Đề tài Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Công ty Xây dựng Ngân Hàng

Hiện nay tại các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp tuy còn rất mới mẻ nhưng thực sự nó ngày càng phát triển và được chú trọng hơn bao giờ hết bởi nhu cầu quản lý doanh nghiệp có hiệu quả ngày càng tăng. Phân tích tài chính cung cấp những chỉ tiêu kinh tế tài chính cần thiết giúp kiểm tra phân tích một cách tổng hợp, toàn diện, có hệ thống tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình thực hiện các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp để từ đó nhà quản trị doanh nghiệp đưa ra các quyết định hiệu quả nhất.

Lý thuyết công tác phân tích tài chính doanh nghiệp đã được nghiên cứu trong chương 1; thực trạng công tác phân tích tài chính tại Công ty Xây dựng Ngân Hàng được đưa ra trong chương 2; từ đó thấy được những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân trong hoạt động phân tích tài chính tại Công ty. Trên cơ sở những đánh giá về công tác phân tích tài chính tại Công ty, việc đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế đó sẽ góp phần hoàn thiện hơn nữa công tác phân tích tài chính tại Công ty. Trong các giải pháp đã đưa ra thì giải pháp đào tạo và bồi dưỡng cán bộ phân tích tài chính là giải pháp phù hợp nhất với Công ty hiện nay bởi vì trong mọi hoạt động nhân tố con người luôn luôn là nhân tố quan trọng nhất. Tuy nhiên việc thực hiện kết hợp các giải pháp đã đưa ra sẽ đem lại hiệu quả cao nhất cho hoạt động phân tích tài chính tại Công ty.

 

doc74 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1132 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Công ty Xây dựng Ngân Hàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n tích tài chính trong doanh nghiệp không thể có chất lượng tốt. 1.4.1.4.Tổ chức công tác phân tích tài chính doanh nghiệp Công tác phân tích tài chính doanh nghiệp có nhiều công đoạn khác nhau và mỗi công đoạn được thực hiện bởi một nhóm cán bộ phân tích nhất định. Việc bố trí sắp xếp hợp lý các công đoạn trong công tác phân tích là một trong những nhân tố quyết định sự thành công của quá trình phân tích. Ngoài ra mỗi nhóm cán bộ phân tích có một khả năng chuyên môn cao trong một công đoạn nào đó, vì vậy việc bố trí họ vào những công đoạn phù hợp với trình độ chuyên môn của họ sẽ làm công tác phân tích tài chính đạt hiệu quả nhất. Như vậy yếu tố tổ chức công tác phân tích cũng là một yếu tố không kém phần quan trọng trong quá trình phân tích tài chính doanh nghiệp. 1.4.1.5.Đặc điểm, đặc thù của doanh nghiệp Tất cả những doanh nghiệp đều có những đặc điểm riêng, tạo ra sự độc nhất, vô nhị của chúng. Các đặc điểm này thể hiện trong đầu tư, công nghệ, rủi ro, đa dạng hoá sản phẩm và nhiều lĩnh vực khác. Do đó mỗi doanh nghiệp cần thiết lập một tiêu chuẩn cho chính nó sau khi đã đưa các yếu tố này vào xem xét. Vì vậy chuẩn mực để đánh giá các doanh nghiệp trong những ngành kinh doanh khác nhau là hoàn toàn khác nhau, bởi thật khó thể so sánh các tiêu chuẩn về trình độ công nghệ giữa các ngành kinh doanh có công nghệ khác nhau. Như vậy phân tích tài chính ở các doanh nghiệp khác nhau ít nhiều cũng có sự khác nhau. 1.4.2.