Đề tài hoàn thiện hệ thống kênh phân phối sản phẩm của công ty tnhh công nghệ và thương mại vcom

Để có được thương hiệu nổi tiếng, công ty cần tiến hành quảng cáo. Với các hình thức phù hợp với mặt hàng công ty đang kinh doanh và hiệu quả đói với công việc mà công ty đang theo đuổi. Công ty có thể quảng cáo trên các web thương mại.

Cần phải quan tâm tới việc nâng cao nghiệp vụ bán hàng của nhân viên trong công ty, đặc biệt là khả năng thương thuyết của nhân viên kinh doanh. Muốn thực hiện được điều này bộ phận nhân sự phải chú ý khi tuyển nhân viên.

Đối với các thị trường mà công ty chưa phục vụ, công ty nên lưu tâm đến vấn đề sử dụng chính sách giá có tính đến chi phí cho việc vận chuyển và xem xét những yếu tố tăng khả năng cạnh tranh .

Nhằm đảm bảo cho các mục tiêu đề ra, công ty nên quan tâm hơn đến đầu tư các yếu tố vật chất, đặc biệt là công tác vận chuyển.

 

doc58 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1232 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài hoàn thiện hệ thống kênh phân phối sản phẩm của công ty tnhh công nghệ và thương mại vcom, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i chính 41289 23356 -18933 -48,66 9.Lợi nhuận trước thuế 86825 45735 -41090 -48,85 10. Thuế thu nhập 27784 14635 -13149 -47,73 11 .Lợi nhuận sau thuế 59041 31090 -27942 -47,73 Bảng số 02: Bảng kết quả hoạt động sản xuẩt kinh doanh của Công ty Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh, ta thấy tổng doanh thu của công ty từ 31.507,120 triệu đồng của năm 2002 lên 42,842,448 triệu đồng vào năm 2003( tổng doanh thu cao nhất từ trước đến nay) tương ứng tăng 35,98%. Nhìn tổng quát có thể nói rằng công ty đang phát triển tốt và ngày càng tốt hơn. Tuy nhiên, khi đi sâu vào xem xét thì ta thấy rằng lợi nhuận kinh doanh giảm từ 45,535 nghìn đồng xuống còn 23,378 nghìn đồng, chủ yếu do giá vốn hàng bán tăng nhanh hơn doanh thu ( giá vốn hàng bán tăng 17,26% trong khi đó doanh thu chỉ tăng 35,98%). Về chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp thì đây là một yếu tố của việc mở rộng qui mô và phạm vi hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng tăng khá nhanh, ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của công ty. Vì vậy, cần phải có những biện pháp thích hợp để quản lý chặt chẽ những chi phí này. Lợi nhuận hoạt động tài chính của công ty thường chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng lợi nhuận của công ty( khoảng hơn 50% lợi nhuận), chủ yếu là lãi bán hàng trả chậm, hoạt động đầu tư tài chính dài hạn và cho thuê tài sản Trong năm 2003, khoản này cũng giảm đáng kể từ 41,289 triệu đồng của năm 2002 xuống 33,356 triệu đồng, tương đương là 45,85% . Sự giảm này là công ty đã giảm khoản đầu tư tài chính dài hạn từ 594,89 triệu đồng xuống còn26,28 triệu đồng, tương đương là 95,58% và giảm việc cho thuê tài sản. Vì những nguyên nhân trên mà lợi nhuận sau cùng của năm 2002 cũng giảm mạnh 47,33% tức là giảm từ 59,401 nghìn đồng xuống 31,090 nghìn đồng. Để xem xét hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty, ta có thể xem xét một số chỉ tiêu sau đây: Chỉ tiêu = Tổng lợi nhuận / tổng chi phí (Giá vốn và chi phí) Năm 2002: Chỉ tiêu = 86825/ (1905823+ 152332+ 1707954) Chỉ tiêu = 0, 0027 Năm 2003 Chỉ tiêu = 45735/ (2211111+172532+ 2058779) Chỉ tiêu = 0,001 