Đề tài Hoàn thiện công tác quản lý đất đai trong quá trình đô thị hoá ở tỉnh Bắc Ninh từ nay đến năm 2010

Lời nói đầu 1

Chương I: Vai trò của đất đai đối với sự phát triển đô thị và sự cần thiết phải tăng cường công tác quản lý và sử dụng đất đai trong quá trình đô thị hoá 4

I- Khái quát chung về đất đai trong quá trình đô thị hoá 4

1. Khái niệm và đặc điểm của đô thị hoá 4

1.1. Khái niệm 4

1.2. Các loại hình đô thị hoá. 4

1.3. Đặc điểm của đô thị hoá 5

2. Đặc điểm, phân loại và vai trò của đất đai 5

2.1. Đặc điểm của đất đai 5

2.2. Phân loại đất đai 7

2.3. Vai trò của đất đai 8

3. Những yếu tố tác động đến quản lý đất đai ở đô thị trong quá trình đô thị hoá 10

3.1. Đất đai được sử dụng theo quy hoạch và kế hoạch của nhà nước 10

3.2. Sự gia tăng giá đất trong quá trình đô thị hoá 11

3.3. Chuyển đổi mục đích sử dụng đất 11

3.4. Hệ quả của việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai trong quá trình đô thị hoá đến sự thay đổi đời sống kinh tế- xã hội 12

II. Sự ảnh hưởng của đô thị hoá tới tình hình sử dụng đất đai. 13

1. Luật sửa đổi bổ sung một số điều về Luật đất đai gây ảnh hưởng lớn đến vấn đề sử dụng đất đai 13

2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 13

3. Sự di dân từ nông thôn ra thành thị 14

4. Sự thay đổi trong công tác quản lý hành chính 15

4.1. Biến động ranh giới các đơn vị hành chính 15

4.2. Bộ máy quản lý hành chính thay đổi. 15

III. Sự cần thiết phải tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai. 15

1. Khái niệm, nhiệm vụ và quyền hạn của quản lý nhà nước về đất đai 15

1.1. Khái niệm 15

1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn quản lý đất đai của nhà nước 15

2. Nội dung của quản lý nhà nước về đất đai 18

3. Sự cần thiết phải tăng cường công tác quản lý và sử dụng đất đai trong quá trình đô thị hoá 21

3.1. Tăng cường công tác quản lý và sử dụng đất đai là một đòi hỏi tất yếu trong quá trình đô thị hoá. 21

3.2. Sự cần thiết phải tăng cường công tác quản lý và sử dụng đất đai nhằm thực hiện được các quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. 22

3.3. Tăng cường công tác quản lý đất đai nhằm làm tăng hiệu quả sử dụng đất. 23

Chương II: Thực trạng về công tác quản lý và sử dụng đất đai trong quá trình đô thị hoá ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 1997- 2002. 25

I- Điều kiện tự nhiên, KTXH của tỉnh ảnh hưởng đến việc quản lý đất đai. 25

1. Lịch sử hình thành tỉnh Bắc Ninh 25

2. Điều kiện tự nhiên 26

2.1. Vị trí địa lý và ranh giới hành chính 26

2.2. Đặc điểm về địa chất, địa hình và thuỷ văn với việc sử dụng đất đai 26

2.3. Khí hậu đối với việc sử dụng đất 27

3. Sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh ảnh hưởng đến việc quản lý và sử dụng đất đai 28

4. Tiềm năng đất đai và khái quát về tình hình sử dụng đất đai của tỉnh Bắc Ninh 30

4.1. Khái quát chung 30

4.2. Tiềm năng đất đai cho phát triển các ngành và lĩnh vực 32

II- Thực trạng quản lý đất đai trong quá trình đô thị hoá 33

1. Những thay đổi về công tác quản lý đất đai của tỉnh 33

1.1. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều về quản lý đất đai của nhà nước 33

1.2. Đánh giá tình hình thực hiện pháp luật đất đai của tỉnh Bắc Ninh 34

2. Công tác quản lý đất đai của tỉnh Bắc Ninh trong thời gian vừa qua 37

2.1. Về công tác điều tra khảo sát, đo đạc lập bản đồ địa chính 38

2.2. Công tác đăng lý thống kê, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 38

2.3. Công tác lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất 39

2.4. Công tác giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất 39

2.5. Công tác xây dựng văn bản 39

2.6. Công tác thanh tra, giải quyết đơn thư khiếu nại và tranh chấp đất đai 39

2.7. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ địa chính. 40

3. Những thành tựu đạt được, hạn chế trong quá trình quản lý và sử dụng đất đai ở tỉnh Bắc Ninh 40

3.1. Thành tựu đạt được 40

3.2. Một số tồn tại của trong công tác quản lý đất đai ở Tỉnh Bắc Ninh 41

III- Thực trạng sử dụng đất đai trong quá trình đô thị hoá ở tỉnh Bắc Ninh trong thời gian vừa qua và sự ảnh hưởng đến đất đai 43

1. Thực trạng đô thị hoá ở tỉnh Bắc Ninh 43

2. Hiện trạng sử dụng đất đai và sự ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá đến đất đai. 44

2.1. Hiện trạng sử dụng đất đai 44

2.2. Sự ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá đến đất đai. 47

Chương III: Những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng đất đai trong quá trình đô thị hoá ở tỉnh Bắc Ninh đến năm 2010 50

