Đề tài Hoàn thiện hoạt động định giá doanh nghiệp tại công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán và định giá Việt Nam – VAE

Các khoản ký cược, ký quỹ

e.1. Kiểm tra, đối chiếu số dư các khoản ký cược, ký quỹ

- Thu thập bảng tổng hợp các khoản ký cược, ký quỹ.

- Kiểm tra số tổng hợp so với sổ chi tiết và Báo cáo tài chính.

- Thu thập bản đối chiếu xác nhận của khách hàng với các tổ chức tài chính.

- Trường hợp khách hàng chưa thực hiện việc đối chiếu xác nhận thì KTV lập Thư xác nhận số dư tại thời điểm định giá và gửi tới các tổ chức tài chính.

e.2. Kiểm tra các khoản ký cược, ký quỹ có số dư ngoại tệ

- Thực hiện việc đánh giá lại các khoản ký cược, ký quỹ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm định giá.

 

docx110 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 2111 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện hoạt động định giá doanh nghiệp tại công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán và định giá Việt Nam – VAE, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gày 21 tháng 12 năm 2001 công ty cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam được thành lập, có trụ sở chính tại 466 Nguyễn Chí Thanh, quận Đống Đa, Tp Hà Nội. Lúc đó công ty có khoảng 10 nhân viên với mức vốn điều lệ là 1tỷ đồng được chia làm mười nghìn cổ phần và phát hành dưới hình thức cổ phiếu. Trong thời gian này công ty quản lý theo từng lĩnh vực chuyên môn khác nhau như: kiểm toán tài chính, tư vấn định giá, kiểm toán đầu tư xây dựng cơ bản và các bộ phận có liên quan khác. Năm 2002, công ty chuyển trụ sở đến số nhà 5, dãy D số 142 đường Đội Cấn, quận Ba Đình, Hà Nội. Trong năm 2003 công ty tứng bước ổn định lại tình hình và bắt đầu kinh doanh có lãi, phát triển theo đúng mục tiêu và định hướng đề ra. Giai đoạn sau (từ cuối năm 2004 đến nay) Cuối năm 2004, công ty đã mua tầng 11 Tòa nhà Sông Đà, số 165 đường Cầu Giấy, Hà Nội, đây là trụ sở chính của công ty. Cũng trong năm này, công ty đã tăng vốn điều lệ lên hai tỷ đồng và có những sự thay đổi lớn về mặt tổ chức, quản lý, công ty thực hiện khoán doanh thu, khoán các khoản chi phí như chi điện thoại, chi công tác phí và một số chi phí khác về các phòng nghiệp vụ. Ngoài ra công ty còn thực hiện khoán quỹ lương cho các phòng, chính điều này đã làm tăng hiệu quả công việc và nâng cao trách nhiệm của các cán bộ nhân viên trong công ty. Để phù hợp cho việc quản lý, công ty đã tiến hành chia đều các chuyên môn nghiệp vụ về các phòng, theo đó mỗi phòng đều có thể thực hiện các dịch vụ như: tài chính, xây dựng, định giá, tư vấn… Đến ngày 15/09/2006 công ty chính thức đổi tên thành Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0102026184 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp. Vốn điều lệ là 3 tỷ đồng, trong đó tỷ lệ đóng góp của các thành viên là: STT Thành viên Chức vụ Số tiền đóng góp Tỷ lệ % 1 Ô. Phạm Ngọc Toản Chủ tịch 1.200.000.000 40% 2 Ô. Trần Quốc Tuấn TGĐ 600.000.000 20% 3 Ô. Nguyễn Hồng Thái 600.000.000 20% 4 Ô. Phạm Hùng Sơn 78.000.000 2.6% 5 B.Nguyễn Thị Hồng Vân 72.000.000 2.4% 6 B.Phạm Thanh Ngọc 450.000.000 15% Qua gần 7 năm hoạt động và phát triển công ty ngày càng chứng minh được vị thế của mình trên thị trường và với các đối thủ cạnh tranh. Với đội ngũ lãnh đạo đã có nhiều năm làm việc trong các Công ty Kiểm toán Quốc