Đề tài Hướng đi nào cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam

 MỤC LỤC

 Trang

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: KHÁI LUẬN CHUNG VỀ CÁC CÔNG TY BẢO HIỂM

 1.Khái niệm. 2

 2 VAI TRÒ CỦA BẢO HIỂM ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG KINH TẾ XÃ HỘI.

 3.PHÂN LOẠI BẢO HIỂM. 3

 3.1/ Bảo hiểm nhân thọ(life insurance): 3

 3.2/Các công ty bảo hiểm tài sản và tai nạn. 5

 4 Đặc trưng của các loại hình kinh doanh bảo hiểm

 theo luật kinh doanh bảo hiểm. 7

 5 Sự cần thiết phải cho phép các tổ chức khác hoạt

 động ngân hàng (trong đó có bảo hiểm). 9

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP BẢO

 HIỂM TRƯỚC XU THẾ HỘI NHẬP VÀ HỢP TÁC QUỐC TẾ.

I/Điểm qua tình hình hội nhập quốc tế trong lĩnh vực

bảo hiểm trên thế giới hiện nay (Tổng kết 2000 - tạp chí tài chính ). 10

 1.Thị trường bảo hiểm toàn cầu: 10

 2. Thị trường bảo hiểm tại liên minh Châu Âu. 10

 3. Hợp tác về bảo hiểm giữa các nước ASEAN: 11

 4. Trung Quốc và việc mở cửa thị trường bảo hiểm. 11

II/Thực trạng bảo hiểm Việt Nam. 12

 1/Thuận lợi:

 1.1/ Thành tựu của các công ty bảo hiểm nhân thọ: 17

 1.2/ thành tựu của các công ty bảo hiểm phi nhân thọ: 18

 1.3 Thị trường bảo hiểm xuất hiện thêm nhiều nghiệp

 vụ và sản phẩm mới. 19

 1.3.1/ Nghiệp vụ đầu tư tài chính đã được các công ty bảo hiểm chú ý: 19

 1.3.2/ Nhiều sản phẩm mới đã xuất hiện. 20

 2. Khó khăn: 21

Chương III>Hướng đi nào cho hoạt động kinh

 doanh bảo hiểm ở Việt Nam.

1/ Hoàn thiện môi trường pháp lí. 27

2/ Hoàn thiện về mặt tổ chức, mở rộng các loại hình

 doanh nghiệp bảo hiểm: 27

3/ Các biện pháp hạn chế tình hình cạnh tranh không lành mạnh. 28

4/ Các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư vốn của các

 doanh nghiệp bảo hiểm ở Việt Nam. 29

5/ Việc hội nhập quốc tế cần phải tuân thủ các nguên tắc cơ bản . 31

KẾT LUẬN 33

 

 

