Đề tài Hoạt động thu gom và phương pháp xử lýchất thải rắn của công ty quản lý đô thị Thái Nguyên

MỤCLỤC

 

Lời nói đầu 1

Lời cảm ơn 2

Chương I: Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của thành phố Thái Nguyên 3

1. Điều kiện tự nhiên 3

1.1.1. Vị tríđịa lý 3

1.1.2. Địa hình 3

1.1.3. Khí hậu, thời tiết 3

1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 4

1.2.1. Dân số 4

1.2.2. Cơ cấu kinh tế 5

a) Tiềm năng về khoáng sản 6

b) Tiềm năng về nông lâm nghiệp 6

c) Tiềm năng về du lịch 6

1.3. Hiện trạng môi trường thành phố Thái Nguyên 6

1.3.1. Hiện trạng môi trường nước 7

a) Nước cấp 7

b) Nước thải 8

1.3.2. Hiện trạng môi trường không khí tỉnh Thái Nguyên 10

1.3.3. Hiện trạng môi trường chất thải rắn (CTR) 12

1.4. Hướng phát triển trong tương lai của thành phố Thái Nguyên 13

a. Phương hướng phát triển ngành Nông lâm nghiệp đến năm 2010 13

b. Phương hướng phát triển ngành công nghiệp đến năm 2010 14

c. Phương hướng phát triển ngành du lịch 14

Chương II: Sơ lược về hoạt độngcủa công ty quản lýđô thị Thái Nguyên 15

2.1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty 15

2.1.1. Quá trình hình thành 15

2.1.2. Quá trình phát triển 15

2.1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty 15

2.1.3.1. Sơđồ bộ máy quản lý của công ty quản lýđô thị Thái Nguyên 16

2.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban (đội) 17

2.1.4. Sơ lược về thiết bịđặc thù của công ty 18

2.5. Nội quy an toàn lao động được áp dụng tại công ty 19

2.5.1. Trách nhiệm của người sử dụng lao động 19

2.5.2. Trách nhiệm của người lao động 20

2.6. Các văn bản pháp luật về quản lý môi trường 21

2.7. Hướng phát triển của công ty trong tương lai 22

Chương III: Hoạt động thu gom và phương pháp xử lýchất thải rắn của công ty 23

3.1. Hoạt động thu gom chất thải rắn 23

3.1.1. Nguồn gốc phát sinh CTR 23

a. Theo bản chất nguồn tạo thành: 23

b. Theo mức độ nguy hại: 24

3.1.2. Địa điểm và thời gian thu gom 26

3.1.3. Phương pháp thu gom 27

3.1.4. Các thiết bị sử dụng trong quá trình thu gom 27

3.2. Phương pháp xử lý CTR của công ty 28

a. Phương pháp chôn lấp 29

b. Phương pháp đốt 29

Chương 4: Bãi chôn lấp CTR của thành phố Thái Nguyên 30

4.1. Bãi chôn lấp CTR (BCL CTR) 30

4.1.1. Vị tríđịa lý bãi chôn lấp CTR 30

4.1.2. Điều kiện tự nhiên tại bãi chôn lấp CTR 31

4.1.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật 31

4.2. Công nghệ chôn lấp được sử dụng 31

4.3.1. Quá trình vận hành BCL 31

4.3.2. Hệ thống xử lý nước rỉ rác 33

Kết luận 35

A. Nhận xét chung 35

B. Đề xuất ý kiến 36

Tài liệu tham khảo 38

Phụ lục 39

 

 

