Đề tài Kế toán chi phí sản xuất gia công mặt hàng áo sơ mi tại công ty cổ phần Sơn Chinh

Trong những năm gần đây diễn biến tình hình kinh tế trong nước và thế giới có nhiều biến động khó lường. Do đó ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp đặc biệt là những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Mặt khác, để phù hợp với tình hình Bộ tài chính cũng ban hành chế độ kế toán mới. Vì vậy doanh nghiệp đôi khi chưa kịp cập nhật được đầy đủ những thông tin mới.

Công ty cổ phần Sơn Chinh hoạt động trên thị trường nên cũng không tránh khỏi những tác động của các nhân tố môi trường. Đặc biệt hoạt động trong lĩnh vực hàng may mặc nên công ty có những thuận lợi lớn đó là có thị trường mở, xu hướng của thời đại là hướng tới thời trang, nguồn lao động dồi dào, khả năng sản xuất tốt, đội ngũ lãnh đạo năng động, nhưng bên canh đó cũng có những khó khăn là thị phần còn thấp, thương hiệu, công nghệ nhanh chóng bị lỗi thời, thị hiếu của khách hàng thì thường xuyên thay đổi

 

doc66 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5121 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán chi phí sản xuất gia công mặt hàng áo sơ mi tại công ty cổ phần Sơn Chinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
inh doanh. Phòng tổ chức hành chính có trách nhiệm trong việc tổ chức các công việc có liên quan đến tuyển dụng nhân sự, Sắp xếp, quản lý nhân sự, đào tạo cán bộ, đề bạt, sa thải lao động, chịu trách nhiệm về các thủ tục hành chính. Phòng kế toán tài chính có trách nhiệm theo dõi, quản lý các khoản thu chi tài chính trong công ty. Tổ chức công tác kế toán khoa học hợp lý trong công ty, từ đó cung cấp những thông tin kế toán chính xác, kịp thời và đầy đủ về tình hình tài sản, doanh thu, chi phí, kết quả hoạt động kinh doanh. Qua đó giúp giám đốc nắm bắt được tình hình tài chính của công ty để có quyết định kinh tế kịp thời, sáng suốt. Phòng kế hoạch có nhiệm vụ chuẩn bị và lên kế hoạch để thực hiện những điều khoản trong hợp đồng trên cơ sở các giao dịch với khách hàng, tiếp nhận các thông tin yêu cầu của khách hàng. Từ đó cân đối nguồn lực để tiến hành kế hoạch sản xuất cũng như việc kết hợp với phòng kế toán để chỉ đạo việc nhập, xuất vật tư cho quá trình sản xuất. Phòng kinh doanh có nhiệm vụ nghiên cứu thị trường đầu vào, đầu ra, giá cả, sản phẩm.. để xây dựng những chiến lược kinh doanh phù hợp đồng thời đảm bảo việc thực hiện kế hoạch sản xuất. Phòng kĩ thuật chịu trách nhiệm thiết kế sản phẩm sao cho đúng với yêu cầu của hợp đồng. Trên cơ sở nguồn lực mà phòng kế hoạch đã cân đối, xây dựng các thông số kỹ thuât, định mức nguyên vật liệu…phục vụ sản xuất và quản lý. Phòng quản lý chất lượng chịu trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện qui trình công nghệ, kiểm tra chất lượng của nguyên vật liệu đầu vào cũng như sản phẩm đầu ra Các phân xưởng sản xuất có nhiệm vụ thực hiện sản xuất theo lệnh sản xuất của phòng kế hoạch. Bộ máy quản lý của công ty cổ phần Sơn Chinh có thể khái quát bằng sơ đồ (phụ lục 3.2) c. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty. Công ty tiến hành nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng sản xuất kinh doanh thuộc lĩnh vực may mặc là chủ yếu. Trong đó có phương thức nhận gia công, công ty nhận nguyên vật liệu của khách hàng gia công thành sản phẩm hoàn chỉnh rồi giao lại cho khách hàng. Do đó bộ phận sản xuất chính của công ty là các phân xưởng may, Trong các phân xưởng may được tổ chức thành các tổ : tổ cắt, tổ may, tổ hoàn thiện, tổ là, tổ đóng gói trực tiếp sản xuất và hoàn chỉnh sản phẩm. Bên cạnh đó công ty còn có những bộ phận sản xuất phụ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh chính cũng như phục vụ cho việc xuất khẩu hàng hoá và cung cấp cho các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu khác như phân xưởng bao bì, carton. Phân xưởng tạo ra bao bì, thùng carton bao gói sản phẩm đóng thành những kiện hàng để giao lại cho khách hàng. Vì vậy qui trình công nghệ sản xuất của công ty là qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm may Công ty may Sơn Chinh thực hiện qui trình sản xuất kiểu liên tục, chuyên môn hoá lao động. Mỗi công nhân chỉ đảm nhận một công việc duy nhất trong qui trình sản xuất. Trước và Sau mỗi công đoạn như nguyên vật liệu, bán thành phẩm…đều có cán bộ quản lý chất lượng kiểm tra rất cẩn thận rồi mới chuyển sang công đoạn tiếp theo. Vì vậy có thể phát hiện sớm các sai sót để có các biện pháp xử lý làm giảm chi phí sản xuất, đồng thời tránh việc các phân xưởng đổ lỗi cho nhau. Qui trình công nghệ sản xuất của công ty được khái quát theo sơ đồ phụ lục 3.2 3.2.1.2 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán. a. Tổ chức bộ máy kế toán. Công ty cổ phần Sơn Chinh tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình kế toán tập trung. Đối với loại hình tổ chức này, toàn bộ công tác kế toán được tiến hành tập trung tại phòng kế toán của công ty, các phân xưởng không có bộ máy kế toán riêng. Phòng kế toán sẽ thực hiện toàn bộ công tác kế toán của công ty, chịu trách nhiệm thu nhận, xử lý và hệ thống hoá toàn bộ thông tin kế toán. Vì vậy đảm bảo được sự lãnh đạo tập trung thống nhất đối với công tác kế toán đồng thời kiểm tra, xử lý và cung cấp thông tin kịp thời cho giám đốc. Bộ máy kế toán của công ty gồm 5 người có trình độ từ đại học trở lên được bố trí như sau: Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng kế toán: Là người quản lý toàn bộ công việc kế toán của công ty và cũng là người chịu trách nhiệm cao nhất trước giám đốc. Có quyền điều hành, quyết định các công việc trong phòng kế toán Kế toán thanh toán và công nợ: có nhiệm vụ thanh toán, theo dõi tình hình các khoản nợ phải thu của khách hàng cũng như các khoản nợ phải trả của công ty Kế toán tiền lương: có nhiệm vụ tính toán đầy đủ, chính xác, kịp thời tiền lương và các khoản trích theo lương cho cán bộ công nhân viên. Trên cơ sở đó chi trả lương cho công nhân và nộp các khoản BHYT, BHXH, KPCĐ theo quy định. Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm: Tổng hợp chi phí sản xuất theo từng phân xưởng, cuối kỳ tính giá thành cho từng loại sản phẩm, lập các báo cáo chi phí và giá thành. Thủ quỹ: Có trách nhiệm quản lý việc thu, chi tiền mặt sau khi kiểm tra các chứng từ hợp lệ. Cơ cấu bộ máy kế toán có thể khái quát theo sơ đồ phụ lục 3.2 b. Hình thức kế toán. Xuất phát từ đặc điểm sản xuất kinh doanh cũng như việc công ty có một đội ngũ cán bộ, nhân viên kế toán có trình độ cao. Do đó để đảm bảo cho việc cung cấp số liệu chính xác, đầy đủ, kịp thời phục vụ tốt cho yêu cầu quản lý, công ty đã thực hiện ứng dụng tin học hoá trong công tác kế toán. Phần mềm kế toán mà