Đề tài Kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo huyện Tam Nông giai đoạn 2011 – 2015, định hướng đến 2020

Xây dựng và phát triển mạng lưới trường lớp học cho phù hợp với giai đoạn mới (trên cơ sở Quy hoạch phát triển mạng lưới trường lớp được duyệt của UBND tỉnh Đồng Tháp), đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của nhân dân; đề nghị UBND tỉnh có quy hoạch và xây dựng thêm Trung tâm kỹ thuật tổng hợp- hướng nghiệp, và trường THPT ở xã Phú Thành A, tạo điều kiện thuận lợi cho con em nhân dân vùng sâu học tập để nâng cao trình độ dân trí; sáp nhập trường TH An Long C vào trường TH An Long A (khi trường TH An Long A xây dựng xong); đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường THCS Phú Ninh và THCS Phú Hiệp; Quy hoạch xây dựng trường THCS An Long và trường mầm non An Long tạo điều kiện thuận lợi để phổ cập mẫu giáo 5 tuổi trong những năm tiếp theo; đẩy mạnh công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia theo lộ trình. Ngoài ra, huyện sẽ làm việc với tỉnh để sớm hình thành trường trung cấp nghề từ trung tâm dạy nghề hiện có nhằm đào tạo nguồn nhân lực cho huyện nhà; thành lập trung tâm ngoại ngữ và tin học, tạo điều kiện thuận lợi cho con em nhân dân học tập và bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ huyện nhà.

doc7 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2984 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo huyện Tam Nông giai đoạn 2011 – 2015, định hướng đến 2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIAI ĐOẠN 2011 – 2015, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2020 ________________ A. Thực trạng Giáo dục – Đào tạo: Từ khi thực hiện nghị quyết TW khóa VIII đến nay, sự nghiệp Giáo dục – Đào tạo huyện Tam Nông đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Về qui mô trường lớp, toàn huyện hiện có 16 trường mẫu giáo, 30 trường tiểu học, 01 trường TH&THCS, 10 trường trung học cơ sở, 01 trường THCS&THPT, 02 trường trung học phổ thông, 01 trung tâm giáo dục thường xuyên, 12 trung tâm học tập cộng đồng, 01 trung tâm dạy nghề. Hệ thống trường lớp học ngày càng khang trang hơn và đã phủ khắp toàn huyện, kể cả các xã vùng sâu tạo điều kiện thuận lợi cho con em nhân dân học tập. Trang thiết bị dạy học khá đầy đủ, đáp ứng cơ bản cho công tác dạy và học ở tất cả các cấp học. Toàn huyện đã xây dựng được 02 trường đạt chuẩn quốc gia. Tỉ lệ huy động học sinh đến lớp ngày càng tăng. Năm học 2009 - 2010, tỷ lệ huy động học sinh mẫu giáo 05 tuổi đạt 101,8%, tiểu học 6 tuổi đạt 100%, trung học cơ sở đạt 99,6%. Tỉ lệ học sinh bỏ học có xu hướng ngày càng giảm, cấp tiểu học là 0,92%, cấp trung học cơ sở là 3,18%. Đội ngũ CB-GV ngày càng tăng về số lượng theo qui mô tăng của số lượng học sinh, hiện nay toàn huyện có 1.500 CB-GV. Chất lượng đội ngũ ngày càng nâng lên, trên 99% đã đạt chuẩn và trên chuẩn, 14 CB-GV đã và đang học cao học; trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ngày càng được nâng cao; trình độ tin học và ngoại ngữ ngày càng tiến bộ. Trình độ lý luận chính trị của đội ngũ đã được nâng lên, tỉ lệ đảng viên trong CB-GV ngày càng tăng, đạt trên 45%. Toàn huyện đã đạt chuẩn phổ cập tiểu học đúng độ tuổi năm 2004, đạt chuẩn phổ cập GDTHCS tháng 12 năm 2006, hiện đang củng cố và nâng chuẩn phổ cập để giữ vững thành quả phổ cập giáo dục trong toàn huyện, tạo điều kiện thực hiện phổ cập GD Trung học, nâng cao dân trí và đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho địa phương. Công tác thanh tra, kiểm tra được tăng cường. Hằng năm, Phòng Giáo Dục chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác kiểm tra nội bộ, phòng Giáo Dục tổ chức nhiều đợt thanh tra toàn