doc54 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1855 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoạt động thu gom và phương pháp xử lýchất thải rắn của công ty quản lý đô thị Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên 300 điểm và mỏ, trong đó có nhiều điểm khai thác trái phép của tư nhân và cá thể, tình trạng này diễn ra hầu như khắp mọi nơi trong địa bàn tỉnh, đặc biệt là các huyện Đồng Hỷ, Đại Từ, Phú Lương, Võ Nhai. Bụi của các mỏđược thải vào không khíở khu vực xung quanh. Tài lượng bụi trong khai thác một số loại khoáng sản được trình bày trong bảng 7. Bảng 7: Tải lượng bụi thải trong khai thác khoáng sản Loại khoáng sản Số mỏ Lượng bụi thải 2001 2002 2003 2004 Than 6 33740 32466 31867 42182 Đá 15 19570 24882 23618 44162 Quặng các loại 10 10477 16448 24169 19614 Đất sét 3 1336 1410 2747 2792 1.3.3. Hiện trạng môi trường chất thải rắn (CTR) CTR là toàn bộ các loại vật chất được con người loại bỏ trong các hoạt động kinh tế xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản xuất, các hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng….) Lượng chất thải tạo thành đối với dân thành thị là khoảng 0,6 kg/người/ngày đêm, đối với dân cư nông thôn khoảng 0,4 kg/người/ngày. Tiêu chuẩn tạo rác trung bình theo đầu người mang tính đặc thù của từng địa phương, mức sống văn minh của dân cưở mỗi khu vực đó. Căn cứ vào sốlượng các cơ sở kinh doanh đãđăng ký (2004), ở khu vực thành phố, ước tính lượng rác thải ra hơn 32 tấn/ngày. Rác thải của các cơ quan, công sở trường học 6 tấn/ ngày. Theo báo cáo của công ty Gang thép Thái Nguyên khoảng từ 60.000 - 70.000 tấn CTR, với hơn 50 năm hoạt động . Hiện nay lượng CTR này được lưu trữ tại một bãi có tổng diện tích là: 230m2. Rác thải xây dựng ước trừng có khoảng 1.000 tấn/ngày phần lớn lượng CTR này được thu gom và vận chuyển bởi các tư nhân, lượng rác còn lại được đổ lại các khu đất trống và trên các dìa đường của các xã. Những nguồn chất thải y tế chính ở vùng đô thị gồm các bệnh viện, phòng khám, các trung tâm chuyên khoa tại thành phố Thái Nguyên và thị xã Sông Công. Các cơ sở này phần lớn điều trị nội trú, là nơi sản sinh ra nhiều chất thải y tế. Nguồn chất thải y tếở vùng cận đô thị, vùng nông thôn gồm các trung tâm y tế huyện, bệnh viện phong và da liễu, các trạm y tế của xã phường, thị trấn… tất cảđều thải ra lượng CTR mang tính độc hại cao và lượng rác thải sinh hoạt (bảng 8). Bảng 8: Lượng chất thải phát sinh tại các bệnh viện của tỉnh Thái Nguyên Tuyến bệnh viện Tổng lượng chất thải (kg/giường bệnh/ngày) Chất thải y tế nguy hại (kg/giường bệnh/ngày) Bệnh viện ĐKTƯ Thái Nguyên 0,90 0,14 Bệnh viện tỉnh (BVA) 0,86 0,12 Bệnh viện tuyến huyện 0,6 0,10 1.4. Hướng phát triển trong tương lai của thành phố Thái Nguyên Thái Nguyên đang phấn đấu chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ cơ cấu "Nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ" chuyển sang cơ cấu kinh tế "công nghiệp - dịch vụ nông nghiệp" vào năm 2010. Tỉnh Thái Nguyên quy hoạch phương hướng phát triển một số ngành mũi nhọn như sau: a. Phương hướng phát triển ngành Nông lâm nghiệp đến năm 2010 Tiếp tục đẩy mạnh sự chuyển đổi cơ cấu trong ngành Nông nghiệp thông qua các chương trình trọng điểm của ngành. Thúc đẩy phát triển chế biến lâm sản.. đặc biệt là công nghiệp chế biến và xuất khẩu chè, hoa quả và sản phẩm chăn nuôi. b. Phương hướng phát triển ngành công nghiệp đến năm 2010 Với khu công nghiệp gang thép đã hình thành từ trước đây, công ty Gang thép Thái Nguyên làđơn vị sản xuất thép từ quặng sắt. Năm 2001 công ty đãđược đầu tư chiều sâu cho phát triển và hiện nay đang tiếp tục tự mở rộng nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm c. Phương hướng phát triển ngành du lịch CHƯƠNG II SƠLƯỢCVỀHOẠTĐỘNG CỦACÔNGTYQUẢNLÝĐÔTHỊ THÁI NGUYÊN 2.1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty 2.1.1. Quá trình hình thành Công ty thành lập ngày 23 tháng 8 năm 1989 trên cơ sở công ty phục vụ công cộng. Đến ngày 21 tháng 7 năm 1997 được UBND tỉnh Thái Nguyên quyết định thành lập doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích công ty quản lýđô thị Thái Nguyên. Ngày 18 tháng 10 năm 2005 chuyển thành công ty TNHH một thành viên môi trường và quản lýđô thị Thái Nguyên. 2.1.2. Quá trình phát triển Trụ sở văn phòng công ty cách trung tâm thành phó 2km về phía Đông nam.Trên đường CMT8 - Số 302 với diện tích sử dụng 300m2. Công ty tiến hành thu gom chất thải rắn đô thị thuộc khu vực thành phố Thái Nguyên với tổng CBCNV là 278 người (2002). Đến nay công ty đã mở rộng địa bàn thu gom chất thải rắn, đã xây dựng bãi chôn lấp chất thải, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại bằng phương pháp đốt (lò bảo ôn). Đến nay (2005) đã nâng tổng số CBCNV lên tới 349 người 2.1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty Công ty gồm 03 phòng nghiệp vụ và 10 đội sản xuất trực thuộc, trong đó có 05 đội vệ sinh môi trường, 01 đội xe gồm 47 xe ô tô các loại, 1 đội thoát nước, 0 đội điện, 1 đội quản lý và duy tu công viên và cây xanh đô thị , 1 đội bảo vệ. 2.1.3.1. Sơđồ bộ máy quản lý của công ty quản lýđô thị Thái Nguyên Ban giám đốc Phòng TC-HC Phòng khoa học kỹ thuật Phòng Tài chính kế toán Đội xe Đội điện Đội thoát nước Đội cây xanh Đội bảo vệ 5 đội vệ sinh môi trường Giám đốc là người được cấp trên bổ nhiệm, đại diện hợp pháp là người chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh và làm nghĩa vụ với Nhà nước theo đúng pháp luật và nghị quyết của đại hội công nhân viên chức. Phó giám đốc là người giúp giám đốc phụ trách kinh doanh đảm bảo kế hoạch và tiến độ. Phòng tổ chức hành chính là nơi tiếp nhận những công văn gửi đi và gửi đến, chăm lo mọi điều kiện cần thiết phục vụ cho quá trình hoạt động của bộ máy quản lý doanh nghiệp trông coi bảo vệ tài sản, tiếp khách, đời sống vật chất, tinh thần cho CBCNV trong công ty, bố trí sắp xếp lao động về số lượng, chất lượng xác định biên chế trong các phòng ban, giải quyết chếđộ nghỉ hưu, nghỉ mất sức và các chếđộ khác. Phòng khoa học kỹ thuật; xây dựng các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, kiểm tra quá trình thực hiện kế hoạch sản xuất lập kế hoạch sản xuất cho từng tháng, từng quý, từng năm về sản xuất kinh doanh, sửa chữa vàđầu tư thiết bịmáy móc. Điều hành cho các loại phương tiện phục vụ công tác vệ sinh môi trường và dịch vụ khác một cách kịp thời. Phòng tài chính kế toán: phản ánh chính xác các loại vốn, tài sản công ty hiện có, hạch toán chi phí sản xuất đúng chếđộ, pháp lệnh kế toán, theo dõi kiểm tra, kiểm soát các hoạt động giúp giám đốc làm tròn nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước, giúp giám đốc hạch toán trả lương trong công ty đúng chếđộ. Hình 1: Sơđồ mặt bằng của công ty quản lýđô thị Thái Nguyên Phòng ban giám đốc Garaôtô Phòng hành chính Phòng kỹ thuật Cổng chính Vỉa hè Vỉa hè hướng đi vào trung tâm T.P Cổng phụ 2.