Đề tài Hoàn thiện tổ chức công tác hạch toán kế toán thuế tại Nhà máy Thiết bị Bưu điện

LỜI NÓI ĐẦU 1

I. NỘI DUNG THUẾ VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ TRONG DOANH NGHIỆP. 3

1. Thuế - công cụ quản lý vĩ mô nền kinh tế. 3

2. Nội dung các sắc thuế trong hệ thống chính sách thuế Việt Nam hiện hành. 5

2.1. Thuế giá trị gia tăng (GTGT) 6

2.2- Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB). 11

2.3.Thuế xuất khẩu, nhập khẩu (XK, NK). 13

2 .4. Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN). 14

2.5. Thu sử dụng vốn. 17

2.6.Thuế môn bài. 17

2.7. Thuế nhà, đất. 18

2.10. Các loại thuế khác. 19

3. Sự cần thiết phải tổ chức công tác kế toán thuế trong doanh nghiệp. 19

II. TỔ CHỨC CÔNG TÁC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN THUẾ TRONG DOANH NGHIỆP. 21

1. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ. 21

1.1- Những vấn đề chung về chứng từ trong thanh toán với NSNN. 21

1.2- Vận dụng hệ thống chứng từ trong công tác thanh toán với NSNN. 22

1.3- Tổ chức luân chuyển và lưu giữ chứng từ. 22

2.Tài khoản sử dụng. 22

3. Phương pháp hạch toán các loại thuế tại doanh nghiệp. 24

3.1- Hạch toán thuế giá trị gia tăng. 24

Thuế GTGT cơ sở kinh doanh phải nộp được tính theo một trong hai phương pháp: Phương pháp khấu trừ thuế và phương pháp tính trực tiếp trên GTGT. 24

3.1.1- Đối với doanh nghiệp áp dụng phương pháp hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. 24

3.1.2- Đối với doanh nghiệp áp dụng thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp và đơn vị kinh doanh không thuộc đối tượng nộp thuế GTGT. 27

3.2- Thuế tiêu thụ đặc biệt 29

3.3- Thuế xuất, nhập khẩu. 31

3.4- Thuế thu nhập doanh nghiệp. 32

3.5- Kế toán thu sử dụng vốn ngân sách Nhà nước. 33

4.Tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán. 34

4.1- Những vấn đề chung 34

4.2- Hình thức tổ chức sổ kế toán. 35

III. QUẢN LÝ CÁC KHOẢN NỢ THUẾ TRONG THANH TOÁN VỚI NSNN. 39

1. Chỉ tiêu đánh giá tình hình thực hiện công nợ với NSNN. 39

2. Trách nhiệm của đơn vị trong quan hệ thanh toán với NSNN. 40

PHẦN II: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC HẠCH TOÁN 42

KẾ TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ THUẾ TẠI NHÀ MÁY THIẾT BỊ BƯU ĐIỆN. 42

I. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NHÀ MÁY THIẾT BỊ BƯU ĐIỆN. 42

1. Lịch sử hình thành và phát triển của Nhà máy. 42

2. Đặc điểm tổ chức sản xuất của Nhà máy. 45

3. Đặc điểm tổ chức quản lý của Nhà máy. 47

4. Tổ chức bộ máy kế toán tại Nhà máy. 49

 

