Bình giai đoạn 2001-2005

Mục Lục TRANG

Lời nói đầu

Phần I

Lí luận chung về vấn đề lao động -việc làm

I. Những nội dung cơ bản về vấn đề lao động - việc làm

I1. Nguồn lao động và các yếu tố ảnh hưởng .

1. Nguồn gốc hình thành .

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn lao động .

I 2. Việc làm -thất nghiệp .

1. Việc làm .

2. Thất nghiệp.

2.1 Thất nghịêp

2. 2. Nguyên nhân Thất nghiệp

2.3. Phân loại thất nghiệp .

II. Vai trò của lao động việc làm trong phát triển kinh tế xã hội.

II1. Lao động việc làm với phát triển kinh tế

1. ảnh hưởng của lao động-việc làm đối với phát triển kinh tế xã hội.

2. ảnh hưởng của vấn đề thất nghiệp-việc làm đối với sự phát triển

Phần II

Hiện trạng lao động việc làm ở Thái Bình

I. Một số đặc điểm kinh tế xã hội ảnh hưởng đến lao động việc làm ở tỉnh Thái Bình

I1. Đặc điểm tự nhiên :

I2. Đặc điểm kinh tế-xã hội xã hội của tỉnh .

I3. Đặc điểm dân số

II . Thực trạng lao động – việc làm của tỉnh Thái Bình .

II1 về lao động

1 . Quy mô - nguồn lao động

2. Về chất lượng nguồn lao động trong tỉnh.

3. Công tác đaò tạo nghề ở Thái Bình.

II 2. Hiện trạng vấn đề việc làm - thất nghiệp.

1.Về tình trạng việc làm của tỉnh.

2. Tình hình thất nghiệp

3. Một số kết quả và giải quyết việc làm trong 5 năm 1997-2000

4. Một số lĩnh vực hoạt động tạo việc làm có hiệu quả của tỉnh thái Bình .

5- Những hạn chế của công tác giải quyết việc làm của tỉnh.

Phần III:

Một số phương hướng và giải pháp về vấn đề lao động việc làm ở Thái Bình giai đoạn 2001 – 2005

I. Mục tiêu phương hướng về lao động – việc làm của tỉnh

I1- Mục tiêu, Phương hướng phát triển kinh tế xã hội 2001 - 2005:

2- các ngành kinh tế chủ yếu:

I2- Mục tiêu, phương hướng về L Đ việc làm giai đoạn 2001 - 2005.

1. Dự báo lao động và nhu cầu giải quyết việc làm năm 2001 - 2005:

2 . Dự báo về tình hình kinh tế xã hội đến năm 2005.

3- Mục tiêu, phương hướng của công tác lao động - việc làm giai đoạn 2001 - 2005:

II - Những giải pháp chủ yếu thực hiện.

II1 về lao động

1- Giảm tỷ lệ gia tăng nguồn lao động

2- Nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực

II2Các giải pháp thực hiện công tác giải quyết việc làm 2001 - 2005.

1. Các Giải pháp trực tiếp để tạo việc làm:

2. 2. Giải pháp hỗ trợ trực tiếp để tạo việc làm

3. 3. Xây dựng và áp dụng một số cơ chế chính sách khuyến khích dạy nghề,

thực hiện các giải pháp giải quyết việc làm. II3- Một số kiến nghị về công tác - lao động việc làm ở tỉnh.

III . Kết luận:

 

 

