Đề tài Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Xây dựng Bưu điện

LỜI NÓI ĐẦU 1

PHẦN 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XÂY LẮP. 3

1.1. Đặc điểm ngành xây dựng có ảnh hưởng đến công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: 3

1.1.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xây lắp: 3

1.1.2 Đặc điểm hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp: 4

1.2. Những vấn đề chung về chi phí sản xuất và tình giá thành sản phẩm xây lắp: 5

1.2.1 Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất xây lắp: 5

1.2.2. Giá thành sản phẩm và các loại giá thành: 8

1.2.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: 10

1.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: 11

1.3.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: 11

1.3.2. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất: 12

1.3.3. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất xây lắp: 13

1.3.4. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ: 22

1.3.5. Phương pháp tính giá thành sản phẩm: 24

1.4. Tổ chức hệ thống sổ kế toán trong doanh nghiệp xây lắp: 26

1.4.1. Yêu cầu chung về công tác quản lý và sử dụng sổ kế toán: 26

1.4.2. Tổ chức hệ thống sổ kế toán: 27

PHẦN 2: THỰC TẾ CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG BƯU ĐIỆN. 32

2.1. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh ở công ty Xây dựng Bưu điện: 32

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển: 32

2.1.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty: 33

2.1.3. Đặc điểm hệ thống tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất: 34

2.1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán: 36

2.2. Thực trạng công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Xây dựng Bưu điện: 40

2.2.1. Tổ chức hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 41

2.2.2. Tổ chức hạch toán chi phí nhân công trực tiếp: 45

2.2.3. Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công: 50

2.2.4. Hạch toán chi phí sản xuất chung: 53

2.2.5. Tổng hợp chi phí sản xuất, đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm: 56

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG BƯU ĐIỆN 59

3.1. Nhận xét chung về công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng Bưu điện: 59

3.1.1. Những ưu điểm đạt được: 59

3.2.1. Những hạn chế còn tồn tại: 62

3.2. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Xây dựng Bưu điện: 65

KẾT LUẬN 70

 

 