tế và Việt Nam, trên 130 nhân viên chuyên nghiệp được đào tạo cơ bản và có hệ thống, trình độ nghiệp vụ cao ( 16 người có chứng chỉ kiểm toán viên toán viên quốc gia, 5 người có chứng chỉ thẩm định viên về giá, 1 tiến sỹ, 7 thạc sỹ ..), ngoài ra công ty còn có một đội ngũ các cộng tác viên, các chuyên gia bên ngoài có năng lực và chuyên môn cao sẵn sang tham gia hỗ trợ trong các dự án lớn, các hợp đồng có tính chất quan trọng cùng công ty. Trong thời gian qua uy tín và thương hiệu của VAE đã được khẳng định thể hiện qua chất luợng dịch vụ mà công ty cung cấp tới khách hàng. Chỉ tính riêng trong năm 2007 vừa qua, công ty đã cung cấp dịch vụ cho 466 khách hàng lớn nhỏ với gần hơn 520 hợp đồng. Doanh thu của công ty không ngừng tăng lên (trung bình từ 1,8 đến 2,1 lần) cụ thể: Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Doanh thu 10.115.687.960 11.760.132.496 24.489.124.675 LNTT 1.013.167.070 1.791.015.982 5.245.239.790 Bảng 1: Doanh thu của công ty một số năm Theo đó, sự đóng góp của các lĩnh vực tư vấn và định giá vào doanh thu chung có xu hướng tăng hơn so với năm 2006. Cụ thể: Các loại dịch vụ Cơ cấu doanh thu của các năm (%) 2005 2006 2007 Kiểm toán báo cáo tài chính 55 53 47 Kiểm toán quyết toán và đầu tư XDCB 25 24 20 Dịch vụ định giá 10 12 18 Dịch vụ tư vấn 5 5 6 Dịch vụ khác 5 6 9 Bảng 2: Bảng cơ cấu doanh thu Đối với dịch vụ định giá, từ mức tỷ trọng đóng góp trong doanh thu chung là 10% vào năm 2005, đến năm 2007, con số đó đã tăng lên là 18%, nguyên nhân của sự tăng này là do trong thời gian gần đây nước ta đang đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa, đòi hỏi các danh nghiệp phải được định giá, hơn nữa đối với mỗi doanh nghiệp tận dụng được tốt nhất lợi thế của đòn bẩy tài chính bằng việc sử dụng nợ luôn là ưu tiên số một vì thế các doanh nghiệp cũng thuê các công ty, các tổ chức định giá để có thể vay tiền Ngân hàng…Chính xu thế đó đã tạo điều kiện cho dịch vụ này phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua. Ở mảng dịch vụ tư vấn, tuy mức tăng không nhiều (1%) nhưng cũng cho thấy rằng công ty đã thành công trong việc thu hút khách hàng đến với dịch vụ này bởi như chúng ta đã biết, trước sự cạnh tranh rất lớn của thị trường, hầu hết các công ty Kiểm toán đều xem việc tư vấn cho khách hàng như một món quà “khuyến mại” để lôi kéo khách hàng đến với các dịch vụ khác. Chính vì thế mà trong thời gian tới, công ty cần nâng cao hơn nữa chất lượng của nhóm dịch vụ này để có thể mở rộng quy mô, tăng sự đóng góp vào doanh thu chung của cả công ty. Tình hình phát triển khách hàng của công ty Khách hàng của công ty rất đa dạng và có số lượng tương đối lớn, bao gồm các công ty liên doanh, các doanh nghiệp 100% vốn nưóc ngoài, các tổng công ty và các doanh nghiệp Nhà nước, các công ty cổ phần, công ty TNHH, hợp tác xã, dự án vay, tài trợ không hoàn lại của các Ngân hàng và các tổ chức phi Chính phủ, các dự án lớn của các Bộ, Ngành… Công ty thực hiện việc phát triển khách hàng thông qua nhiều hình thức khác nhau: Đối với các khách hàng mới, các khách hàng thông qua sự quen biết, sự giới thiệu, công ty gửi thư chào hàng hoặc hồ sơ giới thiệu năng lưc để khách hàng có thể nắm bắt được những thông tin chung nhất về công ty, các dịch vụ mà công ty có khả năng cung cấp. Tiếp đó, công ty đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu xem khách hàng của mình cần những dịch vụ gì để tiến hành tư vấn cho họ. Đối với các khách hàng lâu năm, các bạn hàng quen thuộc, công ty tạo niềm tin và sự gắn bó với khách hàng bằng cách không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp. Bên cạnh đó, việc tiếp cận thường xuyên với các Tổng công ty, các doanh nghiệp cũng được duy trì nhằm cung cấp cho họ những dịch vụ về định giá tài sản khi tiến hành cố phần hóa, định giá tài sản để thế chấp khi vay Ngân hàng…, tiếp cận các Tổ chức tài chính để tạo mối quan hệ nhằm tìm kiếm khách hàng thông qua sự giới thiệu của các tổ chức này. Công ty đánh giá cao việc hợp tác với các Công ty kiểm toán quốc tế, thông qua các cơ hội hợp tác với các công ty như KPMG, Deloittle, Grant Thornton… Phương châm của công ty là: Tạo niềm tin cho khách hàng thông qua chất lượng các dịch vụ mà công ty cung cấp và phong cách phục vụ khách hàng. Ngoài ra đề giảm bớt rủi ro trong kinh doanh do tính đặc thù của ngành Kiểm toán, công ty cũng đã mua bảo hiểm đầy đủ. 2.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý và chức năng của các Phòng, Ban trong công ty Để tạo ra những biến chuyển có tính tích cực, năm 2004 công ty đã thay đổi cơ chế quản lý theo hướng mới, sơ đồ tổ chức như sau: Hội đồng thành viên: Là cơ quan cao nhất trong công ty, có toàn quyền quyết định đến mọi hoạt động kinh doanh của công ty, có quyền bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm đối với Tổng giám đốc và các chức danh khác trong công ty Tổng giám đốc: Là người do Hội đồng thành viên lựa chọn thay mặt Hội đồng thành viên trực tiếp quản lý các hoạt động trong công ty. Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về mọi hoạt động trong quyền hạn và nhiệm vụ của mình Các phó tổng giám đốc: Là người hỗ trợ cho Tổng giám đốc, phụ trách các phòng nghiệp vụ, các văn phòng đại diện của công ty đồng thời thay mặt Tổng giám đốc thực hiện các công việc khi Tổng giám đốc đi vắng. Hai phó tổng giám đốc mỗi người phụ trách một lĩnh vực: Tài chính và Xây dựng. Hội đồng khoa học: Là bộ phận rất quan trọng trong việc tham mưu cho Ban giám đốc về các quyết định kinh doanh. Hội đồng khoa học còn tham gia tư vấn và cải tiến chương trình kiểm toán, đào tạo cán bộ trong công ty Các Văn phòng đại diện: Có nhiệm vụ tìm kiếm khách hàng, ký kết các hợp đồng. Sau khi kí kết hợp đồng thì công ty sẽ cử các kiểm toán viên ở trụ sở chính đến kiểm toán. Các phòng nghiệp vụ: Là bộ phận trực tiếp thực hiện hợp đồng kinh doanh, trực tiếp cung cấp dịch vụ cho khách hàng và tạo ra lợi nhuận cho công ty dưới sự chỉ đạo của các Phó tổng giám đốc. Tại mỗi phòng nghiệp vụ đều có các dịch vụ: kiểm toán, tư vấn, định giá,… Phòng tổng hợp: Bao gồm bộ phận kế toán và bộ phận hành chính. Trong đó bộ phận kế toán giúp ban giám đốc quản lý hoạt động tài chính của công ty, kiểm tra việc thực hiện các chỉ tiêu tài chính, theo dõi sự biến động của tài sản, nguồn vốn… bộ phận hành chính, lễ tân có nhiệm vụ tiếp đón khách, kiểm tra quản lý các giấy tờ, công văn được gửi đến công ty và chuyển cho những người có liên quan. Sơ đồ bộ máy tổ chức Công ty Kiểm toán và Định giá Việt Nam (trang sau) HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC Phòng nghiệp vụ I Phòng nghiệp vụ II Phòng nghiệp vụ III Phòng nghiệp vụ IV Phòng tổng hợp TX Sơn La Tp. Đà Nẵng