Đề tài Hợp đồng ngoại thương

 

MỤC LỤC

 

 

Chương I. Khái quát về hợp đồng ngoại thương:

1. Khái niệm

2. Đặc điểm

3. Yêu cầu đối với hợp đồng ngoại thương

4. Phân loại hợp đồng ngoại thương

5. Bố cục văn bản hợp đồng

 

Chương II. Các bước thực hiện hợp đồng ngoại thương

 

Chương III. Các điều khoản của hợp đồng ngoại thương

 

Chương IV. Kỹ năng đàm phán hợp đồng ngoại thương

1. Nội dung thương lượng

2. Các phương pháp tiếp cận

3. Các giai đoạn đàm phán

4. Các hình thức đàm phán

5. Nghệ thuật đàm phán

 

Những lưu ý trong ký kết hợp đồng ngoại thương

 

Mẫu hợp đồng ngoại thương

 

doc34 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7347 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hợp đồng ngoại thương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngoại thương. Các chủ hàng xuất nhập khẩu của ta, khi cần mua bảo hiểm đều mua tại công ty Việt Nam. Hợp đồng bảo hiểm có thể là hợp đồng bảo hiểm bao (open policy) hoặc là hợp đồng bảo hiểm chuyến (voyage policy). Khi mua bảo hiểm bao, chủ hàng (tức đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu) ký hợp đồng từ đầu năm, còn đến khi giao hàng xuống tàu xong chủ hàng chỉ gửi đến công ty bảo hiểm một thông báo bằng văn bản gọi là: “Giấy báo bắt đầu vận chuyển” khi mua bảo hiểm chuyến, chủ hàng phải gửi đến công ty bảo hiểm một văn bản gọi là: “Giấy yêu cầu bảo hiểm “. Trên sở “Giấy yêu cầu…”này, chủ hàng và công ty bảo hiểm đàm phán ký kết hợp đồng bảo hiểm. 7. Làm thủ tục hải quan. Hàng hoá khi đi ngang qua biên giới quốc gia để xuất khẩu hoặc nhập khẩu đều phải làm thủ hải quan. Việc làm thủ tục hải quan gồm ba bước chủ yếu sau đây: a) Khai báo hải quan. Chủ hàng khai báo các chi tiết về hàng hoá lên tờ khai (customs declanration) để cơ quan hải quan kiểm tra các thủ tục giấy tờ. Yêu cầu của việc khai này là trung thực và chính xác. Nội dung của tờ khai bao gồm những mục như : Loại hàng, (hàng mậu dịch, hàng trao đổi tiểu ngạch biên giới hàng tạm nhập tái xuất…), tên hàng, số, khối lượng, giá trị hàng, tên công cụ vận tải, xuất khẩu hoặc nhập khẩu với nước nào… tờ khai hải quan phải được xuất trình kèm theo một số chứng từ khác, mà chủ yếu là: giấy phép xuất nhập khẩu, hoá đơn phiếu đóng gói, bảng kê chi tiết. b) Xuất trình hàng hoá. Hàng hoá xuất nhập khẩu phải được xắp xếp trật tự thuận tiện cho việc kiểm soát. Chủ hàng phải chịu chi phí và nhân công về việc mở, đóng các kiện hàng. Yêu cầu của việc xuất trình hàng hoá cũng là sự trung thực của chủ hàng. Để thực hiện thủ tục kiểm tra và giám sát chủ hàng phải nộp thủ tục phí hải quan. - Thực hiện các quyết định của hải quan. Sau khi kiểm soát giấy tờ và hàng hoá, hải quan sẽ ra những quyết định như: Cho hàng được phép ngang qua biên giới (thông quan), cho hàng đi qua một cách có điều kiện (như phải sửa chữa, phải bao bì lại…) cho hàng đi qua sau khi chủ hàng đã nộp thuế; lưu kho ngoại quan (bonded warehouse) hàng không được xuất (hoặc nhập) khẩu… nghĩa vụ của chủ hàng là phải nghiêm túc thực hiện các quyết định đó. Việc vi phạm các quyết định đó thuộc tội hình sự. c) Giao nhận hàng với tàu. - Giao hàng xuất khẩu. Hàng xuất khẩu của ta được giao, về cơ bản, bằng đường biển và đường sắt. Nếu hàng được giao bằng