Đề tài Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty liên doanh Khách sạn Vườn Bắc Thủ đô

 

LỜI NÓI ĐẦU 1

Nền kinh tế nước ta đang bước sang giai đoạn đầu của nền kinh tế thị trường, có sự điều tiết của Nhà nước. Cơ chế quản lý kinh tế có sự đổi mới đã tác động rất lớn đến các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường của các doanh nghiệp đứng trước sự cạnh tranh hết sức gay gắt, chịu sự điều tiết của các quy luật cung cầu. Trong môi trường đó, để có thể tồn tại và phát triển các doanh nghiệp phải luôn có sự đổi mới để không ngừng hoàn thiện quá trình sản xuất kinh doanh, đem lại hiệu quả xác thực là lợi nhuận. 1

CHƯƠNG 1 2

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN 2

TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 2

I. Khái quát chung về tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm 2

1. KHÁI NIỆM VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT. 2

2. PHÂN LOẠI CHI PHÍ SẢN XUẤT 4

2.1. PHÂN LOẠI CPSX THEO NỘI DUNG, TÍNH CHẤT CỦA CHI PHÍ 4

2.2. PHÂN LOẠI CHI PHÍ SẢN XUẤT THEO MỤC ĐÍCH CÔNG DỤNG CỦA CHI PHÍ 4

2.3. PHÂN LOẠI CPSX THEO ĐẦU VÀO CỦA QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH Ở DOANH NGHIỆP 5

2.4. PHÂN LOẠI CPSX CĂN CỨ VÀO MỐI QUAN HỆ CỦA CHI PHÍ VỚI QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT SẢN PHẨM VÀ QUÁ TRÌNH KINH DOANH 6

2.5. PHÂN LOẠI CHI PHÍ SẢN XUẤT THEO MỐI QUAN HỆ VÀ KHẢ NĂNG QUY NẠP CHI PHÍ VÀO CÁC ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN CHI PHÍ 6

2.6. PHÂN LOẠI CHI PHÍ TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI KHỐI LƯỢNG HOẠT ĐỘNG 7

3. Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm 7

3.1. KHÁI NIỆM GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 7

3.2. PHÂN LOẠI GIÁ THÀNH 8

4. Mối quan hệ giữa CPSX và GTSP: 9

5. Đối tượng tập hợp CPSX và đối tượng tính giá thành 10

5.1. ĐỐI TƯỢNG TẬP HỢP CPSX 10

5.2. ĐỐI TƯỢNG TÍNH GIÁ THÀNH 11

6. KỲ TÍNH GIÁ THÀNH: 11

7. MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ ĐỐI TƯỢNG TÍNH GIÁ THÀNH 12

II. Tình hình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 13

1. CÁC LOẠI CHỨNG TỪ, TÀI KHOẢN CHỦ YẾU. 13

2. TRÌNH TỰ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT: 19

3. CÁC BƯỚC TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 19

III. HẠCH TOÁN CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP 20

3.1. PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP THEO PHƯƠNG PHÁP KÊ KHAI THƯƠNG XUYÊN 20

3.2. PHƯƠNG PHÁP TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THỰC HIỆN HÀNG TỒN KHO THEO PHƯƠNG PHÁP KIỂM KÊ ĐỊNH KỲ 21

3. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán của Khách sạn Vườn Thủ đô. 39

3.1. Tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán tại Khách sạn. 39

3.2. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN CỦA KHÁCH SẠN VƯỜN BẮC THỦ ĐÔ: 40

3.HÌNH THỨC SỔ KẾ TOÁN ĐANG ÁP DỤNG TẠI KHÁCH SẠN . 42

4. KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH 44

II. ĐỐI TƯỢNG HẠCH TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM, CƠ CẤU KHOẢN MỤC GIÁ THÀNH. 44

1. ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM. 44

2. ĐẶC ĐIỂM VÀ PHÂN LOẠI CHI PHÍ SẢN XUẤT Ở KHÁCH SẠN. 44

III. HẠCH TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP. 45

1. TRƯỜNG HỢP NGUYÊN VẬT LIỆU MUA VỀ KHÔNG NHẬP KHO 46

IV. KHOẢN MỤC CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP: 50

V. KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG: 52

Lương thời gian = số ngày công x hệ số lương x Dt bình quân tháng 53

VI. KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ TOÀN BỘ CHO TỪNG BỘ PHẬN BUỒNG (KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM). 65

1. TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT 65

2. CÔNG TÁC TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI KHÁCH SẠN VƯỜN BẮC THỦ ĐÔ: 65

3. CÔNG TÁC KẾ TOÁN GIÁ THÀNH. 65

CHƯƠNG 3 68

MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI KHÁCH SẠN VƯỜN BẮC THỦ ĐÔ 68

I. ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 68

II. VỀ PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN CÁC KHOẢN MỤC CHI PHÍ : 70

1. HẠCH TOÁN CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP: 70

2. HẠCH TOÁN LƯƠNG NHÂN VIÊN TRỰC TIẾP: 72

3. CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG 72

KẾT LUẬN 73

 

 

doc76 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1115 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty liên doanh Khách sạn Vườn Bắc Thủ đô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phẩm hoàn thành tương đương Theo phương pháp này, trước hết cần phải căn cứ khối lượng sản phẩm dở dang và mức độ chế biến của chúng để tính đổi khối lượng sản phẩm dở dang ta khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. Sau đó, tính toán xác định từng khoản mục chi phí cho sản phẩm dở dang theo nguyên tắc: - Đối với chi phí sản xuất bỏ vào một lần ngay từ đầu dây chuyền công nghệ (như chi phí vật liệu chính trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp..) thì tính cho sản phẩm dở dang theo công thức(1) - Đối với các chi phí bổ dần trong quá trình sản xuất, chế biến(như chi phí nhân công trực tiếp sản xuất, chi phí sản xuất chung..) thì tính cho sản phẩm dở dang theo công thức: x S'd Dck = D đk + C STP + S’d Trong đó : - C : Được tính theo từng khoản mục chi phí tương ứng phát sinh trong kỳ S'd: Là khối lượng sản phẩm dở dang đã tính đổi ra khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương theo tỷ lệ chế biến hoàn thành(% HT): S'd= Sd x%HT Phương pháp này đảm bảo tính hợp lý hơn và độ tin cậy cao hơn của chỉ tiêu "chi phí sản xuất kinh doanh dở dang " và "thành phẩm" trên bảng cân đối kế toán, cũng như chỉ tiêu "giá vốn hàng bán" trên báo cáo kết quả khi sản phẩm được bán ra trong kỳ. Tuy vậy phương pháp này cũng có nhược điểm là khối lượng tính toán nhiều hơn, hơn nữa việc đánh giá mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang trên các công đoạn của dây chuyền sản xuất khá phức tạp và mang nặng tính chủ quan 3. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức áp dụng thích hợp với hệ thống kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo định mức - một hệ thống kế toán chi phí và tính giá thành linh hoạt hơn. Trong hệ thống kế toán chi phí và tính giá thành theo chi phí thực tế, phương pháp này chỉ thích hợp với những sản phẩm đã xây dựng được định mức chi phí sản xuất hợp lý Theo phương pháp này, kế toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang đã kiểm kê, xác định ở từng công đoạn sản xuất và định mức từng khoản mục chi phí ở từng công đoạn sản xuất tương ứng cho từng đơn vị sản phẩm để tính ra chi phí định mức của khối lượng sản phẩm dở dang ở từng công đoạn, sau đó tập hợp lại cho từng loại sản phẩm. Theo phương pháp này, các khoản mục chi phí được tính cho sản phẩm dở dang được tính theo mức độ hoàn thành của sản phẩm làm dở. VIII. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm 1. Phương pháp tính giá thành giản đơn Phương pháp này áp dụng đối với các doanh nghiệp có đối tượng tính giá thành phù hợp với đối tượng tập hợp chi phí, kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo, qui trình công nghệ sản xuất giản đơn, khép kín từ khi đưa nguyên vật liệu vào cho đến khi hoàn thành sản phẩm. Đối tượng tính giá thành phù hợp với đối tượng tập hợp chi phí sản xuất nên dựa vào số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp được kế toán chỉ cần đánh giá sản phẩm làm dở theo phương pháp thích hợp, sau đó tính giá thành theo công thức: Tổng giá thành thực tế sản phẩm = Giá trị sản phẩm làm dở đầu kỳ + Chi phí phát sinh trong kỳ - Giá trị sản phẩm làm dở cuối kỳ = Giá thành đơn vị Tổng giá thành