Đề tài Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần kinh doanh vật tư và xây dựng

LỜI NÓI ĐẦU

 

Chương 1: Lí luận chung về tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất

1.1. Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất

1.1.1. Khái niệm chi phi sản xuất và tính giá thành sản phẩm

1.1.2. Bản chất, chức năng của chi phí sản xuất và tinh giá thành sản phẩm

1.1.2.1. Bản chất, chức năng của chi phí sản xuất

1.1.2.2. Bản chất chức năng của giá thành sản phẩm

1.1.3. Yêu cầu quản lý chi phi sản xuất và tính giá thành sản phẩm

1.1.4. Vai trò của kế toán trong việc quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

1.1.5. Nhiệm vụ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

1.2. Phân loại chi phí sản xuất và tinh giá thành sản phẩm

1.2.1. Phân loại chi phí sản xuất

1.2.1.1. Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí

1.2.1.2. Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích công dụng của chi phí

1.2.1.3. Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm theo công việc lao vụ sản xuất trong kỳ

1.2.1.4. Phân loại chi phí sản xuất theo phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí

1.2.1.5. Phân loại chi phí theo nội dung cấu thành chi phí

1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm

1.2.2.1. Phân loại giá thành theo thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành

1.2.2.2. Phân loại giá thành theo phạm vi tính toán

1.3. Đối tượng và phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm

1.3.1. Đối tượng và phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất và căn cứ xác định

1.3.2. Đối tượng tính giá thành và căn cứ xác định

1.3.3. Mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành sản phẩm

1.4. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất

1.4.1. Hạch toán ban đầu

1.4.2. TàI khoản sử dụng

1.4.3. Phương pháp kế toán tạp hợp chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp thực hiện kế toán hang tồn kho theo phương pháp kê khai thương xuyên

1.4.3.1. Kế toán nguyên vật liệu trực tiếp

1.4.3.2. Kế toán nhân công trực tiếp

1.4.3.3. Kế toán chi phí sản xuất chung

1.4.3.4. Kế toán chi phí sản xuất khác

- Kế toán chi phí phải trả

-Kế toán chi phí trả trước

1.4.4. Phương pháp kế toán tập hợp chi phi sản xuất trong các doanh nghiệp thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ

1.5. Kế toán giá thành sản phẩm

1.5.1. Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở

1.5.2. Các phương pháp tinh giá thành sản phẩm

1.5.2.1 Phương pháp tính giá thành giản đơn

1.5.2.2. Các phương pháp tính giá thành phân bước

1.6. Sổ sách kế toán sử dụng

Chương 2: Tình hình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công Ty Cổ Phần Kinh Doanh Vật Tư và Xây Dựng

2.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Công Ty Cổ Phần Kinh Doanh Vật Tư và Xây Dựng

2.1.1. Giới thiệu về Công ty

2.1.2. Qúa trình hình thành và phát triển

2.1.2.1. Sự hình thành và phát triển

2.1.2.2. Những kế hoạch và mục tiêu cần thực hiện

2.1.2.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công Ty

2.1.2.4. Cơ cấu bộ máy quản lý của Công Ty

2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán

2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức

2.1.3.2. Chứng từ và sổ sách

2.1.3.3. Đặc điểm tổ chức hạch toán kế toán

2.2. Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công Ty Cổ Phần Kinh Doanh Vật Tư và Xây Dựng

2.2.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

2.2.2. Hạch toán ban đầu

2.2.3. Tài khoản sử dụng

2.2.4. Phương pháp kế toán tập hợp chi phi sản xuất tại Công Ty, thực hiện theo phương pháp kê khai thường xuyên

*Kế toán chi phí nguyân vật liệu trực tiếp

*Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

*Kế toán chi phí sản xuất chung

2.2.5. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở cuối kỳ

2.2.6. Phương pháp tính giá thành

Chương 3: Một số ý kiến đề xuất nhăm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công Ty Cổ Phần Kinh Doanh Vật Tư và Xây Dựng

