Đề tài Hoạt động huy động và sử dụng vốn của doanh nghiệp nhà nước

Hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản có vai trò quan trọng trong DN, hoạt động này tạo ra cơ sở vật chất hạ tầng cho DN, tạo tiền đề cho hoạt động của DN.

Trong số hơn 4000 DNNN năm 2005, số DN có qui mô nhỏ và vừa chiếm một tỷ trọng lón ( vốn dưới 5 tỷ, và dưới 300 lao động). DN có vốn từ 1-5 tỷ đồng chiêm 37,01%, DN có vốn từ 5- 10 tỷ chiếm 8, 18 %. Chính vì có qui mô nhỏ nên hoạt động xây dựng cơ bản không được chú trọng. Mức độ trang bị cho tài sản cố định thấp, số DN có mức trang bị cho TSCĐ dưới 5tỷ chiếm 86%.

Máy móc thiết bị rất lạc hậu, có DNNN máy móc thiết bị lạc hậu đến hàng chục năm. Thực tế này có thể thấy được ở rất nhiều DN. Mặc dù lạc hậu và nghèo nàn như vậy nhưng việc đầu tư cho xây dựng cơ bản trong các DN không được quan tâm.

VD: Năm 2005 trong ngành dệt mức trang bị cho tài sản cố định là 153 triệu đồng/LĐ , ngành thuỷ sản là 80 triệu đồng/LĐ con số này là quá thấp.

Cũng do qui mô các DN quá nhỏ nên hoạt động đầu tư cho xây dựng cơ bản không được tiến hành vì không đủ vốn. Đây là một thực trạng cần giải quyết cấp bách.

Tuy nhiên, không phải tất cả các DNNN đêu có họat động đầu tư xây dựng cơ bản ì ạch như vậy. Lấy ví dụ là Tổng công ty sữa Việt Nam ( VINAMILK) từ khi thành lập năm 1976 đến nay, Vinamilk đã tiến hành xây dựng nhiều nhà máy ở khắp 3 miền của đất nước. Các chi nhánh hoạt động cũng được Vinamilk đầu tư xây dựng tích cực.

 

docx30 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2988 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoạt động huy động và sử dụng vốn của doanh nghiệp nhà nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g công ty trình Bộ phê duyệt CPH trong năm 2004. COMA 16 đã quán triệt nghiêm túc chủ trương của Đảng, Nhà nước, tích cực tổ chức thực hiện các quy định của Bộ, quyết tâm đến tháng 10/2004 sẽ hoàn thành xong các bước chuyển sang công ty cổ phần. Sẽ không có gì khó khăn bởi đây là doanh nghiệp cơ khí làm ăn đang có hiệu quả, là một điển hình của các doanh nghiệp trên địa bàn Thái Bình trong hoạt động vay và trả nợ ngân hàng đúng hạn. Nhưng ngay từ khi vừa nhận được quyết định CPH, cán bộ của ngân hàng đã đến tận công ty thông báo: ngân hàng cấp trên đã có "chỉ đạo" sẽ thực hiện hạn chế tối đa các hợp đồng vay vốn, tích cực thu hồi nợ cho đến khi công ty thực hiện CPH xong để chuyển sang hoạt động theo Luật doanh nghiệp thay vì theo Luật doanh nghiệp nhà nước trước đây. Điều này ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất của công ty. Hiện nay, công ty đang thực hiện khối lượng lớn chế tạo cột điện cho đường dây tải điện 500 KV đoạn Đà Nẵng - Thường Tín và Việt Trì - Sơn La, chế tạo thiết bị cho dự án Nhà máy xi măng Sông Gianh... nhưng chỉ ứng được 7 - 8% giá trị hợp đồng, nên nhu cầu vốn vay lưu động để duy trì sản xuất thường xuyên cần từ 5 - 6 tỷ đồng. Theo sổ sách kế toán, công ty đang quản lý tài sản trị giá 7 tỷ đồng, có khả năng vay tới 10 tỷ đồng. Ông Vũ Đức Dũng, Giám đốc công ty lo ngại: "Sau khi xác định lại để CPH, giá trị doanh nghiệp chỉ còn khoảng 3- 4 tỷ đồng, trong đó bao gồm cả giá trị thiết bị, nhưng đa số các ngân hàng chỉ quan tâm đến tài sản có giá trị thế chấp lớn nhất là quyền sử dụng đất. Như vậy, khả năng được vay 3 tỷ đồng cũng là khó". Cũng trong tình trạng tương tự, ông Nguyễn Văn Tài, Giám đốc