Đề tài Hợp đồng bảo hiểm

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM 2

A. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA BẢO HIỂM 2

I. Vì sao bảo hiểm ra đời 2

II. Vai trò của bảo hiểm 3

III. Lịch sử phát triển bảo hiểm trên thế giới. 5

B. KHÁI NIỆM BẢO HIỂM 7

CHƯƠNG II: KHÁI NIỆM HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM 9

A. KHÁI NIỆM HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM 9

I. Khái niệm 9

II. Đặc điểm của hợp đồng bảo hiểm 9

B. CHỦ THỂ CỦA HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM 11

I. Bên bảo hiểm 11

II. Người tham gia bảo hiểm 13

III. Người thứ ba trong hợp đồng bảo hiểm 14

C. SỰ KIỆN BẢO HIỂM 14

I. Rủi ro bảo hiểm. 15

II. Tổn thất 17

D. ĐỐI TƯỢNG CỦA HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM 20

1. Đối tượng bảo hiểm là tài sản. 20

2. Đối tượng bảo hiểm là con người 21

3. Đối tượng bảo hiểm là trách nhiệm dân sự 21

E. PHÂN LOẠI HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM 22

I. Phân loại theo đối tượng bảo hiểm: 22

II. Phân loại theo phương thức hoạt động. 25

F. HÌNH THỨC VÀ THỜI ĐIỂM CÓ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM -

GIAO KẾT HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM 28

I. Hình thức của hợp đồng bảo hiểm 28

II. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm 28

III. Giao kết hợp đồng bảo hiểm 29

G. GIÁ TRỊ BẢO HIỂM - SỐ TIỀN BẢO HIỂM - PHÍ BẢO HIỂM - BỒI THƯỜNG VÀ CHẾ ĐỘ BẢO ĐẢM BẢO HIỂM 29

I. Giá trị bảo hiểm 29

II. Số tiền bảo hiểm 30

III. Phí bảo hiểm. 31

IV. Bồi thường 32

V. Chế độ bảo đảm bảo hiểm 33

H. THỜI GIAN BẢO HIỂM - KHÔNG GIAN BẢO HIỂM 34

I. Thời gian bảo hiểm. 34

II. Không gian bảo hiểm 35

CHƯƠNG III: NỘI DUNG CỦA HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM 37

A. NỘI DUNG CỦA HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM 37

I. Quyền và nghĩa vụ của bên bảo hiểm. 37

II. Quyền và nghĩa vụ của người tham gia bảo hiểm. 39

III. Quyền - Nghĩa vụ của người thứ ba trong hợp đồng bảo hiểm. 40

B. THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM. 41

C. SỬA ĐỔI, CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM. 43

I. Sửa đổi hợp đồng bảo hiểm 43

II. Chấm dứt hợp đồng bảo hiểm. 43

MỘT VÀI KIẾN NGHỊ 45

1. Cần phải xây dựng và ban hành luật kinh doanh bảo hiểm. 45

2. Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền bảo hiểm trong nhân dân. 46

3. Nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác bảo hiểm

để đáp ứng tình hình mới. 47

4. Phát triển sản phẩm mới. 48

5. Công nghệ thông tin. 48

6. Cần phải đơn giản hoá thủ tục trả bảo hiểm. 48

TÀI LIỆU THAM KHẢO 49

 

