Đề tài Khả năng làm việc theo nhóm của sinh viên trường đại học kinh tế quốc dân hiện nay

MỤC LỤC

A.LỜI MỞ ĐẦU 1

I. lý do chọn đề tài 1

II.Phương pháp và kết quả nghiên cứu 2

B.NỘI DUNG 3

PHẦN 1. LÝ LUẬN CHUNG 3

I. Những vấn đề khái quát về làm việc theo nhóm 3

1. Làm việc theo nhóm là gì? 3

2. Lợi ích của Team work là gì? 3

3. Phân loại nhóm làm việc 5

4. Quá trình hoạt động của nhóm 7

II. Nhóm làm việc hiệu quả 7

1. Nhóm hiệu quả là gì? 7

2. Đặc điểm của nhóm hiệu quả 8

3.Tiêu chuẩn đánh giá nhóm hiệu quả 9

PHẦN 2. THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG LÀM VIỆC THEO NHÓM CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐH KTQD HIỆN NAY 11

I.Những đánh giá về khả năng làm việc nhóm của sinh viên hiện nay 11

1. Những ưu thế của sinh viên trong làm việc nhóm 11

2. Những thuận lợi và khó khăn 14

II. Thực trạng làm việc nhóm của sinh viên ĐH KTQD 19

PHẦN 3: NGUYÊN NHÂN HẠN CHẾ KHẢ NĂNG LÀM VIỆC THEO NHÓM VÀ CÁC GIẢI PHÁP 23

I. Nguyên nhân hạn chế khả năng làm việc theo nhóm 23

1. Các nguyên nhân chủ quan 23

2. Các nguyên nhân khách quan 27

II. Các giải pháp để làm việc theo nhóm hiệu quả 29

1.Nhóm giải pháp chủ quan 29

2. Nhóm giải pháp khách quan 37

C. KẾT BÀI 39

Phiếu Điều Tra 40

Danh Mục tài liệu tham khảo 44

 

 

