Đề tài Kế hoạch vốn đầu tư và giải pháp huy động vốn đầu tư cho thời kỳ kế hoạch 2006 - 2010

Lời nói đầu .2

Chương1:Lý luận chung

I.Khái niệm chung về khối lượng vốn đầu tư và Kế hoạch khối lượng vốn đầu tư . 3

II.Phương pháp lập kế hoạch khối lượng vốn đầu tư .4

III.Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư của một số địa phương 4

Chương2. Kế hoạch vốn đầu tư thời kỳ 2006-2010

I.Kế hoạch vốn đầu tư thời kỳ kế hoạch 2006-2010 .13

II.Tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư thời kỳ 2006-2007 .24

III. Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch giai đoạn 2006-2007 và nhiệm vụ còn lại giai đoạn 2008-2010 .28

Chương3: Các giải pháp để hoàn thành kế hoạch

I.Giải pháp huy động hiệu quả nguồn vốn đầu tư .36

 II.Giải pháp sử dụng hợp lý nguồn vốn đầu tư .40

Chương4:Kết luận .45

 

 

 

 

 

doc50 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 994 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế hoạch vốn đầu tư và giải pháp huy động vốn đầu tư cho thời kỳ kế hoạch 2006 - 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
T¹o lËp nh÷ng tiÒn ®Ò c¬ b¶n ®Ó ph¸t triÓn nhanh c¸c ngµnh mòi nhän kinh tÕ biÓn. Cụ thể các chỉ tiêu như sau: VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TOÀN XÃ HỘI 5 NĂM 2006-2010 (Giá hiện hành) TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Ứơc thực hiện 2005 Kế hoạch 2006-2010 2006 2007 2008 2009 2010 TỔNG SỐ Ngh.tỷ đồng 320,0 375,0 442,0 523,0 615,0 720,0 % so với GDP % 38,2 38,7 39,3 40,1 40,6 40,9 1 Vốn đầu tư thuộc NSNN Nghìntỷ đồng 74,0 80,0 97,0 116,0 136,0 160,0 So với tổng số % 23,1 21,3 21,9 22,2 22,1 22,2 2 Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước Ngh.tỷ đồng 30,0 36,0 42,0 49,0 56,0 60,0 So với tổng số % 9,4 9,6 9,5 9,4 9,1 8,3 3 Vốn đầu tư của DNNN Ngh.tỷ đồng 50,0 59,0 67,0 72,0 81,0 92,0 So với tổng số % 15,6 15,7 15,2 13,8 13,2 12,8 4 Vốn đầu tư của dân cư và tư nhân Ngh.tỷ đồng 105,0 127,0 150,0 178,0 210,0 246,0 So với tổng số % 32,8 33,9 33,9 34,0 34,1 34,2 5 Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Ngh.tỷ đồng 47,0 56,0 67,5 88,0 112,0 137,0 So với tổng số % 14,7 14,9 15,3 16,8 18,2 19,0 6 Vốn huy động khác Ngh.tỷ đồng 14,0 17,0 18,5 20,0 20,0 25,0 So với tổng số % 4,4 4,5 4,2 3,8 3,3 3,5 14. CƠ CẤU VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TOÀN XÃ HỘI 5 NĂM 2006-2010 (Theo ngành kinh tế) TT Chỉ tiêu Đơn vị tính 5 năm 2001-2005 Kế hoạch 2006-2010 2006 2007 2008 2009 2010 TỔNG SỐ Ngh.tỷ đồng 1.337,5 353,8 391,2 435,8 484,3 537,4 I Lĩnh vực kinh tế Ngh.tỷ đồng 935,9 247,6 273,4 304,6 338,0 375,0 Tỷ lệ % so với tổng số % 70,0 70,0 69,9 69,9 69,8 69,8 1 Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản Ngh.tỷ đồng 180,7 48,8 53,2 58,8 64,6 71,5 Tỷ lệ % so với tổng số % 13,5 13,8 13,6 13,5 13,3 13,3 2 Công nghiệp và xây dựng Ngh.tỷ đồng 593,2 156,4 173,3 193,5 216,0 240,7 Tỷ lệ % so với tổng số % % 44,4 44,2 44,3 44,4 44,6 44,8 3 Giao thông vận tải, bưu điện Ngh.tỷ đồng 162,0 42,5 52,3 52,3 57,6 62,9 Tỷ lệ % so với tổng số % 12,1 12,0 12,0 12,0 11,9 11,7 II Lĩnh vực xã hội Ngh.tỷ đồng 360,2 98,0 109,1 122,9 138,5 155,8 Tỷ lệ % so với tổng số % 26,9 27,7 27,9 28,2 28,6 29,0 1 Nhà ở, công cộng, cấp nước, dịch vụ Ngh.tỷ đồng 176,3 46,7 51,6 57,5 64,4 71,5 Tỷ lệ % so với tổng số % 13,2 13,2 13,2 13,2 13,3 13,3 2 KHCN, điều tra cơ bản, môi