doc37 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1445 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hướng đi nào cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kể từ ngày 13/10/1999, bảy nước thành viên ASEAN (trừ Lào,Myanma và Campuchia) đã đưa ra những cam kết cụ thể trong lĩnh vực bảo hiểm theo hướng huỷ bỏ về cơ bản những hạn chế về tiếp cận thị trường ,tăng cường chiều sâu và phạm vi tự do hoá trong lĩnh vực bảo hiểm. Hiện nay, các nước ASEAN đang trong quá trình hoàn tất việc thông qua nghị định thư số 5 về thiết lập chương trình chung của ASEAN về bảo hiểm vấn đề bắt buộc đối với bên thứ ba của chủ xe cơ giới. Bên cạnh đó, các cố gắng xây dựng thể chế cũng đang được đẩy mạnh với sáng kiến thành lập hiệp hội các nhà quản lí bảo hiểm ASEAN và hiệp hội bảo hiểm ASEAN ,để gắn kết và tăng cường sự hợp tác giữa các chính phủ và ngành bảo hiểm các nước trong khu vực. 4.Trung Quốc và việc mở cửa thị trường bảo hiểm. Từ năm 1992, Trung Quốc đã từng bước thực hiện chính sách mở cửa trong lĩnh vực bảo hiểm như là một phần của toàn bộ chiến lược hội nhập kinh tế của nước này nhằm tiến tới việc gia nhập WTO theo 4 nguyên tắc : Một là , ưu tiên cấp giấy phép cho công ty bảo hiểm nội địa. Việc cấp giấy phép cho các công ty bảo hiểm nước ngoài được tiến hành “từng bước “. Hai là, lĩnh vực ưu tiên cấp giấy phép là bảo hiểm nhân thọ- một loại hình kinh doanh mới có hiệu quả kinh tế cao. Ba là, khuyến khích thành lập công ty bảo hiểm dưới hình thức công ty cổ phần để phù hợp với thông lệ quốc tế, nâng cao khả năng huy động vốn. Bốn là, phát triển ngành bảo hiểm một cách tích cực và vững chắc . Cho đến nay thị trường Trung Quốc đã có 26 công ty bảo hiểm được thành lập, bao gồm 4 DNNN, 9 công ty cổ phần, 4 công ty liên doanh và 9 chi nhánh của công ty bảo hiểm nước ngoài, hơn 80 văn phòng đại diệncông ty bảo hiểm nước ngoài. Doanh thu phí bảo hiểm tăng vọt từ 2,5 tỷ USD (năm 1995) lên đến 12 tỷ USD trong chín tháng đầu năm 1999. Vậy Việt Nam thì như thế nào? II/Thực trạng bảo hiểm Việt Nam. ở Việt Nam hiện nay có khoảng gần 20 doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm.Trong đó có doanh nghiệp nhà nước như tổng công ty bảo hiểm Việt Nam; Các công ty liên doanh như:công ty Bảo Việt,công ty cổ phần Petrolimex, Bảo Minh, Bảo Hiểm Liên Hiệp, tái bảo hiểm quốc gia...Các công ty 100% vốn nước ngoài như Prudential,Chifon-Manulife, AIA, Gras Savoye, ALLianz-AGF ,công ty liên doanh Việt-úc và một công ty môi giới bảo hiểm. Trong số ấy có các công ty bảo hiểm nhân thọ lớn như Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam, Prudential, AIA, Chifon-Manu life... Kể từ khi ra đời cho đến nay hoạt động của các công ty này không ngừng phát triển, thay đổi cả về số lượng và chất lượng, nhưng do còn là một ngành công nghiệp khá non trẻ nên chúng cũng không tránh khỏi những bất cập nhất định. Điều đó được thể hiện rõ ở những thuận lợi và hạn chế sau: 1/Thuận lợi: * Thành tựu: Trước năm 1993, Việt Nam duy trì cơ chế độc quyền của nhà nước trong lĩnh vực bảo hiểm. Từ khi ban hành nghị định 100 CP ngày 18/12/1993 về kinh doanh bảo hiểm , một thị trường bảo hiểm với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế và đa dạng về loại hình doanh nghiệp đã được hình thành và đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Thị trường bảo hiểm đã hình thành với sự cạnh tranh diễn ra hết sức mạnh mẽ, tạo ra sự phát triển rầm rộ của các doanh nghiệp. Mức độ tăng trưởng GDP là chỉ tiêu kinh tế ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu bảo hiểm. Việt nam vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng trung bình 7% - một tốc độ tăng trưởng cao so với các nước trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế hiện nay. Đây