công ty cổ phần xây dựng Bình Dương cho biết: "Khi còn là doanh nghiệp nhà nước, công ty có thể vay vốn gấp 20 lần giá trị tài sản của đơn vị nhưng nay chỉ còn được vay bằng 70% giá trị tài sản đơn vị có. Thậm chí, có dự án đầu tư cũng khó mà vay được tiền". Không chỉ các doanh nghiệp ngành xây dựng mà doanh nghiệp nhà nước nói chung khi chuyển sang công ty cổ phần hoạt động theo Luật doanh nghiệp đều gặp khó khăn trong vay vốn ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Bởi lẽ trước đây chỉ cần bảo lãnh của tổng công ty là doanh nghiệp có thể vay theo hình thức tín chấp nhưng khi chuyển sang công ty cổ phần sẽ phải tuân thủ quy định chặt chẽ hơn: phải có bảo lãnh của tổng công ty (bằng văn bản bảo lãnh hoặc hợp đồng cam kết bảo lãnh) đối với toàn bộ nghĩa vụ trả nợ gốc và các khoản lãi công ty đã vay và sẽ vay; doanh nghiệp phải có tài sản thế chấp, bảo đảm tiền vay. Đây là một trong những thực trạng mà DN sau CPH gặp phải trong việc huy động vốn. 3. Huy động vốn qua cổ phiếu Công tác CPH DNNN đã đạt được kết quả trên nhiều mặt, các kết quả này có tác tích cực đến thị trường chứng khoán Việt Nam. CPH đã được triển khai rộng rãi đã trực tiếp làm tăng hàng hoá cho TTCK: theo số liệu của cục Tài chính DN, tính đến hết tháng 6 năm 2006, cả nước đã CPH được trên 3000 DN và bộ phận DNNN. Đặc biệt đã từng bước tiến hành CPH một số DN có giá trị hàng ngàn tỷ đồng như công ty sữa Việt Nam (giá trị DN 2.500 tỷ đồng), nhà máy thuỷ điện Sông Hinh- Vĩnh Sơn 2.144 tỷ đồng, Công ty Bảo hiểm TPHCM 1.311 tỷ đồng… CPH rộng khắp là nguồn hàng hoá quan trọng làm phong phú nguồn hàng hoá trên thị trường chứng khoán. CPH đã huy động được một lượng vốn nhàn rỗi cho đầu tư qua thị trường chứng khoán. với 2.242 DNNN được CPH năm 2004, 12.411 tỷ đồng cổ phiếu đã được bán, nhà nước nhờ đó đã có 10.169 tỷ đồng (chiếm 58% tổng số vốn nhà nước đã CPH) để tái đầu tư phát triển kinh tế. Mặt khác quy mô vốn điều lệ của DN sau CPH tăng bình quân 44% đã cho thấy CPH đã thực sự mở ra một cánh cửa để các DNNN tiếp cận với một kênh dẫn vốn mới đáp ứng cho nhu cầu đầu tư phát triển. Tính đến hết tháng 1/2006 trung tâm GDCK Hà Nội đã đấu giá 28 phiên lớn cho các DNNN CPH hoặc các DNNN đã CPH bán bớt phần vốn nhà nước (chưa kể có 17 phiên phối hợp với TTDGCK TP HCM). Tổng giá trị cổ phần trúng giá đạt 2.039,2 tỷ đồng, với 2.880 nhà đầu tư trúng giá trên 4.085 tổng số lượt nhà đầu tư đăng ký đấu giá. Bán đấu giá cổ phần đã trở thành một kênh huy động vốn quan trọng đối với các DNNN thông qua TTCK. Từ tháng 7/2003 đến nay, đã có khoảng 40 doanh nghiệp nhà nước (DNNN) bán đấu giá cổ phần tại Việt Nam để các chuyển sang hình thức công ty cổ phần. Nhiều chuyên gia đánh giá thị trường này đang càng ngày càng sôi động. Công ty chứng khoán Ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam, Công ty chứng khoán Ngân hàng ngoại thương, Công ty chứng khoán Ngân hàng công thương, Công ty chứng khoán Bảo Việt... hiện là những đơn vị hàng đầu trong việc nhận làm đại lý bán cổ phần cho các công ty chuyển từ DNNN sang công ty cổ phần. Ngoài ra, nhiều công ty cổ phần cũng tự thành lập hội đồng bán đấu giá và tự tổ chức bán đấu giá. Theo Công ty chứng khoán của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, từ tháng 7/2003 đến nay, Công ty này đã nhận bán đấu giá cho 5 khách hàng là Gamex, Vifon, Vinamilk, Badaco, TIE. Kết quả bán đấu