Đề tài Hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty thương mại dịch vụ (INTIMEX) - Thực trạng và biện pháp phát triển

Lời mở đầu 1

Mở đầu 2

Kết luận 2

Phạm Thị Thu Huyền 2

CHƯƠNG MỘT 3

NHỮNG VẤN ĐỀ TỔNG QUAN VỀ KINH DOANH LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY INTIMEX 3

I- KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC NÂNG CAO KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY INTIMEX . 3

1- Khái niệm 3

2. Ý nghĩa của việc nâng cao kết quả kinh doanh 4

3 . Vai trò kinh doanh của Công ty Intimex 5

3.1 . Đối với Công ty Intimex 5

3.2 Đối với người lao động trong Công ty Intimex 8

3.3 Việc đóng góp đối với Nhà nước 9

II. HỆ THỐNG CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ KINH DOANH -HIỆU QUẢ KINH DOANH 10

1. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh 10

1.1 . Chỉ tiêu doanh thu 10

1.1.1. Doanh thu 10

1.1.2- Các phương pháp xác định doanh thu : 11

1.2 Chỉ tiêu lợi nhuận 12

1.2.1 Lợi nhuận 12

LN tài chính = TN tài chính - CP tài chính 12

LN bất thường = TN bất thường - CP bất thường 13

2 - Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh 13

Sức sản xuất của chi phí kinh doanh = 14

Vốn lưu động bình quân 15

III . NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY INTIMEX 16

1. Thuận lợi 16

2. Khó khăn 16

Chương Hai 18

THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU INTIMEX 18

I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU INTIMEX 18

1. Lịch sử hình thành và phát triển 18

2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty 19

2.1 Chức năng 19

2.2. Nhiệm vụ của công ty 20

3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh và cơ cấu tổ chức 20

3.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh 20

3.2.Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty 21

3.3 Đội ngũ lao động, cán bộ công nhân viên 24

4. Tình hình tài chính của công ty 24

II. THỰC TRẠNG VÀ TÌNH HÌNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY 25

 