Tp.Hồ Chí Minh Kiểm toán báo cáo tài chính Dịch vụ tư vấn và các dịch vụ khác Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư Bộ phận kế toán Bộ phận hành chính, lái xe, lễ tân Hội đồng khoa học 2.1.4 Dịch vụ tư vấn định giá Tại Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam, dịch vụ tư vấn định giá ra đời từ những ngày đầu tiên thành lập cùng với các dịch vụ về tư vấn Thuế, tư vấn tài chính,… Tuy vậy, trong những ngày đầu tiên, tỷ lệ doanh thu mà dịch vụ này đóng góp chưa cao, nguyên nhân chính là do vào thời điểm đó dịch vụ này còn chưa phát triển, nhu cầu về định giá còn chưa cao. Hầu hết các doanh nghiệp định giá nhằm mục đích vay vốn ngân hàng và các doanh nghiệp thường để chính các ngân hàng trực tiếp tham gia định giá. Trong vòng 3, 4 năm trở lại đây, từ chủ trương đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước mà nhu cầu này trở lên tăng đột biến, thêm nữa là do sự lớn mạnh của thị trường tài chính cũng góp phần làm gia tăng thêm các hoạt động về định giá khác (định giá để mua bảo hiểm, định giá để nhượng bán, định giá để vay tiền…) Trong thời gian sắp tới, công ty dự định sẽ khai thác nhiều hơn các hợp đồng ở mảng dịch vụ này, nâng tỷ lệ đóng góp vào doanh thu chung cho công ty là khoảng 20%. Công ty đang có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho các chuyên viên trong lĩnh vực định giá để nâng cao tính chuyên nghiệp khi thực hiện các hợp đồng với khách hàng, đảm bảo cho khách hàng có được sự hài lòng và niềm tin lớn nhất vào công ty. 2.2 Thực trạng hoạt động định giá doanh nghiệp tại công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam. 2.2.1 Cơ sở pháp lý để xác định giá trị doanh nghiệp Tại VAE thì phương pháp áp dụng chủ yếu để xác định giá trị doanh nghiệp là phương pháp tài sản thuần theo giá thị trường có tính đến lợi thế kinh doanh dựa trên các căn cứ: Căn cứ Nghị định số 101/2005/NĐ-CP ngày 03/8/2005 của Chính phủ về Thẩm định giá; Căn cứ Thông tư số 17/2006/TT-BTC ngày 13/3/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 101/2005/NĐ-CP ngày 03/8/2005 của Chính phủ về Thẩm định giá; Căn cứ các Tiêu chuẩn Thẩm định giá Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành; - Căn cứ Hợp đồng kinh tế số /CI-VAE ngày giữa Công ty X với Công ty Kiểm toán và Định giá Việt Nam về việc xác định giá trị doanh nghiệp Công ty X tại thời điểm Y - Căn cứ Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về việc chuyển công ty Nhà nước thành công ty Cổ phần, Thông tư số 126/2004/TT-BTC ngày 24/12/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 187/2004/NĐ-CP và Thông tư 95/2006/TT-BTC ngày 12/10/2006 sửa đổi, bổ xung Thông tư số 126/2004/TT-BTC; - Và các văn bản, các tài liệu liên quan khác tuỳ vào từng loại hình, ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. 2.2.2 Trình tự tiến hành Tại VAE thì phương pháp áp dụng chủ yếu để xác định giá trị doanh nghiệp là phương pháp tài sản thuần theo giá thị trường có tính đến lợi thế kinh doanh. Căn cứ vào tình hình của doanh nghiệp định giá, sau khi đi đến những thỏa thuận và ký kết hợp đồng, công việc thẩm định sẽ được tiến hành như sau: I. Công tác chuẩn bị. - Xem xét việc chuẩn bị và giao nhận tài liệu tại văn phòng doanh nghiệp. - Kiểm tra, sắp xếp tài liệu liên quan. - Yêu cầu cung cấp tài liệu bổ sung (nếu thiếu). II. Thực hiện. Kiểm