Đề tài Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN I 3

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC 3

I. TổNG QUAN CHUNG Về QUảN TRị NHâN LựC. 3

1. Khái niệm nguồn nhân lực . 3

2. Mục tiêu chung của quản trị nguồn nhân lực. 5

3. Chức năng và vai trò của bộ phận nguồn nhân lực trong tổ chức. 6

4. Cơ cấu tổ chức của bộ phận nguồn nhân lực. 8

5. Môi trường quản trị nguồn nhân lực. 9

II. hoạch định nguồn nhân lực. 11

1. Tổng quát về hoạch định nguồn nhân lực. 11

2. Tiến trình hoạch định nguồn nhân lực. 11

3. Các phương pháp dự báo nguồn nhân lực. 13

III. Tuyển mộ tuyển chọn nguồn nhân lực. 13

1. Tuyển mộ nguồn nhân lực. 14

2. Tuyển chọn nguồn nhân lực. 16

VI. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. 19

1. Sự cần thiết: 19

2. Tiến trình đào tạo 19

3. Các phương pháp đào tạo và phát triển 21

V. đánh giá sự thực hiện công việc 22

1. Định nghĩa, mục tiêu, tầm quan trọng của đánh giá 22

2. Hệ thống đánh giá. 24

3. Các phương pháp đánh giá 25

4. Tổ chức công tác đánh giá. 26

VI. hệ thống lương bổng và đãi ngộ 27

1. Tiền công, tiền lương. 27

2. Các khuyến khích tài chính 29

PHẦN II 32

TÌNH HÌNH QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI 32

VIỆN NGHIIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH 32

I. Qúa trình hình thành và phát triển của viện nghiên cứu phát triển du lịch 32

1. Từ năm 1993 đến năm 1995. 32

2. Từ năm 1995 đến năm 2000 34

3. Giai đoạn từ năm 2000 đến ngày 28/10/2003. 34

4. Giai đoạn từ 01/11/2003 đến nay. 38

II. Các đặc điểm có ảnh hưởng tới tình hình quản trị nguồn nhân lực của viện 40

1. Cơ cấu quản lý 40

2. Những dự án do viện tham gia 41

3. Đặc điểm của đội ngũ lao động của Viện nghiên cứu phát triển du lịch 42

Iii. Tình hình quản trị nguồn nhân lực tại viện nghiên cứu phát triển du lịch. 44

2. Mối quan hệ phòng Tổ chức Hành chính và các phòng ban khác trong Viện 46

3. Các hoạt động cụ thể 47

4. Đánh giá hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại Viện. 57

PHẦN III 61

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH 61

i. Phương hướng, nhiệm vụ viện trong thời gian tới 61

1. Tình hình công tác của viện trong những năm qua 61

2. Phướng hướng nhiệm vụ trong các năm tới và những giải pháp thực hiện 65

3. Đề nghị 67

II. Một số giải pháp hoàng thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại viện nghiên cứu phát triển du lịch. 67

1. Định hướng chung. 67

2. Giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch nguồn nhân lực: 68

3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng 71

4. Các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo phát triển nguồn nhân lực. 74

5. Các giải pháp về lương bổng và đãi ngộ: 74

6. Hoàn thiện hệ thống thông tin quản trị nhân lực 76

KẾT LUẬN 78

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 79

1.

 