doc72 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1113 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Xây dựng Bưu điện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hành giản đơn( phương pháp trực tiếp): Trong trường hợp công trình, hạng mục công trình chưa hoàn thành mà có khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao thì cần phải tính giá thành thực tế: Giá thành thực tế KL sản phẩm hoàn thành = Chi phí thực tế dở dang đầu kỳ + Chi phí thực tế phát sinh trong kỳ - Chi phí thực tế dở dang cuối kỳ Giá thành KL hoàn thành bàn giao từng công trình = Giá thành thực tế KL xây lắp hoàn thành bàn giao KL sản phẩm hoàn thành Nếu các công trình, HMCT có thiết kế, dự toán khác nhau nhưng cùng thi công trên cùng một địa điểm do một đơn vị thi công sản xuất đảm nhiệm và không có điều kiện quản lý, theo dõi việc sử dụng các loại chi phí cho từng công trình, HMCT thì từng loại chi phí tập hợp trên toàn bộ công trình phải tiến hành phân bổ cho từng công trình, HMCT. Khi đó giá thành thực tế của công trình: Ztt = Gdti x H. Trong đó: H : Tỉ lệ phân bổ giá thành thực tế Gdti : Giá thành dự toán HMCT i TC : Tổng chi phí thực tế HMCT TGdt : Tổng dự toán của tất cả các HMCT H = TC/TGdt * 100% 1.3.5.2. Phương pháp tổng cộng chi phí: Phương pháp này áp dụng thích hợp với việc xây lắp các công trình lớn và phức tạp, quá trình xây lắp sản phẩm có thể đưa ra các đội sản xuất khác nhau. Đối tượng tập hợp chi phí là từng dội sản xuất, đối tượng tính giá thành là sản phẩm cuối cùng. Z = C1+C2+C3+…+Cn Trong đó C1, C2…Cn là chi phí sản xuất từng đội sản xuất hay từng HMCT. 1.3.5.3. Phương pháp tính giá thành theo định mức: Mục đích của phương pháp này là kịp thời vạch ra mọi chi phí sản xuất thoát ly với mục đích tăng cường kiểm tra và phân tích các số liệu kế toán, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tính toán giản đơn và cung cấp số liệu kịp thời. Căn cứ vào định mức kinh tế kỹ thuật hiện hành và dự toán chi phí sản xuất được duyệt để xác định giá thành định mức cho sản phẩm. Tổ chức công tác hạch toán chi phí sản xuất thực tế phù hợp với định mức và số chi phí chênh lệch thoát ly định mức. Giá thành thực tế của sản phẩm = Giá thành định mức sản phẩm +(-) Chênh lệch do thay đổi định mức +(-) Chênh lệch so với định mức Trong đó: Giá thành định mức được xác định căn cứ vào mức quy định của bộ Tài chính cấp. Chênh lệch do định mức được xác định căn cứ vào chứng từ báo động do thay đổi định mức. 1.4. Tổ chức hệ thống sổ kế toán trong doanh nghiệp xây lắp: 1.4.1. Yêu cầu chung về công tác quản lý và sử dụng sổ kế toán: Theo quy định mới nhất của bộ Tài chính, tất cả các doanh nghiệp xây lắp thuộc mọi loại hình, mọi thành phần kinh tế đều phải mở sổ, ghi chép, quản lý, bảo quản và lưu trữ sổ kế toán theo đúng quy định của chế độ sổ kế toán. Căn cứ vào hệ thống TK, chế độ, thể lệ kế toán của nhà nước và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp để mở đủ các sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết cần thiết. Mỗi dơn vị kế toán chỉ mở và giữ một hệ thống sổ kế toán chính thức và duy nhất. Việc ghi sổ kế toán phải căn cứ vào chứng từ kế toán, mọi số liệu trên sổ bắt buộc phải có chứng từ hợp lệ, hợp pháp. Việc mở sổ và ghi sổ kế toán phải đảm bảo phản ánh đầy đủ, kịp thời chính xác, liên tục có hệ thống tình hình và kết quả kinh doanh. 