Đề tài Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối thiết bị máy văn phòng của cong ty TNHH Tân Đại Phát

MỤC LỤC.

 

LỜI NÓI ĐẦU.

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KÊNH PHÂN PHỐI

I. KHÁI NIỆM VÀ BẢN CHẤT HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI.

1. Khái niệm kênh phân phối.

2. Bản chất hệ thống kênh phân phối.

2.1 Lý do sử dụng các trung gian trong hệ thống kênh phân phối.

2.2 Chực năng của kênh phân phối.

2.3 Các dòng chảy trong kênh phân phối.

3. Cấu trúc và các thành viên trong kênh phân phối.

3.1 Khái niệm.

3.2 Cơ cấu kênh phân phối.

3.3 Các thành viên trong kênh phân phối.

II. QUYẾT ĐỊNH THIẾT KẾ MẠNG LƯỚI KÊNH PHÂN PHỐI.

1. Khái niệm thiết kế kênh.

2. Mô hình quyết định thiết kế kênh.

2.1 Nhận dạng nhu cầu về quyết định thiết kế kênh.

2.2 Xác định và phối hợp các mục tiêu phân phối.

2.3 Phân loại các công việc phân phối.

2.4 Phát triển các cấu trúc kênh có thể thay thế.

2.5 Đánh giá các biến số ảnh hưởng đến cấu trúc kênh.

2.6 Đánh giá lụa chọn cấu trúc kênh tốt nhất.

2.7 Lựa chọn các thành viên tham gia kênh phân phối.

III. QUYẾT ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI KÊNH PHÂN PHỐI.

1. Khái niệm về quản lý kênh phân phối.

2. Quá trình quản lý mạng lưới kênh phân phối

2.1 Đánh giá sự hoạt động của các thành viên kênh.

2.2 Tuyển chọn thay thế các thành viên kênh.

2.3 Quản lý mâu thuẫn và cạnh tranh trong kênh.

2.4 Khuyến khích khên thưởng các thành viên kênh.

 

 

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI DƯỢC PHẨM CỦA CHI NHÁNH PHÍA BẮC CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM ĐÔ THÀNH.

I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ MARKETING CỦA CHI NHÁNH PHÍA BẮC.

1. Khái quát chung về hoạt động kinh doanh.

1.1 Đặc điểm của lĩnh vực kinh doanh dược phẩm

1.2 lịch sử ra đời và phát triẻn của chi nhánh.

1.3 đặc điểm của bộ máy quản lý của chi nhánh.

1.4 đặc điểm kinh doanh của chi nhánh.

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hoạt động kinh doanh.

2. Khái quát về hoạt động marketing của chi nhánh thời gian qua.

2.1 Tổ chức của bộ phận marketing.

2.2 Hệ thống thông tin phục vụ cho hoạt động marketing của chi nhánh

2.3 Các chính sách marketing ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh

II. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI DƯỢC PHẨM CỦA CHI NHÁNH PHÍA BẮC CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM ĐÔ THÀNH

1. Sự hình thành hệ thống kênh phân phối và hoạt động của chúng

1.1 Nhu cầu của việc phát triển hệ thống kênh phân phối của chi nhánh

1.2 Xác định và phối hợp các mục tiêu phân phối

1.3 Phát triển các cấu trúc kênh có thể thay thế

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành hệ thống kênh phân phối

1.5 Hoạt động của hệ thống kênh phân phối của chi nhánh phía bắc

2. Quá trình quản lý kênh phân phối hiện hành.

2.1 Tổ chức quản lý hoạt động của các thành viên kênh

2.2.Những mâu thuẫn tồn tại trong hệ thống kênh phân phối của chi nhánh

3. Những đánh giá về hệ thống kênh phân phối của chi nhánh.

3.1 Cơ cấu của hệ thống kênh phân phối

3.2 Quy mô của hệ thống kênh phân phối của chi nhánh phía bắc

3.3 Chất lượng của hệ thống kênh phân phối.

 

 

CHƯƠNG III: ĐẾ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI DƯỢC PHẨM CỦA CHI NHÁNH PHÍA BÁC CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM ĐÔ THÀNH.

I . CĂN CỨ ĐỀ XUẤT.

1. Phân tích về môi trường kinh doanh và thị trường.

2. Các mục tiêu chiến lược chung của chi nhánh.

3. Các mục tiêu chiến lược marketing mix.

4. Khả năng về nguồn lực của chi nhánh.

II. CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI CỦA CHI NHÁNH PHÍA BẮC.

1. giải pháp về trung gian.

