Đề tài Hoàn thiện hình thức tiền lương tại Công ty TNHH Sơn Tùng

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN I: LÝ LUẬN VỀ TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 2

I. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, CHỨC NĂNG CỦA TIỀN LƯƠNG 2

1. Khái niệm tiền lương 2

2. Chức năng của tiền lương 2

II. CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ 3

1. Trả lương theo thời gian 3

2. Trả lương theo sản phẩm 4

3. Hình thức trả lương hỗn hợp 6

PHẦN II: THỰC TRẠNG CÁC HÌNH THỨC TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH SƠN TÙNG 7

I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CHUNG VỀ CÔNG TY SƠN TÙNG 7

1. Giới thiệu chung về công ty 7

3. Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty 8

II. THỰC TRẠNG CÁC HÌNH THỨC TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH SƠN TÙNG 8

PHẦN III: NHỮNG PHƯƠNG HƯỚNG BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆNCHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH SƠN TÙNG 10

I. NHẬN XÉT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH SƠN TÙNG 10

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HÌNH THỨC TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH SƠN TÙNG 11

KẾT LUẬN 13

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 14

 

 

doc16 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5909 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Hoàn thiện hình thức tiền lương tại Công ty TNHH Sơn Tùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Như chúng ta đã biết trong cơ chế thị trường như hiện nay, lao động là một yếu tố không thể thiếu được trong quá trình hoạt động của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Nó là hoạt động có ý thức của con người và luôn mang tính sáng tạo. Đi đôi với lao động là tiền lương. Công cụ này nếu được nhà quản lý sử dụng đúng đắn sẽ là đòn bẩy kích thích người lao động phát huy hết khả năng và sự nhiệt huyết của mình trong công việc. Theo đó sẽ nâng cao được hiệu quả và năng suất lao động - đây là điều mà các doanh hướng đến. Với tầm quan trọng đó, nhóm 9 – K6HK1D đã nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện hình thức tiền lương tại Công ty TNHH Sơn Tùng”. Nội dung nghiên cứu đề tài gồm 3 phần: - Phần I: Lý luận về tiền lương trong doanh nghiệp thương mại (DNTM) - Phần II: Thực trạng các hình thức tiền lương tại Công ty TNHH Sơn Tùng - Phần III: Những phương hướng, biện pháp nhằm hoàn thiện chính sách tiền lương tại Công ty TNHH Sơn Tùng Tuy nhiên với khả năng chuyên môn và kiến thức hạn hẹp vì vậy những nội dung trong chuyên đề này không thể tránh khỏi được các thiếu sót hạn chế nhất định. Nhóm 9 rất mong nhận được những ý kiến nhận xét và đánh giá của GVHD TS.Chu Thị Thủy và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn. Nhóm 9 xin chân thành cảm ơn ! PHẦN I: LÝ LUẬN VỀ TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI I. