Đề tài Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Quân đội

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI 2

1.1 Khái quát về ngân hàng TMCP Quân đội 2

1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Quân đội 2

1.1.2 Tổng quan về hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Quân đội 7

1.1.2.1 Hoạt động huy động vốn 7

1.1.2.2 Hoạt động tín dụng 8

1.1.2.3 Các hoạt động phi tín dụng 10

1.2 Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng TMCP Quân đội 12

1.2.1 Mục đích và ý nghĩa của thẩm định dự án đầu tư vay vốn: 12

1.2.2 Căn cứ thẩm định dự án đầu tư vay vốn: 13

1.2.3 Quy trình thẩm định dự án đầu tư vay vốn: 15

1.2.4 Phương pháp thẩm định dự án đầu tư vay vốn: 15

1.2.5 Nội dung thẩm định dự án đầu tư vay vốn: 17

1.2.5.1 Thẩm định khách hàng vay vốn 17

1.2.5.2 Thẩm định khía cạnh kinh tế dự án 19

1.2.5.3 Thẩm định khía cạnh kỹ thuật dự án 23

1.2.5.4 Thẩm định về khả năng thực hiện dự án 24

1.2.5.5 Thẩm định khía cạnh tài chính và khả năng trả nợ của dự án 25

1.2.5.6 Đánh giá rủi ro của dự án đầu tư 28

1.2.5.7 Đánh giá các biện pháp bảo đảm tiền vay 29

1.2.6 Ví dụ minh họa về công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại NHQĐ : “ Dự án xây dựng kho xăng dầu ngoại quan Vân Phong ” 29

1.3 Đánh giá công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại MB 61

1.3.1 Các kết quả đạt được trong công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại MB 61

1.3.1.1 Về quy trình thẩm định: 61

1.3.1.2 Về nội dung thẩm định: 62

1.3.1.3 Về phương pháp thẩm định: 62

1.3.2 Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế trong công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại MB 62

1.3.2.1 Những hạn chế 62

1.3.2.2 Nguyên nhân của những hạn chế 64

CHƯƠNG II: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI 66

2.1 Định hướng phát triển công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại MB 66

2.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng TMCP Quân đội 67

2.2.1 Hoàn thiện về phương pháp thẩm định: 67

2.2.2 Hoàn thiện về nội dung thẩm định: 68

2.2.3 Nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ thẩm định và đầu tư nâng cấp trang thiết bị phục vụ công tác thẩm định: 70

2.2.4 Nâng cao chất lượng thu thập và xử lý thông tin: 71

KẾT LUẬN 72

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 73

 

 