2. Hoàn thiện cơ cấu quản lý của bộ phận marketing.

3. Tăng cường mối quan hệ giữa các thành viên kênh

4. Khuyến khích động viên các thành viên kênh

5. Tuyển dụng,đào tạo thêm đội ngũ nhân viên marketing lành nghề,có trìng độ

6. Giải quyết các mâu thuẫn còn tiềm tàng trong kênh

7. Hoàn thiện hệ thống phân phối vật chất

8. Chú ý hơn nữa hoạt động của đội ngũ trình dược viên

9. Phối hợp đồng bộ các chính sách marketing mix

 

KẾT LUẬN.

 

 

 

doc58 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1889 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối thiết bị máy văn phòng của cong ty TNHH Tân Đại Phát, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t và ngược lại,việc đánh giá khả năng quản lý của trung gian là một công việc khó khăn nhưng nó là tiêu chuẩn quan trọng trong việc lựa chọn các thành viên kênh. 2.7.3. Củng cố các thành viên kênh. Chúng ta biết rằng quá trình tuyển chọn là quá trình hai chiều.Công ty lựa chọn các trung gian đại diện cho mình nhưng không phải họ lựa chọn là được mà các trung gian cũng lựa chọn công ty mà mình sẽ làm đại diện phân phối. Quan hệ này phải mang lại lợi ích song phương và các bên thực hiện đúng nhiệm vụ của mình. Để phát triển củng cố quan hệ trong kênh người quản lý kênh ở các công ty phải cố gắng đảm bảo lợi ích cho các thành viên kênh cho họ thấy triển vọng trong tương lai cho sự thành công của các thành viên kênh . Nói chung công ty có thể cho các thành viên kênh biết họ sẽ được công ty ủng hộ trợ giúp những gì. Các thành viên muốn biết họ được những gì khi tham gia vào kênh.Đa số các thành viên kênh đánh giá cao những lĩnh vực trợ giúp sau: -Dòng sản phẩm: Công ty đề nghị cung cấp dòng sản phẩm mang lại lợi nhuận tốt,có doanh số bán và lợi nhuận tiềm năng cao. Rõ ràng các loại hàng hoá nổi tiếng có độ tin cậy cao mang lại niềm tin lớn đối với thành viên kênh.Điều quan trọng là công ty phải cho các thành viên kênh thấy được những lợi ích mà họ nhận được khi tiêu thụ sản phẩm của công ty. - Sự ủng hộ về quảng cáo,xúc tiến: Các trung gian muốn được các nhà sản xuất (Công ty ) ủng hộ giúp đỡ trong xúc tiến.Trên thị trường hàng tiêu dùng,một kế hoạch quảng cáo cỡ lớn là một trong những sự lôi cuốn có ảnh hưởng nhất để chiếm được các trung gianb bán lẻ. Trên thị trường hàng công nghiệp,chương trình lớn về quảng cáo thương mại cũng cho thành công tương tự. - Sự trợ giúp về quản lý: Sự trợ giúp về quản lý thể hiện sự quan tâm của công ty tới các thành viên kênh.,điều này sẽ mang lại sự tin tưởng của các thành viên kênh đối với công ty,đến sự thành công của họ trong phân phối hàng hoá của công ty.Sự trợ giúp này có thể gồm nhiều lĩnh vực như: Hỗ trợ đào tạo,phân tích thị trường,giúp đỡ trong phân loại đánh giá khách hàng,các phương pháp xúc tiến... III. quản lý mạng lưới kênh phân phối. 1. Khái niệm về quản lý kênh phân phối. Quản lý kênh phân phối là một trong những chiến lược chính của marketing quản lý. Việc quản lý kênh tức là phải phát triển và điều hành các tổ chức liên kết bên ngoài kênh phân phối theo cách hỗ trợ và nâng cao hiệu quả của các biến số chiến lược khác của marketing - mix nhằm đáp ứng nhu cầu các đoạn thị trường của công ty.Quản lý kênh nhằm đảm bảo sự hợp tác của các thành viên trong kênh để đạt được các mục tiêu phân phối của công ty. 2. Quá trình quản lý mạng lưới kênh phân phối. 2.1. Đánh giá hoạt động của các thành viên kênh. Đánh giá hoạt động của các thành viên kênh là một công việc rất quan trọng,qua hoạt động đánh giá người quản lý kênh phân phối có thể thấy được những mặt mạnh,mặt yếu của mỗi thành viên để từ đó có thể đưa ra những đối sách hợp lý trong việc quản lý kênh. Việc đánh giá hoạt động