Đề tài Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương theo chế độ kế toán Việt Nam

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG 3

1. KHÁI NIỆM VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG 3

2. CHỨC NĂNG CỦA TIỀN LƯƠNG 3

3. QUAN ĐIỂM CHUNG VỀ TIỀN LƯƠNG 4

4. QUAN ĐIỂM VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚi 5

4.1. Theo quan điểm của Mỹ 5

4.1.1. Kế toán tiền lương 6

4.1.2. Kế toán các khoản nợ liên quan đến tiền lương 7

4.2. Quan điểm của Việt Nam về vấn đề tiền lương và các khoản trích theo lương 12

4.2.1. Khái quát lịch sử ra đời và phát triển của chế độ kế toán tài chính Việt Nam 12

4.2.2. Quy định của nhà nước Việt Nam về chế độ tiền lương 13

4.2.3. Phương pháp tính lương 14

4.2.4. Các hình thức trả lương 16

4.2.5. Quỹ tiền lương trong doanh nghiệp 18

4.2.6. Các khoản trích theo lương 18

CHƯƠNG II: Phương pháp hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lưong 20

1. PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG THEO CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN MỸ 20

2. PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOẢN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG THEO CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN VIỆT NAM 21

2.1. Kế toán tổng hợp tiền lương 21

2.1.1. Chứng từ lao động 21

2.1.2. Chứng từ kế toán 21

2.1.3. Thủ tục hạch toán 21

2.1.4. Tài khoản kế toán sử dụng hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương 23

2.1.5. Phương pháp hạch toán 25

3. Yêu cầu quản lý & nhiệm vụ kế toán Việt Nam 30

3.1. Yêu cầu quản lý 30

3.2. Nhiệm vụ của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 30

Chương III: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 32

1. NHỮNG ĐIỂM BẤT CẬP CỦA CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG Ở VIỆT NAM 32

1.1. Mặt tích cực 32

1.2. Mặt tồn tại 33

1.3. Nguyên nhân còn tồn tại 34

2. MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG 35

KẾT LUẬN 37

MỤC LỤC 39

TÀI LIỆU THAM KHẢO 41

 

 