Chỉ tiêu này cho thấy cứ bỏ một đồng giá vốn và chi phí thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu nay đã bị giảm rõ rệt trong năm 2003, điều này được đánh giá là không tốt, công ty cần tìm hiểu rõ những nguyên nhân để từ đó có những hướng khắc phục cụ thể. II/ Các yếu tố ảnh hưởng đến kết qủa hoạt động kinh doanh của công ty TNHh CÔNG NGHệ Và THƯƠNG MạI VCOM 1. Các yếu tố thuộc môi trường vi mô Cạnh tranh ngày càng tăng, cạnh tranh toàn cầu đã trở thành phổ biến trong ngành công nghệ thông tin đặc biệt là ngành linh kiện máy vi tính. Ngày càng nhiều công ty đang cạnh tranh không chỉ với những cạnh tranh trong nước mà còn với công ty nước ngoài. Trong lĩnh vực này, các công ty ngày càng khó phân biệt marketing-mix của công ty mình với các công ty đối thủ cạnh tranh. Khả năng giữ vị trí dẫn đầu về sản phẩm độc đáo hoặc chất lượng cao la rất khó khăn vì sự chuyển đổi kỹ thuật diễn ra rất nhanh chóng. Các công ty trong lĩnh vực này đa số canh tranh nhau dựa trên giá cả và chất lượng phục vụ của từng công ty 1.1. Các đối thủ cạnh tranh Các đối thủ cạnh tranh hiện tại Đối thủ cạnh tranh trực tiếp của công ty nhiều về số luợng, và đa phần họ là những công ty lớn, có lịch sử lâu đời hơn, đội ngũ cán bộ của họ lành nghề hơn, có nhiều kinh nghiệm hơn. Các sản phẩm kinh doanh của công ty có mối liên hệ khá chặt chẽ với nhau. Nhưng để xem xét dưới góc độ cạnh tranh , ở đây chúng ta có thể chia thị trường của công ty thành các mảng sản phẩm như sau: Thị trường máy tính và các thiết bị bổ sung Đây là thị trường kinh doanh các loại sản phẩm có chu kỳ sống tương đối ngắn, tốc độ phát triển và cải tiến, thay đổi các dạng sản phẩm nhanh, cạnh tranh với cường độ cao và có nhiều đối thủ trên thị trường Thị trường này có mối liên hệ mật thiết với các thị trường khác của công ty như: Thị trường máy in, thị trường phần mềm. Mối liên hệ này là hiển nhiên, vì xét dưới góc độ công nghệ thì cấu hình máy vi tính quyết định các phần mêm đi kèm với nó và phần mềm ứng dụng khác. Phần lớn đối thủ của công ty trong mảng thị trường này là các công ty có qui mô lớn như: Công ty TNHH thương mại máy tính á Châu, Công ty TNHH công nghệ thương mại Nhật Hải, Công ty máy tính Đồng Tâm.. Các công ty hàng đầu trên mảng thị trường này là: công ty máy tính và truyền thông CMC, công ty Mê Kông Xanh là những công ty sản xuất phần cứng của máy vi tính, tiếp theo phải kể đến FPT, nhà phân phối và bảo hành phần lớn các thiết bị điện tử tin học nhập khẩu vào Việt Nam. Tuy nhiên, trên mảng thị trường này thì công ty ít cạnh tranh với các công ty này. Thị trường máy in và các linh kiện, các sản phẩm kèm theo Đây là thị trường tương đối lớn và có tốc độ phát triển khá nhanh. Nhu cầu về in ấn ngày càng tăng và có nhiều đòi hỏi cao. Đi đầu trong thị trường này vẫn là các sản phẩm của HP một công ty có tầm cỡ quốc tế. Hầu hết các sản phẩm mà đối thủ cạnh tranh củaCông ty TNHH Công Nghệ và Thương Mại VCOM kinh doanh đều là của HP, từ máy in đến mực in.Trong mảng thị trường này, các đối thử cạnh tranh của công ty không phải là các đại lý chính của HP hay các nhà sản xuất khác, như Xerox.. mà các đối thủ cạnh tranh ở đây là các công ty cùng kinh doanh sản phẩm này và các cửa hàng thiết bị văn phòng, các cửa hàng kinh doanh văn phòng phẩm… Đối với các đới thủ cạnh tranh là những