doc81 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1781 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng cn tt du lịch Phòng tài vụ Trung tâm qc và xt dl 3.2. Chức năng nhiệm vụ của viện. Trong giai đoạn này, chức năng nhiệm vụ của viện được phân bổ theo các phòng ban 3.2.1. Phòng tổ chức hành chính Với chức năng nhiệm vụ: Tổ chức bộ máy và cán bộ của viện quản lý nhân sự Các công tác quản trị hành chính, tổng hợp báo cáo văn thư lưu trữ 3.2.2. Phòng tài vụ Với chức năng nhiệm vụ: Quản lý tài chính của viện. Theo dõi, giải quyết các vấn đề liến quan đến việc thu chi ngân sách, nguồn vốn của viện và các dự án. 3.2.3. Phòng khao học tài nguyên và môi trường Với chức năng nhiệm vụ: Nghiên cứu chuyển giao công nghệ và các tiến bộ khoa học công nghệ trong lĩnh vực Du lịch. Nghiên cứu đánh giá hệ thống tài nguyên và môi trường Du lịch. Xây dựng các chính sách quản lý, bảo vệ hệ thống tài nguyên và mồi trường Du lịch. 3.2.4. Phòng kinh tế du lịch. Với chức năng nhiệm vụ: Tổ chức nghiên cứu các vấn đề khoa học liên quan đến phát triển kinh tế ngành du lịch. Nghiên cứu thị trường Du lịch nội địa và quốc tế và các chỉ tiêu kinh tế du lịch. Nghiên cứu các vấn đề liên quan và ảnh hưởng đến kinh tế Du lịch như cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, nguồn nhân lực Du lịch, các cơ chế chính sách và quản lý tổ chức các nghiệp vụ du lịch. 3.2.5. Phòng thiết kế quy hoạch Với chức năng nhiệm vụ sau: Nghiên cứu và triển khai các dự án thiết kế quy hoạch phát triển du lịch tổng thể cả nước và chi tiết cho từng vùng, từng địa phương và từng khu vực du lịch. Thiết kế cơ sở hạ tầng, xây dựng bản đồ cho các dự án quy hoạch. 3.2.6. Phòng đào tạo hợp tác quốc tế Với chức năng nhiệm vụ: tổ chức triển khai các nhiệm vụ đào tạo và hợp tác quốc tế của viện tổ chức các khoá đào tạo ngắn hạn tổ chức các hội nghị, hội thảo trong nước tổ chức công tác đào tạo sau đại học về du lịch của viện xúc tiến liên hệ và đặt quan hệ hợp tác với các tổ chức quốc tế về du lịch tổ chức việc trao đổi thông tin giữa viện với các tổ chức quốc tế( thông qua hoạt động của thư viện) 3.2.7. Phòng công nghệ- thông tin du lịch Với chức năng nhiệm vụ: Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực du lịch. Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ GIS và viễn thám trong quản lý tài nguyên du lịch và nghiên cứu môi trường du lịch Nghiên cứu phát triển các phần mềm du lịch để hỗ trợ, thúc đẩy việc phát triển du lịch. Phòng có một dàn máy hiện đại bao gồm: máy quét, máy vẽ khổ A0, bản số hoá A1, máy in màu khổ A3, dàn máy tính PC 586 với các phần mềm hiện đại cho phép có một năng lực rộng trong quản lý phân tích dữ liệu, truy cập thông tin và triển khai ứng dụng các công nghệ tiên tiến như GIS, xử lý ảnh 3.2.8. Trung tâm đầu tư phát triển Du lịch Với chức năng nhiệm vụ sau: Đẩy mạnh phát triển, thu hút, theo dõi các dự án đầu tư nước ngoài, trong nước. Nghiên cứu tiếp nhận chuyển giao công nghệ. Cung cấp thông tin, tham gia tư vấn đầu tư phát triển cho các dự án du lịch 3.2.9. Trung tâm quảng cáo xúc tiến Du lịch. Với chức năng nhiệm vụ sau: Tổ chức biến tạo sáng tác ảnh, in ấn phẩm, triển lãm phục vụ hoạt động quảng cáo xúc tiến du lịch. Nghiên cứu các loại hình quảng cáo để ứng dụng vào từng thị trường du lịch Biên tập và phát hành tạp chí “ du lịch phát triển”. 