đường biển, chủ hàng phải tiến hành các việc sau: Căn cứ vào chi tiết hàng xuất khẩu, lập bảng đăng ký hàng chuyên chở cho người vận tải (đại diện hàng hải hoặc thuyền trưởng hoặc Công ty đại lý tàu biển) để đổi lấy sơ đồ xếp hàng (Stowage plan). Trao đổi với cơ quan điều độ cảng để nắm vững ngày giờ làm hàng. Bố trí phương tiện đem hàng vào cảng, xếp hàng lên tàu. Lấy biên lai thuyền phó (Mate,s receipt) và đổi biên lai thuyền phó lấy vận đơn đường biển. Vận đơn đường biển phải là vận đơn hoàn hảo, đã bốc hàng( Clean on board B/L) và phải chuyển nhượng được ( Negotiable). Nếu hàng hoá được giao bằng container khi chiếm đủ một container (FCL), chủ hàng phải đăng lý thuê container, đóng hàng vào container và lập bảng kê hàng trong container (container list). Khi hàng giao không chiếm hết một container (LCL), chủ hàng phải lập “bản đăng ký hàng chuyên chở” (cargo list). Sau khi đăng ký được chấp thuận , chủ hàng giao hàng đến ga container cho người vận tải. Nếu hàng hoá chuyên chở bằng đường sắt, chủ hàng phải kịp thời đăng ký với cơ quan đường sắt để xin cấp toa xe phù hợp với tính chất hàng hoá và khối lượng hàng hoá. Khi đã dược cấp toa xe, chủ hàng tổ chức bốc xếp hàng, niêm phong cặp chì làm các chứng từ vận tải, trong đó chủ yếu là vận đơn đường sắt. - Giao nhận hàng nhập khẩu. Các cơ quan vận tải (ga, cảng) có trách nhiệm tiếp nhận hàng hoá nhập khẩu trên các phương tiện vận tải từ nước ngoài vào, bảo quản hàng hoá đó trong quá trình xếp dỡ, lưu kho, lưu bãi và giao cho các đơn vị đặt hàng theo lệnh giao hàng của tổng công ty đã nhập hàng từ đó. Do đó đơn vị kinh doanh nhập khẩu phải trực tiếp hoặc thông qua một đơn vị nhận uỷ thác giao nhận ( như Vietrans chẳng hạn), tiến hành: Ký kết hợp dồng uỷ thác cho cơ quan vận tải (ga, cảng) về việc giao nhận hàng từ tàu ở nước ngoài về. Xác nhận với cơ quan vận tải kế hoạch tiếp nhận hàng nhập khẩu từng năm, từng quý, lịch tàu, cơ cấu mặt hàng điều kiện kỹ thuật khi bốc dỡ, vận chuyển giao nhận. Cung cấp các tài liệu cần thiết cho việc giao nhận hàng hoá (như vận đơn, lệnh giao hàng…) nếu tàu biển không giao những tài liệu đó cho cơ quan vận tải. Thông báo cho các đơn vị trong nước đặt mua hàng nhập khẩu (nếu hàng nhập khẩu cho một đơn vị trong nước) về dự kiến ngày hàng về, ngày thực tế tàu chở hàng về đến cảng hoặc ngày toa xe chở hàng về sân ga giao nhận. Thanh toán cho cơ quan vận tải các khoản phí tổn về giao nhận, bốc xếp bảo quản và vận chuyển hàng nhập khẩu. Theo dõi việc giao nhận, đôn đốc cơ quan vận tải lập những biên bản (nếu cần) về hàng hoá và giải quyết trong phạm vi của mình những vấn đề xảy ra trong việc giao nhận. Trong trường hợp hàng nhập khẩu xếp trong container có thể là một trong hai khả năng sau: Nếu hàng đủ một container (FCL), cảng giao container cho chủ hàng nhận về cơ sở của mình và hải quan kiểm hoá tại cơ sở. Nếu hàng không đủ một container (LCL), cảng giao container cho chủ hàng có nhiều hàng nhất mang về cơ sở để dỡ hàng, phân chia, với sự giám sát của hải quan. Nếu cảng là người mở container để phân chia thì chủ hàng làm thủ tục như nhận hàng lẻ. 8. Làm thủ tục thanh toán. a) Thanh toán bằng thư tín dụng. - Thực hiện hợp đồng xuất khẩu. Nếu hợp đồng xuất khẩu quy định việc