doc47 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 25590 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khả năng làm việc theo nhóm của sinh viên trường đại học kinh tế quốc dân hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i quốc gia, mà đã mở rộng ra tầm quốc tế. + Nội dung và cách thức giao tiếp với thầy cô, bạn bè, các hoạt động xã hội rất phong phú, đa dạng…. 1.2. Những khó khăn sinh viên gặp phải Thứ nhất, thực tế cho thấy: Không phải bất kì sinh viên nào cũng phù hợp với sự thích ứng này, mà nó tuỳ thuộc vào đặc tính tâm lý cá nhân và môi trường sống cụ thể. Có những sinh viên rất dễ dàng hoà nhập với môi trường xã hội nhưng lại khó khăn trong việc tiếp cận phương pháp học ở đại học. Ngược lại, có nhưng sinh viên ít khó khăn trong tiếp thu tri thức, dễ vượt qua được việc “tự học là chính” ở giảng đường đại học nhưng lại lúng túng thiếu tự tin trong cư xử giao tiếp với bạn bè, các nhóm hoạt động trong lớp, trong trường. Một số hoà đồng cởi mở nhưng một vài người lại khép kín, sống thu mình lại… Vậy nguyên nhân là do đâu? Bản thân người sinh viên gặp một loạt các mâu thuẫn cần giải quyết: + Mâu thuẫn giưa ước mơ kỳ vọng của sinh viên với khả năng để thực hiện nó. + Mâu thuẫn giữa mong muốn học tập, nghiên cứu chuyên sâu ngành học của mình với yêu cầu phải thực hiện toàn bộ chương trình học theo thời gian biểu nhất định. + Mâu thuẫn giữa lượng thông tin rất nhiều trong xã hội với khả năng tiếp thu và thời gian có hạn. Thứ hai, liên hệ với thực tế nước ta hiện nay, đang trong quá trình hội nhập và phát triển những lề thói làm việc cũ, tàn dư của xã hội cũ không dễ xoá bỏ một sớm một chiều. Một loạt các nhân tố khác ví như lợi ích cá nhân, niềm tin sai lệch về việc có được quyền lực và sự thành công khi làm việc nhóm và cả những yếu tố văn hoá tàn cũ đã ăn sâu bám rễ vào nhiều thế hệ. Do đó đối với sinh viên, những khó khăn đó cũng không loại trừ và việc tập hợp mọi người thành một nhóm làm việc hiệu quả không phải là dễ. Thứ ba, sinh viên có thể coi là tầng lớp tiếp thu cái mới một cách nhanh chóng nhất, nhưng lại rất ít có điều kiện làm việc nhóm. Cụ thể theo số liệu mà chúng tôi điều tra được thì trong tổng số 619 sinh viên được hỏi rằng “bạn đã từng làm việc theo nhóm chưa?” thì có 572 sinh viên (chiếm 92.41%) lựa chọn là “đã từng làm việc nhóm”, trong khi đó số chưa bao giờ làm việc nhóm là 47 sinh viên (7.59%). Vậy thực trạng những sinh viên đã từng làm việc nhóm thì có mức độ làm việc như thế nào? Nghiên cứu tiếp trong tổng số 619 sinh viên về vấn đề “mức độ làm việc theo nhóm của bạn như thế nào?”Thì chỉ có 161 sinh viên (26%) trả lời là “thường xuyên”, 342 bạn (55.25%) trả lời “thỉnh thoảng”, 69 bạn (11.16%) trả lời là “đôi khi”, thậm chí có 47 sinh viên (7.59%) trả lời là “ chưa bao giờ”. Con số trên cho thấy một thực tế là làm việc nhóm chưa được áp dụng rộng rãi trong chương trình giảng dạy và học tập của sinh viên, và do vậy, nhận thức của mọi người về làm việc nhóm và hiệu quả của nó còn nhiều hạn chế là điều không tránh khỏi. Nếu các nhà quản lý có quan tâm đúng mức về vấn đề này, lượng kiến thức từ thực tiễn sẽ có tác dụng bổ sung rất lớn cho những lý thuyết mà sinh viên được truyền đạt. Thứ tư, đối với sinh viên Việt Nam, “Teamwork” đã được nói đến nhiều nhưng hình như nó mới chỉ được nghe nói chứ chưa thực hiện theo đúng nghĩa của nó. Nó mới chỉ là 1 hình thức làm việc mới mẻ và chưa có được hiệu quả thực sự. Cũng trong số liệu điều tra 619 sinh viên trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân được hỏi về “kết quả công việc mà bạn đã từng làm việc theo nhóm”, thì chỉ có 215 sinh viên (34.73%) trả lời là ”tốt”, 353 sinh viên (57.03%) trả lời “bình thường”, 51 sinh viên (8.24%) trả lời là “kém hiệu quả”. Tuy nhiên tỷ lệ làm việc theo nhóm hiệu quả cho thấy, càng sinh viên năm cuối thì chất lượng làm việc theo nhóm càng hiệu quả và tốt hơn sinh viên năm đầu. Có thể thấy rõ hơn thực trạng này qua bảng phân tích điều tra: Bảng 3: kết quả công việc làm việc theo nhóm Kết quả Năm Tổng số sinh viên Tốt Bình thường Kém hiệu quả số tuỵêt đối % số tuyệt đối % số tuyệt đối % Năm 1 187 50 26.74 113 60.43 24 12.83 Năm 2 254 95 37.40 142 55.91 17 6.69 Năm 3 143 55 38.46 79 55.24 9 6.3 Năm 4 35 15 42.86 19 54.29 1 2.85 Tổng 619 215 34.73 353 57.03 51 8.24 ( Kết quả điều tra 619 sinh viên Trường ĐH KTQD) Từ bảng kết quả trên cho thấy, kết quả thực hiện công việc theo nhóm đạt loại tốt của sinh viên năm 4 chiếm 42.86%, còn sinh viên năm 1-2 lần lượt chỉ là 26.74% và 37.4%. Như vậy chất lượng của thực hiện công việc theo nhóm của sinh viên năm 4 tốt hơn hẳn các sinh viên năm 1-2. Ngoài ra nếu như kết quả thực hiện công việc theo nhóm của năm 1 kém hiệu quả là 12.83% thì của năm 4 chỉ là 2.85%, đã giảm rất nhiều so với tỉ lệ của năm. Điều này có thể được lý giải như sau: + Sinh viên năm 1-2 học theo chương trình tín chỉ theo học cùng 1 môn ở 1 lớp rất đông (thường là lớp có quy mô trên dưới 100 sinh viên) lại đến từ các lớp khác nhau nên việc quản lý những sinh viên này đối với giáo viên là tương đối phức tạp. Việc chia nhóm làm việc cũng gặp nhiều khó khăn, nhóm làm việc quá đông thành viên làm hiệu quả, chất lượng đạt được của nhóm không cao. Còn sinh viên năm 4 thì thường đã được lập nhóm sẵn, học tất cả các môn cùng 1 lớp (học theo niên chế), các thành viên đã có nền tảng quan hệ, biết kết hợp dễ dàng hơn trong công việc, nên chất lượng của làm việc nhóm tốt hơn hẳn. + Sinh viên năm 1-2 thường chỉ mới học các môn học đại cương chưa đi sâu các môn chuyên ngành nên số các môn học được thảo luận còn ít. Ngược lại, với các sinh viên năm 3-4 thì đã bắt đầu học những môn chuyên ngành, có lượng kiến thức nhất định, đã nhận biết và quen dần với công việc làm việc nhóm, có kinh nghiệm, nên kết quả thực hiện công việc theo nhóm đạt hiệu quả cao hơn. + Sinh viên năm 3-4 đã từng được làm quen với hình thức này từ trước và rèn luyện cho mình được nhiều kỹ năng và kinh nghiệm hơn. Họ được trang bị cho một lượng kiến thức đủ lớn và đủ sâu từ rất nhiều môn học mà sinh viên năm 1-2 chưa biết tới. Từ đó tạo cho những sinh viên năm 3-4 tư duy logic và tổng hợp từ nhiều khía cạnh khác nhau. Thứ năm, sinh viên thường chưa hiểu hết được tầm quan trọng về làm việc theo nhóm. Nếu bạn hỏi một sinh viên bất kì về làm việc theo nhóm, chắc chắn hơn phân nửa sẽ trả lời mơ hồ và không hiểu được tầm quan trọng của làm việc theo nhóm. Các sinh viên khối ngành kĩ thuật lại càng mơ hồ hơn khi họ không được học hay dạy một cách chuyên sâu về làm việc nhóm. Họ chỉ hiểu làm việc nhóm là hợp lại thành 1 nhóm và chia các công việc cụ thể ra để có thể hoàn thành 1 đề án nào đó đúng tiến độ. Trong khi đó họ chưa biết tác dụng và cách làm việc nhóm có hiệu quả. Toàn (sinh viên năm 4 ĐH Bách Khoa) cũng có nhiều đề án môn học được làm theo nhóm, tuy nhiên nhóm chỉ lập ra để đáp ứng yêu cầu của giáo viên, còn khi hoạt động thì hầu như chỉ có 1-2 sinh viên làm, còn lại thì mặc kệ hoặc làm đúng yêu cầu được giao mà không có sự nhiệt tình đóng góp nào ý kiến nào. Đây gần như là thực trạng làm việc theo nhóm của