giá cổ phần lần đầu của các doanh nghiệp này rất khả quan. Ngày 24/2/2004, Công ty sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu TIE-Tp.HCM đã thông báo bán đấu giá cổ phần lần đầu để chuyển từ DNNN sang công ty cổ phần. Công ty này đã đưa mức giá khởi điểm để đấu giá lên 115.000 đồng, được coi là mức khởi điểm cao nhất từ trước tới nay trong số các công ty bán đấu giá cổ phần. Công ty Vinamilk, khi bán đấu giá chỉ chào giá khởi điểm là 105.000 đồng một cổ phần, nhưng cho đến khi vào phiên đấu giá, người mua cao nhất đã trả giá 181.000 đồng. Sau khi bán đấu giá, trị giá tiền thu về của Vinamilk từ 72 tỷ đã tăng thêm 42 tỷ đồng nữa. Những tồn tại của quá trình CPH làm cản trở đến việc niêm yết/đăng ký trên thị trường chứng khoán. Tiến độ CPH chậm. kết quả thực hiện CPH mới đạt khoảng 80%, trong đó nhiều bộ ngành, địa phương đạt dưới 50%. Thời gian để CPH một DN trung bình mất 437 ngày, nhiều nơi là vài năm trong khi theo quy định chỉ là 9 tháng. Theo kế hoạch, cho tới cuối năm 2007, còn 1700 DN cần CPH, bằng gần 70% số đã thực hiện của cả giai đoạn 2000- 2005, đay thực sự là một bài toán cho các Bộ, ngành, và lời giải của bài toán này cũng chính là chìa khoá cho việc gia tăng hàng hoá trên thị trường chứng khoán. Nhiều DN CPH khó có thể trở thành công ty đại chúng. Phần lớn DN được CPH là DN nhỏ (có đến 40% DN được CPH có vốn điều lệ dưới 5 tỷ đồng). không những thế, tuy được CPH song phần vốn nắm giữ của nhà nước tại các DN này vẫn rất lớn. Kể cả với DN đang niêm yết trên TTGDCK TP HCM, tỷ lệ phần vốn nhà nước vẫn chiếm trung bình khoảng 30%. Mặt khác, có tới 38,4% số DN CPH không bán cổ phần ra bên ngoài. Cổ phần ít được chào bán ra bên ngoài là một cản trở để DN đến với TTCK 4. Thực trạng huy động từ trái phiếu Nhiều người vẫn cho rằng, một doanh nghiệp tốt là một doanh nghiệp có tỷ lệ nợ thấp. Điều này hiện không còn phù hợp nữa mà còn có thể nói là lạc hậu. Theo một số chuyên viên tài chính thì tỷ lệ nợ cao chưa hẳn là xấu mà còn thể hiện khả năng chiếm dụng vốn và nhất là uy tín của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có vị thế càng cao càng dễ huy động. Việc phát hành trái phiếu ra công chúng cũng góp phần quan trọng quảng bá hình ảnh doanh nghiệp và nâng cao vị thế của chính doanh nghiệp PHTP. Những thuận lợi Tổng khối luợng vốn huy động góp phần đáp ứng một phần nhu cầu vốn; các đơn vị đã chủ động trong việc quyết định số lưọng, thời hạn phát hành và thời điểm phát hành; thủ tục nhanh gọn hơn so với vay ngân hàng đòi hỏi nhiều thủ tục, điều kiện và hạn chế khả năng cho vay; chi phí phát hành từ trái phiếu, cổ phiếu thấp hơn chi phí đi vay ngân hàng hay vay ECA. Các Dn có thể đưa ra những kế hoạch giải ngân, hay chủ động hơn trong phòng ngừa rủi ro vỡ nợ. Đó là những lợi cích mà khi PHTP mang lại cho DN . Ta có thể lấy EVN là ví dụ: chi phí đợt phát hành EVNBOND0406 là 9,9%/năm lãi suất traí phiếu 9,6%/năm và chi phí phát hành là 0,3%/năm trong khi mức cho vay của các NHTMQD đối với dự án trung và dài hạn của EVN là 11,52% tiết kiệm hàng năm là 1,62%. Trong tính toán lãi suất trái phiếu, việc sử dụng lãi suất của các ngân hàng quốc doanh làm tham chiếu vẫn đảm bảo cạnh tranh về giá và hấp dẫn nhà đầu tư, lãi suất trái phiếu EVNBOND 0406 là 9,6%/ năm bằng với mức lãi huy động cao nhất của khối ngân hàng là 9,6%/ năm do Sacombank công bố và cao hơn mức bình quân của khối