công ty có qui mô tương tự, công ty gặp phải nhiều trở ngại lớn, vì họ có cùng cách thức kinh doanh và họ có nhiều kinh nghiệm hơn. Để cạnh tranh trên thị trường này công ty chủ yếu dựa trên khả năng linh hoạt về giá cả và các chất lượng dịch vụ kèm theo, dần khẳng định uy tín chất lượng của mình. Thị trường phần mềm Phần mềm là sản phẩm hàm chứa lượng chất xám cao, giá trị của nó không biểu hiện ra bên ngoài. Thị trường phần mềm là nơi diễn ra các trao đổi, mua bán phần mềm giữa hai hay nhiều đối tác với nhau phục vụ cho mục đích, nhu cầu của họ Các đối thủ cạnh tranh trong thị trường phần mềm đối với công ty là các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp , họ là những người làm ra hoặc kinh doanh các loại sản phẩm này. Đối với khách hàng họ đòi hỏi sản phẩm có độ thích nghi cao, ví dụ, một chương trình quản lý tiêu thụ, một phần mềm xử lý số liệu đều phải phù hợp với từng doanh nghiệp, từng đối tượng.. Do đó, cạnh tranh trong môi truờng này đòi hỏi chủ yếu là các dịch vụ đi kèm, chính những nhân viên bán hàng với trình độ chuyên môn của họ là công cụ cạnh tranh tốt nhất. Khi cạnh tranh trong môi trường này, công ty gặp phải trở ngại lớn nắm vai trò quyết định. Thứ nhất, sự cạnh tranh bán hàng cá nhân của các đối thủ. Các sản phẩm của họ khi bàn giao cho khách hàng thường hoạt động tốt hơn, phù hợp với các ứng dụng của khách hàng. Thứ hai là khi kinh doanh sản phẩm này yếu tố đầu vào của công ty không tốt, công ty thường đi sau các đối thủ trong vấn đề kinh doanh sản phẩm mới. Một lý do nữ a từ phía bản thân công ty là sự phân chia nguồn lực từ sản phẩm nayg tương đối ít. Thị trường in ấn và chế bản Trong thị trường này đối thủ cạnh tranh của công ty là các cửa hàng kinh doanh dịch vụ in ấn, các công ty quảng cáo và chế bản . Công ty gặp phải sự cạnh tranh về giá lẫn mức độ lành nghề chuyên môn của đối thủ. Các lĩnh vực kinh doanh này cũng tương đối nhanh, và do đó dẫn đến cạnh tranh về giá. Vì không có sự chuyên sâu trong lĩnh vực này nên công ty không có khả năng hạ giá thành và giảm giá bán. Bên cạnh đó, công ty cũng không có đội ngũ chuyên môn giỏi vì sản phẩm này đòi hỏi trình độ kỹ thuật chuyên môn cao. Trong những mảng còn yếu, công ty cần xen xét cân nhắc phất triển, duy trì, loại bỏ khỏi danh mục của công ty. Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn Chính sách tự do thương mại, cùng với việc bãi bỏ giấy phép kinh doanh đối với phần lớn các ngành nghề đã làm rào cản gia nhập ngành trở nên thấp, các tổ chức cá nhân đều có thể tham gia hoạt động kinh doanh thương mại trong cùng lĩnh vực với Công ty TNHH Công Nghệ và Thương Mại VCOM. Thị trường máy in, máy tính, điện thoại di động… là những thị trường đang có sức phát triển mạnh mẽ và có sức hấp dẫn lớn với những điều kiện kinh doanh khá đơn giản và với tỉ lệ lợi nhuận tương đối cao và đang là động lực lớn thu hút các tổ chức cá nhân tham gia kinh doanh. Ngoài ra không thể không kể đến các đối thủ cạnh tranh trên thị trường ảo là mạng internet đang hết sức sôi động. Đó là thị trường mua bán qua mạng internet và trao đổi các linh kiện máy vi tính tại các quán cà phê hay dịch vụ giao đến tận nhà. Mức bán của thị trường này cũng hết sức lớn khoảng hơn 20% tổng lượng linh kiện máy vi tính bán ra đặc biệt là mạng internet đang rất phát triển và tương lai sẽ thay thế các mô hình kinh doanh cũ. Đây là đối thủ đáng gờm với các công ty kinh doanh. Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới nên công ty còn có thêm những đối thủ cạnh tranh gián tiếp như các trung tâm thương mại lớn, các siêu thị, các trung tâm điện máy có sự đầu tư lớn và tính chuyên nghiệp của nước ngoài.. Đây là một đối thủ tiềm ẩn mà các công ty máy tính phải hết sức đề phòng. Tóm lại công ty cần tìm hiểu các thông tin về hoạt động của kênh phân phối của các đối thủ cạnh tranh từ đó dưa ra chính sách kênh phân phối tốt nhất cho các sản phẩm của công ty và khắc phục những tồn tại, hạn chế trong hệ thống kênh phân phối của mình. 1.2 Phân tích khả năng của công ty * Khả năng về nguồn lực: - Về tài chính: Khi thành lập công ty số vốn hơn 1 tỷ đồng, tổng số vốn huy động hơn 10 tỷ đồng. Qua thời gian hoạt động kinh doanh số vốn của công ty đã không ngừng tăng lên điều này cho phép công ty có được lợi thế trong việc kinh doanh - Về nhân lực: Công ty có số lượng nhân viên có trình độ khá cao. Hằng năm công ty liên tục mở các khoá đào tạo nghiệp vụ ngắn hạn cho nhân viên trong công ty, đồng thời luôn tạo điều kiện cũng như hỗ trợ kinh phí cho những đối tượng có năng lực nâng cao trình độ của mình * Khả năng Marketing Cũng giống như các công ty khác hoạt động trong ngành cung cấp linh kiên máy vi tính hoạt động thị trường của công ty nhìn chung chưa phát triển và mở rộng. Nguyên nhân của mặt tồn tại này là do sự nhận thức về vai trò marketing trong công ty chưa rõ ràng chưa được chính xác. Các hoạt đông nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu dữ liệu thứ cấp : hoạt động nghiên cứu thị trường chưa được thực hiện. 2. Những yếu tố thuộc môi trường vĩ mô Trong phạm vi mục này, những yếu tố thuộc môi trường vĩ mô được đề cập đến là những yếu tố có quan hệ tới tình hình tiêu thụ của công ty. 2.1 Môi trường chính trị luật pháp Đây là những yếu tố thuộc môi trường phức tạp nhất và không thể lượng hoá được tác động của nó lên hoạt động tiêu thụ của công ty Những yếu tố thuộc môi trường này tạo nên những cơ hội cũng như nguy cơ cho tất cả các tác nhân trong nền kinh tế. Nắm bắt được sự thay đổi của môi trường chính trị luật pháp sẽ giúp công ty đưa ra những chính sách phù hợp, tránh được những thiếu sót đáng tiếc. Trên đường lối phát triển của đất nước, Đảng và nhà nước ta đã dành nhiều sự ưu tiên cho các ngành kinh tế mũi nhọn đặc biệt là ngành điện tử tin học, chính phủ đã đề ra chiến lược cho sự phát triển công nghệ tin học Việt Nam là “ đi trước đón đầu”. Từ những năm đầu của công cuộc đổi mới kinh tế, đảng cộng sản Việt Nam và nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã chú trọng xây dựng cơ sở luật pháp, cơ chế quản lý tạo nền móng cho các thành phần kinh tế phát triển và quản lý sân chơi của họ sao cho công bằng và phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Luật công ty, luật doanh nghiệp ra đời là những công cụ điều tiết sát với thực tế hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc chuyển đổi các doanh nghiệp nhà nước thành các công ty cổ phần và việc bắt buộc các công ty các doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp đã phần nào đảm bảo tính công bằng trong hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường giữa các công ty. Giờ đây, các công ty