của các thành viên kênh thường mang tính định kỳ và là sự xem xét tổng hợp. Đánh giá có thể được tiến hành tới một vài hay tất cả các thành viên kênh. Việc đánh giá thường qua 3 giai đoạn sau. * Phát triển các tiêu chuẩn:Mặc dù có nhiều tiêu chuẩn cho việc đo lường hoạt động thành viên kênh,nhưng hầu hết các công ty sử dụng kết hợp các yếu tố: Hoạt động bán của các thành viên kênh,duy trì tồn kho,khả năng lực lượng bán,thái độ của các thành viên kênh. - Hoạt động bán: Là tiêu chuẩn quan trọng nhất và hay sử dụng nhất để đánh giá sự thực hiện của các thành viên kênh. Thông thường các nhà sản xuất so sánh vè doanh số bán giữa các thành viên kênh.Nếu công ty đã đặt các chỉ tiêu bán cho họ, người quản lý kênh cần đánh giá hoạt động bán thực tế của các thành viên và có phương thức khuyến khích họ. - Duy trì tồn kho:Các công ty thường muốn các thành viên kênh thực hiện các yêu cầu dự trữ tồn kho đều đặn theo thoả thuận ban đầu giữa các công ty và thành viên kênh vì vậy nếu công ty đặt tầm quan trọng lớn vào việc giữ tồn kho như một tiêu chuẩn cho hoạt động của thành viên kênh thì cần thể hiện nó trong hợp đồng với các thành viên có triển vọng trong giai đoạn lựa chọn của việc thiết kế kênh. - Khả năng của lực lượng bán: Kết quả bán hàng tổng thể của các thành viên kênh đưa ra ý tưởng chung về khả năng bán hàng của họ,các công ty cũng cho rằng cần thiết phải đánh giá khả năng bán hàng của các thành viên kênh một cách trực tiếp hơn bằng cách đánh giá đánh giá những người bán hàng của họ,từ đó họ sẽ có nguồn thông tin cần thiết. -Thái độ của các thành viên trong kênh: Chừng nào hoạt động bán hàng của nhà phân phối tiến hành tốt thì các thái độ có thể không được xem xét một cách kỹ lưỡng theo giả thiết rằng quyền lợi và sự hợp tác ở mức độ được mọi người chấp nhận. Khi doanh số của thành viên kênh thấp hơn so với sự mong đợi của công ty khi đó có xu hướng cần xem xét lại thái độ của các thành viên kênh. * áp dụng các tiêu chuẩn hành động: Khi đã phát triển một loạt các tiêu chuẩn cho việc đánh giá hoạt động của các thành viên kênh,người quản lý kênh cần phải đánh giá theo các tiêu chuẩn này. * Đề xuất các hành động hợp lý: Các công ty nên đề xuất các hành động hợp lý để phát triển hoạt động của các thành viên kênh,đối với những người không đáp ứng được mức độ hoạt động tối thiểu. Sự đánh giá các thành viên kênh như là một sự phân lọc cuối cùng. Người quản lý kênh cần tìm hiểu tại sao những người này hoạt động kém hiệu quả để có thể đưa ra những biện pháp giải quyết hợp lý. 2.2. Tuyển chọn thay thế các thành viên kênh. Quá trình hoạt động trong kênh không phải lúc nào cũng suôn sẻ,các thành viên kênh không phải ai cũng hoạt động tốt. Qua bươcc đánh giá người quản lý kênh có thể phân loại được các thành viên kênh để từ đó cá các biện pháp thích hợp đối với mỗi loại thành viên. Trong một số trường hợp việc công ty hứa hẹn đảm bảo phân phối độc quyền hay có chọn lọc thì việc mỗi thành viên kênh hoạt động yếu kém sẽ gây những thiệt hại dáng kể cho công ty,buộc công ty phải tìm ra các biện pháp khắc phục.Một biện pháp hữu hiệu để khắc phục là tuyển chọn thay thế những thành viên yếu kém. Tuy vậy, công ty không nên lạm dụng biện pháp này,bởi vì làm như vậy sẽ gây sự xáo chộn đáng kể trong kênh,gây mất tin tưởng đối với các thành viên khác trong kênh. Trước khi ra quyết định thay thế người quản lý kênh cần tìm ra những nguyên nhân và đưa ra các giải pháp khắc phục tình trạng yếu kém của các thành viên kênh trong một thời gian nhất định nếu không có sự tiến triển mới nên ra quyết định thay thế. Việc quyết định thay thế những thành viên kênh là quyết định rất khó khăn của người quản lý,bởi vì nó mang tính