Đề tài Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ bán hàng tại công ty thương mại dịch vụ thời trang Hà Nội

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường dưới sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước, các doanh nghiệp đang có môi trường kinh doanh thuận lợi , nhưng cũng gặp rất nhiều khó khăn từ sự tác động của quy luật canh tranh. Để có thể đứng vững, vượt qua sự chọn lọc khắt khe của thị trường, khẳng định vai trò và vị trí của mình thì các doanh nghiệp phải giải quyết tốt các vấn đề liên quan đến kinh doanh; trong đó đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá là điều kiện sống còn của doanh nghiệp, đặc biệt đối với các doanh nghiệp thương mại. Tuy nhiên, đó không phải là vấn đề ngày một ngày hai mà đòi hỏi phải có sự nghiên cứu, hoàn thiện cả về mặt chính sách, chế độ cũng như khảo sát thực tế, vận dụng trong các đơn vị, cơ sở, đòi hỏi sự tham gia, phối hợp của nhiều cấp, ngành.

 Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, sản xuất và cung cấp dịch vụ, mặc dù Công ty TMDVTT Hà nội đã gặp rất nhiều khó khăn nhất định về tổ chức hoạt động kinh doanh cũng như tổ chức công tác kế toán khi bước sang cơ chế mới nhưng với bề dầy hoạt động của mình, Công ty đã đạt được những thành tựu đáng kể, chính vì vậy Công ty bước đầu đã có được chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Cho đến nay, công tác kế toán của công ty đx tương đối hoàn thiện, tuy vẫn còn một số tồn tại cần xem xét giải quyết nhằm tổ chức hợp lý hơn nữa, thích ứng với nhu cầu quản lý trong cơ chế mới.

 

doc106 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1078 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ bán hàng tại công ty thương mại dịch vụ thời trang Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
căn cứ chứng từ Nợ TK 333 (3331) – Khấu trừ thuế GTGT Có TK 133 – Khấu trừ thuế GTGT - Khi doanh nghiệp nộp thuế GTGT Nợ TK 333 (3331) – Nộp thuế GTGT Có TK 111, 112 – Nộp thuế GTGT Chú ý: - Nếu trong kỳ kinh doanh nếu thuế GTGT đầu ra < thuế GTGT đầu vào thì người ta chỉ kê khai để khấu trừ bằng số thuế GTGT đầu ra Nợ TK 333 (3331) – Khấu trừ thuế Có TK 133 – Khấu trừ thuế Số thuế GTGT chưa được khấu trừ sẽ được chờ để tiếp tục khấu trừ vào ký sau hoặc sẽ được hoàn thuế theo luật định. - Khi doanh nghiệp được hoàn thuế GTGT Nợ TK 111, 112 – Hoàn thuế GTGT đầu vào Có TK 133 – Hoàn thuế GTGT đầu vào - Đối với cơ sở kinh doanh vừa kinh doanh mặt hàng thuộc diện chịu thuế GTGT và mặt hàng không thuộc diện chịu thuế, khi mua hàng hoá và dich vụ đầu vào, người ta không bóc tách được số thuế GTGT được khấu trừ và không được khấu trừ thì toàn bộ số thuế GTGT đầu vào sẽ được kê khai trên tài khoản 133, đến cuối kỳ người ta tính thuế GTGT được khấu trừ theo tỷ lệ với doanh thu để khấu trừ tính thuế GTGT phải nộp. Số thuế GTGT không được khấu trừ sẽ được tính vào giá vốn của hàng bán trong kỳ Nợ TK 333 (3331) – Thuế GTGT được khấu trừ Nợ TK 632 – Thuế GTGT không được khấu trừ Có TK 133 – Khấu trừ thuế GTGT * Kế toán xác định doanh thu thuần - Cuối kỳ kinh doanh khi xác định doanh thu thuần + Kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu Nợ TK 511, 512 – Kết chuyển doanh thu bị giảm trừ Có TK 531, 532 – Kết chuyển doanh thu bị giảm trừ + Doanh thu thuần được tính trên tài khoản 511 hoặc 512 kết chuyển về tài khoản xác