có quyền hạn tương đối giống nhau. Họ có quyền quyết định hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình và các doanh nghiệp đều bình đẳng trước pháp luật. Đối với các doanh nghiệp lớn mà tiền thân là các doanh nghiệp nhà nước, việc mua sắm, trang bị cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động của công ty mình mà không phải chờ quyết định của nhà nước nữa, điều này làm bớt sự phức tạp trong quá trình ra quyết định mua của các tổ chức khách hàng. Tức là quá trình mua sẽ ngắn và ít phức tạp hơn, cơ hội bán được hàng cho các doanh nghiệp này sẽ cao hơn. Tuy nhiên, khi các doanh nghiệp đều phải tự đảm bảo sự sống còn và phát triển của mình thì họ cũng phải đặt hiệu quả kinh doanh lên hàng đầu, nạn quan liêu phải mất đi, những khoản chi phí sẽ phải hợp lý hơn. Những trang thiết bị được mua sẽ phải được cân nhắc kỹ hơn, và chúng phải đảm bảo về chất lượng cũng như giá cả, và sự phù hợp với công việc của họ. Những công ty bán hàng phải đưa ra phương án thiết kế hàng hoá sao cho hợp lý và có hiệu quả nhất. Đối với Công ty TNHH Công Nghệ và Thương Mại VCOM , cần phải có được những nhân viên bán hàng giỏi, có khả năng bán hàng giỏi, nắm bắt được nhu cầu của khách hàng . Mới đây, quốc hội đã thông qua việc bãi bỏ giấy phép kinh doanh đối với một số mặt hàng mà trong đó có mặt hàng mà Công ty TNHH Công Nghệ và Thương Mại VCOM kinh doanh như: các dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ in ấn…điều này làm giảm rào cản gia nhập ngành đối với sản phẩm của công ty, tức là công ty phải đối mặt với cạnh tranh từ nhiều phía và bằng nhiều hình thức khác nhau. Xu hưóng hội nhập và toàn cầu hoá kinh tế đang ngày càng phát triển, Việt Nam là thành viên của Asean, đang trong tiến trình gia nhập AFTA, tiến tới gia nhập WTO. Nhìn chung cho tới khi đó,Việt Nam sẽ là đất nước tương đối phát triển, thu nhập bình quân đầu người sẽ cao hơn và có nhiều biến đổi, xuất phát từ đó nhu cầu về hàng hoá công nghiệp cũng sẽ tăng. Các hoạt động cá nhân và tổ chức trong nền kinh tế sẽ trở nên chuyên môn hơn, họ sẽ tập trung nguồn lực của mình vào một vài lĩnh vực và lĩnh vực khác họ sẽ “ mua” của các cá nhân và tổ chức khác. Tuy nhiên, cùng với sự gia tăng của nhu cầu thì số lượng các tác nhân tham gia vào ngành cũng gia tăng, cạnh tranh trong ngành nói riêng và trong nền kinh tế nói chung sẽ có nhiều biến đổi phức tạp hơn. 2.2 Môi trường kinh tế Đây là môi trường có ảnh hưởng đến toàn bộ các hoạt động của doanh nghiệp. Dưới đây chúng ta xem xét một số yếu tố kinh tế chính ảnh hưởng tới hoạt động phân phối của công ty. Lạm phát Là vấn đề cố hữu của mọi nền kinh tế thị trường, đặc biệt ở nứơc ta, tình hình lạm phát khá phức tạp, thay đổi dữ dội từ thời kỳ lạm phát phi mã đến thiểu phát. Lạm phát có ảnh hưởng lớn đến tất cả các cá nhân và tổ chức trong nền kinh tế, nhất là đối với người tiêu dùng. Người tiêu dùng là cá nhân hay hộ gia đình sẽ giảm hoặc không mua các mặt hàng đắt tiền hoặc không phải là nhu yếu phẩm hàng ngày, những khách hàng công nghiệp thì sẽ thắt chặt chi tiêu, giảm đầu tư. Đi đôi với lạm phát thị trường là tỉ lệ lãi suất cao, trong trường hợp đó công ty phải giảm lưu kho để góp phần giảm chi phí kinh doanh, tiếp đó, công ty cần tìm được mức giá đặc biệt và hỗ trợ xúc tiến cao từ phía nhà sản xuất Công ty TNHH Công