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban (đội) Đội vệ sinh môi trường: có nhiệm vụ thu gom rác thải trên các trục đường trong thành phố, thu gom rác tại các cơ quan, nhà máy, xí nghiệp, nhà hàng, khách sạn, trường học, bệnh viện, công sở và các hộ dân trong khu vực thành phối. Đội điện: có nhiệm vụ quản lý và khai thác hệ thống điện chiếu sáng, điện trang trí khu vực công cộng. Đội cây xanh: có nhiệm vụ quản lý và khai thác công viên trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh trong thành phố các dải phân cách trên quốc lộ. Đội thoát nước: quản lý hệ thống thoát nước trong thành phố. Đội bảo vệ: quản lý nghĩa trang nghĩa địa, dịch vụ tang lễ hiếu + hỷ các công trình công cộng, vỉa hè, biển, trên đường phố, số nhà. Đội xe: vận chuyển chất thải, phục vụ dịch vụ hiếu hỷ, tang lễ và các dịch vụ công cộng khác. 2.1.4. Sơ lược về thiết bịđặc thù của công ty Toàn công ty có 47 xe ô tô các loại với những chức năng, nhiệm vụ khác nhau, trong đó có 22 xe ép rác, 23 xe phục vụ tang lễ, hiếu, hỷ, 01 xe ủi bánh xích, 1 xe hút bể phốt. a. Xe ép rác: Dùng để nén ép rác vào tháng Từđiểm tập kết rác trở tới bãi chôn lấp ảnh dưới. ảnh Quá trình nén ép rác vào thùng xe nhằm làm giảm thể tích rác, đồng thời tăng diện tích chứa rác của xe. Xe có thể trởđược khoảng 4 tấm CTR. b. Máy ủi bánh xích: là thiết bịđược thiết kếđặc biệt phù hợp với công việc ủi rác san lấp mặt bằng. Quy định an toàn khi vận hành máy ủi bánh xích là kiểm tra độ an toàn của xe, mặc quần áo bảo hộ lao động, sử dụng găng tay,.. đểđảm bảo an toàn, tuyệt đối không được uống rượu, bia khi vận hành máy móc. c. Xe hút bể phốt: Dùng để hút bùn cặn ở cống rãnh, hố ga. Dùng ống dẫn từ xe vào để hút chất bẩn lên thùng xe rồi vận hành nơi xử lý. Đểđảm bảo an toàn, công nhân phải kiểm tra độ an toàn của xe, mang đầy đủ giấy tờ có liên quan (bằng lái xe, giấy tờđiều động xe… ), phải đi găng tay, ủng cao su… Xe phục vụ tang lễ, hiếu hỷ: xe dùng để chuyên chở người phục vụ dịch vụ tang lễ hay hiếu hỷ. Xe được cấu tạo như xe ô tô khách xe 24 chỗ ngồi, 12 chỗ ngồi và 4 chỗ ngồi, đảm bảo an toàn, luôn mang theo giấy tờ cần thiết, thường xuyên rửa xe cho sạch sẽ… 2.5. Nội quy an toàn lao động được áp dụng tại công ty Căn cứ bộ luật lao động nước CHXHCN Việt Nam Căn cứ nghịđịnh số 06/CP ngày 20-1-1995 của Chính phủ quy định chi tiết một số của Bộ lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động. Để có cơ sở thực hiện tốt các chếđộ theo quy định của Nhà nước về an toàn lao động, vệ sinh lao động công ty quản lýđô thị Thái Nguyên quy định về chếđộ trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động cụ thể như sau: 2.5.1. Trách nhiệm của người sử dụng lao động 1. Người sử dụng lao động có trách nheịem thực hiện đúng luật lao động và nghịđịnh 06/CP ngày 20-1-1995 của Chính phủ quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động. 2. Người sử dụng lao động có trách nhiệm Trang bịđầy đủ dụng cụ lao động, phương tiện làm việc cho người lao động theo đúng qui định của Nhà nước ở từng công việc cụ thể. Trang bịđầy đủ bảo hộ lao động, vệ sinh lao động cho người lao động theo đúng qui định của Nhà nước ban hành. 3. Đảm bảo các quyền lợi khác Tổ chức cho cán bộ công nhân viên học tập luật lao động, Nghịđịnh 06/CP ngày 20-1-1995 của Chính phủ và các quy định an toàn lao động, vệ sinh lao động của Nhà nước ban hành. Nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động theo đúng quy định, chếđộ của Nhà nước. Tổ chức khám bệnh định kỳ cho người lao động Tạo điều kiện cho người lao động được học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. 