Đề tài Kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ ở công ty xây dựng và tư vấn đầu tư

Sau khi ký hợp đồng uỷ thác với bên giao uỷ thác, công ty sẽ ký hợp đồng nhập khẩu với phía nước ngoài. Bên giao uỷ thác có thể ứng trước một khoản tiền nhất định cho công ty để trả tiền hàng, nộp thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu. Sau khi làm xong thủ tục nhập khẩu, hàng được giao ngay cho bên giao uỷ thác tại cảng. Khi tién hành thanh lý hợp đồng uỷ thác bên giao uỷ thác có trách nhiệm thanh toán cho công ty những khoản tiền còn thiếu, phí uỷ thác. Kế toán theo dõi trị giá mua hàng uỷ thác trên TK 1562.

Ví dụ : trong tháng 05/2005 công ty nhận nhập khẩu uỷ thác 100 tấn kẽm thỏi cho Công ty thương mại Phú Nam ( hợp đồng uỷ thác số 02UT/05 ngày 12/02/2005, công ty mua kẽm thỏi của công ty Hawha Cororation – Hàn Quốc , hợp đồng số EMS – 6543 ngày 05/03/2005. Hoá đơn số 078543 về ngày 02/05/2005.

Trị giá lô hàng trên hoá đơn : 52,210.626 USD

Tờ khai hàng nhập số 98 ngày 07/05/2005 (Tỷ giá 15.810 VND/USD)

Trị giá tính thuế nhập khẩu : 52,210.626x15.810=825.450.000

Thuế nhập khẩu: 0%

Thuế GTGT hàng nhập khẩu : 82.545.000

Phó uỷ thác: 1500USD

Công ty nhận tiền ứng trước của Công ty thương mại Phú Nam và dùng số tiền để ký mở L/C là 52,210.626USD.

 

docx63 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1498 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ ở công ty xây dựng và tư vấn đầu tư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tăng để ghi vào sổ chi tiết TK 1561, báo cáo chi tiết hàng nhập kho, đồng thời theo dõi chi phí mua vào, phân bổ chi phí cho hàng đã bán. Cuối tháng lập phiếu ghi luân chuyển chứng từ gốc TK 1561, TK 1562. Ví dụ : Công ty nhập kho 60000 kg thép vằn FD 295 của Công ty thương mại Đăng Đạo hoá đơn giá trị gia tăng số 068755 ngày 15/05/2005 ( ở trên) công ty thanh toán bằng tiền mặt. Căn cứ vào hoá đơn giá trị gia tăng và phiếu nhập kho, kế toán phản ánh giá trị thực tế mua thép vằn FD 295. Nợ TK 15612 : 432.000.000 Nợ TK 133 : 21.600.000 Có TK 111 : 453.600.000 Chi phí vận chuyển theo hoá đơn cước vận chuyển giá trị gia tăng số HĐ 15 do công ty cổ phần muối Thanh Hoá lập cũng được trả ngay bằng tiền mặt. Nợ TK 156 (1562) : 1.200.000 Nợ TK 133 : 120.000 Có TK 111 : 1.320.000 + Nếu công ty thanh toán tiền hàng cho người bán bằng chuyển khoản công ty mở tài khoản ở 5 ngân hàng ở Hà Nội là ngân hàng ngoại thương Hà Nội ( TK số 0021000697763 ) , Ngân hàng công thương (TK 10201.00000.39352) , Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội (TK 21110000012093 ) , Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanhViệt Nam – VP Bank (TK 0562.900.000A), Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (TK 421101.000128 ).Mỗi ngân hàng được theo dõi riêng, ký hiệu bằng chữ cái đầu tiên tiếng Anh của ngân hàng. Ví dụ: ngày 13/05/2005 công ty mua gỗ của công ty LASTIN của Trung Quốc . Hoá đơn giá trị gia tăng số 069342 ngày 17/05/2005. Hàng nhập kho theo phiếu nhập kho số 9 ngày 17/05/2005. Căn cứ vào hoá đơn giá trị gia tăng và phiếu nhập kho, kế toán ghi: Nợ TK 15611 : 822.120.000 Nợ TK 133 : 82.212.000 Có TK 331 : 904.332.000 Chi phí vận chuyển trả bằng tiền gửi ngân hàng: Nợ TK 1562 : 41.106.000 Nợ TK 133 : 4.110.600 Có TK 112 : 45.216.600 Khi thanh toán tiền hàng cho người bán bằng chuyển khoản kế toán ghi: Nợ TK 331 : 