doc132 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2057 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác lao động việc làm ở Thái Bình giai đoạn 2001-2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
số Thái Bình được phân chia như sau. Bảng 2: Dân số chia theo độ tuổi Năm Tổng số Dưới tuổi lao động Trong tuổi lao động Trên tuổi lao động 1996 1997 1998 1999 2000 2001 1000 ng Số người Tỷ lệ % Số người tỷ lệ % Số người Tỷ lệ % 1.760 1.770 1.779 1.786 1.797 1.805 528,04 513,16 489,22 487,46 485,17 472.9 30,0 29,1 27,5 27,3 27,5 27,3 986,30 1002,6 1016,3 1031,1 1045,7 1060,4 56 56,5 57 57,7 58 58 246,4 256,6 266,8 267,5 269,56 272,005 14 14,5 15 15 15,8 15,3 Nguồn : Thực trạng lao động-việc làm ở Việt Nam từ năm 1996 - 2000. Như vậy, ngoài quy mô dân số lớn, dân số Thái Bình còn là một tỉnh có cơ cấu dân số khá trẻ( dưới 45 tuổi chiếm khoảng 73 %), và đang có những chuyển biến tích cực, đi vào cơ cấu dân số ổn định , hợp lý hơn. Dân số dưới tuổi lao động đang có xu hướng giảm và đi vào ổn định, đây chính là kết quả trực tiếp của việc thực hiện tốt công tác dân số kế hoạch hoá gia đình ở tỉnh. Dân số trong độ tuổi lao động của tỉnh là khá cao, ( năm 2001 là 58,3% tổng dân số). Với một tỉnh mà tài nguyên thiên nhiên không ưu đãi, công nghiệp chưa phát triển , dịch vụ còn ở trình độ thấp, thì đây thực sự là nguồn nội lực quan trọng nhất của tỉnh trong quá trình phát triển tuy nhiên một bài toán đặt ra là làm sao có thể khai thác được nguồn nội lực này trong điều kiện về tự nhiên, kinh tế xã hội như Thái Bình như hiện nay, đang là vấn đề được sự quan tâm của các cấp, các nghành trong tỉnh. II . hiện trạng lao động việc làm của Thái Bình . Như đã xem xét ở Phần I. Vai trò của lao động trong phát triển kinh tế là không thể phủ nhận. Tuy nhiên để lao động có thể trở thành Chúng ta đã biết dân số là cơ sở hình thành nguồn nhân lực, quy mô - cơ cấu của dân số quyết định trực tiếp đến quy mô cơ cấu của nguồn lao động Thái Bình là một tỉnh với dân số đông, cơ cấu dân số trẻ, đã tạo nên nguồn lao động khá dồi dào là nội lực quan trọng nhất, trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nếu như chúng được khai thác và sử dụng có hiệu quả. Tuy nhiên với trình độ phát triển kinh tế xã hội như hiện nay, thì dân số đông nguồn lao động dồi dào chưa thực sự trở thành động lực phát triển, sự thu hút lao động của xã hội thấp, đang tạo sức ép lớn trong vấn đề GQVL cho người lao động trong tỉnh. Vô hình chung nó lại trở thành lực cản của sự phát triển. Làm thế nào để sử dụng một cách có hiệu quả nhất nguồn lực về con người trong điều kiện kinh tế xã hội như hiện nay đang là một vấn đề đang được sự quan tâm của các cấp, các ngành trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh. Sau đây ta xem xét hiện trạng nguồn lao động của tỉnh Thái Bình trong những năm gần đây. I1. Hiện trạng lao động của tỉnh Thái Bình 1 . Quy mô - cơ cấu nguồn lao động Thái Bình là tỉnh có quy mô dân số lớn, cơ cấu dân số trẻ, do đó đã hình thành lên nguồn lao động khá dồi dào, đây sẽ là một nguồn lực lớn trong phát triển , nếu chúng được khai thác và sử dụng có hiệu quả. Theo số liệu báo cáo điều tra về lao động - việc làm qua các năm của Liên ngành LĐ - TBXH cục thống kê và số liệu tổng điều tra thì quy mô lao động của Thái Bình như sau: Bảng 3 : Quy mô lao động Năm Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Dân số Trung Bình (1000 người ) 1760 1770 1779 1785,6 1797 1805 Nguồn lao động (1000 người ) 1267,2 1279,5 1289,1 1305,2 1311,8 1323,2 - Tỷ lệ so với dân số % 72% 72,2 72,5 73,0 73 73,3 - Lao động trong độ tuổi 10% 985,6 1002,9 