ngân hàng thương mại cổ phần là 9,13%/năm. EVN chủ động phòng ngừa rủi ro vỡ nợ cho phát hành bằng các kế hoạch sử dụng và trả nợ cụ thể. Dự án phát hành trái phiếu đưa ra kế hoạch giải ngân chi tiết phù hợp với tiến độ xây dựng công trình, tránh tình trạng thưa thiếu vốn do thiếu cân đối chi tiết. Kế hoạch trả nợ được cân đối giữa nguyên tác tận dụng tối đa các gnuồn vốn tự do của EVN, hạn chế sử dụng các nguồn vay khác để trả nợ. Hạn chế vẫn còn gặp phải của DN khi phát hành trái phiếu: a/ Khả năng đáp ứng nhu cầu nguồn vốn còn chưa cao Khối lượng vốn huy động từ phát hành trái phiếu còn nhỏ chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Riêng 2006 nguồn vốn đầu tư mà EVN chưa cân đối được là 7584 tỷ trong đó 2004 đợt phát hành trái phiếu tính đến 30/9/2006 huy động được 2006 tỷ đồng, mới đáp ứng được 34,28% giá trị vốn chưa cân đối được nguồn. b/ Về tính chất sử dụng vốn: Việc sử dụng vốn từ phát hành trái phiếu mới chỉ bó hẹp trong phạm vi phục vụ đầu tư xây dựng cơ bản mà chưa được sử dụng cho các mục đích khác như: cơ cấu khoản vay trung dài hạn, tăng quy mô vốn kinh doanh.Với EVN mới chỉ chú trọng phát hành trái phiếu có số năm huy động vốn cho các công trình xây dựng có thời gian 3-5 năm, còn đối với các công trình mà thờ gian xây lắp kéo dài > 10 năm Thuỷ điện Sơn La, Thuỷ điện Lai Châu đòi hỏi phải có sự phù hợp về thời gian vay nợ thì EVN chưa phát hành đợt trái phiếu dài hạn nào. Ngoài ra, trái phiếu của EVN trái phiếu của EVN phát hành không có khả năng chuyển đổi để đảm bảo cân đối tỷ lệ trên vốn c/ Tính chủ động kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn chưa cao Do nhiều DNNN vẫn tự phát hành trái phiếu nên thời gian huy động vốn tương đối lâu, tiến hành giải ngân vốn chậm. Hiện nay DN vẫn chưa có thói quen thuê tư vấn phát hành, chính vì thế việc thực hiện các thủ tục vẫn còn phức tạp, rườm rà d/ Chi phí huy động được xây dựng chưa thật sự chính xác, chủ yếu dựa trên kinh nghiệm trực quan CPHĐ = CPPH+LSTP Các DN tiết kiệm chi phí bằng cách giảm lãi suất trái phiếu .Nhưng hiện nay hiếm có những DN nào có một phương pháp khoa học để xác định lãi suất , ví dụ bằng các công cụ toán, bản thân lãi suất trái phiếu chưa đủ độ tin cậy để hình thành đường cong lãi suất chuẩn. Mà các DN buộc phải xác định lãi suất trái phiếu trên cơ sở lãi suất ngân hàng làm tham chiếu. Dựa trên khung lãi của ngân hàng( là đối thủ của DN trong huy động vốn từ xã hội ) để xây dựng lãi suất trái phiếu gây ra sự sai lệch và giảm tính cạnh tranh của trái phiếu, các ngân hàng có thể chấp nhận lãi ít và đột ngột thay đổi mức biên vào thời điểm phát hành thì khả năng hấp dẫn của trái phiếu chưa chắc đã còn. Phát hành trái phiếu thông qua hình thức đấu thầu giúp hình thành lãi trái phiếu một cách khách quan . Nếu trái phiếu phát hành theo hình thức đấu giá, các DN chỉ cần xác định khung lãi suất tối đa có thể chấp nhận được, việc xác định lãi suất sẽ do nhà thầu quyết định trên cơ sở cung- cầu. Tuy nhiên phương thức lập giá này vẫn chưa được thực hiện rộng rãi. e/ Khả năng chủ động hạn chế khả năng vỡ nợ chưa cao: Việc lập kế hoạch sử dụng và trả nợ vẫn mang tính chủ quan, chưa hoàn toàn triệt để cần thiết phải có thong tin đánh giá khách quan của đơn vị độc lập về tình hình tài chính của các DN. Cho đến nay thì các DNNN vẫn chưa chủ động thuê tư vấn xếp hạng tín nhiệm trái phiếu. Chỉ có qua thông tin