doc45 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1229 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty thương mại dịch vụ (INTIMEX) - Thực trạng và biện pháp phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
định doanh thu theo phương pháp này giúp doanh nghiệp nhận thức và đánh giá chính xác doanh thu, qua đó xác định kết quả theo từng nghiệp vụ kinh doanh. Đồng thời với phương pháp này còn giúp doanh nghiệp thấy được nghiệp vụ nào có doanh thu cao nhất từ đó có các biện pháp đầu tư thích hợp vào nghiệp vụ để mang lại kết quả cao nhất. - Phương pháp xác định doanh thu theo nhóm hàng, mặt hàng chủ yếu. Ví dụ với công ty Xuất nhập khẩu INTIMEX thì nhóm mặt hàng kinh doanh chủ yếu đó là mặt hàng nông sản, hàng may mặc... Với phương pháp xác định doanh thu này Công ty sẽ thấy được phương thức bán nào là thích hợp nhất, mang lại hiệu quả cao nhất. - Doanh thu theo phương thức thanh toán : trả ngay, trả chậm, nợ khó đòiphương pháp này cho biết phương thức thanh toán nào thị thuận tịên nhất, đem lại hiệu quả cao nhất. - Doanh thu theo các đơn vị trực thuộc như các Chi nhánh, các xí nghiệp... Với phương pháp này doanh nghiệp sẽ biết được đơn vị nào kinh doanh có hiệu quả nhất. Từ đó doanh nghiệp sẽ có các biện pháp điều chỉnh, tổ chức lại tình hình hoạt động của mình. 1.2 Chỉ tiêu lợi nhuận 1.2.1 Lợi nhuận Lợi nhuận là phần còn lại của doanh thu sau khi đã trừ các khoản chi phí và thuế phải nộp. Lợi nhuận có thể được hình thành từ hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư tài chính và hoạt động bất thường. - Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh thì doanh thu đạt được chiếm tỷ trọng lớn nhất trong doanh thu gộp. LN gộp = DTT - giá vốn hàng bán LN thuấn = LN gộp - CP bán hàng - CP quản lý - Đối với hoạt động đầu tư tài chính bao gồm việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu đầu tư góp vốn liên doanh, cho vay vốn trong đó việc góp vốn liên doanh mang lại lợi nhuận cao nhất. LN tài chính = TN tài chính - CP tài chính - Đối với hoạt động bất thường thì như các hoạt động bán thanh lý TSCĐ LN bất thường = TN bất thường - CP bất thường Như vậy, một trong các chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh đó là lợi nhuận. Trong đó lợi nhuận từ SXKD chiếm phần lớn. Ngoài ra còn có các lợi nhuận từ hoạt động đầu tư tài chính và lợi nhuận từ hoạt động bất thường. Trong LN từ hoạt động SXKD thì lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh thương mại chiếm phần lớn và lợi nhuận của hoạt động kinh doanh dịch vụ chiếm phần nhỏ. Doanh thu Tổng vốn kinh doanh bình quân 2 - Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh *Hệ số doanh thu trên vốn kinh doanh = Chỉ tiêu này cho biết sức sản xuất của vốn, cứ một đồng vốn bình quân bỏ ra cho hoạt động kinh doanh thì đem lại cho bao nhiêu đồng doanh thu. Trong đó : - Doanh thu bao gồm: Doanh thu bán hàng + thu nhập từ hoạt động tài chính + Thu nhập hoạt động bất thường - Vốn kinh doanh bình quân : Là số vốn kinh doanh bình quân mà DN sử dụng được trong kỳ được tính theo phương pháp bình quân giản đơn hay phương pháp bình quân gia quyền. - Tổng vốn kinh doanh bình quân : bao gồm giá trị TSCĐ, TSLĐ bình quân Lợi nhuận Tổng vốn kinh doanh bình quân * Hệ số LN trên vốn KD = Trong đó : Lợi nhuận = LN hoạt động KD + LN hoạt động TC + LN bất thường. Chỉ tiêu này cho ta biết : Cứ 1 đồng vốn bình quân bỏ ra thì doanh nghiệp sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Ngoài 2 công thức trên ta còn có thể so sánh kết quả với tổng chi phí bỏ ra Doanh thu Tổng chi phí Sức sản xuất của chi phí kinh doanh = Trong đó : Tổng chi phí là tất cả những khoản mục chi phí phát sinh trong kỳ . Lợi nhuận Tổng chi phí kinh doanh Chỉ tiêu này cho ta