thanh toán bằng thư tín dụng, đơn vị kinh doanh xuất khẩu phải đôn đốc người mua ở nước ngoài mở thư tín dụng (L/C) đúng hạn và sau khi nhận được L/C phải kiểm tra L/Cvà khả năng thuận tiện trong việc thu tiền hàng xuất khẩu L/C đó. Nếu L/C không đáp ứng được những yêu cầu này, cần phải buộc người mua sửa đổi lại rồi ta mới giao hàng. Khi lập bộ chứng từ thanh toán, những điểm quan trọng cần được quán triệt là: Nhanh chóng, chính xác, phù hợp với những yêu cầu của L/C cả về nội dung lẫn hình thức. - Thực hiện hợp đồng nhập khẩu. Khi hợp đồng nhập khẩu quy định tiền hàng thanh toán bằng L/C, một trong các việc đầu tiên mà bên mua phải làm để thực hợp đồng đó là việc mở L/C . Thời gian mở L/C, nếu hợp đồng không quy định gì, phụ thuộc vào thời gian giao hàng. Thông thường L/C được mở khoảng 20 - 25 ngày trước khi đến thời gian giao hàng (nếu khách hàng ở Châu Âu). Căn cứ mở L/C là các điều khoản của hợp đồng nhập khẩu. Khi mở L/C, Tổng công ty hoặc công ty xuất nhập khẩu dựa vào căn cứ này để điền vào một mẫu gọi là ” Giấy xin mở tín dụng khoản nhập khẩu”. Giấy xin mở tín dụng khoản nhập khẩu kèm theo bản sao hợp đồng và giấy phép nhập khẩu được chuyển đến ngân hàng ngoại thương cùng với hai uỷ nhiệm chi: một uỷ nhiệm chi đã ký quỹ theo quy định về việc mở L/C và một uỷ nhiệm chi nữa để trả thủ tục phí cho ngân hàng về việc mở L/C. Khi bộ chứng từ gốc từ nước ngoài về đến ngân hàng ngoại thương đơn vị kinh doanh nhập khẩu phải kiểm tra chứng từ và nếu chứng từ hợp lệ, trả tiền cho ngân hàng. Có như vậy, đơn vị kinh doanh nhập khẩu mới nhận được chứng từ để đi nhận hàng. b) Thanh toán bằng phương thức nhờ thu. Nếu hợp đồng xuất khẩu quy định thanh toán tiền hàng bằng phương thức nhờ thu thì ngay sau khi giao hàng, đơn vị kinh doanh xuất khẩu phải hoàn thành việc lập chứng từ và xuất trình cho ngân hàng để uỷ thác cho ngân hàng việc thu đòi tiền. Chứng từ thanh toán cần được lập hợp lệ, chính xác và được nhanh chóng giao cho ngân hàng nhằm nhanh chóng thu hồi vốn. Nếu hợp đồng nhập khẩu quy định thanh toán tiền hàng bằng phương thức nhờ thu thì sau khi nhận hàng chứng từ ở ngân hàng ngoại thương, đơn vị kinh doanh nhập khẩu được kiểm tra chứng từ trong một thời gian nhất định, nếu trong thời gian này, đơn vị kinh doanh nhập khẩu không có lý do chính đáng từ chối thanh toán thì ngân hàng xem như yêu cầu đòi tiền hợp lệ. Quá thời hạn quy định cho việc kiểm tra chứng từ, mọi tranh chấp giữa bên bán và bên mua về thanh toán tiền hàng sẽ được trực tiếp giải quyết giữa các bên đó hoặc qua cơ quan trọng tài. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại. Chương III. Các điều khoản của hợp đồng ngoại thương 1. Điều khoản tên hàng (Commodity) Dưới đây là các cách quy định điều khoản tên hàng thường dùng trong hợp đồng mua bán quốc tế: • Ghi tên thương mại kèm theo tên thông thường và tên khoa học của hàng hoá. • Ghi tên hàng kèm theo tên địa phương sản xuất ra nó. Ví dụ: nước mắm Phú Quốc. • Ghi tên hàng kèm theo tên hãng sản xuất ra nó. Ví dụ : xe máy Honda. • Ghi tên hàng kèm theo quy cách chính của hàng hoá đó. Ví dụ: xe tải 10 tấn. • Ghi tên hàng kèm theo công dụng của hàng hóa. Ví dụ: Lưỡi cưa để cưa gỗ có đầu. • Ghi tên hàng kèm theo mã số của hàng đó