chất của marketing quan hệ. Điều này đòi hỏi người quản lý kênh phải khôn khéo để tránh gây ra những hậu quả đáng tiếc về sau. 2.3. Quản lý mâu thuẫn và cạnh tranh trong kênh. Cho dù các kênh có được thiết kế và quản lý tốt đến đâu thì vấn đề mâu thuẫn trong kênh vẫn khó tránh khỏi.Nó xuất phát chủ yếu từ quyền lợi kinh tế của các thành viên kênh bởi vì chúng là những thực thể kinh tế độc lập với nhau. Vậy có những loại mâu thuẫn và cạnh tranh gì và những nguyên nhân nào gây ra mâu thuẫn và cạnh tranh. Giả sử một công ty thiết lập một hệ thống các kênh dọc gồm các đại lý,những người bán buôn và những người bán lẻ. Công ty hy vọng vào sự hợp tác của kênh,nhờ vào sự hợp tác đó tạo ra được những lợi nhuận của kênh lớn hơn trường hợp mỗi thành viên của kênh chỉ hành độnh vì quyền lợi riêng của mình. Nhưng trong hệ thống kênh phân phối có thể xảy ra các mâu thuẫn,cạnh tranh. - Mâu thuẫn theo chiều dọc: Là mâu thuẫn xảy ra giữa các cấp khác nhau trong cùng một kênh,thông thường loại mâu thuẫn này xuất phát từ quyền lợi về kinh tế. Chẳng hạn mâu thuẫn giữa đại lý và người bán buôn hoặc mâu thuẫn giữa người bán buôn với người bán lẻ. - Mâu thuẫn theo chiều ngang: Là mâu thuẫn xảy ra giữa các thành viên trong cùng một cấp kênh. Chẳng hạn trong cùng một hệ thống kênh phân phối xảy ra mâu thuẫn giữa các đại lý với nhau về giá cả,địa bàn hoạt động... - Mâu thuẫn đa kênh: loại mâu thuẫn này tồn tại khi nhà sản xuất thiết lập 2 hay nhiều kênh cạnh tranh với nhau trong việc bán hàng trên cùng một thị trường. Mâu thuẫn đa kênh có thể trở nên gay gắt khi các thành viên của kênh hoặc được hưởng giá thấp hơn hoặc sẵn sàng bán với mức lợi nhuận thấp hơn. Để hệ thống kênh thực hiện được tốt người quản lý kênh cần phân biệt được các nguyên nhân khác nhau gây mâu thuẫn để từ đó có các biện pháp khắc phục. Có các loại nguyên nhân gây mâu thuẫn: + Xung khắc nhau về mục đích: Đây là loại mâu thuẫn chủ yếu,thường xuyên xảy ra. Ví dụ nhà sản xuất muốn thị trường tăng trưởng nhanh thông qua chính sách giá thấp nhưng đại lý muốn có mức lợi nhuận cao và chạy theo khả năng sinh lời trước mắt. Đây là một mâu thuẫn khó giải quyết. + Mâu thuẫn do vai trò và quyền hạn không rõ ràng. Ví dụ nhà sản xuất tạo kênh trực tiếp bán hàng của mình cho những khách hàng lớn thông qua lực lượng bán của mình nhưng cũng cho phép đại lý bán hàng cho những khách hàng lớn dẫn đến mâu thuẫn về địa bàn,về điều kiện bán... + Mâu thuẫn do sự chồng chéo về vùng lãnh thổ,sự phân định địa bàn không rõ ràng giữa các thành viên kênh. + Mâu thuẫn do sự khác biệt về nhận thức.Người sản xuất có thể cho rằng tình hình kinh tế giai đoạn tới lạc quan và mong muốn đại lý dự trữ nhiêù hơn nhưng các đại lý có thể bi quan về tình hình sắp tới và họ không muốn có nhiều dự trữ. + Một loại mâu thuẫn khác có thể xảy ra đó là mâu thuẫn nảy sinh do người trung gian phụ thuộc quá nhiều vào người sản xuất. Trên đây là một số loại mâu thuẫn chủ yếu xảy ra trong kênh, điều quan trọng là người quản lý kênh cần nhận biết được mâu thuẫn để từ đó có những ứng xử năng động,có những cơ chế để giải quyết,quản lý mâu thuẫn có hiệu quả. 2.4. Khuyến khích,khen thưởng các thành viên kênh. Khuyến khích,khen thưởng các thành viên kênh là một quyết định quan trọng,nó tạo động lực để các thành viên kênh cố gắng để đạt được mục tiêu phân phối đã đề ra.Do đó người quản lý kênh cần nghiên cứu rất kỹ các phương thức khuyến khích động viên để đảm bảo cho sự hợp tác của các thành viên kênh mạnh mẽ hơn để đạt được mục tiêu phân phối đã đề ra. Có nhiều hình thức có thể sử dụng để khuyến khích động viên nhưng nhà quản lý kênh cần phải nghiên cứu kỹ từng hình thức để đưa ra hình thức động