kê, xác định giá trị tài sản: Kiểm kê, xác định số lượng và chất lượng của tài sản đang sủ dụng thực tế tại doanh nghiệp; Xác định tài sản thừa thiếu so với sổ sách và bảng kê của doanh nghiệp; Đánh giá hiện trạng hoạt động, tình trạng kỹ thuật và giá trị còn lại của tài sản; Tham khảo giá trị thực tế của tài sản trên thị trường khu vực. Làm rõ và thông qua với khách hàng các vấn để: Nhận giao hay thuê đất đối với từng khu đất; Làm rõ các khoản đầu tư vào công ty con, liên doanh, liên kết, đầu tư dài hạn khác có tiếp tục được kế thừa? Xác định giá trị thực tế của doanh nghiệp: Kiểm tra việc tổng hợp, phân loại tài sản đã kiểm kê theo các nhóm: Tài sản có nhu cầu sử dụng, Tài sản không cần dùng, Tài sản ứ đọng, Tài sản chờ thanh lý, Tài sản hình thành từ quỹ khen thưởng, phúc lợi, Tài sản thuê ngoài nhận gia công, giữ hộ…; Đối chiếu việc xác nhận và phân loại công nợ; Đánh giá và xác định giá trị tài sản của doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng theo chế độ Nhà nước; Xem xét toàn bộ tình hình tài sản; Xem xét các khoản nợ phải thu khó đòi; Xem xét các khoản nợ phải trả; Xem xét các khoản dự phòng và lãi chưa phân phối; Xem xét tài sản vốn góp liên doanh, liên kết; Xem xét số dư bằng tiền của các quỹ; Tính toán giá trị quyền sử dụng đất… Tập hợp số liệu làm việc với doanh nghiệp và các đơn vị có liên quan. Lập báo cáo định giá dự thảo tại VAE và trao đổi lại thông tin với doanh nghiệp. III. Soát xét và phát hành báo cáo Trình tự soát xét dồm 3 bước: soát xét sơ bộ, soát xét chất lượng và soát xét cuối cùng. Sau đó báo cáo sẽ chính thức được phát hành và gửi đến cho doanh nghiệp. Cụ thể: Đối với doanh nghiệp Nhà nước Thực hiện theo: - Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần. - Thông tư số 126/2004/TT-BTC ngày 24/12/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định trên. - Nghị định số 69/2002/NĐ-CP ngày 12/07/2002 của Chính phủ về quản lý và xử lý nợ tồn đọng đối với doanh nghiệp nhà nước. - Thông tư số 95/2002/TT-BTC ngày 29/09/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định trên. a) Tài sản là hiện vật: a.1. Kiểm tra số dư và phân loại tài sản: - Thu thập bảng tổng hợp TSCĐ phản ánh đầy đủ thông tin như: ĐVT, số lượng, năm sản xuất, nước sản xuất, năm đưa vào sử dụng, nguyên giá, khấu hao luỹ kế, giá trị còn lại của từng loại tài sản. - Bảng tổng hợp trên phân thành từng loại: + Tài sản có nhu cầu sử dụng. + Tài sản không cần dùng. + Tài sản ứ đọng, chờ thanh lý. + Tài sản thuê ngoài, nhận giữ hộ. + Tài sản hình thành từ quỹ khen thưởng, phúc lợi - Mỗi loại trên lại phân thành từng nhóm tài sản: + Nhà cửa vật kiến trúc. + Máy móc thiết bị. + Phương tiện vận tải. + Thiết bị quản lý. + Tài sản cố định khác. - Thu thập bảng tổng hợp số lượng, giá trị của hàng tồn kho theo từng khoản mục: Nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ, thành phẩm, hàng hoá, hàng gửi bán, vật tư hàng hoá nhận gia công, nhận giữ hộ, nhận ký gửi. - Kiểm tra số tổng hợp trên các bảng kê với sổ chi tiết và Báo cáo tài chính, nếu có chênh lệch yêu cầu doanh nghiệp có sự giải trình. a.2. Kiểm kê đánh giá lại tài sản: - Căn cứ theo số lượng trong bảng kê tài sản, hàng tồn kho của doanh nghiệp, nhóm kiểm toán phối hợp cùng với doanh nghiệp tiến hành kiểm kê. - Một số thông tin cần thu thập trong quá trình kiểm kê: nước sản xuất; năm