ảnh hưởng của yếu tố bên ngoài 1.4.2.1.Hệ thống pháp lý Hệ thống pháp lý có tác động trực tiếp hay gián tiếp lên công tác phân tích tài chính doanh nghiệp, khuyến khích hay hạn chế hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hệ thống pháp lý ổn định sẽ tạo điều kiện cho các nhà phân tích có thể lựa chọn phương pháp phân tích tài chính phù hợp. Ngược lại nếu hệ thống pháp lý mà không ổn định, thống nhất sẽ làm cho quá trình phân tích, dự báo bị sai lệch, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình phân tích. 1.4.2.2.Hệ số chỉ tiêu trung bình ngành Hệ số chỉ tiêu trung bình ngành là cơ sở tham chiếu quan trọng khi tiến hành phân tích tài chính. Dựa vào hệ số chỉ tiêu trung bình ngành ta có thể khẳng định được các tỷ số tài chính của doanh nghiệp là tốt hay xấu, là cao hay thấp, qua đó nhận thấy những điểm mạnh hay những điểm yếu của doanh nghiệp để từ đó vạch ra được chiến lược phát triển của doanh nghiệp trong thời gian tới. Ngoài ra còn rất nhiều yếu tố khác ảnh hưởng tới công tác phân tích tài chính doanh nghiệp. Những yếu tố được trình bày trên đây là một số những yếu tố có ảnh hưởng tương đối quan trọng đối với công tác phân tích tài chính doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng công tác phân tích tài chính tại Công ty Xây dựng Ngân Hàng. 2.1.Khái quát về Công ty Xây dựng Ngân Hàng 2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Xây dựng Ngân Hàng Công ty Xây dựng Ngân Hàng là doanh nghiệp nhà nước được thành lập vào năm 1971 theo quyết định 218/QĐ-NH do Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký ,với nhiệm vụ chính là sửa chữa và xây dựng những kho tàng nhà cửa trong ngành ngân hàng.Trụ sở chính của công ty đóng tại Xã Thanh Trì - Huyện Thanh Trì - Thành phố Hà Nội. Khi mới thành lập tên gọi của Công ty là Ban xây dựng Ngân Hàng trực thuộc cục tài chính của Ngân hàng Trung ương. Ngay từ khi thành lập Ban Xây dựng Ngân Hàng dã có tới 38 nhân viên và công nhân với một phòng tài vụ dưới sự lãnh đạo của cục phó và một trưởng ban. Ban Xây dựng Ngân Hàng có nhiệm vụ đi xây dựng các trụ sở, kho tàng và hầm chứa tiền và kim khí quý của ngành ngân hàng ở các tỉnh, huyện được NHTƯ giao việc, xây dựng theo mẫu của các ngân hàng. Do sự bí mật mà các công ty khác không thể đảm nhiệm được mặt này, đây là những bí mật của ngành mà không thể tiết lộ rộng rãi cho mọi người biết được. Các công trình này chỉ một hoặc một số người được biết để đảm bảo bí mật cho ngành mà những người này cũng phải được chọn lọc do ngành ngân hàng hoặc Chính Phủ cho phép hoặc yêu cầu và những người bắt buộc có liên quan đến công trình. Những người được biết về công trình phải chịu trách nhiệm về sự bí mật của công trình đó, có những công trình khi làm xong thì những người được biết về công trình được đưa đến một nơi khác để tránh tiết lộ bí mật. Vì vậy công ty Xây dựng Ngân Hàng mới có thể tồn tại. Từ năm 1971-1977, cùng với sự phát triển của cả ngành, Ban Xây dựng Ngân Hàng có khoảng 50 nhân viên. Cơ cấu tổ chức của Ban bao gồm: 1 trưởng ban, 1 phó ban, đội nề, đội mộc, phòng vật tư, phòng tổ chức. Mỗi đội, mỗi phòng đều có một đội trưởng hoặc trưởng phòng. Đến năm 1978, theo quyết định số 114/QĐ-NH ngày 9-10-1978 do thống đốc Ngân hàng Nhà Nước ký thành lập “Xí nghiệp Xây lắp Ngân hàng” từ Ban Xây dựng Ngân Hàng. Ban lãnh đạo của Xí nghiệp xây lắp Ngân hàng lúc đó bao gồm 1 chủ nhiệm, 2 phó chủ nhiệm, các phòng ban gồm có : phòng kỹ thuật, phòng tổ chức hành chính, phòng vật tư, phòng tài vụ, 1 đội xe, 2 đội nề, 1 đội mộc. Tổng số cán bộ công nhân viên của Công