diện, thanh tra chuyên đề, thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên, thanh tra công tác phòng chống tham nhũng, thanh tra khiếu nại, tố cáo. Công tác thanh tra, kiểm tra đã góp phần chấn chỉnh những biểu hiện sai trái ngay từ đầu nên đã giúp cho các đơn vị ổn định, tập trung cho công tác dạy và học đạt hiệu quả ngày càng cao. Công tác thi đua, khen thưởng ngày càng đi vào nề nếp, việc hưởng ứng các cuộc vận động lớn như: “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Hai không”, cuộc vận động “ Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” được toàn thể CB-GV hưởng ứng và thực hiện đạt hiệu quả cao; việc thực hiện phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” bước đầu đạt hiệu quả khá tốt, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục huyện nhà. Công tác xã hội hóa giáo dục đạt kết quả khá tốt, việc huy động các nguồn lực xã hội chăm lo cho sự nghiệp giáo dục ngày càng cao, góp phần hỗ trợ đắc lực cho các em học sinh gia đình chính sách, các học sinh có hoàn cảnh khó khăn có điều kiện đến trường học tập; nhận thức về vai trò, vị trí quan trọng của giáo dục – đào tạo đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội nói chung và công tác xóa đói, giảm nghèo nói riêng ngày càng được nâng lên. Công bằng xã hội trong giáo dục đã được nâng lên đáng kể, trẻ em nữ, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em ở các xã vùng sâu,….đến trường ngày càng tăng; chính sách miễn giảm học phí đã tạo thuận lợi cho học sinh học hành đến nơi, đến chốn. Nhìn chung, sự nghiệp giáo dục – đào tạo huyện nhà ngày càng phát triển, hệ thống trường lớp học ngày càng được kiên cố hóa; thiết bị giáo dục cơ bản đầy đủ; đội ngũ CB-GV cơ bản đảm bảo về số lượng, đạt chuẩn ngày càng nâng cao về chất lượng; công tác huy động học sinh đến lớp ngày càng tăng, tỉ lệ học sinh bỏ học ngày càng giảm; thành quả phổ cập GD tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập GDTHCS được củng cố và ngày càng nâng chuẩn; công tác xã hội hóa giáo dục đạt được thành quả đáng khích lệ; chất lượng giáo dục khá ổn định, tỉ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp luôn đạt tỉ lệ khá cao so với mặt bằng chung của tỉnh. Những thành tựu trên đã góp phần quan trọng, tạo tiền đề thuận lợi cho công tác đào tạo nguồn nhân lực của địa phương, góp phần đắc lực vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của huyện nhà. Tuy nhiên, giáo dục – đào tạo huyện nhà vẫn còn một số hạn chế như sau: Toàn huyện hiện còn nhiều điểm trường số phòng học đang xuống cấp, hệ thống phòng chức năng, phòng phục vụ học tập, khu hiệu bộ vẫn còn thiếu nhiều; hệ thống sân chơi, bãi tập vẫn còn hạn chế; thiết bị giáo dục hiện đại vẫn còn thiếu thốn nhiều; công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia vẫn còn chậm so với kế hoạch. Đội ngũ CB-GV tuy số lượng đạt chuẩn về bằng cấp khá nhiều nhưng năng lực chuyên môn thực tế chưa cao do xuất phát điểm về trình độ học vấn thấp (hệ 9+3 ở bậc tiểu học). Do đó, việc vận dụng các phương pháp dạy học hiện đại vào thực tiễn giảng dạy còn lúng túng, chưa đạt hiệu quả cao. Trình độ Tin học của một bộ phận CB-GV lớn tuổi còn hạn chế nên việc sử dụng các phương tiện hiện đại trong giảng dạy gặp nhiều khó khăn. Tỷ lệ học sinh bỏ học cấp THPT và THCS tuy có giảm nhưng vẫn còn cao, ảnh hưởng đến công tác phổ cập giáo dục sau này. Tỷ lệ đạt chuẩn phổ cập THCS toàn huyện tuy đạt nhưng chất lượng vẫn còn thấp và một số xã có nguy cơ rớt chuẩn nếu không tăng cường công tác này một cách quyết liệt. Công tác xã hội hóa giáo dục đạt kết quả chưa cao dù các đơn vị đã có nhiều cố gắng, nhất là nhận thức của một bộ phận nhân dân về giáo dục – đào tạo còn thấp nên sự quan tâm của họ về việc học tập của con em mình còn nhiều hạn chế; hệ thống Trung tâm học tập cộng đồng hoạt động còn hạn chế, chưa trở thành tiền đề thuận lợi để nhân dân tham gia học tập, góp phần nâng cao nhận thức của nhân dân trên bước đường tiến tới xây dựng xã hội học tập. Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh còn gặp nhiều khó khăn do tác động bởi mặt trái của kinh tế thị trường, nhất là học sinh THPT và THCS, làm hạn chế lớn đến chất lượng giáo dục nói chung. Nguyên nhân của những hạn chế trên là do: - Công tác đầu tư cho giáo dục – đào tạo chưa thật sự đồng bộ, chưa tương xứng với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. - Nhận thức về giáo dục của một bộ phận nhân dân còn thấp nên ít quan tâm đến việc học của con em mình. - Một số CB – GV do xuất phát điểm về trình độ học lực thấp nên tuy có nỗ lực vươn lên trong học tập nâng cao trình độ chuyên môn nhưng vẫn còn lúng túng trong việc thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay; năng lực quản lý của một số hiệu trưởng chưa ngang tầm nhiệm vụ được giao. - Chưa có giải pháp thật hữu hiệu trong việc ngăn chặn tình trạng học sinh THCS và THPT bỏ học. - Mặt trái (những tiêu cực) của kinh tế thị trường đang tác động sâu sắc đến đời sống của nhân dân nói chung và lối sống của tầng lớp thanh thiếu niên hiện nay gây rất nhiều khó khăn cho công tác giáo dục đạo đức học sinh. B. Kế hoạch phát triển Giáo Dục – Đào Tạo giai đoạn 2011 – 2015, định hướng đến 2020: I. Mục tiêu, nhiệm vụ: 1.1. Mục tiêu: Nâng cao nhận thức cả hệ thống chính trị và nhân dân trong việc đổi mới tư duy giáo dục và tầm quan trọng của Giáo dục - Đào tạo; tập trung các nguồn lực để xây dựng đồng bộ hệ thống trường học theo hướng “Kiên cố hóa, chuẩn hóa, hiện đại hóa”; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đội ngũ CB- GV ngang tầm thời đại; đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp giáo dục theo hướng phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục đạo đức và kỹ năng ứng xử cho người học; củng cố thành quả phổ cập giáo dục trên cơ sở nâng dần chuẩn phổ cập, đặc biệt là phổ cập trong chính quy; đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục làm tiền đề xây dựng xã hội học tập. 1.2. Các nhiệm vụ trọng tâm: 1.2.1. Tăng cường công tác tuyên truyền làm chuyển biến mạnh mẽ tư duy đổi mới giáo dục trong cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, làm cho quan điểm “ giáo dục là quốc sách hàng đầu” thật sự thấm nhuần trong cộng đồng. 1.2.2. Huy động các nguồn vốn (Ngân sách, chương trình mục tiêu, xã hội hóa…) để xây dựng cơ sở vật chất theo hướng “ kiên cố hóa, chuẩn hóa, hiện đại hóa”; từng bước xây dựng các phòng phục vụ học tập, phòng chức năng, khu hiệu bộ,…một cách đồng bộ; trang bị các phương tiện, thiết bị giáo dục hiện đại, đáp ứng yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục trong giai đoạn mới. 1.2.3. Phát triển hệ thống giáo dục một cách đồng bộ, toàn diện từ giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục thường xuyên đến giáo dục nghề nghiệp; đa dạng hóa các loại hình học tập, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho con em nhân dân học tập để nâng cao trình độ dân trí làm tiền đề cho công tác đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 1.2.4. Xây dựng và phát triển mạng lưới trường lớp học cho phù hợp với giai đoạn mới (trên cơ sở Quy hoạch phát triển mạng lưới trường lớp được duyệt của UBND tỉnh Đồng Tháp), đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của nhân dân; đề nghị UBND tỉnh có quy hoạch và xây dựng thêm Trung tâm kỹ thuật tổng hợp- hướng nghiệp, và trường THPT ở xã Phú Thành A, tạo điều kiện thuận lợi