doc100 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1095 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện tổ chức công tác hạch toán kế toán thuế tại Nhà máy Thiết bị Bưu điện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như thu hồi giấy phép kinh doanh, các khoản phạt chậm trả (thường xảy ra trong các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh XNK). Các doanh nghiệp có nghĩa vụ kê khai, nộp thuế đầy đủ, đúng hạn theo yêu cầu của cơ quan thuế. Việc kê khai phải đảm bảo số thuế phải nộp được tính chính xác, không để xảy ra bất kỳ một sai sót vô ý hay cố ý. Vì với bất kỳ sai sót nào doanh nghiệp cũng phải chịu trách nhiệm. Vì vậy, việc theo dõi chặt chẽ các khoản phải thu, phải trả để có kế hoạch thanh toán, quản lý vốn có hiệu quả là trách nhiệm của mỗi đơn vị. Để thực hiện tốt công việc này, đơn vị phải đảm bảo các nghiệp vụ thanh toán theo yêu cầu sau: Ù Phản ánh và theo dõi kịp thời các nghiệp vụ thanh toán phát sinh, chi tiết theo từng đối tượng, từng khoản mục, theo thời gian thanh toán. Ù Ghi chép kịp thời trên hệ thống chứng từ, sổ sách chi tiết, sổ sách tổng hợp của phần hành. Ù Thực hiện giám sát chế độ thanh toán và tình hình chất hành kỷ luật thanh toán. Ù Tổng hợp và xử lý nhanh thông tin về tình hình công nợ. Bên cạnh đó, việc đảm bảo nộp thuế đầy đủ, đúng hạn cũng là một yêu cầu quan trọng đối với đơn vị. Cuối mỗi quý, doanh nghiệp phải lập báo cáo phản ánh tình hình thanh toán với Nhà nước, tập trung là các khoản thuế mà doanh nghiệp phải nộp Nhà nước như thuế GTGT, thuế xuất khẩu, nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp... Báo cáo tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước phải cung cấp một lượng thông tin tương đối đầy đủ về tình hình thực hiện các khoản thanh toán của doanh nghiệp với Nhà nước. Nội dung của báo cáo này phải chi tiết các khoản thuế mà doanh nghiệp phải nộp trong kỳ, tình hình phát sinh và những biến động của các khoản thuế phải nộp trong kỳ, số còn phải nộp cuối kỳ. Có như vậy doanh nghiệp mới xác định rõ số thuế còn nợ ngân sách mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải nộp. Để thực hiện tốt trách nhiệm của doanh nghiệp trong quan hệ thanh toán thuế với NSNN thì đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự tổ chức, quản lý chặt chẽ trong công tác kế toán, mỗi cán bộ kế toán cần phải có trình độ nghiệp vụ cao, am hiểu về các Luật thuế cũng như công tác hạch toán kế toán thuế. Phần II: Thực trạng tổ chức công tác hạch toán kế toán các nghiệp vụ thuế tại Nhà máy Thiết bị Bưu điện. I. Những đặc điểm chung của Nhà máy Thiết bị Bưu điện. 1. Lịch sử hình thành và phát triển của Nhà máy. Nhà máy Thiết bị Bưu điện là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, đã trải qua một quá trình hình thành và phát triển hơn 40 năm. Nhà máy Thiết bị Bưu điện đặt cơ sở tại 61-63 Trần Phú- Quận Ba Đình - Hà Nội. Với diện tích 22.000 m2 (Trước đây nguyên là một kho dây thép của thực dân Pháp). Năm 1954, sau khi hoà bình lập lại, Tổng cục Bưu điện đã thành lập Nhà máy Bưu điện Truyền thanh trực thuộc Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Từ năm 1954 đến 1956 là giai đoạn hình thành nền móng ban đầu của Nhà máy. Nhiệm vụ chính của Nhà máy là sản xuất phục vụ ngành Bưu điện và dân dụng các thiết bị thông tin liên lạc phục vụ trực tiếp cho công cuộc thông tin liên lạc, tuyên truyền của Đảng và Nhà nước. Sản phẩm chính của Nhà máy ở giai đoạn này là loa truyền thanh, điện thoại từ thanh, Tổng đài điện thoại... Năm 1967, cùng với công cuộc xây dựng miền Bắc XHCN và chiến đấu giải phóng miền Nam đang đến giai đoạn đỉnh cao, để đáp ứng nhu cầu thông tin về chiều