là một điều kiện hết sức thuận lợi. Những tác động tích cực đó được thể hiện bằng kết quả doanh thu phí bảo hiểm đạt mức tăng trưởng cao trong cả lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ. Cụ thể :Tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường ước đạt 7.680 tỷ đồng (=1,39% GDP năm 2002) tăng trưởng 51,5% so với năm 2001, ước nộp ngân sách nhà nước trên 300 tỷ đồng, tăng khoảng 29% so với năm 2001,trong đó tổng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ ước đạt 4.500 tỷ đồng (chiếm 58,6%),tổng doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 3.180 tỷ đồng (chíêm 41,4%). %năm trước/năm sau. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ tổng doanh thu bảo hiểm giữa năm trước và năm sau (lấy năm 1994 là 100%) Trên đà tăng trưởng đó ,năm 2003 ngành bảo hiểm nhân thọ cũng sẽ tiếp tục cạnh tranh gay gắt ,và rất có thể sẽ đạt mức tăng trưởng khoảng 50% nếu các công ty bảo hiểm có hợp đồng đáo hạn khuyến khích được các chủ hợp đồng tái tục bảo hiểm. Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ sẽ tiếp tục cạnh tranh sôi động đạt mức tăng trưởng khoảng 20% so với năm 2002 như vậy mức độ tăng trưởng chung của toàn thị trường bảo hiểm Việt Nam dự kiến ở mức 38% với tổng doanh thu phí bảo hiểm trên 10.590 tỷ đồng( bằng kkhoảng 1,8% GDP năm 2003). Tỷ lệ tái bảo hiểm bắt buộc có thể giảm dần theo lộ trình thức hiện cam kết hiệp định thương mại Việt -Mỹ. *Có những đường lối chính sách đúng đắn ,phù hợp với thực trạng nền kinh tế nước nhà, góp phần định hướng cho việc đa dạng hoá nhiều loại hình sở hữu trong đầu tư tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội nước ta,trong đó có hoạt động bảo hiểm. Môi trường pháp lý không ngừng được đổi mới ,hoàn thiện bằng sự ra đời của luật dân sự, luật đầu tư ,luật thương mại,luật doanh nghiệp luật hàng hải...và luật bảo hiểm, tạo ra hệ thống cơ sở pháp lý căn bản để các doanh nghiệp chủ động đầu tư lâu dài. *Bên cạnh đó,các doanh nghiệp bảo hiểm đã tăng cường đầu tư phát triển các loại hình dịch vụ như bảo hiểm nhân thọ dành cho phụ nữ, boả hiểm nông nghiệp ,bảo hiểm tai nạn sinh viên, đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng thông qua các chương trình khuyến mại, tạo sự hấp dẫn đối với những người tham gia bảo hiểm. Cùng với các công ty bảo hiểm Việt nam, các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài cũng đang khẳng định vị trí của mình trên thị trường. Năm qua, Prudential-doanh nghiệp đầu tư nước ngoài lớn nhất trong lĩnh vực bảo hiểm tại Việt Nam ,đã tham gia giả quyết quyền lợi bảo hiểm cho 620 trường hợp với tổng số tiền 35 tỷ đồng thông qua 20 trung tâm phục vụ khách hàng trong cả nước. Công ty vừa thành lập quĩ tiến dụng 1,3 tỷ USD để hỗ trợ Việt Nam trong việc đào tạo nguồn nhân lực. *Mức độ mở cửa của thị trường bảo hiểm việt nam được đánh giá cao.Để đánh giá một cách khách quan về mức độ mở cửa của thị trường bảo hiểm Việt Nam, có thể so sánh thực trạng thị trường bảo hiểm và các qui định pháp luật về kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam với một số nước trong khu vực và trên thế giới,căn cứ trên những tiêu chí chủ yếu thể hiện trên bảng sau: So sánh mức độ mở cửa thị trường bảo hiểm tại các nước trong khu vực đông nam á (tính đến hết năm 1999) Tiêu chí Brunây Indonexia Malaixia Philipin Xingapo Thailan Việt Nam Tổng doanh thu phí bảo hiểm(triệu USD) 95 766 3.286 816 4.810 3.712 148 Doanh thu phí bảo hiểm tính trên đầu người(USD) 311 4 151 11 1.550 61 2 Tỷ lệ doanh thu phí bảo hiểm trên GDP(%) 1,74 1,67 3,34 0,99 4,99 2,41 0,58 Số lượng doanh nghiệp bảo hiểm 23 180 67 145 109 100 15 Tỷ lệ số doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài trong tổng số doanh nghiệp bảo hiểm(%) 52% (12/23) 25% (45/180) 