sản phẩm sản phẩm Khối lượng sản phẩm hoàn thành 2. Phương pháp tính giá thành phân bước Phương pháp này áp dụng thích hợp trong các doanh nghiệp có quy trình công nghệ kỹ thuật sản xuất phức tạp kiểu liên tục, sản phẩm phải qua nhiều giai đoạn chế biến liên tục kế tiếp nhau. Nửa thành phẩm ở giai đoạn trước là đối tượng tiếp tục chế biến ở giai đoạn sau Tuỳ vào đặc điểm tình hình cụ thể mà dự tính giá thành trong trường hợp này có thể là thành phẩm ở giai đoạn cuối. Do có sự khác nhau về đối tượng tính giá thành nên phương pháp tính giá thành phân bước chia thành hai phương pháp: + Phương pháp phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm + Phương pháp phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm * Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm Việc tính toán kết chuyển chi phí giữa các giai đoạn và giá thành của chúng theo trình tự sơ đồ sau: Giả sử doanh nghiệp sản xuất sản phẩm qua n giai đoạn ( phân xưởng) Giai đoạn 1 CPNVL chính trực tiếp + Chi phí khác giai đoạn 1 Giá thành nửa thành phẩm GĐ1 Giai đoạn 2 CPNTP GĐ 1 chuyển sang + Chi phí khác giai đoạn 2 Giá thành nửa thành phẩm GĐ2 Giai đoạn 3 CPNTP GĐ n-1 chuyển sang + Chi phí khác giai đoạn n Giá thành của thành phẩm *Phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm Trong trường hợp này, đối tượng tính giá thành chỉ là thành phẩm ở bước công nghệ cuối cùng. Do vậy chỉ cần tính toán xác định phần chi phí sản xuất của từng giai đoạn nằm trong thành phẩm. 3. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng Phương pháp này áp dụng thích hợp với các doanh nghiệp tổ chức sản xuất đơn chiếc hoặc từng hoạt động nhỏ, vừa theo đơn đặt hàng, đối tượng tính giá thành là đơn đặt hàng đã hoàn thành. Kỳ tính giá thành không phù hợp với kỳ báo cáo mà là khi đơn đặt hàng hoàn thành. Đối với những đơn đặt hàng đến kỳ báo cáo đã hoàn thành thì toàn bộ chi phí đã tập hợp được theo đơn đặt hàng đó chính là tổng giá thành của đơn đặt hàng Đối với những đơn đặt hàng đến kỳ báo cáo chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí tập hợp được theo đơn đặt hàng đó được coi là sản phẩm dở dang và hàng tháng vẫn phải mở sổ kế toán để tập hợp chi phí sản xuất cho đơn đặt hàng đó. Đến khi hoàn thành tổng cộng các chi phí lại sẽ có giá thành của đơn đặt hàng. Nếu đơn đặt hàng được sản xuất chế tạo ở nhiều phân xưởng khác nhau thì phải tính toán xác định số chi phí của từng phân xưởng có liên quan đến đơn đặt hàng đó. Những chi phí trực tiếp được tập hợp thẳng vào đơn đặt hàng còn chi phí sản xuất chung được phân bổ theo tiêu thức thích hợp 4. Phương pháp tính giá thành theo định mức Phương pháp này dựa trên định mức tiêu hao của các yếu tố cho quá trình sản xuất và dự toán chi phi quản lý sản xuất, những thay đổi định mức hay dự toán chi phí và thoát ly định mức (chênh lệch giữa thực tế và định mức). để xác định giá thành thực tế của đối tượng tính giá thành , cụ thể theo công thức. Giá thành thực tế của sản phẩm = Giá thành định mức + Chênh lệch giá thành do thay đổi định mức + Chênh lệch thoát li định mức Trong đó : - Giá thành định mức của sản phẩm được căn cứ vào các định mức kinh tế kỹ thuật hiện hành để tính. Tuỳ thuộc vào trường hợp cụ thể mà giá thành định mức bao gồm giá thành định mức của các bộ phận chi tiết cấu thành nên sản phẩm hoặc giá thành định mức của nửa thành phẩm ở từng giai đoạn công nghệ, từng phân xưởng tổng cộng lại hoặc cũng có thể tính luôn cho sản phẩm - Xác định số thay đổi do chênh lệch định mức: Vì giá thành định mức tính theo hiện hành, do vậy khi thay đổi định mức cần phải tính toán lại. Việc thay đổi định mức thường tiến hành vào đầu tháng, nên việc tính toán số chênh lệch do thay đổi định mức chỉ cần thực hiện đối với