1016,3 1131,1 1045,7 1060,6 - Tỷ lệ so với dân số % 56 56.6 57,2 57,7 58 58,4 -Dân số hoạt động kinh tế (1000 người) 1001,534 1015,923 1022,260 1038,527 1054,200 1064,124 - % so với nguồn lao động 79 79,4 79,3 79,66 79,98 80,1 Nguồn: Thực trạng lao động việc làm ở Việt Nam năm 1996 đến năm 2001 NXB thống kê: Qua bảng số liệu trên ta thấy, Thái Bình là tỉnh có nguồn lao động khá dồi dào (số người từ 15 tuổi trở lên chiếm 73,3% dân số, trong đó số người trong độ tuổi lao động chiếm hơn 58%. Tỷ lệ dân số tham gia hoạt động kinh tế trong tỉnh cũng chiếm một tỷ lệ lớn (chiếm hơn 80% nguồn lao động ). Đây là một điều kiện rất quan trọng trong vấn đề khai thác sức lao động của nhân lực trong tỉnh. Số người trong độ tuổi lao động liên tục tăng qua các năm, trong giai đoạn 1997-2001 mỗi năm tăng trung bình khoảng 15 ngàn người(khoảng 1,4%/ năm), riêng năm 2000-2001 tăng 14 ngàn người. Tỷ lệ gia tăng nguồn nhân lực có xu hướng giảm và giữ ổn định. Đây là hệ quả trực tiếp của việc thực hiện chương trình DSKHH-GĐ của tỉnh trong những năm gần đây. Rõ ràng nếu xét về mặt số lượng, nguồn lao động của tỉnh là khá dồi dào, đây thực sự là một lợi thế của tỉnh trong quá trình phát triển b. Về cơ cấu nguồn lao động chia theo các nhóm tuổi: Ta xem xét bảng sau: Bảng4 : Số người từ 15 tuổi trở lên chia theo nhóm tuổi 1999 2000 nhóm tuổi Tổng số Tỷ lệ Tổng số Tỷ lệ 15 - 24 276.384 21,2 271.672 20,6 25 - 34 277.688 21,3 280.900 21,3 35 - 44 370.250 28,4 397.814 28,8 45 - 54 262.043 20.1 280.902 21.3 55-60 49.540 3,8 54.070 4,1 ( 60 67.792 5.2 90.997 6,9 Tổng số 1303.700 100 1318.800 100 Nguồn: Thực trạng lao động việc làm ở Việt Nam 1999-2000 Bảng số liệu trên cho ta thấy: Cơ cấu nguồn lao động chia theo nhóm tuổi của Thái Bình là khá trẻ. Theo bảng trên thì : Số người dưới độ tuổi 45 chiếm một tỷ lệ khá cao ( chiếm hơn 70%). Cơ cấu nguồn lao động theo các nhóm tuổi từ 15 đến 54 tuổi chiếm những tỷ lệ tương đối đồng đều, điều đó thể hiện sự ổn định của cơ cấu lao động theo độ tuổi, đồng thời nó cũng phản ánh được tốc độ gia tăng dân số, lao động trong tỉnh là khá ổn dịnhtrong những năm qua . Đây là kết quả trực tiếp của quá trình giảm tỷ lệ gia tăng dân số trong tỉnh trong những năm gần đây. Nguồn lao động dồi dào, cộng thêm với cơ cấu dân số trẻ, khoẻ như trên, xét về mặt số lượng đây thực sự là nguồn lực quý báu của tỉnh Nếu được khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả nó sẽ trở thành động lực lớn cho quá trình phát triển. Đồng thời nó cũng là áp lực lớn về việc làm cho người lao động. Trong những năm tới đây vấn đề hạn chế tỷ lệ gia tăng nguồn lao động, giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động đang được sự quan tâm của các cấp các nghành trong tỉnh. c. Về phân bố lao động Phân bố lao động theo vùng lãnh thổ phản ánh cơc cấu phân bố lao động xã hội trong phạm vi địa giơí hành chính nhất định, đặc biệt làthành thị, nông thôn. cơ sở của phân bố lao động theo vùng lãnh thổ dựa vào cơ cấu kinh tế lãnh thổ theo hướng sản xuâts chuyên môn hoá nhằm huy động và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên theo thế mạnh, đặc thù của mỗi vùng. - Xét nguồn lao động chia theo đơn vị hành chính Theo kết quả điều tra lao động việc làm của tỉnh năm 1999 tình hình phân bổ lao động theo đơn vị hành chính của tỉnh như sau. Bảng 5 : Phân bổ lao động theo địa giới hành chính Đơn vị; 1.000 người Đơn vị hành chính Đvị tính Dân số Lực lượng Lao động %so với dân số - Thị xã Thái Bình người 130,345 77.270 60 - Huyện Hưng Hà người 243.989 140.537 57,6 - Huyện Quỳnh Phụ người 239.490 137.949 56 - Huyện Đông Hưng người 247.981 