trường Ngh.tỷ đồng 18,0 5,3 6,3 7,4 8,7 9,7 Tỷ lệ % so với tổng số % 1,3 1,5 1,6 1,7 1,8 1,8 3 Giáo dục và đào tạo Ngh.tỷ đồng 55,1 15,6 17,6 20,0 22,8 26,3 Tỷ lệ % so với tổng số % 4,1 4,4 4,5 4,6 4,7 4,9 4 Y tế, xã hội Ngh.tỷ đồng 31,0 8,8 10,2 11,8 13,6 15,0 Tỷ lệ % so với tổng số % 2,3 2,5 2,6 2,7 2,8 2,8 5 Văn hoá thông tin, thể thao Ngh.tỷ đồng 30,2 8,5 9,0 10,0 11,1 12,9 Tỷ lệ % so với tổng số % 2,3 2,4 2,3 2,3 2,3 2,4 6 Quản lý nhà nước, quốc phòng an ninh Ngh.tỷ đồng 49,6 13,1 14,5 16,1 17,9 20,4 Tỷ lệ % so với tổng số % 3,7 3,7 3,7 3,7 3,7 3,8 III Các ngành khác Ngh.tỷ đồng 41,4 8,1 8,6 8,3 7,7 6,4 Tỷ lệ % so với tổng số % 3,1 2,3 2,2 1,9 1,6 1,2 II.Tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư thời kỳ 2006-2007 1.Về quy mô tổng vốn đầu tư Về tổng vốn đăng ký:theo số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Trong năm 2006, cả nước đã thu hút được trên 10,2 tỷ USD vốn đăng ký mới, tăng 57% so với năm trước và đạt mức cao nhất từ khi ban hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 đến nay, vượt mức kỷ lục đã đạt được vào năm 1996 là 8,6 tỷ USD.Trong đó có khoảng 800 dự án được cấp mới, với tổng vốn đăng ký trên 7,6 tỉ USD, tăng 60,8% so với cùng kỳ năm trước và 490 lượt dự án tăng vốn đầu tư mở rộng sản xuất với số vốn tăng thêm khoảng 2,4 tỉ USD. Quy mô vốn đầu tư trung bình cho một dự án trong năm 2006 đạt 9,4 triệu USD/dự án, điều này chứng tỏ số lượng dự án có quy mô lớn đã tăng lên. Trong tổng vốn đầu tư nước ngoài (ĐTNN) đăng ký năm 2006 có gần 8 tỷ USD vốn đăng ký của hơn 800 dự án mới và hơn 2,2 tỷ USD vốn tăng thêm của 440 lượt dự án đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Như vậy, cả vốn đăng ký của các dự án mới và vốn đầu tư mở rộng sản xuất đều tăng mạnh so với năm 2005, trong đó vốn đăng ký của các dự án mới tăng tới 77%. Về vốn thực hiện: Cùng với việc gia tăng vốn đăng ký, vốn đầu tư thực hiện năm 2006 cũng đạt mức cao nhất trong vòng 20 năm qua. Tiến độ giải ngân vốn ĐTNN trong năm 2006 được đẩy nhanh, nhất là đối với các dự án tăng vốn đầu tư mở rộng sản xuất. Tổng vốn ĐTNN thực hiện trong cả năm ước đạt trên 4,1 tỷ USD, tăng 24,2% so với năm trước. Về chất lượng dự án:Chất lượng dự án chuyển biến tích cực. Trong danh mục các dự án ĐTNN được cấp phép trong năm 2006, đã xuất hiện nhiều dự án lớn của các tập đoàn xuyên quốc gia. Trong đó phải kể đến dự án đầu tư của tập đoàn Intel tại thành phố Hồ Chí Minh có tổng vốn đầu tư (kể cả tăng vốn) lên tới 1 tỷ USD; dự án sản xuất thép tại Bà Rịa - Vũng Tàu của tập đoàn Posco Hàn Quốc có tổng vốn đăng ký 1,126 tỷ USD; Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tycoons Worldwide Steel (Việt Nam) với tổng vốn đầu tư 556 triệu USD xây dựng nhà máy cán thép tại Khu Kinh tế Dung Quất; Công ty Trách nhiệm hữu hạn điện tử Meiko với tổng vốn đầu tư 300 triệu USD,... chỉ tính riêng 10 dự án lớn nhất đã có tổng vốn đầu tư đăng ký lên đến gần 4 tỷ USD. Với các biện pháp quyết liệt nhằm đẩy nhanh tiến bộ và giải ngân trong những tháng cuối năm,vốn đầu tư toàn xă hội năm 2007 đạt 471,3 nghìn tỷ đồng,bằng 41,3% GDP,tăng 4,3% kế hoạch đề ra,tăng 18,1%so thực hiện năm 2006. Con số này đã vượt qua kỷ lục của năm 2006 để trở thành kỷ lục lớn nhất từ trước đến nay.Số vốn thu được trong năm 2007 đã chiếm 25% số vốn trong 20 năm qua.  