doc54 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 4647 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hợp đồng bảo hiểm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hông được bảo hiểm tuỳ thuộc vào điều kiện bảo hiểm. + Tổn thất chung là những tổn thất về tài sản vật chất và những chi phí phát sinh do hành động bảo vệ lợi ích chung của con người trong những tình huống, điều kiện cấp bách để cứu tàu và hàng hoá. Tổn thất chung được phân bổ cho tất cả các quyền lợi có mặt cùng gánh chịu bao gồm thiệt hại về vật chất và các chi phí có liên quan. Các yếu tố xác định tổn thất chung: · Tình huống phải đặc biệt cấp bách, có nguy cơ thực sự đe doạ chuyến hàng. · Nguyên nhân của tổn thất phải do hành động hy sinh cố ý để bảo vệ lợi ích chung của con người. · Tổn thất phải nhằm mục đích cứu vãn cả hành trình. · Tổn thất và chi phí bỏ ra phải hợp lý, phải phù hợp với hoàn cảnh. Ví dụ: như hành động hy sinh quyền lợi của một số ít để đảm bảo quyền lợi chung của các chủ hàng trong hành trình. Trong bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu những hy sinh dưới đây được coi là tổn thất chung: · Tàu gặp bão hay bị địch đuổi phải vứt một số hàng xuống biển làm nhẹ tàu cho tàu chạnh nhanh thoát nạn, hàng vứt xuống biển là tổn thất chung. · Tàu bị cạn, muốn ra khỏi cạn phải thúc máy chạy quá sức bị nổ nồi hơi được coi là tổn thất chung. · Tàu bị nạn thiếu nhiên liệu phải lấy bàn ghế của tàu để đốt thay nhiên liệu là tổn thất chung. · Tàu bị cháy phải bơm nước để dập tắt, hàng bị hỏng do ngấm nước. Nguyên nhân dẫn đến tổn thất trong những trường hợp trên mang tính chủ quan, hoàn toàn là ý chí tự nguyện của con người. Song có thể hiểu rằng việc làm này là rất cần thiết để cứu cho chuyến hàng khỏi cơn nguy hiểm đe doạ cả tính mạng và hàng hoá. Nó được coi là sự hy sinh chứ không phải là một hành động có hại vì nếu không hành động như vậy thì tổn thất sẽ lớn hơn. Những trường hợp này được công ty bảo hiểm bồi thường cho người được bảo hiểm theo mức đóng góp vào tổn thất chung. D. ĐỐI TƯỢNG CỦA HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM Khái niệm: đối tượng của hợp đồng bảo hiểm là những thực thể có thể bị rủi ro xâm hại (con người, tài sản) hoặc là trách nhiệm pháp lý do rủi ro mà phát sinh nghĩa vụ dân sự về đền bù vật chất (trách nhiệm dân sự). Chính vì sự an toàn hay bảo toàn cho đối tượng này mà các bên kí kết hợp đồng bảo hiểm. Điều 573 Bộ Luật dân sự qui định: đối tượng của bảo hiểm bao gồm con người, tài sản, trách nhiệm dân sự và các đối tượng khác theo qui định của pháp luật. 1. Đối tượng bảo hiểm là tài sản. Không phải tất cả các loại tài sản đều có thể là đối tượng được bên bảo hiểm nhận bảo hiểm. Bởi vì trong đời sống xã hội, trong nền kinh tế có nhiều loại tài sản. Đó có thể là tài sản hữu hình hoặc là tài sản vô hình. Tài sản hữu hình là tài sản có hình thái vật chất cụ thể, có thể xác định được giá trị theo các cách thức thông thường. Tài sản vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất cụ thể, được biểu hiện dưới các hình thức như bản quyền nhãn hiệu hàng hoá, các quyền lợi tài chính,... việc xác định giá trị rất khó khăn, phức tạp. Bởi vậy bên bảo hiểm thường chỉ nhận bảo hiểm đối với những tài sản có thể xác định chính xác giá trị. Trong thực tế, các hợp đồng bảo hiểm tài sản có đối tượng bảo hiểm thường có giá trị lớn và nguy cơ bị rủi ro xâm hại cao. Đối với những tài sản có giá trị quá lớn như tàu biển, máy bay thì người ta có thể chỉ bảo hiểm đối với một bộ phận của vật như thân tàu, thân máy bay,... vì như vậy thì khách hàng mới có thể trả được phí bảo hiểm không quá cao và cũng đảm bảo khả năng bồi thường của công ty bảo hiểm. Bảo hiểm tài sản phát triển mạnh trên thế giới và ở Việt Nam, các nghiệp vụ bảo hiểm tài sản ngày càng đa dạng, mở rộng ứng với sự đa dạng của các đối tượng là tài sản. Ví dụ trong bảo hiểm vật chất xe cơ giới thì đối tượng bảo hiểm là chiếc xe cơ giới. Hiện nay ở Việt Nam phổ biến là các loại bảo hiểm tài sản sau: - Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu. - Bảo hiểm thân tàu, thuyền. - Bảo hiểm về đầu tư, xây dựng, lắp đặt. - Bảo hiểm cây trồng, vật nuôi. - Bảo hiểm về tín dụng. - Bảo hiểm cháy. - Bảo hiểm trộm cướp,... 