viên có kết quả nhất tuỳ theo điều kiện từng khu vực thị trường,điều kiện của công ty. Để đạt được sự hợp tác từ phía trung gian công ty có thể đưa ra các hình thức khuyến khích như chiết khấu bán hàng cao hơn,những hợp đồng với điều kiện ưu đãi,tiền thưởng bù trừ cho việc quảng cáo và trưng bày hàng chung,tổ chức thi bán hàng giỏi. Sau đây là một số chiến lược các công ty thường sử dụng để thúc đẩy các thành viên kênh: - Tập trung thưởng với chiết khấu cao cho các thành viên kênh thực hiện nhiều công việc phân phối. - Cung cấp quảng cáo và hỗ trợ xúc tiến mạnh cho các thành viên kênh. - Cung cấp cho các thành viên kênh sản phẩm có chất lượng cao cải tiến và phân biệt,giúp họ tiêu thụ tốt hàng hoá đạt lợi nhuận cao. Ngoài ra các công ty thường căn cứ vào kết quả phân phối đạt được của các thành viên kênh mà đua ra các hình thức khen thưởng kịp thời,các lý do để công ty đua ra hình thức khen thưởng là: - Hoàn thành chỉ tiêu khoán của công ty. - Thanh toán đúng thời hạn. -Sự hỗ trợ cộng tác của các thành viên kênh đối với các hoạt động của công ty trên địa bàn thành viên kênh đó phụ trách nhu: hỗ trợ quảng cáo,giới thiêu sản phẩm mới... - Thực hiện đúng các cam kết đã thoả thuận với công ty. Các hình thức mà các công ty thường sử dụng khen thưởng đối với các thành viên kênh là: + Tổ chức hội nghị khách hàng,tuyên dương những thành viên kênh hoàn thành tốt nhiệm vụ đồng thời có khen thưởng bằng hiện vật hoặc bằng tiền... Mức khen thưởng thường được công bố công khai và phần thưởng có giá trị. + Đưa ra các chỉ tiêu thực hiện và mức khen thưởng khi thực hiện được các chỉ tiêu để các thành viên kênh căn cứ vào đó phấn đấu thực hiện. Một điều cần chú ý ở đây là các chỉ tiêu đưa ra phải sát với thực tế không quá cao mà cũng không quá thấp,điều đó sẽ giúp cho các thành viên kênh thường xuyên phấn đấu để đạt được các mục tiêu đã đề ra,nó cũng không được quá dễ bởi vì nếu dễ quá thì cũng không khuyến khích được sự cố gắng của họ. Phần thưởng cho các thành viên kênh phải có giá trị tương ứng với mức thực hiện của các thành viên kênh,bởi vì công ty không thể đưa ra mức thưởng vượt quá khả năng của mình nhưng phần thưởng cũng không được quá ít vì khi đó nó không có tính khuyến khích. Thông thường trong trường hợp này các công ty thưởng bằng phần trăm doanh số đạt được. Các hình thức động viên, khen thưởng có tác dụng đẩy mạnh sự hoạt động của các thành viên kênh,tăng cường sự hợp tác giữa các thành viên kênh với công ty. Tuy vậy các công ty không chỉ sử dụng hình thức khen thưởng mà đôi khi đối với những thành viên kênh hoạt động yếu kém công ty còn sử dụng các biện pháp cảnh cáo để các thành viên kênh chú ý hoàn thành tốt công việc của mình như: Giảm chiết khấu,giảm nhịp độ cung ứng hàng hoá thậm chí có thể cắt đứt quan hệ nếu như sau một thời gian quy định các thành viên kênh không có biện pháp khắc phục những yếu kém của mình. chương ii: Thực trạng hoạt động của hệ thống kênh phân phối thiết bị máy van phòng của công ty tnhh tân đại phát. I Lịch sử hình thành phát triển và cơ cấu tổ chức của công ty TNHH TÂN Đại phát 1)Lịch sử ra đời và phát triển của công ty TNHH Tân Đại Phát Trong những giai đoạn đầu nền kinh tế nước ta chuyển từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường,trong thời kỳ này để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội rất nhiều công ty mới được thành lập. Cũng trong thời điểm đó công ty TNHH Tân Đại Phát được thành lập theo Quyết Định số 1149 ngày 25/9/1992 của UBND Thành Phố Hà Nội và giấy phép kinh doanh số 001153 ngày 5/10/1992 của trọng tài kinh tế Hà Nội, và được lấy tên là Công ty TNHH thương mại Tân Đại Phát Bộ máy tổ chức khi đó gồm:Ban giám đốc