doc76 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3568 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Quân đội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đã dựa vào kinh nghiệm, năng lực chuyên môn của mình, trên cơ sở so sánh, đối chiếu với những văn bản, quyết định hướng dẫn của Ngân hàng và pháp luật. Năng lực của các bên tham gia Liên doanh Để triển khai thực hiện dự án, Liên doanh TNHH kho xăng dầu ngoại quan Vân Phong đã được thành lập, bao gồm: Bên Việt Nam 1: Tên doanh nghiệp: TỔNG CÔNG TY XĂNG DẦU VIỆT NAM Trụ sở chính: 01 Phố Khâm Thiên, Quận Đống Đa, Hà Nội Đăng ký kinh doanh : Số 1.16.1.087/GP do Bộ Thương mại cấp ngày 12/01/1996 Vốn điều lệ : 1.432.775 triệu đồng Đại diện : Trần Văn Đức – Tổng giám đốc Bên Việt Nam 2: Tên doanh nghiệp: CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM PETROLIMEX Trụ sở chính: 105 Đường Láng Hạ, Quận Đống Đa, Hà Nội Đăng ký kinh doanh: Số 060256 do Sở kế hoạch và đầu tư cấp ngày 24/5/2004 Vốn đăng ký : 70 tỷ đồng Đại diện : Ông Trần Nghĩa Vinh – Tổng giám đốc Bên nước ngoài : Tên doanh nghiệp: CÔNG TY TNHH PB TANKERS (SINGAPORE) Trụ sở : Số 200 Cantonment Road, # 16 – 05 Southpoint, Singapore 089763 Đăng ký kinh doanh: Số 198802474K đăng ký tại Registrar of Company and Businesses, Singapore ngày 22/07/1988 Vốn đăng ký : 500.000 SGD Đại diện : Ông Fu Chong Cheng Peter – Giám đốc điều hành Liên doanh được thành lập theo Quyết định Số 92/2006/QQĐ-TTg ngày 25/04/2006 của Thủ tướng Chính Phủ. TT Tên cổ đông Tỷ lệ góp vốn TT (Tr USD) 1 Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) 55% 16,5 2 Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (Pjico) 15% 4,5 3 Công ty PB Tankers Limited của Singapore 30% 9 Tổng 100% 30 (i) Tổng công ty xăng dầu Việt nam (Petrolimex) Website: www.petrolimex.com.vn Tổng công ty xăng dầu Việt Nam tiền thân là Tổng Công ty xăng dầu mỡ được thành lập theo Nghị định số 09/BTN ngày 12/01/1956 của Bộ Thương nghiệp và được thành lập lại theo Quyết định số 224/TTg ngày 17/04/1995 của Thủ tướng Chính phủ. Là Tổng công ty nhà nước trực thuộc Bộ Công Thương hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực xăng dầu và các sản phẩm hóa dầu. Petrolimex hiện sở hữu : 43 Công ty thành viên, 25 Chi nhánh ; 09 Xí nghiệp trực thuộc các Công ty thành viên 100% vốn Nhà nước; 20 Công ty cổ phần có vốn góp chi phối; 03 Công ty Liên doanh với nước ngoài ; 01 Chi nhánh tại Singapore. Petrolimex quản lý và sử dụng trên 1,2 triệu m3 kho bể, đội tàu viễn dương có tổng trọng tải 200 ngàn tấn, 5 kho cảng đầu mối có thể tiếp nhận tàu trọng tải lên đến 40 ngàn tấn, lực lượng lao động trên 18 ngàn người. Mạng lưới bán lẻ phủ rộng địa bàn trên toàn quốc chiếm 60% thị phần phân phối xăng dầu cả nước với tổng số 9.000 trạm xăng và đại lý bán lẻ mang thương hiệu Petrolimex, trong đó 1.762 cây xăng trực tiếp của Petrolimex. Là một doanh nghiệp có uy tín, tiềm lực tài chính, thị phần nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu lớn nhất, Petrolimex có nhiều thế mạnh trong việc tìm kiếm đối tác trong nước và nước ngoài để đầu tư xây dựng các cơ sở vật chất kỹ thuật. Petrolimex đã liên doanh với Tập đoàn Dầu khí BP-Amoco(Anh) xây dựng nhà máy pha chế dầu và sản xuất mỡ nhờn tại Nhà Bè; thực hiện dự án xây dựng nhà máy sản xuất LAS tại Thượng Lý – Hải Phòng với Nissho Iwai và Tayca của Nhật Bản;… Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản như sau : Chỉ tiêu Đơn vị 2006 2007 2008 Vốn chủ sở hữu Tr. Đồng 4,191,536 4,200,667 3,688,000 Tổng tài sản Tr. Đồng 14,195,079 18,560,184 18,058,000 Doanh thu Tr. Đồng 62,306,148 76,337,278 