2. Đối tượng bảo hiểm là con người Con người là thành phần cơ bản của đời sống xã hội. Chính vì vậy, con người là đối tượng của nhiều loại bảo hiểm và bảo đảm xã hội. Con người là đối tượng của bảo hiểm được xem trên các phương diện: tính mạng, sức khoẻ, khả năng hoạt động của con người. Vì đối tượng bảo hiểm là tính mạng, sức khoẻ của con người nên không thể xác định được giá trị của đối tượng bảo hiểm. Ở Việt Nam hiện nay chỉ riêng Bảo Việt đã có tới 24 sản phẩm bảo hiểm con người và đang có xu hướng mở rộng gồm: bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm tai nạn con người, bảo hiểm trợ cấp nằm viện và phẫu thuật. Đặc biệt lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ là lĩnh vực mới đang phát triển rầm rộ và được coi là sản phẩm khai thác chiến lược, xuất hiện nhiều ngôi sao khai thác ở hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ và doanh số của loại hình này tăng vùn vụt. Ở các nước khác trên thế giới, các công ty bảo hiểm còn nhận bảo hiểm các bộ phận trên cơ thể con người với số tiền nhiều khi rất lớn. Những nhân vật nổi tiếng như các ca sĩ, diễn viên điện ảnh, ngôi sao bóng đá,... có thể tham gia bảo hiểm cho đôi chân, giọng hát, khuôn mặt,... của mình. 3. Đối tượng bảo hiểm là trách nhiệm dân sự Trách nhiệm dân sự là một loại trách nhiệm pháp lý mà pháp luật qui định áp dụng đối với người có hành vi trái pháp luật hay có lỗi gây thiệt hại cho người khác phải bồi thường thiệt hại. Khi người gây thiệt hại cho người khác phải thực hiện trách nhiệm bồi thường thì có thể ảnh hưởng đến đời sống hoặc hoạt động bình thường của người đó hoặc là việc bồi thường vượt quá khả năng tài chính của họ. Bởi vậy chế độ bảo hiểm trách nhiệm dân sự là một biện pháp xử lý rủi ro cho người có trách nhiệm dân sự khi họ phải thực hiện hành vi bồi thường cho người bị thiệt hại. Tuy vậy, không phải tất cả các loại trách nhiệm dân sự đều là đối tượng của bảo hiểm. Xuất phát từ lợi ích kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm và mục tiêu của hoạt động bảo hiểm mà pháp luật của các nước đều qui định, chỉ những trách nhiệm dân sự phát sinh có nguyên nhân là rủi ro khách quan mới có thể là đối tượng bảo hiểm. Pháp luật Việt Nam qui định, trách nhiệm dân sự là đối tượng của bảo hiểm gồm có hai loại: trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba (trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng) và trách nhiệm dân sự trong hợp đồng phát sinh do rủi ro khách quan. Theo chế độ bảo hiểm trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng thì đối tượng bảo hiểm là trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba là người có lợi ích bị xâm hại. Vì vậy trong quan hệ bảo hiểm trách nhiệm dân sự, bên bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bảo hiểm đối với phần trách nhiệm dân sự của người tham gia bảo hiểm. Mặt khác giữa bên bảo hiểm, bên được bảo hiểm trách nhiệm dân sự với người thứ ba không có quan hệ hợp đồng mà giữa họ chỉ có mối quan hệ phụ thuộc phát sinh từ hợp đồng bảo hiểm giữa bên bảo hiểm với người tham gia bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Mối quan hệ phụ thuộc giữa bên bảo hiểm, bên tham gia bảo hiểm với người thứ ba chỉ trong phạm vi thanh toán tiền bảo hiểm. Ví dụ: trong hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bên