ty lúc đó là 84 người. Nhiệm vụ chủ yếu của Xí nghiệp Xây lắp Ngân hàng vẫn là xây dựng và sửa chữa kho tàng nhà xưởng trong ngành ngân hàng nhưng có quy mô to lớn hơn trước. Những công trình mà công ty thi công do Ngân hàng Trung Ương chỉ định thầu. Năm 1993, Công ty Xây dựng Ngân Hàng được thành lập theo quyết định số 03/QĐ-NH15 ngày 20/1/1993 của Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước từ Xí nghiệp xây lắp ngân hàng. Công ty Xây dựng Ngân Hàng là một đơn vị hạch toán độc lập, trực thuộc Ngân hàng Nhà nước. Công ty được bổ sung một số nhiệm vụ như :cải tạo và trang trí nội, ngoại thất các công trình; kinh doanh vật liệu xây dựng. Khách hàng chủ yếu của Công ty là các chi nhánh ngân hàng, sản phẩm của Công ty là các trụ sở giao dịch, nhà kho, nhà xe, hệ thống điện. Năm 1999 Công ty thành lập một chi nhánh tại Miền Nam nhằm mục đích đại diện cho Công ty giao dịch với các chủ thầu ở khu vực Miền Nam. Với nỗ lực vượt bậc,trải qua hơn 30 năm cho đến nay Công ty xây Xây dựng Ngân Hàng đang dần khẳng định được vị trí của mình trên thị trường xây dựng. Từ khi thành lập đến nay Công ty không ngừng phát triển, với đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ và máy móc thiết bị hiện đại, Công ty luôn luôn hoàn thành các chỉ tiêu mà nhà nước đã giao cho. 2.1.2.Cơ cấu tổ chức của Công ty Xây dựng Ngân Hàng Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng bao gồm: - Ban giám đốc: gồm 1 Giám đốc và 3 phó giám đốc. - Các phòng chức năng gồm 4 phòng: +Phòng Tổ chức hành chính: gồm 1 trưởng phòng, 1 phó phòng, 1 tổ bảo vệ và các nhân viên được giao nhiệm vụ cụ thể. +Phòng Kế toán tài vụ: gồm 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và một số nhân viên kế toán. Trưởng phòng là kế toán trưởng của Công ty do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, nâng lương, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của giám đốc Công ty. +Phòng Kế hoạch kỹ thuật: gồm 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và một số cán bộ chuyên môn. Trưởng phòng, phó phòng và các cán bộ chuyên môn do Giám đốc Công ty đề bạt, khen thưởng, nâng lương, kỷ luật, và các chế độ khác. +Phòng Kiểm soát: gồm 1 trưởng phòng, 1phó phòng và một số nhân viên chuyên môn. Trưởng phòng, phó phòng và các cán bộ chuyên môn do Giám đốc Công ty đề bạt, khen thưởng, nâng lương, kỷ luật, và các chế độ khác. - Các đơn vị sản xuất: gồm 6 Xí nghiệp thi công xây lắp, 1 Xí nghiệp tư vấn đầu tư và kinh doanh thiết bị tổng hợp, 7 đội thi công, 4 ban chủ nhiệm công trình và một cửa hàng kinh doanh thiết bị và vật liệu xây dựng. Do mở rộng phân quyền cho cấp dưới là đặc thù của Công ty nên Công ty tổ chức sắp xếp tạo điều kiện cho một số chị em công nhân không thể đi các công trình ở xa trong khoảng thời gian dài nên đã bố trí công tác phù hợp ở các đơn vị, cán bộ sức khoẻ yếu để làm công tác bảo vệ tại trụ sở nhằm ổn định được cuộc sống cũng như giải quyết các chính sách chế độ hợp tình hợp lý đối với một số cán bộ nghỉ hưu và những cán bộ lâu năm công tác về hưu trước tuổi. Đến 31/12/2003 tổng số cán bộ công nhân viên trong Công ty là 180 người, trong đó: Nam 121 người, Nữ 59 người. Trình độ đại học: 72 người. Trình độ Trung cấp: 40 người. Nhân viên và lao động: 68 người. 2.1.3.Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty Xây dựng Ngân Hàng 2.1.3.1.