3.3. Quyền hạn của Viện Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch Được Tổng Cục Du Lịch uỷ quyền tham gia các tổ chức nghiên cứu khoa học- Công nghệ- Thông tin- Đào tạo về Du lịch và khách sạn ở trong nước và thế giới. Trực tiếp giao dịch và ký kết các hợp đồng, hợp tác Khoa học- Kỹ thuật tin- Đào tạo về Du lịch và khách sạn với các cơ quan đơn vị trong ngành và với các tổ chức và cá nhân người nước ngoài Tổ chức dịch vụ kinh tế khoa học, công nghệ thiết kế, quy hoạch, lập đầu tư phát triển mặt bằng và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch Việt Nam Quyết định việc tuyển dụng bổ nhiệm, bãi nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, nhân viên thuộc quyền theo sự phân cấp quản lý cán bộ của tổng cục du lịch. 4. Giai đoạn từ 01/11/2003 đến nay. Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của Viện Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch có sự thay đổi sau quyết định số 393/QĐ-TCDL của tổng cục trưởng Tổng Cục Du Lịch 4.1. Tổ chức bộ máy. Viện Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch có 1 viện trưởng, 2 viện phó giúp việc cho Viện trưởng Cơ cấu bao gồm 8 phòng ban(7 phòng và 1 trung tâm) Phòng Nghiên cứu Kinh tế du lịch Phòng Thiết kế quy hoạch Phòng Nghiên cứu tài nguyên và môi trường Phòng Đào tạo – Hợp tác quốc tế Phòng Thông tin Khoa học Công nghệ Phòng Tổ chức Hành chính Phòng Tài vụ Trung tâm Dịch vụ khoa học và tư vấn phát triển du lịch. Trung tâm Dịch vụ khoa học và tư vấn phát triển du lịch là sự kết hợp của hai trung tâm: Trung tâm Đầu tư phát triển du lịch và Trung tâm Quảng cáo và Xúc tiến du lịch. 4.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Viện Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch Trình Tổng cục trưởng Tổng Cục Du Lịch chương trình, kế hoạch nghiên cứu dài hạn, năm năm và hàng năm của Viện, tổ chức triển khai thực hiện sau khi được phê duyệt. Xây dựng và tham gia xây dựng chiến lược, quy hoạch chương trình, kế hoạch tổng thể phát triển du lịch, các đề án, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo phân công của Tổng cục trưởng Tổng Cục Du Lịch . Tham gia thẩm định các dự án quy hoạch về phát triển du lịch tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương, khu du lịch, tuyến du lịch, các dự án về du lịch hoặc liên quan đến du lịch theo yêu cầu của Tổng cục Trưởng Tổng Cục Du Lịch, thực hiện các dự án du quy hoạch phát triển du lịch của địa phương, tổ chức, cá nhân có nhu cầu theo quy định của pháp luật. Tổ chức nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn về du lịch phục vụ sự nghiệp khoa học du lịch và công tác quản lý nhà nước của ngành du lịch. Nghiên cứu, đánh giá, phân loại tài nguyên du lịch, môi trường du lịch, xây dựng chiến lược bảo vệ, tôn tạo, khai thác,sử dụng và phát triển bền vững tài nguyên du lịch, nghiên cứu dự báo quan hệ cung cầu, xu hướng phát triển thị trường du lịch ở trong và ngoài nước, xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật ngành du lịch, các giải pháp tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước và hiệu quả kinh doanh du lịch. Tổ chức khai thác ứng dụng kết quả nghiên cứu vào hoạt động của ngành du lịch. Tổ chức công tác thông tin về khoa học chuyên ngành du lịch, biên tập, xuất bản các ấn phẩm, sản phẩm nghiên cứu khoa học công nghệ trong lĩnh vực du lịch du lịch để phổ biến các kết quả nghiên cứu của Viện, Tổng Cục Du Lịch và thế giới theo quy định của pháp luật. Tổ chức thực hiện các dịch vụ khoa học công nghệ, tư vấn trong phạm vi chức năng của viện, ký kết các hợp đồng nghiên cứu khoa học, đề tài, đề án phát triển du lịch đối với các tổ chức, cá nhân, cơ quan nghiên cứu và các nhà khoa học theo quy định của pháp luật. Hợp tác nghiên cứu khoa học với các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước theo chương trình, kế hoạch hợp tác của viện dã được phê duyệt. Tổ chức hoặc tham gia tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. Tham gia đào tạo đại học và tổ chức đào tạo sau đại học thuộc các chuyên ngành về du lịch, tham gia bồi dưỡng nâng cao trình độ cho công chức, viên chức trong ngành theo quy định của Nhà nước. Thực hiện chế độ sơ kết, tổng kết, báo cáo định kỳ, đột xuất với Tổng Cục Du Lịch và cơ quan liên quan theo quy định. Quản lý, sử dụng có hiệu quả tài chính, tài sản được giao, quản lý hành chính, chuyên môn nghiệp vụ đối với viên chức và người lao động theo quy định của Nhà nước và của Tổng Cục Du Lịch . Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng cục trưởng Tổng Cục Du Lịch. II. Các đặc điểm có ảnh hưởng tới tình hình quản trị nguồn nhân lực của viện 1. Cơ cấu quản lý Viện với 9 phòng ban trực thuộc: phòng tổ chức hành chính phòng kế hoạch tài nguyên môi trường phòng kinh tế du lịch phòng thiết kế quy hoạch phòng đào tạo hợp tác quốc tế phòng tài vụ phòng công nghệ thông tin du lịch trung tâm đầu tư phát triển du lịch trung tâm quảng cáo và xúc tiến du lịch Sơ đồ tổ chức của viện Ban lãnh đạo (1 viện trưởng, 2 viện phó) Phòng tc hành chính Phòng kh tài nguyên mt Phòng thiết kế kế hoạch Phòng kinh tế du lịch Trung tâm qc xt du lịch Phòng đào tạo ht quốc tế Trung tâm đt pt du lịch Phòng cn tt du lịch Phòng tài vụ Trung tâm qc và xt dl 2. Những dự án do viện tham gia Dự án VIE 89/003 về định hướng phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010 do UNDP tài trợ, phối hợp với chuyên gia WTO. Qui hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kì 1995-2010 được Thủ tướng Chính phủ thông qua ngày 24 tháng 5 năm 1995 Qui hoạch du lịch cho qui hoạch tổng thể kinh tế – xã hội các tỉnh đồng bằng sông Hồng. Dự án VIE 89/034 do Bộ Khoa học Công ngệ và Môi trường chủ trì . Qui hoạch tổng thể du lịch cho 3 vùng du lịch Bắc Bộ và Nam Trung Bộ Nam Bộ: 5 trung tâm du lịch trọng điểm: Hà Nội và phụ cận. Hải Phòng – Quảng Ninh. Huế - Đà Nẵng. Nha Trang – Ninh Chữ - Đà Lạt Thành phố Hồ Chí Minh và phụ cận . Chủ tri 2 dự án quốc gia: quy hoạch 2 khu du lịch lớn nhất nước là Vịnh Hạ Long – Cát Bà và vịnh Văn Phong - Đại Lãnh Thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển du lịch cho 30 tỉnh thành trong nước Đề tài khoa học cấp nhà nước:Nghiên cứu khả thi khoa học kĩ thuật về xây dựng và phát triển hệ thống du lịch biển Việt Nam (mã số KT – 03 – 18) Đã tham gia vào 10 chương trình khoa học cấp nhà nước: Cơ sở khoa học cho xây dựng chính sách phát triển Du lịch bền vững Việt Nam: Cơ sở khoa học cho các chính sách, giải pháp, quản ký khai thác tài nguyên du lịch và 8 đề tài cấp Bộ. 3. Đặc điểm của đội ngũ lao động của Viện nghiên cứu phát triển du lịch 3.1. Đặc điểm cơ cấu lao động chung của Viện Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch Tổng số lao động của Viện: là 64 lao động, với 17 lao động nữ và 47 lao động nam. Như vậy lao dộng nam chiếm đa số lao động của viện với khoảng 65%, lao đông nữ chỉ chiêm khoảng 25% số lao động của viện Lao động của Viện có trình độ chuyên môn khá cao, chủ yếu là lao động gián tiêp, với 95% số lao động có trình độ tương đương và trên đại học( 58/64 lao động). Số lao động có trình độ tiến sĩ trở lên là 6 lao động chiếm 9,5% tổng số lao động, số lao động có trình độ thạc sĩ trở lên là 14 lao động( chiếm 22% tổng số lao động). Số lao động tốt nghiệp đại học và cao học ở nước ngoài là khá nhiều, đặc biệt là những nước châu âu phát triển như Bungari, Nga, Hà lan, Mỹ, khoảng 10 lao động( chiếm khoảng 15% tổng số lao động) Ngoài ra còn có một số lao động đang học cao học ở các trường đại học ở việt nam như Đại Học Quốc Gia Hà Nội, Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, Đại Học Văn Hoá , là 7 lao động (chiếm 11% tổng số lao động) Những số liệu trên cho thấy được chất lượng lao động ở