I- Những mục tiêu đô thị hoá và cơ cấu sử dụng đất đai của Bắc Ninh đến năm 2010 50

1. Định hướng và mục tiêu của tỉnh 50

1.1. Cơ sở của định hướng và mục tiêu 50

1.2. Định hướng phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Ninh đến năm 2010. 51

1.3. Mục tiêu của quy hoạch phát triển KTXH của tỉnh đến năm 2010 52

2. Dự báo về quá trình đô thị hoá ở tỉnh Bắc Ninh từ nay đến 2010 54

2.1. Thị xã Bắc Ninh 54

2.2. Thị trấn Từ Sơn 55

2.3. Phát triển một số thị trấn 55

3. Quy hoạch sử dụng đất đai của Bắc Ninh đến năm 2010 56

3.1. Quy hoạch sử dụng đất đai đô thị đến năm 2010 56

3.2. Quan điểm khai thác và sử dụng đất đai của tỉnh Bắc Ninh đến năm 2010 57

II- Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng đất đai trong quá trình đô thị hoá ở Tỉnh Bắc Ninh đến năm 2010 59

1. Đẩy nhanh công tác quy hoạch đô thị và kế hoạch sử dụng đất đai 59

2. Đổi mới công tác quản lý đất đai trong quá trình đô thị hoá ở tỉnh Bắc Ninh 61

2.1. Về chế độ sử dụng đất. 62

2.2. Tăng cường trật tự, kỷ cương trong quản lý đất đai. 63

2.3. Các biện pháp cụ thể cần được thực hiện trong công tác quản lý đất đai. 64

3. áp dụng mô hình quản lý đất đai theo phương thức có bồi hoàn 66

3.1. Thực hiện việc sử dụng đất đai có bồi hoàn 66

3.2. Phát triển thị trường quyền sử dụng đất đô thị. 66

4. Hình thành mô hình thị tứ tại các làng xã ở trong tỉnh. 67

4.1. Mô hình thị tứ làng xã 67

4.2. Công tác thực thi chính sách 69

4.3. Về công tác tổ chức hành chính 69

5. Đẩy nhanh công tác đền bù giải phóng mặt bằng (GPMB) 70

5.1. Hoàn thiện bộ máy chính sách 70

5.2. Công tác tuyên truyền vận động 71

5.3. Công tác tái định cư cần được chú trọng trong quá trình đô thị hoá. 72

III. Một số kiến nghị đối với nhà nước 74

1. Tiếp tục sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện Luật đất đai 74

2. Một số kiến nghị về chính sách phát triển nhà ở sau năm 2002. 75

2.1. Chính sách về đất đai xây dựng nhà ở 75

2.2. Chính sách về vốn 76

2.3. Chính sách giải phóng mặt bằng 76

2.4. Chính sách cho các đối tượng sử dụng nhà ở 77

3. Nhà nước chủ động tổ chức thị trường bất động sản, trong đó có đất đai 78

4. Thúc đẩy nhanh việc hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài. 78

5. Nhà nước thực hiện tổng kiểm kê toàn bộ đất đai, nhà ở do khu vực kinh tế nhà nước quản lý và sử dụng. 79

Kết luận 80

Tài liệu tham khảo 81

 