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, CHỨC NĂNG CỦA TIỀN LƯƠNG 1. Khái niệm tiền lương Tiền lương là một hình thức trả công lao động hay chính là số tiền thù lao đóng góp cho doanh nghiệp, để tái sản xuất sức lao động, bù đắp hao phí lao động của họ trong quá trình sản xuất kinh doanh. Theo khái niệm trên, ta thấy: - Tiền lương là phần thu nhập chính của người lao động; - Tiền lương là một phần chi phí của doanh nghiệp; - Tiền lương biểu hiện giá cả của sức lao động; - Tiền lương là thỏa thuận của người sử dụng lao động và người lao động; - Tiền lương được căn cứ theo các quy định của Nhà nước về tiền lương các quy luật của thị trường. Tiền lương thực tế = Tiền lương danh nghĩa Chỉ số giá tiêu dùng 2. Chức năng của tiền lương a, Chức năng kinh tế xã hội: Tiền lương là phương tiện để tái sản xuất sức lao động xã hội. Để tái sản xuất sức lao động tiền lương phải đảm bảo tiêu dùng cá nhân của người lao động và gia đình họ. Để thực hiện nguyên tắc này trong chính sách tiền lương phải: - Nhà nước phải quy định các mước lương tối thiểu. Mức lương tối thiểu phải đảm bảo nuôi sống người lao động và gia đình họ. Mước lương tối thiểu là nền tảng cho các chính sách tiền lương và việc trả lương trong các doanh nghiệp. Để xác định mức lương tối thiểu đòi hỏi phải tính đúng, tính đủ các yếu tố hợp thành tiền lương như nhà ở, BHXH, BHYT, học phí, đi lại, ... Mức lương tối thiểu được ấn định theo giá sinh hoạt, bảo đảm cho người lao động làm công việc đơn giản nhất trong điều kiện lao động bình thường bù đắp sức lao động giản đơn và một phần tích lũy tái sản xuất sức lao động mở rộng và được làm căn cứ để tính các mức lương cho các loại lao động khác. - Mức lương cơ bản phải xác định trên cơ sở mức giá hàng vật phẩm tiêu dùng trong từng thời kỳ một, bởi vậy khi giá cả có biến động, đặc biệt khi tốc độ lạm phát cao phải điều chỉnh tiền lương cho phù hợp để đảm đời sống của người lao động. b, Chức năng kinh tế: - Tiền lương là một đòn bẩy kinh tế có tác dụng kích thích lợi ích vật chất với người lao động, làm cho họ vì lợi ichs vật chất của bản thân và của gia đình mình mà lao động một cách tích cực với kết quả và chất lượng ngày càng cao. - Để trở thành đòn bẩy kinh tế, việc trả lương phải gắn với kết quả lao động theo phương trâm:“làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, người có sức lao động không làm không hưởng”. II. CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ 1. Trả lương theo thời gian Áp dụng hình thức này tiền lương được trả cho người lao động trên cơ sở thời gian làm việc thực tế và trình độ thành thạo nghề nghiệp của họ. Để trả lương theo thời gian, người ta căn cứ vào 3 yếu tố: - Ngày công thực tế của người lao động; - Đơn giá tiền lương tình theo ngày công; - Hệ số tiền lương (hệ số cấp bậc công việc). Tiền lương theo thời gian cũng có 2 loại: trả lương theo thời gian giản đơn và tiền lương theo thời gian có thưởng. - Tiền lương theo thời gian giản đơn là tiền lương mà mỗi nhân viên thương mại nhận được do mức lương cấp bậc và thời gian làm việc nhiều hay ít quyết định. - Tiền lương theo thời gian có thưởng là tiền lương được trả cho nhân viên thương mại được kết hợp giữa lương theo thời gian giản đơn vầ những những khoản tiền thưởng do đạt được hoặc vượt quá chỉ tiêu về số lượng và chất lượng đã quy định. Hình thức trả lương theo thời gian có ưu, nhược điểm và đối tượng áp dụng như sau: - Ưu điểm: đơn giản, dễ tính toán, thu nhập của người lao động ổn định. - Nhược điểm: việc trả lương không gắn với kết quả lao động do đó không kích thích kịp thời đối với người lao động. Mặt khác, doanh nghiệp sẽ không tính đúng tính đủ các hao phí lao động sống vào giá thành sản xuất kinh doanh. - Đối tượng áp dụng: Nhân viên hành chính sự nghiệp, nhân viên văn phòng hoặc những công việc đòi hỏi chất lượng nhiều hơn số lượng. 