Viện Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch rất cao. 3.2. Đặc điểm cơ cấu lao động cụ thể ở các phòng ban trực thuộc Viện. Lãnh đạo viện Lãnh đạo viện gồm 3 thành viên, có 1 viện trưởng và 2 viện phó. Họ đều là đảng viên và là những chuyên viên chính, có hệ số lương cao nhất nhì ở viện. b. Phòng tổ chức hành chính. Phòng tổ chức hành chính với tổng số lao động là 7 lao động, trong đó có 2 lao động là nữ, 5 lao động là nam. Số đảng viên trong phòng là 2 đảng viên, 1 lao động là chuyên viên chính, 1 lao động có trình độ thạc sĩ, 1 lao động đang theo học thạc sĩ tại trường Đại Học Quốc Gia Hà Nội. Có 2 lao động làm công việc hành chính là lái xe, còn lại những lao động khác đêu có trình độ đại học và trên đại học. c. Phòng tài vụ Tổng số lao động trong phòng tài vụ là 4, trong đó nữ là 2 và nam là 2 lao động. Có 2 lao động là đảng viên, phòng tài vụ với 100% lao động có trình độ đại học hoặc tương đương. Phòng nghiên cứu tài nguyên môi trường Với tổng số lao động là 6 người, sốlao đông nữ là 1, số lao động nam là 5. Số lao động có trình độ thạc sĩ là 2 người, số lao động có trình độ tiến sĩ là 1 người. Số lao động là đảng viên là 2 lao động. Có 1 lao động đang theo học thạc sĩ tại Canada. Lao động trong phòng nghiên cứu tài nguyên môi trường có chất lượng rất cao( 100% số lao động có trình độ đại học và trên đại học) Phòng đào tạo hợp tác quốc tế Với số lao động nhỏ nhất trong các phòng ban, có 3 lao động trong đó nữ là 2 và nam là 1 lao động, số lao động có trình độ tiến sĩ là một người Phòng nghiên cứu kinh tế du lịch Với tổng số lao động là 6 người, số lao động nữ là 1 người, số lao động nam là 5 người. 100% lao động có trình độ đại học và trên đại học. Số lao động là đảng viên là 2 người, 1 lao động có trình độ thạc sĩ. Đặc biệt trong phòng nghiên cứu kinh tế du lịch có 4 lao động đang tham gia nghiên cứu sinh tại các trường đại học trong nước, có 1 lao động tốt nghiệp đại học ở nước ngoài( Bungari). Thể hiện chất lượng lao động ở phòng nghiên cứu phát triển du lịch là rất cao. Phòng thông tin khoa học công nghệ. Phòng thông tin khoa học công nghệ với tổng số lao động là 4 lao động, số lao động nữ là 1, số lao động nam là 3 lao động. Số lao động có trình độ đại học là 100%, lao động có trình độ thạc sĩ là 1 người, số lao động có trình độ thạc sĩ là 1 người. Thể hiện chất lượng lao động ở phòng thông tin khao học công nghệ cũng khá cao. Phòng thiết kế quy hoạch. Tổng số lao động là 4 thành viên, nữ có 1 lao động, nam có 3 lao động. Số lao động là đảng viên có 1 người, với 100% lao động có trình độ đại học và trên đại học, số lao động có trình độ thạc sĩ là 1 lao động, lao dồng có trình độ tiến sĩ cũng là 1 lao động. Trung tâm dịch vụ khoa học và tư vấn phát triển du lịch Đây là cơ sở chíêm nhiều lao động nhất của viện với 28 lao động, trong đó 7 lao động là nữ và 21 lao động là nam. Trong tổng số lao động thì 50% số lao động là do viện trực tiếp quản lý, 50% là do trung tâm quản lý Số lao động là đảng viên là 6 lao động, số lao động có trình độ thạc sĩ là 4 lao động, 93% lao động trong trung tâm có trình độ đại học và trên đại học. Iii. Tình hình quản trị nguồn nhân lực tại viện nghiên cứu phát triển du lịch. Quản trị nhân lực là một lĩnh vực quan trọng của quản trị doanh nghiệp .Bất cứ tổ chức nào cũng phải thành lập bộ phận quản trị nhân lực để giúp các lãnh đạo cấp cao. ở mỗi tổ chức bộ phận này có tên gọi khác nhau và mô hình tổ chức khác nhau ,song nhìn chung chức năng nhiệm vụ của chúng là giống nhau . Tại Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch bộ phận quản trị nhân lực được tổ chức thành phòng với tên gọi là phòng Tổ chức Hành chính. Chức năng của phòng là phòng