trong danh mục hàng hoá thống nhất. Ví dụ: Mô tô điện, mục 100.01. Thông thường khi quy định tên hàng, người ta kết hợp các cách ghi trên đây sao cho có thể nói lên chính xác đối tượng mua bán, trao đổi. 2. Điều khoản phẩm chất (Quality or Specification) Các cách quy định điều khoản phẩm chất thường dùng trong hợp đồng mua bán quốc tế: • Quy định phẩm chất theo mẫu: Theo tập quán quốc tế, người ta ký và đóng dấu vào 3 mẫu hàng, một giao cho người bán lưu, một giao cho người mua và một giao cho người thứ ba được hai bên thoả thuận chỉ định giữ mẫu để phân xử khi cần thiết. Trong hợp đồng có hai cách ghi: - Y hệt như mẫu: As per sample - Khoảng như mẫu : About as per sample. • Quy định theo tiêu chuẩn hoặc phẩm cấp: Cần ghi chính xác số hiệu tiêu chuẩn và năm ban hành tiêu chuẩn hoặc phẩm cấp đó. Ví dụ: Xi măng Việt Nam mác P.400 theo TCNN 2235/77. • Quy định theo quy cách hàng hoá. • Quy định theo hàm lượng chất chủ yếu trong hàng hoá. • Quy định theo số lượng thành phần có thể thu được từ hàng hoá đó. • Quy định dựa vào hiện trạng hàng hoá. • Quy định dựa vào sự xem hàng trứơc (còn gọi là phương pháp “ đã xem và đồng ý”- Inspected, Approved). • Quy định theo dung trọng hàng hoá (Dung trọng là trọng lượng tự nhiên của một đơn vị dung tích). Ví dụ: Hạt tiêu trắng dung trọng 550g/ml. • Quy định dựa vào tài liệu kỹ thuật: Người ta thường ký và đóng dấu vào tài liệu kỹ thuật và quy định rằng tài liệu kỹ thuật đó là bộ phận không tách rời hợpđồng. • Quy định dựa vào nhãn hiệu hàng hoá: Ngoài tên hàng + nhãn hiệu cần ghi rõ năm sản xuất và series sản xuất của loại hàng có nhãn hiệu đó. • Quy định dựa vào mô tả hàng hoá. • Thông thường phẩm chất hàng hoá đựơc quy định theo cách kết hợp các quy định trên với nhau để nói lên chính xác mặt chất của đối tượng – hàng hoá mua bán. 3. Điều khoản số lượng (Quantity) Điều khoản số lượng thường gồm các nội dung: Đơn vị tính; Số lượng; Địa điểm xác định số lượng; Tỷ lệ miễn trừ (nếu có); Cách xác định trọng lượng. • Đơn vị tính số lượng: - Số lượng hàng hoá có thể tính bằng: + Cái, con, chiếc, hòm, kiện.... + Đơn vị đo chiều dài, trọng lượng, thể tích và dung tích. Cần hiểu rõ các hệ thống đo lường thường dùng trong buôn bán quốc tế. Ngoài các đơn vị thuộc mét hệ còn có hệ thống đo lường của Anh, Mỹ... - Ví dụ: + Đơn vị đo chiều dài : inch ( 2,54 cm); foot ( 12 icnh = 0,34 m); Yard ( 3 feed = 0,914 m); Mile ( 1,609 km). Đơn vị đo dung tích: Gallon ( Anh: 4,546 lít; Mỹ 3,785 lít); Bushel ( Anh: 3,637 decalit. Mỹ: 3,523 lít); Barrel ( 158.98 lit). + Đơn vị đo khối lượng ( trọng lượng): Grain ( 0,1648 gram) ; Dram ( 1,772 gram); ounce (28,350 gram trong buôn bán hàng thông thường và 31,1035 gram trong buôn bán vàng bạc); short ton (1,016,047 kg); pound ( 453,59 gram)... + Đơn vị tính số lượng tập hợp : Tá (12 cái); Gross (12 tá)... • Số lượng: - Các cách quy định số lượng bằng mua bán trong hợp đồng mua bán quốc tế: + Quy định số lượng cụ thể. + Quy định số lượng phòng chừng: Các bên có thể giao nhận hàng hoá theo một số lượng cao hoặc thấp hơn số lượng quy định trong hợp đồng. Khoảng chênh lệch đó gọi là dung sai. Các chữ cái thường dùng “ khoảng chừng” (about), “xấp xỉ” ( approximately), “hơn kém” ( more less ), “ cộng trừ” (plus, minus) “ hoặc từ....