doc88 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1197 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác quản lý đất đai trong quá trình đô thị hoá ở tỉnh Bắc Ninh từ nay đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
địa chính cấp xã năng lực chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế, trách nhiệm tham mưu với chính quyền cùng cấp chưa cao. Do đó, tình trạng giao đất trái thẩm quyền, chuyển nhượng quyền sử dụng đất trái pháp luật ở một số xã, phường, thị trấn trong tỉnh vẫn diễn ra. Đặc biệt là quản lý nhà nước đối với thị trường bất động sản bị buông lỏng. Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ chưa gắn với công tác quy hoạch, bố trí sử dụng họ vào mục đích phát triển kinh tế của tỉnh nhà. Công tác tuyên truyền chính sách pháp luật đất đai chưa thường xuyên, sâu rộng trong cán bộ Đảng viên và nhân dân, nhất là thời điểm khi có Luật sửa đổi, bổ sung mới có hiệu lực. 2. Công tác quản lý đất đai của tỉnh Bắc Ninh trong thời gian vừa qua Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế theo hướng công nghiệp hoá- hiện đại hoá, song song với nó là quá trình đô thị hoá, bộ mặt đô thị và nông thôn đã có nhiều thay đổi, nhu cầu sử dụng đất cũng tăng lên nhanh chóng. Việc quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật đang trở thành một vấn đề cấp bách trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Ninh hiện nay. Xuất phát từ tình hình trên, tỉnh uỷ, UBND tỉnh đã chỉ đạo và quán triệt việc thực hiện các văn bản, quy định thống nhất quản lý đất đai, kiện toàn hệ thống tổ chức của ngành địa chính tới các cơ sở. Trong tổng diện tích đất đai toàn tỉnh là 80.480ha, các tổ chức kinh tế và UBND xã quản lý sử dụng 25,35%, hộ gia đình 63,15%, các thành phần khác 0,62%, đất chưa giao cho thuê sử dụng chiếm 10,4%. Trong tổng số diện tích đất nông nghiệp 51.668,16ha đã giao cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng 45.196,1ha; các tổ chức kinh tế 1.500,4ha; các tổ chức khác 4971,66ha... Nhìn chung, việc quản lý sử dụng đất đai trên địa bàn tỉnh trong những năm gần đây đã theo được thực hiện theo quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai. Việc chuyển đổi đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng sang các mục đích khác đã trên kế hoạch được Chính phủ phê duyệt. Thực hiện các nội dung quản lý theo Luật Đất đai, công tác quản lý đất đai ở tỉnh Bắc Ninh đã đạt được một kết quả chủ yếu sau: 2.1. Về công tác điều tra khảo sát, đo đạc lập bản đồ địa chính Toàn tỉnh đã đo đạc chi tiết được 24.857ha đạt 31% diện tích đất tự nhiên. Trong đó, đo tỷ lệ 1/500 được 1.111ha, 1/1000 được 3.448ha, 1/2000 được 20.298ha. Thị xã Bắc Ninh đã đo và lập bản đồ địa chính xong 9 xã phường với tổng diện tích là 2.637ha; Huyện Tiên Sơn đã đo được 19/27 xã chiếm 70% số xã với diện tích đã đo là 12.384ha; Huyện Thuận Thành đã đo 13/17 xã chiếm 76% số xã với diện tích 8.124ha; Huyện Lương Tài đo được 1/27 xã với diện tích 692ha; Huyện Quế Võ đo được 1/24 xã với diện tích 210ha. Toàn bộ các xã, huyện, thị xã trong tỉnh đã hoàn thành việc xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2002 theo tinh thần tổng kiểm kê đất đai. Nhưng do tỉnh Bắc Ninh mới được tái lập, tốc độ đô thị hoá trên địa bàn trong thời gian tới sẽ nhanh chóng, gây biến động lớn về đất đai, khó khăn trong công tác quản lý việc sử dụng đất đai. Vì vậy, công tác đo đạc, điều chỉnh bổ sung bản đồ địa chính là việc làm hết sức cần thiết trong giai đoạn này. 2.2. Công tác đăng lý thống kê, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Thực hiện chỉ thị số 10/1998/TTg của Thủ Tướng Chính phủ, đến nay toàn tỉnh đã có quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 114 xã bằng 95,8% số xã phường, thị trấn có đất nông nghiệp. Đã có quyết định cấp 182,218 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bằng 93,8% số hộ, diện tích 39.560ha, bằng 92,5% so với tổng diện tích đất nông nghiệp đã giao ổn định và lâu dài. Đến năm 1999, hoàn thành việc giao giấy chứng nhận đến hộ nông dân ở các huyện Yên Phong, Thuận Thành, Lương Tài, Gia Bình, Quế Võ và thị xã Bắc Ninh. Đồng thời với việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, công tác thống kê được tiến hành thường xuyên theo định kỳ hàng năm, đáp ứng kịp thời thông tin đất đai giúp nhà nước các cấp thống nhất việc quản lý và sử dụng đất đai, kiểm kê 5 năm một lần. Qua đó, đánh giá được tình hình biến động đất đai và đề ra biện pháp quản lý và sử dụng đất có hiệu quả hơn. 2.3. Công tác lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất Việc lập kế hoạch sử dụng đất đã đi dần vào nề nếp, hàng năm các huyện thị, xã đều lập kế hoạch sử dụng đất trình tỉnh phê duyệt.. Từ năm 1996 đến nay, hàng năm tỉnh đều xây dựng kế hoạch sử dụng đất của tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. 