1.4.2. Tổ chức hệ thống sổ kế toán: Theo hệ thống kế toán xây lắp ban hành theo QĐ số 1864/1998/QĐ-BTC ngày 16/12/1998 quy định sổ kế toán áp dụng thống nhất đối với doanh nghiệp xây lắp bao gồm 4 loại cụ thể: a. Nhật ký chung: Đặc trưng cơ bảncủa hình thức này là tất cả các nghiệp vụ kinh tế pát sinh đều phải ghi vào sổ nhật ký chung theo trình tự thời gian phát sinh và định khoản kế toán của nghiệp vụ, sau đó lấy số liệu trên các sổ nhật ký để ghi sổ cái. Báo cáo tài chính Chứng từ gốc Sổ nhật ký đặc biệt Sổ nhật ký chung Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh Bảng tổng hợp chi tiết Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu Ghi chú: b. Nhật ký-Sổ cái: Đặc trưng cơ bản của hình thức này là các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là sổ Nhật ký-Sổ cái. Căn cứ để ghi vào sổ Nhật ký – Sổ cái là các chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc. Báo cáo tài chính Sổ nhật ký đặc biệt Bảng tổng hợp chứng từ gốc Sổ, thẻ kế toán chi tiết Nhật ký-Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Chứng từ gốc Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu Ghi chú: c. Chứng từ ghi sổ: Đặc trưng cơ bản của hình thức này là căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp. Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm: Ghi theo trình tự thời gian trên sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ. Ghi theo nội dung kế toán trên sổ cái Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở chứng từ gốc hoặc Bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại, có cùng nội dung kinh tế. Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm và có chứng từ gốc đính kèm. Sổ quỹ Bảng tổng hợp chứng từ gốc Sổ, thẻ kế toán chi tiết Chứng từ ghi sổ Chứng từ gốc Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Bảng tổng hợp chi tiết Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu Ghi chú: d. Nhật ký chứng từ: Nguyên tắc cơ bản của hình thức này là tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên có của các TK, kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ đó theo bên Nợ của TK đối ứng, đồng thời việc ghi sổ kế toán kết hợp chặt chẽ giữa việc ghi theo thời gian và giữa hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết trên cơ sở các mẫu sổ in sẵn, thuận lợi cho việc lập báo cáo tài chính và đưa ra các chỉ tiêu kinh tế cần thiết. Báo cáo tài chính Bảng kê Nhật ký chứng từ Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Chứng từ gốc và các bảng phân bổ Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu Ghi chú: Phần 2: Thực tế công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Xây dựng Bưu điện. 2.1. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh ở công ty Xây dựng Bưu điện: 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển: Ngày 30/10/1976 Tổng cục trưởng Tổng cục bưu điện đã ký quyết định số 1348/QĐ thành lập công ty Xây dựng nhà Bưu điện, tiền thân của công ty Xây dựng Bưu điện hiện nay. Công ty Xây dựng nhà Bưu điện được thành lập trên cơ sở hợp nhất các đơn vị xây dựng của ngành là: Đội xây dựng nhà bưu điện, Đội sản xuất gạch Tam Đảo thuộc tổng công ty công trình Bưu điện và bộ phận tự làm thuộc ban kiến thiết 1- Cục kiến thiết cơ bản Tổng cục bưu điện. Đến ngày 09/09/1996, căn cứ nghị định số 5 1/CP ngày 01/08/1995 và nghị định số 12/CP ngày 11/3/1996, Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện ra quyết định số 435/TCCB-LĐ thành lập doanh nghiệp nhà nước: “Công ty Xây dựng Bưu điện” đơn vị thành viên của Tổng công ty Bưu chính viễn thông- Mã số 64. Trụ sở chính: Pháp Vân- Thanh Trì- Hà Nội. Kể từ khi thành lập, công ty đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần thực hiện thắng lợi các chủ trương lớn của ngành về mở rộng và hiện đại hoá mạng bưu chính viễn thông, xây dựng cơ sở vật chất cho sự phát triển thông tin liên lạc của các tỉnh miền núi, biên giới, hải đảo như xây dựng các trung tâm bưu điện Lai Châu, Sơn La, Tuyên Quang…Trong chiến lược phát triển bưu chính viễn thông của ngành công ty đã tích cực tham gia và hoàn thành nhiều công trình đòi hỏi tiến độ thi công nhanh, chất lượng cao như: Tổng đài quốc tế AXE 103 Hà Nội, Tổng đài quốc tế AXE 105 Đà Nẵng, nhà máy liên doanh sản xuất cáp thông tin, cáp sợi quang… 2.1.