công ty áp dụng là phần mềm kế toán Misa. Phần mềm kế toán Misa được thiết kế theo hình thức kế toán mà công ty áp dụng là hình thức Nhật ký chung. Phần mềm này cho phép xử lý số liệu ngay trên máy sau đó cho ra màn hình thông tin về các loại sổ cũng như các báo cáo tài chính theo qui định. c. Chính sách kế toán. * Chế độ kế toán: Công ty áp dụng chế độ kế toán Việt nam ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/3/2006. * Niên độ kế toán: Từ 1/1/N đến 31/12/N * Đơn vị tiền tệ sử dụng: VNĐ * Hình thức kế toán áp dụng: Hình thức Nhật ký chung. * Phương pháp khấu hao TSCĐ: theo phương pháp đường thẳng. * Phương pháp xác định trị giá hàng tồn kho: phương pháp nhập trước xuất trước * Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Theo phương pháp kê khai thường xuyên. 3.2.2 Đánh giá ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến kế toán chi phí sản xuất gia công tại công ty cổ phần Sơn Chinh. Trong những năm gần đây diễn biến tình hình kinh tế trong nước và thế giới có nhiều biến động khó lường. Do đó ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp đặc biệt là những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Mặt khác, để phù hợp với tình hình Bộ tài chính cũng ban hành chế độ kế toán mới. Vì vậy doanh nghiệp đôi khi chưa kịp cập nhật được đầy đủ những thông tin mới. Công ty cổ phần Sơn Chinh hoạt động trên thị trường nên cũng không tránh khỏi những tác động của các nhân tố môi trường. Đặc biệt hoạt động trong lĩnh vực hàng may mặc nên công ty có những thuận lợi lớn đó là có thị trường mở, xu hướng của thời đại là hướng tới thời trang, nguồn lao động dồi dào, khả năng sản xuất tốt, đội ngũ lãnh đạo năng động, …nhưng bên canh đó cũng có những khó khăn là thị phần còn thấp, thương hiệu, công nghệ nhanh chóng bị lỗi thời, thị hiếu của khách hàng thì thường xuyên thay đổi… Ảnh hưởng của môi trường được phân tích bằng mô hình SWOT Doanh nghiệp Điểm mạnh(S) Điểm yếu(W) Khả năng sản xuất tốt Tình hình tài chính tốt Cơ cấu tổ chức hợp lý Văn hoá công ty Chi phí sản xuất thấp Địa điểm thuận lợi Đội ngũ lãnh đạo giỏi Tình hình thị phần thấp Khả năng marketing yếu Thương hiệu Sự am hiểu về thị trường còn hạn chế Hệ thống thông tin còn chưa hiệu quả Môi trường Cơ hội(O) Thách thức(T) Tình hình chính trị pháp luật trong nước ổn định Thị trường rộng mở Công nghệ tiên tiên Chính phủ ưu tiên phát triển ngành dệt may Đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều Thị trường có nhiều biến động khó lường. Công nghệ lỗi thời nhanh Yêu cầu của khách hàng thường xuyên thay đổi và ngày càng cao Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được phản ánh qua báo cáo kết quả kinh doanh, doanh thu tổng sản phẩm và đóng góp ngân sách nhà nước (phụ lục 3.3) 3.3 Thực trạng kế toán chi phí sản xuất gia công mặt hàng áo sơ mi tại công ty cổ phần Sơn Chinh. 3.3.1 Đặc điểm kế toán chi phí sản xuất gia công tại công ty cổ phần Sơn chinh 3.3.1.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Công ty cổ phần Sơn Chinh có qui trình sản xuất liên tục. sản phẩm phải qua nhiều công đoạn ở các phân xưởng khác nhau, sản phẩm của công đoạn này là bán thành phẩm sẽ được chế biến tiếp ở công đoạn sau. Trong mỗi công đoạn lại được chia nhỏ ra thành nhiều công đoạn nhỏ và mỗi công nhân chỉ đảm nhận một công việc duy nhất cuối cùng mới ghép nối thành sản phẩm hoàn chỉnh. Do đó đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của công ty là theo từng phân xưởng sản xuất chi tiết theo từng mã hàng đối với CP NVLTT và CP NCTT. CPSXC được tập hợp cho từng phân xưởng. 