* Những ưu điểm

* Những mặt còn tồn tại

* Phương hướng giải quyết

KẾT LUẬN

 

docx82 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1892 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần kinh doanh vật tư và xây dựng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tương đương. Theo phương pháp này, trước hết kế toán phải căn cứ vào khối lượng SPDD và mức độ chế biến của chúng để tính toán khối lượng SPDD ra khối lượng sản phẩm hoàn thành tương. Sau đó lần lượt tính toán từng khoản mục chi phí cho SPDD theo công thức: Đối với chi phí sản xuất phân bổ vào một lần ngay từ lần đầu dây truuyền công nghệ như chi phí NVLTT hoặc chi phí chính trực tiếp sản xuất: Chi phí SPDD cuối kỳ Chi phí SPDD đầu kỳ Chi phí thực tế phát sinh trong kỳ Khối lượng SP hoàn thành Khối lượng SPDD trong kỳ Khối lượng SPDD trong kỳ = + + x Đối với các khoản chi phí bỏ vào trong quá trình sản xuất như CPNCTT, CPSXC. Chi phí SPDD cuối kỳ Chi phí SPDD đầu kỳ Chi phí thực tế phát sinh trong kỳ Khối lượng SP hoàn thành Khối lượng SPDD trong kỳ Khối lượng SPDD trong kỳ + = + x Trong đó: Khối lượng SP hoàn thành tương đương % tỷ lệ chế biến hoàn thành Khối lượng SPDD = x (3). Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức Chỉ áp dụng thích hợp với những đã xây dựng được định mức chi phí sản xuất hợp lý đã được thực hiện tính giá theo định mức. (4). Đánh giá sản phẩm dở dang theo mức độ hoàn thành chung 50% Nội dung và cách tính tương tự như phương pháp (2) nhưng định giá mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm lao động được tính chung là 50% Q = Qd x 50% 1.5.2. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm Phương pháp tính giá thành sản phẩm là phương pháp sử dụng số liệu chi phí sản xuất đã được tập hợp trong kỳ để tính tán tông hợp giá thành và giá thành đơn vị theo từng khoản mục chi phí quy định cho từng đối tượng tính giá thành. Tùy theo từng đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất, đặc điểm của sản phẩm, yêu cầu quản lý và tính giá thành, mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tónh giá thành mà lựa chọn phương pháp tính giá thích hợp đối với từng loại từng đối tượng tính giá. 1.5.2.1. Phương pháp tính giá thành giản đơn Phương pháp này áp dụng thích hợp với từng sản phẩm công việc có quy trình công nghệ giản đơn khép kín, tổ chức sản xuấ nhiều, chu kỳ sản xuất ngắn, liên tục, đối tượng tính gía thành tương ứng phù hợp với đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất, kỳ tính gía thành định kỳ hàng tháng, quý phù hợp với kỳ báo cáo. Do đối tượng tính giá thành phù hợp với đối tượng tập hợp chi phí sản xuất nên dựa vào số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp được , kế toán chỉ cần đánh giá sản phẩm lao động theo phương pháp thích hợp, sau đó tính giá thành theo công thức: Tổng giá thành thực tế của khối lượng SP hoàn thành Chi phí SPDD đầu kỳ Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ Chi phí SPDD cuối kỳ = + - Giá thành đơn vị sản phẩm Tổng giá thành sản phẩm Khối lượng sản phẩm hoàn thành = 1.5.2.2. Phương pháp tính giá thành phân bước Ap dụng thích với quy trình công nghệ sản xuất kiểu phức tạp, liên tục, quá trình công nghệ phải trải qua nhiều giai đoạn công nghệ chế biến tiếp theo một quy trình công nghệ nhất định. Nửa thành phẩm giai đoạn trước là đối tượng liên tục chế biến ở giai đoạn sau. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là quy trình sản xuất của từng giai đoạn. Đối tượng tính giá thành phẩm hoặc nửa thành phẩm kỳ tính giá thành định kỳ hàng tháng, quý phù hợp với kỳ báo cáo. Phương pháp tính giá thành phân bước có tính gía thành nửa thành phẩm. Việc tính toán kết chuyển chi phí giữa các giai đoạn và giá thành của chúng theo trình tự sơ đồ sau: Gỉa sử doanh nghiệp sản xuất sản phẩm qua giai đoạn (xí nghiệp) GĐ 1 GĐ 2 GĐ n ZNTP gđ1 chuyển sang ZNTP gđ 2 chuyển sang Chi phí SX khác của gđ 1 Giá thành NTP gđ1 Chi phí SX khác của gđ 2 Chi phí SX khác của gđ n Giá thành NTP gđ 2 Giá thành sản phẩm Chi phí NVLTT giai đoạn 1 Trong trường hợp này đối tượng tính giá thành là thành phẩm ở bước công nghệ cuối cùng. Do vậy chỉ cần tính toán chính xác phần chi phí sản xuất của từng giai đoạn nằm trong thành phẩm. Các bước tính toán như sau: Nếu chi phí bỏ dân theo mức gia công chế biến thì SPDD của giai đoạn được tính toán theo mức độ hòan thành thì: Tổng giá thành của sản phẩm hoàn thành trong kỳ Tổng chi phí phát sinh ở giai đoạn I (với I = 1/ n) = Giá thành đơn vị Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành Sản lượng sản phẩm hoàn thành = Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng Phương pháp này áp dụng với các doanh nghiếpản xuất đơn chiếc hoặc hàng loạt nhỏ theo đơn đặt hàng. Mỗi đơn đặt hàng được mở một bảng tính giá thành. Khi đơn đặt hàng hoàn thành thì tổng chi phí sản xuất các tháng được ghi trên bảng tính giá thành của đơn đặt hàng. Phương pháp loại trừ chi phí sản xuất sản phẩm phụ Phương pháp này áp dụng với các doanh nghiệp sản xuất trong quy trình công nghệ sản xuất ngoài sản phẩm chính còn thu được sản phẩm phụ Chi phí sản xuất sản phẩm phụ được tính theo gía kế hoạch hoặc gía bán trừ kợi nhụân định mức và thuế. Tổng Zsp chính = SPDD đầu kỳ + CPSP trong kỳ – SPLD cuối kỳ CPSXSP phụ ·Tính giá thàh sản phẩm theo phương pháp hệ số. Phương pháp này áp dụng trong trường hợp cùng một quy trình công nghệ sản xuất với cùng một loịa NVL tiêu hao thu được nhiều sản phẩm chính khác nhau. Các bước tiến hành như sau: Quy đổi sản phẩm thực tế cùng loại sản phẩm theo hệ số tính giá thành lam tiêu hao mức phân bổ. Tổng sản lượng quy đổi = (tổng sản lượng thực tế SP i) x (hệ số SP i) Tính hệ số phân bổ chi phí của từng loại sản phẩm Hệ số phân bổ chi phí SP I (Hi) Số lượng quy đổi sản phẩm i Tổng sản lượng quy đổi = Tổng giá thành thực tế sản phẩm thực tế theo từng khoản mục Tổng ZSPi = (SPLD đầu kỳ + CPSX trong kỳ – SPLD cuối kỳ) x Hi 1.6. SỔ SÁCH KẾ TOÁN SỬ DỤNG Mỗi hình thức kế toánkhác nhau sẽ có hệ thống các sổ kế toán phù hợp. Hình thức kế toán nhật ký chung: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều phải ghi vào sổ Nhật ký chung theo trình tự thời gian phát sinh. Sơ đồ hình thức kế toán nhật ký chung: Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái Chứng từ gốc Sổ nhật ký đặc biệt Sổ nhật ký chung Sổ, thẻ kế toán chi tiết Bảng phân phối số phát sinh Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Kiểm tra đối chiếu Hình thức kế toán Nhật ký – sổ cái: được sử dụng ở các đơn vị sự nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Đặc trưng cơ bản của hình thức này là các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kết hợp ghi theo thứ tự thời gian và nội dung kinh tế trên cùng một quyển sổ kế toán duy nhất là Nhật ký- sổ cái Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ: phù hợp với các doanh nghiệp có quy mô tương đối lớn hoặc quy mô lớn. Chứng từ gốc Sổ quỹ Bảng tổng hợp chứng từ gốc Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Chứng từ ghi sổ Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Bảng tổng hợp chi tiết Hình thức kế toán Nhật ký _ chứng từ: Chứng từ ghi sổ và các bảng phân bổ Bảng kê Nhật ký chứng từ Thẻ, sổ kế toán chi tiết Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo tài chính CHƯƠNG 2 TÌNH HÌNH TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH VẬT TƯ VÀ XÂY DỰNG .SƠ LƯỢC VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH VẬT TƯ VÀ XÂY DỰNG 2.1.1Giới thiệu về công ty Công ty có tên gọi: Công ty cổ phần kinh doanh vật tư và xây dựng Tên giao dịch quốc tế: CMC Địa chỉ đăng ký: Số 145 – phố Đốc Ngữ - Quận Ba Đình – Hà Nội Điện thoại: 04.8.326.181 Fax : 04.8.326.183 Giấy đăng ký KD số: 0103003548. Ngày 15/01/2004 Ngành nghề KD: Sản xuất và kinh doanh bê tông thương phẩm, bê tông cấu kiện, vật tư và các vật liệu xây dựng khác Thời gian kinh qua làm tổng thầu hoặc thầu chính: 23 Số năm kinh qua làm thâù phụ: 23 Diện tích: Tổng số CBCNV của công ty tính đến ngày 31/12/2005 là 450 người + Nhân viên quản lý: 120 người + Cán bộ có trình độ Đại Học và Cao Đẳng là: 167 người + Cán bộ có trình độ trung cấp là: 50 người + Trong đó lao động nữ: 97 người, chiếm 21,56% + Thu nhập bình quân đầu người năm 2005 là: 1.790.000 đồng/người/tháng Quy mô kinh doanh của công ty năm 2005 có tổng vốn kinh doanh là: 16.563.000.000 đồng. Trong đó: + Vốn điều lệ: 10.300.000.000 đồng (chiếm 60,8%) + Vốn nhà nước: 6.236.000.000 đồng Quá trình hình thành và phát triển Sự hình thành và phát triển: Công ty cổ phần kinh doanh vật tư và xây dựng là doanh nghiệp được thành lập dưới hình thức chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần: giữ nguyên vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu để thu hút thêm vốn. Là đơn vị thành viên của Tổng công ty Xây dựng Hà Nội – Bộ xây dựng có tư cách pháp nhân đầy đủ, hoạt động theo luật doanh nghiệp. Tiền thân của công ty là là Công ty Cung ứng vật tư vận tải được thành lập ngày 24 tháng 12 năm 1982 và được thành lập lại ngày 26 tháng 3 năm 1993 theo quyết định theo quyết định số 143A/BXD-TCLĐ của Bộ trưởng Bộ xây dựng Tháng 11 năm 2001 Công ty đã được cấp chứng chỉ hệ thống chất lượng theo mô hình ISO 9002: 1994 trong lĩnh vực sản xuất và cung ứng bê tông thuơng phẩm. Từ đầu năm 2004 hệ thống quản lý chất lương sản phẩm được chuyển đổi, áp dụng, đánh giá chứng nhận lại theo phiên bản ISO 9001: 2000. Công ty đã được tặng nhiều bằng khen của chính phủ, Bộ xây dựng và Công đoàn xây dựng Việt Nam về thành tích sản xuất, thi đua, nhiều huy chương vàng sản phẩm chất lượng cao và cờ đảm bảo chất lượng của ngành. Được chuyển đổi khi đất Đất nước đa và đang thu được những thành tựu to lớn trong công cuộc đổi mới kinh tế, cộng với cơ sở ban đàu khá thuận lợi, hệ thống nhà xưởng, xí nghiệp, kho bãi, văn phòng làm việc cùng với dây truyền sản xuất hiện đại, kinh nghiệm quản lý kinh doanh, xây dựng hiệu quả.. Công ty đã tạo dựng được chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong và ngoaì nước. Nền kinh tế Đất nước đang đi theo đúng những quy luật của nền kinh tế thị trường. Cạnh tranh ngày càng khốc liệt, bản lĩnh kinh doanh, tầm nhìn chiến kược của các nhà lãnh đạo được phát huy cao độ nhằm đưa Công ty của mình đứng vững, phát triển và tạo dựng được vị thế của mình trên thi trường, hòa nhịp với sự năng đông của nền kinh tế, toàn thể cán bộ công nhân viên toàn Công ty đã đề ra các mục tiêu quán triệt, sâu sắc và nỗ lực thực hiện mục tiêu Công ty có chức năng, nhiệm vụ: Sản xuất và kinh doanh bê tông thương phẩm, bê tông cấu kiện Kinh doanh vật tư, thiết bị, vvạt liệu xây dựng Xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi Xây dựng đường dây và trạm biến áp San lấp mặt bằng và xây dựng hạ tầng Tư vấn và khảo sát thiết kế Đầu tư xây dựng phát triển nhà, kinh doanh nhà và bất động sản Xuất nhập khẩu và nhạn ủy thác xuất nhập khẩu máy mac thiết bị, vật liệu xây dựng Kinh doanh vận tải và du lịch Trong những năm qua, Công ty đã xây dựng các công trình đạt chất lượng cao: Hội trường UBND tỉnh Lào Cai, hội trường và nhà khách Công đoàn tỉnh Sơn La Bể bơi nhà thi đấu: Bách Khoa, Lào Cai, Bắc Kạn Các khu biệt thự Thanh Nhàn, Giáp