định kết quả 911 Nợ TK 511, 512 – Kết chuyển doanh thu thuần Có TK 911 – Kết chuyển doanh thu thuần. b. Kế toán nghiệp vụ bán hàng đại lý. b.1. Bên giao đại lý. - Khi bên doanh nghiệp gửi hàng xuống cơ sở đại lý, căn cứ vào chứng từ + Nếu hàng hoá xuất kho gửi tại đại lý . Nợ TK 157 – Giá thực tế xuất kho Có TK 156 – Giá thực tế xuất kho + Nếu chuyển thẳng đến cơ sở đại lý. Nợ TK 157 – Giá mua thực tế ( chưa thuế ) Nợ TK 133 – Thuế giá trị gia tăng đầu vào Có TK 111,112,331 – Tổng giá thanh toán. + Nếu hợp đồng đại lý đòi hỏi người nhận đại lý phải quỹ thì khi nhận ký quỹ, căn cứ chứng từ. Nợ TK 111,112 – Nhận ký quỹ Có TK 338 ( 3388 ) , 344 – Nhận ký quỹ Các chi phí phát sinh trong quá trình chuyển hàng đại lý Nợ TK 641 – Chi phí chuyển hàng đại lý Nợ TK 133 – Thuế giá trị gia tăng đầu vào ( nếu có ) Có TK 111,112 – Tổng giá thanh toán Khi cơ sở đại lý thanh toán cho người giao đại lý, căn cứ vào chứng từ + Nếu cơ sở đại lý thanh toán toàn bộ tiền hàng sau đó trả hoa hồng Nợ TK 111,112 – Tổng giá thanh toán ( có thuế ) Có TK 511 – Giá bán chưa thuế Có TK 333 ( 3331) – thuế giá trị gia tăng đầu ra Trả hoa hồng: Nợ TK 641 – Trả hoa hồng cho đại lý Có TK 111,112 – Trả hoa hồng cho đại lý + Cơ sở đại lý thanh toán khấu trừ phần hoa hồng được hưởng. Nợ TK 111,112 – Tổng giá thanh toán – hoa hồng Nợ TK 641 – Hoa hồng đại lý Có TK 511 – Già bán chưa thuế Có TK 333 ( 3331 ) – Thuế giá trị gia tăng đầu ra + Kết chuyển giá vốn của hàng đại lý đã bán Nợ TK 632 – Kết chuyển Có TK 157 – Kết chuyển b.2. Bên nhận đại lý Khi cơ sở giao đại lý chuyển hàng đại lý đến căn cứ vào chứng từ : Nợ TK 003: Trị giá của hàng người bán đại lý Nếu hợp đồng đại lý yêu cầu người đại lý phải ký quỹ khi chuyển tiền đi ký quỹ, căn cứ vào chứng từ: Nợ TK 144,244 – chuyển tiền đi ký quỹ. Có TK 111,112 – chuyên tiền đi ký quỹ. Khi cơ sở đại lý bán hàng căn cứ vào chứng từ + Nếu bóc tách được hoa hồng đại lý ngay trên chứng từ bán hàng. Nợ TK 111,112,131 – tổng giá thanh toán Có TK 331 – Giá thanh toán - hoa hồng Có TK 511 – Hoa hồng đại lý được hưởng. + Nếu không bóc tách được hoa hồng đại lý trên chứng từ bán hàng. Nợ TK 111,112,131 – Doanh thu bán hàng đại lý Có TK 331 – Doanh thu bán hàng đại lý Đồng thời: Có TK 003 : trị giá hàng đại lý đã bán. Khi thanh toán cho cơ sở giao đại lý, căn cứ vào chứng từ ( bảng kê thanh toán hoá đơn giá trị gia tăng ) + Nếu cơ sở đại lý thanh toán toàn bộ tiền hàng sau đó nhận hoa hồng. Nợ TK 331 – Thanh toán cho cơ sở giao đại lý. Có TK 111,112 – Thanh toán cho cơ sở giao đại lý Nhận hoa hồng đại lý: Nợ TK 111,112 – Hoa hồng đại lý được hưởng Có TK 511 – Hoa hồng đại lý được hưởng + Nếu cơ sở đại lý thanh toán tiền khấu trừ hoa hồng được hưởng: . Nếu hoa hồng đại lý chưa được bóc tách trên chứng từ bán hàng: Nợ TK 331 – Thanh toán với người giao đại lý Có TK 111,112 – Giá thanh toán - hoa hồng Có TK 511 - Hoa hồng đại lý . Nếu hoa hồng đại lý đã được bóc tách Nợ TK 331 – Giá thanh toán hoa hồng Có TK 111,112 – Giá thanh toán - hoa hồng c. Kế toán nghiệp vụ bán lẻ c.1. Kế toán nghiệp vụ bán lẻ tập trung - Khi kế toán nhận được các chứng từ bán hàng, căn cứ vào chứng từ: Nợ TK 111,112,131 – tổng giá trị thanh toán Có TK 511 (5111) – Giá bán chưa thuế Có TK 333 (3331) – Thuế giá trị gia tăng đầu ra - Nếu trong quá trình bán hàng phát sinh thiếu tiền bán hàng, bắt bồi thường