904.332.000 Có TK 112 : 904.332.000 4.2. Hàng nhập khẩu: Công ty nhập khẩu hàng chủ yếu từ Ý, Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc,… Công ty nhập hàng hoá để bán trong nước hoặc nhập theo hợp đồng uỷ thác của các công ty khác. Hàng nhập khẩu theo từng lô hàng và thường có giá trị lớn. Hàng thường được nhập qua cảng Hải Phòng. Bao giờ hàng hoá cũng được kiểm nhận ngay tại cảng rồi mới nhập kho hay bán giao thẳng. Bộ chứng từ nhập khẩu thường gồm: HOÁ ĐƠN (GTGT) số 069342 Ngày 17/05/2005 Đơn vị bán hàng: Công ty LASTIN – Trung Quốc. Địa chỉ: Số tài khoản : Đơn vị mua hàng: Công ty Xây dựng và Tư vấn Đầu tư Địa chỉ : số 301 Đội Cấn – Ba Đình – Hà Nội. Số tài khoản: Hình thức thanh toán: TGNH – Mã số : 0021000697763 STT Tên hàng hoá, dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 Gỗ m3 200 4.110.600 822.120.000 Cộng tiền hàng 822.120.000 Thuế suất thuế GTGT : 10 % . Tiền thuế GTGT 82.212.000 Tổng cộng tiền thanh toán 904.332.000 Số tiền viết bằng chữ: Chín trăm linh bốn triệu ba trăm ba hai nghìn đồng chẵn. NGƯỜI MUA HÀNG KẾ TOÁN TRƯỞNG THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ - Hợp đồng ngoại thương (Contract) giữa công ty với bên nước ngoài. - Hoá đơn thương mại (Invoice) - Vận đơn (Billof lading – hàng vận chuyển theo đường biển) - Phiếu đóng gói (Packing List) - Giấy chứng nhận xuất xứ của nước ngoài bán . - Giấy giao hàng giữa công ty và bên nước ngoài. - Tờ khai hàng hoá nhập khẩu. - Biên lai thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu, thông báo thuế, phiếu thanh toán hàng nhập khẩu. - Hợp đồng uỷ thác: giấy giao hàng uỷ thác giữa công ty với bên uỷ thác ( trường hợp nhận nhập khẩu uỷ thác). - Hợp đồng mua bán giữa công ty với bên thứ ba. Phương thức thanh toán trong kinh doanh nhập khẩu của công ty thường là thanh toán qua thư tín dụng ( L/C). Thư tín dụng L/C là một bản cam kết dùng trong thanh toán, trong đó một ngân hàng (ngân hàng phục vụ người nhập khẩu ) theo yêu cầu của người nhập khẩu sẽ mở và chuyển đến cho chi nhánh hay đại lý của ngân hàng này tại nước ngoài (ngân hàng phục vụ người xuất khẩu) một số tiền nhất định trong phạm vi thời hạn quy định với điều kiện người được hưởng ghi trong L/C. Đối với hàng nhập khẩu giao bán thẳng hoặc nhập kho khi nhận được bộ chứng từ về lô hàng đó, kế toán sẽ phản ánh vào sổ chi tiết TK 1561 và TK156 nhập khẩu giá trị gia tăng hàng nhập khẩu hoặc thuế nhập khẩu kế toán theo dõi trên TK 133, TK333. Đối với hàng nhập uỷ thác: sẽ được giao ngay cho bên uỷ thác tại cảng và được kế toán theo dõi trên sổ chi tiết TK 15613. 4.3. Hàng nhập khẩu uỷ thác: Sau khi ký hợp đồng uỷ thác với bên giao uỷ thác, công ty sẽ ký hợp đồng nhập khẩu với phía nước ngoài. Bên giao uỷ thác có thể ứng trước một khoản tiền nhất định cho công ty để trả tiền hàng, nộp thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu. Sau khi làm xong thủ tục nhập khẩu, hàng được giao ngay cho bên giao uỷ thác tại cảng. Khi tién hành thanh lý hợp đồng uỷ thác bên giao uỷ thác có trách nhiệm thanh toán cho công ty những khoản tiền còn thiếu, phí uỷ thác. Kế toán theo dõi trị giá mua hàng uỷ thác trên TK 1562. Ví dụ : trong tháng 05/2005 công ty nhận nhập khẩu uỷ thác 100 tấn kẽm thỏi cho Công ty thương mại Phú Nam ( hợp đồng uỷ thác số 02UT/05 ngày 12/02/2005, công ty mua kẽm thỏi của công ty Hawha Cororation – Hàn Quốc , hợp đồng số EMS – 6543 ngày 05/03/2005. Hoá đơn số 078543 về ngày 02/05/2005. Trị giá lô hàng trên hoá đơn : 52,210.626 USD Tờ khai hàng nhập số 98 ngày 07/05/2005 (Tỷ giá 15.810 VND/USD) Trị giá tính thuế nhập khẩu : 52,210.626x15.810=825.450.000 Thuế nhập khẩu: 0% Thuế GTGT hàng nhập khẩu : 82.545.000 Phó uỷ thác: 1500USD Công ty nhận tiền ứng trước của Công ty thương mại Phú Nam và dùng số tiền để ký mở L/C là 52,210.626USD. - Kế toán ghi : với tỷ giá 15.820 VND/USD Nợ TK 112 :825.972.100 Có TK 331(công ty Phú Nam) :825.972.100 - Đồng thời ghi : Nợ TK 007 : 52,210.626USD - Ký quỹ, dùng để mở L/C : Nợ TK 144 (PN) :825.972.100 Có TK 112 :825.972.100 Đồng thời ghi : Có TK 007 : 52,210.626USD Ngày 07/05/2005 khi hàng về nhập cảng, kế toán ghi trị giá hàng nhận uỷ thác. Nợ TK 15613 : 825.450.000 Có TK 331 (chi tiết công ty Hawha Cororation) : 825.450.000 Công ty giao hàng ngay cho Công ty thương mại Phú Nam Nợ TK 331(công ty Phú Nam) : 825.450.000 Có TK 15613 : 825.450.000 Khi ngân hàng có giấy báo nợ về số tiền hàng trả cho Công ty 30/05/2005, kế toán ghi : Nợ TK 331 : 825.450.000 Nợ TK 515 : 522.100 Có TK 144 : 825.972.100 Cuối tháng kế toán tập hợp các chứng từ gốc, sổ chi tiết tài khoản, báo cáo chi tiết để ghi vào phiếu ghi sổ kiêm luân chuyển chứng từ gốc theo tài khoản rồi chuyển cho kế toán tổng hợp để ghi vào sổ cái tài khoản 1561, 1562, sổ cái tài khoản được mở cho cả năm. 4.4. Tiêu thụ thành phẩm ở Công ty: Công ty bán hàng theo các phương thức sau: - Bán hàng tại kho. - Bán hàng tại cảng. Trường hợp Công ty bán hàng tại kho hoặc tại cảng thì doanh nghiệp mua hàng cử cán bộ nghiệp vụ đến kho của công ty hoặc cảng nhận hàng. Cán bộ phòng kinh doanh của công ty căn cứ vào hợp đồng bán hàng giữa công ty và khách hàng, để giao hàng. Sau khi khách hàng trả tiền hoặc chấp nhận thanh toán tiền cho công ty thì hàng hoá được xác định là đã tiêu thụ , kế toán ghi: + Đối với hàng bán tại kho: - Phản ánh trị giá doanh thu : Nợ TK 111, 112, 131: Có TK 511 : doanh thu bán hàng. Có TK 333 (3331) : thuế giá trị gia tăng phải nộp. - Phản ánh giá vốn hàng bán : Nợ TK 632: giá vốn hàng bán. Có TK 1561 : hàng hoá xuất kho. + Đối với hàng bán tại cảng: - Phản ánh trị giá doanh thu : Nợ TK 111,112,131: Có TK 511: doanh thu bán hàng. Có TK 333 (3331) : thuế giá trị gia tăng. - Phản ánh giá vốn hàng bán : Nợ TK 632 : Giá vốn hàng bán. Có TK 1561: Hàng hoá giao thẳng. Kế toán tiêu thụ hàng hoá căn cứ vào hoá đơn ghi vào sổ theo dõi hóa đơn bán hàng và báo cáo chi tiết hàng giao thẳng. Ví dụ : ngày 19/05/2005 xuất bán 40000 kg thép vằn FD 295 cho Công ty Thương mại và gia công kim khí, hoá đơn giá trị gia tăng số 96541 HOÁ ĐƠN (GTGT) số 96541 Ngày: 19/05/2005 Đơn vị bán hàng : Công ty Xây dựng và Tư vấn Đầu tư. Địa chỉ : 301 Đội Cấn – Ba Đình – Hà Nội. Họ và tên người mua: Công ty thương mại và gia công kim khí. Đơn vị: Địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng – Hà Nội Số TK : Hình thức thanh toán: tiền mặt Mã số: STT Tên hàng hoá, dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 thép vằn FD 295 kg 40.000 7.500 300.000.000 Cộng tiền hàng 300.000.000 Thuế suất thuế GTGT : 5 % . Tiền thuế GTGT 15.000.000 Tổng cộng tiền thanh toán 315.000.000 Số tiền viết bằng chữ: Ba trăm mười năm triệu đồng chẵn NGƯỜI MUA HÀNG KẾ TOÁN TRƯỞNG THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ CÁC BẢNG PHỤ LỤC Bảng số 