142.837 57,6 - Huyện Thái Thụy người 260.124 159.553 57,9 - Huyện Tiền Hải người 203.919 118.212 57,8 - Huyện Kiến Xương người 235.661 136.244 58 - Huyện Vũ Thư người 224.191 131.244 58 Tổng cộng 1.785.600 1.035.648 58 Nguồn: Báo cáo diều tra lao động việc - làm tỉnh Thái Bình 2000 Như vậy tình hình phân bổ lao động theo đơn vị hành chính tỉnh là khá đồng đều giữa các huyện, thị trong tỉnh. Sự phân bổ này tạo điều kiện cho tỉnh khai thác, phát huy những lợi thế, thế mạnh của mỗi vùng tạo điều kiện huy động tổng hợp các nguồn lực trong tỉnh vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh - Phân bố lao dộng theo khu vực thành thị -nông thôn Toàn bộ nguồn lao động trong tỉnh được phân bố như sau : Bảng 5 : phân bố lao động theo khu vực thành thị nông thôn Năm Tổng số Thành thị Nông thôn Số người (1000 N) % Số người (1000 N) % Số người (1000 N) (%) 1999 2000 1.305 1.311 100 100 91,259 94,881 6,8 7,0 1.212,44 1.222,91 94,2 93 Nguồn: : Thực trạng lao động việc làm ở Việt Nam 1999-2000 Qua bảng số liệu trên ta thấy, nguồn lao động ở Thái Bình phân bố tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn - trong khi dân số khu vực thành thị chỉ chiếm 5% dân số và 7% nguồn lao động, thì ở nông thôn chiếm tới 95% dân số và hơn 93% lực lượng lao động trong tỉnh. 2. Về chất lượng nguồn lao động trong tỉnh Số lượng nguồn lao động mới chỉ phản ánh một khía cạnh đóng góp của nó vào trong phát triển. Mặt quan trọng khác để đánh gía sự đóng góp của lao động trong phát triển đó chính là chất lượng của nguồn lao động trong phát triển đó chính là chất lượng của nguồn lao động. Đặc biệt trong quá trình CNH - HĐH nền kinh tế như hiện nay thì chất lượng của nguồn lao động càng đóng vai trò quyết định đối với sự đóng góp của nguồn lao động vào trong phát triển. Như đã xét ở phần I chất lượng của nguồn lao động được xem xét trên các mặt trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn kỹ thuật kinh nghiệm, kỹ năng, trình độ sức khoẻ. a . Về trình độ văn hoá Thái Bình là một tỉnh có truyền thống hiếu học được coi là 1 trong những tỉnh đi đầu trong cả nước về công tác giáo dục, đào tạo. Số học sinh PTTH năm 2000 gấp 3,4 lần năm 1990 và tăng 82% so với năm 1995 đào tạo Đại học tại chức nâng cao gấp 3 lần 1995, Cao đẳng gấp 1,5 lần. Trung cấp chuyên nghiệp 1,47 lần đào tạo nghề gấp 10 lần năm 1995. Nội dung chương trình giảng dậy từng bước được hoàn thiện theo hướng giáo dục toàn diện, chất lượng Giáo dục đào tạo được nâng lên một bước đáng kể. Cơ sở vật chất kỹ thuật được nâng cấp cải thiện rõ rệt. Đến năm 2000 toàn tỉnh đã phổ cập giáo dục tiểu học, 8 huyện thị đều đạt tiêu chuẩn giáo dục trong học cơ sở. Hàng năm số học sinh được lên lớp tốt nghiệp, chuyển cấp đạt 95%. Xét về trình độ văn hoá của lực lượng lao động trong tỉnh ta xem xét bảng số liệu sau . Bảng 6 : Số người từ độ 15 tuổi trở lên chia theo trình độ văn hoá. ĐƠN Vị 1000 người Năm Không biết chữ Chưa tốt nghiệp cấp I Tốt nghiệp cấp I Tốt nghiệp cấp II Tốt nghiệp cấp III Số năm đi học B.Q S L % S L % S L % S L % S L % 1998 1999 2000 2001 6,800 8,032 8,520 8,900 0,52 0,62 0,646 0,652 98,968 94,960 91,648 90,360 8,2 7,9 6,95 6,8 201,104 189,036 184,520 189,144 15,6 14,5 14 14,2 776,038 800,471 811,882 817,16 60,2 61,4 61,6 61,3 206,252 211,211 221,423 226,440 16 16,2 16,8 17 7,6 7.9 8,1 8,5 Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra lao động việc làm 1998- 2001 Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy: Cho đến năm 2001 toàn tỉnh số người không biết chữ (từ 15 tuổi trở lên) vẫn còn 8.900 người, và số chưa tốt nghiệp cấp I là 90.360 người Như