20% (14/67) 16% (24/145) 81% (89/109) 5% (5/100) 53% (8/15) Hạn chế về việc tham gia góp vốn của nước ngoài Tuỳ từng trường hợp cụ thể Không quá 80% Không quá 30% có Không quá 49% Không quá 49% Không quá 50% Tái bảo hiểm bắt buộc Không Có(30%) có Có(10%) Có(5%) Có(20%) Nhìn vào bảng ,chúng ta có thể nhận thấy rằng Việt Nam luôn đứng cuối trong hầu hết các chỉ tiêu đánh giá trình độ phát triển của thị trường bảo hiểm, trong khi đó riêng về các chỉ tiêu xác định mức độ mở cửa thị trường ( Số lượng doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài và tỉ lệ cổ phần tối đa do doanh nghiệp nước ngoài nắm giữ),Việt Nam lại nằm trong số các nước đứng đầu. Ngoài ra xét dưới góc độ thời gian, chỉ sau 3 năm kể từ ngày chấm dứt tình trạng độc quyền trong lĩnh vực bảo hiểm(1993),doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài đầu tiên được cấp giấy phép hoạt động tại Việt Nam.Chỉ riêng trong năm 1999, đã có thêm 5 công ty bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài được cấp giấy phép. Như vậy so sánh với nhiều nước khác ,việc mở cửa thị trường bảo hiểm Việt Nam diễn ra với một tốc độ khá nhanh.Chẳng hạn như Thái Lan, từ năm 1982-1995,không một giấy phép bảo hiểm mới nào được cấp. Trong số 100 công ty bảo hiểm đang hoạt động trên thị trường , số lượng công ty bảo hiểm trong nước lên tới 95 công ty, trong khi số chi nhánh công ty bảo hiểm nước ngoài vẫn giữ nguyên không thay đổi là 5 chi nhánh suốt từ năm 1982 đến năm 2000. Tại Brunây từ năm 1984 đến năm 2000, trong khi chờ ban hành luật bảo hiểm , nước này đã không cấp giấy đăng kí kinh doanh cho các công ty bảo hiểm mới. Đến nay mặc dù các nước đã có những chuyển biến mới nhưng Việt Nam vẫn là một nước có mức độ mở cửa thị trường khá mạnh ,với phương châm muốn làm bạn với tất cả nước , hợp tác trên tất cả các mặt ,tranh thủ mọi cơ hội có thể có để đạt mục tiêu tăng trưởng. * Một sự kiện lớn diễn ra ở Việt Nam, có ảnh hưởng lớn lao đến tất cả các ngành kinh tế- trong đó có bảo hiểm đó là việc kí kết hiệp định thương mại Việt-Mỹ . Hiệp định này được kí kết vào ngày 13/7/200 đã đưa đến những tác động to lớn đến lĩnh vức bảo hiểm .Có thể khái quát trên những điểm chính sau : Thứ nhất ,Việt Nam cho phép các công ty Mỹ cung cấp qua biên giới các dịch vụ bảo hiểm cho những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, các dịch vụ tái bảo hiểm ,các dịch vụ bảo hiểm trong vận tải quốc tế, các dịch vụ môi giới bảo hiểm và môi giới tái bảo hiểm, các dịch vụ tư vấn , giải quyết khiếu nại,đánh giá rủi ro mà không cần thiết lập sự kiện hiện diệ thương mại. Đây là cam kết rộng nhất mà Việt Nam đã đưa ra trong khuôn khổ đàm phán song phương và đa phương về thương mại. Thứ hai, hiệp định đã ấn định rõ thời gian mở cửa thị trường bảo hiểm việt Nam cho các công ty Mỹ là 3 năm với các liên doanh và 5 năm đối với công ty 1005 vốn đầu tư Hoa Kì sau khi hiệp định có hiệu lực. Thứ ba, phạm vi hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư Mỹ tại Việt Nam đã được mở rộng .Theo đó , chậm nhất là 6 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực, các công ty bảo hiểm có vốn đầu tư Mỹ được phép kinh doanh mọi loại nghiệp vụ bảo hiểm kể cả bảo hiểm bắt buộc mà hiện nay đang chỉ giới hạn trong các doanh nghiệp nhà nước. Thứ bốn,Hiệp định qui dịnh việc bãi bỏ chế độ tái bảo hiểm bắt buộc cho công ty tái bảo hiểm quốc gia trong vòng 5 năm kể từ ngày hiệp định có hiệu lực. Điều đáng lưu ý là theo nguyên tắc tối huệ quốc, những cam kết trong hiệp định thương mại Việt Mỹ cũng sẽ được áp dụng tương tự đối với các nước có thoả thuận thương mại song phương với Việt Nam. Do đó , tác động của các cam kết trong lĩnh vực bảo hiểm như trình bày ở ttrên sẽ không chỉ giới hạn trong quan hệ thương mại Việt