biết doanh nghiệp bỏ ra 1 đồng vốn chi phí KD thì đem lại bao nhiêu đồng doanh thu. Sức sinh lời của chi phí KD = Tổng doanh thu Vốn lưu động Lợi nhuận Vốn lưu động bình quân Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng chi phí bỏ ra đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. * Hiệu quả sử dụng vốn lưu động (1) Hệ số DT trên vốn lưu động = (2)Hệ số LN trên vốn lưu động = Trong đó : + Tổng doanh thu bao gồm : DT bán hàng, sản phẩm, dịch vụ, lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhụân khác. Ngoài 2 chỉ tiêu trên hiệu qủa sử dụng vốn lưu động còn được xác định bằng các chỉ tiêu : Tổng DT (giá vốn) Vốn lưu động bình quân - Tốc độ chu chuyển vốn lưu động (3 ) Hệ số quay vòng vốn lưu động = Tổng vốn lưu động Mức doanh thu BQ ngày (giá vốn) (4) Số ngày vốn chu chuyển lưu động = Tổng DT (giá vốn) Số ngày trong kỳ phát triển Trong đó : Mức DT bình quân ngày (giá vốn) = Với chỉ tiêu ( 1 ) cho ta biết với mỗi đồng vốn lưu động bình quân bỏ ra thì DN thu được bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu ( 2 ) cho biết với mỗi đồng vốn lao động bình quân bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu (3 ) ( 4 ) cho biết số vòng và số ngày chu chuyển của vốn lưu động trong kỳ . - Hệ số lợi nhuận trên vốn lưu động ( khả năng sinh lời của vốn lưu động ) Hệ số LN trên VLĐ = Lợi nhuận Vốn lưu động bình quân Hệ số này càng lớn thì cho biết 1 đồng VLĐ bỏ ra cho ta lợi nhuận càng cao. * Hiêụ quả sử dụng vốn cố định được đánh giá qua các chỉ tiêu sau : Tổng DT Vốn cố định bình quân - Sức sản xuất của vốn cố định được thể hiện qua hệ số doanh thu /VCĐ bình quân. Hệ số DT trên VCĐ bình quân = Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng VCĐ bình quân thì doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng doanh thu Lợi nhuận Vốn cố định BQ - Mức sinh lời VCĐ được thể hiện qua hệ số lợi nhuận/VCĐ bình quân Hệ số LN trên VCĐ bình quân = Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định bình quân bỏ ra, doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. III . Những thuận lợi và khó khăn về hoạt động kinh doanh của Công ty intimex 1. Thuận lợi Công ty xuất nhập khẩu Intimex là một Công ty của Nhà nước với quy mô lớn mang đặc tính rõ nét là rất năng động. Trong những năm qua cán bộ công nhân viên Công ty xuất nhập khẩu Intimex đã có nhiều cố gắng bám sá thị trường trong và ngoài nước, khai thác nhiều nguồn hàng xuất khẩu và thực hiện tốt các chỉ tiêu kế hoạch. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về đẩy mạnh xuất khẩu, Công ty đã chú trọng, quan tâm đến công tác tiếp thị, khai thác mặt hàng, mở rộng thị trường trong và ngoài nước nên đã xuất khẩu được mặt hàng chính là nông sản, hải sản, dệt may và thêm nhiều loại hàng khác như hàng thủ công mỹ nghệ, ô tô xe máy, máy móc thiết bị, hàng tiêu dùng, hoá chất, tận dụng nguyên liệu có sẵn trong nước, gián tiếp giải quyết đựơc nhiều lao động, làm ra sản phẩm xuất khẩu nên giá trị xuất khẩu của Công ty ngày càng cao, kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng. 2. Khó khăn Bên cạnh những thành công và những ưu điểm đạt được ở trên thì Công ty vẫn còn tồn tại những yếu kém ảnh hưởng đến đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Hạn chế lớn nhất là không đồng đều và chất lượng kém so mặt hàng cùng loại của nhiều quốc gia khác. Chất lượng thấp thể hiện ở độ đồng đều kém, khó phân loại nên chưa xác định được thương hiệu bản quyền, luôn bị bán với giá thấp. Công ty chưa có một bộ phận chuyên biệt phụ trách việc xây dựng và thực hiện các chiến lược kinh doanh. Ban Giám đốc đề ra các mục tiêu, phương ướng và giải pháp, và kế hoạch sản xuất kinh doanh cho các phòng ban chức năng và các đơn vị trực thuộc trong Công