cho con em nhân dân vùng sâu học tập để nâng cao trình độ dân trí; sáp nhập trường TH An Long C vào trường TH An Long A (khi trường TH An Long A xây dựng xong); đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường THCS Phú Ninh và THCS Phú Hiệp; Quy hoạch xây dựng trường THCS An Long và trường mầm non An Long tạo điều kiện thuận lợi để phổ cập mẫu giáo 5 tuổi trong những năm tiếp theo; đẩy mạnh công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia theo lộ trình. Ngoài ra, huyện sẽ làm việc với tỉnh để sớm hình thành trường trung cấp nghề từ trung tâm dạy nghề hiện có nhằm đào tạo nguồn nhân lực cho huyện nhà; thành lập trung tâm ngoại ngữ và tin học, tạo điều kiện thuận lợi cho con em nhân dân học tập và bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ huyện nhà. 1.2.5. Bằng nhiều hình thức thích hợp, đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ - giáo viên một cách toàn diện về tri thức chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm, tư tưởng chính trị, đạo đức; nâng cao năng lực quản lý trường học cho đội ngũ cán bộ quản lý. Hằng năm, ngành sẽ cử một số cán bộ - giáo viên dự thi cao học và phấn đấu ít nhất trên 50% trong số đó trúng tuyển để những cán bộ - giáo viên này trở thành hạt nhân trong các hoạt động giáo dục. Phấn đấu đến năm 2015, 100% cán bộ - giáo viên đạt chuẩn, trong số đó có 50% trên chuẩn và trên 3% thạc sĩ. 1.2.6. Tăng cường đào tạo tin học cho đội ngũ CB-GV, đến năm 2015 có trên 90% đạt trình độ A trở lên; trang bị cơ bản đầy đủ các phương tiện dạy học hiện đại, nhất là các thiết bị về công nghệ thông tin; đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Đến năm 2015, tất cả các trường đều nối mạng Internet và có địa chỉ Email; Trong đó có ít nhất 05 trường có Website riêng. 1.2.7. Phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể; đẩy mạnh tuyên truyền trong cộng đồng về vai trò, vị trí quan trọng của giáo dục – đào tạo nhằm mục đích huy động tối đa học sinh trong độ tuổi đến trường. 1.2.8. Thực hiện tốt việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, đổi mới phương pháp dạy – học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác, sáng tạo của người học; từng bước chuyển quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục dưới sự hướng dẫn và quản lý của giáo viên. 1.2.9. Triển khai và thực hiện tốt công tác kiểm định chất lượng giáo dục của các cơ sở giáo dục phổ thông, công khai kết quả kiểm định làm cơ sở cho việc đánh giá và đầu tư cho các đơn vị còn yếu kém, giúp các cơ sở này từng bước nâng cao chất lượng giáo dục. 1.2.10. Giữ vững thành quả phổ cập tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập GDTHCS trên địa bàn 12 xã, thị trấn; tăng dần tỉ lệ phổ cập GDTHCS trong độ tuổi, tập trung phổ cập trong chính quy, tạo tiền đề cho công tác phổ cập GD Trung học theo kế hoạch của tỉnh. 1.2.11. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục nhằm nâng cao nhận thức cho cộng đồng về vai trò, vị trí quan trọng của giáo dục và đào tạo; huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển giáo dục. Củng cố Hội khuyến học huyện, các trung tâm học tập cộng đồng, trung tâm giáo dục thường xuyên, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân học tập liên tục, suốt đời, làm tiền đề xây dựng xã hội học tập trong tương lai. II. Một sô chỉ tiêu cơ bản: 2.1. Công tác huy động học sinh: - Mẫu giáo 5 đạt trên 99%. - Trẻ em 06 tuổi vào lớp 1 đạt 100%. - Trẻ em hoàn thành chương trình tiểu học đủ điều kiện vào lớp 6 đạt 100%. 2.2. Công tác chống bỏ học: - Tiểu học: dưới 01%. - Trung học cơ sở: dưới 02%. - Trung học phổ thông: dưới 04%. 