doc40 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 4477 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương theo chế độ kế toán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chăm sóc sức khoẻ của chính phủ: với sự thông qua chương trình phúc lợi ở Mỹ vào năm 1930, chính quyền Liên bang bắt đầu chịu trách nhiệm tình trạng hạnh phúc, sức khỏe của người dân thường. Chương trình phúc lợi xảy ra trong trường hợp về hưu và trợ cấp tàn tật, trợ cấp người còn sống và thời kỳ nằm viện và những phúc lợi y tế khác. Chương trình phúc lợi xã hội được tài trợ bởi thuế của nhân viên, người chủ và công nhân. Khoảng 90% người làm việc ở Mỹ chịu sự ảnh hưởng những định khoản của chương trình. Đạo luật về đóng góp bảo hiểm Liên bang( FICA) điều chỉnh thuế để nộp cho chương trình này. Năm 1992 tỷ lệ thuế phúc lợi xã hội là 6,20% và tỷ lệ thuế chăm sóc sức khoẻ của chính phủ là 1,45% cho mỗi người chủ và nhân viên. Những khoản nộp đó được nộp bởi nhân viên và người chủ trên tổng lương của nhân viên hoặc trên phần của cải của họ. Thuế phúc lợi xã hội có hiệu lực đầu tiên $55,500 được hưởng bởi nhân viên trong suốt 1 năm, thuế chăm sóc sức khoẻ của chính phủ có hiệu lực đầu tiên $130,200 được hưởng bởi nhân viên trong suốt 1 năm. Kế hoạch làm việc tuỳ theo sự thay đổi bởi quốc hội Hoa Kỳ. Tỷ lệ thuế cho nhân viên và người chủ như nhau, người chủ khấu trừ tiền thuế của nhân viên từ tiền lương của họ và gửi tổng giá trị đó cùng với sự chiếm giữ khác của nhân viên như thuế phúc lợi xã hội và thuế chăm sóc sức khoẻ của Chính phủ là kết hợp với thuế của người chủ để nộp cho chính phủ. Bởi vì sự tăng trưởng lạm phát và quyền lợi trong hệ thống phúc lợi xã hội, những điều khoản này là luật kiến nghị bởi quốc hội Hoa Kỳ. Ở Việt Nam thì khó tránh khỏi sự thay đổi và sẽ được thẩm tra mỗi năm. Tiền lương của người lao động sự khấu trừ nhiều nhất chính là thuế thu nhập từ Liên bang. Hệ thống thu thuế thu nhập Liên bang là chế độ trích trước tiền thuế trước khi nhận lương. Người chủ yêu cầu trích số tiền thuế thu nhập Liên bang mà người lao động nộp, doanh nghiệp giữ lại tiền thuế từ nhân viên và giao đến sở thu thuế địa phương. Số lượng tiền thuế giữ lại phụ thuộc một phần vào thu nhập mà nhân viên kiếm được và đa số tiền thuế giữ lại là từ tiền thuế thu nhập của các nhân viên được miễn thuế. Hầu hết nhân viên được miễn thuế theo quy định của luật pháp và những người được miễn thuế hoàn tất đầy đủ các thủ tục theo quy định. Mỗi nhân viên có quyền được hưởng miễn thuế một lần cho chính họ và hoàn toàn tuỳ thuộc vào hoàn cảnh của mỗi người. Hầu hết các tiểu bang có thuế thu nhập và trong hầu hết các trường hợp thủ tục của sự chiếm giữ thì giống như thuế thu nhập của Liên bang. Một vài sự chiếm giữ khác như là trường hợp về hưu hoặc kế hoạch lương bổng đựơc yêu cầu cho nhân viên. Những cái khác như sự chiếm giữ phí bảo hiểm hoặc kế hoạch tiết kiệm có thể được yêu cầu riêng biệt của từng nhân viên. Người chủ có trách nhiệm điều chỉnh tất cả sự chiếm giữ và các khoản tiền gửi thích hợp. Lương và các khoản chiết khấu theo lương của từng người lao động được ghi nhận vào trong mỗi thời kỳ trả lương của sổ lương.Chí tiết về khoản thu nhập của từng người lao động trong sổ lương sẽ được chuyển qua báo cáo ghi nhận thu nhập của từng người. Cột tổng cộng trong sổ lương sẽ được ghi vào nhật ký chung để ghi nhận tổng số lương và các khoản phải thu chung. Thêm vào đó việc ghi vào sổ nhật ký chung là cần thiết để ghi nhận phần góp của doanh nghiệp cho BHXH, BHYT và bảo hiểm thất nghiệp ở quốc gia và Liên bang. 4.2. Quan điểm của Việt Nam về vấn đề tiền lương và các khoản trích theo lương 4.2.1. Khái