bảo hiểm sẽ bồi thường thay cho bên tham gia bảo hiểm khoản tiền mà bên tham gia bảo hiểm có trách nhiệm pháp lý phải bồi thường những thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản của bên thứ ba do sự hoạt động của xe cơ giới gây ra. Trách nhiệm dân sự của các tổ chức, cá nhân trong hợp đồng phát sinh do nhiều nguyên nhân như hành vi cố ý vi phạm hợp đồng, do rủi ro khách quan,... nhưng theo quy định của pháp luật thì đối tượng bảo hiểm chỉ gồm những trách nhiệm dân sự của người tham gia bảo hiểm phát sinh do nguyên nhân là những rủi ro khách quan. Ví dụ: doanh nghiệp bảo hiểm nhận bảo hiểm đối với trách nhiệm dân sự của bên vận chuyển hành khách đối với hành lý của hành khách do phương tiện giao thông gặp tai nạn. E. PHÂN LOẠI HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM Dựa vào các tiêu chuẩn khác nhau mà hợp đồng bảo hiểm được phân làm nhiều loại: I. Phân loại theo đối tượng bảo hiểm: Hợp đồng bảo hiểm gồm có ba loại cơ bản: - Hợp đồng bảo hiểm con người. - Hợp đồng bảo hiểm tài sản. - Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự. 1. Hợp đồng bảo hiểm con người. Hợp đồng bảo hiểm con người là những hợp đồng mà đối tượng bảo hiểm là sinh mạng, sức khoẻ, khả năng lao động của con người. - Đặc điểm: + Đối tượng bảo hiểm là sinh mạng, sức khoẻ của con người nên không thể xác định được giá trị của đối tượng bảo hiểm. Do đó số tiền bảo hiểm do các bên thoả thuận trước trong hợp đồng. + Hợp đồng bảo hiểm con người được thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện. + Trong quan hệ hợp đồng bảo hiểm con người không áp dụng nguyên tắc thế quyền (chuyển yêu cầu bồi hoàn) nghĩa là bên bảo hiểm sau khi trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm thì không có quyền yêu cầu đối với người thứ ba. Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm bên bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm hoặc người đại diện theo uỷ quyền của họ. Nếu bên được bảo hiểm chết thì tiền bảo hiểm được trả cho người thừa kế của bên được bảo hiểm. Hợp đồng bảo hiểm con người được phân làm hai loại là bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm con người khác. a. Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. Là loại hình bảo hiểm mà đối tượng bảo hiểm là tuổi thọ của con người. Đây là một hình thức kết hợp tiết kiệm với bảo hiểm. Tính chất tiết kiệm thể hiện ở chỗ người tham gia bảo hiểm chắc chắn nhận được tiền bảo hiểm vào thời điểm kết thúc hợp đồng. Ngoài ra nếu công ty bảo hiểm đầu tư có lãi thì người tham gia bảo hiểm sẽ được chia lãi từ kết quả đầu tư. Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ được ký hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cho trường hợp chết của người được bảo hiểm không phải là người sở hữu đơn bảo hiểm khi được người đó đồng ý bằng văn bản. Doanh nghiệp bảo hiểm bị cấm ký hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cho trường hợp chết của trẻ em dưới 16 tuổi trừ trường hợp cha mẹ người bảo trợ hợp pháp đồng ý bằng văn bản. Hiện nay trên thị trường bảo hiểm Việt Nam có 5 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ cùng hoạt động và cạnh tranh: đó là Bảo Việt, Bảo Minh - CMG (liên doanh), Peudeutial, Chinfon - Munulife và AIG (100% vốn nước ngoài) với các loại hình bảo hiểm nhân thọ như: bảo hiểm nhân thọ có thời hạn 5 năm 10 năm; bảo hiểm trẻ em; bảo hiểm niên kim nhân thọ; bảo hiểm nhân thọ trọn đời. b. Hợp đồng bảo hiểm con người khác. Gồm có ba nhóm: - Hợp đồng bảo hiểm tai nạn hoặc sinh mạng con người nói chung. - Hợp đồng bảo hiểm tai nạn hoặc sinh mạng một số đối tượng đặc biệt. Ví dụ: học sinh, hành khách tham gia giao thông trên các phương tiện giao thông, thuyền viên của các tàu thuyền đánh cá,... - Hợp đồng bảo hiểm khách du lịch. Người tham gia bảo hiểm chỉ trở thành người được bảo hiểm khi người đó có tên trong giấy chứng nhận bảo hiểm do bên bảo hiểm cấp và được hưởng quyền lợi bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. 