Đặc điểm thị trường của Công ty Thị trường chủ yếu của Công ty Xây dựng Ngân Hàng trong khoảng 5 năm về trước là các công trình thuộc ngân hàng Nhà nước ở các tỉnh miền Bắc. Nhưng trong những năm gần đây Công ty đã mở rộng thị trường hoạt động của mình, không chỉ bó hẹp ở các công trình thuộc ngân hàng Nhà nước mà Công ty đã mở rộng sang Ngân hàng Nông Nghiệp & Phát triển nông thôn, Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư & Phát triển khắp cả nước từ Điện Biên, Sơn La, Lào Cai đến An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre. Công ty đang có kế hoạch năm 2004 sẽ mở rộng thị trường kinh doanh sang các ngân hàng thương mại. 2.1.3.2.Đặc điểm về công nghệ và máy móc thiết bị của Công ty a.Đặc điểm về công nghệ Không giống như các ngành sản xuất khác là có một dây chuyền sản xuất cụ thể và cố định. Trong xây dựng, quy trình công nghiệp sản xuất bao gồm nhiều công đoạn phức tạp khác nhau, trong mỗi công đoạn lại có sự đòi hỏi phức tạp riêng của nó và phải tiến hành thực hiện như thế nào để tạo ra một sản phẩm, một hạng mục đáp ứng với yêu cầu kết cấu chung của toàn bộ công trình. Nhìn chung mỗi công trình Công ty tham gia xây dựng dều có quy trình công nghiệp chung như sau: Sơ đồ 2: Quy trình công nghệ sản xuất Giải phóng mặt bằng Đào móng đóng cọc Đổ bê tông xây móng Bàn giao nhiệm thu Hoàn thiện công trình Xây thô công trình b.Đặc điểm về máy móc thiết bị Do đặc điểm và nhiệm vụ của Công ty là ngành xây dựng cơ bản, chủ yếu là tham gia thi công xây dựng sửa chữa và thầu các công trình vừa và nhỏ nên máy móc thiết bị của Công ty tương đối đa dạng, phong phú cả về chủng loại, chất lượng và số lượng. Hiện nay Công ty đang quản lý tài sản máy móc thiết bị bao gồm ôtô, máy cẩu, các loại máy chuyên dụng để phục vụ sản xuất thi công, Trình độ trang bị kỹ thuật của Công ty là sự kết hợp giữa đầu tư đổi mới, cải tiến từng bộ phận, nhiều máy móc lạc hậu đã khấu hao hết mà vẫn còn sử dụng. Đặc điểm này ảnh hưởng đến một số chỉ số tài chính như: hệ số sinh lợi tài sản, hệ số sử dụng tài sản cố định, hệ số sử dụng tổng tài sản. Vì đầu tư quá nhiều hay quá ít sẽ gây ra sự chênh lệch trong tỷ trọng tổng tài sản hay đầu tư quá nhiều vào tài sản cố định thì các máy móc thiết bị này chưa thể phát huy hết công suất trong năm đầu tư nên làm giảm hiệu suất sử dụng tài sản cố định, doanh lợi doanh thu,Trong những năm tới việc đầu tư các phương tiện, máy móc thiết bị hiện đại sẽ được Công ty cố gắng tăng cường hơn nữa để phục vụ cho quá trình thi công xây dựng nhằm tăng năng suất chất lượng và tiến độ công trình rút ngắn thời gian thi công và tiết kiệm chi phí nhân công, thuê máy móc, Máy móc thiết bị phục vụ trong xây dựng hiện có của Công ty là tương đối tốt và còn khá mới, có đủ khả năng tập trung để đáp ứng nhu cầu sản xuất cao. Hệ số sử dụng bình quân của các loại máy móc trong Công ty là khoản 80%, số lượng vừa phải và được phân chia cho các đội quản lý và sử dụng. Căn cứ vào tiến độ thi công, khi cần có thể huy động toàn bộ đến chân công trình. Đối với các loại máy móc thiết bị đặc biệt ít sử dụng đến hoặc có giá trị lớn như: máy đóng cọc, máy khoan cọc, cầu trục cáp, thì khi cần sử dụng Công ty sẽ đi thuê của các đơn vị khác như vậy sẽ kinh tế và phù hợp hơn là tự trang bị. 2.2.Thực trạng công tác phân tích tài chính tại Công ty Xây dựng Ngân Hàng 2.2.1.Tổ chức & quy trình thực hiện công tác phân tích tài chính tại