đến...” Hợp đồng quy định rõ ai có quyền lựa chọn dung sai, giá dung sai tính theo giá thị trường khi giao hàng hay tính theo giá hợp đồng. • Địa điểm xác định số lượngvà trọng lượng: Hợp đồng có thểquy định: + Trọng lượng được xác định ở nơi gửi hàng ( trong lúc bốc – shipped weight). Mọi rủi ro về lượng đối với hàng hoá trong quá trình chuyên chở do người mua phải chịu. Giấy chứng nhận trọng lượng do .... ( tên cơ quan giám định) cấp ở cảng đi có giá trị pháp lý cuối cùng ràng buộc các bên. + Hoặc trọng lượng được xác định ở nơi hàng đến ( trọng lượng dỡ – landed weight). Mọi rủi ro về lượng đối với hàng hoá trong quá trình chuyên chở do ngườibán chịu. Giấy chứng nhận trọng lượng do .....( tên cơ quan giám định ) cấp ở cảng đến có giá trị pháp lý cuối cùng ràng buộc các bên. + Tỷ lệ miễn trừ ( franchise): chỉ quy định trong hợp đồng đối với một số loại hàng nhất định. + Ý nghĩa của tỷ lệ miễn trừ: Người bán được miễn trách nhiệm nếu mức hao hụt tự nhiên thấp hơn tỷ lệ miễn trừ đã được quy định. • Cách xác định trọng lượng: - Có hai cách xác định trọng lượng hàng hoá mua bán thường được quy định trong hợp đồng: + Trọng lượng cả bì: Trọng lượng của hàng hoá cùng với trọng lượng các loại bao bì hàng hoáđó. + Trọng lượng tịnh: Trọng lượng thực tế của hàng hoá, bằng trọng lượng cả bì trừ đi trọng lượng bao bì. Hợp đồng mua bán có thể quy định cụ thể hơn trọng lượng tịnh là: Trọng lượng tịnh thuần tuý (net net weight): Chỉ bao gồm trọng lượng của bản thân hàng hoá, không có bất kỳ loại bao bì nào. Trọng lượng tịnh nửa bì : Bao gồm trọng lượng của bản thân hàng hoá cộng với trọng lượng của những bao bì vật liệu trực tiếp. - Cách xác định trọng lượng bì: + Trọng lượng bì thực tế ( actual tare): Đem cân tất cả bao bì rồi tính tổng số lượng bao bì. + Trọng lượng bì quen dùng ( customary tare): Trong số toàn bộ bao bì, người ta rút ra một số bao bì nhất định để cân lên tính bình quân. + Trọng lượng bao bì ước tính ( estimated tare) :Tính trọng lượng bao bì bằng cách ước lượng không qua cân thực tế. + Trọng lượng bao bì ghi trên hoá đơn ( invoiced tare): Trọng lượng bao bì được xác định căn cứ vào lời khai của người bán, không kiểm tra. 4. Điều khoản giao hàng (Shipment or Delivery) Có 3 kiểu quy định thời hạn giao hàng trong buôn bán quốc tế. • Thời hạn giao hàng - Thời hạn giao hàng có định kỳ: Có thể quy định thời hạn giao hàng: + Hoặc vào một ngày cố định, ví dụ: vào ngày 31/01/2008. + Hoặc vào một ngày được coi là ngày cuối cùng của thời hạn giao hàng, ví dụ: không chậm quá ngày 31/01/2008. + Hoặc bằng một khoảng thời gian như: quý 1 năm 2008, tháng 4 năm 2008. + Hoặc bằng một khoảng thời gian nhất định tuỳ theo sự lựa chọn của một trong hai bên, ví dụ: trong vòng 6 tháng sau khi ký hợp đồng tuỳ theo sự lựa chọn của người bán ( within 06 months after concluding, at seller’s option) hay từ tháng 2 đến tháng 7 tuỳ người mua lựa chọn (delivery Feb/ July at Buyer’s option). - Thời hạn giao hàng ngay: + Giao nhanh ( prompt) + Giao ngay lập tức ( immidiately). + Giao càng sớm càng tốt ( as soon as possible- ASAP). + v.v. Các thuật ngữ trên được hiểu theo các cách khác nhau ở từng n ơi, từng vùng. Theo UCP 600, giao ngay ( tất cả các thuật