sản phẩm làm dở đâù kỳ (Cuối kỳ trước). Vì chi phí tính cho sản phẩm làm dở đâù kỳ là định mức cũ, số chênh lệch do thay đổi định mức cũ trừ đi định mức mới. - Xác định số chênh lệch do thoát ly định mức: Chênh lệch do thoát ly định mức là số chênh lệch do tiết kiệm được hoặc vượt chi. Việc sác định sổ chênh lệch do thoát ly định mức được tiến hành theo những phương pháp khác nhau tuy thuộc vào khoản mục chi phí. Song số chênh lệch do thoát ly định mức đều được xác định như sau: - = Chênh lệch do Chi phí thực tế Chi phí định mức ( theo thoát ly định mức (Theo từng khoản mục) từng khoản mục) Chương 2: Tình hình thực tế về công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Khách sạn Vườn Bắc Thủ đô I. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của công ty ảnh hưởng đến công tác kế toán và chi phí SX và tính giá thành sản phẩm. 1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển. Khách sạn Vườn Bắc Thủ đô là một trong những công ty liên doanh đầu tiên trong lĩnh vực khách sạn tại thủ đô Hà Nội. Theo đà hoạt động giao lưu kinh tế rầm rộ, nhiều công ty nước ngoài đã đầu tư vào Việt Nam. Nắm bắt được nhu cầu cấp thiết là cần phải xây dựng một khách sạn có đủ tiêu chuẩn quốc tế phục vụ kịp thời các đối tượng là người nước ngoài. Lãnh đạo Công ty Bảo tàng Hồ Chí Minh đã ký kết hợp đồng với Công ty Treasure Resources của Hồng Kông cùng thực hiện dự án. Khách sạn Vườn Bắc Thủ đô được thành lập tại nước CHXHCN Việt Nam với thời hạn liên doanh 20 năm theo giấy phép đầu tư số 817/GP ngày 4 tháng 3 năm 1994 do Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư (nay Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cấp. Khách sạn đi vào hoạt dộng từ ngày 17 tháng 5 năm 1995. Khách sạn nằm ở phía Bắc Thành phố, địa chỉ 48A Láng Hạ - Đống Đa - Hà Nội, là khách sạn 3 sao với lợi thế cạnh tranh về giá cả, có thể thu hút được nhiều nguồn khách trung và hạng cao. Khách sạn có đội ngũ nhân viên được đào tạo trực tiếp bởi người nước ngoài với chất lượng cao có chuẩn mực phục vụ, mức phục vụ ổn định. Khách sạn có qui mô vừa phải, tiện phục vụ khách tận tình chu đáo. Tuy nhiên, hiện nay nhiều khách sạn cấp cao xây dựng với qui mô và phương tiện tiên tiến hiện đại hơn cho nên sức cạnh tranh là rất lớn và gay gắt. Trong thời đại mà cơ may và thách thức cùng tồn tại, Khách sạn Vườn Thủ đô phải ra sức phát huy sở trường triệt để lợi dụng ưu tiên hiện có, khắc phục những hạn chế để đảm bảo luôn phát triển trong cuộc cạnh tranh thị trường có nhiều biến đổi khôn lường. 2. Đặc điểm tổ chức kinh doanh: Hoạt động chính của công ty là kinh doanh dịch vụ lưu chú, ăn uống... 2.1. Đặc điểm tổ chức quản lý. - Tư tưởng quản lý: Kết hợp tư tưởng quản lý tiên tiến của nước ngoài với hình thức thực tế trong nước đưa công tác giáo dục tư tưởng ăn sâu vào công tác quản lý, tạo ra nét đặc sắc về quản lý của Khách sạn Vườn Thủ đô. Nguyên tắc quản lý: Gồm các nguyên tắc sau: * áp dụng chế độ trách nhiệm Tổng giám đốc, xây dựng hệ thống chỉ huy thống nhất có hiệu quả. Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị theo chế độ nhiệm kỳ dưới hình thức ký hợp đồng về mục tiêu quản lý kinh doanh. Tổng giám đốc chịu toàn bộ trách nhiệm về quản lý kinh doanh, xác định mục tiêu phát triển khách sạn, phương châm kinh doanh, biện pháp quản lý nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao nhất như dự tính. * Trong khách sạn áp dụng chế độ phân cấp quản lý, trách nhiệm rõ ràng, trách nhiệm và quyền hạn ngang nhau, cấp dưới chịu trách nhiệm với cấp trên, cấp trên kiểm tra cấp dưới, nhiệm vụ được quán triệt xuống theo từng cấp. Khi thực hiện nguyên tắc “cấp trên quản lý cấp dưới trực tiếp”, “khách sạn đặc biệt nhấn mạnh “cấp trên làm gương cho cấp