sinh viên các trường kĩ thuật. Thứ sáu, còn đối với khối sinh viên Kinh tế thì sao? Làm việc theo nhóm đã trở thành 1 biện pháp tiên tiến và phổ biến trong các trường đại học hiện nay. Hình thức này cũng tạo một hứng thú không nhỏ trong giới sinh viên, đặc biệt là khối sinh viên kinh tế. Tuy nhiên lại chưa có phương pháp thống nhất cho sinh viên. Phương pháp này vẫn chưa có những chuẩn mực, những quy tắc riêng. Chính vì thế tính hiệu quả chưa cao. Một thực tế thấy rõ ở các giảng đường đại học Việt nam là số sinh viên trong giảng đường quá đông. Thử nghĩ xem, chỉ nhìn vào khoa QTKD của trường đại học kinh tế Thành phố HCM, 1 giảng đường có đến 150 sinh viên. Vậy thì khi làm việc nhóm chia 15-20 người/1nhóm thì làm sao đảm bảo được tính hiệu quả. Đặc biệt là khi sinh viên mới tiếp xúc với hình thức này. Chính tình trạng này đã khiến sinh viên ngồi ỳ, không chịu động não. Không phát biểu ý kiến, mà chỉ số ít 3-5 người là phát biểu và nắm quyền quyết định nhóm. Các bạn còn lại thì tỏ ra sợ phát biểu sai hay coi đó không là việc của mình, vì vậy không mang lại hiệu quả. Thứ bảy, các nhóm thường hợp lại bằng sự thân quen và hiểu nhau, những quan điểm cho rằng họ chỉ làm việc với nhau được khi đã hiểu rõ về nhau và thân với nhau, quan điểm này thiết nghĩ là chưa đúng, mặc dù nó có những thuận lợi nhất định nhưng còn một số bất cập. Đặc biệt, tồn tại ở sinh viên Việt Nam chính vì quá thân quen nể nang mà trong quá trình làm việc nhóm hầu như các thành viên không dám bác bỏ hay phản bác ý kiến của nhau, họ sợ mất lòng nhau. Hoặc trong nhóm người này chơi thân người kia sẽ tạo nhiều nhóm đối lập nhau và sẽ dẫn đến những quyết định chủ quan mà không dựa trên những đánh giá khách quan cho công việc nhóm. II. Thực trạng làm việc nhóm của sinh viên ĐH KTQD Đánh giá về khả năng làm việc nhóm của sinh viên Việt nam nói chung và sinh viên ĐH KTQD nói riêng, nhiều ý kiến cho rằng: “Sự phối hợp trong LVN của họ chưa thật sự thuyết phục vì ý tưởng này mới hình thành trong ý nghĩ của họ. Do đó, họ sẽ gặp một vài khó khăn trong giai đoạn đầu. Năng lực của từng người chưa được “cộng hưởng” để tạo thành sức mạnh của nhóm. Nhưng chắc chắn là sẽ rất khả quan”... “ Nếu nhóm được giao những công việc phù hợp với khả năng thì chắc chắn có thể hoàn thành tốt công việc.” Một điều quan trọng là mong muốn, sở thích của các thành viên trong nhóm về công việc làm việc nhóm. Nếu như các thành viên đều hứng thú, có tâm huyết và có tinh thần trách nhiệm với công việc cao, mong muốn được làm việc nhóm thì làm việc nhóm sẽ nhất định thành công. Qua khảo sát thực tế trong 619 sinh viên thì có 66 sinh viên (10.66%) trả lời “rất thích”, 236 sinh viên(38.13%) trả lời “thích”, 287 sinh viên (46.36%) trả lời “bình thường” tức là làm việc nhóm cũng được mà không cũng chẳng sao, chỉ có 30 sinh viên(4.85%) trả lời “không thích”. Như vậy xu hướng chung của số sinh viên được khảo sát đều mong muốn được làm việc nhóm. Để có thể thấy rõ ràng hơn điều này chúng tôi đưa ra bảng nghiên cứu “sở thích làm việc nhóm” của sinh viên từ năm 1 đến năm 4. Bảng 4: Bạn có thích làm việc nhóm không? Mức độ Năm Tổng số sv Rất thích Thích Bình thường Không thích số tuyệt đối % số tuyệt đối % số tuyệt đối % số tuyệt đối % Năm 1 187 27 14.44 65 34.76 80 42.78 15 8.02 Năm 2 254 25 9.84 104 40.94 117 46.07 8 3.15 Năm 3 143 10 7.00 54 37.76 72 50.35 7 4.89 Năm 4 35 4 11.43 13 37.14 18 51.43 0 0 Tổng 619 66 10.66 236 38.13 287 46.36 30 4.85 ( Số liệu điều tra 619 sinh viên ĐH KTQD) Qua bảng số liệu trên chúng ta thấy rằng hầu