chuyên môn tham mưu cho Đảng uỷ và Viện Trưởng về công tác tổ chức, quản lý và sử dụng lực lượng lao động, thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động, định mức lao động, trả lương, khen thưởng, làm công tác thanh tra kiểm tra bảo vệ quân sự và thi đua khen thưởng toàn Viên. Với chức năng này phòng có một số nhiệm vụ cụ thể sau : 1.1 Công tác tổ chức Phòng Tổ chức Hành chính có nhiệm vụ quản lý sắp xếp sử dụng người lao động để xây dựng mô hình tổ chức làm việc phù hợp với nhiệm vụ trong từng thời kỳ . Xây dựng phương án tổ chức hoạt động các phòng ban cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của Viện. Xây dựng chức năng nhiệm vụ về mối quan hệ công tác của các phòng ban cơ quan Viện và các đơn vị trực thuộc làm cơ sở định biên bộ máy của Viện và các bộ máy trực thuộc 1.2. Công tác đào tạo, quản lý và sử dụng cán bộ công nhân viên Công tác cán bộ Phòng Tổ chức Hành chính có nhiệm vụ xây dựng phương án quy hoạch cán bộ hàng năm, cũng như xây dựng các kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhân viên ngắn hạn cũng như dài hạn. Xây dựng các phương án thuyên chuyển cán bộ, đề bạt cán bộ cũng như tổ chức cho cán bộ đi học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ. Thực hiện xem xét, kiểm điểm công tác cán bộ và thực hiện nâng bậc lương, khen thưởng kỷ kuật đối với cán bộ trong Viện . Đào tạo quản lý và sử dụng lực lượng lao động Phòng tổ chức Hành chính chịu trách nhiệm ký hợp đồng với người lao động, tổ chức đào tạo, nâng cao tay nghề cho lực lượng lao động ký hợp đồng dài hạn và quản lý số lao động hợp đồng thời vụ. Xây dựng ban hành các quy chế về đãi ngộ ,khen thưởng đối với người lao động có thành tích lao động tốt để thu hút lực lượng lao động. Công tác tiền lương và định mức lao động Để lập kế hoạch tiền lương hàng năm phòng Tổ chức Hành chính phải phối hợp cùng phòng Tài vụ và phòng Kế hoạch đầu tư đảm bảo sát với tình hình thực tế tại Viện. Xây dựng định mức đơn giá tiền lương, xây dựng quy chế, phương án phân phối tiền lương. Bên cạnh đó phòng Tổ chức Hành chính còn thực hiện một số nhiệm vụ hành chính khác trong viện, chịu trách nhiệm về một số công văn giấy tờ mà Viện giao cho 2. Mối quan hệ phòng Tổ chức Hành chính và các phòng ban khác trong Viện Phòng Tổ chức Hành chính có mối liên hệ chặt chẽ với tất cả các phòng ban, bộ phận khác trong toàn Viện. Phòng tổ chức Hành chính xây dựng các chính sách liên quan liên quan đến nguồn nhân lực trong toàn Viên và các bộ phận phòng ban chức năng khác, đồng thời đảm bảo thực hiện đúng chính sách này. Ngoài ra phòng Tổ chức Hành chính còn có vai trò cố vấn cho các bộ phận, phòng ban chức năng khác trong việc giúp các phòng ban này thực hiện quản lý nhân viên của mình. Một lĩnh vực khác quan trọng là sự phối hợp giữa phòng Tổ chức Hành chính và các bộ phận khác trong lĩnh vực tuyển dụng và đào tạo lao động. Việc này chỉ có hiệu quả khi có sự kết hợp chặt chẽ giữa phòng Tổ chức Hành chính và các phòng ban chức năng. Mối quan hệ phòng Tổ chức Hành chính và các phòng khác là quan hệ tác động qua lại. Các phòng ban khác cần sự giúp đỡ của phòng Tổ chức Hành chính trong các hoạt động có liên quan tới chức năng phòng Tổ chức Hành chính. Ngược lại phòng Tổ chức Hành chính chỉ hoạt động hiệu quả trên cơ sở có sự phối hợp chặt chẽ của các phòng ban khác trong toàn Viện. Tóm lại để thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình phòng Tổ chức Hành chính cần phải có sự phối hợp nhịp nhàng cùng các bộ phận khác tạo thành một guồng máy thúc đẩy sự phát triển của Viện. 3. Các hoạt động cụ thể 3.1 Công tác nghiên cứu lập kế hoạch nguồn nhân lực Hoạch định kế hoạch nguồn nhân lực là một công tác