Nợ TK 111 – Số tiền thực thụ Nợ TK 138(1388) – Số tiền thiếu bắt bồi thường Có TK 511 – Doanh thu bán lẻ Có TK 333(3331) Thuế giá trị gia tăng đầu ra. - Nếu phát sinh thừa tiền bán hàng. Nợ TK 111 – Số tiền thừa chờ xử lý. Có TK 338(3381) – Số tiền thừa chờ xử lý. - Kết chuyển giá vốn của hàng đã bán Nợ TK 632 – Kết chuyển giá vốn của hàng bán Có TK 156 – Kết chuyển giá vốn của hàng bán c.2. Kế toán nghiệp vụ bán lẻ trả góp - Khi doanh nghiệp bán hàng trả góp, căn cứ vào chứng từ Nợ TK 111, 112 – Số tiền thu lần đầu Nợ TK 131 – Số tiền nợ Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 333 (3331) – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước Có TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện - Kết chuyển giá vốn hàng bán Nợ TK 632 – Kết chuyển giá vốn Có TK 156 – Kết chuyển giá vốn - Khi thực thu tiền bán hàng lần tiếp theo: Nợ TK 111, 112 – Số tiền thu từng kỳ Có TK 131 – Số tiền thu từng kỳ - Ghi nhận doanh thu tiền lãi bán hàng trả góp từng kỳ Nợ TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (lãi trả góp) 3.2. Kế toán nghiệp vụ bán hàng ở doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp - Khi doanh nghiệp bán hàng hoá, căn cứ vào chứng từ: Nợ TK 111, 112, 131 – Doanh thu bán hàng Có TK 511 – Doanh thu bán hàng - Kết chuyển giá vốn của hàng bán + Nếu hàng bán trực tiếp tại kho hoặc bán lẻ Nợ TK 632 – Giá thực tế xuất kho Có TK 156 – Giá thực tế xuất kho + Nếu bán đại lý hoặc hàng gửi bán Nợ TK 632 – Kết chuyển giá vốn Có TK 157 – Kết chuyển giá vốn + Nếu hàng bán theo phương thức giao tay ba Nợ TK 632 – Giá mua thực tế của hàng bán Có TK 111, 112, 331 – Giá mua thực tế của hàng bán - Nếu phát sinh hàng bán bị trả lại hoặc giảm giá hàng bán Nợ TK 531, 532 – Doanh thu bị giảm trừ Có TK 111, 112, 131 – Doanh thu bị giảm trừ + Hàng bán trả lại nhập kho hoặc nhờ người mua giữ hộ Nợ TK 156, 157 – Trị giá vốn Có TK 632 – Trị giá vốn - Nếu phát sinh chiết khấu hàng bán Nợ TK 521 – Chiết khấu thương mại Có TK 111, 112, 131 – Chiết khấu thương mại - Cuối kỳ kinh doanh + Khi tính thuế GTGT phải nộp, căn cứ chứng từ Nợ TK 642 (6425) – Thuế GTGT phải nộp Có TK 333 (3331) – Thuế GTGT phải nộp + Khi doanh nghiệp nộp thuế GTGT Nợ TK 333 (3331) – Nộp thuế GTGT Có TK 111, 112 – Nộp thuế GTGT * Chú ý: - Đối với những cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì người ta phải kiểm soát được giá bán và giá mua của hàng hoá ở trong kỳ: trong cả khâu mua và khâu bán phải thực hiện chế độ thống kê kế toán và các chứng từ pháp lý. - Nếu cơ sở kinh doanh chỉ kiểm soát được giá bán của hàng hoá còn trong khâu mua thì không thực hiện được chế độ chứng từ pháp lý thì người ta sẽ ấn định tỷ lệ GTGT trên gia sbán của hàng hoá sau đó lấy GTGT ấn định nhân tỷ lệ thuế suất. - Nếu cơ sở kinh doanh không kiểm soát được giá bán và giá mua của hàng hoá thì sẽ nộp thuế GTGT theo hình thức khoán. * Đối với cơ sở kinh doanh quản lý tồn kho theo kiểm kê định kỳ thì khi thực hiện hoạt động bán hàng, căn cứ vào chứng từ người ta chỉ ghi nhận bút toán xác định doanh thu. Phần kết chuyển giá vốn sẽ được thực hiện vào cuối kỳ sau khi doanh nghiệp kiểm kê thực tế tính được số dư tồn kho cuối kỳ sau đó tính trị giá xuất của hàng tiêu thụ trong kỳ và kết chuyển về tài khoản 632 Nợ TK 632 – Kết chuyển giá vốn Có TK 611 – Kết chuyển giá vốn Các hình thức sổ kế toán áp dụng trong kế toán nghiệp vụ bán hàng 1. Hình thức Nhật ký - Sổ cái. Nội dung. Nhật ký sổ cái là sổ kế toán tổng hợp dùng để phản ánh tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian và hệ thống hoá theo nội dung kinh tế. Căn cứ để ghi vào sổ Nhật ký chung – Sổ cái là các chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc. Số liệu ghi trên Nhật ký – Sổ cái dùng để lập các Báo cáo Tài chính. 