1: Hà nội, ngày tháng 05 năm 2005 PHIẾU GHI SỔ KIÊM LUÂN CHUYỂN CHỨNG TỪ GỐC TK 1561 STT Diễn giải TK đối ứng Số tiền Ghi chú Nợ Có Nợ Có 1 2 3 4 5 Hàng giao thẳng Thuế nhập khẩu hàng giao thẳng. Hàng nhập kho Trả tiền hàng bằng TGNH Giá vốn hàng bán 15611 15611 15612 15612 632 331 333 331 112 15611 822.212.000 82.221.200 432.000.000 432.000.000 288.000.000 Bảng số 2: SỔ CÁI TK Chi phí mua hàng. Số hiệu : 1562 Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Trang TK đối ứng Số tiền Số Ngày Nợ Có Dư đầu kỳ Tháng 05/2005 Chi phí mua hàng Chi phí mua hàng Kết chuyển giá vốn hàng bán 111 112 632 36.561.000 1.200.000 41.106.000 3.560.000 Cộng phát sinh 42.306.000 3.560.000 Bảng số 3: SỔ CÁI TK hàng hoá Số hiệu : 1561 Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Trang TK đối ứng Số tiền Số Ngày Nợ Có Dư đầu kỳ Tháng 05/2005 Hàng giao thẳng Hàng nhập kho Thuế nhập khẩu 331 331 333 3.815.642.000 863.318.000 433.200.000 82.221.200 Cộng phát sinh 1.378.739.200 Bảng số 4 : SỔ CÁI TK Giá mua hàng uỷ thác Số hiệu : 15613 Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Trang TK đối ứng Số tiền Số Ngày Nợ Có Số dư đầu kỳ Tháng 05/2005 Hàng nhập uỷ thác Thuế nhập uỷ thác 331 333 825.450.000 82.545.000 Cộng phát sinh 907.995.000 Bảng số 5 : SỔ THEO DÕI TÀI KHOẢN 511 Chứng từ Diễn giải Giá mua Giá bán (chưa có thuế) Thuế GTGT Số Ngày 96541 19/05/2005 Thép vằn FD 295 288.000.000 300.000.000 15.000.000 Bảng số 6: PHIẾU NHẬP KHO số45 Đơn vị : Công ty Xây dựng và Tư vấn Đầu tư Nhập hàng của Công ty thương mại Đăng Đạo Địa chỉ: Nhập theo : hoá đơn số 068755 ngày :15/05/2005 Nhập vào kho: số 2 TT Tên hàng và quy cách chất lượng ĐVT Số lượng theo chứng từ Số lượng theo thực tế Thành tiền 1 thép vằn FD 295 kg 60.000 60.000 432.000.000 Cộng 432.000.000 Tổng cộng thành tiền (bằng chữ): Bốn trăm ba mươi hai triệu đồng chẵn Bảng số 7 PHIẾU XUẤT KHO số36 Tên người nhận hàng: Công ty thương mại và gia công kim khí. Đơn vị : 54 Hai Bà Trưng – Hà Nội Lý do xuất: bán hàng Xuất tại kho: Gia Lâm – Hà Nội TT Tên hàng và quy cách chất lượng ĐVT Số lượng theo chứng từ Số lượng theo thực tế Thành tiền 1 thép vằn FD 295 kg 40.000 40.000 288.000.000 Cộng 288.000.000 Tổng cộng thành tiền (bằng chữ): Hai trăm tám mươi tám triệu đồng chẵn. 2. Kế toán tiêu thụ thành phẩm ở Công ty Xây dựng và Tư vấn Đầu tư. 2.1. Các phương thức tiêu thụ thành phầm và chứng từ sử dụng: * Chứng từ sử dụng: Trong các doanh nghiệp sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên, kế toán bán hàng, cung cấp dịch vụ và chi phí, thu nhập, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, kế toán sử dụng các tài khoản sau: Tài khoản 151 “Hàng mua đi đường”: tài khoản này dùng để theo dõi các loại nguyên liệu, vật liệu, dụng cụ, hàng hoá,… mà doanh nghiệp đã mua hay chấp nhận mua, đã thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng cuối tháng chưa về nhập kho (kể cả số đang gửi kho người bán). Bên Nợ : phản ánh giá trị hàng đi đường tăng thêm trong kỳ. Bên Có : phản ánh giá trị hàng đi đường kỳ trước đã nhập kho hay chuyển giao cho các bộ phận sử dụng hoặc giao cho khách hàng. Dư Nợ : giá trị hàng đang đi đường (đầu và cuối kỳ). Tài khoản 155 “Thành phẩm”: tài khoản 155 dùng để phản ánh toàn bộ giá trị thành phẩm, nửa thành phẩm nhập, xuất, tồn kho theo giá thành thực tế (giá thành công xưởng thực tế). Thành phẩm ghi ở tài khoản