rộng, Tổng cục Bưu điện đã quyết định tách Nhà máy thành 4 nhà máy 1,2,3 và 4. Tuy đóng ở các địa điểm khác nhau nhưng các nhà máy luôn đảm bảo hoạt động liên tục, thường xuyên cung cấp sản phẩm để phục vụ cho Ngành, chi viện cho miền Nam. Nhà máy được Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam hai lần trao tặng Huân chương lao động và bằng khen. Đến những năm 1970, kỹ thuật thông tin Bưu điện đã phát triển đến một bước mới (Chiến lược đầu tư theo chiều sâu) đó là nâng cấp mạng lưới thông tin để phục vụ công tác truyền thông. Tổng cục Bưu điện đã quyết định sáp nhập các Nhà máy 1,2,3 và 4 thành Nhà máy Thiết bị Bưu điện trực thuộc Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam và thực hiện hạch toán độc lập. Sản phẩm cung cấp của Nhà máy bước đầu đã đa dạng hoá bao gồm: các thiết bị dùng về hữu tuyến, vô tuyến, thiết bị truyền thanh và thu thanh, một số sản phẩm chuyên dùng cho các cơ sở sản xuất của Ngành, ngoài ra có một số sản phẩm dân dụng khác. Tháng 12- 1986 do yêu cầu của Tổng cục Bưu điện, Nhà máy một lần nữa tách thành 2 Nhà máy: Nhà máy Thiết bị Bưu điện 61 - Trần Phú - Ba Đình - Hà Nội. Nhà máy Thiết bị điện từ loa âm thanh đặt tại 63 - Nguyễn Huy Tưởng, trước đó là một lò tuynen rất hiện đại do Liên hợp quốc viện trợ, chuyên sản xuất các vật liệu từ. Sản phẩm của Nhà máy ngày càng phát triển, phong phú về chủng loại, chất lượng bảo đảm, Nhà máy đã lắp đặt thành công tổng đài điện tử số (từ 12 - 64 số). Ngoài ra còn một số sản phẩm bưu chính khác. Bước vào thập kỷ 90, thập kỷ phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ, nhu cầu thị trường ngày càng đòi hỏi ở tầm cao, nhất là về chất lượng sản phẩm và nó đóng vai trò quyết định khối lượng sản xuất, tác động trực tiếp đến quy mô của Nhà máy. Tháng 3 năm 1993, Tổng cục Bưu điện lại một lần nữa sáp nhập hai nhà máy trên thành Nhà máy Thiết bị Bưu điện. Sau khi có quyết định 217-HĐBT Nhà máy thực hiện hoạt động kinh doanh tự chủ về tài chính một cách năng động và hiệu quả. Đến năm 1993, Nhà máy trở thành một thành viên độc lập của Tổng cục Bưu điện, theo quyết định số 202/QĐ/TCCB ngày 15/3/1993 của Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện, giấy phép kinh doanh số 105985 ngày 26/3/93 do Trọng tài kinh tế cấp. Đến năm 1996, Nhà máy được thành lập lại theo quyết định số 427/TCCB ngày 19 tháng 9 năm 1996 trực thuộc Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Phương hướng sản xuất kinh doanh của Nhà máy được xây dựng trên nền tảng các chức năng và nghĩa vụ được nêu trong Điều lệ tổ chức và hoạt động của Nhà máy Thiết bị Bưu điện. Tên cơ sở: Nhà máy Thiết bị Bưu điện. Tên giao dịch quốc tế: POST and TELECOMMUNICATION EQUIPMENT FACTORY ( POSTEF ). Địa chỉ văn phòng nhà máy: Số 61 Trần Phú - Ba Đình - Hà Nội. Nhà máy gồm 3 cơ sở sản xuất sau: Cơ sở 1: Số 61 Trần Phú - Ba Đình - Hà Nội. Cơ sở 2: Số 63 Nguyễn Huy Tưởng - Thanh Xuân - Hà Nội. Cơ sở 3: Lim - Bắc Ninh. Nhiều năm qua, Nhà máy Thiết bị Bưu điện đã giữ được thế chủ động trong sản xuất kinh doanh, giữ vững thị trường những mặt hàng truyền thống, phát triển thêm những mặt hàng mới, bảo đảm việc làm và đời sống cho người lao động. Đồng thời Nhà máy cũng đã đóng góp một giá trị lớn vào doanh thu trong khối sản xuất công nghiệp của Ngành. Biểu 2: Tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh doanh qua một số năm Chỉ tiêu Đơn vị Kế hoạch 2000 Thực hiện 1998 1999 2000 Doanh thu Triệu đ 141.000 162.000 145.000 149.000 Lợi nhuận Triệu đ 9.400 10.000 6.000 10.900 Tổng quỹ lương Triệu đ 8.367,8 7.266,3 7.068,676 8.883,12 Tổng số lao động Người 481 500 575 TNBQ 1 lao động Triệu đ 1.248 1.339,219 1.294,584 Vốn kinh doanh Triệu đ 