111,732,000 Lợi nhuận Tr. Đồng 235,209 80,248 1,082,000 Hệ số nợ % 69% 77% ? Chỉ số thanh toán ngắn hạn lần 1.15 1.06 ? ROE % 5.0% 1.8% - Tiền và tương đương tiền Triệu đồng 1,135,861 1,510,264 ? Quy mô vốn chủ sở hữu, tổng tài sản và doanh thu tăng đáng kể qua các năm nhờ vào khối lượng xăng dầu nhập và tiêu thụ hàng năm luôn tăng trưởng ở mức ổn định. Hệ số nợ cao (70% -85 tổng nguồn vốn), trong đó chủ yếu là nợ ngắn hạn, phù hợp với đặc điểm ngành kinh doanh là nhập khẩu, phân phối xăng dầu, chỉ số khả năng thanh toán luôn đảm bảo và lượng tiền mặt tồn tương đối cao 9 tháng đầu năm 2008, lợi nhuận của công ty âm do ảnh hưởng sự biến động giá của thị trường xăng dầu trên thế giới. Tuy nhiên, thua lỗ là thực trạng chung của các doanh nghiệp xăng dầu và được Nhà nước bù lỗ và cuối năm 2008, giá xăng dầu trên thị trường thế giới liên tục giảm mạnh, dẫn đến hoạt động kinh doanh của công ty thu được lợi nhuận là 1.082 tỷ, trong đó, 654 tỷ thu được từ hoạt động kinh doanh xăng dầu. Năm 2009, Petrolimex dự kiến đạt tổng doanh thu 80.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế dự kiến 2.500 tỷ đồng. Quan hệ tín dụng của Petrolimex Petrolimex là khách hàng lớn của các Tổ chức tín dụng. Hiện Petrolimex có quan hệ với 19 tổ chức tín dụng với tổng dư nợ là 448.565.727 USD. Toàn bộ dư nợ là nợ đủ tiêu chuẩn. Petrolimex mới có quan hệ tín dụng với MB từ tháng 8/2008. Hiện nay, MB đã cấp hạn mức 30 triệu USD cho Petrolimex, dư nợ hiện tại Petrolimex là 28,726,602.45 USD, là nợ đủ tiêu chuẩn. Ngoài ra, Petrolimex hiện đang bảo lãnh cho Công ty thành viên VITACO 10 triệu USD để đầu tư mua tàu chở dầu SLS HULL No 472, thời gian bảo lãnh 12 tháng. (ii) Công ty Cổ phần bảo hiểm Petrolimex (Pjico) Website: www.pjico.com.vn Pjico là một trong những công ty bảo hiểm đầu tiên của Việt Nam được thành lập ngày 15/06/1995 kinh doanh trong lĩnh vực Bảo hiểm phi nhân thọ; Hoạt động đầu tư vốn; Dịch vụ giám định; Kinh doanh khách sạn, nhà hàng; Đầu tư bất động sản; Mua bán hàng hóa, thương mại và đại lý môi giới… Pjico là công ty cổ phần có vốn điều lệ là 336 tỷ được góp vốn bởi các cổ đông: Petrolimex, Vietcombank, Công ty tái bảo hiểm Quốc gia và một số công ty khác, trong đó Petrolimex góp 51% vốn điều lệ. Tổng doanh thu năm 2008 đạt 1.308 tỷ đồng, tăng 19% so với năm 2007 và lợi nhuận trước thuế đạt 60,5 tỷ đồng. PJCO chiếm 34% thị phần lĩnh vực bảo hiểm mô tô-xe máy, 13% lĩnh vực bảo hiểm ô tô, và đặc biệt chỉ riêng trong năm 2008 đã đứng thứ 2 về thị phần với tỷ lệ 18% trên thị trường bảo hiểm hàng hóa… Năm 2009, PJICO đặt mục tiêu đạt tổng doanh thu kinh doanh là 1.435 tỷ đồng, trong đó doanh thu bảo hiểm gốc là 1.165 tỷ đồng, tăng trưởng 10% so với năm 2008. Lợi nhuận trước thuế ước tính 66 tỷ đồng (iii) PB Tankers Limited Công ty PB Tankers là một trong những công ty kinh doanh kho cảng hàng đầu được đăng ký thành lập tại Singapore, có nhiều kinh nghiệm trong xây dựng và quản kinh doanh kho ngoại quan và có uy tín đối với nhiều khách hàng trong khu vực và trên thế giới. PB Tankers sở hữu và vận hành kho cảng Tankstore trên đảo Pulau Busing từ năm 1990. Tankstore có hệ thống gồm 10 cầu tầu nhập và xuất sản phẩm có thể đồng thời tiếp nhận được tất cả các cỡ tàu có trọng tải đến 225.000 DWT (VLCC). Tankstore có sức chứa 1.2 triệu mét khối và là một trong những kho cảng lớn nhất tại Singapore cung cấp dịch vụ giữ hàng và pha chế cho các công ty kinh doanh xăng dầu hàng đầu thế giới như Shell, BP, ExxonMobil, Petronas. Ngoài ra, PB Tankers còn hỗ trợ trong việc đào tạo các cán bộ quản lý và đội ngũ vận hành kho xăng dầu ngoại quan