2.5.2. Trách nhiệm của người lao động 1. Tham gia đủ ngày, giờ công có chất lượng theo đúng chếđộ, qui định của Nhà nước. Thực hiện tốt nhiệm vụđược phân công. 2. Khi làm việc người lao động phải tuyệt đối tuyên thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật, quy phạm an toàn lao động, vệ sinh lao động của Nhà nước đã quy định. 3. Người lao động trong giờ làm việc phải sử dụng đầy đủ, đúng trang bị dụng cụ sản xuất, trang bị bảo hộ lao động do công ty cung cấp 4. Quy định cụ thể thêm về công tác an toàn lao động và vệ sinh lao động cho từng bộ phận công tác a. Các đội vệ sinh Khi làm việc phải sử dụng đúng, đầy đủ trang bị bảo hộ lao động do công ty cấp theo từng khu vực làm việc sử dụng đúng loại dụng cụ lao động của công ty đã trang bị. b. Đội xe Luôn giữ gìn xe sạch đẹp, thường xuyên kiểm tra độ an toàn của xe, đảm bảo xe hoạt động tốt trong mọi trường hợp ga ra để xe được quét dọn sạch sẽ. Khi xe ra khỏi công ty phải tuyệt đối đảm bảo an toàn, đầy đủ các giấy tờ cần thiết… c. Đội điện: tuân thủ các quy định về an toàn điện do Nhà nước ban hành khi làm việc phải cóđầy đủ trang bị an toàn lao động, làm việc trên cao nhất thiết phải đeo dây an toàn. d. Công tác bảo vệ Khi làm việc phải mặc đầy đủđồng bộ trang phục bảo vệ do công ty cấp. Đảm bảo giữ gìn, bảo vệ tốt tài sản trong khu vực được giao trách nhiệm. * Quy định trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động. Căn cứ vào tình hình thực tế lao động của công ty quy định trang bị bảo hộ lao động cho công nhân trực tiếp sản xuất. 1. Quét rác công cộng, san gạt rác (đội vệ sinh môi trường) Quần áo bảo hộ lao động, áo phản quang, áo mưa, ủng cao su, khẩu trang, gang tay, nón, xà phòng 2. Đội điện Quần áo bảo hộ lao động, áo mưa, mũ, ủng cao su, gang tay cách điện, dây an toàn. 3. Đội xe: (xe ép rác, xe hút bể phốt, xe ủi bánh xích) Quần áo bảo hộ lao động, áo mưa, gang tay, khẩu trang, mũ nhựa, ủng cao su, xà phòng, chiếu cá nhân 4. Đội thoát nước: Quần áo bảo hộ lao động, áo mưa, mũ nhựa, ủng cao su, khẩu trang, gang tay, xà phòng. 5. Đội cây xanh Quần áo bảo hộ lao động, áo mưa, mũ cát bi phù hiệu, đèn pin, pin đèn, giầy vải. 2.6. Các văn bản pháp luật về quản lý môi trường Trong quá trình phát triển, những năm qua Thái Nguyên đã phải đối mặt với những thách thức của suy thoái môi trường vàô nhiễm môi trường. Do đó Thái Nguyên đã nhận thức rằng luật bảo vệ môi trường là cơ sở pháp lýđể giải quyết mâu thuẫn giữa phát triển và bảo vệ môi trường. Để cụ thể hoá công tác quản lý và bảo vệ môi trường có các văn bản sau: - Quyết định của UBND tỉnh về việc thành lập hội đồng thẩm định báo cáo ĐTM 1997) - Quyết định của UBND tỉnh ban hành bản quy chế tạm thời về quản lý môi trường trên địa bàn tỉnh (1997) - Quyết định của UBND tỉnh ban hành bản quy chế quản lý môi trường trên địa bàn tỉnh (2002) 2.7. Hướng phát triển của công ty trong tương lai 1. Đầu tư cải tạo, nâng cấp các hạng mục công trình tại BCL Thay thế giếng thu và thoát nước rác hiện nay Sửa lại lớp lót và lớp bảo vệởô chôn lấp hiện nay Sửa lại vách ngắn nước mưa Xây dựng phần vành đai nghiêng của bãi lên độ cao 75m Nâng cấp hệ thống xử lý nước lác Xây dựng các giếng quan trắc nước ngầm Mua mới xe ủi Mở rộng diện tích BCL 2. Mở rộng địa bàn hoạt động thu gom của công ty tăng hiệu suất thu gom CTR. 3. Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục tới người dân tham gia vệ sinh môi trường, bảo vệ môi trường. 4. Tổ chức những buổi vệ sinh môi trường công cộng. 5. Nâng cao trình độ chuyên môn cho CBCNV trong toàn công ty. CHƯƠNG III HOẠTĐỘNGTHUGOMVÀPHƯƠNGPHÁPXỬLÝ CHẤTTHẢIRẮNCỦACÔNGTY 3.1. Hoạt động thu gom chất thải rắn Theo quan điểm mới: CTR thành phố (gọi chung là rác thải thành phố) được định nghĩa là vật chất mà người tạo ra ban đầu vứt bỏđi trong khu vực thành phố mùa không đòi hỏi được bồi thường cho sự vứt bỏđó vàđược xã hội nhìn nhận như một thứ mà thành phố phải có trách nhiệm thu gom và tiêu thuỷ. 3.1.1. Nguồn gốc phát sinh CTR Các nguồn phát sinh ra CTR bao gồm: - Từ các khu dân cư (chất thải sinh hoạt) - Từ các trung tâm thương mại - Từ các công sở, trường học, các công trình công cộng - Từ các dịch vụ - Từ các hoạt động công