2. Trả lương theo sản phẩm Tiền lương trả cho người lao động được tính toán căn cứ vào số lượng và chất lượng công việc đã hoàn thành. Tiền lương theo sản phẩm được xây dựng trên cơ sở định mức lao động, đó là mức sản xuất trung bình tiên tiến mà phần đông những người lao động có thể đạt tới, đảm bảo tốc độ tăng tiền lương tương xứng với tốc độ tăng năng suất lao động tiên tiến, nhằm thúc đẩy người lao động chậm tiến và kích thích người lao động quan tâm tới kết quả lao động của mình, tìm mọi cách tăng năng suất lao động và hiệu quả lao động để tăng thu nhập, … Có 2 hình thức trả lương theo sản phẩm: - Khoán theo sản phẩm: được áp dụng trong điều kiện có định mức lao động, trên cơ sở định mức lao động giao khoán cho cá nhân người lao động và tính cho nhiều khâu trong kinh doanh như bảo quản hàng hóa, phân loại hàng hóa, chọn lọc, chỉnh lý và vận chuyển hàng hóa, ... Và thường được áp dụng đối với những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh một loại hay một số loại sản phẩm có thể quy đổi được như: xi măng, vật liệu xây dựng, điện, thép, rượu bia, xăng dầu, ... Quỹ tiền lương được khoán và trả như sau: Tổng số lương phải trả = Số sản phẩm × Đơn giá tiền lương Đơn giá tiền lương: Vđ = Vgiờ × Tsp Trong đó: Vđg : Đơn giá tiền lương (đơn vị tính là: đồng/1 đơn vị hiện vật) Vgiờ : Tiền lương giờ được tính trên cơ sở bình quân và mức lương tối thiểu của doanh nghiệp. Tsp : Mức lao động của 1 đơn vị sản phẩm hoặc sản phẩm quy đổi (tính theo giờ/người). - Khoán lương theo khối doanh nghiệp: được thực hiện trong điều kiện không có định mức lao động và không khoán đến tận người lao động. Trong các doanh nghiệp thương mại hình thức này được áp dụng phổ biến dưới hình thức trả lương theo doanh số. Tổng quỹ lương được tính như sau: Tổng quỹ lương phải trả = Doanh số thực hiện × Đơn giá tiền lương Trong đó đơn giá tiền lương được tính trên cơ sở doanh số định mức giao đầu năm (doanh số kế hoạch): Tổng quỹ lương kế hoạch Tổng doanh số kế hoạch Đơn giá tiền lương = Tổng quỹ lương kế hoạch = { Lđb × TLmindn × ( Hcb+Hpc ) + Vvc } × 12 Trong đó: Lđb : Lao động định biên của doanh nghiệp TLmindn: Mức lương tối thiểu của doanh nghiệp lựa chọn trong khung kế hoạch Hcb: Hệ số bậc công việc bình quân Hpc: Hệ số các khoản phụ cấp bình quân Vvc: Quỹ tiền lương bộ máy gián tiếp trong một tháng Hình thức trả lương theo sản phẩm có ưu, nhược điểm và đối tượng áp dụng như sau: - Ưu điểm: kết hợp được việc trả lương theo trình độ chuyên môn của người lao động với kết quả lao động của họ. Vừa kích thích người lao động không ngừng phải nâng cao tay nghề để nâng cao bậc lương cơ bản, vừa làm cho người lao động quan tâm nhiều hơn tới kết quả lao động của mình. - Nhược điểm: Áp dụng chính sách này dễ khiến người lao động chạy theo doanh số, xem nhẹ việc kinh doanh những mặt hàng giá trị thấp, hao phí lao động. - Điều kiện áp dụng: Thị trường ổn định, giá cả không có sự biến động mang tính đột biến. 3. Hình thức trả lương hỗn hợp Đây là sự kết hợp một cách nhuần nhuyễn giữa 2 hình thức trả lương theo thời gian và hình thức trả lương theo sản phẩm. Áp dụng hình thức trả lương này, tiền lương của người lao động được chia thành 2 bộ phận: - Một bộ phận cứng: Bộ phận này tương đối ổn định nhằm đảm bảo thu nhập tối thiểu cho người lao động, ổn định đời sống của ngườ lao động và gia đình họ. Bộ phận này sẽ được quy định bậc lương cơ bản và ngày công làm việc của người lao