Vân Phong với các chương trình đào tạo, huấn luyện phù hợp tại các cơ sở ở nước ngoài của mình, đảm bảo sau khi được đào tạo, các cán bộ chuyên viên này có đủ trình độ nghiệp vụ khi vận hành kho an tòan, hiệu qủa. Bên cạnh đó, cũng như Petrolimex, PB Tankers cùng với các công ty thành viên và các đối tác là những khách hàng tiềm năng của kho xăng dầu ngoại quan Vân Phong. Nhận xét: Liên doanh Ngoại quan Vân phong được thành lập bới ba tổ chức có tiềm lực tài chính mạnh là Petrolimex, Pjico, PB Tankers. Với kinh nghiệm, uy tín, thị phần trên thị trường đảm bảo nguồn vốn đầu tư cho dự án cũng như việc xây dựng, vận hành kho ngoại quan Vân Phong hiệu quả, đạt tiêu chuẩn quốc tế, góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế nói chung và của tỉnh Khánh Hóa nói riêng. Để thẩm định nội dung này, cán bộ thẩm định đã sử dụng phương pháp đối chiếu, so sánh. Các chỉ tiêu được tính toán rồi so sánh với với chỉ tiêu của doanh nghiệp khác cùng ngành và chỉ tiêu bình quân ngành. Năng lực cán bộ quản lý và đội ngũ cán bộ nhân viên Tổng Giám Đốc: Đào Minh Châu Tốt nghiệp cử nhân Quản trị kinh doanh, có 30 năm kinh nghiệm hoạt động trong ngành xăng dầu, đã đảm đương chức vụ Phó Giám đốc Công ty Xăng dầu Phú Khánh trực thuộc Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam trước khi được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc của Công ty Liên doanh TNHH kho xăng dầu ngoại quan Vân Phong. Giám đốc tài chính: Nguyễn Quang Hiếu Tốt nghiệp cử nhân Kinh tế, chuyên ngành Kế toán, có kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực kế toán, đã từng làm việc cho công ty Liên doanh cũng như Tổng công ty xăng dầu Việt Nam tại Singapore, được bổ nhiệm làm Giám đốc tài chính, kế toán của công ty Liên doanh TNHH kho xăng dầu Vân Phong. (iii) Đội ngũ cán bộ nhân viên Cán bộ nhân viên phần lớn là những người có kinh nghiệm công tác trong ngành xăng dầu của Petrolimex và Tankers. Ngoài ra, Tankers với kinh nghiệm hoạt động của mình đứng ra đảm nhiệm việc đào tạo, hướng dẫn nhằm nâng cao chuyên môn cũng như cách thức vận hành, quản lý của cán bộ nhân viên. Nhận xét : Lãnh đạo của công ty là những người có kinh nghiệm quản lý và năng lực chuyên môn cao trong ngành Xăng dầu, có đủ khả năng đảm đương nhiệm vụ tại vị trí công tác. ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN Pháp lý dự án đầu tư Hồ sơ pháp lý của dự án bao gồm : TT Nội dung Số văn bản 1 Quyết định thành lập Khu kinh tế Vân Phong Số 92/2006/QQĐ-TTg ngày 25/04/2006 của Thủ tướng Chính Phủ 2 Quyết định sửa đổi bổ sung một số điều của Quy chế hoạt động Khu Kinh tế Vân Phong Số 21/2008/QQĐ-TTg ngày 04/02/2008 của Thủ tướng Chính Phủ 3 Quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống kho xăng dầu trên phạm vi cả nước đến năm 2010. Số 93/2002/QĐ-TTg ngày 16/07/2002 của Thủ tưởng chính phủ 4 Quyết định của Uỷ ban nhân dân Tỉnh về việc cho thuê đất Số 573/QĐ-UBND ngày 06/03/2008 và QĐ 574/QĐ-UBND ngày 28/03/2008 5 Hợp đồng thuê đất giữa ỦBND Tỉnh Khánh Hòa và Công ty Liên doanh TNHH Kho xăng dầu Ngoại quan Vân Phong Số 04/2007/HĐTĐ ngày 14/12/2007 6 Hợp đồng thuê đất và mặt biển giữa UBND Tỉnh Khánh Hòa và Công ty Liên doanh TNHH Kho xăng dầu Ngoại quan Vân Phong. Số 42/2008/HĐTĐ ngày 06/05/2008 7 Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án Số 1792/QĐ-BTNMT ngày 13/11/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư 8 Công văn thỏa thuận chi tiết xây dựng bến cảng kho xăng dầu ngoại quan Vân Phong. Số 124/CHHN-KHĐT ngày 22/01/2007 của Cục Hàng Hải - Bộ GTVT 9 Giấy chứng nhận Phòng cháy chữa cháy Số 321/TD-PCCC ngày 06/05/2008 