3.3.1.2 Phân loại chi phí sản xuất. Để đáp ứng yêu cầu quản lý cũng như phục vụ cho việc hạch toán đúng đắn chi phí sản xuất, toàn bộ chi phí sản xuất được công ty phân loại như sau: a. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm chi phí nguyên vật liệu chính và chi phí nguyên vật liệu phụ. * Chi phí nguyên vật liệu chính là các loại vải, sợi, bông….được sử dụng trực tiếp để sản xuất ra sản phẩm chủ yếu do khách hàng mang tới.Do đó công ty chỉ hạch toán chi phí vận chuyển, bốc xếp phát sinh trong quá trình nhận nguyên vật liệu từ khách hàng. Vì vậy khoản mục chi phí nguyên vật liệu chính là không đáng kể, * Chi phí nguyên vật liệu phụ là cúc, nhãn, mác… chúng thường đi kèm với nguyên vật liệu chính để sản xuất ra sản phẩm của một đơn đặt hàng. Chi phí nguyên vật liệu phụ công ty bỏ ra là kim, chỉ, thùng carton, băng dính, keo…. b. Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm chi phí tiền lương, các khoản phụ cấp, các khoản trích nộp BHYT, BHXH, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm. Đây là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất. c. Chi phí sản xuất chung là những khoản chi phí cần thiết khác phát sinh trong các phân xưởng phục vụ quá trình sản xuất sản phẩm. 3.3.1.3 Tính trị giá hàng tồn kho. Theo VAS 02- Hàng tồn kho, viêc tính giá hàng xuất kho có thể áp dụng một trong các phương pháp: Phương pháp tính theo giá đích danh; phương pháp bình quân gia quyền; phương pháp nhập trước, xuất trước; phương pháp nhập sau, xuất trước. Hiện nay tại công ty đang áp dụng phương pháp nhập trước, xuất trước. Theo phương pháp này thì trị giá hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ. 3.3.2 Thực trạng kế toán chi phí sản xuất gia công mặt hàng áo sơ mi tại công ty cổ phần Sơn Chinh. Để nghiên cứu kế toán chi phí sản xuất gia công cụ thể là chi phí sản xuất gia công mặt hàng áo sơ mi tại công ty cổ phần Sơn Chinh. Em xin tập trung vào nghiên cứu chi phí sản xuất gia công ở các phân xưởng may của công ty 3.3.2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. * Chứng từ sử dụng. Những nguyên vật liệu chính, phụ liệu do khách hàng mang tới công ty chỉ theo dõi về mặt số lượng nhập, xuất không theo dõi về mặt giá trị và cũng không được phản ánh trên tài khoản kế toán. Khi đối tác giao nguyên vật liệu chính, phụ liệu công ty tiến hành nhập kho Theo kế hoạch sản xuất của phòng kế hoạch, phòng kỹ thuật sẽ tiến hành sản xuất thử và xây dựng định mức nguyên vật liệu cần sử dụng. Trên cơ sở định mức do phòng kỹ thuật xây dựng thủ kho sẽ viết phiếu xuất kho nguyên vật liệu chính, phụ liệu gia công cần dùng cho các phân xưởng theo từng mã hàng (phụ lục 3.4). Căn cứ vào phiếu nhập kho, phiếu xuất kho NVL nhận gia công thủ kho ghi vào sổ kho (Phụ lục 3.5 ). NVL phụ do công ty mua về được theo dõi cả về mặt số lượng và mặt giá trị và được hạch toán vào chi phí NVLTT. Căn cứ vào số NVL phụ mua về công ty tiến hành nhập kho (Phụ lục 3.6).Theo kế hoạch sản xuất và định mức NVL phụ của phòng kỹ thuật thì thủ kho cũng viết phiếu xuất kho NVL phụ dùng cho các phân xưởng sản xuất theo từng mã hàng (Phụ lục 3.7). Định kỳ 2 tuần một lần kế toán xuống kho lấy phiếu xuất kho, đồng thời kiểm tra, xác nhận việc ghi chép thẻ kho của thủ kho. Căn cứ vào phiếu xuất kho kế toán cập nhật dữ liệu về NVL phụ xuất dùng trong tháng cho từng mã hàng Căn cứ vào các phiếu xuất kho NVL kế toán lập bảng phân bổ NVL-CCDC. * Tài khoản sử dụng. Chi phí NVL trực tiếp của công ty là chi phí NVL chính, NVL phụ sử dụng trực tiếp để sản xuất ra sản phẩm và được tập hợp theo từng mã hàng sản xuất trong tháng Kế toán sử dụng TK621- Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng cho sản xuất.Và được mở cho từng phân xưởng như sau: TK6211 Chi phí nguyên vật liệu phân xưởng 1. TK6212 Chi phí nguyên vật liệu phân xưởng 2. TK6213 Chi phí nguyên vật liệu phân xưởng 3 * Trình tự hạch toán. Khi xuất kho vải gia công cho sản xuất sản phẩm áo sơ mi ở phân xưởng 1 Kế toán chỉ theo dõi về mặt số lượng nhập, xuất không theo dõi về mặt giá trị và cũng không được phản ánh trên tài khoản. Vì vậy khi có lệnh sản xuất thủ kho sẽ viết Phiếu xuất kho vải gia công (phụ lục 3.4), Căn cứ vào số liệu trên phiếu xuất kho để ghi vào sổ kho. Khi nhập kho nguyên vật liệu phụ (chỉ may)mua về công ty tiến hành nhập kho phụ liệu. Căn cứ vào phiếu nhập kho ngày 3/9/2008 (Phụ lục số 3.6), kế toán tiến hành ghi tăng nguyên vật liệu là 37.589.400, đồng thời ghi tăng số tiền phải trả cho người bán là 37.589.400. Nợ Tk 152( TK 1522) : 37.589.400 Có TK 331 : 37.589.400 Đối tác thuê gia công chỉ giao Vải và một số vật liệu khác như cúc, nhãn, mác nên các nguyên phụ liệu khác công ty phải mua và hạch toán chi phí. Khi bắt đầu một mã hàng mới phòng kỹ thuật sẽ sản xuất thử và xây dựng các định mức nguyên vật liệu và sản xuất áo sơ mi cũng vậy. Trên cơ sở định mức của phòng kỹ thuật, thủ kho viết phiếu xuất kho nguyên vật liệu phụ để sản xuất áo sơ mi cho phân xưởng 1.(Phụ lục 3.7). Căn cứ vào các phiếu xuất kho NVL trong tháng 9/2008 kế toán lập bảng phân bổ NVL-CCDC tháng 9/2008. Căn cứ vào Bảng phân bổ NVL- CCDC tháng 9 năm 2008 của phân xưởng 1 (Phụ lục 3.8) kế toán tiến hành tập hợp chi phí nguyên vật liệu phụ xuất dùng trong tháng của phân xưởng 1 là 37.589.400. Trong đó, kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu phụ dùng để sản xuất sơ mi là 10.022.296 Nợ TK 621(TK6211) : 10.022.296 Có TK152( TK 1521) : 10.022.296 Cuối kỳ kết chuyển chi phí phụ liệu sản xuất sơ mi sang chi phí SXKD dở dang. Nợ TK 154 : 10.022.296 Có TK 621(TK6211) : 10.022.296 * Sổ kế toán. Để hỗ trợ cho công tác kế toán công ty đã sử dụng phần mềm kế toán. Vì vậy khi phát sinh các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp căn cứ vào các chứng từ kế toán đã được kiểm tra hợp lệ kế toán nhập dữ liệu vào máy, máy sẽ tự động ghi vào phần tệp sổ Nhật ký chung.(Phụ lục 3.9) và vào tệp sổ cái TK621(Phụ lục 3.10). sổ chi phí sản xuất kinh doanh TK621- sản phẩm sơ mi (Phụ lục 3.11) 3.3.2.