ty nhưng lại thiếu sự phân công chặt chẽ với các đơn vị này do đó có một số chiến lược kinh doanh còn chưa được tiến hành đồng bộ, thống nhất nhiều chiến lược kinh doanh ít có tính khả thi. Hoạt động kinh doanh nội địa là nghiệp vụ có số lượng cán bộ công nhân viên đông nhưng hoạt động còn kém năng động và hiệu quả. Đồng thời công tác tiếp thị chưa tốt, thiếu thông tin chính xác và kịp thời nên có những mặt hàng hàng nhập về chậm tiêu thụ và phải mua với giá cao. Một số hợp đồng ký kết còn sơ hở và lỏng lẻo thiếu nhiều điều khoản quan trọng gây khó khăn khi có tranh chấp xảy ra thậm chí gây thất thoát về hàng hoá và tiền vốn. Chương Hai Thực trạng và kết quả kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu INTIMEX I. Khái quát chung về công ty xuất nhập khẩu INTIMEX 1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty xuất nhập khẩu - dịch vu thương mại ( tên giao dịch : INTIMEX) được thành lập vào ngày 10/08/1979 với tên gọi ban đầu là công ty xuất nhập khẩu nội thương. Công ty được coi là một trung tâm xuất nhập khẩu của ngành nội thương, có nhiệm vụ thông qua xuất nhập khẩu cải thiện cơ cấu quỹ hàng hoá do ngành nội thương quản lý, đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu. Ngày 22/10/1985 do việc điều chỉnh các tổ chức kinh doanh trực thuộc Bộ nội thương thông qua nghị định số 225/HĐBT đã chuyển công ty xuất nhập khẩu Nội thương thành công ty xuất nhập khẩu Nội thương và hợp tác xã. Theo quyết định số 496/TM-TCCB của Bộ trưởng Bộ Thương mại ngày 20/03/1995, công ty xuất nhập khẩu Nội thương và hợp tác xã Hà nội được đổi tên thành công ty xuất nhập khẩu - dịch vụ - thương mại, tên giao dịch là INTIMEX. Việc đổi tên đã phản ánh được tình hình hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường và nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội. Trên cơ sở đó, ngày 24/06/1995, căn cứ nghị định 95/CP ngày 04/12/1993 của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Thương mại đã chính thức ra quyết định phê duyệt tổ chức và hoạt động của công ty xuất nhập khâủ - Dịch vụ - Thương mại, công nhận công ty là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ thương mại. Ngày 01/08/2000 Bộ thương mại đã có quyết định số 1078/2000/QD- BTM về việc đổi tên Công ty XNK- dịch vụ- thương mại thành công ty xuất nhập khẩu INTIMEX. Công ty INTIMEX được hình thành từ ba công ty: Công ty xuất nhập khẩu Nội Thương, hợp tác xã Hà Nội, công ty Hữu nghị trực thuộc Bộ thương mại. Năm 1995, theo quyết định số 540 TNM ngày 24/06/1995 của Bộ Thương Mại quyết định sáp nhập thêm Công ty GEVINA vào công ty INTIMEX. Vào cuối tháng 6/1999 thực hiện quyết định của Bộ thương mại về việc sáp nhập thêm công ty Nông thổ sản ba vào công ty INTIMEX đã làm cho quy mô công ty lên một tầng cao mới. Hiện nay công ty có tên giao dịch đối ngoại là FOREIGN TRADE ENTERPRISE INTIMEX (viết tăt là INTIMEX). trụ sở chính đặt tại 96 Trần Hưng Đạo - Hà Nội. Công ty INTIMEX là một doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn, trực thuộc Bộ thương mại, thực hiện hạch toán độc lập, tự chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân, được mở tài khoản tại ngân hàng và được sử dụng con dấu riêng theo quy định của nhà nước, tự chịu trách nhiệm kinh tế và dân sự về các họat động và tài sản của minh trước pháp luật, công ty tiến hành hoạt đông sản xuất kinh doanh theo chính sách luật pháp của nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trực tiếp điều chỉnh bởi luật doanh nghiệp nhà nước. Mục đích kinh doanh của công ty là thông qua hoạt động trong các lĩnh vực thương mại, sản xuất, dịch vụ, khách sạn, đầu tư liên doanh liên kết để khai thác vật tư, nguyên liệu nhằm đẩy mạnh sàn xuất, tạo ra hàng hoá đáp ựng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động, góp phần phát triển cho nền kinh tế quốc dân. 2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty 2.1 Chức năng Cùng với công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế của đất nước, các ngành kinh tế nói chung và ngành Thương mại nói riêng đã và đang thực sự có những bước đi quan trọng và cần thiết để làm tốt phần việc được xã hội giao phó. Công ty INTIMEX có một vị trí quan trọng trong hệ thống các doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Thương mại. Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty là: - Trực tiếp xuất khẩu và nhận uỷ thác xuất khẩu các mặt hàng nông lâm, thuỷ sản, thực phẩm chế biến, tạp phẩm, thủ công mỹ nghệ và các mặt hàng khác do công ty sản xuất, gia công chế biến hoặc liên doanh liên kết tạo ra. - Trực tiếp nhập khẩu và nhận uỷ thác nhập khẩu các mặt hàng vật tư, nguyên liệu tiêu dùng, phương tiện vận tải và cả chuyển khẩu, tạm nhập tái xuất. - Tổ chức sản xuất lắp ráp gia công, liên doanh liên kết hợp tác đầu tư với các tổ chức trong và ngoài nước để sản xuất xuất khẩu, hàng tiêu dùng. - Dịch vụ phục vụ người Việt Nam định cư ở nước ngoài (chi trả kiều hối) kinh doanh nhà hàng khách sạn và du lịch, bán buôn bán lẻ các mặt hàng thuộc phạm vi công ty gia công lắp ráp. 2.2. Nhiệm vụ của công ty Để đảm bảo tốt các chức năng của mình, công ty phải thực hiện những nhiệm vụ cơ bản sau - Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh dài hạn và ngắn hạn, kinh doanh xuất nhập khẩu, gia công lắp ráp, kinh doanh khách sạn du lịch, liên doanh liên kết đầu tư trong và ngoài nước phục vụ người Việt Nam định cư ở nước ngoài... theo đúng pháp luật hiện hành của nhà nước và hướng dẫn của Bộ thương mại. Đồng thời xây dựng các phương án kinh doanh, sản xuất, dịch vụ phát triển theo đúng kế hoạch và mục tiêu chiến lược của công ty - Tổ chức nghiên cứu nâng cao năng suất lao động và áp dụng tiến bộ kỹ thuật cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm phù hợp vớ thị trường - Chấp hành luật pháp nhà nước, thực hiện các chế độ, chính sách tài chính của nhà nươc và thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước - Thực hiện đầy đủ mọi cam kết trong hợp đồng kinh tế đã ký kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước - Quản lý đào tạo phát triển đội ngũ cán bộ công nhân viên theo pháp luật, chính sách của nhà nước và sự phân cấp quản lý của Bộ để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty. Chăm lo đời sống, tạo điều kiện cho người lao động làm việc, thực hiện phân phối công bằng dân chủ 3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh và cơ cấu tổ chức 3.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh Là một doanh nghiệp kinh doanh tổng hợp, công ty INTIMEX được tổ chức hoạt động kinh doanh trên các lĩnh vực như xuất khẩu hàng hoá dịch vụ và kinh doanh bán hàng nội địa. Đối tượng kinh doanh chủ yếu của công ty là các mặt hàng nông lâm hải sản, thực phẩm chế biến, tạp phẩm, thủ công mỹ nghệ, hàng may mặc sẵn để xuất khẩu, ngoài ra công ty còn nhập khẩu các loại vật tư, máy móc, nguyên liệu, hàng tiêu dùng, phương tiện vận tải phục vụ sản xuất trong nước Mục đích hoạt động của công ty là thông qua các hoạt động sản xuất kinh doanh XNK và dịch vụ nhằm khai thác một cách có hiệu quả các nguồn vốn, vật tư nhân lực và tài nguyên của đất nước để đẩy mạnh xuất khẩu tăng thu ngoại tệ góp phần phát triển kinh tế đất nước Công ty được chủ động trong giao dịch, đàm phán ký kết và thực hiện các hợp đồng mua bán ngoại thương, hợp đồng kinh tế và các văn bản về hợp tác liên doanh thuộc các lĩnh vực với các tổ chức và các cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước. Được tham gia hội chợ, triển lãm, quảng