của Bộ Công an. 10 Công văn thông báo kết quả thẩm định thiết kế cơ sở Kho xăng dầu Số 872/BXD-KSTK ngày 25/04/2007 của Bộ xây dựng 11 Giấy phép xây dựng các công trình thuộc Dự án Kho xăng dầu Ngoại quan Vân Phong. Số 1645/GPXD ngày 04/06/2008 của Sở xây dựng tỉnh Khánh Hòa 12 Báo cáo giải trình kinh tế kỹ thuật. Nhận xét : Về cơ bản, dự án đã hoàn thiện về mặt pháp lý, đủ điều kiện để tổ chức thi công thực hiện. Tuy nhiên, để hoàn thiện hồ sơ, Liên doanh cần bổ sung các giấy tờ sau : Nghị quyết của HĐQT về việc vay vốn đầu tư Kho xăng dầu ngoại quan Vân Phong. Nghị quyết của HĐQT v/v ủy quyền cho Tổng giám đốc ký các văn bản liên quan đến việc vay vốn đối với dự án này. Thông báo số 53/TB-VPCP ngày 17 tháng 04 năm 2003 của Chính Phủ về ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về quy hoạch phát triển khu vực Vịnh Cam Ranh và khu vực Vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa. Công văn số 3710/VPCP-KTTH ngày 01 tháng 08 năm 2003 của ChínhPhủ về việc xây dựng tổng kho xăng dầu tại Vịnh Vân Phong - tỉnh Khánh Hòa. Sự cần thiết phải đầu tư dự án Thực hiện chức năng của một kho ngoại quan Kho cảng xăng dầu Vân Phong là kho có sức chứa lớn nhất và hiện đại nhất Việt Nam đến thời điểm hiện tại. Đây sẽ là kho ngoại quan về xăng dầu đầu tiên của Việt Nam thực hiện chức năng lưu giữ (i) Hàng hoá đã làm thủ tục hải quan được gửi để chờ xuất khẩu ; (ii) Hàng hoá từ nước ngoài đưa vào gửi để chờ xuất ra nước ngoài hoặc nhập khẩu vào Việt Nam. Góp phần điều tiết thị trường xăng dầu Sự ra đời của kho cảng xăng dầu ngoại quan Vân Phong có ý nghĩa mang tầm chiến lược quốc gia trong việc cung ứng và phân phối xăng dầu của Việt Nam. Dự trữ xăng dầu quốc gia của Việt Nam hiện vào khoảng 210 ngàn m3 và con số này sẽ tăng trong những năm tới. Sự ra đời của kho xăng dầu ngoại quan Vân Phong trước mắt sẽ là nơi dự trữ, cung ứng xăng dầu lớn của nước ta, góp phần chủ động điều tiết giá cả thị trường xăng dầu trong nước khi thế giới có biến động lớn về giá. Đáp ứng nhu cầu phát triển một cảng nước sâu, có khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải lớn Các cảng biển của Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Vũng Tàu hiện chỉ có thể tiếp nhận tàu đến 40 ngàn tấn và đã trợ nên chật chội, quá tải, đồng thời không có khả năng mở rộng thêm do nằm sâu trong thành phố. Dự án được đầu tư tại Đảo Mỹ Giang là một vị trí khắc phục được các nhược điểm của các kho cảng hiện tại. Với lợi thế mớn nước sâu -19m, kho cảng có thể tiếp nhận tàu đến 150 ngàn tấn. Tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp giảm thiểu chi phí vận chuyển, rút ngắn thời gian vận chuyển, đa dạng hoá hoạt động kinh doanh  Với sự ra đời của một cảng xăng dầu nước sâu có khả năng tiếp nhận tàu cỡ lớn, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu sẽ tiết kiệm được chi phí vận chuyển do giảm thiểu được chi phí chuyển tải, tạo khả năng cạnh tranh về giá so với vận chuyển từ Singapore hay các kho cảng trung chuyển gần trong khu vực về Việt Nam. Kho cảng Vân Phong còn giúp các công ty kinh doanh xăng dầu chủ động hơn về nguồn do rút ngắn thời gian vận chuyển đến các cảng nội địa của Việt Nam. Hơn thế nữa còn tạo điều kiện để các công ty này đa dạng hơn trong hoạt động kinh doanh vì có thể nhập khẩu bằng các tàu nhỏ với các lô hàng nhỏ. Đây là những lợi ích rất lớn mà kho có thể đem lại cho các công ty kinh doanh xăng dầu. Như vậy, với các lợi ích chiến lược mà dự án đem lại, Kho cảng xăng dầu ngoại quan Vân Phong hứa hẹn một hiệu suất sử dụng cao và kết quả kinh doanh tốt trong quá trình hoạt động. Các yếu tố lợi thế của dự