có một giám đốc và một phó giám đốc,các phòng chức năng gồm có 1 phòng kinh doanh, 1 phòng tài vụ. Trụ sở chính của công ty đóng tại 60 Ngô Quyền Hà Nội.Với một số vốn đăng ký kinh doanh ban đầu là 300.000.000 đồng, công ty đã phát huy thế mạnh sẵn có của mình vào kinh doanh thiết bị tin học, máy văn phòng. Năm 1999 do thay đổi luật thuế doanh thu sang thuế giá trị gia tăng và chính phủ có bãi bỏ một số giấy phép kinh doanh con và ban hành chính sách kinh doanh thông thoáng hơn đã tạo điều kiện thuận lợi các công ty hoạt động có hiệu quả hơn. Tuy với số vồn điều lệ đã tăng lên là 1tỷ 300 triệu nhưng công ty sử dụng vồn kinh doanh lên tới 10 tỷ đồng. Lúc này công ty chủ yếu xuất nhập khẩu tổ chức phân phối các thiết bị máy văn phòng và chuyển trụ sở Công ty từ 62 Ngô Quyền đến địa điểm mới tại 51B Ngô Quyền - Hoàn Kiếm - Hà nội 2)Loại hình doanh nghiệp Công ty TNHH thương mại Tân Đại Phát là công ty TNHH Theo điều 26 của luật doanh nghiệp ban hành ngày 26/6/1999 thì công ty TNHH là doanh nghiệp trong đó: a)Thành viên chịu các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp cho doanh nghiệp b)Phần góp vốn của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại Điều 32 của luật doanh nghiệp c)Thành viên có thể là tổ chức, các nhân, số lượng thành viên không vượt quá năm mươi.” 3)Lĩnh vực kinh doanh của công ty: Ngay từ ngày đầu thành lập công ty để trả lời cho câu hỏi:Nghành kinh doanh của chúng ta là gì ? Nó sẽ là gì ? Và nó trở thành cái gì ? Công ty đã có đinh hướng kinh doanh rõ ràng đó là kinh doanh máy tính, thiết bị văn phòng. Tuy nhiên trong quá trình phát triển của mình từ doanh nghiệp kinh doanh đơn nghành công ty đã trở thành doanh nghiệp đa ngành với các lĩnh vực sau: Thiết bị máy văn phòng Thiết bị bưu chính viễn thông 4) Quy mô của công ty Công ty hiện tại có trụ sở công ty đồng thời là cửa hàng tại 51b Ngô Quyền Hà nội và 2 chi nhánh tại TP Hồ chí Minh và Hải Phòng 5/Chức năng của các bộ phận trong cơ cấu tổ chức của công ty: Giám đốc:là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty, và chịu trách nhiệm trước trước hội đồng thành viên của công ty về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.Giám đốc có các chức năng chính sau: Chịu trách nhiệm về tổ chức nhân sự: bổ nhiệm bãi, miễn nhiệm, cắt chức các chức danh quản lý trong công ty theo đúng luật hoạt động của công ty Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của công ty và chịu trách nhiêm chung về tình hình kinh doanh đó, giám đốc chỉ đạo trực tiếp phó giám đốc, và các trưởng phòng: kế toán, kinh doanh.... Ban hành quy chế quản lý nội bộ công ty Ký kết các hợp đồng nhân danh công ty, tuyển lao động Phòng kinh doanh: Đây là phòng chức năng quan trọng nhất của công ty nó có các nhiệm vụ chính cụ thể sau: Chịu trách nhiệm về hoạt động và phát triển kinh doanh của công ty Thực hiện nhập khẩu mua bán hàng hoá Phối hợp với phòng kế toán để sử dụng vốn một các hiệu quả nhất, và theo dõi kế toán quản trị để điều kiển kinh doanh cho hợp lý Phòng kế toán: Là cơ quan tham mưu và tổ chức thực hiện các nghiệp vụ về kế toán, tài chính cho giám đốc, kiểm soát và chịu trách nhiệm về toàn bộ các hoạt động của công ty về lĩnh vực tài chính của doanh nghiệp. Các chức năng chính của phòng kế toán: Chịu trách nhiệm về hạch toán kế toán kịp đầy đủ, kịp thời và chính xác Phân tích tình hình hoạt động tài chính báo cáo giám đốc, phối hợp với phòng kinh doanh để đảm bảo cho việc kinh doanh hợp lý và hiệp quả Thực hiện duy trì chế độ tài chính của toàn công ty Các chi nhánh Chịu trách nhiệm kinh doanh theo sự chỉ đạo của công ty, thực hiện chế độ hạch toán theo chỉ đạo của phòng kế toán, báo cáo tình hình kinh