này là những sản phẩm đã kết thúc quá trình chế biến do các bộ phận sản xuất chính và sản xuất phụ của doanh nghiệp thực hiện hoặc cho thuê ngoài gia công đã xong được kiểm nghiệm, nhập kho. Tuỳ theo yêu cầu quản lý, tài khoản 155 có thể được mở ra chi tiết theo từng kho, từng loại, từng nhóm, thứ sản phẩm,… Bên Nợ : các nghiệp vụ ghi tăng giá thành thực tế thành phẩm. Bên Có : Phản ánh các nghiệp vụ làm giảm giá thành thực tế thành phẩm. Dư Nợ : Giá thành thực tế thành phẩm tồn kho. Tài khoản 156 “Hàng hoá” : tài khoản này dùng để phản ánh giá trị thực tế hàng hoá tại kho, tại quầy, chi tiết theo từng kho, từng quầy, từng loại, nhóm hàng hoá. Bên Nợ : phản ánh các nghiệp vụ làm tăng giá thực tế hàng hoá tại kho, tại quầy (giá mua và chi phí mua). Bên Có : - Phản ánh các nghiệp vụ làm giảm trị giá mua thực tế của hàng hoá mua tại kho, tại quầy (kể cả giảm giá hàng mua và hàng mua trả lại). - Phí thu mua phân bổ cho hàng tiêu thụ. Dư Nợ : trị giá thực tế hàng hoá tồn kho, tồn quầy. Tài khoản 156 chi tiết thành 2 tiểu khoản cấp 2: + TK 1561 “Giá mua hàng hoá”. + TK 1562 “Chi phí thu mua hàng hoá”. Tài khoản 157 “Hàng gửi bán”: tài khoản này dùng để theo dõi trị giá sản phẩm, dịch vụ (theo giá thành công xưởng) và hàng hoá (theo trị giá mua) mà doanh nghiệp tiêu thụ theo phương thức chuyển hàng hoặc giá trị sản phẩm, hàng hoá nhờ bán đại lý, ký gửi giá trị dịch vụ đã hoàn thành bàn giao cho người dặt hàng, người mua nhưng chưa được chấp nhận thanh toán. Số hàng hoá, sản phẩm này vẫn thuộc quyền sở hữu của đơn vị. Tài khoản 157 được mở chi tiết theo từng mặt hàng, từng lần gửi hàng, từng người mua,… Nội dung phản ánh của tài khoản 157 như sau: Bên Nợ: giá vốn sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ gửi bán, gửi đại lý, hoặc đã thực hiện với khác hàng nhưng chưa được chấp nhận. Bên Có: - Giá vốn sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã được khách hàng đã được chấp nhận thanh toán hoặc thanh toán. - Giá vốn hàng gửi bán bị từ chối, trả lại. Dư Nợ: giá trị hàng gửi bán chưa được chấp nhận. Tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” : tài khoản này dùng để phản ánh tổng số doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ mà doanh nghiệp đã thực hiện và các khoản giảm doanh thu. Từ đó tính ra doanh thu thuần về tiêu thụ trong kỳ. Tổng số doanh thu bán hàng ghi nhận ở đây có thể là tổng giá thanh toán (với các doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp cũng như đối với các đối tượng không chịu thuế GTGT) hoặc giá bán không thuế GTGT (với các doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ). Bên Nợ: - Số thuế phải nộp (Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu và thuế GTGT nếu tính theo phương pháp trực tiếp) tính trên doanh số bán trong kỳ. - Kết chuyển số doanh thu thuần về tiêu thụ. Bên Có: tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thực tế phát sinh trong kỳ. Tài khoản 511 cuối kỳ không có số dư và gồm 4 tài khoản cấp 2: - TK 5111 “Doanh thu bán hàng hoá”: phản ánh doanh thu đã nhận được hoặc người mua chấp nhận cam kết sẽ trả về khối lượng hàng hoá đã giao (doanh thu thực hiện). Tài khoản 5111 được sử dụng chủ yếu cho các doanh nghiệp kinh doanh vật tư, hàng hoá. - TK 5112 “Doanh thu bán các thành phẩm” : tài khoản này sử dụng chủ yếu cho các doanh nghiệp sản xuất vật chất như công nghiệp, nông nghiệp, xây