ngữ trên) là “ yêu cầu gửi hàng trong thời gian 30 ngày kể từ ngày mở thư tín dụng). Vì vậy, tốt nhất nên quy định rõ cách hiểu thống nhất giữa các bên khi sử dụng một thuật ngữ nào đó trong hợp đồng. - Thời hạn giao hàng không có định kỳ ( ít dùng) Có thể quy định là: + Giao hàng cho chuyến tàu đầu tiên (Shipment by first available steamer). + Giao hàng khi nào có khoang tàu (Subject to shipping space available). + Giao hàng sau khi nhận được L/C (Subject to the opening of L/C). + Giao hàng khi nào xin được giấy phép xuất khẩu (Subject to export licence). • Địa điểm giao hàng Có các cách quy định địa điểm giao hàng thường dùng trong hợp đồng mua bán quốc tế sau: -Quy định chính xác cảng (ga) giao hàng, cảng (ga) đến, cảng (ga) thông qua. - Quy định nhiều cảng (ga) gửi hàng và nhiều cảng (ga) đến. • Phương thức giao hàng Hợp đồng cần quy định rõ giao hàng là: - Giao hàng toàn bộ (Total shipment). - Giao hàng từng phần (Partial shipment): Cần quy định rõ lượng hàng mỗi chuyến và thời gian mỗi chuyến hàng giao. Hợp đồng còn phải quy định việc giao nhận được tiến hành tại một địa điểm nào đó là giao nhận về chất lượng hay số lượng. Có các cách quy định: - Trọng lượng và chất lượng bốc hàng (Shipped weight and shipped quality). Giấy chứng nhận trọng lượng và giấy chứng nhận chất lượng ở cảng bốc hàng có giá trị pháp lý cuối cùng ràng buộc hai bên. - Trọng lượng và chấtlượng dỡ hàng (Landed weight and landed quality). Giấy chứng nhận trọng lượng và giấy chứng nhận chất lượng ở cảng bốc hàng có giá trị pháp lý cuối cùng ràng buộc hai bên. - Trọng lượng bốc hàng và chất lượng dỡ hàng (Shipped weight and landed quality). Giấy chứng nhận trọng lượng ở cảng bốc hàng và giấy chứng nhận chất lượng ở cảng dỡ hàng có giá trị pháp lý cuối cùng ràng buộc trách nhiệm hai bên. - Trọng lượng dỡ hàng và chất lượng bốc hàng (Landed weight and shipped quality). Giấy chứng nhận trọng lượng ở cảng dỡ hàng và giấy chứng nhận chất lượng ở cảng bốc hàng có giá trị pháp lý cuối cùng ràng buộc trách nhiệm hai bên. • Thông báo giao hàng Cần quy định rõ: - Thời điểm thông báo giao hàng ( thường phải có thông báo trứơc khi nhận hàng và thông báo sau khi nhận hàng). - Số lần thông báo giao hàng. - Những nội dung cần được thông báo trong mỗi lần thông báo. • Những quy định khác về việc giao hàng Ví dụ: - Cho phép chuyển tải (Transhipment allowed)/ - Vận đơn đến chậm được chấp nhận (State bill of lading acceptable). - Vận đơn người thứ ba được chấp nhận (Third party B/L acceptable). 5. Điều khoản giá cả (Price) Điều khoản giá cả thường bao gồm các nội dung: Đồng tiền tính giá; Đơn giá; Phương thức quy định giá; Điều kiện cơ sở giao hàng; Giảm giá (nếu có). • Đồng tiền tính giá. • Đơn giá, tổng giá. • Phương thức quy định giá. - Cần quy định rõ giá áp dụng trong hợp đồng là loại giá nào: + Giá cố định ( fixed price) hay + Giá quy định sau (usance price) - Hợp đồng cần quy định thời điểm và những nguyên tắc xác định giá: + Giá linh hoạt ( flexible price) hay giá có thể chỉnh lại ( revisible price). Hợp đồng phải quy định cụ thể nguồn tài liệu để phán đoán sự biến động giá cả và mức chênh lệch tối đa giữa giá thị trường và giá hợp đồng, khi quá mức này, hai bên có thể xét lại giá hợp đồng. + Giá