quát lịch sử ra đời và phát triển của chế độ kế toán tài chính Việt Nam Hệ thống Tài chính kế toán Việt Nam phát triển qua ba giai đoạn chính: - Trước năm 1990: đây là giai đoạn mà nền kinh tế của nước ta là nền kinh tế bao cấp, các thành viên kinh tế chỉ có quốc doanh, tập thể và cá thể mà giữ thành phần chủ đạo là thành phần kinh tế quốc doanh và không có các hoạt động thương mại buôn bán tự do trên thị trường. Do đặc điểm này mà hoạt động nghề nghiệp của các kế toán viên chủ yếu tuân thủ theo nội quy, quy định của Bộ tài chính - cơ quan cao nhất chịu trách nhiệm quản lý tài sản XHCN. - Từ năm 1991 đến năm 1994: Đất nước ta chuyển đổi nền kinh tế từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Sự xuất hiện của nền kinh tế nhiều thành phần đã tác động đến bản chất và đặc thù của nghề kế toán. Nhiều thuật ngữ trong lĩnh vực kế toán ra đời như khái niệm lãi, lỗ, lợi nhuận… mà đối với nhiều kế toán viên chỉ quen làm trong nền kinh tế bao cấp là khá trừu tượng và khó hiểu. - Do thực tế khách quan nên giai đoạn từ năm 1995 đến nay chính là thời gian mà hệ thống kế toán tài chính nước ta có những bước phát triển cao nhất và hoàn thiện nhất. Đặc biệt là từ năm 1995 đến nay hệ thống kế toán tài chính nước ta đã hình thành và phát triển lĩnh vực kiểm toán. Sự phát triển vượt bậc này được đánh dấu bởi sự ra đời của Luật kế toán Việt Nam do Quốc hội khoá XI kỳ họp thứ 3 thông qua cũng như những chuẩn mực về kế toán tài chính riêng của Việt Nam đã được ban hành. Kế toán tài chính Việt Nam không còn phát triển một cách đơn lẻ tự phát nội bộ mà đã có hệ thống và liên kết với thế giới. Đánh dấu bước phát triển quan trọng này là vào năm 1996 Hội kế toán Việt Nam (VAA) ra đời và trở thành thành viên của Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC) cũng như là thành viên của Liên đoàn kế toán các nước ASEAN (AFA). Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2006 ở Việt Nam đã có 120 công ty kiểm toán độc lập. 4.2.2. Quy định của nhà nước Việt Nam về chế độ tiền lương Năm 1960 lần đầu tiên nước ta ban hành chế độ tiền lương áp dụng cho công chức, viên chức, công nhân… thuộc các lĩnh vực của doanh nghiệp hoạt động khác nhau. Nét nổi bật trong chế độ tiền lương này là nó mang tính hiện vật sâu sắc, ổn định và quyết định rất chi tiết, cụ thể: Năm 1985 với nghị định 235 HĐBT ngày 18/4/1985 đã ban hành một chế độ tiền lương mới thay thế cho chế độ tiền lương năm 1960. Ưu điểm của chế độ tiền lương này là đi từ nhu cầu tối thiểu để tính mức lương tối thiểu song nó vẫn chưa hết yếu tố bao cấp mang tính cứng nhắc và thụ động. Ngày 23/5/1993 chính phủ ban hành các nghị định NĐ25/CP, NĐ 26/CP quy định tạm thời chế độ tiền lương mới đối với các doanh nghiệp với mức tiền lương tối thiểu là 144.000đ/người/tháng. Những văn bản pháp lý trên đây đều xây dựng một chế độ trả lương cho người lao động, đó là chế độ trả lương cấp bậc. Tiền lương cấp bậc là tiền lương áp dụng cho công nhân căn cứ vào số lượng và chất lượng lao động của công nhân. Hệ số tiền lương cấp bậc là toàn bộ những quy định của Nhà nước mà doanh nghiệp dựa vào đó để trả lương cho công nhân theo chất lượng và điều kiện lao động khi họ hoàn thành một công việc nhất định. Chế độ tiền lương cấp bậc tạo khả năng điều chỉnh tiền lương giữa các ngành, các nghề một cách hợp lý, hạn chế được tính chất bình quân trong công việc trả lương, đồng thời còn có tác dụng bố trí công việc thích hợp với trình độ lành nghề của công nhân. Theo chế độ này các doanh nghiệp phải áp dụng hoặc vận dụng các thang lương, mức lương hiện hành của Nhà nước. - Mức lương: là lượng tiền trả cho người lao động trong một đơn vị thời gian (giờ, ngày, tháng…) phù hợp với các cấp bậc theo thang lương. Thông thường Nhà nước chỉ quy định mức lương bậc I hoặc mức lương tối thiểu với hệ số lương của cấp bậc tương ứng. - Thang lương: là biểu hiện xác định quan hệ tỷ lệ về tiền lương giữa các công nhân cùng nghề hoặc nhiều nghề giống nhau theo trình tự và theo cấp bậc của họ. Mỗi thang lương đều có hệ số cấp bậc và tỷ lệ tiền lương ở các cấp bậc khác nhau so với tiền lương tối thiểu. * Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật là văn bản quy định về mức độ phức tạp của công việc và yêu cầu về trình độ lành nghề cảu công nhân ở một bậc nào đó phải biết gì về mặt kỹ thuật và phải làm được gì về mặt thực hành. Giữa cấp bậc công nhân và cấp bậc công việc có mối quan hệ chặt chẽ. Công nhân hoàn thành tốt ở công việc nào thì sẽ được xếp vào cấp bậc đó. Cũng theo các văn bản này ý nghĩa cán bộ trong doanh nghiệp được thực hiện chế độ tiền lương theo chức vụ. Chế độ tiền lương chức vụ được thể hiện thông qua các bảng lương chức vụ do Nhà nước quy định. Bảng lương chức vụ gồm có nhóm chức vụ khác nhau, bậc lương, hệ số lương và mức lương cơ bản. 4.2.3. Phương pháp tính lương Bộ luật lao động của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chương 2, điều 56 có ghi: "Khi chỉ số giá cả sinh hoạt tăng lên làm cho tiền lương thực tế của người lao động bị giảm sút thì chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu để đảm bảo tiền lương thực tế". Theo quy định tại nghị định 06/CP ngày 21/1/1997 áp dụng từ ngày 1/1/1997 tại Việt Nam, mức lương tối thiểu chung là 144.000đ/người/tháng. Theo nghị định số 175/1999 NĐ-CP của Chính phủ nước Việt Nam ngày 15/12/1999 được tính bắt đầu từ ngày 1/1/2000 mức lương tối thiểu chung là 180.000đ/người/tháng đối với cơ quan hành chính sự nghiệp, ngày 27/3/2000 ban hành nghị định số 10/2000, NĐ-CP quy định tiền lương tối thiểu co các doanh nghiệp. Tuỳ theo vùng ngành mỗi doanh nghiệp có thể điều chỉnh mức lương của mình sao cho phù hợp. Nhà nước cho phép tính hệ số điều chỉnh tăng thêm không quá 1,5n lần mức lương tối thiểu chung. Hệ số điều chinhr được tính theo công thức: Kđc = K1 + K2 Trong đó: · Kđc: hệ số điều chỉnh tăng thêm · K1: Hệ số điều chỉnh theo vùng (có 3 mức 0,3; 0,2; 0,1) · K2: Hệ số điều chỉnh theo ngành (có 3 nhóm 1,2; 1,0; 1,8) Sau khi có hệ số điều chỉnh tăng thêm tối đa (Kđc = K1 + K2), doanh nghiệp được phép lựa chọn các hệ số điều chỉnh tăng thêm trong khung của mình để tính đơn giá phù hợp với hiệu quả sản xuất kinh doanh mà giới hạn dưới là mức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định (tại thời điểm thực hiện từ ngày 1/1/1997 là 144.000đ/người/tháng) giới hạn trên được tính như sau: TLminđc = TLmin x ( 1+Kđc ) Trong đó: · TLminđc: Tiền lương tối thiểu điều chỉnh tối đa doanh nghiệo được phép áp dụng. · TLmin: Là mức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định, cũng là giới hạn dưới của khung lương tối thiểu. · Kđc: là hệ số điều chỉnh tăng thêm của doanh nghiệp Như vậy khung lương tối thiểu của doanh nghiệp là TLmin đến TLminđc. Doanh nghiệp có thể chọn bất cứ mức lương tối thiểu nào nằm trong khung này, nếu đảm bảo đủ các điều kiện theo quy định sau: - Phải là doanh nghiệp có lợi nhuận. Trường hợp doanh nghiệp thực hiện chính sách kinh tế xã hội của Nhà nước mà không có lợi nhuận hoặc lỗ thì phải phấn đấu có lợi nhuận hoặc giảm lỗ. - Phải làm giảm các khoản nộp ngân sách Nhà nước so với năm trước liền kề, trừ trường hợp Nhà nước có chính sách điều chỉnh giá ở đầu vào, giảm thuế hoặc giảm các khoản nộp ngân sách theo quy định. - Không làm giảm lợi nhuận thực hiện so với năm trước liền kề, trừ trường hợp Nhà nước có chính