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty: a. Ngành nghề lĩnh vực kinh doanh: Là một đơn vị xây dựng chuyên ngành bưu điện, hoạt động của công ty nhằm phục vụ đắc lực cho ngành trong công cuộc phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, phục vụ cho mạng lưới thông tin bưu điện. Ngành kinh doanh chính: - Xây dựng công trình dân dụng, công trình công nghiệp. - Xây lắp thông tin( các công trình ngành bưu chính viễn thông nhóm A) - Kinh doanh xuất nhập khẩu - Khảo sát, tư vấn, thiết kế, xây lắp nội thất. Các ngành kinh doanh khác: - Sản xuất tấm vách, tấm trần, đá ốp - Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm ống nhựa PVC… - Đầu tư kinh doanh nhà ở, xây dựng cơ sở hạ tầng… b. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm xây lắp của công ty có thể tóm tắt qua sơ đồ sau: Chủ đầu tư mời thầu Nhận hồ sơ Lập phương án thi công và lập dự toán Tham gia đấu thầu Hợp đồng mua bán vật tư Hợp đồng thuê nhân công Điều động thuê MTC Vốn Tiến hành xây dựng Nghiệm thu bàn giao xác định kết quả 2.1.3. Đặc điểm hệ thống tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất: 2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức sản xuất: Công ty có đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh đa dạng, trong đó hoạt động xây lắp là chủ yếu. Hiện tại công ty tham gia liên doanh với công ty Kurihara và tham gia vào công ty cổ phần cùng với công ty đầu tư xây dựng Thăng Long. Công ty còn có một chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh. Các đơn vị thành viên của công ty bao gồm: - Xí nghiệp tư vấn nhà bưu điện và phát triển bưu điện - Xí nghiệp xây dựng nhà bưu điện 1,2. - Xí nghiệp công trình thông tin 1,2,3 - Xí nghiệp xây lắp nội thất - Nhà máy nhựa bưu điện Các xí nghiệp sản xuất của công ty hoạt động theo cơ chế khoán vốn và theo điều lệ hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, chủ yếu thi công các công trình do công ty giao và do xí nghiệp tự tìm kiếm. Sơ đồ bộ máy tổ chức và quản lý công ty Xây dựng Bưu điện: Giám đốc Phó Giám đốc Phó Giám đốc Phòng kinh tế kỹ thuật Phòng tài chính kế toán thống kê Phòng tổ chức hành chính Phòng đầu tư Ban chỉ huy 03 Ban chỉ huy cáp HP XN tư vấn xây dựng và PT Bưu điện XN xây dựng nhà Bưu điện 1, 2 XN công trình thông tin 1, 2, 3 XN xây lắp nội thất Nhà máy Nhựa Bưu điện 2.1.3.2 Đặc điểm tổ chức và phân cấp quản lý: Là một doanh nghiệp nhà nước, công ty thực hiện việc quản lý theo một cấp. Đứng đầu là giám đốc công ty, chịu trách nhiệm điều hành chung mọi hoạt động của công ty. Hiện tại giúp việc cho giám đốc là 2 phó giám đốc và các phòng ban chức năng. Ban lãnh đạo gồm có: - Giám đốc công ty: do hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của tổng giám đốc. Giám đốc phải chịu trách nhiệm trước tổng công ty và trước pháp luật về quyền hạn và nghĩa vụ được quy định. - Phó giám đốc phụ trách kinh tế, kỹ thuật, vật tư, cơ giới. Giúp giám đốc công ty trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, cơ giới và kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị. Các phòng ban chức năng gồm có: - Phòng kinh tế, kỹ thuật: lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, điều