Nếu như cách đây 5 năm, những dự án chỉ trăm triệu đã  được cho là lớn thì đến nay những dự án vài trăm triệu đã trở nên quen thuộc và không thiếu những dự án tỷ USD, thậm chí cả gần 2 tỷ USD. Điều này cho thấy sự chuyển biến rất tốt quy mô dự án với hàm lượng công nghệ kỹ thuật cao ở nhiều lĩnh vực như sản xuất máy tính xách tay, linh kiện điện tử... Vào những ngày cuối năm, các dự án đã tăng tốc nâng số vốn thêm hơn 5 tỷ USD. Các dự án lớn xuất hiện vào cuối năm là lọc dầu của Vũng Rô với 1,7 tỷ USD của nhà đầu tư Nga, dự án khu công viên Yên Sở ( Hà Nội) của Malaysia với gần 900 triệu USD Bên cạnh đó có khá nhiều dự án rất lớn với tổng vốn đầu tư lên tới 5 tỷ USD đang trong giai đoạn tìm hiểu, đàm phán để được cấp phép 2.Về cơ cấu vốn đầu tư 2.1.Cơ cấu vốn đầu tư theo ngành kinh tế Vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước ước đạt khoảng 104,5 nghìn tỷ đồng(chưa bao gồm các khoảnđầu tư bổ sung từ nguồn tăng thu ngân sách năm 2006),tăng 5,1%so với kế hoạch đề ra và tăng 20,9%so với thực hiện năm 2006.Năm 2007 tiến độ thực hiện và giải ngân ngùon vốn đầt tư phát triển từ NSNN của 1 só bộ phận,ngành và địa phương còn chậm so với kế hoạch đề ra.Tuy nhiên,xét tổng quan việc phân bổ và thực hiên nguồn vón NSNN có nhiều tiến bộ hơn các năm trước,cụ thể:năm 2007 thực hiện Quyết định số 210/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về các tieu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển ổn định trong giai đoạn 2007-2010 nhiều địa phương dã xây dựng việc phân bỏ vốn đầu tư có căn cứ khoa học và thực tiễn hướng vào việc thực hiện các mục tiêu ,chính sách phát triển kinh tế,xã họi của Đảng và nhà nước; đảm bảo sự công bằng ,tính công khai,minh bạch,góp phần quan trọng vào việc ngăn ngừa;phòng chống tham nhũng trong đầu tư xây dựng cơ bản.Ngùon vốn đầu tư từ NSNN năm 2007 đã được tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng,chuyển đổi cơ cáu kinh tế,nâng cao hiệu quả sản xuất,phát huy lợi thế của từng vùng,từng ngành.Nhiều công trình thuỷ lợi và dự án đầu tư quan trọng thuộc ngành,lĩnh vực:giao thong vận tải,thuỷ lợi,giáo dục đào tạo,khoa học công nghẹ,các chương trình mục tiêu quốc gia,.. đã đựoc đưa vào sử dụng và phát huy tác dụng tốt cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế,xã hội. Nguồn vốn trái phiếu Chính phủ triển khai chậm ,với các bịen pháp tăng cường quản lý đầu tư và xây dựng nguồn vốn nhà nước 6 tháng cuối năm,dự kiênnguồn vôn trái phiếu chính phủ cả năm đạt khoảng 10,2 tỷ đồng,bằng 46% kế hoạch năm. Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà nước đạt khoảng 34 nghìn tỷ đồng ,thấp hơn kế hoạch dề ra(kế hoạch là 40 tỷ đồng)và thực hiện năm 2006(năm 2006 thực hiện là 39 nghìn tỷ đồng).Mặc dù chính phủ đã đưa ra nhiều chính sách nhằm đảy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn tín dụng nhà nước ,tuy nhiên tình hình giải ngân nguồn vốn này 7 tháng đầu năm hết sư chậm trễ,do đó cả năm nguồn vốn vay trong nước ước chỉ đạt 70% kế hoạch,nguồn vốn ODA cho vay lại ước đạt 80% kế hoạch.Ngùon vốn tín dụng chính sách ước đạt vượt kế hoach 50% kế hoạch đề ra. Nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước đạt 64 nghìn tỷ đồng,tăng 3,8% so với kế hoạch đề ra và ước thực hiện năm 2006. Nguồn vốn ODA:dự kiên cả năm tổng giá trị vốn ODA kí kết đạt khoảng 3,157 triêu USD ,tăng 12% so với thực hiên năm 2006,trong đó vốn vay:2,705 triệu USD, vốn viện trợ không hoàn lại 452 triệu USD.Tổng mức ODA giải ngân ước đạt khoảng 2000 triệu USD,tăng 5,2% so với kế hoạch đề ra:trong đó vốn vay khoảng 1800 triệu USD,vốn viện trợ không hoàn lại khoảng 200 triệu USD.Nguồn vốn ODA đựoc sử dụng 1 phần đưua vào cân đối ngân sách Nhà nước,1 phần để cho vay lại theo các chương trình,dựu án tín dụng đầu tư. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài:số vốn đăng ký cấp mới và đăng ký bổ sụng cả năm 2007 đạt khoảng 13tỷ USD ,tăng 5,2% so với kế hoach và tăng 17,1% so với thực hiện năm 2006.Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đã đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu và tăng trưởng kin tế. Nguồn vốn đầu tư của dân cư và của doanh nghiệp ngoài quốc doanh đạt 166 nghìn tỷ đồng ,tăng 10% so với kế hoạch và tăng 24% so với ước thực hiện 2006(đạt mức tăng cao nhât so với các nguồn vốn khác.). Năm 2006,hoạt động sản xuất kinh doanh của khu vực kinh tế có vốn ĐTNN đạt kết quả khả quan hơn mức dự báo. Trong năm qua, đã có thêm 250 doanh nghiệp có vốn ĐTNN đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh góp phần làm gia tăng năng lực sản xuất và xuất khẩu của khu vực kinh tế có vốn ĐTNN. Tổng doanh thu của các doanh nghiệp có vốn ĐTNN đạt 29,4 tỷ USD, tăng 31,3% so với năm trước. Riêng doanh thu xuất khẩu (không kể dầu thô) của khu vực kinh tế có vốn ĐTNN đạt 14,5 tỷ USD, tăng 30,1% và nếu tính cả xuất khẩu dầu thô đạt 22,6 tỷ USD, chiếm 57% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Sản xuất công nghiệp của khu vực có vốn ĐTNN tăng 19,5%, cao hơn mức tăng trưởng chung của công nghiệp cả nước.Với tốc độ tăng trưởng mạnh cả về sản xuất và xuất khẩu, khu vực kinh tế có vốn ĐTNN đã đóng vai trò động lực thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế nước ta với mức tăng trưởng GDP trên 8,2% trong năm 2006 Bức tranh về đầu tư nước ngoài ở nước ta trong năm 2006 có màu sắc phong phú hơn với sự xuất hiện của một số dự án mới có quy mô lớn từ các tập đoàn xuyên quốc gia Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, như dự án của Công ty thép Posco có vốn đầu tư 1,126 tỉ USD, dự án của Tập đoàn Intel với tổng vốn đầu tư 1 tỉ USD, dự án của Tập đoàn Tycoons với tổng vốn đầu tư 556 triệu USD, dự án Tây Hồ Tây vốn đầu tư 314,1 triệu USD, dự án Winvest Investment với vốn đầu tư 300 triệu USD... Nhiều dự án được cấp phép đã tích cực triển khai thực hiện như các nhà máy của Công ty Hoya Glass Disle, Canon, Matsushita, Brothers Industries, Honda Ước tính vốn thực hiện trong năm 2006 đạt khoảng 4,1 tỉ USD, tăng 24,2% so với năm 2005. Năm2007,Hoạt động sản xuất, kinh doanh của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục khả quan. Doanh thu của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trong năm 2007 đạt 29,4 tỉ USD, tăng 31,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, giá trị xuất khẩu (trừ dầu thô) đạt 14,6 tỉ USD, tăng 31,2% so với cùng kỳ. Nếu tính cả dầu thô thì giá trị xuất khẩu năm 2007 đạt 22,6 tỉ USD, chiếm 57% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước. Giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 19,5%, cao hơn mức tăng sản xuất công nghiệp bình quân của cả nước (18,5%). Nhập khẩu của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trong năm 2007 đạt 16,35 tỉ USD, tăng 19,3% so với năm 2006. Trong năm 2007, các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài nộp ngân sách nhà nước đạt 1,26 tỉ USD, tăng 17,3% so với cùng kỳ và tạo việc làm cho trên 1,12 triệu lao động trực tiếp, chưa kể hàng triệu lao động gián tiếp khác. Một điểm đáng chú ý, Luật Đầu tư mới đã thực sự đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Với tinh thần thông thoáng, minh bạch và phân cấp mạnh, luật này đã trở thành nguyên nhân chính tạo một sự sôi động trong công tác xúc tiến đầu tư nước ngoài của các địa phượng. Sự chủ động vào cuộc của các tỉnh thành đã tạo nên điểm nhấn cho hoạt động đầu tư nước ngoài trong năm nay.  Thực tế cho thấy, đến nay đã có 60 địa phương trong cả nước thực hiện việc cấp giấy phép đầu tư cho các dự án FDI theo các điều kiện phân cấp tại địa bàn. TP.HCM có nhiều nhất dự án được cấp giấy phép theo cơ chế phân cấp. Năm 2007, TP. Hồ Chí Minh đã cấp 410 giấy phép đầu tư với tổng vốn đầu tư ước 2,5 tỷ USD. Mặc dù có không ít khó khăn, song dòng vốn FDI đã có sự tăng trưởng ngoạn mục, góp phần không nhỏ vào việc nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.  Thời gian gần đây, có nhiều yếu tố để đưa ra nhận định về khả năng xuất hiện một làn sóng đầu tư mới của nước ngoài vào Việt Nam. Làn sóng này dường như âm ỉ từ sau các động thái khi Việt Nam đàm phán vòng cuối để gia nhập WTO, khi các tập đoàn lớn của Nhật Bản, Hoa Kỳ gửi các đoàn vào Việt Nam tìm hiểu môi trường đầu tư, kinh doanh để tìm kiếm cơ hội đầu tư ... Rồi hàng loạt các sự kiện diễn ra tại Việt Nam trong năm 2006 đã góp phần làm nổi lên làn sóng đầu tư mà đỉnh cao là vốn đăng ký và vốn thực hiện của năm 2006 đều đạt mức đỉnh điểm kể từ khi nước ta thực thi Luật Đầu tư. Rõ ràng nước ta đang đứng trước những cơ hội mới và cả những thách thức để có thể thu hút mạnh mẽ hơn nguồn vốn FDI, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Cùng với nguồn vốn FDI, trong thời gian qua Việt Nam đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh và đây là nét nổi bật trong phát triển đầu tư ở Viêt Nam. Chỉ tính riêng khu vực dân doanh, các doanh nghiệp đã đóng góp hơn 40 % GDP và 29 % tổng kim ngach xuất khẩu của cả nước. Khu vực này luôn duy trì tốc độ tăng trưởng trên 18%/năm và đóng góp hơn 14 % tổng thu ngân sách Nhà nước. 2.2.Cơ cấu vốn đầu tư theo ngành kinh tế Cơ cấu vốn FDI hỗ trợ đắc lực cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam, tập trung cho công nghiệp và xây dựng (68,6% vốn thực hiện); Dịch vụ (24,5% vốn thực hiện) và Nông lâm nghiệp (6,9% vốn thực hiện). Cơ cấu đầu tư đã có sự chuyển biến tích cực theo hướng gia tăng tỷ trọng đầu tư vào lĩnh vực công nghệ thông tin và công nghiệp công nghệ cao. Ngoài dự án của tập đoàn Intel, năm 2006 đã xuất hiện và gia tăng các dự án đầu tư của các tập đoàn hàng đầu Nhật Bản như dự án sản xuất thiết bị y tế của tập đoàn Terumo, sản xuất máy fax, máy in laze của tập đoàn Brothers Industries; các dự án tăng vốn, xây dựng nhà máy mới của Công ty trách nhiệm hữu hạn Cannon Việt Nam, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Panasonic Việt Nam, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Ritech Việt Nam,... Cùng với sự xuất hiện các dự án nói trên, thứ bậc của các quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam đã có sự thay đổi đáng kể. Năm 2006 Hàn Quốc với một số dự án lớn, trong đó có dự án sản xuất thép của Posco, trở thành nước dẫn đầu về vốn đầu tư đăng ký tại Việt Nam so với vị trí thứ 4 trong năm 2005; Hoa Kỳ (kể cả đầu tư qua nước thứ 3) vươn lên đứng hàng thứ 2 và Nhật Bản đứng hàng thứ ba về vốn đăng ký. Tuy nhiên, xét về vốn đầu tư thực hiện, Nhật bản vẫn tiếp tục là nước đứng đầu. III. Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch giai đoạn 2006-2007 và nhiệm vụ còn lại giai đoạn 2008-2010 1.Đánh giá a.Những thành tựu Nhiều chuyên gia kinh tế đã phân tích về xu hướng chuyển dịch đầu tư của các công ty xuyên quốc gia từ Trung Quốc sang các nước trong khu vực theo mô hình "Trung Quốc + 1" nhằm phân tán rủi ro và khai thác tối đa những lợi thế của cả khu vực về mặt thị trường, nguồn nhân lực, nguồn tài nguyên... Việt Nam được đánh giá là một trong những "ứng cử viên" sáng giá được nhiều tập đoàn lớn quan tâm do có sự ổn định về chính trị, nguồn nhân lực dồi dào và tương đối có kỹ năng, có nguồn tài nguyên đa dạng và thị trường tiềm năng với hơn 80 triệu dân đang được kết nối với thị trường hơn 500 triệu dân của ASEAN. Trước hết điều đó thể hiện ở việc thực hiện nhất quán đường lối đổi mới, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Trong năm qua, hàng loạt sự kiện quan trọng đã diễn ra, đó là: thành công của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X với việc khẳng định chủ trương tiếp tục thực hiện nhất quán đường lối đổi mới, chủ động hội nhập quốc tế, tăng cường thu hút ĐTNN. Việc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), tổ chức thành công Tuần lễ cấp cao APEC lần thứ 14 tại Hà Nội, tiếp theo là việc Hoa Kỳ thông qua Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn với Việt Nam. Sự ổn định về chính trị - xã hội cùng với sự đảm bảo về an ninh đã làm cho nước ta được cộng đồng các nhà đầu tư quốc tế đánh giá là địa bàn đầu tư an toàn. Nền kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng cao trong năm 2006 với mức tăng GDP trên 8,2%. Giá trị xuất khẩu đạt trên 39,6 tỉ USD, trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 57,2% kể cả dầu thô (trừ dầu thô đạt 35,6%). Số lượng mặt hàng có giá trị xuất khẩu trên 1 tỉ USD đã tăng lên so với năm 2005 (gồm: dầu thô, dệt may, giày dép, đồ gỗ, hàng điện tử, gạo, cao su). Cơ cấu kinh tế đã có chuyển biến tích cực theo hướng công nghiệp hóa.Kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng cao, thu nhập và mức sống của nhân dân tiếp tục được cải thiện đã góp phần mở rộng dung lượng thị trường trong nước. Cùng với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, thị trường tiêu thụ được mở rộng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp có vốn ĐTNN Trong năm 2006 vị thế của nước ta trên thế giới tiếp tục nâng cao hơn sau khi trở thành thành viên thứ 150 của WTO, tổ chức thành công Hội nghị APEC lần thứ 14 và được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua PNTR. Bên cạnh đó là việc triển khai các luật mới và thủ tục đầu tư được đơn giản hóa. Các yếu tố trên không chỉ mở ra triển vọng và động lực mới cho đầu tư của các thành phần kinh tế mà còn củng cố và tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là nhà đầu tư Hoa Kỳ đầu tư vào Việt Nam. Việc hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách về đầu tư, kinh doanh của nước ta nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, tạo môi trường pháp lý bình đẳng, thông thoáng và minh bạch cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài cũng