án Địa điểm thực hiện dự án Địa điểm đầu tư trên đảo Mỹ Giang, xã Ninh Phước, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa được công ty liên doanh TNHH kho ngoại quan Vân Phong lựa chọn với diện tích đất 56 hecta là một trong số rất ít địa điểm của Việt Nam có lợi thế về cảng nước sâu, về diện tích mặt bằng để xây dựng kho, các điều kiện kiểm tra, kiểm soát và giám sát hàng hóa ngoại quan, phù hợp về môi trường, …Ngoài ra, do nằm trong tổng thể khu kinh tế Vân Phong, dự án còn được hưởng cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng ở mức độ cao của khu kinh tế. Khu kinh tế Vân Phong rộng 150 ngàn hecta, được qui hoạch để trở thành khu kinh tế tổng hợp, trong đó cảng trung chuyển container quốc tế giữ vai trò chủ đạo, kết hợp phát triển kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực với trọng tâm là phát triển công nghiệp, du lịch, dịch vụ, nuôi trồng hải sản, các ngành kinh tế khác và xây dựng các khu đô thị. Khu kinh tế Vân Phong ra đời sẽ phát triển cùng với Khu kinh tế mở Chu Lai, Khu kinh tế Dung Quất, Khu kinh tế Nhơn Hội để sau năm 2010 tạo thành chuỗi các khu kinh tế có mối liên kết chặt chẽ với nhau và từng bước trở thành những hạt nhân tăng truởng, trung tâm đô thị - công nghiệp - dịch vụ - du lịch của khu vực Nam Trung Bộ, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và là một đầu mối giao lưu quốc tế, trung tâm du lịch quan trọng của cả nước. Ngoài các điều kiện cơ sở hạ tầng, các tổ chức, cá nhân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và các tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia đầu tư và hoạt động kinh doanh tại khu kinh tế Vân Phong trong các lĩnh vực được Pháp luật cho phép còn nhận được sự khuyến khích và bảo hộ của Chính phủ Việt Nam. Khu kinh tế Vân Phong hội tụ các điều kiện để trở thành một Singapore của Việt Nam trong tương lai không xa. Nằm trong Khu kinh tế Vân Phong, Kho xăng dầu ngoại quan Vân Phong được thừa hưởng những ưu đãi điều kiện tự nhiên và xã hội của Khu kinh tế để trở thành một kho trung chuyển xăng dầu lớn của Việt Nam và khu vực, đồng thời cũng đóng góp vào sự phát triển chung của Khu kinh tế. Hình thức và các tiêu chuẩn chất lượng đầu tư Để tranh thủ vốn, kỹ thuật hiện đại, công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm quản lý của nước ngoài, đồng thời với xu hướng hội nhập kinh tế toàn cầu, các bên tham gia đã quyết định lựa chọn hình thức thành lập Công ty Liên doanh TNHH kho xăng dầu ngoại quan Vân Phong. Công nghệ kho xăng dầu ngoại quan được lựa chọn đầu tư có cấp độ hiện đại nhất, sử dụng hệ thống tự động đo lường và điều khiển xuất nhập sản phẩm, sử dụng các giải pháp tiên tiến trong kỹ thuật an toàn phòng cháy chữa cháy, thoát nước tiêu độc và đặc biệt quan trọng và quan tâm hàng đầu là hệ thống xử lý nước thải và bảo vệ môi sinh, môi trường. Công ty đã tính toán và lựa chọn đầu tư các thiết bị công nghệ, vật tư…do các nước công nghiệp phát triển sản xuất (G7). Nhu cầu xăng dầu thế giới và Việt Nam tăng cao Thị trường xăng dầu của thế giới Dầu mỏ và các sản phẩm có gốc dầu mỏ (khí đốt, than) là dạng năng lượng chủ yếu, được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới. Bảng Tỷ lệ các dạng năng lượng tiêu thụ trên thế giới Nguồn năng lượng - tỷ lệ Dầu mỏ Than đá Khí tự nhiên Khí sinh học Hạt nhân Thủy điện Loại khác (sức gió, điện mặt trời ...) 