tra việc thực hiện kế hoạch sản xuất, quản lý chất lượng công trình, đào tạo sáng kiến cải tạo kỹ thuật để thực hiện các trình tự xây dựng cơ bản, các hợp đồng kinh tế. - Phòng tổ chức hành chính: có chức năng tham mưu cho giám đốc trong công tác quản lý, điều hành đảm bảo tính thống nhất liên tục, có hiệu lực trong hoạt động sản xuất kinh doanh. - Phòng Tài chính kế toán thống kê: tổ chức và chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác tài chính kế toán, thông tin kinh tế, tổ chức hạch toán kinh tế trong nội bộ công ty theo chế độ chính sách của nhà nước về kinh tế tài chính, pháp lệnh kế toán thống kê. - Phòng đầu tư: xây dựng chiến lược kinh doanh trong đổi mới, bổ sung, cải tiến dây chuyền công nghệ… 2.1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán: 2.1.4.1 Bộ máy kế toán: Do đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh đã nêu trên, công ty đã áp dụng mô hình kế toán vừa tập trung vừa phân tán. Các chi nhánh và xí nghiệp hạch toán độc lập. Công việc kế toán các hoạt động sản xuất kinh doanh do ban kế toán xí nghiệp đó thực hiện, định kỳ( hàng quý) tập hợp số liệu, lập báo cáo gửi về phòng tài chính kế toán công ty. Các xưởng, đội xây dựng không tổ chức bộ máy kế toán riêng. Tại đơn vị này, các nhân viên kế toán có nhiệm vụ tập hợp chứng từ ghi chép ban đầu, cuối kỳ báo cáo sổ lên phòng kế toán công ty. Phòng tài chính kế toán gồm 9 người, có nhiệm vụ chủ yếu là thực hiện việc tổng hợp số liệu của các đơn vị trực thuộc, theo dõi các khoản chi chung cho toàn công ty và lập các báo cáo kế toán định kỳ. Kế toán trưởng Kế toán phó Kế toán tổng hợp Kế toán thanh toán Kế toán Ngân hàng Kế toán vật tư và TSCĐ Kế toán Chi phí giá thành Thủ quỹ Thủ kho - Kế toán trưởng: phụ trách phòng tài chính kế toán thống kê, lãnh đạo, chỉ đạo, phân công công việc trực tiếp cho nhan viên kế toán, chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về các thông tin do phòng kế toán cung cấp. - Kế toán phó: phụ trách công tác kế toán, có nhiệm vụ trực tiếp kiểm tra công tác hạch toán kế toán, thống kê theo nhiệm vụ, chức năng của từng bộ phận. - Kế toán tổng hợp: tổng hợp số liệu, lên báo cáo kế toán theo chế độ hiện hành. - Kế toán thanh toán: phụ trách việc thanh toán, theo dõi các khoản hoàn ứng, tạm ứng, thanh tra nội bộ, tiền lương công nhân, tình hình công nợ trong công ty. - Kế toán ngân hàng: chịu trách nhiệm theo dõi mảnh giao dịch với ngân hàng. - Kế toán vật tư : theo dõi tình hình nhập xuất vật tư, thành phẩm. - Kế toán chi phí và giá thành: tổ chức lập và phân tích các báo cáo về chi phí, giá thành sản phẩm. - Thủ quỹ: giữ quỹ và phụ trách việc thu chi tiền mặt. - Thủ kho: quản lý tình hình nhập, xuất kho vật liệu, công cụ, dụng cụ. 2.1.4.2 Hệ thống sổ sách kế toán: Công ty đang áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ. Tuy nhiên do sử dụng kế toán máy nên quá trình hạch toán có sự khác biệt, được thể hiện qua mô hình sau: Chứng từ gốc Sổ quỹ Máy vi tính 1. Vào chứng từ trong máy 2. Máy tự kết chuyển vào các sổ chi tiết sổ cái có liên quan Bảng tổng hợp chi tiết Bảng kê chứng từ Đính kèm chứng từ gốc Chứng từ ghi sổ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Ghi chú: Vào máy tính Lập cuối kỳ Đối chiếu Các loại chứng từ gốc phục vụ cho hệ thống sổ chi tiết được sử dụng để nhập vào máy gồm: - Phiếu thu, phiếu chi, giấy thanh toán tiền tạm ứng, uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi… - Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, hoá đơn GTGT, bảng thanh toán khối lượng… - Bảng thanh toán lương và bảo hiểm xã hội, bảng chấm công, hợp đồng giao khoán… Về hệ thống tài khoản kế toán: áp dụng ở công ty được căn cứ vào quyết định số 1141- TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 và các quyết định sửa đổi bổ sung của Bộ Tài chính. Về hệ thống báo cáo kế toán: bao gồm Bảng CĐKT, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. 