xếp hạng các DN mới thực sự có thể chủ động tiến hành các biện pháp ngăn ngừa rủi ro vỡ nợ Nguyên nhân dẫn tới những hạn chế 1/ Nguyên nhân khách quan Thứ nhất: Uy tín và quy mô của doanh nghiệp Nhiều DN còn phát hành theo hình thức riêng lẻ cho nhà đầu tư chiến lược Ví dụ như EVN bán trái phiếu cho các ngân hàng quen biết, với uy tín lâu năm các tổ chức sẵn sàng mua hết số trái phiếu đã phát hành, tuy nhiên chỉ áp dụng với những đợt phát hành quy mô nhỏ, vì thế những dự án có thời gian thực hiện dài thì không đủ đáp ứng, chưa phát huy hết tên tuổi uy tín để phát hành trái phiếu rộng rãi ra công chúng Thứ hai: Công ty tài chính chưa được hình thành Các tập đoàn lớn thường phải hình thành những công ty tài chính làm nhiệm vụ chuyên trách huy động vốn, đó là đầu mối tập chuyên lo tạo nguồn, cân đối vốn đáp ứng nhu cầu đầu tư. Nhưng hiện nay thì các doanh nghiệp vẫn chưa hình thành các công ty tài chính như thế. Nguyên nhân là do thái độ nhận thức phát hành trái phiếu, hầu hết đều chỉ chú trọng cạnh tranh về lãi suất không chú trọng tới tính thanh khoản của trái phiếu bằng nghiệp vụ mua bán nợ có kỳ hạn trên thị trường chứng khoán (REPO), hoặc phát hành trái phiếu có khả năng chuyển đổi, phát hành trái phiếu có khả năng thu hồi trước hạn, Chưa nhận thức được vai trò của tổ chức trung gian tài chính làm nhiệm vụ tư vấn là các công ty chứng khoán: tổ chức này không chỉ cung cấp dịch vụ về bảo lãnh, đại lý, là nhà đầu tư mà còn là các tổ chức tư vấn hỗ trợ phát hành. Nhiều DN còn tổ chức phát hành khép kín từ nghiên cứu thăm dò thị trường, tạo lập phương án phát hành, chuẩn bị và tổ chức phát hành nên hiệu quả còn chưa cao, thời gian phát hành còn dài, chi phí lớn, không chuyên nghiệp. Thứ ba: Về năng lực sản xuất kinh doanh DN Sản xuất kinh doanh có lãi là nơi hấp dẫn NĐT bỏ vốn cho vay . Trong báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh của EVN giai đoạn 03-05: là DN có tình hình tài chính lành mạnh, luôn bảo toàn và phát triển được vốn, tổng tài sản tăng bình quân 15%/ năm, doanh thu tăng bình quân 18,64%/năm, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) 4,1%, tỉ lệ nợ phải trả là 55% tổng tài sản được đánh giá là khá hợp lý, khả năng thanh toán nợ ngân hàng cao hơn hai lần. Những chỉ tiêu này cho thấy EVN có thể thực hện tốt nghĩa vụ thanh toán đến khi đến hạn. Do đặc thù là sản xuất kinh doanh, tỷ suất lợi nhuận của EVN trong thời gian vừa qua là chưa cao, nhưng kết quả sản xuất kinh doanh ổn định cho thấy là đầu tư vào ngành điện là đảm bảo có lãi và rủi ro thấp. Đây chính là lý do mà EVN chú trọng phát hành trái phiếu riêng lẻ cho các NĐT là các ngân hàng có mối quan hệ làm ăn lâu dài, có kiến thức về hoạt động sản xuất kinh doanh ngành điện. Thứ tư: Kinh nghiệm phát hành trái phiếu Phát hành trái phiếu trải qua nhiều giai đoạn như chuẩn bị, đăng kí, tổ chức phát hành và cuối cùng là giai đoạn tổng kết đúc rút kinh nghiệm, kinh nghiệm được tích luỹ qua nhiều lần phát hành,về cường độ phát hành, sự phức tạp trong phát hành. Các đợt phat hành của EVN vừa qua đem lại cho EVN kinh nghiệm về phát hành riêng lẻ cho các nhà đầu tư có tổ chức, lãi suất trái phiếu thả nổi theo lãi suất thị trường. Đến nay EVN chưa có kinh nghiệm phát hành ra công chúng, chưa am hiểu về thủ tục đăng ký niêm yết và giao dịch trên thị trường chứng khoán 2/ Nguyên nhân khách quan Thứ nhất: Do hệ thống chính