nghiệp, nông lâm nghiệp - Từ các hoạt động xây dựng - Từ các trạm xử lý nước thải và từ các đường cống thoát nước của thành phố. CTR được thải ra từ các hoạt động khác nhau nên thành phần của chúng khác nhau, do đó CTR cũng được phân loại theo nhiều cách. Điều kiện sinh hoạt, điều kiện thời tiết, khí hậu các yếu tố xã hội tập quán là những yếu tốảnh hưởng tới thành phần của CTR đô thị. Tuy nhiên tại công ty chỉ phân loại theo bản chất nguồn tạo thành và theo mức độ nguy hại, cụ thể như sau: a. Theo bản chất nguồn tạo thành: Chất thải rắn sinh hoạt: bao gồm các thành phần như kim loại, sành sứ, thuỷ tinh, đất, đá, gạch ngói vỡ, cao su, chất dẻo, thực phẩm dư thừa, quá hạn sử dụng, tre, gỗ, xương động vật, lông gà, vịt, vải, giấy, rơm, xác động vật, vỏ rau củ quả. Các chất thải rắn từđường phố chủ yếu là lá cây, que, củi, nilon, vỏ bao gói… Chất thải rắn công nghiệp các thành phần các phế thải từ vật liệu trong quá trình sản xuất công nghiệp, tro, xỉ trong các nhà máy nhiệt điện các phế thải từ nhiên liệu phục vụ cho sản xuất; bao bìđóng gói sản phẩm.. Chất thải xây dựng là các phế thải nhưđất đá, gạch ngói vỡ, bê tông vỡ hỏng, các vật liệu như kim loại, chất dẻo…. b. Theo mức độ nguy hại: Chất thải nguy hại bao gồm các loại hóa chất dễ gây phản ứng độc hại, chất thải sinh học dễ thối rữa, các chất dễ cháy nổ, các chất phóng xạ, các chất thải nhiễm khuẩn, lây lan… các chất thải đó có nguy cơđe doạ tới sức khoẻ con người động vật và thực vật. Tuy nhiên công ty chỉ thu gom và xử lý chất thải y tế nguy hại. Chất thải y tế nguy hại có chứa các chất hoặc hợp chất có một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp hoặc tương tác với các chất khác gây nguy hại tới môi trường và sức khoẻ của cộng đồng. Các nguồn phát sinh ra chất thải y tế bao gồm: - Các loại chi thể, tổ chức mô cắt bỏ trong phẫu thuật - Các loại kim tiêm, ống tiêm - Các chất thải có chứa các chất có nồng độ cao như chì (pb), thuỷ ngân (Hg), Cadmi , Aksen (AS), xianua… - Các chất thải phóng xạ trong bệnh viện - Các chất thải sinh hoạt từ các bệnh nhân Trong số các chất thải của thành phố, chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ có thể sở chếđể sử dụng ngay trong sản xuất và tiêu dùng, còn phần lớn phải huỷ bỏ hoặc phải qua quá trình chế biến phức tạp mới có thể sử dụng lại lượng chất thải rắn trong thành phố ngày càng tăng lên do tác động của nhiều nhân tố như: sự tăng trưởng, phát triển của sản xuất, của nền kinh tế,sự gia tăng dân số, sự phát triển về trình độ, tính chất của người tiêu dùng trong thành phố… Các nguồn phát sinh chất thải và phân loại chất thải đựơc trình bày ở hình 10 Hình 2: Sơđồ các nguồn phát sinh chất thải và phân loại chất thải. Các hoạt động kinh tế - xã hội của con người Các quá trình sản xuất Các quá trình phi sản xuất Hoạt động sống và tái sản sinh con người Các hoạt động quản lý Các hoạt động giao tiếp vàđối ngoại Chất thải Dạng lỏng Dạng khí Dạng rắn Bùn ga cống Chất lỏng dầu mỡ Chất thải công nghiệp Các loại khác Chất thải sinh hoạt Lượng chất thải tạo thành (phát sinh) được định nghĩa là lượng rác phát sinh từ những hoạt động của một người trong một ngày đêm, đơn vịđược tính là: kg/người/ngày đêm. Lượng chất thải phát sinh trung bình theo đầu người mang tính đặc thù của từng khu vực địa phương và phụ thuộc vào mức sống, tập quán của dân cưở mỗi khu vực đó. Dựa trân số dân thành thị trong địa bàn thu gom CTR của công ty quản lýđô thị Thái Nguyên năm 2005 là 164.894 người, với lượng rác phát sinh trung bình là 0,6kg/người/ngày đêm. Do đó tổng hợp rác phát sinh của 164.894 người trong một ngày đêm khoảng 98,93 tấn rác (» 165m3 rác). Đến nay công ty mới chỉ thu gom