2. Hợp đồng bảo hiểm tài sản Hợp đồng bảo hiểm tài sản là những hợp đồng mà có đối tượng bảo hiểm là tài sản. Phổ biến các hợp đồng bảo hiểm tài sản là hợp đồng bảo hiểm tự nguyện vì trước hết nó gắn với quyền lợi của người tham gia bảo hiểm. Tuỳ nhu cầu bảo hiểm mà người tham gia bảo hiểm chủ động chọn những rủi ro cần bảo hiểm cho tài sản của mình cũng như mức phí bảo hiểm cần nộp cho bên bảo hiểm để được đền bù khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Điều 583 Bộ Luật dân sự qui định: trong trường hợp quyền sở hữu đối với tài sản bảo hiểm được chuyển cho người khác, thì chủ sở hữu mới đương nhiên thay thế chủ sở hữu cũ trong hợp đồng bảo hiểm, kể từ thời điểm chuyển quyền sở hữu tài sản. Chủ sở hữu cũ là bên mua bảo hiểm phải báo cho chủ sở hữu mới về việc tài sản đã được bảo hiểm, báo kịp thời cho bên bảo hiểm về việc chuyển quyền sở hữu đối với tài sản, nếu là bảo hiểm tự nguyện thì chủ sở hữu mới có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng. Các hình thức bảo hiểm chủ yếu đối với hợp đồng bảo hiểm tài sản gồm có: - Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển. - Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển trong lãnh thổ Việt Nam. - Bảo hiểm thân máy bay. - Bảo hiểm tàu, thuyền. - Bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới. - Bảo hiểm công trình xây dựng. - Bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt. - Bảo hiểm trộm, cướp. - Bảo hiểm cây trồng, vật nuôi,... Tính đến hết tháng 4/2000 hoạt động kinh doanh bảo hiểm tài sản trên thị trường bảo hiểm Việt Nam tăng trưởng cao. Trong đó các nghiệp vụ bảo hiểm hàng xuất nhập khẩu tăng mạnh, còn nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe mô tô, bảo hiểm thân tàu lại giảm. Tình hình thị trường bảo hiểm thân tàu trên thế giới cũng cho thấy các nhà bảo hiểm thân tàu đang gặp khó khăn về tài chính, với những số liệu kinh doanh bất lợi vì tỉ lệ tổn thất ngày càng tăng cao trong khi phí bảo hiểm lại có xu hướng giảm. Các chủ tàu thích được ký hợp đồng bảo hiểm dài hạn đầy lợi lộc với những nhà khai thác bảo hiểm khờ dại. Hợp đồng bảo hiểm tài sản mang tính chất là hợp đồng bồi thường. Nguyên tắc chung được áp dụng cho các loại hợp đồng bảo hiểm tài sản là số tiền bồi thường mà bên bảo hiểm trả không vượt quá giá trị tài sản được bảo hiểm tại thời điểm và nơi xảy ra tai nạn. 3. Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự là hợp đồng mà đối tượng bảo hiểm là trách nhiệm dân sự mà người có trách nhiệm phải bồi thường cho người bị thiệt hại. Trong trường hợp bảo hiểm trách nhiệm dân sự cho người thứ ba theo thoả thuận hoặc theo qui định của pháp luật, thì bên bảo hiểm phải bồi thường cho bên mua bảo hiểm hoặc trả trựct iếp cho người thứ ba theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm số thiệt hại do bên mua bảo hiểm gây ra cho người thứ ba theo mức bảo hiểm đã thoả thuận hoặc theo qui định của pháp luật (Điều 584 khoản 1 Bộ Luật dân sự). Đặc điểm của bảo hiểm trách nhiệm dân sự là mang tính trừu tượng, khác hẳn các đối tượng là tài sản và con người. Bên bảo hiểm chỉ nhận bảo hiểm phần trách nhiệm dân sự nên chỉ phải bồi thường những thiệt hại thuộc trách nhiệm của bên tham gia bảo hiểm chứ không phải bồi thường thiệt hại của chính người tham gia bảo hiểm cũng như không chịu trách nhiệm về hình sự. Hiện nay ở Việt Nam có các loại bảo hiểm trách nhiệm dân sự phổ biến như: - Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. - Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu, thuyền. - Bảo