2.2. Thực trạng công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Xây dựng Bưu điện: Do đặc thù của các doanh nghiệp xây lắp, khi thi công công trình có nhiều yếu tố chi phí phát sinh.Vì vậy mọi công trình trước khi đi vào thi công đều phải lập dự toán thiết kế để các bên xét duyệt và làm cơ sở lập hợp đồng kinh tế, lệnh thi công. Các dự toán công trình xây dựng cơ bản được lập theo từng công trình, hạng mục công trình và được phân tích theo từng khoản mục chi phí. Toàn bộ chi phí của công ty bao gồm: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Chi phí nhân công trực tiếp - Chi phí sản xuất chung Sản phẩm của công ty là các công trình, hạng mục công trình riêng biệt. Tuy nhiên, quy trình sản xuất của công trình và phương pháp hạch toán tương tự nhau. Trong phạm vi bài viết này em xin trình bày quy trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công trình: “ Công trình Bưu điện Nam Sách” thuộc tỉnh Hải Dương do Xí nghiệp xây dựng nhà Bưu điện thi công năm 2003. 2.2.1. Tổ chức hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Đây là khoản mục chiếm tỉ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất của công ty. Đối với công trình “Bưu điện Nam Sách”, tổng chi phí sản xuất là 938.050.008 đồng trong đó chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là 804.243.576 đồng chiếm khoảng 80%. Do áp dụng hình thức khoán nên công ty chịu trách nhiệm cấp vốn cho các xí nghiệp hoạt động. Tại các đội không có kho vật tư riêng mà chủ nhiệm công trình phải trực tiếp tổ chức mua và vận chuyển đến tận chân công trình. Các xí nghiệp sẽ theo dõi qua TK141. Đối với một số vật tư, cán bộ của xí nghiệp sẽ căn cứ vào kế hoạch vật tư dựa trên dự toán khối lượng xây lắp để cung cấp cho từng công trình. Khi có nhu cầu vật tư, chủ nhiệm công trình sẽ mua đưa vào thi công. Mẫu số: 01 GTKT-3LL DE/2003B 0058551 Mẫu 1: Hoá đơn ( GTGT) Liên 2: Giao khách hàng Ngày 28 tháng 11 năm 2003 Đơn vị bán: Công ty Cổ phần Kim Chính Địa chỉ: Aí Quốc- Nam Sách- Hải Dương Số TK:………… Điện thoại:…………. MST: 0800280892 Họ tên người mua hàng: Nguyễn Minh Tuấn Đơn vị: Xí nghiệp xây dựng nhà Bưu điện Địa chỉ: Pháp Vân- Thanh Trì- HN Số TK:………... Hình thức thanh toán: CK MS: 0100686544-1 STT Tên hàng hoá, dịch vụ Đv tính Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3=1x2 1 Xi măng Hoàng Thạch kg 40.000 681.818 27.272.720 Cộng tiền hàng 27.272.720 Thuế suất GTGT 10% Tiền thuế GTGT 2.727.272 Tổng cộng tiền thanh toán 29.999.992 Số tiền bằng chữ: (hai chín triệu chín trăm chín chín ngàn chín trăm chín hai ngàn đồng chẵn) Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị Cuối mỗi quý, kế toán xí nghiệp căn cứ vào các chứng từ gốc lập bảng kê trừ nợ đối với từng chủ công trình. Mẫu 2: Trích: Bảng kê chứng từ trừ nợ: Nguyễn Minh Tuấn Công trình: Bưu điện Nam Sách- HD Chứng từ Diễn giải Ghi có TK 141 Ghi nợ các TK Số Ngày TK621 … TK133 76554 58551 82152 11/10 28/11 01/12 Thanh toán tiền mua tấm lợp + úp nóc Thanh toán tiền mua xi măng Thanh toán tiền mua gạch ………. 