sách của Nhà nước Luật pháp là môi trường kiến tạo cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Hệ thống luật pháp về chứng khoán và thị trường chứng khoán đang dần được hoàn thiện. Luật chứng khoán có hiệu lực vào 1/1/07 thay cho nghị định 144, nghị định 52 thay cho nghị định 120 là một trong những bước kiện toàn như vậy.Hạn chế của nghị định 120 đã cản trở các DN nói chung và EVN nói riêng trong việc huy động vốn qua phat hành trái phiếu. Nghị định 52 ra đời khuyến khích tất cả các loại hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia phat hành trái phiếu trên cơ sở tự vay tự trả, nới lỏng sự can thiệp quá sâu của nhà nước vào việc phát hành trái phiếu. Nhưng một trong những nguyên nhân khiến EVN không chủ động trong việc hạn chế rủi ro là do trong nghị định 52 chưa coi việc đánh giá xếp hạng trái phiếu là bắt buộc, chỉ mới thừa nhận việc tồn tại các tổ chức định mức tín nhiệm. Thứ hai : Vấn dề về thị trường chứng khoán Cho đến nay thì thị trường chứng khoán Việt nam mới chỉ được coi là đang trong giai đoạn hình thành và phát triển, chưa phải là kênh huy động vốn quan trọng của DN. Nó thể hiện ở những vấn đề còn tồn tại hiện nay như quy mô nhỏ, hàng hoá còn nghèo nàn, chưa có các nhà tạo lập thị trường, cơ chế xây dựng lãi suất chưa hợp lý, chưa có hệ thống thông tin tiêu chuẩn. Quy mô thị trường chứng khoán nhỏ chỉ chiếm khoảng 4-5%GDP trong khi đó Mỹ, Nhật Bản , EU chiếm tới 80%GDP hoặc ngay như các nước trong khu vực như Singaiore, Malaysia, Thai Lan thì thị trưòng này cũng phát triển mạnh hơn Việt Nam rất nhiều chiếm khoảng 30-40%. Hiện nay tổng mức hoạt động trên thị trường trái phiếu Việt Nam là khoảng70.000-80.000 tỷ mà trong đó chủ yếu là trái phiếu chính phủ ( 80% tổng giá trị). Hàng hoá cung cho thị trường còn nghèo nàn. Đến nay mới chỉ có một số ít doanh nghiệp phát hành trái phiếu doanh nghiệp: Vietcombank, BIDV, TCty Dầu khí ,TCty Công nghiệp tàu thuỷ, EVN TCty Sông đà… Sự thiếu vắng những nhà tạo lập thị trường có tính chuyên nghiệp đã làm cho thị trường trở nên kém sôi động hơn. Hiện nay các nhà đầu tư mua trái phiếu với mục đích đầu tư dài hạn nên ít có nhu cầu bán lại trái phiếu, nhưng khi bán lại trái phiếu thì họ lại gặp phải khó khăn do thị trường không có nhà tạo lập thị trường sẵn sang mua lại trái phiếu với giá hợp lý. Các nhà đầu tư lúng túng dè dặt khi quyết định đầu tư do thiếu thông tin minh bạch, chính xác về doanh nghiệp phát hành trái phiếu. Một hệ thống thông tin theo kiểu chứng chỉ ISO hay chính là tổ chức định mức tín nhiệm sẽ giúp nhà đầu tư có được những quyết định đầu tư hợp lý và là một trong những tiền đề để nhà đầu tư phát hành trái phiếu trên thị trương quốc tế Lãi suất trái phiếu tính toán dựa trên kinh nghiệm chưa có một phương pháp khoa học tính toán lãi suất bằng các công cụ toán. Ngoài nguyên tắc lãi suất thực dương thì DN còn dựa vào nhu cầu vốn và khả năng huy động vốn trong điều kiện cạnh tranh trên thị trường Một điều đáng nói nữa là thị trường trái phiếu chưa hình thành đường cong lãi suất chuẩn vì lãi suất chính phủ chưa hoàn toàn được hình thành trên nguyên tắc thị trường theo quan hệ cung- cầu, vì thế các thành viên trên thị trường gặp khó khăn trong nghiên cứu định giá trái phiếu Thứ ba: thuộc về các nhà đầu tư Phát hành theo hình thức riêng lẻ cho một số nhà đầu tư có tổ chức thì sẽ không mất nhiều thời gian, thủ tục nhu cầu vốn