dưới”. Khách sạn áp dụng chế độ hợp đồng lao động đối với tất cả mọi người từ nhân viên tới người quản lý các cấp, thời hạn hợp đồng là 1 năm. Phương châm quản lý: Phương châm quản lý của Khách sạn là đối ngoại thì đẩy mạnh kinh doanh, đối nội thì tăng cường bồi dưỡng, đào tạo. Đẩy mạnh kinh doanh để nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng cường bồi dưỡng, đào tạo để nâng cao chất lượng phục vụ. Đẩy mạnh kinh doanh: Mục đích là làm cho du khách yêu và ưa thích khách sạn, từ đó gây dựng hình ảnh tốt đối với khách, không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội của khách sạn. Bộ phận phụ trách kinh doanh chủ yếu làm công tác đẩy mạnh kinh doanh, cũng là bộ phận có chức năng kinh doanh của khách sạn. Bồi dưỡng đào tạo: Khách sạn khuyến khích nhân viên, nhất là bồi dưỡng tiếng Anh giao tiếp dùng riêng cho các bộ phận tiếp nhận khách, hầu phòng, bồi bàn.. * Văn phòng tổng giám đốc: Nói chung, văn phòng đại diện hội đồng quản trị thông qua tổng giám đốc để quán triệt kế hoạch và nắm bắt, thẩm duyệt những quyết định qua trọng và tình hình kinh doanh của khách sạn. Nhưng khi cần thiết có thể làm việc trực tiếp trong khách sạn. Để phù hợp với các đặc điểm tổ chức kinh doanh, tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh của công ty được bố trí như sau: * Tổng giám đốc: Là người có chức năng hành chính cao nhất về quản lý khách sạn. Chức năng chủ yếu là vạch kế hoạch công tác và các quy tắc, điều lệ tương ứng xoay quoanh mục tiêu kinh doanh, quản lý khách sạn, đôn đốc, kiểm tra và chỉ đạo các bộ phận hoàn thành các công việc giao; phối hợp quan hệ và công việc với các giám đốc của từng bộ phận, thay mặt khách sạn liên hệ với các ngành ở bên ngoài và với các cơ quan nhà nước giải quyết các công việc hành chính hàng ngày.. nhằm bảo đảm cho công việc của khách sạn diễn ra bình thường, hoàn thành các nhiệm vụ và chỉ tiêu kinh tế của khách sạn * Phó tổng giám đốc: Giúp tổng giám đốc vạch ra phương châm sách lược kinh doanh và kế hoạch công tác, tổ chức cho các bộ phận thực hiện nghiêm túc, định kỳ kiểm tra tình hình chấp hành. Phối hợp với tổng giám đốc nắm chắc các công việc của các bộ phận, tìm hiểu, phân tích hoạt động và thông tin kinh tế ngành và tình hình kinh doanh, dự đoán xu thế phát triển kinh doanh khách sạn, đề ra những biện pháp cải cách. * Thư ký tổng giám đốc: Phụ trách công việc in ân, thu phát, trình duyệt và lưu trữ các công văn, giấy tờ của văn phòng của giám đốc. Tiệp nhận điện thoại ghi chép các việc có liên quan và báo cáo tổng giám đốc. Tiêp và bố trí khách mà tổng giám đốc hẹn gặp. Tổ chức sắp xếp các công việc về hội nghị mà do tổng giám đóc triệu tập, ghi biên bản hội nghị, sắp xếp chỉnh lý tài liệu hội nghị. Khởi thảo lập báo cáo, báo biểu, hàng ngày chuyển sổ ghi chép của các ca làm việc hàng tuần, ngày cho tổng giám đốc phê duyệt. Thu nhập tài liệu nghiệp vụ cho tổng giám đốc tham khảo. * Bộ phận tiếp khách (hay bộ phận tiền sảnh): - Giám đốc điều hành tiếp nhận khách: Quản lý kinh doanh tại bộ phận tiếp nhận khách, cung cấp dịch vụ với chất lượng tốt cho khách, nâng cao tới mức tối đa tỷ lệ cho thuê phòng, thu nhập chi thuê phòng và giá cho thuê phòng bình quân. Chịu trách nhiệm toàn diện về công việc của bộ phận tiếp khách, tham gia hoạch định và thực hiện kế haọch, phương châm kinh doanh của khách sạn - Tổ lễ tân (tiếp nhận): Là người trực tiếp tiêp nhận đón khách làm thủ tục nhập phòng, hướng dẫn giúp đỡ khách, chịu trách nhiệm về chất lượng khách và thăm hỏi khách. - Tổ nhận đặt phòng: Tiếp nhận và giải quyết yêu cầu đặt phòng của khách, khai thác nguồn khách, dự tính tình hình phòng trong tháng và những tháng tới. Phân loại khách nghỉ theo tiêu chuẩn đã quy ước, sửa và huỷ đặt phòng