Nghệ và Thương Mại VCOM ra đời và phát triển trong tình hình lạm phát ổn định và có thể kiểm soát được. Với sự phát triển ổn định của đất nươc, trong thời gian qua những ảnh hưởng của thời kỳ lạm phát trước đây đã dần dần mất đi. Tốc độ tăng trưởng kinh tế Nền kinh tế Việt Nam có tốc độ phát triển khá ổn định, ngay cả khi cuộc khủng hoảng kinh tế châu á xảy ra năm 1997 gây nên sự suy thoái trên toàn cầu thì Việt Nam vẫn tăng trưởng với tốc độ 6,7%. Trong những năm qua tốc độ tăng trưởng của Việt Nam tương đối cao và ổn định trong khoảng từ 6 tới 7%. Thu nhập bình quân đầu người cũng tăng khá nhanh, đặc biệt là khu vực thành thị. Điều này có thể nói lên xu hướng tăng tiết kiệm và tăng chi tiêu đối với một số loại hàng hoá như: bảo hiểm, các dịch vụ vui chơi giải trí, hàng hoá lâu bền, xa xỉ, giảm chi tiêu cho những hàng hoá thông thường và hàng hoá thấp cấp. Các tổ chức kinh tế xã hội cũng phát triển theo sự phát triển chung của đất nước, nhu cầu sử dụng các sản phẩm phục vụ cho tổ chức ngày càng tăng Như vậy có thể dự đoán rằng xu hướng tiêu dùng các sản phẩm như: máy tính, thiết bị văn phòng sẽ tăng lên trong thời gian tới. Đây là một điều đáng mừng vì điều này nói lên rằng sức mua của thị trường sẽ tăng lên, công ty sẽ có nhiều cơ hội bán hàng. Với mức sống ngày càng cao, khách hàng ngày càng trở nên khó tính và khắt khe hơn, họ ít trung thành với một nhãn hiệu hay một công ty nào đó. Mặt khác, ngày nay các sản phẩm cạnh tranh trên thị trường hầu hết là tuơng đối đồng nhất về chất lượng, giá cả nên yếu tố quyết định tới sự lựa chọn sản phẩm hay công ty của khách hàng chính là các dịch vụ mà công ty cung cấp cho họ, thái độ và thiện chí của các nhân viên bán hàng. Tuy nhiên, với tình hình chính trị ổn định, kinh tế tăng trưởng đều và khá cao. Việt Nam sẽ là mục tiêu của các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó sẽ có không ít các đối thủ cạnh tranh với Công ty TNHH Công Nghệ và Thương Mại VCOM . 2.3 Môi trường khoa học công nghệ Công nghệ đang thay đổi liên tục và nhanh chóng, đặc biệt trong tình hình hiện nay, có những công nghệ vừa ra đời hôm nay thì ngày mai đã có thể trở nên lạc hậu. Việt Nam là một nước đang phát triển, đang trên con đường công nghiệp hoá- hiện đại hoá, những biến đổi của công nghệ trên thế giới đều nhanh chóng tác động đến môi trường trong nước. Hoạt động bán hàng và quản lý kênh nói chung cũng chịu nhiều tác động của những thay đổi về công nghệ. Lịch sử ngành bán hàng đã trải qua các giai đoạn từ trao đổi hiện vật đến bán hàng trực tiếp, từ bán lẻ đến các cửa hàng tự chọn, rồi đến các siêu thị hay trung tâm thương mại, các cuộc đàm phán trước đây là trực tiếp “ mặt đối mặt”, đến khi thư tín ra đời thì nó đã góp phần làm cho các cuộc giao dịch dễ dàng hơn. Và ngày nay, mọi cuộc giao dịch trao đổi mua bán đều có thể được thực hiện qua các phương tiện hiện đại như máy tính, điện thoại.. Giờ đây, một người ngồi trong nhà có thể mua được mọi thứ từ hoa quả cho đến cổ phiếu, … chỉ cần có một máy tính nối mạng… Sự phát triển của công nghệ kéo theo nhiều thay đổi trong ngành bán hàng, hàng loạt các thuật ngữ ra đời để khái niệm những phương pháp mới, đó là: Telemarketing: Đó là việc sử dụng kỹ thuật thông ttin vô tuyến hiện đại cùng với hệ thống quản lý tiên tiến, máy tính và con người được đào tạo