23.356,12 27.420,1 31.572,23 Đầu tư mới Triệu đ 20.000 21.000 19.900 20.000 Nộp Ngân sách Triệu đ 9.100 25.000 38.870 Nhà máy hiện là một trong những doanh nghiệp Nhà nước làm ăn có hiệu quả. Năm 2000, Nhà máy đã hoàn thành vượt mức kế hoạch doanh thu141 tỷ đồng được TCty BCVTVN giao, doanh thu đạt 149 tỷ đồng, đạt 105,6% so với kế hoạch và tăng 2,7% so với năm 1999. Tuy nhiên, doanh thu cả hai năm 1999 và 2000 đều thấp hơn năm 1998, đó là do những khó khăn bước đầu trong việc thực hiện thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, số thuế Nhà máy phải nộp tăng gấp 3 lần so với cùng mức doanh thu năm 1998. Mặt khác doanh thu bị ảnh hưởng nhiều do giá vật tư đầu vào tăng cao và thêm một khoản phụ thu 10% dẫn đến nhiều hợp đồng kinh tế Nhà máy phải dừng không thực hiện được. Tuy nhiên với những cố gắng lớn của toàn thể CBCNV Nhà máy cũng như do đổi mới công nghệ, tăng hiệu quả quản lý sản xuất nên lợi nhuận của Nhà máy năm 2000 đạt 10,9 tỷ đồng, tăng 81,6% so với năm 1999. Thu nhập của người lao động nhờ thế cũng tăng th.eo, đạt trên 1,3 triệu đồng/tháng, là mức thu nhập cao so với mặt bằng chung hiện nay. Ngoài ra, Nhà máy còn giải quyết công ăn việc làm cho một số lượng lao động khoảng 550 người. Nhìn chung, sản xuất kinh doanh của Nhà máy được duy trì, hoạt động đúng Pháp luật, đạt hiệu quả, nộp Ngân sách tăng 2,5 - 4 lần so với năm 1998 và nghĩa vụ với Nhà nước được thực hiện đầy đủ, đầu tư xây dựng cơ bản và đổi mới công nghệ hiệu quả. Để góp phần duy trì và thực hiện tốt những thành tích mà Nhà máy đã đạt được, hàng năm Nhà máy vẫn đặt kế hoạch sản xuất kinh doanh. Cụ thể kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2001: mở rộng thị trường xuất khẩu sang Đông Âu, doanh thu và sản lượng tăng 5-7%. 2. Đặc điểm tổ chức sản xuất của Nhà máy. Trong các doanh nghiệp sản xuất, công nghệ sản xuất là nhân tố ảnh hưởng lớn đến tổ chức quy trình sản xuất hoạt động kinh doanh nói chung và tổ chức quản lý sản xuất, tổ chức công tác kế toán nói riêng. Sản phẩm sản xuất của Nhà máy gồm nhiều chủng loại khác nhau, quy trình công nghệ phức tạp, qua nhiều giai đoạn sản xuất. Từ khi đưa nguyên vật liệu vào chế biến đến nhập kho thành phẩm là một quá trình liên tục khép kín được phác hoạ bằng sơ đồ sau: Sơ đồ 11: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Vật tư Sản xuất Bán thành phẩm Lắp ráp Thành phẩm Vật liệu từ kho chuyển đến các phân xưởng sản xuất: phân xưởng sản xuất sản phẩm ép nhựa, đúc, đập, chế tạo (sơn hàn), sản xuất các sản phẩm cơ khí...Sau đó chuyển tiếp sang kho bán thành phẩm để chuyển đến phân xưởng lắp ráp. Cuối cùng là nhập kho sản phẩm. Đối với những sản phẩm đơn giản thì sau khâu sản xuất trở thành sản phẩm hoàn chỉnh thì nhập kho thành phẩm luôn. Trong suốt quá trình có kiểm tra chất lượng, loại bỏ sản phẩm hỏng, sản phẩm không đạt tiêu chuẩn. Từ khi chính thức được thành lập, Nhà máy không ngừng mở rộng quy mô sản xuất cả chiều rộng và chiều sâu, đổi mới máy móc, thiết bị, trang bị dây chuyền lắp ráp hiện đại, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm. Nhà máy cũng coi trọng việc nghiên cứu nhu cầu thị trường, chiến lược tiêu thụ sản phẩm và chính sách xâm nhập vào thị trường bằng mọi cách để mở rộng thị trường tiêu thụ đang được Nhà máy từng bước đưa vào thực hiện. Nhà máy có kế hoạch xúc tiến, mở rộng thị trường miền Trung, miền Nam. Trung tâm giao dịch đặt tại: Miền Trung: 598 Điện Biên Phủ-Quận 2 - Đà Nẵng. Miền Nam: 18 Đinh Tiên Hoàng-Quận 1-TP.HCM. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú và đa dạng cũng như thị hiếu luôn thay đổi của người tiêu dùng, Nhà máy đã tiến hành đa dạng hoá sản phẩm với số lượng 400 chủng loại, 85% sản phẩm phục vụ nhu cầu Ngành và 15% phục vụ ngoài Ngành. Sơ đồ 12: Sơ đồ phân phối sản phẩm Nhà máy Chi nhánh giao dịch Đại lý Nhà bán buôn Môi giới Hộ gia đình các cơ quan Đặc điểm tổ chức quản lý của Nhà máy. Hiện nay, Nhà máy có khoảng 550 người, trong đó công nhân sản xuất trực tiếp và quản lý phân xưởng khoảng 420 người. Công nhân Nhà máy có trình độ tay nghề cao đáp ứng yêu cầu sản xuất công nghiệp, máy móc thiết bị hiện đại của Nhà máy. Để đáp ứng yêu cầu chuyên môn hoá sản xuất và thuận tiện cho việc hạch toán kinh tế, toàn bộ cơ cấu quản lý của Nhà máy được bố trí, sắp xếp thành các phòng ban, phân xưởng. Ù Lãnh đạo của Nhà máy gồm: 1 Giám đốc, và 2 Phó Giám đốc: + Một Phó Giám đốc sản xuất kinh doanh + Một Phó Giám đốc kỹ thuật. Ù Các phòng ban: Hệ thống quản lý theo chức năng, thông qua trưởng phòng đến từng nhân viên. Nhà máy gồm 12 phòng ban sau: + Phòng Đầu tư phát triển: Có chức năng tham mưu cho Giám đốc Nhà máy, xây dựng kế hoạch chiến lược ngắn hạn, dài hạn, nghiên cứu cải tiến, bổ sung dây chuyền công nghệ. + Phòng Vật tư: Là bộ phận nghiệp vụ giúp Giám đốc trong công tác xây dựng và thực hiện kế hoạch cung ứng vật tư, kỹ thuật, quản lý vật tư, sản phẩm...Nhằm đảm bảo phục vụ cho lao động, kinh doanh của Nhà máy được tiến hành liên tục, cân đối. + Phòng Kế toán Thống kê: có chức năng giám đốc về tài chính, theo dõi mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy dưới hình thái tiền tệ, hạch toán kế toán các nghiệp vụ phát sinh ở nhà máy thông qua hạch toán các khoản thu mua, nhập xuất nguyên vật liệu, hàng hoá, các chi phí phát sinh, doanh thu, thanh toán vói khách hàng, nhà cung cấp, với Ngân hàng, cơ quan thuế... + Phòng Marketing: Tổ chức tiêu thụ sản phẩm, tiếp xúc với khách hàng, thăm dò thị trường, có chức năng đề ra kế hoạch sản xuất để đáp ứng yêu cầu thị trường. + Phòng kỹ thuật: Theo dõi thực hiện các quy trình công nghệ, đảm bảo chất lượng sản phẩm, nghiên cứu chế tạo thử, theo dõi lắp đặt sửa chữa thiết bị... + Phòng Tổ chức Lao động Tiền lương: tổ chức nhân sự, bố trí tuyển dụng và giải quyết những vấn đề lương, bảo hiểm xã hội. + Phòng Công nghệ. + Phòng kiểm tra sản phẩm. + Ban nguồn. + Phòng Hành chính-Bảo vệ. + Trung tâm tiếp thị 1,2,3. + Trung tâm bảo hành sản phẩm. Ù Các phân xưởng : Nhà máy có 10 phân xưởng quan hệ mật thiết với nhau tạo thành một dây chuyền khép kín và sản xuất hàng loạt hoặc đơn chiếc tuỳ theo nhu cầu thị trường. + Phân xưởng 1: Là phân xưởng cơ khí, nhiệm vụ chính là chế tạo khuôn mẫu cho các phân xưởng khác. + Phân xưởng 2: Lắp ráp sản phẩm nhưng vẫn có nhiệm vụ đột, dập, sản xuất, chế tạo (sơn hàn) cung cấp cho các phân xưởng khác. + Phân xưởng 3,4: Đây là 2 phân xưởng cơ khí ở khu vực Thượng Đình chuyên sản xuất loa, ngoài ra còn có tổ cuốn biến áp, tổ cơ điện. + Phân xưởng 5: Là phân xưởng Bưu chính, sản xuất những sản phẩm Bưu chính như: nhật ấn, kìm niêm phong. + Phân xưởng 6: Phân xưởng sản xuất các sản phẩm ép nhựa, đúc và các sản phẩm lắp ráp điện dân dụng. + Phân xưởng 7,8: Phân xưởng chuyên sản xuất lắp ráp các thiết bị điện thoại, điện tử hiện đại do toàn bộ lao động trẻ có kỹ thuật điều hành. Mô hình tổ chức quản lý sản xuất của Nhà máy được thể hiện qua sơ đồ 13 (xem trang bên). Nhìn chung công tác tổ chức bộ máy quản lý sản xuất của Nhà máy là hợp lý. Chính nhờ bộ máy tổ chức chặt chẽ như vậy mà doanh nghiệp đã đạt được thành tựu to lớn trong lĩnh vực sản xuất của mình. Sản phẩm sản xuất của Nhà máy được người tiêu dùng tin cậy, tạo chỗ đứng vững trên thị trường trong nước. 4. Tổ chức bộ máy kế toán tại Nhà máy. Ngay từ khi mới thành lập, Nhà máy đã tiến hành hạch toán độc lập, bộ máy kế