là yếu tố quan trọng được cộng đồng quốc tế quan tâm. Đặc biệt, Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp cùng với Luật Đấu thầu, Luật Cạnh tranh, Luật Sở hữu trí tuệ và một số luật khác được ban hành và có hiệu lực trong năm 2006 đã đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc thể chế hoá kinh tế thị trường và đường lối mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta.Nhiều luật mới cũng đã được Quốc hội thông qua, tạo cơ sở pháp lý đồng bộ hơn, như Luật Chứng khoán, Luật Chuyển giao công nghệ, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của bộ Luật Lao động liên quan đến đình công.Hệ thống luật pháp chính sách về ĐTNN đã tiếp tục được hoàn chỉnh hơn tạo khuôn khổ pháp lý đầy đủ, minh bạch, bình đẳng và thông thoáng hơn cho hoạt động đầu tư kinh doanh. Cơ chế đối thoại giữa Chính phủ với các nhà đầu tư được tăng cường thông qua nhiều diễn đàn, nhất là Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam giữa kỳ đã tạo thêm lòng tin của các nhà đầu tư đối với Chính phủ, các Bộ ngành và chính quyền địa phương. Chính sách đổi mới, thể chế kinh tế thị trường đang được hoàn thiện, nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao liên tục trong nhiều năm đang là những yếu tố tạo lòng tin cho các nhà đầu tư. Thêm vào đó, quan hệ chính trị giữa Việt Nam với hầu hết các nước đang diễn biến theo chiều hướng tích cực cũng là nhân tố quan trọng tác động trực tiếp đến quan hệ kinh tế, đầu tư.Hoạt động xúc tiến đầu tư đã được triển khai tích cực ở cả trong nước và nước ngoài dưới nhiều hình thức đa dạng, nhằm vào các địa bàn trọng điểm, dự án quan trọng. Đặc biệt việc tổ chức các Hội thảo, Diễn đàn đầu tư trong khuôn khổ các chuyến thăm các nước của Lãnh đạo Chính phủ ta đã thu hút mối quan tâm của hàng trăm tập đoàn, công ty lớn của nước ngoài. Những yếu tố trên cùng với nỗ lực nhằm nâng cấp kết cấu hạ tầng, cải cách hành chính, tăng cường chống tham nhũng đang tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao khả năng cạnh tranh, thúc đẩy làn sóng đầu tư mới của nước ngoài vào nước ta. Nhìn chung môi trường đầu tư của nước ta tiếp tục được cải thiện. Theo kết quả khảo sát của Tổ chức JBIC, các công ty Nhật Bản xếp nước ta vào hàng thứ 3 về mức độ hấp dẫn đầu tư sau Trung Quốc và Ấn Độ, trên Thái Lan là nước được xếp vị trí thứ 3 vào năm 2006 b.Những vấn đề còn tồn tại Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp năm 2005 đánh dấu sự tiến bộ về môi trường pháp lý đối với đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện 2 luật này trong giai đoạn đầu khó tránh khỏi những khó khăn, vướng mắc do có nhiều quy định mới đòi hỏi phải được hướng dẫn cụ thể. Đồng thời, việc phân cấp mạnh mẽ cho các địa phương trong việc cấp giấy chứng nhận đầu tư và quản lý đầu tư nước ngoài đòi hỏi phải khẩn trương kiện toàn tổ chức, bộ máy và nhân sự của các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư của các địa phương để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới. Tuy trong thời gian qua kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của nước ta đã được quan tâm đầu tư nâng cấp, nhưng thiếu vốn bảo dưỡng và duy trì, vẫn thuộc diện kém phát triển, còn nhiều bất cập, kém hấp dẫn hơn so với nhiều nước trong khu vực, chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất, kinh doanh trong bối cảnh nền kinh tế tăng trưởng