1.2 Điều kiện vận dụng. Do hình thức sổ này bị ghi trùng lặp, nên nố được áp dụng ở các doanh nghiệp có loại hình kinh doanh đơn giản, quy mô nhỏ, trình độ quản lý và kế toán thấp, không có nhu cầu phân công lao động kế toán. Đó là các đơn vị hành chính sự nghiệp, các hộ kinh tế nhỏ và cá thể. 1.3 Trình tự ghi sổ kế toán Chứng từ gốc < Hoá đơn GTGT, phiếu xuất kho BáO CáO TàI CHíNH Nhật ký sổ các TK 511,632,... Bảng tổng hợp Chi tiết Sổ chi tiết các TK 632,511,... Sổ nhật ký quỹ : Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng : Đối chiếu, kiểm tra Hình thức chứng từ ghi sổ: 2.1.-Nội dung. Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian. Chứng từ ghi sổ kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ gốc hoặc bảng tông hợp các chứng từ cùng loại, có cùng nội dung kinh tế. 2.2Điều kiện vận dụng. Hình thức sổ này được áp dụng trong các doanh nghiệp có quy mô kinh doanh vừa và nhỏ, loại hình kinh doanh đơn giản, có nhu cầu phâ ncông lao động kế toán và trình độ quản lý, kế toán không cao. 2.3.Trình tự ghi số kế toán. Chứng từ gốc Chứng từ ghi sổ Số cái NC 511,TK 632 Số quỹ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Số chi tiết các TK 632,511 Bảng tổng hợp kế toán Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo taì chính : Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng : Đối chiếu, kiểm tra 3. Hình thức Nhật ký chung. 3.1.Nội dung. Sổ Nhật ký chung là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh theo trình tự thời gian. Số liệu ghi trên Nhật ký chung được dùng làm căn cứ để ghi vào sổ Cái. 3.2.Điều kiện vận dụng . Giống như hình thức Chứng từ ghi sổ.(Đặc biệt trong điều kiện thục hiện công tác kế toán trên máy thì hình thức này còn thích hợp với cả loại hình kinh doanh lớn). 3.3.Trình tự kế toán ngiệp vụ Chứng từ gốc Sổ cái tài khoản 632,511 Báo cáo taì chính Bảng cân đối số phát sinh Nhật ký chung Nhật ký bán hàng Sổ chi tiết các TK 632,511,531,532, 521,641,… Sổ quỹ Bảng tổng hợp chi tiết : Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng : Đối chiếu, kiểm tra 4.Hình thức Nhật ký - chứng từ. 4.1.Nội dung. Nhật ký chứng từ là sổ kế toán tổng hợp, dùng để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo vế Có của các tài khoản. Căn cứ để ghi chép các sổ Nhật ký chứng từ là chứng từ gốc, số liệu của sổ kế toán chi tiết, của bảng kê và bảng phân bổ. 4.2.Điều kiện vận dụng . Loại hình thíc hợp với những doanh nghiệp có loại hình kinh doanh phức tạp, quy mô lớn, trình độ kế toán và quản lý cao, đặc biệt phù hợp với những đơn vị có nhu cầu chuyên môn hoá sâu lao động thủ công. 4.3.Trình tự ghi sổ kế toán. Chứng từ gốc Báo cáo tài chính Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái TK 511,632,3331 Nhật ký chứng từ sổ 8, sổ 10 Bảng kê ghi nợ các Số 8, số 10 Hàng phân bổ Sổ chi tiết các TK 511,TK 632 Sổ quỹ : Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng : Đối chiếu, kiểm tra CHƯƠNG II PHÂN TíCH THựC