di động ( sliding scale price). Hợp đồng cần quy định một giá ban đầu ( giá cơ sở- basis price) và quy định cơ cấu của giá đó (như lợi nhuận, chi phí khấu hao, tạp phí .v.v...) đồng thời quy định phương pháp tính toán giá di động sẽ được vận dụng. + Có thể vận dụng hỗn hợp nhiều cách quy định giá ( ví dụ: một phần hợp đồng là giá cố định, còn một phần sẽ được tính theo công thức giá di động v.v...) • Hợp đồng cần quy định rõ điều kiện cơ sở giao hàng có liên quan đến giá cả ( Xem phần thuật ngữ - Điều kiện cơ sở giao hàng theo Incomterms 2000). • Và quy định về giảm giá (nếu có). 6. Điều khoản thanh toán (Payment) Điều khoản trả tiền thường gồm các nội dung sau: - Đồng tiền thanh toán. - Thời hạn thanh toán. - Phương thức thanh toán. - Địa điểm thanh toán. - Điều kiện thanh toán. - Điều kiện đảm bảo hối đoái. • Đồng tiền thanh toán Đồng tiền thanh toán có thể trùng hoặc không trùng với đồng tiền tính giá. Nếu đồng tiền thanh toán và đồng tiền tính toán là hai đồng tiền khác nhau, phải quy định tỷ giá quy đổi hai đồng tiền đó. Có thể lựa chọn một trong các cách sau: - Tỷ giá chính thức hay tỷ giá thị trường. - Tỷ giá của công cụ thanh toán. - Tỷ giá ở thị trường tiền tệ nào (nước xuất khẩu hay nước nhập khẩu hay ở nước thứ ba). - Tỷ giá mua vào hay tỷ giá bán ra. - V.v... • Thời hạn thanh toán Cần quy định rõ thời hạn thanh toán là: - Trả tiền trước - Trả tiền ngay - Trả tiền sau - Thời hạn thanh toán hỗn hợp (một phần giá trị hợp đồng trả trước, một phần trả ngay , một phần trả sau) Cần quy định rõ thời gian bên mua phải thanh toán và số lượng tiền thanh toán • Phương thức thanh toán Có thể lựa chọn các phương thức: - Phương thức trả tiền mặt. - Phương thức chuyển tiền. - Phương thức ghi số. - Phương thức nhờ thu. - Phương thức tín dụng chứng từ. 7. Điều khoản bao bì (Packing and Marking) Điều khoản bao bì thường có các nội dung sau: Chất lượng bao bì, phương thức cung cấp bao bì, phương thức xác định giá cả bao bì, trình bày bao bì. • Chất lượng bao bì Có hai cách quy định chất lượng bao bì: - Bao bì phải phù hợp với một phương thức vận tải nào đó. (Trong buôn bán quốc tế đã hình thành một số tập quán quốc tế về các loại bao bì phù hợp với các phương thức vận tải). - Quy định cụ thể các yêu cầu về bao bì, như: + Yêu cầu về vật liệu làm bao bì. + Yêu cầu về hình thức bao bì: Hòm, bao , thùng... + Yêu cầu về kích cỡ của bao bì và cách thức cấu tạo mỗi lớp đó. + Yêu cầu về đai nẹp của bao bì. + Yêu cầu về kẻ mã hiệu và hình thức, nội dung chữ viết và ký hiệu trên bề mặt bao bì. ( Trình bày bao bì). • Phương thức cung cấp bao bì • Phương thức xác định giá cả bao bì Nếu bên bán chịu trách nhiệm cung cấp bao bì, sau đó không thu hồi, thì hai bên giao dịch thường thoả thuận với nhau về việc xác định giá bao bì. Việc xác định giá bao bì có thể có mấy trường hợp: - Giá của bao bì được tính theo giá hàng hoá: Packing charges included (giá hàng hoá đã bao gồm cả giá bao bì) - Giá của bao bì do bên mua trả riêng. - Giá của bao bì được tính như giá của hàng hóa. 8. Điều kiện đảm bảo hối đoái Có thể lựa chọn: • Điều kiện đảm bảo vàng (Gold clause) • Điều kiện đảm bảo ngoại hối (Currency Clause). 