động trong mỗi tháng. - Bộ phận biến động: Tùy thuộc vào năng suất, chất lượng và hiệu quả lao động của từng cá nhân người lao động và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Theo cách tính này, quỹ lương khoán được tính như sau: Quỹ tiền lương phải trả = Thu nhập tính lương thực tế × Đơn giá tiền lương Tổng quỹ lương kế hoạch Thu tính lương kế hoạch Đơn giá tiền lương = Trong đó: Thu nhập tính lương kế hoạch (hay thực tế) = Tổng doanh thu kế hoạch (hay thực tế) - Tổng chi phí vật chất ngoài lương kế hoạch (hay thực tế) PHẦN II: THỰC TRẠNG CÁC HÌNH THỨC TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH SƠN TÙNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CHUNG VỀ CÔNG TY SƠN TÙNG 1. Giới thiệu chung về công ty - Tên công ty: Công ty TNHH Sơn Tùng - Ngày thành lập: 29/05/2003 - Vốn điều lệ: 18.600.000.000 VNĐ - Mã số thuế: 5700 450 589 - Điện thoại: 033.338.2259 - Fax: 033.338.1505 - Địa chỉ: Khu I - Phường Hải Hòa – TP. Móng Cái - Tỉnh Quảng Ninh Nghành nghề kinh doanh: Chuyên xuất nhập khẩu tổng hợp. Bao gồm các mặt hàng đông lạnh như: thit lợn, thịt bò, cá, tôm, ... Ngoài ra, còn một số mặt hàng khác như: nho mỹ, máy tính và điều hòa của các nước Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản. - Tổng số cán bộ công nhân viên: + Tổng số nhân viên theo danh sách: 30 người + Tổng số nhân viên ngoài danh sách: 10 – 15 người (công nhân bốc vác tính theo ngày). 2. Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty Giám Đốc Phó Giám Đốc vận tải Phó Giám Đốc kinh doanh Kế toán trưởng Trưởng phòng kinh doanh 3. Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty Kế Toán Trưởng Kế Toán Lương, BHXH Thủ Quỹ Kế Toán Thanh Toán II. THỰC TRẠNG CÁC HÌNH THỨC TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH SƠN TÙNG Các công tác quản lý lao động tiền lương trong công ty giữ vai trò quan trọng đặc biệt vì nó ảnh hưởng quyết định đến kết quả lao động cuối cùng của quá trình kinh doanh. Do mỗi đặc điểm, điều kiện làm việc của mỗi loại lao động trong công ty mà có hình thức lao động phù hợp. Do đặc thù kinh doanh là xuất nhập khẩu, không tiến hành sản xuất sản phẩm nên hình thức trả lương được áp dụng tại công ty TNHH Sơn Tùng là hình thức trả lương theo thời gian giản đơn. Hình thức lương thời gian Để trả lương theo thời gian công ty căn cứ vào 3 yếu tố: + Mức lương khởi điểm + Ngày công thực tế của người lao động + Đơn giá tiền lương tính theo ngày công Tổng tiền lương = Tiền lương + Phụ cấp Mức lương khởi điểm 26 Số ngày làm việc thực tế Tiền lương = × Tại công ty TNHH Sơn Tùng: số ngày làm việc hàng tháng theo quy định của công ty là 26 ngày. Phụ cấp có các khoản sau: + Phụ cấp tiền ăn trưa; + Phụ cấp tiền điện thoại; + Phụ cấp khoản công tác phí. 2. Các chứng từ, sổ sách về tiền lương được áp dụng tại Công ty - Bảng chấm công; - Bảng thanh toán tiền lương; - Bảng phân bổ tiền lương và BHXH. * Bảng thanh toán tiền lương của công ty được tính như sau: VD: Ông Nguyễn Đức Chính. - Chức vụ: Giám đốc - Số công: 26 công - Mức lương khởi điểm: 3.000.000 (đồng) - Phụ cấp: 890.000 (đồng) ⇒ Tiền lương = (3.000.000/26) × 26 = 3.000.000 (đồng) Tổng tiền lương = Tiền lương + Phụ cấp = 3.000.000 + 890.000 = 3.890.000 (đồng) - Các khoản khấu trừ: BHXH (6%): 180.000 (đồng) BHYT (1.5%): 45.000 (đồng) BHTN (1%): 30.000 (đồng) ⇒ Thực lĩnh = Tổng tiền lương – Các khoản khấu trừ = 3.890.000 – ( 180.000 + 45.000 + 30.000 ) = 3.635.000 (đồng) * Cụ thể, ta có bảng chấm công, bảng tính tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty như: PHẦN III: NHỮNG PHƯƠNG HƯỚNG BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH SƠN TÙNG I. NHẬN XÉT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH SƠN TÙNG Để công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của công ty thực sự phát huy hết vai trò của nó là công cụ hiệu quả trong công tác quản lý, để từ đó nâng cao mức sống cho người lao động và để công ty ngày một phát triển thì công ty TNHH Sơn Tùng nói chung và công tác kế toán nói riêng phải không ngừng nghiên cứu để hoàn thiện hơn hình thức trả lương hiện nay của công ty để quản lý tốt lao động và nâng cao hiệu quả lao động. Sau hơn 8 năm xây dựng và trưởng thành công ty TNHH Sơn Tùng đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt. Công ty đã và đang gặt hái được những thành tựu to lớn, trở thành một trong những doanh nghiệp thành công của tỉnh Quảng Ninh. Nhìn chung công ty có một bộ máy quản lý chặt chẽ, các phòng ban được phân công nhiệm vụ một cách rõ ràng, khoa học và phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng. Cùng với sự phát triển của công ty, công tác tổ chức quản lý và hạch toán tiền lương nói chung và hạch toán tiền lương nói chung cũng không ngưng hoàn thiện để phù hợp với đặc thù kinh doanh của doanh nghiệp. Thực hiện tốt điều đó sẽ góp phần vào việc sử dụng lao động một cách có hiệu quả, tuyển và phân bổ lao động đúng vị trí, đúng năng lực góp phần nâng cao hiệu quả tiêu thụ hàng hóa. Bộ máy tổ chức của công ty được tổ chức theo hình thức tập trung. Toàn bộ công việc kế toán được tập trung tại phòng kế toán, với đội ngũ nhân viên nhiệt tình, có kinh nghiệm nghề nghiệp, nhạy bén với những đòi hỏi mới của thị trường, họ được giao nhiệm vụ cụ thể, phù hợp với năng lực của mình. Các nhân viên phòng kế toán luôn hoàn thành nhiệm vụ, cung cấp thông tin một cách chính xác, thường xuyên và đầy đủ, góp phần giúp ban lãnh đạo công ty đánh giá được kết quả sản xuất kinh doanh của công ty mình. Một số ưu, nhược điểm về công tác hạch toán tiền lương tại công ty TNHH Sơn Tùng: * Ưu điểm: Trong công tác tổ chức kế toán, công ty đã không ngừng hoàn thiện bộ máy kế toán của mình. Công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương của người lao động được chấp hành đúng. Hình thức trả lương áp dụng tại công ty là hình thức trả lương theo thời gian. Đây là hình thức đơn giản dễ tính toán và thu nhập của người lao động ổn định. * Nhược điểm: Việc trả lương không gắn với kết quả lao động do đó không kích thích kịp thời đối với người lao động. Mặt khác công ty sẽ không tính đúng tính đủ các hao phí lao động sống vào giá thành sản xuất kinh doanh. II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HÌNH THỨC TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH SƠN TÙNG Hiện tại công ty đang áp dụng hình thức trả lương theo thời gian giản đơn, không có thưởng. Do đó công ty cần đổi mới phương pháp trả lương để kích thích người lao động. Cần có các chính sách tăng phụ cấp, ăn ca, tiền thưởng sao cho phù hợp với kết quả hoạt động của công ty vì những khoản này thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo công ty đối với nhân viên, đời sống của người lao động được đảm bảo thì họ sẽ yên tâm làm việc và nhiệt tình, có tránh nhiệm hơn đối với công việc được giao. Công ty tính lương theo thời gian dựa trên mức lương khởi điểm của nhân viên. Điều này là không hợp lý, không tạo sự gắn bó cuẩ nhân viên với công ty. Vì vậy công ty nên áp dụng cách tính lương dựa trên cấp bậc, trình độ của nhân viên, có thêm phụ cấp thâm niên có như vậy mới thu hut được nhân viên có trình độ cao gắn bó lâu dài với công ty. Để sở hữu và giữ cho mình đội ngũ nhân viên giỏi , có năng lực,...,đòi hỏi doanh nghiệp có chính sách tiền lương sao cho chính xác và hợp lý, xứng đáng với công sức mà người lao động đã bỏ ra. Bên cạnh đó doanh nghiệp cũng cần cân nhắc mức lương sao cho không quá thấp cũng không quá cao nhằm đảm bảo ngân sách của doanh nghiệp. Phải quan tâm đến đời sống cán bộ CNV hơn nữa để tìm ra phương thức trả lương phù hợp với sức lao động mà họ bỏ ra, tránh sự bất mãn của người lao động làm ảnh hưởng tới hiệu quả lao động và gia tăng tình trạng bỏ việc của nhân viên. Thực hiện quả lý tốt các hình thức trả lương tránh những sai sót trong công tác tính và thanh toán lương cho nhân viêndo công ty áp dụng hình thức trả lương theo thời gian nên việc tính ra lương của công nhân viên vẫn chưa được thiết thực. Vì vậy, mỗi bộ phận phòng ban nên áp dụng các hình thức trả lương khác nhau. Ngoài việc trả lương theo thời gian công ty nên áp dụng thêm hình thức trả lương theo sản phẩm, cụ thể: - Bộ phận kinh doanh có thể áp dụng các hình thức trả lương theo doanh số, hình thức trả lương hỗn hợp áp dụng cho phòng vận tải, kế toán, hình thức trả lương theo thời gian áp dụng cho phòng hành chính, ... - Đối với bộ phận kỹ thuật và bộ máy quản lý có thể áp dụng hình thức trả lương theo thời gian. Bên cạnh đó cần phải biết kết hợp mô hình hạch toán dựa trên cơ sở kết hợp với thực trạng của công ty để đưa ra phương thức quản lý tốt nhất. Việc áp dụng các hình thức trả lương khác nhau như vậy mới khuyến khích nhân viên tích cực tham gia, hoạt động kinh doanh tiêu thụ được nhiều hàng hóa góp phần làm gia tăng lợi nhuận cho công ty, đồng thời việc hạnh toán lương cũng hiệu quả hơn, thiết thực hơn vì nó gắn với năng lực của từng người. KẾT LUẬN Lao động tiền lương là một trong những vấn đề quan trọng có ý nghĩa quyết định đối với tình hình hoạt động của công ty. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động, đồng thời tạo việc làm cho người lao động nhằm hạn chế một phần nào tình trạng thất nghiệp thiếu việc làm. Công tác kế toán lao động tiền lương và các khoản trích theo lương được tổ chức tốt sẽ góp phần quản lý chặt chẽ, đồng thời thúc đẩy việc chấp hành các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về chế độ lao động, đảm bảo phân bổ và tính toán đúng đắn, chính xác các khoản tiền lương và các khoản trích theo lương nhằm giảm bớt chi phí, tăng thu nhập cho người lao động và tăng lợi nhuận cho công ty để công ty ngày càng lớn mạnh hơn. Góp phần giúp kế toán thực hiện tốt chức năng quản lý quỹ lương và thanh toán lương. Giúp các nhà lãnh đạo công ty đưa ra phương thức quản lý có hiệu quả nhất góp phần giúp công ty tồn tại, phát triển bền vững và phù hợp với nhịp độ phát triển chung của kinh tế thị trường hiện nay. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO a&b - Giáo trình: Kế toán tài chính (ĐH Thương mại Hà Nội) Kế toán tài chính (Học viện tài chính) - Các website: - Và một số tài liệu liên quan khác … MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docktdntmdv_5867 (2).doc
Tài liệu liên quan