để thực hiện truyền tin ra thị trường, xúc tiến vằ bán sản phẩm. Teleshopping và Computershopping Đây là phương pháp mua hàng hoá và dịch vụ của người tiêu dùng nhờ các phương tiện điện tử điều khiển từ xa nối với Tivi hoặc Computer Ngay từ khi bắt tay vào công việc kinh doanh, Công ty TNHH Công Nghệ và Thương Mại VCOM đã áp dụng những thành tựu khoa học tiên tiến vào việc bán hàng. Tuy nhiên, phương tiện thư tín và điện thoại chủ yếu được dùng vào việc thăm hỏi hay liên lạc với những khách hàng cũ, còn phương tiện để chào hàng là Internet. Ngoài ra công ty còn sử dụng Internet để quảng cáo cho công ty và cho sản phẩm. Rất khó có thể lượng hoá những gì mà công ty đã làm bởi vì chính công ty cũng không có một con số thống kê nào về số lượng E- mail gửi đi và số được hồi âm cũng không thể đánh giá được hiệu quả của những quảng cáo trên Internet. Nhưng theo nhận định của công ty thì việc áp dụng những thành tựu của khoa học công nghệ đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. 2.4 Môi trường nhân khẩu Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị của cả nước, là nơi tập trung nhiều cơ quan trường học… đây là nguyên nhân của việc mỗi nâưm có hàng ngàn lao động di chuyển từ khắp nơi về Hà Nội, dân số tăng cơ học và chủ yếu là những người trong độ tuổi lao động đã làm tăng nhu cầu về nhiều loại hàng hoá, cả những hàng hoá phục vụ cho nhu cầu cơ bản của cuộc sống và những hàng hoá phục vụ cho nhu cầu khác. Những biến động trong môi trường nhân khẩu sẽ tác động lên cầu về hàng hoá của công ty. Cùng với sự phát triển của đất nước, nhu cầu về tiêu dùng các sản phẩm như: các thiết bị máy vi tính, các thiết bị văn phòng, các dịch vụ in ấn… cũng gia tăng. Công ty ra đời và phát triển trong điều kiện môi trường có nhiều thuận lợi, trong thời gian qua doanh số của công ty không ngừng tăng lên, công ty đã biết phát huy thế mạnh của mình, tập trung nguồn lực của mình vào đó và đã thu được nhiều thành công đáng kể. Số lượng khách hàng của công ty ngày càng tăng và càng có thêm nhiều khách hàng trung thành. 2.5 Môi trường văn hoá xã hội Ngày nay trình độ công nghệ đang phát triển mạnh mẽ, mặt bằng dân trí nâng cao và nhu cầu hội nhập quốc tế thì chiếc máy tính đã trở thành một công cụ cần thiết đối với các doanh nhân, các nhân viên kinh doanh, kiến trúc sư, các sinh viên nó giúp học tập hiệu quả, tìm kiếm thông tin một cách dễ dàng, giải trí như nghe nhạc xem phim, chơi game, để làm việc... vì thế cho nên công ty cung cấp cá thiết bị linh kiện máy vi tính là rất phù hợp. Từ những vấn đề trên cũng có thể thấy môi trường văn hoá xã hội cũng đang góp phần làm cho laptop phát triển mạnh hơn. 2.6 Môi trường địa lý Việt Nam nằm trên bán đảo Đông Dưong ở vị trí trung tâm của Đông Nam á là vị trí hết sức thuận lơi. Với đường biên giới đất liền dài hơn 4550 km giáp với Trung Quốc, Lào, Campuchia rất thuận tiện cho giao thông đường bộ, đường sắt và bờ biển dài hơn 3260 km thuận tiện cho giao thông đưòng sông nên giao thông rất thuận tiện cho việc xuất nhập khẩu các linh kiện máy vi tính từ những thị trường lớn như Trung Quốc, Singapore và Malaysia... Tuy nhiên việc kinh doanh linh kiện máy vi tính đang phát triển nhanh ở những thành phố có trình độ công nghệ phát triển, có thu nhập bình quân cao và mật độ dân cư lớn nên hiện nay thị trường