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp. * Chứng từ sử dụng. Với mỗi mã hàng mới thì được phòng kỹ thuật sản xuất thử để ấn định thời gian chuẩn hoàn thành sản phẩm đó và định mức thời gian cho mỗi công đoạn.công đoạn nào có định mức thời gian càng lớn thì đơn giá tiền lương càng cao. Dựa trên bảng công nghệ do phòng kỹ thuật sản xuất thử và ấn định thời gian (Phụ lục 3.12), kế toán tiến hành tính đơn giá cho từng công đoạn sản xuất sản phẩm. Đặc biệt để phát huy tính tự giác cũng như sự minh bạch trong việc tính lương thì mỗi công nhân trong xưởng sản xuất đều có một quyển sổ để ghi chép số sản phẩm làm trong từng ngày. Cuối tháng dựa trên sự số sản phẩm hoàn thành (Phụ lục 3.13) và bảng công nghệ tổ trưởng tổng hợp và lập bảng cân đối sản phẩm (Phụ lục 3.14). Dựa vào bảng chấm công, năng suất lao động và việc chấp hành nội quy của công nhân (Phụ lục 3.15) để xét thưởng cho công nhân sản xuất nếu đi làm đầy đủ, đạt năng suất lao động và chấp hành tốt nội quy. Nếu công nhân làm cả chủ nhật thì được tính gấp đôi. Sau khi nhận được bảng cân đối sản phẩm, bảng chấm công kế toán sẽ tiến hành tính lương cho công nhân sản xuất và lập bảng thanh toán lương (Phụ lục 3.16), Từ bảng thanh toán lương kế toán lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH (Phụ lục 3.17) Cụ thể công tác tính lương cho công nhân trực tiếp sản xuất áo sơ mi được thực hiện như sau: * Căn cứ vào bảng cân đối sản phẩm của tổ sản xuất áo sơ mi trong phân xưởng, kế toán tính lương sản phẩm cho từng công nhân sản xuất áo sơ mi Cách tính lương sản phẩm cho mỗi công nhân.Đơn giá công đoạn A đảm nhận lương sản phẩm của CN A x Tổng số sản phẩm CN A hoàn thành trong tháng = Trong đó dơn giá gia công cho mỗi công đoạn được tính như sau: Hệ số bậc thợ Định mức thời gian Công đoạn i x Lương bình quân tháng Đơn giá công đoạn i x = Ngày công theo quy định x Thời gian ngày Định mức thời gian từng công đoạn do phòng kỹ thuật tiến hành sản xuất thử và xây dựng nên * Căn cứ vào bảng chấm công, năng suất lao động, chấp hành nôi quy để xét thưởng cho công nhân sản xuất. Công nhân đi làm đầy đủ, Lương sản phẩm từ 1.000.000 trở lên, chấp hành tốt nội quy thì đạt loại A. Nếu không đáp ứng được cả ba điều kiện trên thì đạt loại B, loại C theo quy định Nếu công nhân đạt : Loại A mức thưởng là 10% lương sản phẩm Loại B mức thưởng là 6% lương sản phẩm Loại C mức thưởng là 3% Lương sản phẩm * Lương thâm niên phụ thuộc thời gian mà công nhân làm việc tại công ty tính theo năm Vì vậy lương của công nhân A được tính như sau: Lương thâm niên + Lương thưởng + Lương sản phẩm Lương tháng của công nhân A = * Đối với những khoản người lao động nộp bảo hiểm trừ vào lương tính như sau: BHXH = 5% lương cơ bản BHYT = 1% lương cơ bản - Mức lương bình quân của công nhân sản xuất là 1.000.000 đ/ tháng. Công ty cũng thực hiện tính trích các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ theo quy định là: BHXH được trích theo tỷ lệ 15% quỹ lương cơ bản. BHYT được trích theo tỷ lệ 2% quỹ lương cơ bản. KPCĐ được trích theo tỷ lệ 2% trên tổng quỹ lương Ví dụ: Trong tháng 9/2008 phân xưởng 1 hoàn thành 13.018 áo sơ mi. Theo bảng cân đối sản phẩm trong tháng 9/2008 chị Thơm làm được 13.018 sản phẩm ở công đoạn 12 đơn giá công đoạn là 128 đ Lương sản phẩm phải trả cho chi Thơm là: 13.018 x 128 = 1.666.304 (đ) Vì chị Thơm đi làm đầy đủ, đạt năng suất lao động , chấp hành tốt nội quy nên được xếp loại A nên lương thưởng bằng 10% lương sản phẩm Lương thưởng: 10% x 1.666.304 = 166.630 đ Lương thâm niên: 125.000 đ Tổng lương : 1.666.304 + 166.630 + 125.000 = 1.957.934 đ BHXH. BHYT chị Thơm phải đóng: BHXH : 450.000 x 5% = 22.500 đ BHYT : 450.000 x 1% = 4.500 đ Sau khi trừ đi BHXH, BHYT số thực nhận của chị Chiêm là: 1.666.304 - 22.500 – 4.500 = 1.639.304 