lắp, lâm nghiệp, ngư nghiệp,… Nội dung của tài khoản phản ánh tổng hợp doanh thu đã thực hiện của khối lượng sản phẩm đã được coi là tiêu thụ của doanh nghiệp sản xuất trong một kỳ hạch toán. - TK 5113 “ Doanh thu cung cấp dịch vụ” : được sử dụng chủ yếu cho các ngành kinh doanh dịch vụ (giao thông – vận tải, bưu điện, du lịch, công ty tư vấn,… ) để theo dõi toàn bộ doanh thu thực hiện trong kỳ. - TK 5114 “ Doanh thu trợ cấp, trợ giá” : phản ánh các khoản thu từ trợ cấp, trợ giá của Nhà nước cho doanh nghiệp khi doanh nghiệp thực hịên nhiệm vụ cung cấp hàng hoá, dịch vụ theo yêu cầu của Nhà nước. Tài khoản 512 “ Doanh thu nội bộ” : tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu và các khoản ghi giảm doanh thu về số hàng hoá, dịch vụ, sản phẩm tiêu thụ nội bộ giữa các đơn vị thuộc trong cùng một công ty, tổng công ty, tập đoàn, liên hiệp xí nghiệp,… hạch toán toàn ngành. Ngoài ra, tài khoản này còn sử dụng để theo dõi các khoản một số nội dung được coi là tiêu thụ nội bộ khác như sử dụng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ vào hoạt động sản xuất kinh doanh hay trả lương, thưởng ,… cho người lao động,… Tài khoản 512 được chi tiết thành 3 tài khoản cấp 2: - Tài khoản 5121 “Doanh thu bán hàng hoá”: - Tài khoản 5122 “Doanh thu bán các thành phẩm” : - Tài khoản 5123 “Doanh thu cung cấp dịch vụ” : Nội dung phản ánh của tài khoản 512 cũng tương tự như tài khoản 511. Tài khoản 531 “Hàng bán bị trả lại” : Tài khoản 531 dùng để theo dõi doanh thu của số hàng hoá, thành phẩm, dịch vụ đã tiêu thụ nhưng bị khách hàng trả lại. Đây là tài khoản điều chỉnh của tài khoản 511, 512 để tính toán doanh thu thuần về tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ. Bên Nợ: tập hợp doanh thu của số hàng hoá đã tiêu thụ bị trả lại. Bên Có: kết chuyển doanh thu của số hàng bán bị trả lại. Tài khoản 531 cuối kỳ không có số dư. Tài khoản 532 “Giảm giá hàng bán” : được dùng để theo dõi toàn bộ các khoản giảm giá hàng bán chấp nhận cho khách hàng trên giá bán đã thoả thuận về lượng hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ đã tiêu thụ. Bên Nợ: tập hợp các khoản giảm giá hàng bán chấp nhận cho người mua trong kỳ. Bên Có: kết chuyển toàn bộ số giảm giá hàng bán vào bên Nợ tài khoản 511, 512. Tài khoản 532 cuối kỳ không có số dư. Tài khoản 521 “Chiết khấu thương mại” : tài khoản này được dùng để theo dõi toàn bộ các khoản chiết khấu thương mại chấp nhận cho khác hàng trên giá bán đã thoả thuận về lượng hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ đã tiêu thụ. Bên Nợ: tập hợp các khoản chiết khấu thương mại ( bớt giá, hồi khấu) chấp nhận cho người mua trong kỳ. Bên Có: kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thương mại vào bên Nợ tài khoản 511, 512. Tài khoản 521 cuối kỳ không có số dư và chi tiết thành 3 tài khoản cấp 2: - Tài khoản 5211 “Chiết khấu hàng hoá” - Tài khoản 5212 “Chiết khấu thành phẩm”. - Tài khoản 5213 “Chiết khấu dịch vụ”. Tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán” : dùng để theo dõi trị giá vốn của hàng hoá, sản phẩm, lao vụ, dịch vụ xuất bán trong kỳ. Bên Nợ: trị giá vốn của thành phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã cung cấp (đã được coi là tiêu thụ trong kỳ). Bên Có: - Giá vốn hàng bán bị trả lại trong kỳ. - Kết chuyển giá vốn hàng tiêu thụ trong kỳ. Tài khoản 632 cuối kỳ không có số dư. Tài khoản 641 “Chi phí