Bát, Phương Liệt, Cát Linh Các trụ sở kho bạc, ngân hàng, cục thống kê ở các tỉnh Hà Tây, Hòa Bình, Quảng Ninh Các khu chung cư cao tầng ở Linh Đàm, làng quốc tế Thăng Long Các trụ sở Uỷ ban dân tộc, nhà kỹ thuật Tổng cục 6 Bộ Công An ở Hà Nội Các khu nhà xưởng sản xuất công nghiệp ở Lào Cai, Hà Nội, Hải Dương, may thêu xuất khẩu Hà Tây. Xây dựng chợ Đông Mỹ, tỉnh lộ Hà Nam. San lấp mặt bằng: khu liên hợp thể thao Quốc Gia, khu du lịch Quảng Ninh, các khu nhà ở Định Công, Linh Đàm, Trung Yên… Và đã cung cấp bê tông thương phẩm, vật tư cho các công trình tiêu biểu sau: Viện Bảo Tàng Hồ Chí Minh. Cung văn hóa Lao Động Việt Xô. Trung tâm kỹ thuật và trụ sở cơ quan tham tán Nga Sân bay T1, Nội BàI – Hà Nội. Các khách sạn LớN: Dawoo, Kim Liên, Hà Nội, Sofiatel… Các khu chung cư cao tầng Linh Đàm, làng Quốc Tế Thăng Long… Các nhà máy xi măng: Nghi Sơn, Hoàng Mai, Tam Điệp… Do luôn giữ được chữ tín trong sản xuất kinh doanh, không ngừng đầu tư thiết bị sản xuất và thi công hiện đại, áp dụng công nghệ tiên tiến với đội ngũ cán bộ công nhân lành nghề, dầy dạn kinh nghiệm chúng tôI luôn được các bạn hàng tin cậy. Chúng tôi luôn dành cho khách hàng sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng tiến đọ phục vụ hoàn hảo. Đối với chúng tôi khách hàng là bạn và tất cả nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng vì sự phát triển bền vững của Công ty Những nỗ lực đó của toàn cán bộ công nhân viên của Công ty đã được đền đáp xứng đáng, các chỉ số tài chính qua các năm không ngừng được tăng lên với tỷ lệ khả quan được lãnh đạo của Tổng Công Ty khen ngợi. Dưới đây là các kết quả hoạt động kinh doanh của năm 2005 so với năm 2004 Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Doanh thu bán hàng&cung cấp dịch vụ 73.511.245.444 89.267.590.216 Các khoản giảm trừ 176.183.455 740.971.787 -Chiết khấu thương mại - Giảm giá hàng bán 176.183.455 740.971.787 - Hàng bán bị trả lại - Thuế TTĐB, thuế XK, thuế GTGT 1. Doanh thu thuần bàn hàng&dịch vụ 73.355.061.989 88.526.648.429 2. Gía vốn hàng bán 62.035.803.965 75.186.713.648 3. Lợi nhuận gộp bán hàng&dịch vụ 11.299.258.042 13.339.904.781 4. Doanh thu hoạt động tài chính 392.161.042 337.917.602 5. Chi phí tài chính 3.097.010.465 3.164.929.844 6. Chi phí bán hàng 4.799.610.856 5.355.720.336 7. Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.796.521.916 2.866.818.469 8. Lợi nhuận thuần từ hoạt đông KD 1.818.275.829 2.290.353.734 9. Thu nhập khác 16.835.000 105.012.267 10. Chi phí khác 19.831.278 36.600.000 11. Lợi nhuận khác 2.996.278 68.421.267 12. Tổng lợi nhuận trước thuế 1.815.297.511 2.358.766.001 13. Thuế TN doanh nghiệp phải nộp 14. Lợi nhuận sau thuế 1.815.297.511 2.358.766.001 2.1.2.2. Những kế hoạch và mục tiêu cần thực hiện Mục tiêu chất lượng: (1). Xây dựng và áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000 trong lĩnh vực sản xuất bê tông trộn sẵn và thi công xây dựng các công trình. (2). Đẩy mạnh công tác tiếp thị mở rộng thị trường cung cấp bê tông trộn sẵn, phấn đáu sản lượng của xí nghiệp bê tông C45 đạt bình quân 6000m3/tháng.Xí nghiệp bê tông ORU đạt sản lượng 50.000 m3/ năm. Luôn giữ uy tín với khách hàng bảo đảm chất lượng bê tông, tiến độ cung cấp và phong cách phục vụ. (3). Đảm bảo 100% các công trình thi công xây dựng đạt yêu cầu kỹ thuật, chất lượng được nghiệm thu ngay lần đầu và 80% công trình bàn giao đúng tiến độ, chỉ 20% công trình chậm tiến độ do nguyên nhân khách quan. (4). Đẩy mạnh công tác sản xuất kinh doanh, tăng cường quản lý nâng cao chất lượng công trình. Phấn đấu giá trị sản lượng bình quân tăng từ 10% đến 20%/ năm. Chính sách chất lượng Không ngừng nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng bằng tiến độ hiệu quả của