đ * Tài khoản sử dụng. Chi phí nhân công trực tiếp là những chi phí phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm như tiền lương các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ trích theo tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất. Kế toán sử dụng TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp để phản ánh chi phí nhân công trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất và được mở chi tiết cho từng phân xưởng như sau: TK 6221 Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất phân xưởng 1 TK 6222 Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất Phân xưởng 2 TK 6223 Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất phân xưởng 3. * Trình tự hạch toán. Để phản ánh chi phí nhân công trực tiếp sản xuất trong tháng 9/2008 tại phân xưởng 1. Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và BHXH ( Phụ lục số 3.17) kế toán phản ánh số tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất là 160.403.000 và khoản phải trả khác là 24.060.450 trong đó BHXH là 18.399.168, BHYT là 2.453.222, KPCĐ là 3.208.060 Nợ TK622 (TK 6221) : 184.463.450 Có TK 3341 : 160.403.000 Có TK 338 : 24.060.450 Trong đó chi tiết Có TK 3382 : 3.208.060 Có TK 3383 : 18.399.168 Có TK 3384 : 2.453.222 Để phản ánh chi phí nhân công trực tiếp sản xuất áo sơ mi căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương trong tháng 9/2008 của tổ sản xuất sơ mi ( Phụ lục 3.16), bảng phân bổ tiền lương và BHXH trong tháng 9/2008 (Phụ lục 3.17), kế toán phản ánh tiền lương phải trả cho nhân công trực tiếp sản xuất sơ mi là 92.598.000, khoản phải trả khác là 13.889.700 trong đó BHXH là 10.621.535, BHYT là 1.416.205, KPCĐ là 1.851.960 Nợ Tk 622 (Sơ mi) : 106.487.700 Có TK 334 : 92.598.000 Có TK 338 : 13.889.700 Trong đó chi tiết có. Có TK 3382 : 1.851.960 Có TK 3383 : 10.621.525 Có TK 3384 : 1.416.205 Cuối kỳ kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp sản xuất vào TK 154 để tính giá thành áo sơ mi của phân xưởng 1 tháng 9/2008.kế toán ghi: Nợ TK 154 : 106.487.700 Có TK 622 (TK6221) : 106.487.700 * Sổ kế toán Khi phát sinh chi phí nhân công trực tiếp kế toán căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra kế toán nhập dữ liệu vào máy, máy sẽ tự động ghi vào phần tệp sổ nhật ký chung( phụ lục số 3.9 ) và vào tệp Sổ cái TK 622 (Phụ lục 3.18). Sổ chi phí sản xuất kinh doanh TK 622 sản phẩm sơ mi (Phụ lục 3.19 ) 3.3.2.3 Kế toán chi phí sản xuất chung. * Chứng từ sử dụng. - Bảng phân bổ NVL, công cụ dụng cụ.( Phụ lục số 3.8) - Bảng phân bổ tiền lương và BHXH (Phụ lục số 3.17) - Bảng tính khấu hao TSCĐ ( Phụ lục số 3.20) * Tài khoản vận dụng. Chi phí sản xuất chung của công ty là những khoản chi phí như lương nhân viên quản lý phân xưởng, các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý, khấu hao TSCĐ…. Và được tập hợp theo từng phân xưởng sản xuất. Kế toán sử dụng TK627- Chi phí sản xuất chung để phản ánh chi phí phục vụ sản xuất kinh doanh chung phát sinh ở các phân xưởng phục vụ sản xuất sản phẩm và được mở chi tiết cho từng phân xưởng như sau: TK 6271 Chi phí nhân viên ở các phân xưởng TK 6272 Chi phí vật liệu ở các phân xưởng TK 6273 Chi phí dụng cụ sản xuất ở các phân xưởng. TK 6274 Chi phí khấu hao TSCĐ ở các phân xưởng. TK 6277 Chi phí dịch vụ mua ngoài ở các phân xưởng TK 6278 Chi phí bằng