9. Điều khoản khiếu nại (Claim) Nội dung cơ bản của điều khoản khiếu nại thường gồm: - Thể thức khiếu nại. - Thời hạn khiếu nại. - Quyền hạn và nghĩa vụ của các bên liên quan. - Cách thức giải quyết khiếu nại. • Thể thức khiếu nại Cần quy định: - Nội dung và hình thức khiếu nại. - Chứng từcần thiết để chứng minh. - Cách tính ngày khiếu nại ( thường là ngày mà bưu điện gửi đóng dấu lên thư bảo đảm). • Thời hạn khiếu nại Cần quy định rõ: - Thời hạn khiếu nại về số lượng hàng hoá. - Thời hạn khiếu nại về chất lượng hàng hoá. Thời hạn khiếu nại nếu không được quy định trong hợp đồng thì theo Luật Thương mại Việt Nam ( điều 318) là 3 tháng (đối với khiếu nại về số lượng hàng hóa), 6 tháng (đối với khiếu nại về chất lượng hàng hóa) đều kể từ ngày giao hàng ghi trên chứng từ giao hàng; Trong trường hợp hàng hóa có bảo hành thì thời hạn khiếu nại là 3 tháng, kể từ ngày hết thời hạn bảo hành. • Quyền hạn và nghĩa vụ của các bên liên quan Ví dụ: - Người mua: + Khiếu nại của người mua không thể là cơ sở để người này từ chối nhận những lô hàng tiếp theo thuộc cùng một hợp đồng. + Người mua phải để nguyên trạng hàng hoá, có sự bảo quản cẩn thận , đồng thời báo cho người bán biết về nơi để hàng và thời hạn hàng đó sẵn sàng để kiểm tra lại. + Lập biên bản giám định về tất cả những khuyết tật đã được phát hiện, theo những nguyên tắc hiện hành ở nước người mua. + Gửi cho người bán đơn khiếu nại lập đúng thủ tục và đúng thời hạn đã được thoả thuận. - Người bán: + Người bán có quyền kiểm tra cơ sở khiếu nại của người mua bằng cách xem xét hàng tại chỗ. + Sau một số ngày nhất định kể từ ngày nhận được khiếu nại người bán phải cử đại diện để kiểm tra hàng hoá hoặc phải uỷ nhiệm cho một số tổ chức trung lập tiến hành việc này. + Người bán phải xem đơn khiếu nại trong thời hạn quy định và thông báo quyết định của mình đối với khiếu nại của người mua. Nếu người bán không trả lời đơn khiếu nại trong thời hạn thoả thuận, thì tuỳ theo sự thoả thuận, người mua có thể coi như người bán đã công nhận việc khiếu nại và có quyền đưa ra trước cơ quan trọng tài trong đó mọi chi phí trọng tài đều do người bán chịu. • Cách thức giải quyết khiếu nại Có thể có các cách (đối với người mua khiếu nại người bán về hàng hoá): - Giao bù hàng thiếu ( Phải quy định rõ cách thức giao bù về thời gian, số lượng, phương thức). - Chuyên chở trở lại những hàng đã bị thiếu hụt và hoàn lại tiền cho người mua. - Sửa chữa khuyết tật hàng hoá với chi phí do người bán chịu. - Thay thế hàng bị khiếu nại. - Giảm giá hàng bị khiếu nại. - Khấu trừ tiền hàng. 10. Điều khoản bảo hành (Warranty) Nội dung cơ bản của điều khoản bảo hành bao gồm: • Phạm vi bảo hành của người bán. • Thời hạn bảo hành. • Trách nhiệm của người bán trong thời hạn bảo hành. 11. Điều khoản về trường hợp miễn trách (Exemption or Force majeuce) Trường hợp miễn trách là trường hợp mà nếu xảy ra, bên đương sự được hoàn toàn hoặc trong chừng mực nào đó được miễn hay hoãn thực hiện các nghĩa vụ của hợp đồng. Trường hợp đó phải xảy ra sau khi ký kết hợp đồng, có tính chất khách quan và không thể khắc phục được. Theo văn bản số 421 của Phòng thương mại quốc tế, một bên được miễn trách nhiệm về việc không thực hiện toàn bộ h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHợp đồng ngoại thương.doc
Tài liệu liên quan