doanh tại các địa phương mà mình phụ trách kịp thời với phòng kinh doanh vụ cho những nhóm khách hàng cũng khác nhau. Công ty phải căn cứ vào tính chất chủng loại hàng hoá, giá cả của hàng hoá để từ đó xác định cho mình đoạn thị trường mục tiêu. Việc thành lập hệ thống kênh phân phối phải đáp ứng được tính chất riêng biệt của các đoạn thị trường mục tiêu. 6.Mô tả đánh giá tổng hợp môi trường kinh doanh của doanh nghiệp 6.1Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô Môi trường kinh tế: Thực trạng nền kinh tế trong tương lai có ảnh hưởng đến thành công và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.Các nhân tố mà doanh nghiệp thường phân tích đó là tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, lãi suất tỷ giá hối đoái và tỷ lệ lạm phát. Tốc độ tăng trưởng kinh tế: 9,3% 8,2% 5,8% 4,8% 6,7% 7,5% Năm 1996 1997 1998 1999 2000 Từ số liệu trên ta thấy những năm 1997, 1998,1999 do ảnh hưởng chủ yếu của khủng hoảng kinh tế Châu á làm tốc độ phát triển kinh tế nước ta có xu hướng giảm. Trong thời gian này công ty TNHH Tân Đại Phát cũng gặp không ít khó khăn do lượng cầu giảm đặc biệt về mặt hàng máy văn phòng do gía đồng đô la tăng mạnh và đồng thời cạnh tranh với công ty tăng mạnh. Tuy nhiên năm 2000 tốc độ kinh tế tăng trưởng từ 4,8% lên 6,7% và dự kiến năm 2001 là 7,5-8% với thực trạng này lượng cầu tiêu dùng sẽ tăng. Đây là một cơ hội để công ty tăng lượng cung của mình để đáp ứng nhu cầu thị trường và nó cũng là cơ hội để công ty kinh doanh các lĩnh vực mới mà người tiêu dùng chưa được đáp ứng đầy đủ. Trong năm 2000 cuộc cải cách trong lĩnh vực tài chính ngân hàng đã đạt được những tiến bộ trông thấy. Tỷ lệ lạm phát vẫn giữ ở mức thấp, giá cả tương đối ổn định, không xẩy ra những cơn sốt về tỷ giá. Trong các ngân hàng thương mại không xẩy ra tình trạng đổ bể lớn trong ngân hàng. Đây chính là điều thuận lợi cho công ty trong việc ổn định giá bán hàng của mình tại vì các mặt hàng bán trên thị trường của công ty chủ yếu được nhập từ nước ngoài, nếu tỷ giá ngoại hối biến động mạnh nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chính sách giá và lợi nhuận của công ty. Bên cạnh những thuận lợi thì cũng không ít những khó khăn đặt ra cho công ty đó là các nhà phân phối của các công ty khác về các thiết bị văn phòng cũng đang cạnh tranh mạnh với công ty trên thị trường. Môi trường chính trị pháp luật Những quyết định của marketing chịu tác động mạnh mẽ của môi trường diễn biến chính trị. Môi trường này gồm có luật pháp, các hiệp định mà chính phủ ký kết với các tổ chức và các chính phủ nước ngoài.Sau đây ta sẽ xem xét các vấn đề đó: Trong những năm qua môi trường chính trị của nước ta rất ổn định, chính phủ ban hành các chính sách kinh doanh mới tạo điều kiện để cho các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả.Ngày 12/6/1999 luật doanh nghiệp đã được ban hành và trong năm 2000 luật có hiệu lực thi hành rất hiệu quả.Chính phủ đã tập trung chỉ đạo các cấp các nghành trong việc cải cách thủ tục hành chính, bãi bỏ các giấy phép lỗi thời, hơn 100 loại gấy phép được bãi bỏ.Đây chính là cơ hội thuận lợi cho các doanh nghiệp trong đó có Công Ty TNHH có môi trường kinh doanh thông thoáng tạo điều kiện kinh doanh có hiệu quả hơn. Năm 1998 Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á -Thái Bình Dương (APEC). Ngày 13/7/2000 Hiệp Định Thương Mại Việt - Mỹ được ký kết,từ 2001- 2006 Việt nam cắt giảm thuế quan tiến tới bỏ hoàn toàn vào 2006 đối với khu vực mậu dịch tự do ASEAN. Đây là cơ hội để Công Ty tiếp xúc với các thị trương rộng lớn hơn và có thể kinh doanh nhiều lĩnh vực khác trong các thị trường này. Bên cạnh đó còn có rất nhiều thách thức đặt ra: Đây là 1 công ty TNHH nhỏ, khả năng cạnh tranh thấp, có thể bị các công ty nước ngoài chiếm mất thị trường. Nếu công ty muốn phát triển ra nước ngoài cũng rất khó khăn vì thị trường thế giới đã hình thành rất khó chen vào Môi trường văn hoá -Xã hội Nước ta có dân số trên 76 triệu người trong đó tố độ tăng dân số trên 1,3% đây là là một thị trường tương đối rộng lớn. Nhu cầu về máy tính các nhân và máy tính trong các hộ gia đình đang tăng mạnh. Về văn hoá Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, trong những năm gần đây do sự bùng nổ của công nghệ thông tin nên nhu cầu sử dụng Internet cá nhân và của các tổ chức kinh tế đều gia tăng. Đây là một cơ hội lớn cho lĩnh vực kinh doan của công ty. Môi trường tự nhiên công nghệ Sự thay đổi công nghệ ảnh hưởng rất lớn tới chiến lược kinh doanh và cả về chu kỳ sống của sản phẩm.Trong lĩnh vực máy thiết bị văn phòng công nghệ thay đổi chủ yếu liên quan đến sự phát triển vượt trội của khoa học kỹ thuật ngày nay. Nhìn chung, các thiết bị máy văn phòng đang được sử dụng ở nước ta còn lạc hậu. 6.2) Các yếu tố thuộc môi trường vi mô Khách hàng:Khách hàng được coi là đối tượng chính để doanh nghiệp phục vụ.Doanh nghiệp muốn thành công hay không trên thương trường thì vấn đề cốt lõi là phải thoả mãn nhu cầu của khách hàng và nhu cầu đó phải được pháp luật thừa nhận.Khách hàng của công ty hiện tại của công ty phân bố rộng trong các tỉnh và thành phố lớn.Trong đó có hai loại khách hàng chính đó là: Khách hàng người tiêu dùng cuối cùng:đây là những người mua trực tiếp từ hệ thống bán lẻ của công ty, khách hàng này là những người có nhu cầu sử dụng máy tính cá nhân ở nhà. Khách hàng chủ yếu là những người có thu nhập khá trở lên, lượng hàng bán lẻ của công ty hiện nay chiếm khoảng 18% doanh số bán ra. Khách hàng là các nhà bán buôn :đây chính là những khách hàng lớn nhất của công ty, họ chiếm khoảng 60% doanh số bán ra. Ngoài ra còn một số loại khách hàng nữa là các tổ chức của nhà nước và các dự án, nhưng khách hàng loại này chiếm khoảng 22% doanh số bán ra Với những vấn đề được nêu trên ta có thể thấy công ty có một số cơ hội: Đó là khách hàng cơ quan và các tổ chức nhà nước công ty chưa được công ty chú ý, việc tổ chức bán buôn của công ty còn quá yếu do chưa có các cửa hàng bán buôn rộng lớn, chưa đáp ứng được nhu cầu hiện tại để phân phối rộng trên cả nước. Cạnh tranh Công Ty TNHH Tân Đại Pát hiên tại cũng đang phải đương đầu với nhiều đối thủ cạnh tranh, thị phần của công ty mới chỉ chiếm một phân rất nhỏ khoảng gần 1%.Các đối thủ cạnh tranh chính họ cũng kinh doanh các mặt hàng giống như công ty. Biểu số 1:Kết quả sản xuất kinh doanh Đơn vị tính: đồng STT Các chỉ tiêu Năm 1998 1999 2000 1 Tổng doanh thu 29.455.800 37.505.400.000 42.227.000.000 2 Các khoản giảm trừ 121.515.600 166.672.400 186.779.900 3 Doanh thu thuần 29.334.284.400 37.338.727.600 42.040.220.100 4 Gía vốn hàngbán 26.987.541.648 34.911.710.306 39.307.605.794 5 Lợi tức gộp 2.346.742.752 2.427.017.294 2.732.614.307 6 Chi phí kinh doanh 1.466.714.220 1.493.549.104 1.681.608.804 7 Chi phí quản lý 234.674.275 336.048.548 420.402.201 8 Lợi tức thuần 645.354.257 597.419.642 630.603.302 9 Lợi tức hoạt động tài chính 74.676.652 144.108.300 142.558.780 10 Tổng lợi tức trước trước thuế 720.030.909 741.527.942 773.162.082 11 Thuế lợi tức 324.013.909 237.288.941 247.411.866 12 Lợi tức sau thuế 396.017.000 504.239.001 525.750.216 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty TNHH Tân Đại Phát Nhìn vào biểu trên ta thấy trong ba năm qua hoạt động kinh doanh của công ty phát triển theo chiều hướng t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100088.doc
Tài liệu liên quan