2.4. Công tác giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất Từ sau khi tái lập tỉnh đến nay, công tác giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất được triển khai thường xuyên nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng các công trình kinh tế- xã hội, cơ sở hạ tầng và đất ở của nhân dân. Kết quả thu được là: tỉnh đã trình cấp có thẩm quyền ra quyết định giao đất, cho thuê đất để xây dựng công trình và làm nhà ở gồm 128 hồ sơ với diện tích là 285,28ha. Trong đó, đất xây dựng 86,29ha, đất giao thông 154,6ha, đất thuỷ lợi 19,91ha, đất chuyên dùng khác 2,5ha, đất ở 21,98ha. Đã cơ bản đáp ứng cho việc xây dựng các công trình trọng điểm của quốc gia và của tỉnh, tạo điều kiện cho các tổ chức, hộ gia đình thuê đất để phát triển sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu đất ở của nhân dân. 2.5. Công tác xây dựng văn bản Để cụ thể hoá việc thi hành luật đất đai và các văn bản sau luật, UBND tỉnh đã ban hành kịp thời các văn bản như: Quy định khung giá các loại đất, quy định về đền bù thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất để xây dựng các công trình công cộng theo quy hoạch chung của tỉnh Bắc Ninh và của cả nước. Quy định về mức lao động, vật tư cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hướng dẫn đăng ký, lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở nông thôn và đất ở đô thị. Hướng dẫn trình tự, thủ tục lập hồ sơ xin giao đất, thuê đất, thu hồi đất đối với các tổ chức trong nước… 2.6. Công tác thanh tra, giải quyết đơn thư khiếu nại và tranh chấp đất đai Năm 2002, đã cơ bản hoàn thành kế hoạch thanh tra, kiểm tra, triển khai thực hiện 5 cuộc thanh tra phối hợp với các ban ngành trong thị, tiếp nhận và xử lý 55 đơn thư các loại trong đó có 12 trường hợp đòi đất cha ông, 21 đơn tranh chấp đất đai và 22 đơn khác. Nguyên nhân chủ yếu do: - Đất đai ngày càng có giá trị, nhu cầu sử dụng đất của các hộ tại thị xã, thị trấn trong tỉnh cũng như nông dân ngày càng cao và đất đai ngày càng khan hiếm. Nên việc tranh chấp đất đai xảy ra là một điều không tránh khỏi. - Công tác quản lý đất đai và lập hồ sơ về đất đai những năm trước đây, đặc biệt là trước khi có Luật Đất đai năm 1993 thì mang tính chắp vá và không đầy đủ. Vì vậy, dẫn đến xác định quyền sử dụng đất của các hộ, các tổ chức chưa chuẩn xác, cho nên các chủ sử dụng đất tranh chấp, lấn chiếm của nhau. - Việc hiểu biết về Luật Đất đai và các quy định của nhà nước về đất đai của một bộ phận nhân dân còn hạn chế. 2.7. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ địa chính. Đến nay hầu hết cán bộ địa chính cấp xã, phường đều có trình độ sơ cấp trở lên. Phòng quản lý đô thị có 15 người thì 11 người có trình độ đại học. Hàng năm, kết hợp với Sở Địa Chính tổ chức tập huấn cho cán bộ địa chính cấp xã, phường theo từng chuyên đề để nâng cao trình độ chuyên môn. Vì vậy, công tác quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn đã đi vào nề nếp, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế xã hội mà Đảng bộ thị xã đã đề ra. 3. Những thành tựu đạt được, hạn chế trong quá trình quản lý và sử dụng đất đai ở tỉnh Bắc Ninh 3.1. Thành tựu đạt được Tài nguyên đất đai tỉnh Bắc Ninh hiện nay có 80.480ha. Trong đó, đất nông nghiệp chiếm 64,2%, đất lâm nghiệp chiếm 0,77%, đất chuyên dùng chiếm 17,8%, đất ở chiếm 6,8%, đất chưa sử dụng và sông suối núi đá chiếm 10,4%. Những năm qua, việc sử dụng đất đai ngày càng có hiệu quả, nhất là đất nông nghiệp. Sau khi thực hiện chủ trương giao đất ổn định lâu dài cho hộ gia đình cá nhân và thực hiện Nghị quyết số 03 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về việc chuyển đổi ruộng đất từ ô thừa nhỏ thành ô thừa lớn, đã tạo cơ sở cho hộ gia đình thực sự trở thành đơn vị kinh tế tự chủ và đang quá độ sang sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp. Người sử dụng đất đã thực sự làm chủ đất đai, khai thác sử dụng hợp lý, tiết kiệm, nâng cao hệ số sử dụng đất và năng suất chất lượng cây trồng vật nuôi. Công tác quản lý Nhà nước về đất đai có nhiều tiến bộ như: Đã điều tra khảo sát đo đạc lập bản đồ địa chính chính quy 71,2% số xã với 70,3% diện tích tự nhiên. Đã tổ chức đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho 97,3% số hộ, đất ở cho 85% số hộ sử dụng đất. Thực hiện tốt việc thống kê đất đai hàng năm và kế hoạch sử dụng đất các cấp đúng trình tự quy định. Quy hoạch sử dụng đất đai tỉnh Bắc Ninh đến năm 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, 100% số huyện thị xã, 85% số xã, phường, thị trấn đã xây dựng quy hoạch sử dụng đất đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế đồng bộ, toàn diện, tăng nhanh quá trình đô thị hoá, phát triển kinh tế xã hội đến năm 2015 Bắc Ninh cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp. Thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, việc thu hồi đất, giao đất cho thuê đất từ năm 1997 đến nay đã giao, cho thuê 1.359,0ha, trong đó giao đất 842,53ha và cho thuê 516,56ha. Đối với đất xây dựng, đã giao đất để xây dựng trụ sở cơ quan tại thị xã Bắc Ninh và 2 huyện mới tách là Gia Bình và Từ Sơn, giao đất xây dựng một số trường học có quy mô sử dụng đất lớn. Hiệu lực quản lý Nhà nước được tăng cường đã tổ chức 36 cuộc thanh tra đất đai, tiếp nhận giải quyết đơn khiếu nại tố cáo thuộc thẩm quyền 125 vụ việc. Đã ban hành quyết định giải quyết 99 vụ việc. Tổ chức tốt việc đền bù và giải phóng mặt bằng. Đối với đất giao thông, thực hiện được 154,6ha thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 1316/CP- NN ngày 15/12/1999 và số 831/CP- NN ngày 11/9/2000, UBND tỉnh Bắc Ninh đã thực hiện xong việc tạm thu hồi đất và giao đất để nâng cấp và cải tạo quốc lộ 18, quốc lộ 1... Đối với đất thuỷ lợi: thực hiện được 19,91ha năm 2000 đã đáp ứng được nhi cầu đất cho khai thác và tu bổ đê, kè. Đối với đất ở, đất quốc phòng an ninh gia tăng. Công tác xây dựng và quản lý việc sử dụng đất là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai, những năm qua các cấp, các ngành, các tổ chức của tỉnh đã tổ chức thực hiện nghiêm túc. Việc thực hiện những công tác quản lý việc sử dụng đất đai đã cơ bản đáp ứng cho việc xây dựng các công trình trọng điểm của quốc gia và của tỉnh, tạo điều kiện cho các tổ chức, hộ gia đình thuê đất để phát triển sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu đất ở của nhân dân. Tổ chức nhiều đợt tuyên truyền chính sách pháp luật đất đai cho nhân dân và cán bộ cấp xã. Công tác thông tin lưu trữ tư liệu địa chính được tăng cường về cả số lượng và trình độ chuyên môn nghiệp vụ. 3.2. Một số tồn tại của trong công tác quản lý đất đai ở Tỉnh Bắc Ninh Công tác điều tra, khảo sát, phân hạng định giá đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp còn chậm. Hiệu quả, chất lượng xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, nhất là cấp xã chưa cao, việc bổ sung, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất các cấp hàng năm thiếu thường xuyên, chưa đáp ứng kịp thời với thực tiễn cuộc sống. Quy hoạch sử dụng đất chưa được công bố rộng rãi để nhân dân biết và thực hiện. Điều này làm cho nhân dân trong tỉnh không thể lường trước được tình hình xảy ra đối với họ làm cho công tác quy hoạch chung của tỉnh gặp khó khăn. Việc cập nhật thông tin và chỉnh lý các biến động về đất đai trên bản đồ và hồ sơ địa chính chưa được cập nhật. Lập hồ sơ giao đất, thuê đất phải qua nhiều cấp, nhiều ngành. Tiến độ lập hồ sơ địa chính còn chậm, hiệu quả xử lý vi phạm sau thanh tra, kiểm tra đạt thấp, tình trạng giao đất trái thẩm quyền vẫn còn xảy ra. UBND các cấp xã, phường, thị trấn, các huỵên, thị xã khi xây dựng kế hoạch sử dụng đất không sát với nhu cầu thực tế, chưa nắm chắc mức độ đầu tư xây dựng và nhu cầu đất ở của nhân dân. Nguồn vốn xây dựng cơ bản, nhất là ở các xã trong tỉnh chưa đáp ứng được yêu cầu, vì vậy mặc dù dự án đầu tư đã được phê duyệt nhưng chưa ghi vốn xây dựng nên chủ đầu tư chưa tiến hành lập hồ sơ đất đai. Tiềm năng đất đai chưa được phát huy tốt như: Hệ số sử dụng đất nông nghiệp tăng chậm, các biện pháp cải tạo nâng cấp độ phì nhiêu nhất là ở những nơi có làng nghề chưa được coi trọng. Việc quản lý và sử