toán Nhà máy có nhiệm vụ thực hiện và kiểm tra toàn bộ công tác kế toán của Nhà máy, giúp cho Ban lãnh đạo có căn cứ tin cậy để phân tích, đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh, đề ra các quyết định đúng đắn trong sản xuất kinh doanh nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao. Nhà máy có ba chi nhánh ở ba miền đất nước, mỗi chi nhánh đều có kế toán tổng hợp và các kế toán phần hành khác, cuối mỗi kỳ hạch toán, kế toán tổng hợp của mỗi chi nhánh tổng hợp số liệu rồi gửi về cho bộ phận kế toán trung tâm của Nhà máy. Phòng Kế toán Thống kê của Nhà máy gồm 7 người, đảm nhiệm các phần hành kế toán khác nhau, bao gồm 1 Kế toán trưởng và 6 Kế toán viên có chức năng nhiệm vụ như sau: Ù Kế toán trưởng: chỉ đạo tất cả các bộ phận kế toán về mặt nghiệp vụ và ghi chép chứng từ ban đầu đến việc sử dụng sổ sách kế toán, chịu trách nhiệm chung về các thông tin do Phòng Kế toán cung cấp. Tổ chức công tác kế toán của Nhà máy và thực hiện các khoản đóng góp Ngân sách, đồng thời là người trực tiếp thông báo, cung cấp các thông tin kế toán tài chính cho Ban Giám đốc Nhà máy. Ù Kế toán Tổng hợp: tổng hợp số liệu kế toán, đưa ra các thông tin cuối cùng trên cơ sở số liệu, sổ sách do kế toán các phần hành khác cung cấp. Kế toán tổng hợp của Nhà máy đảm nhiệm công việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản xuất, đến kỳ báo cáo lập báo cáo quyết toán. Ù Kế toán Tài sản cố định: theo dõi sự biến động, tình hình tăng giảm của tài sản cố định và thực hiện trích khấu hao cho tài sản cố định của Nhà máy. Ù Kế toán Vật liệu và Lương: gồm 2 người, có nhiệm vụ phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, tính lương trên cơ sở đơn giá lương do Phòng Lao động Tiền lương gửi lên, hạch toán lương và trích BHXH theo quy định hiện hành. Ù Kế toán Tiêu thụ: theo dõi các chứng từ nhập, xuất, tồn kho thành phẩm, xác định doanh thu, thuế giá trị gia tăng đầu ra và kết chuyển tính lãi, lỗ. Ù Kế toán chi, thu, thanh toán với ngân hàng: theo dõi việc thu chi, quan hệ với Ngân hàng về việc vay vốn...đồng thời làm Thủ quỹ. Quan hệ trong bộ máy kế toán của Nhà máy như sau: Kế toán trưởng Kế toán TSCĐ Kế toán VL, lương Kế toán vốn bằng tiền kiêm thủ quỹ Kế toán Tiêu thụ Kế toán tổng hợp Sơ đồ 14: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Ghi chú: Quan hệ cung cấp. Quan hệ chỉ đạo. Là doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong kĩnh vực sản xuất, công tác hạch toán kế toán ở Nhà máy được thực hiện theo chế độ kế toán do Bộ tài chính quy định, cụ thể như sau: Căn cứ vào tình hình thực tế của Nhà máy, kế toán Nhà máy đã sử dụng các tài khoản sau: Loại1(TSLĐ):TK 111,112,131,136,138,139,141,152,153,154,155,156,157, 159, 161. Loại 2 (TSCĐ): TK 211, 214, 228. Loại 3 (nợ phải trả): TK 331, 315, 333, 336, 338, 341, 342. Loại 4 (Nguồn vốn chủ sở hữu): TK 411, 412, 414, 421, 431, 441, 461. Loại 5 (Doanh thu): TK 511, 521, 531. Loại 6 (Chi phí SXKD): TK 621, 622, 627, 632, 641, 642. Loại 7 (Thu nhập hoạt động khác): TK 711, 721. Loại 8 (Chi phí hoạt động khác): TK 811, 821. Loại 9 (Xác định kết quả kinh doanh): TK 911. TK ngoài bảng: TK 007 “Nguyên tệ các loại “ II. Thực trạng tổ chức công tác hạch toán kế toán các nghiệp vụ thuế tại Nhà máy Thiết bị Bưu điện. 1. Các loại thuế áp dụng ở Nhà máy. Trong quá trình tổ chức kế toán thuế, Nhà máy sử dụng các tài khoản và chứng từ kế toán theo mẫu thống nhất do Bộ tài chính ban hành. Tài khoản sử dụng để phản ánh mối quan hệ về giao nộp thuế giữa Nhà máy với Nhà nước là tài khoản 333- Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước, nguyên tắc ghi chép tài khoản 333 tuân theo đúng nguyên tắc ghi chép tài