TRạNG CÔNG TáC Kế TOáN NGHIệP Vụ BáN HàNG TạI CÔNG TY THƯƠNG MạI DịCH Vụ THờI TRANG HN I. Vài nét tổng quan về Công ty Thương mại Dịch vụ Thời trang HN 1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Thương mại Dịch vụ Thời trang Hà nội - Tên công ty: Công ty Thương mại Dịch vụ Thời trang Hà nội - Tên giao dịch quốc tế: Hanoi Trading Service Fashion Company Viết tắt là: HAFASCO - Trụ sở chính của công ty: 13 Đinh Lễ – Hoàn Kiếm – Hà Nội Công ty Thương mại Dịch vụ Thời trang Hà nội (TMDVTTHN) là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Sở Thương mại Hà nội, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, sản xuất và cung cấp dịch vụ nhằm mục đích thoả mãn nhu cầu cho người dân. Hiện nay Công ty đang trên đà phát triển, mở rộng quy mô kinh doanh và đang cùng các đơn vị kinh tế khác tích cực phục vụ xã hội, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tiền thân của công ty TMDVTTHN là công ty bông vải sợi may mặc Hà nội được thành lập theo quyết định số 477/NT ngày 18/7/1960 của Bộ Nội thương. Thời gian này công ty thực hiện chức năng cơ bản là tiếp nhận, sản xuất và phân phối hàng vải sợi và may mặc theo tem phiếu cho tất cả các đối tương thuộc khu vực Hà nội. Đây là Công ty chuyên doanh cấp hai duy nhất và độc quyền kinh doanh hàng vải sợi may mặc của Thủ đô trong thời kỳ còn cơ chế bao cấp. Trong những tháng năm đó, công ty luôn được xếp hạng là một trong số ít doanh nghiệp quan trọng nhất của Thủ đô. Để thích ứng với sự biến đổi về kinh tế xã hội của đất nước, theo tinh thần nghị định 388 ngày 20/11/1981 của HĐBT về việc tổ chức sắp xếp lại các doanh nghiệp quốc doanh trong tình hình mới, Uỷ ban Nhân dân Thành phố đã có quyết định số 2885/QĐ- UB ngày 11/11/1992 thành lập lại công ty với tên là Công ty vải sợi may mặc Hà nội, giấy phép kinh doanh số 105894 ngày 28/11/1992 do Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà nội cấp. Lúc này hoạt động của công ty không chỉ đơn thuần là kinh doanh sản xuất những mặt hàng len, dạ, vải, quần áo may sẵn nữa mà còn bao gồm nhiều loại hình kinh doanh khác. Ngày 18/5/1993 hội đồng trọng tài kinh tế đã chấp nhận bổ sung giấy phép đăng ký kinh doanh lần thứ nhất cho công ty như sau: - Công ty được kinh doanh đại lý, ký gửi hàng hoá, tư liệu tiêu dùng. - Được xuất khẩu các hàng may sẵn, thêu ren do công ty sản xuất, gia công. - Tổ chức các dịch vụ phục vụ đời sống. Không chỉ dừng lại ở đó, theo đà phát triển của nền kinh tế đất nước cộng với tiềm năng sẵn có của mình và được sự cho phép của Uỷ ban kế hoạch, Công ty đã được chấp nhận bổ sung giấy phép đăng ký kinh doanh lần thứ hai gồm: - Kinh doanh dịch vụ và khách sạn. - Kinh doanh đại lý hàng điện máy, điện lạnh, mô tô, xe máy, thiết bị văn phòng. - Được nhập khẩu nguyên liệu, thiết bị, phương tiện điện tử tại nước ngoài. Đây là điều kiện thuận lợi để công ty tự “cởi trói”, thoát khỏi tình trạng trì trệ cũ để vươn lên tự khẳng định mình, hoạt động cho mục đích cuối cùng là thúc đẩy sự tăng trưởng vốn, lấy đó làm cơ sở để từng bước nâng cao đời sống cho người lao động. Cho đến nay, Công ty đã đạt được nhiều thành tựu và xây dựng cho mình được chỗ đứng vững chắc trên thương trường. Tuy nhiên không tự hài lòng với chính mình, vừa qua Ban giám đốc công ty đã đầu tư sửa chữa và làm mới một số cơ sở hạ tầng như cửa hàng, trang thiết bị... nhằm bắt kịp với