100% 35,0% 23,5% 21,0% 11,0% 7,0% 2,0% 0,5% Nguồn: Báo cáo giải trình kinh tế kỹ thuật Hiện nay, thị trường xăng dầu của thế giới được đặc trưng bởi hai yếu tố là lượng cung không đủ đáp ứng nhu cầu và giá cả tăng cao. Nguyên nhân của tình trạng này được lý giải bởi các yếu tố biến động chính trị như chiến tranh, địa chính bất ổn định tại các vùng có trữ lượng dầu mỏ như Trung Đông hay tại các quốc gia có khối lượng cung cấp dầu lớn như Nigieria, Venezuyela. Ngoài ra, giá xăng dầu trên thị trường thế giới bất ổn còn do sự cạnh tranh, độc quyền khai thác sản xuất và đầu cơ của các tập đoàn dầu mỏ xuyên quốc gia. Do giá cao và nguồn cung cấp cạn kiệt và ngày càng hạn chế, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế toàn cầu nên một số quốc gia đã phải tiến hành các biện pháp tiết giảm sử dụng dầu mỏ, chuyển sang các dạng năng lượng khác để thay thế như than đá, khí tự nhiên, năng lượng gió, mặt trời và hạt nhân... Tuy nhiên, đến nay con người vẫn chưa thể tìm ra được nguồn năng lượng mới kinh tế và ưu việt hơn và theo đánh giá chung thì dầu mỏ vẫn là nguồn năng lượng chủ yếu của thế giới trong vòng 40 năm tới. Thị trường xăng dầu khu vực Châu Á Hiện nay, khu vực Châu á - Thái Bình Dương được xem như là một thị trường xăng dầu năng động của thế giới, bởi sự gia tăng mạnh mẽ về mức tiêu thụ. Theo số liệu thống kê năm 2004, khu vực Châu á - Thái Bình Dương nhập khẩu 191.6 triệu tấn dầu sản phẩm các loại, chiếm khoảng 39.06% tổng khối lượng xăng dầu nhập khẩu toàn thế giới (Mỹ chiếm khoảng 25.44 % và Châu Âu khoảng 21.28%). Thử thách quan trọng mà khu vực Châu Á phải đối mặt đó là sự suy giảm về sản lượng dầu khai thác nên phải tăng cường nhập khẩu trong vòng 10 – 15 năm tới. Để đảm bảo an toàn năng lượng, Trung Quốc là nước đi theo sau Nhật Bản và Hàn Quốc trong tiến trình để đảm bảo trữ lượng dầu ở nước ngoài. Ngoài ra, nhiều dự án đường ống đang được xem xét nhằm mục đích chuyển dầu từ các mỏ dầu của Nga tới vùng Đông Bắc á nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn dầu phải nhập khẩu từ khu vực Trung Đông. Sự tăng trưởng mạnh mẽ về kinh tế có liên hệ mật thiết với sự gia tăng về tiêu thụ năng lượng và điều này là trường hợp điển hình ở Châu Á. Qua nhiều thập kỷ, nền kinh tế của Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc và tới năm 1990 là Nhật Bản đã và đang tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Tiêu thụ sản phẩm dầu khí ở các nước Châu Á tăng trưởng ở mức 5 – 6 % mỗi năm từ giữa những năm 1980 – 1990. Dự kiến tiêu thụ dầu hàng năm ở Châu Á Tiêu thụ về khí ga hoá lỏng và naphtha dự tính vẫn tăng mạnh do mở rộng việc sử dụng những nguồn năng lượng từ sản phẩm hoá dầu nhưng vẫn sẽ chậm hơn tiêu thụ dự tính về nhiên liệu dùng cho vận tải như xăng, dầu diesel và xăng máy bay. Hiện tại, khu vực Châu Á nhập khẩu xấp xỉ 11 triệu thùng dầu/ ngày chiếm 59% tổng sản lượng dầu tiêu thụ, dự báo cho thời gian tới sẽ tăng trưởng mạnh trong tương lai và có thể đạt mức 14-15 triệu thùng dầu /ngày, chiếm 65 -69% tổng sản lượng tiêu thụ vào cuối thập kỷ này. Thị trường xăng dầu Việt nam Tại Việt Nam, nhu cầu về năng lượng nói chung và xăng dầu nói riêng tăng lên nhanh chóng theo nhịp độ phát triển của kinh tế đất nước. Nếu tính từ những năm 1996 đến nay, kinh tế Việt Nam liên tục đạt được mức tăng trưởng cao, tương ứng với sự phát triển của kinh tế, nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu cũng tăng dần qua các năm, chi tiết như sau: Đơn vị: Nghìn tấn STT NĂM TỔNG SỐ STT NĂM TỔNG SỐ 1 1996 5.457 7 2002 10.607 2 1997 5.698 8 2003 11.009 3 1998 6.582 9 2004 11.867 4 1999 7.068 10 2005 12.730 5 2000 8.671 11 2006 13.580 6 2001 8.946 12 2007 16.083 13 2008 17.209 Nguồn: Cục thống kê Khối lượng này không bao gồm 150.000 tấn mỗi năm mà các nhà thầu được nhập để phục vụ cho thăm dò và khai thác dầu khí. Dự báo nhu cầu tiêu thụ trong các năm tới của Viện nam khi có nhà máy lọc dầu như sau: Đơn vị: tấn TT LOẠI XĂNG DẦU Nhu cầu trong nước Dự báo tổng sản phẩm của Nhà máy lọc dầu Nhu cầu nhập (-) và xuất (+) 2010 2020 2010 2020 1 Xăng 3.031.000 7.669.923 1.900.000 - 2.020.000 - 5.869.000 2 Dầu hỏa và Jet-A1 736.000 1.401.791 410.000 -534.000 - 1.042.000 3 Dầu Diesel 7.823.000 19.795.444 2.998.000 - 6.204.000 - 16.916.000 4 Dầu Mazut 3.295.000 8.336.787 320.000 - 3.126.000 - 8.037.000 Tổng số 14.884.000 37.205.966 5.628.000 11.884.000 - 31.864.000 5 Tỷ lệ thiếu hụt - - 79,84% 85,65% Nguồn: Báo cáo khả thi dự án Như vậy, sau khi nhà máy lọc dầu Dung quất đi vào hoạt động tháng 02/2009, dự kiến giai đọan 2009 - 2010, Việt Nam vẫn cần phải nhập khẩu chủ yếu là các mặt hàng xăng, dầu Diezel và Mazut với tỷ lệ thiếu hụt dự kiến khoảng 80% vào năm 2010 và 86% vào năm 2020. Khách hàng tiềm năng của kho xăng dầu ngoại quan Vân Phong Khách hàng của kho ngoại quan sẽ là các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu Việt Nam, trong đó có Petrolimex và các hãng nước ngoài sử dụng kho ngoại quan để cung cấp cho các công ty kinh doanh trong nước, trong đó có Kuo Oil (là công ty cùng nằm trong Kuo International, công ty mẹ của PB Tankers, nhà cung cấp chính sản phẩm dầu mỏ nhập khẩu cho thị trường Việt Nam) hay để trung chuyển sang các nước trong khu vực. Để đảm bảo hiệu quả đầu tư một cách chắc chắn, các đối tác tham gia công ty liên doanh xác định quy mô kho giai đoạn đầu tư ban đầu được tính toán trên cơ sở xác định khối lượng hàng hóa mà hai đối tác chính tham gia công ty liên doanh đang kinh doanh là Petrolimex và Kuo Oil. Theo đó, trong đầu tư giai đoạn 1, sản lượng tính toán của kho ngoại quan được xác định trung bình là 0,5 trịêu m3-tấn/năm cho cả ba lọai sản phẩm dầu Diesel, Xăng và Mazut. Đối với các mặt hàng khác, tùy điều kiện kinh doanh trong nước (nhu cầu tăng, thiếu do cơ cấu đầu tư...) và nhu cầu cung cấp ngoại quan tại vùng, khu vực...sẽ được tính đến để đầu tư và phát triển kinh doanh bổ sung. Quy mô dự án, các hạng mục đầu tư và tiến độ thực hiện Quy mô của dự án. Dự án kho ngoại quan Vân Phong có tổng sức chứa là 1 triệu m3, trong đó, giai đoạn 1 sẽ xây dựng 29 bể chứa xăng dầu sản phẩm với tổng sức chứa 505 ngàn m3, hệ thống 04 cầu cảng có thể tiếp nhận tàu trọng tải lên đến 150 ngàn tấn. Với lợi thế mực nước sâu lên đến 19 mét, đây sẽ là kho cảng đầu tiên của Việt Nam có thể tiếp nhận tàu trọng tải cỡ lớn lên đến 150 ngàn tấn trong khi các kho cảng hiện tại của Việt Nam chỉ có thể tiếp nhận tàu lên đến 40 ngàn tấn. Một số thông số kỹ thuật của kho như sau: Lưu lượng nhập xuất Cầu cảng Sản phẩm Lưu lượng (m3/hr) Ghi chú Nhập Xuất Cầu số 1: Từ 3,000 DWT Đến 10,000 DWT Xăng 300-600 (components) 300-600 Diesel n.a 300-600 Mazut 300-600 (components) 300-600 Dầu sáng 300-600 Giai đoạn 2 Dầu đen 300-600 Giai đoạn 2 Cầu số 2: Từ 10,000 DWT Đến 25,000 DWT Xăng 600 (components) 600 Diesel n.a 800-1,200 Mazut 600 (component) 600-1,200 Dầu sáng 800-1,200 Giai đoạn 2 Dầu đen 600-1,200 Giai đoạn 2 Cầu số 3: Từ 25,000 DWT Đến 50,000 DWT Xăng 1,200 600 Diesel 1,200-2,400 800-1,200 Mazut 1,200-2,400 600-1,200 Dầu sáng 1,200-2,400 800-1,200 Giai đoạn 2 Dầu đen 1,200-2,400 600-1,200 Giai đoạn 2 Cầu số 4: 50,000 DWT Đến 150,000 DWT Xăng 1,200 n.a Diesel 1,200-2,400 800-1,200 Mazut 1,200-2,400 600-1,200 Dầu sáng 1,200-2,400 800-1,200 Giai đoạn 2 Dầu đen 1,200-2,400 600-1,200 Giai đoạn 2 Cầu số 5: Từ 25,000 DWT Đến 150,000 DWT Xăng 1,200 n.a Giai đoạn 2 Diesel 1,200-2,400 800-1,200 Mazut

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Quân đội.DOC