6.749.985 29.999.992 24.827.000 6.136.350 27.272.720 2.257.000 613.635 2.727.272 22.570.000 Cộng 163.053.491 148.487.450 14.566.041 Ngày 31/12/2003 Giám đốc Kế toán trưởng Sau đó kế toán vào Sổ cái TK( Sổ chi tiết tài khoản theo tài khoản đối ứng) để theo dõi chi phí nguyên vật liệu mỗi công trình. Mỗi công trình được ghi trên một trang sổ. Mẫu 3: Trích: Sổ cái TK621 Công trình: Bưu điện Nam Sách - HD Ngày Số CT Diễn giải TK ĐƯ PS Nợ PS Có … 30/10 BN Vay trả tiền mua sắt các loại 1121 29.283.180 18/12 58585 Thanh toán tiền mua xi măng 331 30.681.810 31/12 44992 Trừ nợ Ô. Tuấn 1411 148.487.450 … 31/12 172 Kết chuyển chi phí NVL. 154 804.243.576 Cộng 804.243.576 804.243.576 Ngày…tháng…năm Giám đốc Kế toán trưởng Kế toán ghi sổ Sau khi kết thúc một công trình, kế toán ở các xí nghiệp tập hợp các chứng từ gốc cùng các chứng từ có liên quan vào chứng từ ghi sổ. Sau đó kế toán xí nghiệp lập bảng báo cáo tổng hợp về các công trình xí nghiệp đã thi công gửi lên phòng kế toán của công ty. Công ty không mở sổ chi tiết theo dõi phát sinh đối với từng công trình mà chỉ theo dõi tổng hợp chi phí vào cuối năm. Tại xí nghiệp cuối mỗi quý ghi bút toán kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào TK154 và vào các sổ có liên quan nhưng ở công ty đến cuối năm mới tập hợp và kết chuyển luôn. Mẫu 4: Chứng từ ghi sổ Ngày 31/12/2003 Số CTGS: 155 Trích yếu TK ĐƯ Số tiền Nợ Có Nợ Có Trừ nợ Tuấn bằng các chứng từ chi CT: Bưu điện huyện Nam Sách Tạm ứng 1411 204.236.629 Chi phí NVLTT 621 148.487.450 Thuế GTGT được khấu trừ 133 14.566.041 Phải trả công nhân viên 334 30.046.350 …. … Cộng Kèm theo một bảng kê và các chừng từ gốc. Người lập Kế toán trưởng 2.2.2. Tổ chức hạch toán chi phí nhân công trực tiếp: Trong giá thành sản phẩm xây dựng của công ty, chi phí nhân công đóng vai trò quan trọng đứng thứ hai sau chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Đối với công trình “Bưu điện huyện Nam Sách- Hải Dương”, chi phí nhân công chiếm 46.046.350 đồng. Hạch toán chính xác, đầy đủ chi phí nhân công trực tiếp cung cấp thông tin hữu hiệu cho quản lý tại từng xí nghiệp cũng như tại công ty để có biện pháp tổ chức sản xuất thích hợp. Hiện nay tại các xí nghiệp chủ yếu áp dụng hình thức hợp đồng ngắn hạn theo thời vụ đối với lao động trực tiếp. Tuỳ vào nhu cầu nhân công ở từng công trình trong từng thời kỳ mà xí nghiệp ký hợp đồng ngắn hạn với số lượng công nhân phù hợp. Số công nhân này được tổ chức thành tổ sản xuất phục vụ yêu cầu thi công cụ thể. Mỗi tổ sản xuất do tổ trưởng phụ trách quản lý. Hình thức trả lương cho lao động mà xí nghiệp áp dụng là giao khoán theo từng khối lượng công việc hoàn thành. Hiện nay xí nghiệp đang áp dụng hai hình thức trả lương: hình thức trả lương theo thời gian( tháng) áp dụng cho ban quản lý đội, ban quản lý công trình và hình thức trả lương khoán theo sản phẩm( theo công trình, hạng mục công trình )áp dụng cho công nhân trực tiếp thi công, kể cả công nhân trong danh sách lao động của đơn vị và công nhân thuê ngoài. Tiền lương tại xí nghiệp được hạch toán qua TK334 rồi phân bổ vào TK622. Tiền lương = Hệ số lương x Số ngày làm việc x Đơn giá nhân công Đơn giá nhân công được xác định dựa trên Bảng chấm công và Bảng thanh toán khối lượng công việc hoàn thành. Các loại chứng từ để hạch toán là Bảng chấm công, Bảng chia lương, Bảng thanh toán khối lượng công việc hoàn thành và một số chứng từ liên quan. Tổ trưởng mỗi đội sản xuất sẽ theo dõi tình hình lao động của công nhân để chấm công, cuối tháng lập bảng chấm công nộp cho chủ nhiệm công trình. Mẫu 5: Bảng chấm công Tháng 12 năm 2003 Tổ: Công nhân xí nghiệp XD nhà Bưu điện TT Họ tên Hệ số Ngày trong tháng Tổng hợp công 1 2 … 29 30 31 1 Vũ Triệu Minh 1,3 x x x x x 40,3 2 Trương Văn Sơn 1,3 x x 26 3 Nguyễn Thị Hằng 1,2 x x x 13,2 4 …. … Tổng cộng 290,1 Tổ trưởng Chủ nhiệm công trình Cuối tháng đội trưởng đội thi công cùng các nhân