mỗi công việc bởi nhận thức năng lực của mỗi thành viên, kết hợp công nghệ, phương pháp quản lý tiên tiến và khả năng tài chính của công ty. Để thực hiện cuộc sống chất lượng, lãnh đạo và các thành viên cam kết: (1)Tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp đơn vị đã được Bộ xây dựng tặng cờ chất lượng cao về bê tông thương phẩm để luôn là một công ty có uy tín hàng đầu về chất lượng trong sản xuất, cung ứng bê tông trộn sẵn và xây dựng công trình trong cả nước (2) Giành mọi ưu tiên, nguồn lực, đào tạo, xây dựng đội ngũ CNV vững vàng về phẩm chất , giỏi chuyên môn nghiệp vụ, luôn đáp ứng yêu cầu đã được thỏa thuận với khách hàng, thiết lập quan hệ hợp tác với ccác chủ đầu tư, các đơn vị thi công, cung ứng nhằm đạt bằng được chữ tín về chất lượng, Công ty luôn xem đó là yếu tố quyết định tới sự phát triển và thành đạt của mình. (3) Đầu tư thiết bị hiện đại, áp dụng các quy trình công nghệ tiên tiến, duy trì và hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng theo mô hình ISO 900:2000 tại các phàng ban công ty và các xí nghiệp sản xuất, xây dựng để nâng cao năng lực quản lý, thỏa mãn yêu cầu ngày càng tăng của khách hàng. (4) Đảm bảo quản lý khai thác nguồn tài chính thích hợp, cá hiệu quả để thực hiện mục tiêu và yêu cầu đã xác định. 2.1.2.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất, kinh doanh của Công ty cổ phần kinh doanh vật tư và xây dựng Công ty cổ phần kinh doanh vật tư và xây dựng là doanh nghiệp được thành lập từ doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần: giữ nguyên vốn Nhà nước hiệ có tại DN, phát hành cổ phiếu để thu hút vốn. Về cơ bản công ty đã được trang bị đầy đủ thiết bị máy mác hiện đại, dây truyền công nghệ tiên tiến, công nhân lành nghề, luôn giữ chữ Tín trong sản xuất, vậy nên các sản phẩm luôn đạt chất lượng cao. Công ty có các xí nghiệp chuyên dụng: Xí nghiệp sản xuất bê tông C45 Xí nghiệp sản xuất bê tông ORU Các xí nghiệp xây dựng số 1, 2, 3, 4 ,5 Các xí nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng số 1 Ban kinh doanh dịch vụ tổng hợp Công ty có chức năng và nhiệm vụ: Sản xuất và kinh doanh bê tông thương phẩm, bê tông cấu kiện Kinh doanh vật tư, thiết bị, vật liệu xây dựng Xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi Xây dựng đường dây và trạm biến áp San lấp mặt bằng và xây dựng hạ tầng Tư vấn và khảo sát thiết kế Đầu tư xây dựng phát triển nhà, kinh doanh nhà và bất động sản Xuất nhập khẩu và nhạn ủy thác xuất nhập khẩu máy mac thiết bị, vật liệu xây dựng Kinh doanh vận tải và du lịch 2.1.2.4. Cơ cấu bộ máy qủan lý của Công ty Sơ đồ bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần kinh doanh vật tư và xây dựng HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT PHÓ GIÁM ĐỐC GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC KẾ TOÁN TRƯỞNG BAN DỰ ÁN PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH PHÒNG KẾ HOẠCH-KTHUẬT PHÒNG KẾ TOÁN TÀI CHÍNH XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG SỐ 3 XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG SỐ 4 XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG SỐ 5 XÍ NGHIỆP SX BÊ TÔNG C45 XÍ NGHIỆP SX BÊ TÔNG ORU XIS NGHIỆP SX VL XD SỐ 1 XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG SỐ 2 XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG SỐ 1 CHI NHÁNH TẠI LÀO CAI - Đứng đầu bộ máy quản lý là Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát: Người có quyền hạn quyết định và trách nhiệm cao nhất. - Giám đốc: Người chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Ngoài việc ủy quyền cho các phó giám đốc chuyên trách, giám đốc còn trực tiếp chỉ đạo các phòng ban: Phòng tài chính kế toán, phòng hành chính, phòng kế hoạch-kỹ thuật, ban dự án Phó giám đốc: Người trực tiếp giúp việc, cố vấn cho giám đốc, trực tiếp chỉ đạo về mặt nghiệp vụ, các bộ phận họat động trong phạm vi trách nhiệm của mình Các phòng ban trong công ty có chức năng nhiệm vụ khác nhau nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ nhau, phục vụ mục tiêu chung của Tổng Công ty, góp phần làm cho Tổng Công ty ngày càng vững mạnh. Chức năng của các phòng ban, xí nghiệp như sau: Phòng tài chính kế toán: Có chức năng lập và tổ chức thực hiện kế hoạch tàI chính theo tháng, quý, năm, cung cấp những thông tin kinh tế tài chính cần thiết một cách thường xuyênliên tục cho Ban giám đốc, thực hiện hạch toán kế toán theo theo quy định hiện hành của Nhà nước và điều kệ hoạt đông của Tổng Công Ty, Công ty, lập báo cacó kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty theo tháng, quý, năm. Phòng kinh doanh dịch vụ tổng hợp: Thực hiện các công việc về thương mại, nghiên cứu thị trường, đề ra các chiến lược kinh doanh, marketing, thực hiện các công việc kinh doanh khác để sinh lời và thực hiện các dịch vụ sau bán hàng. Phòng tổ chức hành chính: Xác định kế hoạch quản lý công tác, tổ chức lao động, tiền lương, định mức lao động, BHXH, đào tạo, quản lý hợp đồng lao động, quản lý hồ sơ cán bộ công nhân viên, giải quyết những thủ tục tuyển dụng, thôi việc, các vấn đề liên quan đến lao động. Phòng kế hoạch- kỹ thuật: Chức năng lập kế hoạch, theo dõi thực hiện xây dựng c, bản, lập kế hoạch cung cấp đầy đủ, kịp thời đúng khối lượng, chất lượng, chủng loại các vật tư, nguyên vật liệu, phụ tùng thiết bị, phân tích đánh giá việc thực hiện kế hoạch cung cấp làm báo cáo định kỳ. Ban dự án: thiết kế kỹ thuật, thi công cho các dự án xây dựng của công ty. Thiết lập nhiều phương án nhằm bảo đảm sự phát triển của công ty. Các xí nghiệp chuyên sản xuất bê tông thương phẩm, vật liệu xây dựng Các phòng ban và các xí nghiệp tuy có chức năng và nhiệm vụ khác nhau nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau, cùng bàn bạc triển khai công việc khi có chỉ thị của giám đốc nhằm thực hiện tốt, có hiệu quả mọi công việccủa Công ty. 2.1.3.Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán Cơ cấu tổ chức Công ty đã lựa chọn môi trường kế toán tập trung. Mô hình kế toán này được úng dụng tin học giúp cho việc kiểm tra nghiệp vụ, đối chiếu số liệu được nhanh chóng chính xác kịp thời và đảm bảo tính chỉ đạo trực tiếp thông suốt của kế toán trưởng và giúp ban lãnh đạo Công ty nắm được những thông tin cần thiết, kịp thời để có những quyết sách và chiến lược kinh doanh phù hợp trong những điều kiện cụ thể. Từng bộ phận trong phòng kế toán tài chính của Công ty: Kế toán trưởng: Điều hành toàn bộ hệ thống kế toán của Công ty nhằm đạt hiệu quả cao, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ kế tóan trong toàn Công ty, đảm bảo tính chính xác cao kịp thời, đúng tíên độ kế toán hiện hành. Đồng thời tham mưu cho Ban lãnh đạo Công ty có những biện pháp xử lý và chiến lược kinh doanh phù hợp điều kiện tài chính cụ thể. Kế toán thanh toán: Theo dõi các khoản công nợ phải thu, công nợ phải trả của Công ty để tiến hành ghi sổ trên sơ hợp lệ chứng từ. Trong truờng hợp việc thanh toán của khách hàng đã đến hạn mà chưa trả thì phải đôn đốc để thu hồi. Kế toán vật tư, tài sản cố định: Là bộ phận kế toán theo dõi việc xuất- nhập thiết bị về số lượng và giá trị. Đồng thời theo dõi tình hình sử dụng và biến động về TSCĐ của Công ty, cũng như tiến hành trích khấu hao theo một tỷ lệ và phương pháp thích hợp. Thông qua việc theo dõi TSCĐ, kế toán có thể đề xuất với cấp trên vầ việc thanh lý những tài sản đã trích khấu hao hết và không còn giá trị sử dụng. Kế toán tiền lương, BHXH: Là bộ phận kế toánlàm nhiệm vụ đảm bảo