Nam- Hoa Kì mà còn được mở rộng sang các đối tác thương mại chính như EU, Nhật, ASEAN... Như vậy việc kí kết hiệp địn này mang lại cho Việt nam những thuận lợi sau: -Việt Nam sẽ có cơ hội tranh thủ được vốn , khoa học ,công nghệ và kĩ năng quản lý của các nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm nước ngoài để phục vụ cho việc phát triển thị trường bảo hiểm nói riêng và cho sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung. -Sự có mặt của các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài sẽ thúc đẩy mội trường cạnh tranh trong các hoạt động kinh doanh bảo hiểm, buộc các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam phải tự đổi mới, tăng cường hiệu quả kinh doanh, nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá sản phẩm...để có thể đứng vững và phát triển trên thương trường. Điều này sẽ làm tăng quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm, một mục tiêu mà các cơ quan quản lý nhà nước và bảo hiểm luôn hướng tới. -Sự có mặt nhiều hơn của các công ty bảo hiểm lớn của nước ngoài tại Việt Nam sẽ giúp cho các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm hơn về việc đáp ứng những nhu cầu về bảo hiểm của họ, do đó sẽ gián tiếp cải thiện môi trường đầu tư tại Việt Nam.Đồng thời , giữ lại một lương đáng kể ngoại tệ trong nước ,chánh nạn “chảy máu” ngoại tệ ra nước ngoài. * Hiện tại trên thị trường bảo hiểm Việt Nam đã có hai công ty môi giới về bảo hiểm - cầu nối giữa doanh nghiẹp bảo hiểm và khách hàng; đã có hiệp hội bảo hiểm Việt Nam-cầu nối giữa các doanh nghiệp bảo hiểm với cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động kinh dianh bảo hiểm, thực hiện qui chế tự quản, duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh và thúc đẩy hợp tác trong kinh doanh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm. Sự có mặt của hai tổ chức trên tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm. 1.1/ Thành tựu của các công ty bảo hiểm nhân thọ: Thị trường bảo hiểm nhân thọ tiếp tục phát triển sôi động thông qua hoạt động đua tranh của 5 công ty bảo hiểm :Bảo Việt, Manulife, Prudential, Bảo Minh-CMG và AIA. Doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ trên toàn thị trường năm 2002 đạt 4500 tỷ đồng( chiếm 58,6% tổng doanh thu bảo hiểm), dự tính đến năm 2005 đạt 2% GDP. Doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ qua các năm được biểu diễn qua biểu đồ sau . Doanh thu phí bảo hiểm Nhân thọ thị trường Việy Nam. Nhìn vào biểu đồ ta thấy,doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ tăng mạnh trong các năm đặc biệt tăng nhanh kể từ năm 2000,khoảng cách giữa các năm ngày càng lớn. Tính từ năm 1997 là năm Bảo Việt bán những hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đầu tiên đến hết quí III năm 2002, con số hợp đồng trên toàn thị trường là2.853.000 hợp đồng. Với tốc độ khai thác mới khoảng 100.000 hợp đồng trong một tháng, dự kiến cả năm 2002,con số này sẽ đạt mức 3.150.000 hợp đồng. Như vậy ,năm 2002 bình quân người dân Việt Nam tiêu dùng 4USD cho bảo hiểm nhân thọ và bình quân 25 người thì có một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. Qua nghiên cứu các biểu đồ, người ta thấy thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam đang ở vị trí phát triển tiềm năng với đặc điểm lệ phí bảo hiểm trên GDP thấp (dưới 1%) và có tốc độ tăng trưởng doanh thu phí khá cao(khoảng 100%) . Tuy nhiên hiện nay so với các nước khác như Malaixia,Hồng Kông, Singapore, Thái Lan thì vị trí của thị trường bảo hiểm nhân thọ trong nền kinh tế quốc dân ở nước ta còn khá nhỏ bé, bằng ẵ so với Thái Lan, 1/6 so với Singapore, 1/7,5 so với Đài Loan và Bằng 1/15 so với Hàn Quốc và Nhật Bản( lấy mốc so sánh năm 2001), nhưng tương lai dự đoán một tiềm năng