vậy tổng số người chưa biết chữ và chưa tốt nghiệp cấp I toàn tỉnh chiếm 7,45 % ( trong khi đó cả nước hơn 15% ), số người từ 15 tuổi trở lên đã tốt nghiệp cấp I là 13,8%, tốt nghiệp phổ thông cơ sở là 61,35% tốt nghiệp cấp III là 17%). Số năm đi học bình quân số của dân số từ 15 tuổi trở lên là 8,5 lớp (trong khi đó cả nước là 7,2 lớp). Như vậy, nếu xét về trình độ văn hoá của nguồn lao động của Thái Bình, rõ ràng so với cả nước Thái Bình là tỉnh có mặt bằng văn hoá khá cao so với trình độ văn hoá trung bình của cả nước và khá đồng đều. Đạt được kết quả trên là do, trong những năm gần đây, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên, hơn thế nữa là do số trẻ em sinh ra trong mỗi gia đình ít đi, từ đó có điều kiện chăm lo đến giáo dục cho con cái, vì vậy số trẻ em dến tuổi đi học đều được đến trường ( tỷ lệ này đạt tới 98%). Với trình độ văn hoá trên sẽ tạo điều kiện cho người lao động tiếp thu và nắm bắt công nghệ, kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuấttiên tiến nếu được đào tạo và bồi dưỡng một cách có hệ thống.Trong tương lai đây sẽ là một nguồn lực mạnh để xây dựng phát triển kinh tế của tỉnh. b.Xét trình độ chuyên môn kỹ thuật: Trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động nó quyết định đến chất lượng của lao động tham gia vào quá trình sản xuất. Theo số liệu thống kê qua các năm thì tình trạng chuyên môn kỹ thuật của nguồn lao động trong tỉnh được phân chia như sau: Bảng 7: Số người từ 15 tuổi trở lên theo Trình độ chuyên môn kỹ thuật. Đơn vị 1000 người Năm Tổng số Không có trrình độ chuyên môn Công nhân kỹ thuật Trung học chuyên nghiệp Cao đẳng- đại học SL % SL % SL % SL % SL % 1998 1999 2000 2001 1289 1303 1318 1332 100 100 100 100 1076,4 1074,2 1074,17 1078,92 83,5 82,4 81,5 81 107,64 117,333 122,570 133,400 8,7 9,0 9,3 10 51,562 58,666 65,900 66,600 4,8 4,5 5,0 5,0 48,985 53,151 55,365 53,280 3,8 4,3 4,2 4,0 Nguồn: Báo cấo điều tra lao động viẹc làm tỉnh 1998-2000 Theo bảng số liệu trên, cho đến năm 2001 ở Thái Bình, tổng số người lao động đã qua đào tạo chỉ có 253 ngàn người ( chiếm 19%), trong đó số người đã qua đào tạo công nhân kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ có 133,4 ngàn người chiếm 10, số người qua đào tạo trung học chuyên nghiệp có 66,6 người chiếm 5%, qua đào tạo cao đẳng - đại học có 53,28 ngàn người chiếm 4%. Tổng số người không có chuyên môn nghiệp vụ có tới 1078,92 ngàn người chiếm tới 81% Nếu xét cơ cấu của nguồn lao động trong tỉnh cũng nằm trong xu hướng chung của cả nước tình trạng " thừa thầy thiếu thợ" thể hiện rõ trong cơ cấu đào tạo của tỉnh: tỷ số lao động được đào tạo giữa Cao đẳng đại học - Trung học chuyên nghiệp - Công nhân kỹ thuật của tỉnh là 1 – 1,25 – 2,5 nghĩa là cứ 1 cán bộ đại học thì có 1,2 người được đào tạo trung học chuyên nghiệpvà chỉ có 2 ,5 lao động được đào tạo nghề, trong khi đó khi tỷ lệ hợp lý của cơ câu đào tạo này là ( 1- 4 - 10 ). ở nông thôn chất lượng của lao động còn thấp hơn. Trong khi chiếm tới 92,3% lực lượng lao động nhưng số lao động chưa qua đào tạo của khu vực này chiếm hơn 90%, chủ yếu lao động thô sơ, dựa vào lao động cơ bắp và kinh nghiệm là chính, phản ánh tình trạng lạc hậu của sản xuất của lao động nông thôn, chính điều đó gây cản trở cho việc áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật và được tăng năng suất lao động, nâng cao thu nhập cho đại bộ phần lao động trong tỉnh. Lao động trong khu vực công nghiệp bình quân tay nghề của công nhân công nghiệp chưa đạt được bậc hệ 3,2 / 7 số thợ bậc 1, bậc 2 chiếm hơn 50% số thợ bậc cao chỉ chiếm 5 - 6%. Trong khu vực dịch vụ - số