cáo hàng hoá, tham gia các hội thảo chuyên đề có liên quan đến các hoạt động kinh doanh của công ty ở trong và ngoài nước. Nhằm tận dụng tối đa các nguồn lực sẵn có cũng như để đạt được mục tiêu đưa công ty phát triển vững mạnh, công ty đã và đang thực hiện đa dạng hoá các loại hình kinh doanh. Trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu chiếm vị trí quan trọng hàng đầu với 75-80% trong tổng doanh thu. Các hoạt động còn lại là để nhằm tận dụng tối đa các nguồn lực sẵn có như nhà xưởng, lao động đơn giản dư thừa Công ty coi xuât khẩu là chiến lược kinh doanh hàng đầu của mình để phát triển công ty. Lấy xuất khẩu để làm tiền đề cho sự phát triển của công ty. Chính vì vậy mà trong vài năm gần đây cơ cấu doanh thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đã chuyển từ nhập khẩu sang xuất khẩu doanh thu của công ty từ xuất khẩu chiếm tới 75% 3.2.Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty Công ty INTIMEX thực hiện quản lý theo chế độ một thủ trưởng trên cơ sở quyền làm chủ tập thể cuả người lao động. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty bao gồm: Đứng đầu là giám đốc do Bộ trưởng Bộ thương mại bổ nhiệm và miễn nhiệm. Giám đốc là người đại diện duy nhất của doanh nghiệp trước pháp luật, có quyền quyết định nhiệm vụ kinh doanh của doanh nghiệp. Giám đóc quản lý điều hành công ty theo chế độ một thủ trưởng và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của công ty trước pháp luật, cấp trên và toàn thể cán bộ công nhân viên toàn công ty. Giúp việc cho giám đóc có hai phó giám đốc và một kế toán trưởng. Phó giám đốc do giám đốc lựa chọn và đề nghị Bộ trưởng BTM bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm. Kế toán trưởng chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc công ty, có trách nhiệm giúp cho giám đốc công ty tổ chức chỉ đạo thực hiện công tác kế toán thống kê, thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế ở công ty, thực hiện phân tích hoạt động kinh tế, báo cáo kết quả hoạt động của công ty theo quy định hiện hành của nhà nước Công ty có bộ máy quản lý và mạng lưới kinh doanh phù hợp với hoạt động của công ty và phân cấp quản lý của Bộ thương mại. Phòng kinh tế tổng hợp: có chức năng tham mưu, hướng dẫn và thực hiện các nghiệp vụ, công tác như lập kế hoạch thống kê, công tác kho vận, công tác đối ngoại, pháp chế. Phòng kế toán tài chính: Thực hiên nhiệm vụ kinh doanh của công ty, các công tác báo cáo chế độ kế toán theo quy định của nhà nước, theo định kỳ chế độ kế toán tài chính. Phòng tổ chức lao động tiền lương: Tổ chức sắp xếp và thức hiện chế độ đối với nhân viên của công ty Phòng quản trị: Giúp giám đốc trong công tác tổ chức hoạt động hành chính, quản lý tài sản và phục vụ cho công ty Văn phòng Phòng kiẻm toán nội bộ Ban thu hồi công nợ Ban công tác đảng, đoàn thể, phong trào Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu (5 phòng) có chức năng tổ chức hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, kinh doanh thương mại dịch vụ tổng hợp theo điều lệ và giấy phép kinh doanh của công ty. Các phòng ban phải thường xuyên cung cấp đầy đủ thông tin chứng từ cho phòng kế toán tài chính để phòng kịp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Công ty INTIMEX có mạng lưới các đơn vị trực thuộc như sau: Trung tâm thương mại - dịch vụ tổng hợp (26-32 Lê Thái Tổ-Hà Nội) Xí nghiệp thương mại - dịch vụ XNK (số 2 Lê Phụng Hiểu-Hà Nội) Xí nghiệp lắp ráp xe máy (11B Láng Hạ -HN) Xí nghiệp may (Thị trấn Văn Điển HN) Chi nhánh cong ty XNK INTIMEX TPHCM Chi nhánh công ty XNK INTIMEX thành phố Hải Phòng Chi nhánh công ty XNK INTIMEX thành phố Đà Nẵng Chi nhánh công ty XNK INTIMEX tỉnh Đồng Nai Các đơn vị thành viên của công ty thực hiện chế độ hạch toán kinh tế phụ thuộc, qui chế tổ chức và hoạt đông của từng đơn vị thành viên được giám đốc công ty qui định cụ thể phù hợp với phân cấp quản lý tổ chức cán bộ của Bộ Thương mại. Thủ trưởng các đơn vị thành viên dưới sự chỉ đạo của giám đốc công ty, có trách nhiệm điều hành mọi hoạt động theo đúng điều lệ tổ chức, hoạt động của công ty và pháp luật. 3.3 Đội ngũ lao động, cán bộ công nhân viên Vấn đề con người luôn đựoc công ty quan tâm hàng đầu trong suốt quá trình xây dựng và phát triển của mình. Chiến lược con người của công ty đó là trong bất kỳ điều kiện nào nhất là trong những năm gần đây, công ty luôn tìm cách nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên chức. Công ty liên tục đào tạo bồi dưỡng cán bộ để họ không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ, trình độ quản lý.Đồng thời Công ty có những biện pháp kích thích người lao động, thưởng phạt kịp thời từ đó nâng cao được năng suất lao động. Trong những năm qua công ty đã liên tục tuyển chọn nhân viên vào làm việc có trình độ từ Đại học trở lên và thực hiện chế độ nghỉ hưu cho một số cán bộ đến tuổi nghỉ hưu, đồng thời giải quyết thôi việc cho những người không có năng lực.: Hàng năm công ty luôn tuyển thêm những cán bộ trẻ có năng lực để thay đổi dần những nhân viên kém năng lực hoặc đã đến tuổi nghỉ hưu, giảm dần số nhân viên có trình độ trung sơ cấp. Do chủ trương của công ty là tuyển dụng nhiều nhân viên có trình độ đại học trở lên đã khiến cho các cán bộ công nhân viên khác phải không ngừng phấn đấu học hỏi, nâng cao trình độ của mình. Đó là lý do giải thích tại sao số can bộ công nhân viên có trình độ trung sơ cấp và ngắn hạn ngày càng giảm dần. 4. Tình hình tài chính của công ty Công ty Intimex là một doanh nghiệp hạch toán độc lập, chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình. Với tổng số vốn ban đầu (năm 1986) là 10.674.184.000 VNĐ Trong đó: - Vốn cố định: 1271.090.000 VNĐ - Vốn lưu động 9.403.391.000 VNĐ Hiện nay: - Vốn cố định là 13.450.600.000 VNĐ - Vốn lưu động là: 25.780.500.000 VNĐ Với tổng số vốn ban đầu ít ỏi như vậy mà đến nay công ty đã trở thành một đơn vị mạnh, điều đó thể hiện qua các số liệu sau đây:. - Tổng các khoản nộp ngân sách năm 1999 là 76,926 tỉ VNĐ, năm 2000 công ty nộp ngân sách là 91,207 tỉ đồng. Năm 2001 công ty đã nộp vào ngân sách là 74,355 tỉ đồng. - Tổng doanh thu năm 1999 là 425 tỷ đồng, năm 2000 doanh thu của công ty tăng vọt lên tới 1000 tỉ đồng và đến năm 2001 doanh thu là 1150 tỉ đồng - Lợi nhuận sau thuế năm 1999 là 1,8 tỉ đồng, năm 2000 tổng số lợi nhuận sau thuế của công ty là 2,2 tỉ đồng. Đến năm 2001 lợi nhuận sau thuế tăng lên 2,5 tỉ đồng. Qua đó ta thấy rằng qui mô hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng được mở rộng với số vốn ban đầu chỉ gần 11 tỉ đồng, đến nay công ty đã có doanh thu năm 2000 là 1000 tỉ đồng và tổng số vốn của công ty cả về vốn cố định và vốn lưu động là 906 tỷ đồng tính đến hết năm 2000. Năm 2001 doanh thu của công ty là 1150 tỉ đồng II. Thực trạng và tình hình kết quả hoạt động của công ty 1. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty Intimex Trong thời gian qua hoạt động kinh doanh của Công ty đã được những thành tựu đáng kể. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu không ngừng tăng lên, Công ty là đơn vị liên tục hoàn thành kế hoạch được Bộ Thương mại giao, kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty tăng vững chắc qua từng năm, với xu hướng ngày càng cân đối tỷ trọng giữa xuất khẩu và nhập khẩu. Bảng 1: Cơ cấu kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty Intimex Chỉ tiêu Giá trị Tỷ lệ tăng (%) 2001 2002 2003 02/01 03/02 I. Tổng giá trị xuất khẩu 50.185.784 56.672.415 63.106.201 12,93 11,35 1. Hàng nông sản 49.211.483 55.251.673 61.132.711 12,27 10,64 2. Thực phẩm chế biến 361.065 578.851 802.855 60,32 38,70 3. Dệt may 310.858 393.658 420.130 26,64 6,72 4. Hàng công nghệ phẩm 188.153 316.084 607.872 67,99 92,31 5. Thủ công mỹ nghệ 114.225 132.149 142.633 15,69 7,93 II. Tổng giá trị nhập khẩu 22.786.541 22.874.641 311.079.909 0,39 35,87 1. Ô tô, xe máy 2.114.592 2.216.553 3.978.228 4,82 79,48 2. Máy móc, thiết bị, vật tư, NVL 10.650.429 10.780.819 79.547.056 1,22 43,28 3. Hàng tiêu dùng 6.364.281 6.329.413 - 0,55 4,10 4. Hoá chất 3.657.239 3.547.856 - 2,99 42,79 III. Tổng giá trị xuất nhập khẩu 72.912.325 79.547.056 9,01 18,40 Nguồn: Phòng kinh tế tổng hợp Tổng Công ty xuất nhập khẩu Intimex. Thông qua số liệu trên ta thấy Công ty xuất khẩu chủ yếu là các mặt hàng nông sản, thực phẩm chế biến, dệt mkay, hàng công nghệ phẩm và thủ công mỹ nghệ. Kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng này tăng đều qua từng năm với tỷ lệ tăng trên 11%/năm đối với hàng nông sản giá trị xuất khẩu hàng nông sản là 49.211.483 USD (năm 2002) chiếm97,49% trong tổng giá trị xuất khẩu, giá trị xuất khẩu mặt hàng nông sản 2003 là 55.251.673 USD chiếm 97% tổng giá trị xuát khẩu và năm 2002 giá trị xuất khẩu hàng nông sản là 61.132.711 USD chiếm 96% tổng giá trị hàng xuất khẩu. Đây thực sự là mặt hàng chủ lực trong chiến lược xuất khẩu của Công ty. Bên cạnh đó, hàng công nghệ phẩm tuy mới chỉ chiếm 0,37% nhưng lại có tỷ lệ tăng rất cao, cụ thể năm 2003 so với năm 2002 thì tỷ lệ tăng của mặt hàng công nghệ phẩm là 67,99% và đến năm 2002 có sự tăng vọt lên là 92,31%. Qua bảng số liệu ta thấy các mặt hàng nhập khẩu của Công ty trong đó máy móc thiết bị vật tư nguyên vật liệu là mặt hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng giá trị nhập khẩu tiếp đến là mặt hàng tiêu dùng. Việt nhập khẩu hàng tiêu dùng, máy móc thiết bị, nguyên vật liêu, hoá chất chủ yếu từ thị trường Asean, Đông á trong đó thị trường Asean là thị trường lớn nhất với giá trị nhập khẩu chiếm 35,28% tổng kim ngạch nhập khẩu. Tuy nhiên một điều đáng quan tâm là tỷ trọng kinh doanh nhập khẩu uỷ thác còn cao trong bốn năm qua là hơn 50%, thể hiện sự yếu kém trong khâu tiếp cận thị trường của công ty. Năm 2003 thuế giá trị gia tăng mà công ty đã nhập là 25.1 tỷ động năm 2003 cho thấy sự ưu đãi của nhà nước đối với sự phát triển của công ty vì Nhà nước đã ban hành văn bản bỏ hạn ngạch xuất nhập khẩu. Nhìn chugn kết quả kinh doanh của công ty trong những năm gần đây liên tục tăng trưởng về mọi mặt doanh thu và lợi nhuận. 2. Cơ cấu hàng xuất nhập khẩu Hiện nay công ty đang tiến hành chính sách đa dạng hoá loại hình kinh doanh, đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh. Tuy nhiên, công ty cũng có định hướng vào kinh doanh một số mặt hàng trọng điểm mà công ty có thế mạnh như : hàng nông sản, máy móc thiết bị ... Về mặt hàng xuất khẩu: Sự thay đổi về mặt hàng xuất khẩu theo hướng hàng nông sản giữ vị trí ngày càng cao trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của công ty. Điều đó đươc phản ánh qua các số liệu ở bảng sau: Bảng số 2: Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của công ty Đơn vị: USD Tên hàng Năm 2000 Năm 2001 So sánh Số lượng (tấn ) Tổng trị giá Tỷ trọng (%) Số lượng (tấn ) Tổng trị giá Tỷ trọng (%) ± SL ± ST Cà phê 8.870 10.008.127 43,5 46.700 29.775.000 50,8 37.830 19.766.873 Hạt tiêu đen 2.095 7.929.946 34,5 4.581 20.362.690 34,7 2.486 12.432.744 Cao su 2.363 849.425 3,7 5.800 3.424.695 5,8 3.437 2.575.270 Lạc nhân 700 3369.388 1,6 3.229 1.747.632 3 2.529 1.378.244 Thủ công mỹ nghệ 382.240 1,7 173.4495 0,3 - 208.745 Hàng khác 3.462.041 15 3.076.788 5,2 - 385.253 Tổng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0323.doc
Tài liệu liên quan