tiền khác ở các phân xưởng. Dựa vào số liệu đã tập hợp được ở các phân xưởng, cuối tháng kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung của cả 3 phân xưởng may. Trên cơ sở số liệu đã tổng hợp được từng phân xưởng kế toán tiến hành phân bổ chi phí cho từng sản phẩm, từng mã hàng * Trình tự hạch toán. Để tập hợp chi phí sản xuất chung tại các phân xưởng, xét cụ thể ở phân xưởng 1 trong tháng 9/2008 ta thực hiện như sau: + Đối với chi phí nhân viên quản lý phân xưởng. Công ty trả lương cho nhân viên quản lý phân xưởng theo lương theo công thời gian, dựa trên mức lương bình quân của công nhân trực tiếp sản xuất trong phân xưởng sản xuất và hệ số lương. Lương bình quân của CNSX Số ngày công thực tế đi làm Cụ thể lương nhân viên quản lý được tính như sau: x = Lương NVQL Ngày công thực tế theo quy định x Hệ số lương Cách tính lương này góp phần nâng cao trách nhiệm của người quản lý, khuyến khích họ tích cực trong việc theo dõi, đôn đốc công nhân làm việc. Để tập hợp chi phí nhân viên quản lý căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và BHXH trong tháng 9/2008 của phân xưởng 1 ( phụ lục số 3.17) kế toán ghi tăng chi phí sản xuất chung là 11.374.945, đồng thời ghi tăng khoản phải trả nhân viên quản lý 10.124.300 và khoản phải trả khác 1.250.645. Nợ TK 627(6271) : 11.374.945 Có TK 334 : 10.124.300 Có TK 338 : 1.250.645 + Đối với chi phí khấu hao TSCĐ. Công ty tiến hành tính khấu hao TSCĐ cho tất cả các TSCĐ trong công ty theo phương pháp đường thẳng Mức trích KH TSCĐ hàng năm = Nguyên giá TSCĐ Thời gian sử dụng Mức KH hàng tháng = Mức KH hàng năm 12 tháng Để phản ánh chi phí khấu hao TSCĐ. Căn cứ vào bảng trích khấu hao TSCĐ trong tháng 9/2008 của phân xưởng 1(Phụ lục 3.20) kế toán ghi tăng chi phí khấu hao TSCĐ trong tháng 9 của phân xưởng 1 là 64.192.738, đồng thời ghi tăng chi phí sản xuất chung là 64.192.738 Nợ TK 627(6274) : 64.192.738 Có TK 214 : 64.192.738 + Đối với chi phí dịch vụ mua ngoài Để phản ánh chi phí dịch vụ mua ngoài như tiền điện, tiền nước và các chi phí sản xuất chung khác căn cứ vào các phiếu chi số PC0543, hoá đơn tiền điện GTGT số 7001217 (Phụ lục 3.21), kế toán ghi tăng chi phí sản xuất chung đồng thời ghi giảm khoản tiền gửi Nợ TK 627(6277) : 10.498.400 Có TK 112 : 10.498.400 + Đối với chi phí bằng tiền khác Chi phí khác bằng tiền như tiền ăn ca, khoản tiền khác…Căn cứ vào các số liệu từ các hoá đơn bán hàng số 0057869,… (Phụ lục 3.22), kế toán ghi tăng chi phí sản xuất chung đồng thời ghi giảm khoản tiền mặt Nợ TK 627 (TK 6278) : 17.800.000 Có TK 111 : 17.800.000 Cuối tháng kết chuyển chi phí SXC của phân xưởng 1 là: Nợ TK 154: 103.866.083 Có TK 627: 103.866.083 Chi phí sản xuất chung được tập hợp chi tiết cho từng phân xưởng, rồi cuối tháng phân bổ cho từng mã hàng. Tiền lương CNTT sản xuất mã hàng Tổng chi phí SXC PX 1 cần phân bổ Chi phí SXC cần phân bổ cho từng mã hàng x = Tổng chi phí tiền lương của CNTT sản xuất sản phẩm PX1 103.866.083 = x 92.598.000 160.403.000 = 59.960.173 Chi phí SXC phân bổ cho áo sơ mi là: 59.960.173 Kết chuyển chi phí SXC đã phân bổ cho sản phẩm áo sơ mi của phân xưởng 1 sang TK154 để tính giá thành, kế toán ghi: Nợ TK 154 : 59.960.173 Có TK 627

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKế toán chi phí sản xuất gia công mặt hàng áo sơ mi tại công ty cổ phần Sơn Chinh.doc