lao động phần lớn chưa được đào tạo chuyên môn ( chiếm hơn 70%). Nếu xem xét trình độ chuyên môn kỹ thuật với trình độ văn hoá đã xem xét ở trên thì tỷ lệ lao động đã qua đào tạo như trên còn khá khiêm tốn. Có thể có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên – một trong những nguyên nhân đó là do đặc điểm của lao động trong tỉnh chủ yếu còn làm trong khu vực nông thôn, nông nghiệp, đại đa số họ sản xuất theo kinh nghiệm, họ không chú ý đến đào tạo chuyên môn nghiệp vụ hoặc nếu có thì chỉ tham dự các lớp học kỹ thuật ngắn ngày hoặc hội thảo đầu bờ. Mặt nữa là do hệ thống đào tạo, đào tạo nghề của tỉnh chưa được chú trọng, hơn nữa ý thức của người dân về vấn đề nghề nghiệp, định hướng nghề nghiệp cho con cái, vẫn còn khá lạc hậu, nhiều khi chưa được chú ý, chẳng hạn như vấn đề lựa chọn nơi làm việc trrong biên chế nhà nước, vào đại học là ưu tiên hàng đầu trong việc đi học tiếp. Thời gian gần đây cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, sự đổi mới trong nhận thức của người dân công tác dạy nghề đã và đang dần được chú ý và được phát triển trong tất cả các ngành nghề đào tạo trong tỉnh, Đây là dấu hiệu đáng mừng trong sự nghiệp phát triển nguồn nhân lực của tỉnh. Vấn đề đặt ra cho giai đoạn tới là làm thế nào để nâng cao số lao động đã qua đào tạo, đặc biệt chú trọng đào tạo CNKT và Trung học chuyên nghiệp của tỉnh đảm bảo cơ câu slao đông qua đào tạo được hợp lý, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh . 3. Công tác đaò tạo nghề ở Thái Bình. Như ta đã biết để phát triển nguồn nhân lực thì công tác đào tạo nghề có vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng của nguồn lao động . Để hiểu rõ năng lực đào tạo nghề của các trường, cơ sở đào tạo nghề của Thái Bình, ta tìm hiểu công tác đào tạo nghề trong tỉnh. a/ Khái quát tình hình công tác dạy nghề trong tỉnh. Thái Bình là tỉnh sản xuất chủ yếu là nông nghiệp, đất chật người đông, dân số là 1.797 ngàn người. Nguồn lao động (từ 15 tuổi trở lên) chiếm khoảng 74% dân số, trong đó số người trong độ tuổi lao động chiếm 58% dân số (1060,7 ngàn người). Đây là yếu tố cơ bản để phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực còn khá hạn chế so với yêu cầu phát triển. Toàn tỉnh số lao động chưa qua đào tạo vẫn chiếm tới 82% lực lượng lao động. số lao động đã qua đào tạo mới đat 18% (năm 2000) vì vậy lực lượng lao động chưa thực sự trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội , mà còn tạo sức ép lớn về việc làm. Trong những năm qua mặc dù gặp phải những khó khăn do nền kinh tế chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường các trường dạy nghề nói riêng và công tác dạy nghề nói chung luôn được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ chính quyền. Tuy nhiên công tác quản lý Nhà nước về dậy nghề từ Trung ương đến tỉnh không thường xuyên được tăng cường, củng cố, thậm chí còn bị buông, dẫn đến số lượng các trường dạy nghề và cơ sở dạy nghề ngày càng giảm, đầu tư giảm sút nên cơ sở vật chất kỹ thuật xuống cấp, tụt hậu, đội ngũ giáo viên suy giảm cái về số lượng, quy mô đào tạo ngày càng giảm, chất lượng đào tạo thấp. Hậu quả của việc buông thả quản lý Nhà nước về daỵ nghề là: Hệ thống mạng lưới các tuổi về cơ sở dạy nghề chưa được quy hoạch lại, kế hoạch dạy nghề không gắn liền với yêu cầu của nền kinh tế, của thị trường lao động công tác thanh tra, kiểm tra dạy nghề không được tiến hành thường xuyên. b. Một số kết quả công tác dạy nghề Đến nay toàn tỉnh có 4 trường dậy nghề bao gồm: 3 trường dạy nghề Công lập là: Trường công nhân kỹ thuật, trường xây dựng, trường dạy chữ dạy nghề cho người tàn