bán hàng” : tài khoản 641 được dùng để tập hợp và kết chuyển chi phí bán hàng thực tế phát sinh trong kỳ. Bên Nợ: tập hợp chi phí bán hàng thực tế phát sinh trong kỳ. Bên Có: - Các khoản ghi giảm chi phí bán hàng. - Kết chuyển chi phí bán hàng. Tài khoản 641 không có số dư và được chi tiết theo các tài khoản: - Tài khoản 6411 “Chi phí nhân viên”. - Tài khoản 6412 “Chi phí vật liệu, bao bì”. - Tài khoản 6413 “Chi phí dụng cụ, đồ dùng”. - Tài khoản 6414 “Chi phí khấu hao tài sản cố định”. - Tài khoản 6415 “Chi phí bảo hành”. - Tài khoản 6417 “Chi phí dịch vụ mua ngoài”. - Tài khoản 6418 “Chi phí bằng tiền khác”. Tài khoản 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp” : tài khoản 642 được dùng để phản ánh các khoản chi phí phát sinh liên quan chung đến toàn doanh nghiệp như các chi phí quản trị doanh kinh doanh và quản lý hành chính. Bên Nợ: tập hợp toàn bộ chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh trong kỳ. Bên Có: - Các khoản ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp. - Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp. Tài khoản 642 cuối kỳ không có số dư và được chi tiết thành: - Tài khoản 6421 “ Chi phí nhân viên quản lý”. - Tài khoản 6422 “Chi phí vật liệu quản lý”. - Tài khoản 6423 “Chi phí đồ dùng văn phòng”. - Tài khoản 6424 “Chi phí khấu hao tài sản cố định”. - Tài khoản 6425 “Thuế, phí và lệ phí”. - Tài khoản 6426 “Chi phí dự phòng”. - Tài khoản 6427 “Chi phí dịch vụ mua ngoài”. - Tài khoản 6428 “Chi phí bằng tiền khác”. Tài khoản 515 “Doanh thu hoạt động tài chính” : tài khoản 515 dùng để phản ánh toàn bộ các khoản doanh thu và các khoản ghi giảm doanh thu thuộc hoạt động tài chính được coi là thực hiện trong kỳ, không phân biệt các khoản doanh thu đó thực tế đã thu hay sẽ thu trong kỳ sau. Bên Nợ: - Các khoản ghi giảm doanh thu hoạt động tài chính (giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại, doanh thu hàng bán trả lại và số thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp thuộc hoạt động tài chính). - Kết chuyển tổng số doanh thu thuần hoạt động tài chính. Bên Có: các khoản doanh thu thuộc hoạt động tài chính thực tế phát sinh trong kỳ. Tài khoản 515 cuối kỳ không có số dư và có thể được mở chi tiết theo từng hoạt động tài chính tuỳ theo yêu cầu của công tác quản lý. Tài khoản 635 “Chi phí tài chính” : tài khoản 635 được dùng để phản ánh toàn bộ các khoản chi phí và các khoản lỗ liên quan đến hoạt động tài chính thực tế phát sinh trong kỳ. Bên Nợ: tập hợp toàn bộ các khoản chi phí thuộc hoạt động tài chính thực tế phát sinh trong kỳ (kể cả các khoản lỗ thuộc hoạt động tài chính). Bên Có: - Hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán. - Kết chuyển toàn bộ chi phí hoạt động tài chính vào các tài khoản xác định kết quả 911. Cuối kỳ, tài khoản 635 không có số dư và được mở chi tiết theo từng hoạt động tài chính tuỳ theo yêu cầu cung cấp thông tin cho quản lý. Tài khoản 711 “Thu nhập khác” : tài khoản 711 dùng để phản ánh khoản thu nhập khác cùng các khoản ghi giảm thu nhập khác ngoài hoạt động bán hàng và hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Bên Nợ: - Các khoản ghi giảm thu nhập hoạt động khác (giảm giá hàng bán, doanh thu hàng bán bị trả lại, chiết khấu thương mại, thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp thuộc hoạt động khác). - Kết chuyển các khoản thu nhập thuần khác. Bên Có: các khoản thu nhập khác thực tế phát sinh. Tài khoản 711 cuối kỳ cũng không có số dư và có thể được mở chi tiết theo từng tài khoản thu nhập theo yêu cầu quản lý. Tài khoản 811 “Chi phí khác”: tài khoản 811 được sử dụng để phản ánh các khoản chi phí liên quan đến các hoạt động khác của doanh nghiệp. Tài khoản 811 không có số dư và cũng có thể mở chi tiết theo từng khoản chi phí theo yêu cầu của công tác quản lý nếu cần. Bên Nợ: tập hợp các khoản chi phí khác thực tế phát sinh trong kỳ. Bên Có: kết chuyển chi phí khác vào tài khoản 911. Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh” : để xác định kết quả của toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh, kế toán sử dụng tài khoản 911. Kết cấu tài khoản 911 như sau: Bên Nợ: - Chi phí hoạt động kinh doanh liên quan đến kết quả (giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính). - Chi phí khác. - Kết chuyển kết quả các hoạt động kinh doanh (lợi nhuận). Bên Có: - Tổng số doanh thu thuần về tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ và doanh thu thuần hoạt động tài chính trong kỳ. - Kết chuyển kết quả các hoạt động kinh doanh (lỗ). Tài khoản 911 cuối kỳ không có số dư và mở chi tiết theo từng hoạt động (hoạt động kinh doanh gồm hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ và các hoạt động tài chính; và hoạt động khác). Ngoài các tài khoản nói trên, trong quá trình hạch toán thành phẩm , tiêu thụ, chi phí, kết quả ,… kế toán còn sử dụng một số tài khoản liên quan khác như 111, 112, 131, 333, 133, 334, 421, … * Phương thức tiêu thụ thành phẩm: Bán hàng là một khâu rất quan trọng trong quá trình lưu chuyển hàng hoá của mọi doanh nghiệp thương mại. Chính bởi vậy, công ty Xây dựng và Tư vấn Đầu tư rất chú trọng tới vấn đề này. Công ty có các hình thức bán hàng như sau: Bán hàng tại kho: Theo phương thức này thì bên khách hàng uỷ quyền cho cán bộ nghiệp vụ đến nhận hàng tại kho của công ty. Phòng kinh doanh lập hoá đơn kiêm phiếu xuất kho thành 5 liên. Một liên lưu lại, 4 liên giao cho khách hàng.Khách hàng cần hoá đơn sang phòng kế toán trả tiền ( hoặc chấp nhận trả tiền). Kế toán ghi sổ theo định khoản. Nợ TK 111, 112 : tổng giá thanh toán đã thu bằng tiền. Có TK 131 : Phải thu của khách hàng Kế toán tiêu thụ hàng hoá căn cứ vào hoá đơn ghi vào sổ theo dõi hoá đơn bán hàng. Khách hàng cầm 4 liên xuống kho, thủ kho kiểm tra hoá đơn và căn cứ vào hoá đơn giao hàng cho khách. Sau đó khách hàng cầm 1 hoá đơn để vận chuyển hàng, 1 liên lưu lại kho, 2 liên gửi về phòng kinh doanh và phòng tài chính. Thủ kho căn cứ vào hoá đơn ghi sổ chi tiết theo dõi hàng hoá. Định kỳ 10 ngày hoặc cuối thàng thủ kho gửi hoá đơn kiêm phiếu xuất kho lên phòng kế toán. Kế toán lập chứng từ ghi sổ phản ánh trị giá vốn của hàng xuất kho tiêu thụ theo định khoản. Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán Có TK 156 – Hàng hoá Đồng thời ghi : Nợ TK 131: phải thu của khách hàng. Có TK 511: Doanh thu của hàng hoá. Có TK 333 (3331) : thuế giá trị gia tăng phải nộp. Kế toán bán hàng tại cảng (đối với hàng nhập khẩu): Phòng kinh doanh cử người xuống cảng tiếp nhận hàng hoá có thể giao trực tiếp từ tàu xuống và bán luôn cho khách hàng hoặc kiểm nhận nhập kho rồi mớ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxKế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ ở Công ty Xây dựng và Tư vấn Đầu tư.docx
Tài liệu liên quan