khoản do Vụ chế độ kế toán - Bộ Tài chính ban hành và được mở chi tiết thành các tài khoản cấp 2. Nhà máy Thiết bị Bưu điện áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chứng từ, vì vậy công việc kế toán thuế của Nhà máy được theo dõi và ghi chép trên Nhật ký chứng từ số 10, phản ánh cụ thể số tiền thuế từng loại Nhà máy phải nộp, đã nộp và còn phải nộp. Nhật ký chứng từ số 10 phản ánh số phát sinh bên Có của tài khoản 333 đối ứng Nợ với các tài khoản khác có liên quan. Do đặc điểm kinh doanh, quản lý cũng như công tác kế toán, kế toán thuế ở Nhà máy Thiết bị Bưu điện được tổ chức cả trên phòng kế toán và dưới các bộ phận của Nhà máy: Trung tâm bảo hành (TTBH), Phân xưởng PVC mềm (PXPVC mềm), Trung tâm 1 (TT1). Các bộ phận này chỉ thực hiện công việc ghi chép, hạch toán ban đầu và tổng hợp số thuế phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của bộ phận mình. Cuối tháng chuyển về phòng kế toán của Nhà máy thực hiện việc hạch toán chung cho toàn Nhà máy. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, Nhà máy phải nộp các loại thuế sau: Ù Thuế giá trị gia tăng, Ù Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Ù Thuế thu nhập doanh nghiệp, Ù Thuế môn bài, thuế thu nhập cá nhân, Ù Tiền thuê đất, Ù Thu về sử dụng vốn. 2. Thực trạng tổ chức hạch toán kế toán các loại thuế tại Nhà máyThiết bị Bưu điện. Tổ chức quy trình ghi sổ kế toán các loại thuế theo hình thức Nhật ký- chứng từ tại Nhà máy được khái quát theo sơ đồ sau: Sơ đồ 3: Sơ đồ hạch toán thuế theo hình thức nhật ký - chứng từ tại Nhà máy Chứng từ gốc (Hoá đơn GTGT, biên lai thuế...) Nhật ký TK111,112... Tờ kê chi tiết, Bảng kê HĐ, CT mua vào, bán ra... Nhật ký- chứng từ số 10 (mở cho TK333) Sổ Cái TK 133, 333.. Bảng tổng hợp thuế GTGT đầu vào, đầu ra Báo cáo tài chính Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng, quý Quan hệ đối chiếu Ghi chú: Do đặc điểm kế toán của Nhà máy, chuyển từ hình thức kế toán Nhật ký chung sang hình thức Nhật ký- chứng từ nên việc áp dụng sổ sách cho hình thức mới này chưa được thực hiện đầy đủ: đối với các nghiệp vụ thuế và thanh toán thuế Nhà máy không mở Nhật ký- chứng từ cho TK133- Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, bên cạnh đó kết cấu sổ cũng có sự pha trộn của hình thức Nhât ký chung. Quy trình ghi sổ cụ thể như sau: Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc (hoá đơn GTGT, vận đơn, biên lai thuế, các phiếu chi... ) kế toán ghi vào Nhật ký- chứng từ mở cho TK 333. Với những chứng từ có liên quan tới tiền mặt, tiền gửi, tiền vay (các phiếu chi, uỷ nhiệm chi...) kế toán vào Nhật ký quỹ các TK111,112,311... Riêng với thuế GTGT, kế toán căn cứ vào các hoá đơn GTGT ghi vào các bảng kê hoá đơn, chứng từ mua vào, bán ra; với thuế nhập khẩu kế toán vào các tờ kê chi tiết cho mỗi lô hàng nhập khẩu. Cuối tháng cộng các số liệu trên các bảng kê (dùng theo dõi thuế GTGT) kế toán lập bảng tổng hợp thuế GTGT đầu vào, đầu ra; sau đó lập Tờ khai thuế GTGT trong tháng. Cuối quý, cộng số liệu trên các tờ kê chi tiết... ghi vào Nhât ký- chứng từ số 10. Sau đó cộng các cột, dòng trên Nhật ký- chứng từ số 10, trên các sổ Nhật ký quỹ vào sổ Cái TK133, 333. 