Công ty Xây dựng Ngân Hàng 2.2.1.1.Tổ chức công tác phân tích tài chính Cũng như hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, tổ chức công tác phân tích tài chính tại Công ty Xây dựng Ngân Hàng cũng chưa được chú trọng đúng mức. Do vậy công tác phân tích tài chính chưa đem lại hiệu quả cao. Công tác tổ chức phân tích tài chính tại Công ty Xây dựng Ngân Hàng chưa được tổ chức thành một phòng ban riêng mà nó được phòng Kế toán Tài vụ kiêm nhiệm. Chính từ việc công tác tổ chức phân tích tài chính chưa được chuyên môn hoá như vậy dẫn tới hiệu quả công tác phân tích tài chính chưa cao. Tại Công ty Xây dựng Ngân Hàng hiện nay việc tổ chức phân tích tài chính cũng không diễn ra thường xuyên và định kỳ, nó chỉ được thực hiện mỗi khi Công ty cần lập một kế hoạch hay chiến lược phát triển kinh doanh nào đó. Hiện nay giám đốc Công ty giao việc tổ chức công tác phân tích tài chính cho kế toán trưởng Công ty đảm nhiệm. Kế toán trưởng có nhiệm vụ chỉ đạo và tổ chức hướng dẫn thực hiện việc phân tích. Kế toán trưởng của Công ty là người đưa ra kết luận cuối cùng trong hoạt động phân tích tài chính và từ đó tham mưu cho ban giám đốc về phương hướng chiến lược phát triển Công ty trong thời gian tới. Dưới sự chỉ đạo của kế toán trưởng thì bộ phận kế toán tổng hợp sẽ thực hiện việc tổng hợp các số liệu từ các báo cáo tài chính để tiến hành phân tích tài chính. Mặc dù công tác phân tích tài chính doanh nghiệp tại Công ty được tổ chức tại phòng kế toán tài vụ là chưa phù hợp với chức năng của phòng và trình độ chuyên môn của các nhân viên kế toán Công ty nhưng nó cũng có nhiều mặt thuận lợi, bởi vì phòng Kế toán Tài vụ là phòng trực tiếp thu thập và xử lý những thông tin kế toán tài chính Công ty. Với việc hiểu rõ nguồn gốc của những thông tin kế toán thì các nhân viên kế toán của phòng tiến hành phân tích cũng dễ dàng thuận lợi hơn. 2.2.1.2.Quy trình thực hiện phân tích tài chính tại Công ty Hiện nay Công ty Xây dựng Ngân Hàng đang thực hiện phân tích tài chính theo quy trình như sau: Sơ đồ 3: Quy trình phân tích tài chính tại Công ty Xây dựng Ngân Hàng Thu thập thông tin Xử lý thông tin Phân tích và ra quyết định Đây là quy trình phân tích khá phổ biến trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Việc thực hiện đúng và đầy đủ quy trình phân tích sẽ đem lại kết quả phân tích chính xác. Như vậy quy trình phân tích là một yếu tố quan trọng trong hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp. Hiện nay Công ty đang thực hiện khá tốt quy trình này, do đó kết quả phân tích tài chính của Công ty là tương đối chính xác. Tuy nhiên trong quy trình phân tích tài chính tại Công ty còn bỏ qua rất nhiều giai đoạn, rất nhiều công việc đặc biệt là việc thu thập thông tin chưa đầy đủ. Khi phân tích tài chính kế toán trưởng Công ty chỉ chú ý đến những thông tin trong nội bộ doanh nghiệp là các báo cáo tài chính chứ chưa chú ý đến những thông tin từ bên ngoài doanh nghiệp như: thông tin thị trường, thông tin về các chính sách, thông tin về chỉ số trung bình ngành, 2.2.2.Thông tin sử dụng trong công tác phân tích tài chính doanh nghiệp tại Công ty Xây dựng Ngân Hàng Hiện nay công tác phân tích tài chính tại Công ty chủ yếu sử dụng nguồn thông tin từ nội bộ doanh nghiệp, đó là các báo cáo tài chính của Công ty. Đặc biệt quan trọng là Bảng cân đối kế toán & Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty. Hai