sách điều chỉnh tăng giá, tăng thuế, tăng các khoản nộp ngân sách ở đầu vào. Trường hợp doanh nghiệp thực hiện chính sách kinh tế-xã hội thì phải giảm lỗ. 4.2.4. Các hình thức trả lương 4.2.4.1 Trả lương theo thời gian Điều 58 Bộ luật lao động nước Việt Nam quy định các hình thức trả lương cho người lao động căn cứ vào thời gian làm việc thực tế và bậc lương của mỗi người.Người sử dụng lao động có quyền chọn các hình thức trả lương theo thời gian (giờ, ngày, tuần, tháng) nhưng phải duy trì hình thức trả lương đã chọn trong một thời gian nhất định và phải thông báo cho người lao động biết. Người lao động hưởng lương giờ, ngày, tuần được trả lương theo giờ, ngày, tuần làm việc ấy hoặc được trả gộp do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất 15 ngày phải được trả gộp một lần. - Tiền lương tháng: là tiền lương trả cố đình hàng tháng trên cơ sở hợp đồng lao động. - Tiền lương tuần: là tiền lương trả cho một tuần làm việc xác định trên cơ sở tiền lương tháng nhân với 12 tháng và chia cho 52 tuần. - Tiền lương ngày: là tiền lương trả cho một ngày làm việc xác định trên cơ sở tiền lương tháng chia cho 26. - Tiền lương giờ: là tiền lương trả cho một giờ làm việc và được xác định bằng cách lấy tiền lương ngày chia cho số giờ tiêu chuẩn theo quy định của luật lao động (không quá 8 giờ/ngày). Do những hạn chế nhất định của hình thức trả lương theo thời gian (mang tính bình quân, chưa thực sự gắn với kết quả sản xuất) nên để khắc phục phần nào hạn chế đó, trả lương theo thời gian có thể kết hợp chế độ tiền thưởng để khuyến khích người lao động hăng hái làm việc. 4.2.4.2. Tiền lương theo sản phẩm Tiền lương theo sản phẩm là hình thức trả lương cho người lao động căn cứ vào số lượng, chất lượng sản phẩm họ làm ra. Việc trả lương theo sản phẩm có thể tiến hành theo nhiều hình thức khác nhau như trả theo sản phẩm trực tiếp không hạn chế, trả theo sản phẩm gián tiếp, trả theo sản phẩm có thưởng, theo sản phẩm luỹ tiến và được thoả thuận giữa hai bên. 4.2.4.3. Tiền lương khoán Tiền lương khoán là hình thức trả lương cho người lao động theo khối lượng và chất lương lao động mà họ hoàn thành. Nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hàng tháng được tạm ứng lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng. Ngoài chế độ tiền lương, các doanh nghiệp còn tiến hành xây dựng chế độ tiền thưởng cho các cá nhân, tập thể có thành tích trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tiền thưởng bao gồm thưởng thi đua (lấy từ quỹ khen thưởng) và thưởng trong sản xuất kinh doanh (thưởng nâng cao chất lượng sản phẩm, thưởng tiết kiệm vật tư, thưởng phát minh sáng kiến…). Bên cạnh các chế độ tiền lương, tiền thường được hưởng trong quá trình kinh doanh, ngưòi lao động còn được hưởng các khoản trợ cấp thuộc quỹ BHXH, BHYT trong các trưòng hợp ốm đau, thai sản… Các quỹ này được hình thành một phần do người lao động đóng góp, phần còn lại được tính vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp. 4.2.5. Quỹ tiền lương trong doanh nghiệp Quỹ tiền lương trong doanh nghiệp là toàn bộ tiền lương mà doanh nghiệp trả cho tất cả lao động thuộc doanh nghiệp quản lý. Thành phần quỹ lương bao gồm nhiều khoản như lương thời gian (tháng, ngày, giờ), lương sản phẩm, phụ cấp (cấp bậc, khu vực, chức vụ…), tiền thưởng trong sản xuất. Quỹ tiền lương bao gồm nhiều loại tuy nhiên về mặt hạch toán có thể chia thành tiền lương lao động trực tiếp và tiền lương lao động gián tiếp trong đó chi tiết thành tiền lương chính và tiền lương phụ. 4.2.6. Các khoản trích theo lương Ngoài tiền lương, công nhân viên chức còn được hưởng các khoản trợ cấp thuộc phúc lợi xã hội, trong đó có trợ cấp