hiểm trách nhiệm dân sự hàng không. - Bảo hiểm trách nhiệm của quĩ tín dụng nhân dân đối với các khoản tiền gửi có kì hạn. II. Phân loại theo phương thức hoạt động. Hợp đồng bảo hiểm được chia thành: hợp đồng bảo hiểm tự nguyện và hợp đồng bảo hiểm bắt buộc. 1. Hợp đồng bảo hiểm tự nguyện. Theo điều 572 Bộ Luật dân sự định nghĩa: hợp đồng bảo hiểm tự nguyện là sự thoả thuận giữa các bên về các điều kiện bảo hiểm và mức phí bảo hiểm. Hợp đồng bảo hiểm tự nguyện mang tính dân sự cao bởi lẽ việc thiết lập nên quan hệ hợp đồng hoàn toàn dựa trên nguyên tắc giao kết, thực hiện của hợp đồng dân sự: tự nguyện, bình đẳng trên cơ sở thoả thuận giữa các bên. Tuy nhiên các công ty bảo hiểm thường đưa ra các qui tắc bảo hiểm mang tính chất là những tiêu chuẩn mẫu cho từng nghiệp vụ bảo hiểm. Khi kí kết hợp đồng bảo hiểm, các khách hàng phải tuân thủ những nội dung của qui tắc bảo hiểm của loại bảo hiểm mà họ tham gia, tất nhiên không loại trừ khả năng cho phép họ đưa ra những thoả thuận mới. Nội dung của qui tắc bảo hiểm thường nêu lên những điều kiện chung nhất của một hợp đồng bảo hiểm, bao gồm những điều khoản về: - Đối tượng bảo hiểm. - Phạm vi của bảo hiểm. - Tỉ lệ phí, hình thức thu phí. - Mức tự bảo hiểm, mức bồi thường. - Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng. - Thủ tục bồi thường, thủ tục giải quyết tranh chấp. Ngoài những điều kiện chung, mỗi hợp đồng cụ thể còn có thể có những điều kiện hay thoả thuận riêng, miễn là không trái luật và đạo đức xã hội. Điều này rất quan trọng vì nó tôn trọng quyền tự do bình đẳng của các chủ thể tham gia. Hiện nay các công ty bảo hiểm Việt Nam đã thực hiện rất nhiều hợp đồng bảo hiểm với các doanh nghiệp, các cá nhân nước ngoài đang làm ăn tại Việt Nam. Nhiều khi những khách hàng này muốn được bảo hiểm theo điều kiện bảo hiểm của nước họ hay một nước thứ ba hoặc đưa ra những đề nghị mới ngoài phạm vi điều kiện bảo hiểm của công ty bảo hiểm Việt Nam. Các công ty bảo hiểm sẽ xem xét các điều kiện này và có thể chấp nhận yêu cầu của họ. Hình thức pháp lý mà qua đó hai bên thể hiện ý chí và nguyện vọng của mình là bản yêu cầu bảo hiểm của người tham gia bảo hiểm và bản chấp thuận yêu cầu đó của người bảo hiểm. Chấp thuận yêu cầu là sự đồng ý nhận bảo hiểm được trả lời cho phía người tham gia biết. Nếu yêu cầu không được chấp thuận cũng có nghĩa là bên bảo hiểm không nhận bảo hiểm, do đó không đi đến kí kết hợp đồng. Hợp đồng bảo hiểm được kí kết dưới hình thức văn bản như một hợp đồng dân sự thông thường, song đối với nhiều trường hợp có thể không có văn bản hợp đồng mà bên bảo hiểm phát cho bên kia giấy chứng nhận bảo hiểm. Giấy chứng nhận bảo hiểm là bằng chứng pháp lý của việc giao kết một hợp đồng bảo hiểm. 2. Hợp đồng bảo hiểm bắt buộc. Trong đời sống xã hội, việc bảo hiểm đối với một số đối tượng không chỉ xử lý rủi ro cho từng cá nhân, từng tổ chức mà còn liên quan đến lợi ích của cộng đồng, của Nhà nước. Thực tế đó đặt ra một nhu cầu xã hội là bên cạnh chế độ bảo hiểm tự nguyện Nhà nước cần duy trì chế độ bảo hiểm bắt buộc. Điều 572 Bộ Luật dân sự định nghĩa: Hợp đồng bảo hiểm bắt buộc là hợp đồng do pháp luật qui định về điều kiện bảo hiểm và mức phí bảo hiểm mà các bên phải có nghĩa vụ thực hiện. Theo chế độ bảo hiểm bắt buộc, việc tham gia bảo hiểm và giao kết hợp đồng bảo hiểm là nghĩa vụ mà pháp luật qui định đối với các pháp nhân và thể nhân có đối tượng bảo hiểm thuộc diện bảo hiểm bắt buộc. Thông thường, nghĩa vụ giao kết hợp đồng bảo hiểm bắt buộc còn được áp dụng đối với một số doanh nghiệp bảo hiểm. Trong quan hệ hợp đồng bảo hiểm bắt buộc thông thường pháp luật qui định điều kiện bảo hiểm và mức phí bảo hiểm mà các bên có nghĩa vụ phải chấp hành. Điều 18a Nghị định số 74/CP của