hết các sinh viên (kể cả năm 1 hay năm 4) đều mong muốn được làm việc nhóm. Số sinh viên trả lời thích + rất thích làm việc nhóm của năm 2 là 129 bạn( 50.78%) trong khi đó số không thích chỉ là 8 bạn (3.15%), hay số sinh viên năm 4 trả lời thích + rất thích làm việc nhóm là 17 bạn (48.57%) và số sinh viên trả lời không thích là 0%. Lí giải hiện tượng trên chúng ta có thể hiểu: Lứa tuổi sinh viên là một lứa tuổi mà tâm lí của họ có thể nói là đang dần ổn định, họ là lớp người tràn đầy nhựa sống và sức sáng tạo, là lớp người của ước mơ và hoài bão. Họ luôn muốn tìm kiếm cơ hội tự khẳng định bản thân và giao lưu rộng rãi với mọi người. Hơn nữa làm việc nhóm là một phương pháp tiên tiến được các nước phát triển có trình độ trên thế giới áp dụng nhiều. Chính vì thế chúng tôi cho rằng làm việc nhóm sẽ là cơ hội sinh viên chúng ta đang tìm kiếm, mong muốn tạo bước đột phá mới, thành công. Ngoài yếu tố sở thích chúng ta còn xem xét yếu tố giới tính có thực sự ảnh hưởng đến làm việc nhóm hay không? Qua khảo sát về sự ảnh hưởng của giới tính đến làm việc nhóm của sinh viên. Bảng 5: ảnh hưởng về giới đến khả năng làm việc nhóm của sinh viên Giới tính Tổng số sv Nam Nữ Như nhau Số tuyệt đối % Số tuỵêt đối % Số tuyệt đối % Nam 180 50 27.78 40 22.23 90 50 Nữ 439 74 16.85 29 6.61 336 76.54 Tổng 619 124 20.03 69 12.12 426 67.85 (Số liệu điều tra 619 sinh viên ĐH KTQD) Ta có thể rút ra một nhận xét : giới tính ít có ảnh hưởng tới khả năng làm việc nhóm của sinh viên. Nhưng không phải không có ảnh hưởng. Có 74 sinh viên (16.85%) trong tổng số 439 sinh viên nữ cho rằng nam có khả năng làm việc nhóm tốt hơn, trong khi đó đánh giá về nữ sinh viên chỉ là 35 sinh viên (6.61%). Vì ít nhiều tâm sinh lý của nam và nữ cũng khác nhau, và thông thường mọi người cho rằng nếu giới tính có ảnh hưởng thì nam có khả năng làm việc nhóm tốt hơn nữ, điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu vì khả năng hoà nhập và tiếp thu thông tin của nam bao giờ cũng nhanh nhạy hơn nữ, các ý tưởng đưa ra mang tính táo bạo hơn và thường thẳng thắn trong công việc, ít bị tình cảm chi phối hơn so với nữ giới. Trước bất kì 1 vấn đề được đưa ra thì nữ giới thường có xu hướng thận trọng trong suy nghĩ và ra quyết định nên không phù hợp với những công việc đòi hỏi tính sáng tạo, cập nhật, thời sự. Và trên thực tế mức độ làm việc theo nhóm của sinh viên: Bảng 6: Mức độ làm việc theo nhóm của bạn như thế nào Mức độ Năm Tổng số sinh viên Thường xuyên Thỉnh thoảng Đôi khi Chưa bao giờ Số tuyệt đối % Số tuyệt đối % Số tuyệt đối % Số tuyệt đối % Năm 1 187 40 21.40 119 63.64 8 4.28 20 10.68 Năm 2 254 60 23.62 163 64.17 11 4.33 20 7.88 Năm 3 143 47 32.87 41 28.67 48 35.57 7 2.89 Năm 4 35 14 40.00 19 54.29 2 5.71 0 0 Tổng 619 161 26 342 55.25 69 11.16 47 7.59 (Số liệu điều tra 619 sinh viên trường ĐH KTQD) Mức độ làm việc theo nhóm của sinh viên trường đại học KTQD có sự tăng dần lên rõ rệt giữa sinh viên năm 1, năm 2, với năm 3 và năm 4. Nếu như năm 1 số sinh viên chưa khi nào làm việc theo nhóm là 10.68% thì các năm sau đã có sự giảm dần và đến năm 4 là 0%. Mức độ làm việc theo nhóm thường xuyên liên tục cũng được tăng lên vào năm 3 và 4 là điều phù hợp với khách quan bởi đây là thời kì các sinh viên bước vào môn học chuyên ngành, sinh viên được thầy cô giao cho nhiều đề tài thảo luận nhóm liên quan đến kiến thức chuyên môn hơn và yêu cầu về độ hoàn thiện của bài thảo luận cũng cao hơn, đòi hỏi phải có sự hợp tác của nhiều người để đưa ra hướng giải quyết tốt nhất. Làm việc nhóm sẽ kết hợp được cả lý