lớn, đặc biệt là khi mức sống của người dân được cải thiện tốt hơn. Thị trường bảo hiểm nhân thọ đã phát triển trên toàn quốc, di vào từng Huyện -Xã của các Tỉnh,Thành Phố. Bảo Việt là doanh nghiệp đã thành lập hệ thống 61 công ty thành viên và khoảng 200 văn phòng phục vụ khách hàng, chuyên kinh doanh bảo hiểm nhân thọ theo từng Quận, Huyện. Bảo Minh CMG đã có mặt ở khoảng 30 Tỉnh.Prudential cũng đã mở rộng mạng lưới với hơn 20 trung tâm phục vụ khách hàng. Các doanh nghiệp khác như AIA,Manulife...cũng đã thành lập thêm các trung tâm dịch vụ khác hàng tại một số địa bàn mới. Vậy là chỉ sau 6 năm Bảo hiểm nhân thọ đã đạt được những thành tựu đáng nể. 1.2/ thành tựu của các công ty bảo hiểm phi nhân thọ: Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ trong năm đã kết nạp thêm một thành viên mới được cấp phép hoạt động ngày 30/08 đó là SamSung Vina (một công ty liên doanh bảo hiểm trách nhiệm hữu hạn giữa công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam với công ty bảo hiểm Sam Sung của Hàn Quốc,với tỷ lệ góp vốn 50/50, thời gian hoạt động 30 năm và số vốn đầu tư 5 triệu USD),nâng tổng số thành viên trên thị trường thành 12 công ty(Bảo Việt , Bảo Minh, PVIC,PJICO,PTI,ALLIANZ,UIC,VIA,Bảo Long, BIDV-QBE, Group Pama, Sam Sung Vina). Yình hình cạnh tranh vẫn diễn ra sôi động, đặc biệt đối với những dịch vụ bảo hiểm lớn.Một số công ty đã bằng mọi cách để giành được dịch vụ về mình không ngoại trừ khả năng chấp nhận lỗ để lấy được dịch vụ và nâng cao thị phần. Với tốc độ tăng trưởng khoảng 42% trong một năm , thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam được đnáh giá là có mức tăng trưởng cao nhất trong vài năm trở lại đây.Hai yếu tố giúp thúc đẩy sự phát triển của thị trường này theo dánh giá của Vinare chính là vì Việt Nam có mức tăng trưởng kinh tế tốt ,vốn đầu tư phát triển tăng 12,4% so với năm trước , kim ngạch xuất khẩu tăng 20%, lượng dự án đầu tư FDI tăng hơn 34%,và đồng thời do xu thế tăng phí bảo hiểm của thị trường thế giới cũng tác động đến thị trường Việt Nam. Hai yếu tố này đã tác động đến các nghiệp vụ bảo hiểm kĩ thuật, bảo hiểm hàng hoá, bảo hiểm dầu khí,bảo hiểm cháy, bảo hiểm hàng không, boả hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu...Ngay cả nghiệp vụ bảo hiểm cháy,bảo hiểm kĩ thuật cũng chịu ảnh hưởng một phần do sức ép từ phía những nhà nhận tái bảo hiểm. Các nghiệp vụ bảo hiểm trong nước đạt mức tăng trưởng khá như bảo hiểm ôtô,môtô có mức tăng gần 30% và bảo hiểm con người tăng gần 15%. Mặt khác năm 2002 vừa qua, bảo hiểm kĩ thuật có doanh thu tăng trưởng khá cao,với doanh thu phí bảo hiểm đạt 64%, bảo hiểm dầu khí đạt 78%, bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu tăng 22% và bảo hiểm cháy tăng 15%.Tổng doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt3.180 tỷ đồng. 1.3 Thị trường bảo hiểm xuất hiện thêm nhiều nghiệp vụ và sản phẩm mới. 1.3.1/ Nghiệp vụ đầu tư tài chính đã được các công ty bảo hiểm chú ý: Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam chú trọng cải thiện công tác đầu tư tài chính: Một loạt các biện pháp mang tính chất chiều sâu được thức hiện nhằm đảm bảo lựa chọn được các dự án đầu tư thích hợp, an toàn cho nguồn vốn và mang lại hiệu quả kinh tế cao như góp vốn liên doanh , tham gia thành lập công ty cổ phần, cho vay ,tham gia các dự án đầu tư,mua trái phiếu tín phiếu kho bạc nhà nước ,mua cổ phiếu, gửi tiết kiệm ngân hàng...Thông qua hoạt động đa dạng hoá đầu tư, các doanh nghiệp bảo hiểm đã thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận từ lĩnh vực đầu tư tài chính.Hoạt động đầu tư tài chính đã tạo nên phần lơn lợi nhuận cho các doanh nghiệp bảo hiểm và trở thành xương sống nâng đỡ các doanh nghiệp bảo hiểm, nhất là