BHXH, BHYT. Quỹ BHXH được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số quỹ tiền lương cấp bậc và các khoản phụ cấp (chức vụ, khu vực,thâm niên…) của công nhân viên chức thực tế phát sinh trong tháng. Theo chế độ hiện hành tỷ lệ trích BHXH là 20%, trong đó 15% do đơn vị hoặc chủ sử dụng lao động nộp được tính vào chi phí kinh doanh; 5% còn lại do người lao động đóng góp và được trừ vào lương tháng. Quỹ BHXH được chi tiêu cho các trường hợp người lao động ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất. Quỹ này do cơ quan BHXH quản lý. Quỹ BHYT được sử dụng để thanh toán các khoản tiền khám chữa bệnh, viện phí, thuốc thang… cho người lao động trong thời gian ốm đau, sinh đẻ. Quỹ này được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương của công nhân viên chức thực tế phát sinh trong tháng. Tỷ lệ trích BHYT hiện hành là 3%, trong đó 2% trích vào chi phí kinh doanh và 1% trừ vào thu nhập của ngưòi lao động. Để có nguồn kinh phí cho hoạt động công đoàn hàng tháng doanh nghiệp còn phải trích theo tỷ lệ quy định với tồng số quỹ tiền lương, tiền công và phụ cấp (phụ cấp chức vụ, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp khu vực, phụ cấp thu hút, phụ cấp đắt đỏ, phụ cấp đặc biệt, phụ cấp độc hại,nguy hiểm, phụ cấp lưu động, phụ cấp thâm niên, phụ cấp phục vụ an ninh quốc phòng) thực tế phải trả cho người lao động kể cả lao động tính vào chi phí kinh doanh để hình thành kinh phí công đoàn. Tỷ lệ kinh phí công đoàn theo chế độ hiện hành là 2%. CHƯƠNG II: Phương pháp hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lưong 1. PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG THEO CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN MỸ - Khi tính ra lương phải trả người lao động và các khoản ngưòi lao động phải đóng góp theo quy định, kế toán ghi: Nợ TK Chi phí lương Có TK Thuế thu nhập liên bang phải nộp Có TK Thuế thu nhập tiểu bang phải nộp Có TK Thuế BHXH phải nộp Có TK Phí BH phải nộp Có TK Lương phải trả - Khi tính phần đóng góp của người sử dụng lao động cho các khoản thuế và các khoản khác theo quy định, kế toán ghi: Nợ TK Chi phí trích từ lương Có TK Thuế BHXH phải nộp Có TK Thuế thất nghiệp phải nộp Liên bang Có TK Thuế thất nghiệp phải nộp tiểu bang Có TK Phí bảo hiểm phải nộp - Khi thanh toán cho người lao động và nộp các khoản thuế từ lương, kế toán ghi: Nợ TK Lương phải trả Nợ TK Thuế, phí phải nộp Có TK Tiền mặt 2. PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOẢN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG THEO CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN VIỆT NAM 2.1. Kế toán tổng hợp tiền lương 2.1.1. Chứng từ lao động Muốn tổ chức tốt kế toán tiền lương, BHXH chính xác thì phải hạch toán lao động chính xác là điều kiện để hạch toán tiền lương và bảo hiểm chính xác theo quy định hiện nay, chứng từ lao động tiền lương bao gồm: - Bảng chấm công - Bảng thanh toán lương - Phiếu nghỉ BHXH - Bảng thanh toán BHXH - Phiếu xác nhận sản phẩm và công việc đã hoàn thành - Phiếu báo làm thêm giờ 2.1.2. Chứng từ kế toán Dựa vào chứng từ lao động nêu trên nhân viên hạch toán phân xưởng tổng hợp là làm báo cáo gửi lên phòng lao động tiền lương và phòng kế toán tổng hợp để phân tích tình hình chung toàn doanh nghiệp, phòng kế toán dựa vào các tài liệu trên và áp dụng các hình thức tiền lương để làm bảng thanh toán lương và tính BHXH, BHYT, KPCĐ. Căn cứ vào bảng thanh toán lương kế toán viết phiếu chi, chứng từ tài liệu về các khoản khấu trừ trích nộp. 2.1.3. Thủ tục hạch toán Từ bảng chấm công kế toán cộng sổ công làm việc trong tháng, phiếu báo làm thêm giờ, phiếu xác nhận sản phẩm, kế toán tiến hành