dụng quỹ đất công ích ở một số xã chưa đúng quy định hiện hành. Một số doanh nghiệp sau khi được thuê đất chậm đưa vào sử dụng hoặc sử dụng kém hiệu quả. Việc cho thuê lại, góp vốn liên doanh, thị trường bất động sản là những nội dung mới, năng động, việc quản lý chưa theo kịp yêu cầu của thực tế khi tỉnh Bắc Ninh đang dần đô thị hoá nhanh chóng. Những hạn chế yếu kém trên là do: Pháp luật đất đai và những chính sách đất đai của nhà nước có nhiều thay đổi, thiếu đồng bộ nhất là về giá đất bồi thường giải phóng mặt bằng khi giao đất, cho thuê đất. Một số cấp uỷ Đảng, chính quyền đoàn thể chưa nhận thức đúng, đầy đủ quan điểm đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước thống nhất quản lý theo quy hoạch, kế hoạch và pháp luật. Quyền sử dụng đất đai là tài sản đặc biệt, là hàng hoá đặc biệt, chưa có cơ chế quản lý phù hợp, công tác tuyên truyền chính sách pháp luật đất đai chưa thường xuyên, chưa sâu rộng trong cán bộ Đảng viên và nhân dân. Hiệu lực xử lý vi phạm chính sách đất đai không cao, tính giáo dục thông qua việc xử lý vi phạm thấp, quy hoạch đất đai chưa trở thành công cụ quản lý sắc bén của các cấp chính quyền. Tổ chức bộ máy quản lý đất đai hay thay đổi, cán bộ chưa tương xứng với nhiệm vụ, ngân sách, thiết bị máy móc chưa đáp ứng kịp yêu cầu mới của quản lý đất đai. Một bộ phận cán bộ địa chính năng lực chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế. III- Thực trạng sử dụng đất đai trong quá trình đô thị hoá ở tỉnh Bắc Ninh trong thời gian vừa qua và sự ảnh hưởng đến đất đai 1. Thực trạng đô thị hoá ở tỉnh Bắc Ninh Tỉnh Bắc Ninh mới được tái lập từ năm 1997, nên mọi vấn đề còn mới mẻ, đặc biệt là tình hình phát triển đô thị. Hiện nay, trong tỉnh mới có một thị xã Bắc Ninh và 6 thị trấn là thị trấn như: Thị trấn Chờ (Yên Phong), phố Mới (Quế Võ), Từ Sơn (Từ Sơn), thị trấn Hồ (Thuận Thành), thị trấn Lim (Tiên Du) và thị trấn Thứa (Lương Tài). Bảng 3: Hiện trạng sử dụng đất đô thị năm 2002. Đơn vị: ha Loại đất Tổng diện tích Phân theo đơn vị hành chính cấp huyện Thị xã Bắc Ninh H. Yên Phong H. Quế Võ H. Th. Thành H. Tiên Du H. Từ Sơn H. Gia Bình H. Lương Tài Tổng diện tích Đất nông ghiệp Đất lâm nghiệp Đất chuyêndùng Đất ở đô thị Đất chưa sử dụng 1158.90 257.08 11.30 460.49 393.89 36.14 547.87 123.77 11.30 235.04 149.89 27.87 140.19 2.00 0.00 59.16 74.57 4.46 73.27 10.39 0.00 33.61 29.27 0.00 152.04 49.80 0.00 59.16 2.48 43.08 108.36 25.57 0.00 37.05 43.44 2.30 29.44 2.05 0.00 16.70 10.69 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 107.73 43.50 0.00 19.77 42.95 1.51 Nguồn Sở Địa Chính Bắc Ninh Theo số liệu thống kê trên cho thấy rằng đất đai đô thị chủ yếu là các trung tâm thương mại, dịch vụ lớn của tỉnh và huyện. Riêng thị xã Bắc Ninh đã được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch mở rộng với quy mô diện tích nội thị năm định hình là 2550ha. Trung tâm huyện Gia Bình vẫn đang còn trong giai đoạn quy hoạch xây dựng mới và đang trình cấp có thẩm quyền phê duyệt thành thị trấn. Ngoài ra, việc phát triển các trung tâm thị tứ đang diễn ra khá mạnh mẽ ở các khu vực đông dân cư, đặc biệt là các làng xã dọc các đường quốc lộ 1A, quốc lộ 18, quốc lộ 38 và trong các làng nghề. Trong tương lai, việc phát triển mạng lưới thị trấn, thị tứ vẫn tập trung chính ở các khu vực này. Việc bố trí đất đai cho các điểm dân cư này cần phải được chú trọng xem xét hợp lý, tạo điều kiện phát triển cho các đô thị mà vẫn đảm bảo được đất đai cho sản xuất nông nghiệp, bảo vệ môi trường sinh thái và cảnh quan môi trường thiên nhiên. 2. Hiện trạng sử dụng đất đai và sự ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá đến đất đai. 2.1. Hiện trạng sử dụng đất đai 2.1.1. Thực trạng về tình hình sử dụng đất của tỉnh từ khi tái lập đến nay. Theo số liệu thống kê của Sở Địa Chính, năm 1998 có bổ sung kết quả giao đất năm 2002, tổng diện tích đất toàn tỉnh là 80.480ha phân bổ tương đối đồng đều giữa các huyện, riêng thị xã Bắc Ninh có diện tích nhỏ nhất 2644,47 ha (3,28%), huyện Quế Võ có diện tích lớn nhất 17081,63 ha (21,23%). Bình quân diện tích đất tự nhiên trên đầu người là 854m2 thuộc diện thấp nhất toàn quốc. Đến nay hầu hết diện tích đất tự nhiên của tỉnh đã được sử dụng cho các mục đích khác nhau. Tổng diện tích đất đã sử dụng là 71.723,78ha chiếm 89,12% diện tích đất tự nhiên, đất