Chính phủ ngày 14/06/1997 sửa đổi, bổ sung một số điều qui định tại Nghị định số 100/CP ngày 18/12/1993 của Chính phủ về kinh doanh bảo hiểm qui định: Đối với nghiệp vụ bảo hiểm bắt buộc doanh nghiệp bảo hiểm phải tuân thủ qui tắc điều khoản, biểu phí hoặc khung mức phí bảo hiểm do Bộ Tài chính ban hành. Áp dụng chế độ bảo hiểm bắt buộc là hiện tượng phổ biến ở nhiều nước. Chẳng hạn ở Nga từ thế kỷ XIX đã áp dụng chế độ bảo hiểm bắt buộc đối với một số tài của nông dân. Sau năm 1930, nhiều nước Tây Âu và Mỹ áp dụng chế độ bảo hiểm bắt buộc đối với ô tô, bảo hiểm trách nhiệm dân sự. Ở Việt Nam hiện nay, chế độ bảo hiểm bắt buộc chủ yếu áp dụng trong một số loại hình bảo hiểm trách nhiệm dân sự. Có thể nói đối với hợp đồng bảo hiểm bắt buộc pháp luật có qui định rất chặt chẽ và xét đến tính cần thiết của việc áp dụng đó để qui định việc triển khai hình thức này. Nghị định 115/CP của Chính phủ ngày 17/12/1997 qui định về chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng và hợp pháp của những người bị thiệt hại về thân thể và tài sản do xe cơ giới gây ra, đồng thời giúp chủ xe cơ giới khắc phục được hậu quả tài chính, góp phần ổn định kinh tế xã hội. Tại điều 2 Nghị định này cũng qui định: doanh nghiệp bảo hiểm, chủ xe cơ giới kể cả chủ xe là người nước ngoài sử dụng xe cơ giới trên lãnh thổ Việt Nam có nghĩa vụ thực hiện chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới gồm bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do xe cơ giới gây ra đối với người thứ ba và bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với hành khách theo hợp đồng vận chuyển hành khách. - Bảo hiểm cho hành khách theo hợp đồng vận chuyển hành khách: Ngày 27/10/1989 Bộ Tài chính ra Quyết định số 176/TC-BH về việc ban hành qui tắc bảo hiểm tai nạn hành khách đi lại trong nước. Theo tinh thần Quyết định trên, tất cả hành khách đi lại trong nước bằng các phương tiện vận tải công cộng dân dụng (xe lửa, ô tô, tàu thuỷ,...) đều được bảo hiểm theo qui tắc về bảo hiểm tai nạn cho hành khách đi lại trong nước. Việc bảo hiểm có hiệu lực trong suốt hành trình, bắt đầu từ khi hành khách lên phương tiện vận tải ở nơi đi và kết thúc khi hành khách đến địa điểm qui định đã ghi trong vé. Hành khách đi trên phương tiện vận tải đóng phí bảo hiểm theo qui định của Bộ Tài chính. Phí bảo hiểm được tính vào giá vé hành khách do đơn vị vận tải thu và chuyển cho cơ quan bảo hiểm. Ở đây không có sự thoả thuận giữa hai bên hành khách và công ty bảo hiểm mà khi hành khách mua vé đương nhiên đã tham gia vào quan hệ bảo hiểm. - Bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do xe cơ giới gây ra đối với người thứ ba: Xe cơ giới là loại xe chạy bằng động cơ, hoạt động của nó con người không thể kiểm soát được một cách tuyệt đối. Xe cơ giới là một trong những nguồn nguy hiểm cao độ, khi nó hoạt động dễ gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khoẻ của những người xung quanh. Để tạo điều kiện cho các chủ phương tiện giao thông khắc phục một phần hậu quả về tài sản, thân thể cho người bị thiệt hại do phương tiện giao thông gây ra, ngày 30/3/1988 Bộ Tài chính ra Quyết định số 66/TC-BH ban hành qui tắc bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Nếu do nguyên nhân khách quan hoặc do lỗi vô ý của chủ xe cơ giới gây thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ hay tài sản của những người đi đường, Bảo Việt sẽ thay chủ xe trả tiền bồi thường cho người bị thiệt hại theo qui định của pháp luật. F. HÌNH THỨC VÀ THỜI ĐIỂM CÓ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM - GIAO KẾT HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM I. Hình thức của hợp đồng bảo hiểm Hình thức của hợp đồng bảo hiểm là phương tiện để ghi nhận nội dung mà các chủ thể đã