tiến trình phát triển chung của toàn xã hội và một lần nữa đổi tên công ty thành Công ty thương mại Dịch vụ Thời trang Hà nội theo quyết định số 4104/QĐ-UB ngày 26/8/2000 của UBND Thành phố Hà nội. Trải qua hơn 40 năm xây dựng và trưởng thành, hiện nay công ty có 7 đơn vị trực thuộc là các cửa hàng, trung tâm XNK, 1 tổng kho và 3 cửa hàng liên doanh liên kết. Công ty đang nỗ lực vươn lên để trở thành doanh nghiệp mạnh của thành phố, đóng góp tích cực vào công cuộc thực hiện mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh” mà Đảng đã đề ra. 2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Thương mại Dịch vụ Thời trang Hà nội Công ty TMDVTTHN được thành lập với mục đích: - Tận dụng tiềm năng về địa điểm, mạng lưới kinh doanh sản xuất, cơ sở vật chất kỹ thuật và thiết bị, đội ngũ lao động kỹ thuật chuyên ngành để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, sản xuât ra nhiều hang hoá, sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu góp phần ổn định thị trường, mở rông giao lưu hang hoá trong và ngoài nước. - Điều tra nghiên cứu nhu cầu tiêu dùng hàng may mặc, thiết kế các kiểu mốt thời trang, góp phần nâng cao trình độ thẩm mỹ trong trang phục của người dân Thủ đô. - Nâng cao hiệu quả kinh doanh, thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo luật định, tăng trưởng vốn tạo nguồn thu ngày càng tăng cho ngành, đảm bảo việc làm và thu nhập ngày càng cao cho cán bộ công nhân viên của công ty. Với mục đích hoạt động như trên, nội dung hoạt động chủ yếu của công ty là kinh doanh mua bán sản xuất, dịch vụ may đo các mặt hàng bằng vải sợi. Ngoài ra công ty còn kinh doanh các mặt hàng công nghệ phẩm, mỹ phẩm, trang sức... Phạm vi hoạt động của công ty không chỉ trong thành phố mà được phép mở rộng, khai thác tiêu thụ hàng hoá trong phạm vi cả nước. Theo pháp lệnh hiện hành, công ty được liên doanh liên kết với các thành phần kinh tế nước ngoài cũng như trong nước để mở rông hoạt động kinh doanh sản xuất. Chuyển sang cơ chế thị trường, thực hiện chế độ hạch toán kinh tế, Công ty TMDVTTHN có các chức năng chủ yếu sau: - Tổ chức kinh doanh tổng hợp nhiều mặt hàng với mặt hàng kinh doanh chính là vải sợi và quần áo may sẵn. - Thực hiện gia công liên kết với các xí nghiệp măy mặc để tạo nguồn kinh doanh phù hợp với nhu câù tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. - Tiếp thu công nghệ tiên tiến và nâng cao trình độ của người công nhân. Xuất phát từ mục đích chính của việc thành lập công ty TMDVTTHN, nhiệm vụ chủ yếu của công ty là: - Tự chủ xây dựng các kế hoạch kinh doanh, sản xuất dịch vụ theo sự định hướng của ngành. - Tổ chức kinh doanh mua bán: + Các mặt hàng vải sợi, len, dạ, tơ lụa + Các mặt hàng may sẵn + Các mặt hàng thêu ren mỹ nghệ + Các mặt hàng mỹ phẩm trang sức... - Dịch vụ may đo tại chỗ cho mọi nhu cầu với chất lượng cao. - Tổ chức sản xuất các hàng may sẵn phục vụ tiêu dùng xuất khẩu. - Tổ chức các hoạt động thi thiết kế, trình diễn quần áo thời trang. - Liên doanh liên kết với các thành phần kinh tế trong và ngoài nước để mở rông kinh doanh, sản xuất gia công phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. 