sản xuất; năm đưa vào sử dụng; công suất hoặc đặc trưng kỹ thuật chủ yếu; tình trạng hoạt động của tài sản… - Tuỳ theo số lượng tài sản cố định và địa điểm sử dụng tài sản, có thể bố trí từ 2 đến 3 người triển khai thực hiện việc kiểm kê. - Yêu cầu kiểm toán viên khi thực hiện kiểm kê, kết quả cuối cùng đạt được phải thống nhất được với khách hàng và cùng ký vào biên bản kiểm kê. b) Tài sản bằng tiền: - Thu thập biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt tại thời điểm xác định định giá, bảng kê chi tiết số dư tiền gửi ngân hàng. - Đối chiếu sổ phụ ngân hàng với sổ chi tiết của khách hàng và Báo cáo tài chính. - Gửi thư xác nhận số dư tiền gửi ngân hàng. - Đối với các tài khoản tiền có số dư ngoại tệ: thực hiện đánh giá lại từng loại ngoại tệ theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm định giá. c) Công nợ phải thu: c.1. Kiểm tra số dư và việc phân loại công nợ phải thu - Thu thập bảng tổng hợp số dư công nợ phải thu theo phân loại từng nhóm: Phải thu tạm ứng, phải thu khách hàng, trả trước cho người bán, phải thu nội bộ, phải thu khác - Bảng tổng hợp phải có các thông tin sau: tên đối tượng nợ, năm phát sinh, số tiền - Kiểm tra số tổng hợp so với sổ chi tiết và Báo cáo tài chính. - Phân loại nợ phải thu có khả năng thu hồi và nợ khó đòi, không có khả năng thu hồi. c.2. Kiểm tra việc đối chiếu công nợ - Thu thập các biên bản đối chiếu công nợ phải thu đối với từng nhóm. - Trường hợp khách hàng chưa thực hiện đối chiếu công nợ tại thời điểm định giá thì KTV lập thư đối chiếu công nợ và gửi đến các đối tượng. c.3. Kiểm tra các khoản nợ phải thu khó đòi - Thu thập bảng tổng hợp các khoản nợ phải thu khó đòi. - Kiểm tra các hồ sơ chứng từ có liên quan tới việc không có khả năng thu hồi, đánh giá tính hợp lý của hồ sơ chứng từ theo quy định của nhà nước về xử lý nợ tồn đọng. c.4. Kiểm tra các khoản phải thu có số dư ngoại tệ: - Thực hiện việc đánh giá lại công nợ phải thu có gốc ngoại tệ theo tỷ giá thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm định giá. - Đối với ngoại tệ không có tỷ giá thị trường ngoại tệ liên ngân hàng thì tính theo tỷ giá tính chéo. c.5 Căn cứ xác định các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi: Căn cứ để xác định các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi quy định tại Nghị định số 69/2002/NĐ- CP của Chính phủ và Thông tư số 85/2002/TT-BTC của Bộ Tài chính: - Tài liệu chứng minh khoản nợ tồn đọng đến thời điểm ngày 31/12/2000 (đối với doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động) và đến thời điểm xử lý nợ chưa thu được hoặc đến thời điểm chuyển đổi (đối với doanh nghiệp chuyển đổi) chưa thu được là: Biên bản đối chiếu nợ được chủ nợ và khách nợ xác nhận hoặc Bản thanh lý hợp đồng kinh tế hoặc xác nhận của cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp, tổ chức hoặc các tài liệu khách quan khác chứng minh được số nợ tồn đọng và các giấy tờ tài liệu liên quan. - Sổ kế toán, chứng từ, tài liệu chứng minh khoản nợ chưa thu hồi được, đến thời điểm xử lý nợ doanh nghiệp đang hạch toán nợ phải thu trên sổ kế toán của doanh nghiệp. - Tài liệu chứng minh khoản nợ phải thu quá hạn hoặc chưa quá hạn thuộc một trong các trường hợp sau đây coi là khoản nợ không có khả năng thu hồi: + Đối với khoản nợ mà khách nợ là doanh nghiệp, tổ chức đã giải thể, phá sản: + Quyết định hoặc thông báo giải thể của cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp, tổ chức hoặc quyết định phá sản doanh nghiệp của toà án (bản sao có ký tên, đóng dấu của doanh nghiệp - dưới đây gọi tắt là bản sao). Trường hợp tự giải thể thì có thông báo của doanh nghiệp hoặc xác nhận của cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp, tổ chức; + Đối với doanh nghiệp đang hoạt động, phải có thêm tài liệu chứng minh khách nợ là doanh nghiệp, tổ chức đã hoàn thành việc giải thể, phá sản nhưng chưa thanh toán hết nợ cho doanh nghiệp: xác nhận của cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp, tổ chức hoặc của Toà án thụ lý phá sản doanh nghiệp. + Đối với khách nợ đã ngừng hoạt động và không có khả năng chi trả: Xác nhận của cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp hoặc tổ chức về việc doanh nghiệp, tổ chức đã ngừng hoạt động không có khả năng thanh toán. + Đối với khách nợ là cá nhân đã chết, mất tích, đang thi hành án phạt tù hoặc người thừa kế theo luật, nhưng không có khả năng chi trả theo phán quyết của Toà án: + Đối với khách nợ là cá nhân đã chết, có giấy chứng tử (bản sao) hoặc xác nhận đã chết của chính quyền địa phương; + Đối với khách nợ là cá nhân đã mất tích: văn bản tuyên bố mất tích của tòa án (bản sao) hoặc xác nhận của chính quyền địa phương; + Đối với khách nợ là cá nhân đã bỏ trốn khỏi địa phương: có lệnh truy nã của cơ quan công an (bản sao) hoặc xác nhận của công an xã, phường; + Đối với khách nợ là cá nhân đang thi hành án phạt tù: có Bản án thi hành án phạt tù của Toà án (bản sao); phán quyết của Toà án (bản sao) hoặc xác nhận của chính quyền địa phương về việc khách nợ hoặc người thừa kế không có khả năng chi trả. + Đối với khách nợ là Hợp tác xã nông nghiệp đã giải thể, Hợp tác xã nông nghiệp đã được chuyển đổi và đăng ký kinh doanh theo Nghị định số 16/CP ngày 12/ 02/1997 của Chính phủ nhưng quá khó khăn về tài chính, kinh doanh thua lỗ không có khả năng trả nợ, Hợp tác xã nông nghiệp đang hoạt động kinh doanh có lãi mà số tiền nợ này đã được sử dụng để đầu tư cơ sở hạ tầng, nhưng đến nay các cơ sở hạ tầng đó đã bị hư hỏng, thiệt hại do thiên tai, bão lụt tàn phá được Nhà nước cho xoá nợ. Tài liệu chứng minh là hồ sơ xử lý nợ theo hướng dẫn tại Thông tư số 31/2002/TT-BTC ngày 29/3/2002 của Bộ Tài chính hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền xoá nợ cho Hợp tác xã (bản sao). + Đối với các khoản nợ mà khách nợ đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định cho xoá nợ theo quy định của pháp luật: Quyết định của cơ quan có thẩm quyền xoá nợ cho khách nợ theo quy định của pháp luật (bản sao). + Đối với khoản chênh lệch còn lại của khoản nợ không thu hồi được sau khi đã xử lý trách nhiệm cá nhân, tập thể phải bồi thường vật chất: Quyết định xử lý nợ của Hội đồng quản trị hoặc Biên bản xử lý nợ của Hội đồng xử lý nợ doanh nghiệp hoặc quyết định của giám đốc doanh nghiệp xử lý trách nhiệm cá nhân, tập thể phải bồi thường vật chất (bản sao). + Khoản chênh lệch thiệt hại được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận do bán nợ phải thu: Hồ sơ khoản nợ và Hợp đồng mua bán nợ (bản sao). + Các khoản nợ phải thu mà dự toán chi phí đòi nợ lớn hơn giá trị khoản nợ phải thu: Các văn bản đôn đốc thanh toán nợ, dự toán chi phí đòi nợ của doanh nghiệp, Biên bản