này tập chung chủ yếu ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. III/ Thực trạng kênh phân phối của công ty Đối với công ty, kênh phân phối được xem như là một dãy quyền sở hữu các hàng hoá khi chúng chuyển qua các tổ chức khác nhau, các tổ chức trong kênh có thể được coi là các thành viên trong kênh. Như vậy, các thành viên kênh phân phối của công ty sẽ là tất cả các tổ chức có liên quan đến dòng chảy quyền sở hữu hàng hoá. Theo quan niệm này, các thành viên trong kênh bao gồm: những nhà cung cấp, nhà phân phối và khách hàng. 1. Sơ đồ cấu trúc kênh phân phối của công ty: Nhà sản xuất Nhà nhập khẩu Các đối tác Công ty VCOM Trung gian Các đối tác Khách hàng Sơ đồ 02: Sơ đồ cấu trúc kênh phân phối của công ty Các đối tác ở đây được hiểu là những công ty cùng kinh doanh những sản phẩm như Công ty TNHH Công Nghệ và Thương Mại VCOM , và cũng có khi công ty mua sản phẩm của họ. Đứng trên góc độ cạnh tranh thì có thể coi đây là các đối thủ cạnh tranh. 1.1 Kênh trực tiếp. Đây là hệ thống kênh phân phối mà công ty bán các sản phẩm linh kiện máy vi tính trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng. Trong kênh này công ty bán sản phẩm thông qua các cửa hàng giới thiệu sản phẩm của công ty. Người tiêu dùng sau cùng này sẽ mua sản phẩm tại cửa hàng của công ty và hiện nay công ty đã có 2 cửa hàng. Kênh trực tiếp hiện tại chỉ dùng để quảng cáo cho khách hàng biết đến các sản phẩm linh kiện máy vi tính mà công ty đang phân phối chứ chưa đem lại lợi nhuận cao cho công ty. Kênh trực tiếp của công ty hiện tại đang tiêu thụ sản phẩm đạt doanh thu thấp nhất trong các kênh phân phối. Tương lai công ty sẽ phát triển cả về chất lượng cũng như quy mô để hướng khách hàng biết đến thương hiệu của công ty. *Ưu điểm: Đây là kênh phân phối đơn giản và ngắn nhất. Mua hàng tại các cửa hàng này của công ty người tiêu dùng sẽ được hưởng giá cả rẻ hơn, vận chuyển đến tận nhà đặc biệt là được miễn phí công lắp đặt. *Nhược điểm: Hàng hoá tại cửa hàng chỉ chuyên về các lĩnh vực thế mạnh của công ty nên có nhiều hạn chế chưa đa dạng về hàng hoá cho khách hàng lựa chọn. 1.2 Kênh 1 cấp. Đây là hệ thống kênh mà công ty đã sử dụng một trung gian phân phối trong việc đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng cuối cùng. Trung gian mà công ty sử dụng trong kênh phân phối này là các trung gian bán lẻ. Người bán lẻ mua hàng trực tiếp tại công ty thông qua các nhân viên kinh doanh của công ty hoặc thông qua các cửa hàng giới thiệu sản phẩm của công ty sau đó bán lại cho người tiêu dùng cuối cùng. *Ưu điểm: Sản phẩm của công ty sẽ được phân phối trải dài , mở rộng hơn *Nhược điểm: Kênh 1 cấp có số lượng trung gian kênh rất lớn nên công ty khó có thể kiểm soát . Trong kênh sự liên kết kênh rất lỏng lẻo vì sự liên kết với các thành viên kênh chỉ là quan hệ mua bán với công ty. Danh sách các đại lý của công ty Đơn vị: sản phẩm STT Tên đại lý Địa bàn Số lượng hàng hoá tiêu thụ 01 Công ty TNHH Xuân Thuỷ Hà Nội 43.191 02 Công ty công nghệ & phát triển Thái Hoà Hà Nội 22.494 03 Công ty TNHH Tuệ Minh Hà Nội 8.174 04 Cửa hàng dịch vụ tin học Khánh Hoà Hải Phòng 4.419 05 Công ty TNHH An Lộc Hải Phòng 1.955 06 Công ty tư nhân Quyết Thắng Hải Phòng 7.118 07 Cửa hàng Vạn Phát

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0262.doc
Tài liệu liên quan