trích lương cho các bộ phận trong doanh nghiệp. Trong bảng thanh toán lương phải phản ánh được nội dung các khoản thu nhập của người lao động được hưởng, các khoản khấu trừ BHXH, BHYT và sau đó mới là số tiền mà người lao động được lĩnh. Bảng thanh toán lương là cơ sở để kế toán làm thủ tục rút tiền thanh toán lương cho công nhân viên. Người nhận tiền lương phải ký tên và bảng thanh toán lương. Theo quy định hiện nay, người lao động được lĩnh lương mỗi tháng hai lần, lần đầu tạm ứng lương kỳ I, lần 2 nhận phần lương còn lại sau khi đã trừ đi các khoản khấu trừ vào lương theo quy định. * Trường hợp ở một số doanh nghiệp có số công nhân nghỉ phép năm không đều đặn trong năm hoặc là doanh nghiệp sản xuất theo tính chất thời vụ thì kế toán phải dùng phương pháp trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất. Việc trích lương sẽ tiến hành đều đặn vào giá thành sản phẩm và coi như là một khoản chi phí phải trả. Cách tính như sau: = x = x 100 = x * Hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: - Khi trích trước tiền lương nghỉ phép CNSX sản phẩm: Nợ TK 622 (Chi phí nhân công trực tiếp) Có TK 335 (Chi phí phải trả) - Khí tính lương thực tế phải trả cho CNSX nghỉ phép: Nợ TK 335 (Chi phí phải trả) Có TK 334 (Phải trả công nhân viên) Để phục vụ yêu cầu hạch toán thì tiền lưong được chia ra làm 2 loại: + Tiền lương chính: là tiền lương trả cho công nhân viên (CNV) trong thời gian CNV thực hiện nhiệm vụ chính của họ bao gồm tiền lương trả theo cấp bậc và các khoản phụ cấp kèm theo (phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp khu vực). + Tiền lương phụ: là tiền lương trả cho CNV trong thời gian CNV thực hiện nhiệm vụ khác ngoài nhiệm vụ chính của họ và thời gian CNV nghỉ được hưởng lương theo quy định của chế độ (nghỉ phép, nghỉ do ngừng sản xuất…) Việc phân chia tiền lương thành tiền lương chính và tiền lương phụ có ý nghĩa quan trọng đối với công tác kế toán và phân tích tiền lương trong giá thành sản phẩm. Tiền lương chính của công nhân sản xuất gắn liền với quá trình sản xuất sản phẩm và được hạch toán trực tiếp vào chi phí sản xuất từng loại sản phẩm. Tiền lương phụ của CNV sản xuất không gắn liền với các loại sản phẩm nên được hạch toán gián tiếp vào chi phí sản xuất sản phẩm. 2.1.4. Tài khoản kế toán sử dụng hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương kế toán sử dụng 2 tài khoản: * Tài khoản 334 - Phải trả công nhân viên: là tài khoản được dùng để phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho CNV của doanh nghiệp về tiền lương (tiền công), tiền thưởng, BHXH, và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của CNV và lao động thuê ngoài. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 334 - Phải trả công nhân viên Bên nợ : - Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng, BHXH và các khoản khác đã trả, đã chi, đã ứng trước cho CNV. - Các khoản khấu trừ vào tiền lương, tiền công của CNV. Bên có: Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng, BHXH và các khoản khác phải trả phải chi cho CNV. Dư có: Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng, BHXH và các khoản khác còn phải trả, phải chi cho CNV. Tài khoản 334 có thể có số dư bên Nợ trong trường hợp rất cá biệt. Số dư Nợ (nếu có) phản ánh số tiền đã trả lớn hơn số phải trả về tiền lương, tiền công, tiền thưởng và các khoản khác cho CNV. * Tài khoản 338 - phải trả, phải nộp khác: Tài khoản này dùng để phản náh tình hình thanh toán về các khoản phải trả, phải nộp ngoài nội dung đã phản ánh ở các tài khoản khác (từ TK 331 đến TK 336). Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 338 - Phải trả, phải nộp khác Bên Nợ: - Kết chuyển giá trị tài sản thừa và các tài khoản liên quan theo quyết định ghi trong biên bản xử lý. - BHXH phải trả cho CNV. - KPCĐ chi tại đơn vị. - Số BHXH, BHYT, KPCĐ đã nộp cho cơ quan quản lý quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ. - Doanh thu nhận trước tính cho từng kỳ kế toán, trả lại tiền nhận trước cho khách hàng khi không tiếp tục thực hiện việc cho thuê tài sản. - Các khoản đã trả và đã nộp khác. Bên Có: - Giá trị tài sản thừa chờ xử lý. - Giá trị tài sản thừa phải trả cho cá nhân, tập thể theo quyết định ghi trong biên bản xử lý do xác định ngay được nguyên nhân. - Trích BHXH, BHYT, KPCĐ và chi phí sản xuất kinh doanh. - Trích BHXH, BHYT khấu trừ vào lương của CNV. - BHXH, KPCĐ vượt chi được cấp bù. - Doanh thu nhận trước của khách hàng. - Các khoản phải trả khác. Số dư bên có: Số tiền còn phải trả, phải nộp và giá trị tài sản thừa chờ xử lý. Tài khoản này có thể có số dư bên nợ, phản ánh số đã trả, đã nộp nhiều hơn số phải trả, phải nộp hoặc số BHXH, KPCĐ vượt chi chưa được cấp bù. Tài khoản 338 có 5 tài khoản cấp 2: - Tài khoản 3381: tài sản thừa chờ xử lý - Tài khoản 3382: KPCĐ - Tài khoản 3383: BHXH - Tài khoản 3384: BHYT - Tài khoản 3387: Doanh thu nhận trước - Tài khoản 3388: Phải nộp khác 2.1.5. Phương pháp hạch toán + Tính tiền lương, các khoản phụ cấp theo quy định phải trả cho CNV, ghi: Nợ TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp Nợ TK 623 - Chi phí sử dụng máy thi công (6231) Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung (6271) Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng (6411) Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6421) Có TK 334 - Phải trả CNV + Tính tiền thưởng phải trả cho CNV, ghi: Nợ TK 431 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi Có TK 334 - Phải trả CNV + Tính tiền BHXH phải trả cho CNV, ghi: Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác Có TK 334 - Phải trả CNV + Tính tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả cho CNV, ghi : Nợ TK 623,627,641,642; hoặc Nợ TK 335 - Chi phí phải trả Có TK 334 - Phải trả CNV + Các khoản khấu trừ vào lương của CNV, ghi: Nợ TK 334 - Phải trả CNV Có TK 141 - Tạm ứng; hoặc Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác Có TK 138 - Phải thu khác + Tính tiền thuế thu nhập của CNV phải nộp Nhà nước, ghi: Nợ TK 334 - Phải trả CNV Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3388) + Khi ứng trước hoặc thực trả tiền lương, tiền công cho CNV, ghi: Nợ TK 334 - Phải trả CNV Có TK 111, 112 + Thanh toán các khoản phải trả cho CNV, ghi: Nợ TK 334- Phải trả CNV Có Tk 111 - Tiền mặt Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng + Trường hợp trả lương cho CNV bằng sản phẩm, hàng hoá: - Đối với sản phẩm, hàng hoá chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, ghi: Nợ TK 334- Phải trả CNV Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp Có TK 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ - Đối với sản phẩm, hàng hoá không chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, ghi: Nợ TK 334 - Phải trả CNV Có TK 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ (giá thanh toán) + Chi phí tiền ăn ca phải chi cho CNV, ghi: Nợ TK 622 - Chi cho nhân công trực tiếp Nợ TK 623 - Chi cho sử dụng máy thi công (6231) Nợ TK 627 - Chi cho sản xuất chung (6271) Nợ TK 641 - Chi cho bán hàng (6411) Nợ TK 642 - Chi cho quản lý doanh nghiệp (6421) Có TK 334 - Phải trả CNV Khi chi tiền ăn ca cho CNV, ghi: Nợ TK 334 - Phải trả CNV Có TK 111, 112 + Hàng tháng trích BHXH, BHYT, KPCĐ tính vào chi phí sản xuất kinh doanh vào tài k

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.DOC
Tài liệu liên quan