cho quyền lợi lao động, Tính lương và các khoản trích theo lương đầy đủ cho cán bộ công nhân viên theo đúng quy định của Nhà nước và Công ty. Kế toán chi phí và tính giá thành: Thực hiện tập hợp, theo dõi toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến các tổ đội, xí nghiệp, các bộ phận gián tiếp để từ đó có thể tập hợp và tính giá thành chính xác. Kế toán tổng hợp: Tổng hợp các số liệu từ các kế toán viên, xử lý tiến hành vào sổ cái, lập bảng cân đối số phát sinh. Cuối kỳ lập bảng cân sổ kế toán và các báo cáo tài chính để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty. Kế toán thanh toán Kế toán chi phí và thành phẩm Kế toán tiền lương-BHXH Kế toán vật tư- TSCĐ Kế toán tổng hợp KẾ TOÁN TRƯỞNG Thủ quỹ Kế toán các xí nghiệp Chính sách kế toán của Công ty cổ phần kinh soanh vật tư và xây dựng Niên độ kế toán: Công ty áp dụng niên độ kế toán theo năm, tức là niên độ được bắt đầu từ 01/01 đến 31/12 của năm đó Đơn vị tiền tệ: Hiện nay Công ty đang sử dụng đơn vị tiền tệ là Việt nam đồng (VNĐ), do đó khi có các nghiệp vụ kinh tế tài chính liên quan đến ngoại tệ thì đều được quy đổi ra VNĐ theo tỷ lệ thích hợp. Tính và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. TSCĐ của Công ty được trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng . Hiện nay công ty đang áp dụng hình thức sổ kế toán sổ Nhật ký chung. Chức năng của phòng kế toán tài chính là phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, cung cấp thông tin cần thiết phục vụ cho công tác quản lý, lập kế hoạch, phân phối các nguồn vốn bằng tiền trong hoạt động sản xuất kinh doanh , chỉ ra những bất hợp lý trong sản xuất ,thông qua quá trình tổng hợp chi phí giá thành ,từ đó có nhứng đề xuất giúp cho ban lãnh đạo có thể tránh được nhứng sai xót có thể xảy ra. 2.1.3.2 Chứng từ và sổ sách kế toán: Công ty cổ phần kinh doanh vật tư và xây dựng là đơn vị sản xuất thuộc đối tượng chịu thuế (GTGT) theo phươg pháp khấu trừ, hạch tóan hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Hệ thống chứng từ và tài khoản kế tóan của công ty được sử dụng theo quyết định số 15 của Bộ tà chính và các chuẩn mực kế toán mới ban hành theo quyết định số 149/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 cùng các thông tư hướng dẫn sửa đổi bổ sung chế độ kế tóan doanh nghiệp của Bộ tài chính. Chứng từ dùng để hạch tóan kế tóan là những mẫu theo quy định hiện hành của Bộ tài chính và quy định của công ty,như bảng kê,phiếu nhập xuất kho thành phẩm,phiếu theo dõi giờ công,bảng chấm công,biên bản giao nhận vật tư hàng hóa ,hóa đơn giá trị gia tăng,sổ phụ tài sản tại ngân hàng,phiếu thu-chi ,bảng thanh tóan tổng hợp với khách hàng ,các nhật kí chứng từ ,các bảng phân bổ …. Công tác kế tóan tại Công ty được thực hiện hòan tòan trên hệ thống máy tính với phần mềm kế tóan FAST - ACCOUTING.Bao gồm các phân hệ kế tóan chủ yếu sau: +Kế tóan tổng hợp. +Kế tóan tiền mặt, tiền gửi tiền vay ngân hàng. +Kế tóan công nợ phải thu: bán hàng và phải thu khác. +Kế tóan công nợ phải trả: mua hàng vật tư và phải trả khác. +Kế tóan hàng tồn kho. +Kế tóan chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. +Kế tóan TSCĐ. +Kế tóan chủ đầu tư. +Các mẫu biểu báo cáo: thuế, báo cáo tàI chính, cân đối kế toán. Chương trình phần mềm kế tóan được lên sổ theo hình thức sổ Nhật kí chung. Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh căn cứ vào chứng từ kế tóan, từ đó sẽ được lên sổ nhật kí chung ,từ sổ nhật kí chung sẽ lên sổ cáI các tàI khoản , từ số thẻ kế tóan chi tiết lên bảng cân đối chi tiết

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxHoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công Ty Cổ Phần Kinh Doanh Vật Tư Và Xây Dựng.docx
Tài liệu liên quan