chưa sử dụng còn 8.369,92ha, chiếm 10,4% trong đó chủ yếu là mặt nước chưa sử dụng và sông ngòi chiếm 84,57% đất chưa sử dụng. Đối với đất nông nghiệp: Quỹ đất nông nghiệp hiện có 51.668,16 ha chiếm 64,2% diện tích tự nhiên. Trong cơ cấu đất nông nghiệp, đất cây hàng năm chiếm tỷ trọng lớn nhất (91,54%). Quy mô đất nông nghiệp phân bố không đồng đều giữa các huyện và các xã trong cùng một huyện. Huyện có diện tích đất nông nghiệp lớn nhất là Quế Võ 10.726,47ha, thị xã Bắc Ninh có diện tích đất nông nghiệp nhỏ nhất 1.469,37ha và Từ Sơn 4.179,17ha. Các huyện còn lại diện tích tương đối đồng đều hơn và giao động từ 6.400- 7.900ha. Bình quân một nhân khẩu có 552m2 đất nông nghiệp. Nhìn chung đất nông nghiệp của tỉnh ngày càng được khai thác triệt để và có hiệu quả hơn. Nhưng do sức ép về dân số và nhu cầu sử dụng đất đai theo các mục đích khác nhau, chuyển mục đích sử dụng nên đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp và giảm dần. Đất lâm nghiệp: Diện tích đất lâm nghiệp của toàn tỉnh là 619,696ha chiếm 0,77% diện tích đất tự nhiên, chủ yếu là rừng trồng, được phân bố ở huyện Tiên Du, Quế Võ và Yên Phong. Diện tích đất lâm nghiệp tuy không nhiều nhưng hiện nay đã có tác dụng tích cực trong việc bảo vệ đất, chống xói mòn rửa trôi, bảo vệ cảnh quan môi trường sinh thái. Đất chuyên dùng: Đất chuyên dùng hiện nay là 14.325,44ha chiếm 17,8% diện tích tự nhiên và 19,58% diện tích đất đang sử dụng. Bình quân diện tích đất chuyên dùng trên đầu người là 146m2. Cơ cấu diện tích đất chuyên dùng giữa các huyện trong toàn tỉnh có sự chênh lệch rõ rệt. Thị xã Bắc Ninh có tỷ trọng đất chuyên dùng trên diện tích đất tự nhiên lớn nhất (26,78%) và huyện thấp nhất là Gia Bình (15,23%). Trong đó, đất chuyên dùng được sử dụng vào các lĩnh vực như sau: - Đất xây dựng cơ bản: Diện tích 1.151,77ha chiếm 8,04% tổng diện tích đất chuyên dùng, trong đó khoảng 14,5% dành cho các công trình công nghiệp (2077,19ha); 6,41% dành cho các công trình kinh doanh dịch vụ- thương mại (918.26ha); 13,47% dành cho xây dựng trụ sở cơ quan các cấp (1929.64ha); 4,09% đất cho các cơ sở y tế (585.91ha); 24,53% đất dành cho ngành giáo dục và đào tạo (3514.03ha); 5,28% đất các công trình thể dục thể thao(756.38ha). Phần còn lại 4541.16ha (31,70%) là đất các công trình công cộng như: đất nhà kho, cây xanh, trạm biến áp, nhà văn hoá… Mức độ sử dụng đất xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh không đồng đều. - Đất giao thông: Toàn tỉnh có 4830,89ha chiếm 34,44% diện tích đất chuyên dùng và 6,01% diện tích đất tự nhiên. Mạng lưới giao thông hiện nay trên địa bàn tỉnh khá hoàn chỉnh, nhưng chất lượng và chiều rộng vẫn còn nhiều hạn chế, chưa hợp lý về phương tiện vận tải. Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế theo hướng hiện đại hoá và đô thị hoá cần thiết phải mở rộng, nâng cấp và sửa chữa các tuyến đường giao thông trong tỉnh. - Đất thuỷ lợi và mặt nước chuyên dùng: Diện tích đất thuỷ lợi và mặt nước chuyên dùng toàn tỉnh là 6.654,16ha chiếm 46,45% diện tích đất chuyên dùng và 8,10% diện tích đất tự nhiên. Trong đó diện tích kênh mương 3.773,57ha chiếm 56,71% diện tích đất thuỷ lợi. Nhìn chung mạng lưới kênh mương thuỷ lợi phân bố khá đồng đều và phát huy được hiệu quả tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên do ít được tu bổ hàng năm nên một số công trình đã bị xuống cấp, hiệu quả sử dụng chưa cao. Vì vậy, trong tương lai cần có biện pháp tu bổ, cải tạo, nâng cấp mạng lưới thuỷ lợi để từng bước bảo đảm đủ nhu cầu tưới tiêu cho toàn bộ diện tích đất canh tác. - Đất di tích lịch sử văn hoá: Bắc Ninh có nhiều khu di tích lịch sử văn hoá với các đình chùa mang đậm nét văn hoá quan họ. Diện tích đất di tích lịch sử văn hoá toàn tỉnh là 104,57ha chiếm 0,73% diện tích đất chuyên dùng, phân bố chủ yếu ở huyện Yên Phong, Từ Sơn, Tiên Du, Quế Võ và Thuận Thành. - Đất an ninh quốc phòng: Diện tích là 143,25ha chiếm 1,00% diện tích đât chuyên dùng, phân bố chủ yếu ở thị xã Bắc Ninh (85,08ha), huyện Quế Võ 31,48ha, các huyện khác 26,69ha. - Đất làm vật liệu xây dựng: Với diện tích là 220,61ha chiếm 1,54% diện tích đất chuyên dùng, phân bố tập trung ở huyện Quế Võ 85,56ha, Yên Phong 74,83ha, Thuận Thành 24,97ha, các huyện còn lại 33,87ha. - Đất nghĩa trang, nghĩa địa: Toàn tỉnh có 902,50ha đất nghĩa địa, chiếm 6,30% diện