3. Quá trình hoạt động của công ty TMDVTTHN Trước đây trong thời kỳ bao cấp, công ty chuyên doanh các mặt hàng vải sợi may mặc cho nhân dân thuộc địa bàn Hà nội và đồng thời cung cấp nguồn hàng cho một số huyện ngoại thành theo chỉ tiêu pháp lệnh định lượng. Trong thời gian từ 1960 - 1970 công ty tổ chức thu mua, gia công chế biến các mặt hàng vải, lụa, len, dạ phục vụ nhu cầu tiêu dùng cho bộ đội, cán bộ công nhân viên và nhân dân trong địa bàn phục vụ. Những năm 1975 – 1985, công ty đã mở rộng thêm sản xuất kinh doanh, nhận thêm một số xưởng may mặt. Và từ cuối những năm 1986, khi nền kinh tế cả nước đã bắt đầu chuyển đổi, công ty đã nhanh chóng làm quen và thích ứng với cơ chế thị trường, nắm bắt được nhu cầu của xã hội. Vì vậy ngoài những mặt hàng chuyên doanh trước đây là vải sợi may mặc, quần áo, chăn bông ... công ty đã chuyển sang kinh doanh tổng hợp nhiều mặt hàng khác phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của thị trường như các mặt hàng: xe máy, mỹ phẩm, mỹ nghệ... và một số nghuyên vật liệu nhẹ. Từ năm 1992 trở lại đây, do việc mở rộng cơ chế thị trường, hoạt động kinh doanh vải sợi, quần áo các loại phát triển khá mạnh trong các tổ chức kinh tế và tư nhân, không giới hạn về phương thức địa diểm nên trên thị trường luôn có sự cạn tranh gay gắt. Để đứng vững trên thị trường, công ty đã phải trăn trở, xây dựng kế hoạch kinh doanh để tạo ra một số mặt hàng chính của công ty. Công ty đã coi trọng hàng đầu việc nghiên cứu, xây duụng và thực hiện kế hoạch sản phẩm. Vốn đã có thế mạnh về vải sợi từ trước nên công ty đã xác định vải sợi là mặt hàng chính của mình. Để chủ động nguồn hàng, công ty đã đặt hàng các nhà máy lớn ở miền Bắc như: Liên hiệp dệt Nam định, Công ty dệt 8/3, Dệt 10/10... và ở miền Nam như: Công ty dệt Việt Thắng, dệt Long An... Trong các năm 1991 - 1994, công ty còn chủ động nhập bông từ các nước về vừa bán cho các nhà máy dệt, vừa đưa nguyên liệu bông để thuê gia công, nhờ đó công ty đã có được các mặt hàng chủ đạo là vải phin bông các màu, phin pha nilon, các loại vải như vải katê, kaki, vải chéo... Đây là những loại vải phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng, giá thành hạ nên có sức tiêu thụ lớn. Từ năm 1992, công ty đã có kế hoạch đặt hàng, tạm ứng tiền trước cho nhà máy dệt. Đây là phương hướng đi đúng và cơ bản chứng tỏ công ty đã nhanh nhạy nắm bắt và thích ứng với cơ chế thị trường, tạo ra mối liên minh chặt chẽ trong kinh doanh để đem lại lợi nhuận cao. Điều đó giúp công ty đứng vững và phát triển trên thị trường mặc dù bên cạnh đó là cả một sự cạnh trạnh gay gắt, nghiệt ngã và đôi lúc thiếu hẳn đi tính chất lành mạnh, bình đẳng trên thị trường. Năm 1993, khi nhà máy Nam định còn đang là một nhà máy lớn, có mức sản xuất và tiêu thụ nhiều ở miền Bắc, công ty đã đầu tư vốn cho nhà máy dệt Nam định để sản xuất và tổ chức tiêu thụ ngay sợi ở các nhà máy dệt quốc doanh và tư nhân. ở phía Nam các mặt hàng chuyên doanh được công ty bán buôn là chủ yếu. Chỉ tính riêng năm 1994, tỷ trọng bán buôn chiếm hơn 60% doanh số bán ra. Phương hướng chung của công ty là đẩy mạnh mua, bán buôn, mua lô hàng lớn để hạ giá thành và tăng tốc độ quay vòng vốn, tránh đối đầu cạnh tranh với tư nhân. Do có ưu thế lớn về vốn và các mối quan hệ chặt chẽ với các cơ sở sản xuất kinh doanh nên công ty đã phát huy được thế mạnh của mình trong việc đẩy mạnh bán buôn. Trong một vài năm gần đây, tình hình kinh doanh của công ty đã gặp nhiều khó khăn. Năm 1995, Thành phố và Sở thương mại giao kế hoạch cho công ty cao hơn so với khả năng thực