xử lý nợ của Hội đồng xử lý nợ doanh nghiệp (bản sao). + Các khoản nợ phải thu đã quá thời hạn thanh toán từ 3 năm trở lên kể từ khi đến hạn, tuy khách nợ còn tồn tại, đang hoạt động nhưng kinh doanh thua lỗ liên tục và quá khó khăn, hoàn toàn không có khả năng thanh toán, doanh nghiệp đã tích cực áp dụng các biện pháp nhưng vẫn không thu được nợ: Các tài liệu chứng minh khoản nợ tồn đọng đến thời điểm xử lý nợ đã quá hạn từ 3 năm trở lên chưa thu được; các văn bản đôn đốc đòi nợ của doanh nghiệp; báo cáo tài chính của khách nợ đã được kiểm toán (nếu có) hoặc có xác nhận của cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp về tình trạng tài chính của doanh nghiệp. c.6. Xử lý tài chính đối với khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi đối với doanh nghiệp nhà nước đang thực hiện cổ phần hoá - Các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi được xử lý bằng các nguồn theo thứ tự sau đây: 1. Dùng nguồn dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi bù đắp; 2. Nếu nguồn dự phòng các khoản phải thu khó đòi không đủ bù đắp, doanh nghiệp được hạch toán toàn bộ (xử lý 1 lần) số còn thiếu vào chi phí hoạt động kinh doanh trước khi chuyển đổi. 3. Trường hợp sau khi xử lý nợ phải thu không có khả năng thu hồi theo quy định tại điểm 2 nêu trên mà doanh nghiệp bị lỗ hoặc khi chưa xử lý nợ doanh nghiệp đã bị lỗ thì doanh nghiệp xuất trình các căn cứ chứng minh khoản nợ phải thu không thu hồi được và các tài liệu liên quan cho Hội đồng xác định giá trị doanh nghiệp hoặc Công ty kiểm toán, tổ chức có chức năng định giá được chọn để xem xét báo cáo cơ quan có thẩm quyền quyết định giảm trừ vào phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định hiện hành. 4. Đối với doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hoá, trường hợp giá trị phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp không đủ để xử lý lỗ luỹ kế và nợ không có khả năng thu hồi hoặc sau khi xử lý giảm giá trị phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp mà giá trị còn lại không đủ để đảm bảo mức vốn Nhà nước cần tham gia trong công ty cổ phần theo phương án được duyệt thì doanh nghiệp có văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ tài liệu gửi về Cục Tài chính doanh nghiệp xem xét, trình Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định chuyển giao (bán theo giá chỉ định) một số khoản nợ phải thu cho tổ chức có chức năng mua bán nợ và tài sản tồn đọng. Phần chênh lệch do bán nợ (nếu có) được xử lý giảm vốn Nhà nước trước khi chuyển đổi. - Việc xử lý nợ đối với doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi được thực hiện đồng bộ các giải pháp cùng với việc xử lý các tồn tại của doanh nghiệp trước khi chuyển đổi được xác định trong Phương án chuyển đổi sắp xếp doanh nghiệp. d) Các khoản chi phí dở dang d.1. Kiểm tra số dư chi phí dở dang - Thu thập bảng tổng hợp các khoản chi phí dở dang theo từng khoản mục: chi phí XDCB dở dang, chi phí đầu tư XDCB… - Kiểm tra số tổng hợp so với sổ chi tiết và Báo cáo tài chính. d.2. Kiểm tra các khoản chi phí dở dang có số dư ngoại tệ - Thực hiện việc đánh giá lại chi phí dở dang c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxCơ sở phương pháp luận phát triển hệ thống thông tin quản lý và hệ thống thông tin kế toán bán hàng trong các doanh nghiệp thương mại.docx