thuyết và thực tế, sẽ kết hợp được nhiều ý tưởng sáng tạo của nhiều người. Chúng ta đã nghe nhiều về làm việc nhóm tại những nơi làm việc, trong các lớp học ở thời đại ngày nay. Trong khi cố gắng tìm kiếm những cách thức có thể cạnh tranh tốt hơn, đa số họ đều nhận ra rằng: mọi việc đều có thể giải quyết tốt hơn nhiều khi làm việc theo nhóm chứ không phải làm việc một cách đơn lẻ trong tập hợp những cá nhân. Tạo ra môi trường làm việc nhóm thực sự đòi hỏi nhà quản lý phải thay đổi tất cả những gì họ làm trước đây. Làm việc nhóm đang là một hình thức phổ biến và kích thích sự hăng say trong học tập tiếp thu bài hiệu quả đối vớí Sinh viên Việt Nam. Tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập trong việc làm việc nhóm của SV đặc biệt là tính hiệu quả và chuyên nghiệp. Cái quan trọng là nhà trường cần có những phương pháp, những chuẩn mực và quy tắc cụ thể trong việc hướng dẫn tạo điều kiện thuân lợi cho SV phát triển và hoàn thiện kỹ năng làm việc nhóm của mình hơn. PHẦN 3: NGUYÊN NHÂN HẠN CHẾ KHẢ NĂNG LÀM VIỆC THEO NHÓM VÀ CÁC GIẢI PHÁP I. Nguyên nhân hạn chế khả năng làm việc theo nhóm Khả năng làm việc theo nhóm của sinh viên còn nhiều hạn chế là do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể xuất phát từ phía bản thân sinh viên tạo nên và hoặc cũng có thể là từ những nguyên nhân xuất phát từ yếu tố khách quan tác động tới. Vậy những hạn chế này là bởi nguyên nhân nào. 1. Các nguyên nhân chủ quan Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp đều đòi hỏi kỹ năng làm việc theo nhóm, nhưng kỹ năng ấy thì đa số người Việt Nam còn yếu. Và những sinh viên Việt Nam thì họ có kỹ năng đấy chưa, thưa đó là mặt mà các doanh nghiệp chưa hài lòng về họ. Họ rất thông minh nhưng khả năng làm việc theo nhóm của họ thường không đạt kết quả cao. Vậy nguyên nhân là do đâu, chúng tôi xin đưa ra một số nguyên nhân từ phía sinh viên như sau: Nhận thức chưa đúng và chưa biết cách làm: Trong khi kỹ năng làm việc theo nhóm đòi hỏi phải có nhận thức một cách rõ ràng, đúng đắn và phải tuân theo những quy tắc cụ thể, chặt chẽ thì hầu như ý thức của sinh viên về làm việc theo nhóm còn chưa chính xác. Mọi người thường quan niệm rằng làm theo nhóm chỉ để hoàn thanh kế hoạch được giao viên giao cho và phần lớn chỉ mang tính hình thức, không chú trọng vào việc rèn luyện kỹ năng phục vụ cho công việc sau này. Sinh viên thường làm việc nhóm khi được thầy cô yêu cầu và việc thành lập nhóm cũng thực hiện theo sự bất kỳ, không có sự lựa chọn các thành viên theo khả năng và đòi hỏi của công việc, bố trí công việc chưa xét đến sự phù hợp của các cá nhân với công việc đảm nhận. Đặc biệt, các thành viên trong nhóm không ổn định mà thường thay đổi theo các đề tài. Có khi cứ mỗi đề tài được đặt ra thì lại thành lập một nhóm riêng, và vì vậy có người cùng một lúc sẽ là thành viên của nhiều nhóm khác nhau và có vai trò khác nhau trong các nhóm đó. Kiểu lập nhóm này khiến cho mỗi người sẽ không có đủ thời gian để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, công việc trở nên chồng chéo và kém hiệu quả. Năng lực của người trưởng nhóm không cao hoặc là chưa phù hợp. Trưởng nhóm thiếu các kĩ năng về lãnh đạo, sắp xếp các công việc cụ thể và sát với khả năng và trình độ của các thành viên trong nhóm của mình. Và các nhóm trưởng thường thiếu kinh nghiệm trong việc phân định rõ ràng nhiệm vụ cho các thành viên cũng như phối hợp các thành viên lại với nhau khi làm việc. Hoặc có thể người trưởng nhóm quá ôm đồm trong công việc, thiếu khả năng lãnh đạo nên để cho các thành