báo cáo này được lập hàng năm thông qua số liệu tổng hợp của từng tháng, quý. Bảng 8: Bảng cân đối kế toán Đơn vị: Đồng Tài sản Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 A.TSLĐ & ĐT ngắn hạn 41.383.882.752 56.772.923.966 88.964.435.847 I.Tiền 6.090.736.822 3.795.604.808 7.917.269.386 1.Tiền mặt tại quỹ 2.053.118.636 1.328.186.309 1.006.661.905 2.Tiền gửi ngân hàng 4.037.618.186 2.467.418.499 6.910.607.481 II.Khoản phải thu 24.471.752.587 24.945.325.789 35.980.907.285 1.Phải thu khách hàng 17.334.882.070 10.892.947.386 9.589.459.331 2.Trả trước cho người bán 628.356.650 1.172.002.676 621.084.726 3.Thuế VAT được khấu trừ 166.033.894 45.756.543 87.276.170 4.Phải thu nội bộ 1.333.604.738 12.826.775.005 25.419.977.249 5.Các khoản phải thu khác 5.008.875.235 57.844.179 263.109.809 6.Dự phòng khoản phải thu 0 (50.000.000) 0 III.Hàng tồn kho 6.509.002.901 19.497.396.541 35.313.692.896 1.NL, vật liệu tồn kho 493.428 493.428 2.Công cụ, dụng cụ 59.218.921 13.845.392 7.859.318 3.Chi phí sản xuất, kd dở dang 6.449.290.552 19.133.454.474 34.768.522.499 4.Hàng hoá tồn kho 0 349.603.247 537.311.079 IV.TSLĐ khác 4.312.390.442 8.534.596.828 9.752.566.280 1.Tạm ứng 4.047.687.032 8.330.360.998 9.413.505.312 2.Chi phí trả trước 264.703.410 204.235.830 339.060.968 B.TSCĐ & ĐT dài hạn 1.406.344.044 1.866.566.886 1.505.805.845 I.TSCĐ 1.018.283.751 1.420.931.034 1.470.843.845 TSCĐ hữu hình 1.018.283.751 1.420.931.034 1.470.843.845 _Nguyên giá 2.071.906.478 2.827.077.450 3.111.439.953 _Gía trị hao mòn luỹ kế (1.053.622.727) (1.406.146.416) (1.640.596.108) II.Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 388.060.293 445.635.852 34.962.000 Tổng tài sản 42.790.226.796 58.639.490.852 90.470.241.692 Nguồn vốn Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 A.Nợ phải trả 37.261.505.817 52.251.219.415 83.340.704.653 I.Nợ ngắn hạn 36.000.440.187 50.797.682.424 82.259.477.653 1.Vay ngắn hạn 11.464.487.689 19.265.751.544 21.909.341.099 2.Phải trả người bán 11.662.978.784 12.911.975.979 15.527.550.597 3.Người mua trả trước 2.401.785.202 3.060.425.365 14.263.590.800 4.Thuế & khoản thuế phải nộp nhà nước 487.141.821 (582.435.106) (740.329.544) 5.Phải trả công nhân viên 25.424.400 2.793.402 60.485.502 6.Phải trả cho các đơn vị 1.852.830.366 12.771.531.706 25.400.340.249 7.Khoản phải trả phải nộp khác 8.105.791.925 3.367.639.534 5.838.498.950 II.Nợ khác 1.261.065.630 1.453.536.991 1.081.227.000 Chi phí phải trả 1.261.065.630 1.453.536.991 1.081.227.000 B.Nguồn vốn chủ sở hữu 5.528.720.979 6.388.271.437 7.129.537.039 I.Nguồn vốn, quỹ 5.528.720.979 5.833.861.297 6.430.501.438 1.Nguồn vốn kinh doanh 2.773.332.791 3.974.139.615 4.171.940.266 2.Quỹ đầu tư phát triển 1.251.374.462 656.760.711 1.140.846.922 3.Quỹ dự phòng tài chính 254.973.674 254.973.674 254.836.674 4.Lợi nhuận chưa phân phối 854.217.894 947.957.297 862.877.576 II.Nguồn kinh phí, quỹ khác 394.822.158 554.410.140 699.035.601 1.Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm 122.226.632 170.016.239 212.204.339 2.Quỹ khen thưởng phúc lợi 272.595.526 384.393.901 486.831.262 Tổng nguồn vốn 42.790.226.796 58.639.490.852 90.470.241.692 (Nguồn: số liệu phòng Kế toán – Tài vụ) Bảng 9: Báo cáo kết quả kinh doanh Đơn vị: Đồng Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Tổng danh thu 49.839.837.638 57.635.516.140 67.239.109.391 1.Doanh thu thuần 49.839.837.638 57.635.516.140 67.239.109.391 2.Giá vốn hàng bán 46.921.534.844 54.202.438.323 63.508.120.703 3.Lợi nhuận gộp 2.918.302.794 3.433.077.817 3.730.988.688 4.Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.601.578.461 1.892.117.140 2.289.612.523 5.Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 1.316.724.333 1.540.960.677 1.735.333.455 6.Thu nhập hoạt động tài chính 207.495.788 347.394.785 442.730.877 7.Chi phí hoạt động tài chính 94.041.138 110.704.992 148.773.587 8.Lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính 113.454.650 236.689.793 293.957.290 9.Các khoản thu nhập bất thường 911.360 4.843.723 184.000.000 10.Chi phí bất thường 0 182.521 102.438.987 11.Lợi nhuận bất thường 911.360 4.661.202 81.561.013 12.Tổng lợi nhuận trước thuế 1.431.090.343 1.782.311.672 1.816.894.468 13.Thuế thu nhập doanh nghiệp 377.150.052 570.339.735 581.406.230 14.Lợi nhuận sau thuế 1.053.940.291 1.211.971.937 1.235.488.238 (Nguồn: số liệu phòng Kế toán – Tài vụ) 2.2.3.Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp áp dụng tại Công ty Xây dựng Ngân Hàng Hiện nay Công ty Xây dựng Ngân Hàng đang áp dụng hai phương pháp phân tích tài chính đó là phương pháp so sánh và phương pháp tỷ lệ. Đây là hai phương pháp phân tích tài chính rất phổ biến trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Trong quá trình phân tích tài chính hai phương pháp này được áp dụng xen kẽ bổ sung cho nhau. Chính vì vậy nó đã góp phần làm cho công tác phân tích tài chính tại Công ty đạt hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên sự kết hợp giữa hai phương pháp này vẫn còn đơn điệu, cứng nhắc và chưa đạt tới hiệu quả tối ưu của công tác phân tích. Sau khi tiến hành phân tích kế toán trưởng Công ty sẽ đưa ra bảng tổng hợp các chỉ tiêu thực hiện kế hoạch của năm và tham mưu cho ban giám đốc về chiến lược phát triển của Công ty trong thời gian tới. 2.2.4.Thực trạng nội dung phân tích tài chính tại Công ty Xây dựng Ngân Hàng Công ty Xây dựng Ngân Hàng là một công ty thuộc ngành xây dựng nên ít nhiều nội dung phân tích tài chính tại Công ty cũng có ít nhiều khác với việc phân tích tại các doanh nghiệp khác. Tuy vậy qua xem xét, nghiên cứu một số bảng phân tích tài chính của Công ty em nhận thấy rằng nội dung phân tích tại Công ty vẫn còn chưa đầy đủ, và qua đó chưa thể đánh giá tình hình tài chính của Công ty một cách chính xác. Cụ thể nội dung phân tích tài chính tại Công ty Xây dựng Ngân Hàng bao gồm những nội dung sau: - Phân tích khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh - Phân tích tình hình sử dụng nguồn tài trợ vốn trong năm - Phân tích một số chỉ tiêu tài chính cơ bản đánh giá tình hình tài chính 2.2.4.1.Phân tích khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Công ty Xây dựng Ngân Hàng tiến hành phân tích khái quát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trên cơ sở những chỉ tiêu thu thập trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh được lập hàng năm tại Công ty. Bảng 10: Một số chỉ tiêu khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty trong ba năm 2001, 2003, 2004 Đơn vị: đồng Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2002/2001 Năm 2003/2002 Chênh lệch (%) Chênh lệch (%) 1.Nguồn vốn kinh doanh 2.773.332.791 3.974.139.615 4.171.940.266 1.200.806.824 43,30 197.800.651 4,98 2.Tổng doanh thu 49.839.837.638 