CTR đạt 60%, còn 40%, là do địa hình vàý thức của người dân vẫn còn kém, đem vứt xuống sông, hồ,… với hơn 98 tấn rác thải phát sinh một ngày đêm, công ty đã thu gom và xử lýđược khoảng hơn 58 tấn CTR (» 97m3). Rác thu gom được trở trực tiếp lên BCL bằng xe ép rác, hàng ngày có 14 - 15 chuyến xe được trở lên BCL. 3.1.2. Địa điểm và thời gian thu gom Địa điểm thu gom rác chủ yếu của công ty là trên những tuyến đường, hai bên vỉa hè lòng đường quốc lộ, thu gom tại các khu dân cư tập chung các hộ gia đình, các khu chế biến sản xuất công nghiệp, dịch vụ nhà hàng, khách sạn, công sở, trường học bệnh viện (Bệnh viện đa khoa trung ương và bệnh viện A). Đối với các trục đường chính (đường quốc lộ) công nhân thu gom phải quét dọn trước 6h -> 6h30' sáng sau đó mới đi thu gom tại các khu dân cư xã, phường. Đối với các điểm thương mại lớn (chợ trung tâm thành phố, chợĐồng Quang) công nhân quét dọn, thu gom từ 18h - 21h. Còn các điểm khác, công nhân làm việc theo 2 ca sáng và chiều: Thời gian: sáng từ 7h - 11h Chiều từ 15h - 17h 3.1.3. Phương pháp thu gom Đối với các tuyến đường, phố công nhân đẩy xe đẩy cải tiến bên phải sát lềđường công nhân dùng chổi cọ hoặc chổi tre để quét rác thải trên vỉa hè lòng đường, gom rác thành đống rồi dùng xẻng hót lên xe đẩy cải tiến. Tại các ngõ hẻm trong khu dân cư, công nhân đẩy xe cải tiến vào ngõ, gõ chuông để người dân ra đổ rác lên xe. Đối với các công sở, trường học, nhà hàng, khách sạn… công nhân chỉ việc thu gom rác thải ở xô, sọt mà nhà hàng, trường học… đã gom rác vào đó. Đối với rác thải ở bệnh viện (Bệnh viện A tỉnh Thái Nguyên, Bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên) công nhân chỉ việc đến vận chuyển chất thải đến BCL để xử lý. Hình 3: Sơđồ gom CTR của công ty Nguồn phát sinh chất thải Thu gom Bãi tập kết rác thải Tiêu huỷ (tại bãi chôn lấp) 3.1.4. Các thiết bị sử dụng trong quá trình thu gom 1. Chổi: có 2 loại chổi Chổi tre: dùng để quét rác khi trời mưa, rác nặng (đá, gạch vỡ…) nơi địa hình gồ ghề. Chổi cọ: dùng để quét rác ở vỉa hè, lòng đường…. 2. Xẻng: được dùng để hót rác lên xe đẩy cải tiến. 3. Xe đẩy cải tiến: Dùng để chứa, trở rác thải từ những nơi thu gom tới điểm tập kết rác thải trong thành phố. 3.2. Phương pháp xử lý CTR của công ty Lượng rác thải sinh hoạt hàng ngày thu gom được đều không được phân loại, do vậy lượng rác thải để tái chế và lượng rác thải dùng đểủ phân sinh học (com post) là không có. Tuy nhiên một lượng chất thải rất nhỏ (vỏđồ hộp, chất dẻo, bìa cattông, kim loại…) được những người nhặt rác trên đường phố, trong bãi chôn lấp thu gom lại vàđem bán cho người mua phế liệu, đồng nát. Lượng rác thải còn lại được đội vệ sinh môi trường của công ty quản lýđô thị Thái Nguyên thu gom vàđược vận chuyển tới BCL bằng xe ép rác. Lượng chất thải y tế nguy hại được thu gom tại 2 bệnh viện (bệnh viện đa khoa trung ương và bệnh viện A Thái Nguyên). Lượng rác ở 2 bệnh viện này được công nhân vận chuyển riêng lên bãi chôn lấp để xử lý bằng phương pháp đốt. Các biện pháp xử lý chất thải được thể hiện ở hình sau (hình 11). Hình 4: Sơđồ các biện pháp kỹ thuật trong xử lý CTR của Công ty quản lýđô thị Thái Nguyên Thu gom chất thải Vận chuyển chất thải Bãi chôn lấp Phương pháp chôn lấp Phương pháp đốt a. Phương pháp chôn lấp Rác thải thu gom được trở tới bãi chôn lấp chìm, sử dụng phương pháp hồ chứa để chôn lấp có xây dựng hệ thống thu gom và xử lý rác trước khi thải ra nguồn tiếp nhận, bãi chôn lấp đá mài thuộc xã Tân Cương - TP Thái Nguyên không thu và xử lý khí thải (khí bãi rác) rác được đổ xuống và phun hỗn hợp thuốc vi sinh để khử ruồi và mầm bệnh khác. Khoảng sau 6 tháng được lấp đất phủ trên bề mặt dày khoảng 