nhanh chóng được đáp ứng nhưng hạn chế là nguồn vốn huy động không đủ lớn. Phát hành trái phiếu rộng rãi ra công chúng để khai thác hàng triệu nhà đầu tư nhỏ lẻ là một nguồn vốn rất tiềm năng của các DN nói chung và EVN nói riêng. Nhưng hiện nay do vấn đề thị trường còn chưa phát triển nên chưa thực sự khuyến khích các nhà đầu tư bỏ tiền mua trái phiếu. Thứ tư: Tổ chức trung gian tài chính Hiện nay hệ thống công ty chứng khoán của ta còn yếu về năng lực, kinh nghiệm, quen phát hành trong nước mà không có kiến thức phát hành trên thị trường quốc tế, khả năng tài chính còn hạn chế nên năng lực bảo lãnh chỉ giới hạn, các đợt phát hành có khối lượng không lớn. Theo nghị định 144 để phát hành ra công chúng phải có bảo lãnh phát hành, nhưng với năng lực hạn chế của các công ty chứng khoán chưa cho phép EVN tiếp cận nguồn vốn từ công chúng. Hạn chế nữa là hiện nay VN chưa có tổ chức độc lập cung cấp dịch vụ về định mức tín nhiệm. Đây là nguồn thông tin chính xác minh bạch về trái phiếu và doanh nghiệp phát hành thiếu vắng của tổ chức này khiến EVN thiếu đi một người cung cấp thông tin trung thực ra công chúng khi phát hành rộng rãi Tình hình PHTP trong thời gian gần đây: Năm 2006 EVN đã phát hành 6000 tỷ đ ồng tại thị trường trong nước và được giới quan sát trong và ngoài nước đánh giá rất cao về mức độ thành công. Năm 2008, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) dự kiến phát hành từ 300 - 500 triệu USD trái phiếu ra thị trường quốc tế.Riêng đợt phát hành 1000 tỷ đồng gần đây nhất EVN đã chọn ABB làm đơn vị phát hành chính thức,ABB có trách nhiệm cao trong việc khai thác, tiếp cận thu hút vốn cho EVN, EVN đánh giá rất cao khả năng tư vấn khai thác nguồn vốn của ABB đặc biệt là nguồn vốn nước ngoài.Trái phiếu phát hành lần này được uư tiên chon nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, mặc dù TP được phát hành bằng đồng nội tệ.Ngay sau khi thong báo phát hành, nhà đầu tư đã đăng ký hết, số lượng đăng ký thậm chí còn cao gấp đôi so EVN đề ra. Thực tế cho thấy rằng so với những lần phát hành đầu thì giờ đây EVN đã có nhiều kinh nghiệm hơn trong nghiệp vụ phát hành trái phiếu, làm cho trái phiếu đã trở thành một kênh huy động hữu hiệu của DNNN. II. Thực trạng sử dụng vốn đẩu tư của các doanh nghiệp nhà nước hiện nay. 1. Thực trạng sử dụng vốn đầu tư trong các DNNN Việt Nam hiện nay Thực trạng sử dụng vốn đầu tư ở các DNNN hiện nay còn nhiều điều đáng nói. Có nhiều DNNN làm ăn có lãi nhưng đa phần các DNNN đang ở trong tình trạng làm ăn thua lỗ do việc tiến hành các hoạt động đầu tư không chú trọng. 1.1.Đầu tư cho xây dựng cơ bản Hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản có vai trò quan trọng trong DN, hoạt động này tạo ra cơ sở vật chất hạ tầng cho DN, tạo tiền đề cho hoạt động của DN. Trong số hơn 4000 DNNN năm 2005, số DN có qui mô nhỏ và vừa chiếm một tỷ trọng lón ( vốn dưới 5 tỷ, và dưới 300 lao động). DN có vốn từ 1-5 tỷ đồng chiêm 37,01%, DN có vốn từ 5- 10 tỷ chiếm 8, 18 %. Chính vì có qui mô nhỏ nên hoạt động xây dựng cơ bản không được chú trọng. Mức độ trang bị cho tài sản cố định thấp, số DN có mức trang bị cho TSCĐ dưới 5tỷ chiếm 86%. Máy móc thiết bị rất lạc hậu, có DNNN máy móc thiết bị lạc hậu đến hàng chục năm. Thực tế này có thể thấy được ở rất nhiều DN. Mặc dù lạc hậu và nghèo nàn như vậy nhưng việc đầu tư cho xây dựng cơ bản trong các DN không được