tật và một trường bán công mới được thành lập năm 1999 là trường dạy nghề Giao thông vận tải. Hai Trung tâm dạy nghề là; Trung tâm dạy nghề cuả trường kinh tế kỹ thuật, Trung tâm dạy nghề cho người tàn tật của Hội bảo trợ người tàn tật. Trong 5 lớp dạy nghề của 5 trung tâm đào tạo và xúc tiến giới thiệu việc làm của Sở lao động - thương binh xã hội, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội nông dân, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, 8 lớp dạy nghề của 8 Trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp ở 8 huyện, Thị xã. Một doanh nghiệp tham gia dạy nghề cho xã hội là Công ty May xuất khẩu Thái Bình, 3 cơ sở dậy nghề tư nhân, được cấp giấy phép: Quy mô đaò tạo của các trường, Trung tâm và các lớp dạy nghề hiện nay 2.000 - 5.000 người/ năm. Dạy nghề cho người lao động chủ yếu là dạy nghề cho nông dân nông nghiệp và làng nghề truyền thống với các hình thức, các chuyên đề chuyển giao khoa học kỹ thuật công nghệ, nuôi trồng cây con, phổ biến kinh nghiệm sản xuất kinh doanh thông qua các Hội nghị đầu bờ, mô hình trình diện, tập huấn kỹ thuật, lâm, ngư, Trung tâm hỗ trợ nông dân, Trung tâm xúc tiến việc làm, ước tính hàng năm cho 10.000 lượt người với thời gian từ 3-10 ngày/đợt. Bên cạnh dạy nghề cho nông dân, nông nghiệp và làng nghề truyền thống vẫn dạy từ đào tạo hàng năm từ 16.000 - 17.000 ngàn người, có trình độ nghề đạt bậc thợ bậc 3 trở lên các nghề cơ khí động lực, điện, xây dựng may mặc, đúng với nhu cầu bổ sung lực lượng CNKT cho các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Dạy nghề ở các doanh nghiệp chủ yếu là bồi dưỡng nâng cao tay nghề, đaò tạo mới, để sử dụng rất hạn chế chưa được các doanh nghiệp quan tâm vì khả năng giải quyết việc làm tốt khó khăn. b/ Đánh giá chung: Những năm qua với sự cố gằng của các cấp, các ngành các đoàn thể nhân dân và người lao động. Công tác dạy nghề của tỉnh mặc dù gặp nhiều khó khăn song vẫn được dạy từ từng bước phát triển. Hệ thống mạng lưới, cả về cơ sở vật chất kỹ thuật, đội ngũ giáo viên, nôi dung chương trình giảng dạy. Quy mô cùng lực hiện tại không thể đáp ứng được nhiệm vụ, mục tiêu đào tào nghề trong thời gian tới. Với mục tiêu nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 18% lên 24% vào năm 2005 cần có những giải pháp cụ thể. Trong đó mô hình hoá xã hội công tác dạy nghề được thể hiện trong quy hoạch phát triển mạng lưới dạy nghề cuả tỉnh. II2. Hiện trạng vấn đề việc làm - thất nghiệp. Đối với mọi nền kinh tế nguồn lao động đông đảo, trẻ khoẻ như ở Thái Bình luôn thực sự là một vốn quý, một nguồn lực quan trọng trong quá trình phát triển. Tuy nhiên với tình hình kinh tế xã hội như hiện nay thì nguồn lao động trên chỉ là vốn quý ở dạng tiềm năng, thậm chí nó đang trở thành gánh nặng, sức ép lớn trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Đấy là chưa kể đến chất lượng của lực lượng lao động. Việc không bố trí hết số lượng lao động gia tăng và số lao động còn tồn đọng của những năm trước, đã gây ra lãng phí lớn cho xã hội về mặt kinh tế, gây ra nhiều vấn đề tiêu cực đối với xã hội. Nhìn chung trong vấn đề GQVL của Thái Bình thì : Tình trạng thiếu việc làm vẫn diễn ra khá phổ biến và khá nghiêm trọng số lao động không có việc làm ( thất nghiệp hoàn toàn ) là 2,29% ,trong đó khu vực Thành thị là 8,6% ( trong khi cả nước là 6,8% ) .Tỷ lệ thời gian lao động sử dụng ở khu vực nông thôn là 73,51% (năm 2000). Trong giai đoạn 1996-2000 mỗi năm có gần 15 ngàn người bước vào độ tuổi lao động, cộng với số lao động còn dư thừa những năm trước bình quân mỗi năm trong giai đoạn 2001-2005,toàn tỉnh phải tạo ra khoảng 