các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ. Năm 1999 Bảo Việt đã thành lập công ty chứng khoán Bảo Việt- công ty chứng khoán đầu tiên ở Việt Nam; Năm 2002 Bảo Việt tham gia đầu tư vào dự án nhà máy xi măng Thăng Long tại Hoành Bồ- Quảng Ninh với tổng số vốn đầu tư xấp xỉ 350 triệu USD,với tư cách là cổ đông sáng lập góp 30% vốn chủ sở hữu và cùng các tổ chức tín dụng khác cam kết cung cấp tín dụng cho dự án. Ngoài ra, có thể kể tới một số hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm khác như: góp vốn vào quĩ hỗ trợ đầu tư quốc gia, ngân hàng thương mại chính phủ á Châu, khu vui chơi giải trí dưới nước Hồ Tây... * Về tăng trưởng vốn đầu tư(VĐT) trở lại nền kinh tế: cùng với sự phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam, sự tăng mạnh trong doanh thu phí bảo hiểm, vốn đầu tư trở lại nền kinh tế của các doanh nghiệp bảo hiểm cũng đã tăng trong mấy năm qua. Tốc độ tăng trưởng đầu tư bình quân trong giai đoạn 1996-2002 là khoảng 125,30% trên một năm. Cũng như nhiều nước khác trên thế giới, hoạt động đầu tư của các công ty bảo hiểm Việt Nam được thực hiện theo nguyên tắc an toàn, hiệu quả và đáp ứng kịp thời các yêu cầu chi trả tiền bồi thường cho người tham gia bảo hiểm . Đồng thời đem lại lợi nhuận hợp lý để trang trải các chi phí hoạt động và mở rộng phạm vi kinh doanh cho BN. 1.3.2/ Nhiều sản phẩm mới đã xuất hiện. Trên thị trường BHVN hiện nay đã có khoảng 90 sản phẩm của các công ty bảo hiểm nhân thọ. Đó là những sản phẩm BHNT truyền thống theo tiêu chuẩn quốc tế như bảo hiểm hỗn hợp,bảo hiểm trọn đời, bảo hiểm nhóm, bảo hiểm hưu trí tự nguyện cùng với các điều khoản riêng và sản phẩm bảo hiểm bổ sung liên quan tới thương tật và sức khoẻ con người. Các sản phẩm đó được đưa cùng với các dịch vụ kết hợp đa dạng:Bảo Việt tăng khách hàng các thẻ ưu đãi giảm giá; tư vấn và giới thiệu sản phẩm qua Internet: đầu tiên là Website của Bảo Việt, sau đó AIA, Manulife và Prudential; Các đường dây nóng trả lời tư vấn đã được thiết lập; các kênh phục vụ qua ngân hàng được phát triển: Bảo Việt kết hợp với VietcomBank, IncomBank, ACB ; AIA kết hợp với HSBC. Trong năm 2002, một số doanh nghiệp đã tung ra các sản phẩm bảo hiểm mới : Bảo Việt có sản phẩm An gia thịnh vượng với số tiền bảo hiểm tăng 5%/năm nhằm hạn chế ảnh hưởng lạm phát , Bảo hiểm An bình hưu trí đảm bảo lương hưu cho mọi đối tượng cũng sắp được tung ra; Manulife có sản phẩm bảo hiểm bảo đảm thời giá, AIA có sản phẩm hỗ trợ viện phí ...Sự ra đời của bảo hiểm tiền gửi vào tháng 7/2000 cũng dẫn đến sự phát triển một bảo hiểm phi nhân thọ khác là bảo hiểm tiền gửi. Như vậy ngành bảo hiểm Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng mừng. Tuy nhiên, là một thị trường non trẻ, bảo hiểm Việt Nam trên đà phát triển vẫn không tránh khỏi những tồn tại và khó khăn nhất định. 2. Khó khăn: * Nguy cơ chiến tranh, khủng bố vẫn rất tiềm tàng. Điều này chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng lớn tới thị trường bảo hiểm thế giới, nhất là dối với các loại hình bảo hiểm nhạy cảm liên quan tới hàng không ,hàng hoá xuất khẩu, năng lượng...và sự ảnh hưởng đó không loại trừ các công ty bảo hiểm trên thị trường Việt Nam. Vừa qua vụ khủng bố vào trung tâm thương mại thế giới và Lầu Năm Góc ngày 11/9/2002 đã làm tổn thất nghiêm trọng cho ngành bảo hiểm trên toàn cầu. Sau sự kiện này năng lực bảo hiểm của thị trường bảo hiểm hàng không quốc tế giảm mạnh và rơi vào giai đoạn khó khăn nhất trong lịch sử từ trước tới nay. Mặc dù phí bảo hiểm tăng lên 2-3 lần, nhưng vẫn có nhiều nhà tái bảo hiểm rút lui khỏi thị trường không nhận hợp đồng tái bảo hiểm hàng không. Những ảnh hưởng của thị trường bảo hiểm hàng không quốc tế đã ảnh hưởng trực tiếp tới thị trường bảo hiểm hàng không Việt Nam. Một phát ngôn viên của Munich Re ( công ty tái bảo hiểm số một thế giới) xác nhận rằng: “các hợp đồng tái tục lần này thật sự khó khăn và áp lực về thời gian có thể cao hơn nhiều so với các năm trước”. Theo ông Rolf Huppi- trưởng điều hành của Zurich Financial Services “...ngành bảo hiểm cần có một cuộc cải tổ để hoạt động hiệu quả, 50 tỷ đô la hay khoản như thế trong các khiếu lại phát sinh từ các cuộc tấn công khủng bố đã loại các công ty bảo hiểm yếu hơn trong một ngành bảo hiểm bị cản trở bởi mức cung quá mức và các mức phí quá thấp trong hơn một thập niên. Sự kiện ngày 11/9 đã xác định lại rủi ro, với sự gia tăng phí bảo hiểm...những công ty bảo hiểm mạnh , có trách nhiệm và năng nổ sẽ là người chiến thắng trong 15 năm tới...”. Trở lại thị trường bảo hiểm Việt Nam, chắc chắn không tránh khỏi những khó khăn chung của thị trường bảo hiểm quốc tế, bởi lẽ hầu hết các hợp đồng bảo hiểm về tài sản và trách mhiệm các công ty bảo hiểm Việt Nam đều phải thu xếp tái bảo hiểm. * Do tác động của tiến trình toàn cầu hoá, hội nhập về kinh tế, các doanh nhiệp bảo hiểm Việt Nam, các doanh nghiệp nhà nước , doanh nghiệp cổ phần nội địa phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các công ty bảo hiểm nước ngoài có tiềm lực tài chính mạnh hơn rất nhiều lần, trình độ nghiệp vụ cao và giàu kinh nghiệm kinh doanh được tích luỹ lâu năm thông qua hoạt động trên thị trường quốc tế và khu vực. Trong khi đó trên tiến trình hội nhập, ngành bảo hiểm Việt Nam( đặc biệt khi hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ với nhiều khoản chi tiết về lộ trình mở cửa của thị trường bảo hiểm Việt Nam đã có hiệu lực) còn bộc lộ một số nhược điểm chủ yếu: - Trước tiên phải kể tới sự chưa hình thành được một chiến lược phát triển tổng thể đối với thị trường bảo hiểm. Việc mở cửa thị trường bảo hiểm cho đến nay hầu như vẫn căn cứ vào diễn biến, tình hình thực tế của thị trường và nhu cầu của các đối tác nước ngoài ( còn mang tính chất thụ động). - Môi trường pháp lý vẫn chưa được hoàn thiện đầy đủ mà điển hình là tính minh bạch và nhất quán ở các văn bản pháp qui(hướng xử lý sự khác nhau giữa luật kinh doanh bảo hiểm và hiệp định thương mại Việt-Mỹ...). - Công tác tổ chức hệ thống quản lý bảo hiểm cũng chưa được phân định rõ ràng và đủ mạnh để phục vụ tốt tiến trình hội nhập . Đó là sự phân chia rạch ròi ,hợp lí giữa các cơ quan quản lí Nhà nước về Bảo hiểm với hiệp hội Bảo hiểm ,đồng thời năng lực của bản thân cơ quan quản lí Nhà nước về bảo hiểm và hiệp hội bảo hiểm cũng chưa đủ mạnh để đáp ứng những nhu cầu quản lí. - Qui mô và phạm vi thị trường còn nhỏ và ít nghiệp vụ cho doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài lựa chọn. Tổng doanh thu phí bảo hiểm cho đến nay mới đạt khoảng 0,68% GDP trong khi tỷ lệ này là 1,5% ở Trung Quốc , 4,2% ở Malaixia , 6,9% ở Đài Loan, 2,25% ở Thái Lan và 5,52% ở Singapore...Các nghiệp vụ bảo hiểm được phát triển chủ yếu theo khă năng sinh lợi cho các doanh nghiệp bảo hiểm mà chưa theo nhu cầu phát triển kinh tế (Bảo hiểm Nông Nghiệp,thiên tai, y tế...). _ Chưa có cơ chế và định hướng rõ ràng để củng cố và phát triển hệ thống doanh nghiệp bảo hiểm. Nhiều doanh nghiệp bảo hiểm trong nước chưa đủ mạnh và chưa quan tâm đến chiến lược phát triển và cạnh tranh trong xu thế mở cửa; trong khi doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài có số lượng lớn ( thậm chí đa số) trong nhiều lĩnh vực nhưng doanh số phí bảo hiểm lại ở mức thấp và thiểu số. Như vậy nếu không được chuẩn bị kĩ, các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước có thể gặp nhiều khó khăn.Thậm chí có thể đi đến chỗ phá sản do sự yếu kém về năng lực tài chính, kinh nghiệm ,công

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35472.doc
Tài liệu liên quan