viên kỹ thuật xem xét, đối chiếu khối lượng công việc mà đội đã hoàn thành. Nếu khớp về số lượng, đảm bảo chất lượng thi công thì chủ nhiệm công trình và tổ trưởng cùng ký vào biên bản ngiệm thu kỹ thuật. Việc giao khoán nghiệm thu theo Bảng thanh toán khối lượng. Mẫu 5: Bảng thanh toán khối lượng T12 Công trình: Bưu điện huyện Nam Sách Đơn vị thực hiện: Tổ công nhân XNXD nhà Bưu điện STT Diễn giải Đv tính Khối lượng Đơn giá khoán Thành tiền … 1 Bê tông, gạch vữa lót móng nhà trực ca m3 6,23 40.000 249.200 2 Bê tông móng nhà trực ca m3 17,05 55.000 937.750 3 Xây tường móng nhà trực ca m3 3,56 65.000 231.400 …. …. ….. Cộng 4.359.000 Tổ trưởng Chủ nhiệm công trình Dựa vào Bảng thanh toán khối lượng công việc hoàn thành và Bảng chấm công, chủ nhiệm công trình lập Bảng chia lương cho công nhân, sau đó lập phiếu đề nghị thanh toán gửi về kế toán xí nghiệp để quyết toán. Mẫu 6: Bảng chia lương Tháng 12 năm 2003 Tổ: Công nhân xí nghiệp XD nhà Bưu điện TT Họ tên Số công Đơn giá công Số tiền Tiền tạm ứng Còn thanh toán Ký nhận 1 Vũ Triệu Minh 40,3 15.025 605.000 300.000 305.000 2 Trương Văn Sơn 26 15.025 390.000 318.000 72.000 3 Nguyễn Thị Hằng 13,2 15.025 198.000 92.000 106.000 4 …. … … … … … Phụ cấp cho tổ trưởng 45.000 45.000 Cộng 4.404.000 1.950.000 2.454.000 Ngày 5 tháng 1 năm 2003 Tổ trưởng Chủ nhiệm công trình Cuối quý, kế toán xí nghiệp tập hợp các chứng từ gốc vào Bảng kê chứng từ trừ nợ( giống như Bảng kê chứng từ trừ nợ khi hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp). Sau đó, kế toán xí nghiệp theo dõi chi phí nhân công trực tiếp trên Sổ cái (Sổ chi tiết tài khoản theo tài khoản đối ứng). Mẫu 7: Trích: Sổ cái TK622 Công trình: Bưu điện huyện Nam Sách- Hải Dương Ngày Số CT Diễn giải TKĐƯ PS Nợ PS Có 31/12 10 Hạch toán chi phí tiền lương 3342 30.046.350 31/12 PK52 Hạch toán CF NCTT Q4 3341 16.000.000 31/12 14 K/c chi phí NCTT 154 46.046.350 Cộng 46.046.350 46.046.350 Ngày… tháng… năm… Giám đốc Kế toán trưởng Kế toán ghi sổ 2.2.3. Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công: Đối với doanh nghiệp xây lắp, việc tăng cường trang bị máy móc kỹ thuật, thiết bị dùng cho thi công xây lắp sẽ giúp công ty giảm được nhiều lao động trực tiếp, tăng năng suất lao động, đẩy nhanh tiến độ thi công. Máy thi công của công ty do tổ máy thi công quản lý. Để có thể chủ động trong thi công, căn cứ vào nhu cầu sử dụng máy của từng công trình và số lượng hiện có của công ty, công ty sẽ tiến hành điều động máy thi công một cách hợp lý. Toàn bộ chi phí sử dụng máy thi công như: xăng dầu, chi phí bảo dưỡng máy, chi phí nhân viên điều khiển máy…được lái xe thanh quyết toán với xí nghiệp mà máy thi công đó phục vụ. Máy thi công của công ty bao gồm: máy ủi, máy xúc, cần cẩu…Tuy nhiên trong trường hợp máy thi công mà công ty không có hoặc công trình quá xa công ty thì xí nghiệp có thể thuê bên ngoài. * Đối với máy thi công của công ty: Trong quá trình thi công, khi có nhu cầu sử dụng máy chủ nhiệm công trình báo với giám đốc xí nghiệp. Căn cứ vào khả năng đáp ứng của đội máy, giám đốc xí nghiệp sẽ quyết định điều động đội máy phục vụ công trình. Tổ máy thi công có nhiệm vụ điều hành, theo dõi mọi khoản chi liên quan đến việc sử dụng máy như nhiên liệu chạy máy, lương công nhân lái máy, phụ máy, chi phí bảo dưỡng…để lập bảng kê chi phí chạy máy. Bảng kê này là cơ sở để kế toán xí nghiệp vào sổ chi tiết tài khoản theo tài khoản đối ứng. Máy thi công khi tham gia vào công trình nào kế toán xí nghệp sẽ theo dõi qua bảng tính khấu hao. Máy thi công

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0515.doc
Tài liệu liên quan