rất quan trọng mà bất kỳ một tổ chức nào cũng phải thực hiện. Việc lập kế hoạch nguồn nhân lực phải dựa trên cơ sở kế hoạch thực hiện chức năng nhiệm vụ, chiến lược thực hiện các dự án ngắn hạn hay dài hạn. Tuy nhiên, giống như các tổ chức khác ở Việt Nam, có thể nói việc hoạch dịnh chiến trung và dài hạn đối với Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch vẫn còn là một lĩnh vực khá mới mẻ. Cho đến nay hầu như Viện chỉ xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh cho một năm, và theo đó kế hoạch nguồn nhân lực cũng được xây dựng cho một năm. Hàng năm, vào cuối năm khi tổng kết công tác cho năm vừa qua Viện tiến hành lập kế hoạch nguồn nhan lực cho năm tới dựa trên cơ sở kế hoạch của năm mới. Kế hoạch cụ thể của mỗi bộ phận phòng ban trong Viện được xây dựng cụ thể dựa trên cơ sở định biên nhân lực cho các đơn vị phòng ban trong Viện. Ví dụ, tại thời điểm tháng 11/2001 bộ phận của Viện được định biên như sau: Thông thường số lượng nhân viên làm việc ở các phòng ban Viện có sự thay đổi rất ít, do vậy căn cứ để Viện lập kế hoạch nhân lực cho các phòng ban này là khi có sự thay đổi về cơ cấu tổ chức của phòng ban hay khi có một số cán bộ đến tuổi nghỉ hưu. Những năm trước đây Viện chưa xây dựng được chiến lược nguồn nhân lực dài hạn,các kế hoạch nhân lực chỉ được xây dựng trong vòng 1 năm. Hiện nay, nhằm mục đích đáp ứng tốt hơn việc thoả mãn nhu cầu lao động. Viện đã tiến hành phân tích và dự báo nhu cầu lao động trong giai đoạn 2001-2005. kết quả dự báo như sau: Mặc dù chưa có chiến lược tổng thể về xây dựng và phát triển nguồn nhân lực song việc đưa ra được một dự báo về nhu cầu sử dụng lao động trong giai đoạn 2001-2005 cũng phần nào phản ánh những nỗ lực trong công tác lập kế hoạch nguồn nhân lực của Viện. 3.2 Công tác tuyển dụng Tuyển dụng nhân viên có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.Vì vậy, Viện đã thật sự rất quan tâm tới vấn đề này. Nhìn chung khi có nhu cầu tuyển dụng nhân viên trước tiên Viện sẽ tiến hành rà soát lại đội ngũ lao động của mình (Căn cứ vào hồ sơ lưu trứ) để tìm ra ứng viên phù hợp cho vị trí cần tuyển. Thông thường những ứng viên này sẽ được giao những công việc với trọng trách cao hơn. Ví dụ: Ông Phạm Hữu Bào nguyên phó Viện Trưởng hiện nay. Đối với đội ngũ công nhân viên trong Viện, biên chế tại các phòng ban khác nhau, nếu có năng lực và có thành tích tốt cũng sẽ được cất nhắc thuyên chuyển tới vị trí quan trọng hơn. Chẳng hạn như ông Đặng Hồng Sơn được cất nhắc lên làm Trưởng phòng Phòng Quan hệ Quốc tế của Viện. Hình thức tuyển dụng này của Viện có nhiều ưu điểm như không tốn kém kinh phí tuyển dụng, ứng viên là người trong Viện nên đã am hiểu phong cách làm việc, nếp sống văn hoá của Viện nên có khả năng thích ứng nhanh chóng với công việc mới. Mặt khác, hình thức tuyển dụng này của Viện sẽ là một động lực thúc đẩy người lao động phát huy hết khả năng của mình bởi vì họ cảm thấy được tôn trọng, thấy có cơ hội được thăng tiến, thành đạt. Tuy nhiên, hình thức này cũng có nhược điểm bởi vì: ứng viên là người trong Viện đã quen với nề thói làm việc của Viện, quen với nếp tư duy của Viện nên có thể sẽ không tạo ra được sự sáng tạo, không mang lại những nét mới cho Viện. Trong trường hợp sự sắp xếp thuyên chuyển trong nội bộ Viện không đáp ứng đủ nhu cầu về nhân lực theo kế hoạch đã đề ra, hay do một lý do bất thường nào đó Viện sẽ tiến hành tuyển dụngnhân viên từ bên ngaòi. Quá trình tuyển dụng trải qua 2 giai đoạn là tuyển mộ và tuyển chọn. Về công tác tuyển mộ: Về nguyên tắc Viện tiến hành tuyển mộ từ tất cả các nguồn như: bạn bè của nhân viên, ứng viên tự nộp đơn xin việc, nhân viên của hãng khác, các trường đại học và