18-20 ngàn chỗ làm việc mới. Đây thật sự là một bài toán khó, đối với Thái Bình trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội. Sau đây ta sẽ xem xét hiện trạng việc làm của lực lượng lao động ở Thái Bình trong những năm gần đây. 1 . Hiện trạng việc làm của lao động trong tỉnh Như đã trình bày ở phần trước con người vừa là mục tiêu,vừa là động lực của sự phát triển kinh tế xã hội. Song con người chỉ trrở thành động lực cho sự phát triển, khi và chỉ khi họ có điều kiện sử dụng sức lao động của họ để tạo ra của cải vật chất cho xã hội, hay nói khác đi là họ có việc làm. Như vậy có việc làm tạo ra thu nhập là cái quyết định sự đóng góp của lao động trong phát triển Lao động của tỉnh Thái Bình, nếu xét theo tình trạng việc làm của dân số hoạt động kinh tế thường xuyên thì toàn bộ lao động của tỉnh, được chia thành người có việc làm thường xuyênvà không có việc làm thường xuyên. Theo thực trạng lao động lao động - việc làm ở Việt Nam từ 1998- 2000 thì toàn bộ dân số hoạt động kinh tế của Thái Bình như sau: Bảng 8 : Lực lượng lao động chia theo tình trạng việc làm (1000 n) Năm Tổng số Có việc làm thườngxuyên Không có việc làm thường xuyên Từ 15t trở lên Trong tuổi lao động Từ 15t trở lên Trong tuổi lao động 1998 1002,3 967,235 899,545 33,835 31,144 1999 1008,63 978,193 916,580 29,839 27,280 2000 1014,75 988,357 929,055 27,674 24,882 Nguồn: Thực trạng lao động - việc làm Việt Nam1998-2000. Qua các số liệu trên ta thấy:Toàn tỉnh đến năm 2000 số lao động có việc làm thường xuyênlà 988,357 ngàn người chiếm 96% lực lượng lao động của tỉnh, trong đó số người trong độ tuổi lao động là 929,055 ngàn người chiếm 91,62% . Đây rõ ràng là điều kiện tôt để phát huy sức, người sức của cho phát triển. Tuy nhiên do đặc điểm của nền sản xuất của tỉnh vẫn chủ yếu là sản xuất nông nghiệp với năng suất lao động bình quân thấp, hiệu quả sản xuất không cao, do đó thu nhập của đại bộ phận lao động còn thấp do vậy động lực cho sự phát triển mới chỉ ở dạng tiềm năng. Sau đây ta sẽ xem xét tình hình phân bố lao động la động theo khu vực thành thị nông thôn, Theo nhóm ngành, theo khu vực kinh tế. Phân bố lao động khu vực Thành thị và nông thôn Theo kết quả điều tra lao động việc làm của tỉnh năm 1999 lao động trong tỉnh phân bố theo khu vực như sau: bảng 10 : Phân bố lao động việc làm theo khu vực Chỉ tiêu Đ.vi tính Thành thị Khu vực NT Cả tỉnh -Tổng số người HĐKT người 78.130 963.035 1041.165 - Số người có việc làm Người 71.338 944.622 1015.916 - Đủ việc làm người 60.770 757.734 817.500 - Tỷ lệ so với người có việc làm % 85 80.21 80.46 - Thiếu việc làm người 10.568 186.888 198.46 - Tỷ lệ so với người có việc làm % 14.8 19.79 19.53 Nguồn: Báo cáo kết quả điều tra lao động việc làm năm 1999 Như vậy, năm 1999 số người có việc làm của cả hai khu vực là khá cao( Khu vực thành thị là 92%, khu vực nông thôn là 98%)só người đủ việc làm toàn tỉnh là 80,46%, số người thiếu việc làm 19,53%. Số người thiếu việc làm chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn 186,888 ngàn người chiếm 94% tổng số người có việc làm của tỉnh, đây là một trong những vấn đề nan giải của những địa phương mà sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, đây rõ ràng là một khó khăn trong vấn đề nâng cao thu nhập của người lao động b. Phân bố lao động việc làm của tỉnh theo nhóm ngành. Phân bố lao động theo nhóm ngành kinh tế được quyết định bởi trình độ phát triển phát triển của lực lương sản xuất, trình độ chuyên môn hoá lao động, nhằm phản ánh quy luật phân công lao động xã hội,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100228.doc
Tài liệu liên quan