nhanh. Tình trạng quá tải, gây ách tắc giao thông; nguy cơ quá tải của hệ thống mạng thông tin viễn thông, cảng biển và cấp - thoát nước đã và đang ảnh hưởng, gây cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Cải cách hành chính tuy đang được đẩy mạnh song chưa đạt kết quả mong muốn. Khâu quy hoạch, xây dựng và công bố danh mục dự án thu hút đầu tư nước ngoài còn chậm và nhiều bất cập. Tình trạng khan hiếm lao động có trình độ tay nghề cao và cán bộ quản lý đang có chiều hướng gia tăng là cản trở lớn đối với việc thu hút các dự án đầu tư có quy mô lớn, sản xuất các sản phẩm, dịch vụ có hàm lượng kỹ thuật cao. Chi phí sản xuất gia tăng do giá cả một số mặt hàng, nhất là giá nhiên liệu tăng đáng kể, chi phí tiền lương tăng sau khi nâng mức lương tối thiểu... đang gây khó khăn cho nhà đầu tư và có nguy cơ làm giảm sự hấp dẫn đối với môi trường đầu tư tại Việt Nam. Cạnh tranh thu hút vốn FDI giữa các nước trong khu vực ngày càng gia tăng, đòi hỏi phải tiếp tục nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh của nước ta; đồng thời, cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt hơn, sâu rộng hơn trên bình diện quốc gia, giữa sản phẩm của ta với sản phẩm các nước do thuế nhập khẩu cắt giảm từ mức trung bình 17,4% hiện nay xuống 13,4% trong vòng từ 3 đến 4 năm tới. Cùng với việc gia tăng sức ép cạnh tranh, một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ gặp khó khăn, kinh doanh thua lỗ dẫn đến ngừng triển khai dự án hoặc rơi vào tình trạng phá sản. Mặt khác, nhận thức của người lao động và người sử dụng lao động về Luật Lao động chưa tốt, tiềm ẩn tình trạng đình công bất hợp pháp tại một số doanh nghiệp, ảnh hưởng tới sản xuất kinh doanh và môi trường đầu tư tại Việt Nam. Do vậy, cần phải nâng cao nhận thức về những thách thức nảy sinh trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đối với cả cơ quan quản lý các cấp lẫn các doanh nghiệp và người lao động, nhất là khi Việt Nam đã là thành viên của WTO 2.Nhiệm vụ còn lại từ 2008 đến 2010 Trên cơ sở cân đối tích luỹ tiêu dung, đồng thời với việc trỉen khai đồng bộ các giải pháp để thu hút nguồn vốn trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển,dự báo khả năng huy động nguồn vốn đầu tư phát triển năm 2008 vào khoảng 550 nghìn tỷ đồng(tuơng đương 34 tỷ USD),tăng 16,7% so với ước thực hiện năm 2007 và bằng 41% GDP . Năm 2008,tập trung đầu tư xây dựng các công trình kêt cấu hạ tầng.huy động nhiều nguồn lực trong cũng như ngoài nước đầu tư xây dưng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế,xã hội thực hiện mục tiêu tăng trưởng nhanh và bềb vững của nền kih tế.Khẩn trương chuẩn bị các điều kiện và trine khai kế hoạch đầu tư 1 số công trình kết cấu hạ tầng quan trọng Quy mô lớn theo Quyết định số 412/QĐ-TTg ngày 11 tháng 4 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ.Thực hiện các biện pháp đồng bộ để tăng cường hoạt đọng, đẩy nhanh tiến bộ giải ngân nguồn vốn ODA,khuyến khích huy động nguồn vốn FDI dể đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng với những hình thức thích hợp như:BOT,BT,BO, Dự kiến huy động và định hướng đầu tư theo các nguồn vốn như sau: Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước khoảng 110 nghìn tỷ đồng,chiếm 20% tổn nguồn vốn đầu tư xã hội(đây là tỷ trọng thấp nhất trong các năm gần

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6166.doc