57.635.516.140 67.239.109.391 7.795.678.502 15,64 9.603.593.251 16,66 3.Lợi nhuận trước thuế 1.431.090.343 1.782.311.672 1.816.894.468 351.221.329 24,54 34.582.796 1,94 4.Lợi nhuận sau thuế 1.053.940.291 1.211.971.937 1.235.488.238 158.031.646 15,00 23.516.301 1,94 5.Thu nhập bình quân/tháng 1.020.000 1.118.000 1.330.000 98.000 9,61 212.000 18,96 (Nguồn: số liệu phòng Kế toán – Tài vụ) Nhìn vào bảng 10 ta thấy nguồn vốn kinh doanh của Công ty Xây dựng Ngân Hàng qua các năm đều tăng lên. Năm 2002 tăng 1.200.806.824 đồng so với năm 2001, tỷ lệ tăng 43,30%. Năm 2003 tăng 197.800.651 đồng so với năm 2002, tỷ lệ tăng 4,98%. Điều đó cho thấy Công ty ngày càng phát triển với quy mô ngày càng lớn hơn. Nhưng ta thấy rõ ràng tốc độ tăng của năm 2003 là thấp hơn rất nhiều so với năm 2002. Tổng doanh thu qua các năm đều tăng lên, năm 2002 tăng 7.795.678.502 đồng so với 2001, tỷ lệ tăng 15,64%; năm 2003 so với 2002 tăng 9.603.593.251đồng, tỷ lệ tăng 16,66%. Lợi nhuận sau thuế qua các năm đều tăng lên. Cụ thể năm 2002 tăng 158.031.646 đồng so với 2001, tỷ lệ tăng 15,00%; năm 2003 tăng 23.516.301 đồng so với 2002, tỷ lệ tăng 1,94%. Rõ ràng trong năm 2003 tỷ lệ tăng lợi nhuận sau thuế của Công ty là rất thấp so với năm 2002. Công ty cần phải xem xét lại hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Tuy vậy do tổng doanh thu và lợi nhuận sau thuế qua các năm đều tăng lên dẫn tới thu nhập bình quân đầu người của cán bộ công nhân viên trong Công ty hàng năm đều tăng lên; năm 2002 tăng 98.000 đồng so với 2001, tỷ lệ tăng 9,61%; năm 2003 tăng 212.000 đồng so với 2002, tỷ lệ tăng 18,96%. Thu nhập bình quân đầu người tăng hàng năm, đây là một tín hiệu rất đáng mừng cho cán bộ công nhân viên trong Công ty. Như vậy hoạt động của Công ty là có hiệu quả, nó đã góp phần làm phát triển nền kinh tế của đất nước và cải thiện đời sống của cán bộ công nhân viên trong Công ty. 2.2.4.2.Phân tích tình hình sử dụng vốn trong năm Để đánh giá khả năng tìm kiếm nguồn tài trợ cho các sử dụng trong năm Công ty Xây dựng Ngân Hàng tiến hành lập bảng kê sự biến động của các loại tài sản và nguồn vốn giữa năm 2003 và 2002. Việc tiến hành phân tích và lập bảng kê này nhằm mục đích phân tích, xem xét quá trình biến đổi của nguồn vốn và sử dụng vốn trong năm. Từ đó lập bảng phân tích tình hình sử dụng nguồn tài trợ như sau: Bảng 11: Phân tích tình hình sử dụng vốn trong năm 2003 Nguồn tài trợ Số tiền (đồng) Tỷ trọng (%) 1.Các loại tài sản giảm - Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 2.Các loại nguồn vốn tăng - Nợ ngắn hạn - Nguồn vốn kinh doanh, quỹ - Nguồn kinh phí, quỹ khác 410.673.852 410.673.852 32.203.060.831 31.461.795.229 596.640.141 144.625.461 1,26 1,26 98,74 96,47 1,83 0,44 Cộng nguồn tài trợ 32.613.734.683 100 Sử dụng vốn Số tiền (đồng) Tỷ trọng (%) 1.Các loại tài sản tăng - Tiền - Khoản phải thu - Hàng tồn kho - Tài sản lưu động khác - Tài sản cố định 2.Các loại nguồn vốn giảm - Nợ khác 32.241.424.692 4.121.664.578 11.035.581.496 15.816.296.355 1.217.969.452 49.912.811 372.309.991 372.309.991 98,86 12,64 33,84 48,50 3,72 0,16 1,14 1,14 Cộng sử dụng vốn 32.613.734.683 100 (Nguồn: số liệu phòng Kế toán – Tài vụ) Từ bảng phân tích trên cho thấy trong năm 2003 Công ty Xây dựng Ngân Hàng đã mua sắm và sử dụng 32.613.734.683 đồng chủ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0271.doc
Tài liệu liên quan