tích đất chuyên dùng, bình quân mỗi xã có 7ha đất nghĩa địa. Diện tích đất khu dân cư nông thôn: là 1895,25 ha chiếm 13,23% diện tích đất tự nhiên. Trong đất khu dân cư nông thôn có 853,62ha (45,04%) dành cho đất ở, bình quân một hộ gia đình có 237m2. Đất nông nghiệp 615,00ha chiếm 32,45%, đất chuyên dùng 368,63ha chiếm 19,45%, còn lại là đất lâm nghiệp và đất chưa sử dụng 58,00ha. Đất đô thị và đất ở đô thị: Trong tỉnh có 1 thị xã và 6 thị trấn với khoảng 90.487 dân. Diện tích đất đô thị 1.158,9ha chiếm 1,44% diện tích đất tự nhiên. Trong đó đất nông nghiệp 257,08ha (22,18%), đất lâm nghiệp 11,3ha (0,97%), đất chuyên dùng 460,49ha (39,73%), đất chưa sử dụng 39,14ha (3,18%), đất ở đô thị 393,89ha (33,99%), bình quân đất ở đô thị 43,03m2/người. Vì vậy để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội theo hướng công nghiệp hoá- hiện đại hoá, các thị trấn này cần thiết phải mở rộng cả về quy mô diện tích và cơ sở hạ tầng. Đất chưa sử dụng: Diện tích đất chưa sử dụng gồm 8.369,92ha chiếm 10,4% diện tích đât tự nhiên, trong đó chủ yếu là sông suối và mặt nước chưa sử dụng 7.078,44ha chiếm 84,57% diện tích đất chưa sử dụng. Diện tích đất bằng chưa sử dụng chỉ có 534,00ha chiếm 6,38% tổng diện tích đất chưa sử dụng. Diện tích đất chưa sử dụng phân bố nhiều nhất ở huyện Quế Võ 2.337,96ha, Gia Bình 2.106,19ha, Lương Tài 1.464,8ha, Thuận Thành 965,16ha, các huyện khác 1.873,39ha. 2.2. Sự ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá đến đất đai. Bảng4: Tình hình sử dụng và biến động đất đai giai đoạn 1997 đến năm 2002 Đơn vị: ha Loại đất 1997 1998 2000 2001 2002 Biến động đất đai qua các thời kỳ Từ 97- 00 Từ 00-02 Tổng diện tích đất 79.686,85 79.971,34 80.387,39 80.433,69 80.480,00 700,54 92,61 1. Đất nông nghiệp 2. Đất lâm nghiệp 3. Đất chuyên dùng 4. Đất ở 5. Đất chưa sử dụng 52.784,62 500,05 12.560,24 4.684,47 9.157,47 52.286,78 498,12 13.122,71 4.808,7 9.255,03 51.985,87 661,26 14.025,48 5.183,49 8.747,5 51.827,02 640,48 14.175,46 5.328,06 8.558,71 51.668,16 619,696 14.325,44 5.472,64 8.369,92 -798,75 162,21 1.465,24 499,02 -409,97 -317,71 -161,21 299,96 289,15 -377,58 Nguồn: Sở Địa Chính Bắc Ninh Theo số liệu thống kê trên, hàng năm các loại đất đai đều có xu hướng biến động ở cả đất tự nhiên, đất nông nghiệp, đất ở và đất chuyên dùng. Với diện tích đất tự nhiên của tỉnh năm 2002 tăng 92,61ha so với năm 2000 và năm 2000 tăng 700,54ha so với năm 1997. Nguyên nhân chủ yếu của việc tăng diện tích đất tự nhiên là do phương pháp đo và công nghệ đo đạc, lập bản đồ địa chính theo lưới toạ độ, độ cao quốc gia. Cụ thể các huyện tăng diện tích qua đo đạc là Tiên Du 235,34 ha; Từ Sơn 178,26 ha; Thuận Thành 205,06 ha; thị xã Bắc Ninh 85,08 ha; Yên Phong tăng 62,1 ha các huyện Gia Bình và Lương Tài không có biến động diện tích tự nhiên, riêng huyện Quế Võ giảm 5 ha. 2.2.1. Biến động đất nông nghiệp Đất nông nghiệp của tỉnh có xu hướng giảm trong thời gian qua. Diện tích đất nông nghiệp năm 2002 là 51.668,16ha, giảm 317,71ha so với năm 2000, giảm 798,75 ha so với năm 1997 và 1306,32ha so với năm 1995 (bình quân mỗi năm giảm 256 ha). Với tình hình biến động mạnh như vậy là một phần do xu hướng đô thị hoá, tình hình phát triển kinh tế xã hội của tinh ảnh hưởng tới làm mất đất nông nghiệp và chuyển mục đích sử dụng đất. Từ năm 1997- 2002, chuyển đất nông nghiệp sang sử dụng làm đất xây dựng 92,37 ha, do Bắc Ninh là tỉnh mới được tái lập năm 1997 và có một số huyện mới chia tách năm 1999, nên việc xây dựng trụ sở làm việc của các cơ quan đoàn thể, các công trình công cộng phúc lợi đã sử dụng vào đất nông nghiệp; chuyển sang đất giao thông 222,73ha như đường QL1 mới chạy qua Bắc Ninh khoảng 20km, sử dụng chủ yếu là đất nông nghiệp, mở rộng và nâng cấp quốc lộ 18, quốc lộ 38. Các tuyến đường giao thông mới trong nội thị xã Bắc Ninh, các tuyến đường liên xã, giao thông nội thị những năm qua đã sử dụng vào đất nông nghiệp; chuyển sang đất thuỷ lợi 489,17 ha, là tỉnh có nhiều sông nên những năm qua đã sử dụng diện tích đất nông nghiệp để đắp đê và cơi đê… Một số hình thức chuyển khác nhằm phục vụ sự phát triển của tỉnh trong thời gian vừa qua. Do diện tích đất chủ yếu của tỉnh Bắc Ninh là đất nông nghiệp, nên khi lấy đất phát triển kinh tế xã

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc37030.doc
Tài liệu liên quan