2.3. Công tác phổ cập: Giữ vững và từng bước nâng cao chuẩn phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập THCS, tiến hành phổ cập GD trung học theo kế hoạch của tỉnh. 2.4. Tốt nghiệp các cấp: - Hoàn thành chương trình tiểu học từ 99% trở lên. - Tốt nghiệp THCS hàng năm: trên 98%. - Tốt nghiệp THPT: trên 85%. 2.5. Công tác xây dựng trường chuẩn: Đến năm 2015: 19 trường, đến năm 2020 đạt 25 trường. 2.6. Về xây dựng đội ngũ: Đến năm 2015: 100% cán bộ - giáo viên đạt chuẩn và đến năm 2020: trên 04% có trình độ thạc sĩ. III. Các giải pháp thực hiện: 3.1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo của UBND huyện đối với ngành Giáo dục; nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội về vai trò, vị trí quan trọng của giáo dục – đào tạo đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Tranh thủ sự chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. 3.2. Tiếp tục thực hiện tốt, đạt hiệu quả cao cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” gắn với các cuộc vận động trong ngành Giáo dục như: cuộc vận động” Hai không”, cuộc vận động “ Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. 3.3. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học; dạy học hướng vào thực hành, thí nghiệm, làm đồ dùng dạy học; đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học; từng bước đẩy lùi kiểu dạy học thụ động, đọc chép một chiều. 3.4. Tăng cường công tác kiểm định chất lượng giáo dục; đổi mới và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, chú trọng công tác kiểm tra nội bộ; đổi mới công tác kiểm tra, thi cử, đánh giá; tổ chức tốt các chuyên đề, ngoại khóa, hội thi giúp học sinh mở rộng, củng cố kiến thức. 3.5. Chú trọng giáo dục toàn diện cho học sinh, khắc phục tình trạng tập trung “dạy chữ” mà xem nhẹ việc “dạy người” trên cơ sở tăng cường công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. 3.6. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ và giáo viên một cách toàn diện về chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức, tin học, ngoại ngữ; tiếp tục rà soát, sắp xếp, bố trí đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên các bậc học, ngành học sao cho phù hợp với năng lực, trình độ, phẩm chất, tạo sự chuyển biến cơ bản về chất lượng các cấp học. 3.7. Phối hợp tốt với Công đoàn giáo dục thường xuyên phát động phong trào thi đua dạy tốt – học tốt, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra. 3.8. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vai trò, vị trí quan trọng của sự nghiệp Giáo dục – Đào tạo, nhất là trong công tác đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng; huy động mọi nguồn lực chăm lo cho sự nghiệp Giáo dục của huyện nhà. 3.9. Đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục, tập trung đầu tư cho giáo dục các vùng sâu, vùng khó khăn; thực hiện tốt các chính sách ưu tiên cho con em gia đình liệt sĩ, thương binh, gia đình nghèo, khuyến khích những học sinh khó khăn vươn lên trong học tập và rèn luyện. IV. Tổ chức thực hiện: - Kế hoạch này phải được triển khai sâu rộng trong toàn ngành Giáo dục, chính quyền cơ sở, phổ biến rộng rãi trong nhân dân, tạo sự chuyển biến sâu sắc trong toàn xã hội theo quan điểm nhất quán “ Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. - Căn cứ kế hoạch này, ngành Giáo dục tham mưu tổ chức triển khai thực hiện; chủ trì hướng dẫn UBND các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch phát triển Giáo dục trên từng địa phương cụ thể. - Các ban, ngành, đoàn thể, tùy theo chức năng, nhiệm vụ mà phối hợp, hỗ trợ ngành Giáo dục trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch này.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2011 – 2015, định hướng đến 2020.doc
Tài liệu liên quan