theo yêu cầu của khách - Tổ tổng đài: Đảm bảo nghe chắp nối điện thoại theo yêu cầu, thao tác một cách chính xác, nhanh, lễ độ, có chất lượng tốt. Nhận lời nhắn tin của khách và chuyển tới người nhận. Hoàn thành chu đáo công việc đánh thức khách - Tổ hành lý: Ký gửi và vận chuyển hành lý của khách theo yêu cầu thao tác đã quy định, chuyển báo trí và các tài liệu khác cho khách và của các bộ phận trong khách sạn. Mở cửa chính của khách sạn và cửa xe cho khách, phục vụ một cách lễ độ lịch sự. Thực hiện các yêu cầu thuê có hẹn của khách, nhận và thông báo cho tổ xe nhu cầu thuê xe của khách. - Đội xe: Phục tùng sự phân công, lái xe theo yêu cầu trong “lịch yêu cầu dùng xe”. Hàng ngày làm tốt công tác kiểm tra, lau rửa xe, đảm bảo xe sạch sẽ, vận hành bình thường - Tổ bảo vệ: Bảo vệ lợi ích của khách sạn, tăng cường công tác bảo vệ nội bộ, đề ra các chế độ, quy định các biện pháp an toàn có hiệu quả, tiến hành tuyên truyền, giáo dục pháp luât, nâng cao ý thức bảo vệ an toàn của cán bộ, công nhân viên, phòng ngừa xảy ra các sự cố bất ngờ, thường xuyên đi tuần phát hiện những khả nghi kịp thời. Theo dõi và dập thẻ nhân viên theo giờ làm, ghi chép đầy đủ những người ra vào cung câp hàng cho khách sạn. Quét dọn, sắp xếp, kiểm tra phòng sạch sẽ đảm bảo yêu cầu phục vụ cao nhất đúng tiêu chuẩn. Nhận và hoàn thành những yêu cầu của khách về giặt là, dọn dẹp vệ sinh các khu tiền sảnh, nhà hàng và các phòng ban cho khách sạn. Chăm sóc cây trồng trong khách sạn - Bộ phận kỹ thuật: Hoàn thành công việc âm hình theo quy định của cơ quan Nhà nước, hoàn thành công tác chuyển, phát truyền qua vệ tinh, truyền hình, phát thanh mặt đất, nhạc nền, ghi chép đày đủ những vận hành của thiết bị. Làm tốt công tác bảo dưỡng, duy tu bảo đảm thiết bị hoạt động bình thường - Bộ phận nhà hàng: Điều hành trực tiếp là giám đốc nhà hàng: Phục vụ khách các món ăn và dịch vụ có chất lượng tốt. Tức là cung cấp các món ăn Âu, Trung Quốc, Nhật.. phục vụ các bữa tiệc lớn, cung cấp nơi nghỉ ngơi giải trí, phục vụ các hội nghị. Và trong các hoạt động ấy cung cấp cho khách các dịch vụ có chất lượng tốt. Điều tra thị trường ăn uống, giới thiệu dịch vụ ăn uống của khách sạn.. - Bộ phận bếp: Điều hành trực tiếp là bếp trưởng: Cung cấp các món ăn có chất lượng tốt, khống chế giá thành thực phẩm, phối hợp với bộ phận nhà hàng nắm bắt được nhu cầu và ý kiến của khách, nâng cao chất lượng, đổi mới món ăn. Chịu trách nhiệm hạch toán giá thành bếp ăn, thẩm duyệt thực đơn mới, duyệt mua thực phẩm.. - Tổ máy tính: Người lãnh đạo trực tiếp là tổng giám đốc giám sát tình hình vận hành hệ thống máy tính, phụ trách công việc bảo dưỡng phần cứng, phần mềm bảo đảm hệ thống máy vận hành tốt, giải đáp các vấn đề do các bộ phận sử dụng máy tính, hướng dẫn nhân viên kiểm tra doanh thu ca đêm làm tốt công tác đổi mới dữ liệu hàng ngày - Bộ phận tài vụ: Điều hành trực tiếp là kế toán trưởng: Kịp thời hạch toán một cách chính xác việc kiểm tra tình hình tài vụ, hoạt động kinh tế và hiệu quả kinh doanh của khách sạn, cung cấp cho người quản lý khách sạn những thông tin kế toán, tài vụ tin cậy; tăng cường quản lý kế hoạch (dự toán), lập ra kế hoạch tài vụ (dự toán); tăng cường hạch toán kinh tế, làm tốt công tác kiểm soát chi tiêu, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành, gia tăng doanh lợi; tăng cường công tác phân tích tài vụ, kiểm tra tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế, phản ánh tình quản lý kinh doanh; huy động và tích luỹ vốn, phân phối và sử dụng vốn có hợp lý để đạt hiệu quả kinh tế ngày càng lớn; tăng cường giám sát kế toán, quán triệt chế độ tài vụ giữ gìn kỷ luật về kinh tế tài chính, bảo vệ tài sản và lợi ích khách sạn Bộ phận phụ trách nhân lực: Điều hành