15 - 25 cm. Ưu điểm của phương pháp này là phương pháp đơn giản nhất trong các phương pháp xử lý tiêu huỷ CTR là phương pháp được áp dụng nhiều nhất trên thế giới. Nhược điểm: xây dựng bãi chôn lấp đòi hỏi kinh phíđầu tư tương đối lớn. Xử lý tiêu huỷ chậm, chiếm nhiều diện tích thu gom nước rác không triệt để, đường ống thu gom nước rác dễ bị tắc… b. Phương pháp đốt Chỉ sử dụng đểđốt chất thải y tế nguy hại Ưu điểm: Xử lý triệt để các chỉ tiêu công nghiệp của chất thải. Phương pháp này cho phép xử lý toàn bộ chất thải đô thị mà không tốn nhiều diện tích đất sử dụng để làm bãi chôn lấp. Nhược điểm: vận hành dây chuyền phức tạp đòi hỏi năng lực, kỹ thuật và tay nghề cao giá thành đầu tư lớn, chi phí tiêu hao năng lượng cao. CHƯƠNG 4 BÃICHÔNLẤP CTR CỦATHÀNHPHỐ THÁI NGUYÊN 4.1. Bãi chôn lấp CTR (BCL CTR) Là khu vực được quy hoạch hoặc thiết kế, xây dựng để chôn lấp các chất thải phát sinh từ các khu dân cư, các đô thị và các khu công nghiệp. Bãi chôn lấp CTR bao gồm các ô chôn lấp chất thải, vùng đệm, các công trình phụ trợ khác như: trạm xử lý nước rỉ rác, trạm xử lý sinh hoạt, văn phòng làm việc… 4.1.1. Vị tríđịa lý bãi chôn lấp CTR Bãi chôn lấp CTR (bãi rác) Đá Mài - Tân Cương nằm trong vùng thung lũng giữa hai sườn núi bao quanh tạo thành những ô chôn lấp CTR. Bãi rác đá mài Tân Cương nằm cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 20km về phía Tây nam của thành phố và cách khu dân cư 3km thuộc xã Tân Cương thành phố Thái Nguyên. Bãi rác Đá Mài có tổng diện tích 25ha, thời gian sử dụng khoảng từ 18 - 22 năm bãi rác đá mài (Tân Cương) được khảo sát nghiên cứu và xây dựng vào năm 2000 của nhóm chuyên gia xây dựng Việt Nam (VCC). Bãi rác Đá Mài thuộc xã Tân Cương thành phố Thái Nguyên chia thành những ô chứa rác được bao bọc bởi các dãy núi thuộc vùng núi đá cốc. Bãi rác được thiết kế theo quy trình bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Tháng 12 năm 2001, ô chứa rác đầu tiên của bãi rác được đưa sử dụng, từđóđến nay ô chứa rác tiếp nhận và xử lý toàn bộ lượng rác thu gom được của công ty quản lýđô thị Thái Nguyên trên địa bàn thành phố Thái Nguyên. Trong những năm từ 2001 - 2004 lượng rác thải được đưa đến bãi chôn lấp tăng đáng kể, năm đầu tiên(2001) lượng rác đựơc đưa đến bãi trung bình khoảng 70m3/ngày vàđến năm 2004 tăng lên đến khoảng 160m3/ngày. Dựđoán trong những năm tiếp theo lượng rác đưa đến chôn lấp khoảng 225m3. Ô chứa rác đầu tiên có diện tích sdlà 2ha và dự tính đến khoảng năm 2007 - 2008 ô chôn lấp sẽđầy. 4.1.2. Điều kiện tự nhiên tại bãi chôn lấp CTR Địa chất chủ yếu là lớp đất đỏ, được bao quanh bởi những dãy núi đá vôi. Khí hậu ởđây lạnh, khô về mùa đông và có nhiều xương mù, bốc hơi nhiều. Mùa hè có mưa nhiều, độẩm cao. Bãi chôn lấp cách nguồn nước mặt (sông) hơn 1km mạch nước ngầm tương đối sâu. Với hướng gióđông bắc (mùa lạnh) và hướng đông nam (mùa nóng). 4.1.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật Đoạn đường vào bãi chôn lấp được xây dựng kiên cố dải nhựa tới tận ô chôn lấp và khu xử lý nước rỉ rác đốt rác thải y tế. Hệ thống điện chiếu sáng được lắp đặt quanh khu vực BCL, phòng điều hành tại BCL, khu xử lý nước rỉ rác, nơi đốt chất thải y tế. Hệ thống cống thu nước rỉ rác được xây dựng kiên cốđúng kỹ thuật . Hệ thống kênh mương thu gom nước mặt được xây dựng quanh ô chôn lấp nhằm thu gom lượng nước mưa chảy từđồi núi xuống. Đáy ô chôn lấp được gia công và phủ lên bề mặt lớp vải địa kỹ thuật (vải PVC) nhằm chống thấm nước rỉ rác thiết bị phục bụ BCL có máy ủi bánh xích, thiết bị này được thiết kếđặc biệt để san ủi rá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai_chon_lap_ctr_cua_thanh_pho_thai_nguyen.doc