cao đẳng... Nhưng thông thường, đối với những nhân viên thuộc khối nghiệp vụ phòng ban Viện, do ít có sự biến động và nhu cầu tuyển dụng thường không nhiều (có thể 1,2 hoặc 3 vị trí), nên Viện thường tuyển mộ qua bạn bè của nhân viên là chủ yếu (đây cũng là nét chung của các tổ chức-doanh nghiệp Việt Nam). Khi có nhu cầu tuyển lao động lớn Viện tổ chức tuyển mộ từ tát cả các nguồn để tìm kiếm các ứng viên có đủ năng lực đáp ứng yêu cầu công việc của Viện. Về phương pháp tuyển mộ Viện sử dụng phương pháp quảng cáo để thu hút các ứng viên. Ví dụ năm 2001 Viện đã tiến hành đăng quảng cáo tuyển mộ kiến trúc sư trên báo Lao động Đài truyền hình Việt Nam, Đài truyền hình Hà Nội. NGoài ra Viện còn sử dụng một số phương pháp khác như nhờ nhân viên giới thiệu và tuyển mộ từ các sinh viên thực tập đặc biệt là đối với sinh viên chuyên ngành Kiến trúc. Các phương pháp khác như cử chuyên viên tuyển mộ đến các trường hoặc thông qua các cơ quan tuyển dụng ít được Viện sử dụng hoặc không sử dụng vì vậy rất có thể sẽ bỏ qua cơ hội tuyển mộ được các ứng viên giàu tiềm năng. Về công tác tuyển chọn. Kết thúc quá trình tuyển mộ, Viện đã thu thập được một số lượng các đơn xin việc của các ứng viên từ nhiều nguồn khác nhau và quá trình tuyển chọn bắt đầu. Để phục vụ cho việc tuyển chọn nhan viên được thuận lợi trên cơ sở đề nghị của phòng Tổ chức Hành chính,Viện Trưởng đã ban hành bản quy định, quy định về công tác tuyển dụng lao động bao gồm các quy định về hồ sơ tuyển dụng lao động, về ký hợp đồng lao động, giao kết quan hệ lao động và các hoạt động có liên quan. Bước đầu tiên của quá trình tuyển chọn là sơ tuyển. Căn cứ bào quy định về hồ sơ tuyển dụng của Viện, phòng Tổ chức Hành chính sẽ loại bỏ những hồ sơ không hợp lệ và những hồ sơ mà ứng viên không đáp ứng đủ các yêu cầu mà Viện đòi hỏi. Thông thường các tiêu chuẩn mà Viện đặt ra chỉ là những tiêu chuẩn rất cơ bản như tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trình độ ngoại ngữ, trình độ vi tính... Sau khi loại bỏ bớt hồ sơ và tìm được các ứng viên giàu tiềm năng nhất Viện tiến hành phỏng vấn. Việc phỏng vấn này do phòng Tổ chức Hành chính thực hiện có sự tham gia của trưởng bộ phận nơi có nhu câù sử dụng lao động. ứng viên sẽ phải trả lời những câu hỏi mang tính chất kiểm tra của người phỏng vấn về khả năng chuyên môn như sự hiểu biết xã hội. Kết thúc phỏng vấn ứng viên được chấm điểm theo tiêu chuẩn đã xác định và hội đồng tuyển chọn sẽ thảo luận cùng nhau và sẽ đưa ra quyết định tuyển chọn. Quyết định này chưa phải là quyết định chính thức vì người được chọn sẽ được ký một hợp đồng lao động tạm thời trong 3 tháng. Hết thời hạn 3 tháng Viện sẽ căn cứ vào kết quả thử việc của ứng viên mà ra quyết định tuyển dụng cuối cùng. Sau khi có quyết định tuyển dụng cuối cùng người lao động sẽ được ký hợp đồng lao động, dài hạn và chính thức tham gia lao động trong Viện. Thực tế quy trình này chỉ được áp dụng cho các nhân viên làm công tác chuyên môn nghiệp vụ tại các phòng ban Viện. Như vậy, mặc dù tuân theo đúng trình tự của các bước tuyển chọn nhưng Viện chưa thực sự áp dụng được các phương pháp khoa học hỗ trợ cho công tác tuyển chọn như trắc nghiệm, phỏng vấn... để góp phần tăng cường chất lượng công tác tuyển dụng nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. 3.3 Công tác đào tạo phát triển. Đào tạo và phát triển là một lĩnh vực rất quan trọng trong việc phấn đấu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Nhận thức được điều này Viện đã luôn luôn cố gắng tổ chức các lớp đào tạo bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tay nghề

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docN0069.doc
Tài liệu liên quan