trực tiếp là giám đốc nhân sự: Xác định cơ cấu tổ chức của khách sạn; lập kế hoạch và thực hiện tuyển dụng cán bộ, công nhân viên; quy định chế độ và thực đánh giá công việc của cán bộ, công nhân viên, đề ra và chấp hành chế độ quản lý công nhân viên, tham gia biên soạn và sửa chữa “Quy chế, điều lệ “ của khách sạn; làm tốt công tác lao động tiền lương, phúc lợi và bảo hộ lao động; quản lý công tác bồi dưỡng và đào tạo cán bộ, công nhân viên, thực hiện các công tác quản lý hành chính khác 2.2. Đặc điểm qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm Hoạt động chính của công ty là kinh doanh dịch vụ lưu chú ăn uống, phục vụ cho khách lưu trú tại khách sạn, bên cạnh đó còn cung cấp các sản phẩm về ăn uống cho thị trường bên ngoài khách sạn. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty gồm nhiều công đoạn được biểu diễn qua sơ đồ sau: Bộ phận bếp và nhà hàng Bộ phận nhà buồng - Các loại thức ăn chín - Các loại bánh ngọt - Kem - Hoa quả - Bia, nước ngọt xuất bán - Phòng nghỉ cho khách - Giặt là - Phiên dịch và in - Dịch vụ cho thuê Do kết quả của mỗi bộ phận đều là thành phẩm, có thể tiêu thụ được nên việc tính giá thành các sản phẩm này đơn giản. Kế toán thường tính được trực tiếp giá thành sản phẩm mà không phải thông qua phương pháp tính giá thành phức tạp Đặc điểm qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty vừa đơn giản, vừa khép kín như trên nên việc tổ chức hạch toán kế toán tại công ty tương đối đơn giản 3. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán của Khách sạn Vườn Thủ đô. 3.1. Tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán tại Khách sạn. Xuất phát từ đặc điểm tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất ở trên, khách sạn Vườn Thủ đô áp dụng hình thức kế toán tập trung. Bộ máy kế toán ở khách sạn được tập trung ở phòng kế toán tài vụ, bên ngoài có các nhân viên thu ngân đảm trách nhiệm vụ thu tiền. Bộ phận kế toán của khách sạn có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát việc sử dụng tiền vốn theo chế độ tài chính hiện hành. Thông qua tình hình thu, chi, doanh thu, lợi nhuận để theo dõi tình hình lượng khách ra vào và kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn. Ngoài ra, bộ phận kế toán còn thực hiện chức năng phân phối lợi nhuận lập các quỹ của khách sạn. Hàng tháng, quý, năm lập báo cáo tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán trong phòng kế toán của khách sạn gồm 8 ngưòi đặt dưới sự lãnh đạo của ban giám đốc khách sạn và được tổ chức như sau: - Kế toán trưởng: Là người điều hành phòng kế toán tài vụ với chức năng phụ trách chung toàn bộ công việc của phòng, giúp giám đốc ký kết các hợp đồng, làm kế toán về TSCĐ, XDCB và kế toán các nguồn vốn. - Một kế toán ngân hàng kiêm thủ quĩ. - Một kế toán thanh toán. - Một kế toán doanh thu kiêm kế toán tiền lương, BHXH. - Hai kế toán vật liệu kho kiêm mua bán hàng. - Hai kiểm toán nội bộ đêm. 3.2. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của Khách sạn Vườn Bắc Thủ đô: - Đặc điểm. Bộ phận tài vụ của Khách sạn là một bộ phận quản lý cực kỳ quan trọng trong khách sạn, chịu trách nhiệm toàn diện công tác quản lý tài vụ, hạch toán kế toán, quản lý vật tư và quản lý thông tin của khách sạn; thông qua việc tổ chức chu chuyển vốn của khách sạn để cung cấp các thông tin về quản lý kinh doanh, thúc đẩy khách sạn nâng cao quản lý và hiệu quả kinh tế. Trong hạch toán kế toán được thực hiện theo qui ước giá gốc và phù hợp với các Chuẩn mực kế toán Quốc tế. Từ ngày 1 tháng 1 năm 1997, công tác hạch toán kế toán của Công ty được thực hiện theo các qui định hiện hành tại Việt Nam theo quyết định 1141 TC/QĐ/CĐKT ngày 1 tháng 1 năm 1995 và các văn bản liên quan của Bộ Tài chính nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đơn vị hạch toán và ngoại tệ: Các báo cáo được thể hiện bằng đô la Mỹ (USD). Các nghiệp vụ bằng đồng Việt Nam (VND) và ngoại tệ khác USD được chuyển đổi sang USD theo tỷ giá áp dụng vào ngày phát sinh nghiệp vụ, Tài sản có tính chất tiền và công nợ có gốc ngoại tệ không phảI USD tại ngày lập bảng cân đối kế toán được chuyển sang tỷ giá áp dụng vào ngày đó, chênh lệch tỷ giá được hạch toán vào báo cáo lãi lỗ trong năm. - Bộ máy kế toán * Kế toán trưởng: Kiểm tra tất cả chứng từ ghi nợ và chứng từ gốc kèm theo, bảo đảm số liệu chính xác, chân thực, hạch toán phân loại tổng nợ, giám sát và chỉ đạo việc lập sổ phân loại nợ chi tiết, bảo đảm sổ sách và thực nợ phù hợp với nhau. Lập báo biểu, phân tích tài vụ hàng tháng, hàng năm. Giám sát chỉ đạo thu chi tiền mặt, đổi ngoại tệ... khống chế giá thành, chỉ đạo công tác trả đòi nợ. Giúp giám đốc lập dự toán và phân phối vốn kinh doanh cho các bộ phận. Chịu trách nhiệm trước Nhà nước về chế độ kế toán được thực hiện ở dơn vị. * Kế toán ngân hàng - Thủ quĩ và công nợ nội bộ: Phụ trách công tác thu phát tiền mặt của khách sạn, đối chiếu bảng tổng hợp thu hàng ngày. Lập báo biểu hàng ngày về tiền mặt, tiển gửi ngân hàng. Kiểm soát việc lưu động tiền mặt và ngoại tệ của khách sạn. Cuối tháng lập báo cáo đối chiếu tiền gửi ngân hàng giữa ngân hàng với khách sạn * Kế toán thanh toán và tiền lương: Theo dõi tiền mặt, viết phiếu chi, thanh toán, bảo hiểm, nợ tạm ứng, nợ phải thu, phải trả. Tập hợp chi phí phát sinh trong tháng chi tiết cho từng đơn vị cung cấp hàng, đối chiếu số liệu với bộ phận kho hàng ngày, lên báo coá những khoản phải trả. Theo dõi những khoản đã thanh toán để kịp thời vào sổ. Đồng thời theo dõi tăng giảm TSCĐ và chi phí đầu tư XDCB Theo dõi các Tài khoản 152 (15211,15212,15213..); 331 (33111, 33112..); 632; 642;) * Kế toán thu ngân tại tiền sảnh: Nắm vững các hình thức thanh toán (bằng thẻ tín dụng, séc du lịch..). Sắp xếp các biên lai nợ của khách hàng dự định trả phòng trong ngày, bảo đảm biên lai có đủ chữ ký của khách hàng và số dư chính xác, thực hiện nhiệm vụ thanh toán, đổi ngoại tệ.. * Kế toán thu ngân tại nhà hàng: Nắm vững các hình thức thanh toán, đối chiếu, kiểm tra chính xác, thanh toán nhanh chóng cho khách. * Kiểm toán nội bộ ban đêm: Kiểm tra đối chiếu doanh thu giữa doanh thu và báo cáo nộp tiền của nhân viên thu ngân, sửa chữa các lỗi sai sau khi nhân viên thu ngân nhập dữ liệu vào máy. Lập báo biểu có liên quan, kiểm tra số liệu trên máy vi tính, in các báo cáo trên máy vi tính làm tài liệu lưu trữ trước khi khoá số liệu trong ngày trên máy. * Kế toán kho: Cập nhật số liệu thu phát trong ngày, viết lệnh xin mua hàng khi các bộ phận trong khách sạn yêu cầu, gọi hàng khi cần thiết, cung cấp số liệu hàng ngày cho kế toán. Sơ đồ 7: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán khách sạn KT Ngân hàng,Thủ quĩ Kế toán trưởng KT thu, tiền lương, BHXH KT thanh toán Bộ phận thu ngân tại sảnh Bộ phận thu ngân tại nhà hàng Kiểm toán nội bộ ban đêm Kế toán vật liệu, Thủ kho 3.Hình thức sổ kế toán đang áp dụng tại khách sạn . Do là một công ty hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ du lịch, nên việc hạch toán của công ty áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chứng từ và việc tập hợp chi phí được sử dụng phương pháp kiểm kê định kỳ. Hàng tháng, phòng kế toán lên Nhật ký chứng từ để hạch toán, tập hợp doanh thu chi phí, lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong tháng. Hàng ngày căn cứ vào hứng từ gốc hoá đơn thu chi để ghi vào nhật ký chứng từ - Đối với những đối tượng cần theo dõi chi tiết thì

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0348.doc
Tài liệu liên quan