2.1- Hạch toán thuế GTGT. 2.1.1 Chứng từ hạch toán thuế. Kế toán với chức năng giúp chủ doanh nghiệp trong công tác tổ chức kế toán, thống kê nhằm cung cấp những thông tin về hoạt động kinh tế, tài chính của doanh nghiệp một cách đầy đủ, kịp thời, do đó cần phải tổ chức kế toán thuế GTGT theo đúng quy định của chế độ kế toán hiện hành. Luật thuế GTGT được ban hành và có hiệu lực từ 1/1/1999 thay thế cho thuế doanh thu, khắc phục được sự đánh thuế chồng chéo. Tuy nhiên, việc áp dụng Luật thuế GTGT đòi hỏi cán bộ kế toán phải có trình độ nghiệp vụ cao hơn để có thể thực hiện một cách đầy đủ các quy định của chế độ kế toán hiện hành. Nhà máy Thiết bị Bưu điện là một trong những doanh nghiệp đã nhanh chóng áp dụng Luật thuế mới này. Hệ thống chứng từ được Nhà máy sử dụng bao gồm: Hoá đơn GTGT của hàng hoá, dịch vụ mua vào và bán ra, giấy thông báo thuế, biên lai nộp thuế... 2.1.2. Hạch toán chi tiết Tại phòng kế toán cũng như các bộ phận khác của Nhà máy, hàng ngày khi có các nghiệp vụ mua hàng phát sinh kế toán và các cán bộ chịu trách nhiệm căn cứ vào hoá đơn GTGT của hàng mua vào hoặc bán ra vào bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá dịch vụ, mua vào hoặc bán ra của bộ phận mình. Cuối tháng tính ra tổng số thuế GTGT đầu vào, thuế GTGT đầu ra cho số hàng hoá mua vào hoặc bán ra và gửi toàn bộ các bảng kê này về phòng kế toán thống kê của Nhà máy cùng các chứng từ gốc liên quan. Cụ thể, tại phòng kế toán của Nhà máy, các bảng kê tổng hợp hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ mua vào hoặc bán ra được mở chi tiết cho từng tài khoản tuỳ thuộc vào hình thức thanh toán: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng hay theo phương thức trả chậm. Chẳng hạn, các nghiệp vụ mua vào hoặc bán ra phát sinh thanh toán hoặc được thanh toán bằng tiền mặt thì kế toán sẽ vào bảng kê tổng hợp mở cho TK111. Vd: Ngày 2/12 Mua một lô hàng hoá của Công ty XNK D1 và đầu tư XD Hà Nam có hoá đơn GTGT số 42396 ngày 2/12 và được thanh toán bằng tiền mặt qua phiếu chi số3780. Căn cứ vào phiếu chi và hoá đơn GTGT, kế toán phản ánh nghiệp vụ này vào Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ mua vào tháng 12/2000 mở cho TK111 (Biểu 3) như sau: Biểu 3: BảNG Kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, Mẫu số: 03/GTGT dịch vụ mua vào (Dùng cho cơ sở kê khai khấu trừ thuế hàng tháng) Tháng 12 năm 2000 Tên cơ sở kinh doanh: Nhà máy Thiết bị Bưu điện. Mã số: 0100686865-1 Đại chỉ: 61 Trần Phú - Ba Đình - Hà Nội. Tài khoản: Tiền mặt. Phiếu chi CT mua vào Đơn vị bán Giá chưa thuế (đ) TS % Thuế GTGT đầu vào(đ) HĐ NT Mã số thuế Tên đơn vị bán 3423 58857 1 1006862090011 Cty thông tin di động KVI 319.101 10 31.910 3439 9011 4 500347916 Cơ sở in Hoa Đăng 2.400.000 3 72.000 3441 1091 5 100995486 Việt Nam Airlines 1.904.762 5 95.238 3780 42396 2 700100225002 Cty XNK D1 và đầu tư XD Hà Nam 23.000.000 10 2.300.000 ... ... ... ... ... ... ... ... Cộng: 689.098.942 40.615.839 Trong đó: Thuế suất 3% 7.424.783 5% 19.676.543 10% 13.514.513 Ngày 8 tháng 1 năm 2001 Lập biểu KTT Vì mỗi loại hàng hóa, dịch vụ mua vào có các mức thuế suất khác nhau nên cuối tháng sau khi tính ra tổng số thuế GTGT đầu vào của bộ phận mình, kế toán còn chi tiết thuế GTGT đầu vào cho từng mức thuế suất. Cuối tháng, kế toán tổng hợp căn cứ vào các bảng kê của từng bộ phận lập Bảng kê tổng hợp thuế GTGT đầu vào, đầu ra trong tháng. Với Bảng kê tổng hợp thuế GTGT đầu vào, (đầu ra) lấy tổng số thuế GTGT đầu vào (đầu ra) và tổng giá mua chưa có thuế (doanh thu chưa có thuế) trên các bảng kê của từng bộ phận rồi đưa vào các cột tương ứng trong bảng kê tổng hợp, tương ứng với từng bộ phận. Đối với vật tư, hàng hoá nhập khẩu (thuộc diện chịu thuế GTGT) thì sau mỗi lần nhập khẩu, kế toán lập tờ khai thuế GTGT của hàng nhập khẩu cùng với việc kê khai thuế nhập khẩu với cơ quan Hải quan. Căn cứ vào các chứng từ gốc của vật tư nhập khẩu (tờ khai thuế GTGT, giấy thông báo thuế...) kế toán vào Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoà mua vào có hóa đơn mở cho TK33312 (Biểu 4) Vd: Ngày 17/11/2000 Nhà máy ký kết

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0016.doc
Tài liệu liên quan