hiện. Tuy nhiên lãnh đạo công ty vẫn bám sát vào chủ trương của Nhà nước, diễn biến thực tế trên thị trường để chỉ đạo sản xuất kinh doanh, phấn đấu thực hiện kế hoạch. Mặt khác việc tổ chức kinh doanh hàng vải sợi may mặc gặp nhiều khó khăn, trở ngại do nhiều nguyên nhân. Thứ nhất do nguồn nguyyen liệu không ổn định làm cho giá cả bông vải sợi tăng giảm thất thường tạo nên tình trạng lúc khan hiếm, lúc dư thừa ảnh hưởng đến sản xuất cũng như kinh doanh. Thứ hai là tình trạng trốn lậu thuế của tư thương qua biên giới vẫn tiếp diễn tạo nên sự chênh lệch giá giữa hàng nội và hàng ngoại, giữa cơ sở kinh doanh quốc doanh và tư thương. Quan hệ cung cầu vải sợi may mặc mất cân bằng theo hướng cung lớn hơn cầu cũng là nguyên nhân gây nên khó khăn cho công ty. Bên cạnh đó một số bạn hàng lớn lâu năm của công ty là Liên hiệp dệt Nam định cũng gặp khó khăn, ngành may phải trợ giúp. Mặt khác mạng lưới kinh doanh của công ty không ổn định vì có dự kiến chuyển giao theo yêu cầu chung của ngành. Trong suốt thời gian chờ đợi đơn vị bạn lựa chọn địa điểm để Sở và Thành phố ra quyết định điều chuyển những địa điểm nằm trong dự kiến chuyển giao, công ty không thể triển khai đàu tư nâng cấp mạng lưới để tổ chức kinh doanh được nên việc thực hiện kế hoạch của những điểm này bị ảnh hưởng. Cùng với chức năng kinh doanh, công ty còn có chức năng sản xuất quần áo may sẵn các loại và dịch vụ may đo. Tuy nhiên thực trạng sản xuất của công ty chưa có đủ sức cạnh tranh trên thị trường do đội ngũ công nhân phần lớn được tuyển dụng từ thời bao cấp quen sử dụng máy khâu đạp chân do đó khâu sản xuất doanh thu còn thấp. Tuy gặp nhiều khó khăn như vậy nhưng bằng chính sức mình, công ty đã vươn lên và tìm ra những biện pháp để khắc phục những khó khăn đó. Cùng với việc tiếp tục duy trì các nguồn hàng, công ty còn mở rông hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ trêncác lĩnh vực được phép. Công ty đong thời cùng tham gia vào dự án của Sở thương mại về việc thành lập cụm bán hàng văn minh thương nghiệp ở trục phố Tràng tiền, từ đó góp phần nâng cao uy tín của công ty trên thương trường và tạo vẻ đẹp mỹ quan cho đô thị. Gần đay Ban lãnh đạo công ty đã đầu tư cải tạo nâng cấp và xậy mới một số cửa hàng, nghiên cứu sắp xếp lại tổ chức trong công ty cho phù hợp hơn nên đã nang cao được hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và đưa công ty trên đà phát triển thích ứng với sự phát triển kinh tế của Thủ đô. 4. Tình hình kinh doanh của công ty qua các năm Trong nền kinh tế, nhiệm vụ của mỗi doanh nghiệp là htực hiện tái sản xuất của cải, vật chất góp phần tạo ra tổng sản phẩm xã hội bằng nguồn lực sẵn có. Do vậy các nhà quản trị của công ty TMDVTT Hà nội luôn nỗ lực nghiên cứu để đề ra các biện pháp kinh doanh phù hợp nhằm không ngừng gia tăng nội lực và tìm kiếm lưọi nhuận. Có thể khái quát các nguồn lực chủ yếu của công ty như sau: 4.1. Vốn kinh doanh Vốn kinh doanh bao giờ cũng là tiền đề, là cơ sở để doanh nghiệp tính toán, hoạch định các chiến lược và kế hoạch kinh doanh. Với ý nghĩa đó, vốn là điều kiện quan trọng quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vì kinh doanh thương mại giữ vai trò chủ yếu nên công ty Thương mại Dịch vụ Thời trang Hà nội có đặc điểm về vốn tương đối phù hợp với nhiệm vụ và phạm vi hoạt đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0406.doc