quan tâm. VD: Năm 2005 trong ngành dệt mức trang bị cho tài sản cố định là 153 triệu đồng/LĐ , ngành thuỷ sản là 80 triệu đồng/LĐ… con số này là quá thấp. Cũng do qui mô các DN quá nhỏ nên hoạt động đầu tư cho xây dựng cơ bản không được tiến hành vì không đủ vốn. Đây là một thực trạng cần giải quyết cấp bách. Tuy nhiên, không phải tất cả các DNNN đêu có họat động đầu tư xây dựng cơ bản ì ạch như vậy. Lấy ví dụ là Tổng công ty sữa Việt Nam ( VINAMILK) từ khi thành lập năm 1976 đến nay, Vinamilk đã tiến hành xây dựng nhiều nhà máy ở khắp 3 miền của đất nước. Các chi nhánh hoạt động cũng được Vinamilk đầu tư xây dựng tích cực. VINAMILK không chỉ đầu tư xây dựng theo qui mô mở rộng ( theo chiều rộng) mà máy móc thiết bị cũng được đầu tư đổi mới hiện đại. Như vậy Vinamilk đã tiến hành đầu tư theo cả chiều rộng và chiều sâu. 1.2.Đầu tư bổ sung hang dự trữ Đây là hoạt động đầu tư nhằm đảm bảo cho hoạt động của DN diễn ra liên tục. Tuy nhiên trong các DNNN sản xuất hiện nay hoạt động này cũng chưa được tiến hành một cách có hiệu quả. Tình trạng thiếu nguyên vật liệu vẫn thường xuyên xảy ra. Nghành dệt may của VN cần phải nhập tới 80% nguyên vật liệu từ nước ngoài. Nghành điện tử nội địa chỉ đáp ứng được trên dưới 20% linh kiện, ngành lắp ráp ô tô là 96,5%...... điều này cho thâý DNVN phụ thuộc rất nhiều vào nguyên liệu nước ngoài. Khi có những biến động xảy ra trên thế giới thì các DN dễ rơi vào tình trạng đình trệ sản xuất vì thiều nguyên nhiên vật liệu. Các DNNN vẫn chưa thể chủ động và nắm đằng chuôi trong hoạt động sản xuất của mình. 1.3.Đầu tư cho hoạt động nghiên cứu triển khai ( R& D) công nghệ kỹ thuật. Khi nói đến hoạt động này thì DNNN Việt Nam đang có rất nhiều yếu kém. Hoạt động đầu tư này sẽ giúp cho DN nâng cao năng suất lao động, tìm ra công nghệ sản xuất mới, hạ giá thành tăng tính cạnh tranh. Tuy nhiên , thực trạng đáng buồn trong các DNNN hiện nay là hoạt động này vẫn chưa được chú trọng và được tiến hành một cách mạnh mẽ. Bởi lẽ, các DNNN Việt Nam đa phần đều có tình trạng sản xuất manh mún, không có những hoạt động để cải tiến sản xuất. Với một thực trạng đầu tư xây dựng cơ bản như trên thì tất yếu hoạt động nghiên cứu triển khai không được xúc tiến. Hơn nữa, đội ngũ nhân lực trong các DNNN cũng không đủ trình độ để nghiên cứu. Trong khi các DN nước ngoài liên tiếp đưa ra thị trường những sản phẩm mới có chất lượng cao thì DNNNVN vẫn dậm chân tại chỗ với những sản phẩm lâu năm không được cải tiến. Lấy ví dụ về hang may mặc Việt Nam khi so sánh với hang may mặc của Trung Quốc: sản phẩm may mặc của TQ rẻ và mẫu mã thay đổi thường xuyên chính vì vậy VN có hang dệt may XK nhưng người dân trong nước vẫn dung nhiều hang TQ. Trong khi nước bạn liên tục tung ra thị trường những sản phẩm mời thu hút khách hàng thì các DNNN Việt Nam không tự sản xuẩt ra nhiều sản phẩm mới. 1.4.Đầu tư cho hoạt động Marketing, quảng cáo Hoạt động này sẽ giúp cho sản phẩm của DN đến được với khách hàng. Trong DN phấn trăm chi cho hoạt động này chiếm đến 5% doanh thu. Tuy vậy, các hoạt động quảng cáo tiếp thị sản phẩm của các DNNN dường như khôg có gì. Có thể quan sát trên các phương tiện thông tín để thây được hoạt động quảng cáo tiếp thị của DNNN dường như quá trầm. Trong những năm gần đây các DNNN cũng đã quan tâm nhiều hơn đế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxnhom13_banchinh.docx
Tài liệu liên quan