xác định. Điều 574 Bộ luật dân sự qui định: hợp đồng bảo hiểm phải được lập thành căn bản. Giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm là bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm. Như vậy pháp luật qui định hình thức của hợp đồng bảo hiểm là văn bản nhằm nâng cao độ chính xác thực về những nội dung đã cam kết. Khi có tranh chấp, hợp đồng được giao kết bằng hình thức văn bản tạo ra chứng cứ pháp lý chắc chắn cho các bên dễ dàng thực hiện quyền của mình. - Đơn bảo hiểm: phải xác định rõ nội dung tương tự như một bản dự thảo hợp đồng, gồm các yếu tố chủ yếu như: ngày, tháng, năm lập đơn; tên, địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm, những rủi ro được bảo hiểm, người được bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, phí bảo hiểm,... Đơn bảo hiểm có thể ghi tên một hoặc nhiều người được bảo hiểm. Khi đơn bảo hiểm được doanh nghiệp bảo hiểm chấp thuận và bên tham gia bảo hiểm đóng phí bảo hiểm thì các cam kết bảo hiểm phát sinh hiệu lực. - Giấy chứng nhận bảo hiểm là một loại chứng chỉ pháp lý do bên bảo hiểm cấp cho người được bảo hiểm, xác nhận hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết. Thông thường giấy chứng nhận bảo hiểm được cấp để sử dụng cho các trường hợp như hợp đồng bảo hiểm có nhiều người tham gia bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm được giao kết theo chế độ bảo hiểm bắt buộc. Giấy chứng nhận bảo hiểm có thể là chứng chỉ pháp lý xác nhận người sở hữu giấy chứng nhận bảo hiểm tham gia một hoặc nhiều chế độ bảo hiểm. II. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm Khi hợp đồng bảo hiểm đã có hiệu lực, các bên phải thực hiện các nghĩa vụ đã được xác định từ hợp đồng đó. Hợp đồng bảo hiểm khi đã được ký kết nhưng chưa phải thực hiện mà nếu xuất hiện điều kiện như đã thoả thuận thì hợp đồng mới bắt đầu được thực hiện tức là việc thực hiện hợp đồng chỉ được tiến hành khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra gây tổn thất cho đối tượng bảo hiểm. Do vậy mà thời điểm có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm có những nét khác biệt so với những hợp đồng dân sự khác. Hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực từ khi ký kết nhưng đây chỉ được coi là hiệu lực về mặt hình thức. Hợp đồng bảo hiểm còn có thời điểm hiệu lực vật chất. Thời điểm hiệu lực vật chất là thời điểm bắt đầu người bảo hiểm có trách nhiệm vật chất đối với người được bảo hiểm, hay chính từ thời điểm xuất hiện sự kiện bảo hiểm. III. Giao kết hợp đồng bảo hiểm Giao kết hợp đồng bảo hiểm là việc các bên bày tỏ ý chí với nhau theo những nguyên tắc và trình tự nhất định để qua đó xác lập nên hợp đồng bảo hiểm. Việc giao kết hợp đồng bảo hiểm nhìn chung phải tuân thủ những nguyên tắc mà pháp luật qui định như sau: - Tự do giao kết hợp đồng nhưng không trái pháp luật, đạo đức xã hội. - Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực, cùng có lợi. Tuỳ thuộc vào từng loại hình bảo hiểm, bản chất pháp lý của từng loại quan hệ hợp đồng mà pháp luật qui định các cách thức ký kết hợp đồng bảo hiểm. Theo qui định của pháp luật hiện hành có các cách thức ký kết chủ yếu sau: + Phương pháp ký trực tiếp: là phương pháp mà theo đó các bên trực tiếp gặp nhau để thoả thuận về các điều khoản của hợp đồng bảo hiểm và cùng ký vào văn bản hợp đồng. + Phương pháp ký gián tiếp: là phương pháp mà theo đó người tham gia bảo hiểm gửi văn bản đề nghị giao kết hợp đồng và các hồ sơ liên quan đến việc ký kết hợp đồng cho bên bảo hiểm. Trong một thời hạn nhất định kể từ ngày bên bảo hiểm nhận được văn bản đề nghị của bên tham gia bảo hiểm, phải có quyết định chấp thuận hay không chấp thuận đề nghị b

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docD0039.doc
Tài liệu liên quan