viên không có ý thức làm việc mà chỉ để cho người nhóm trưởng phải tự mình làm còn mọi người ngồi không. Thích làm thầy chứ không thích làm thợ. Đó là tâm lý chung của người Việt Nam, thích dạy bảo người khác chứ không thích ai lên mặt với mình. Nể nang các mối quan hệ. Người phương Tây có cái tôi rất cao nhưng lại sẵn sàng cùng nhau hoàn thành công việc cần thực hiện. Họ thường rất ít để việc riêng ảnh hưởng đến công việc chung của cả nhóm, đặc biệtcác mối quan hệ trong công việc được tách bạch một cách rõ ràng. Khi tranh luận, họ luôn hướng thẳng vào vấn đề cần phải giải quyết và tranh cãi một cách nhiệt tình, đúng mực để đi đến kết quả cuối cùng đó là sự thống nhất của các thành viên và giải quyết công việc có hiệu quả. Còn người Việt trẻ chỉ chăm chăm xây dựng mối quan hệ tốt giữa các thành viên trong đội, tỏ ra rất coi trọng bạn bè nên những cuộc tranh luận thường được đè nén cho có vẻ nhẹ nhàng. Đôi khi có cãi nhau vặt theo kiểu công tư lẫn lộn. Còn đối với sếp, tranh luận với sếp được coi như một biểu hiện của không tôn trọng, không biết trên dưới, được đánh giá sang lĩnh vực đạo đức, thái độ làm việc. “Dĩ hoà vi quý” mà, việc xây dựng mối quan hệ với các thanh viên khác trong nhóm quan trọng hơn là tiến độ công việc hoàn thành chậm lại. Sự nể nang các mối quan hệ này của người Việt Nam có từ khi đang còn học tập trên ghế nhà trường. Đa phần các nhóm làm việc của sinh viên được lập nên bởi sự lựa chọn theo tính cách chơi với nhau ở trên lớp, lợi ích làm việc nhóm không bộc lộ ra trước mắt và không ai muốn mất lòng ai nên khi tranh luận về đề tài thì mặc dù mỗi người đều có chính kiến riêng nhưng lại không đưa ra để bàn luận và phản bác lại khi ý kiến vừa đưa ra được cho là không hợp lý. Thái độ thứ nhất ngồi ỳ, thứ nhì đồng ý: Đây là một thái độ khá phổ biến mà hầu như tất cả các nhóm đều có thành viên mắc phải. Thành viên trong nhóm không có sự nhiệt tình trong công vệc lại thêm ý nghĩ muốn làm vừa lòng người khác bằng cách luôn luôn tỏ ra đồng ý khi người khác đưa ra ý kến trong khi thực sự là không đồng ý hoặc là không hiểu gì về vấn đề mà người kia đưa ra cả. Chính vì vậy, trong nhóm thường có sự hiểu lầm nhau, chia bè phái ngay trong nhóm, dẫn đến nhóm mất đoàn kết và thiếu thống nhất ý kiến, mọi người không cùng hướng đến mục tiêu của cả nhóm. Mỗi khi không thống nhất được mục tiêu thì các thành viên sẽ phó mặc cho ai làm thì làm. Khi ai đó đưa ra ý tưởng thì đồng ý ngay để rồi công việc hoàn thành không có kết quả tốt. Đùn đẩy trách nhiệm cho người khác: Việc thảo luận không dứt điểm, không thống nhất được ý kiến và phân chia công việc không phân minh đã khiến cho ai cũng nghĩ rằng đó là việc của người khác không phải của mình. Mặc dù trong đầu mỗi thành viên thường tạo ra cho mình một ý kiến khác đúng đắn hơn, sáng suốt hơn trong khi đang đóng vai trò im lặng và đồng ý với người khác nhưng không nói ra vì sợ khi nói ra họ sẽ phải thực hiện nhiệm vụ đó. Nếu nhóm gặp thất bại, tất nhiên không phải tại mình mà đó là ý kiến của người khác, bởi vì ý tưởng của mình còn nằm trong đầu kia mà nhiều sinh viên thích hành động kiểu nay và họ nhận lấy phần nhiệm vụ của mình một cách thụ động và giao tận tay, như vậy sẽ dễ dàng trốn tránh trách nhiệm khi công việc của nhóm không suôn sẻ. Ai cũng cho là mình không có và cũng không phải chịu trách nhiệm về công việc cả nên nhóm trở nên rời rạc, thiếu đoàn kết và mất đi áp lực và động lực để thúc đẩy mọi người cố gắng thực hiện tốt từng công việc được giao. Giờ cao su: Số liệu điều tra về thái độ giờ giấc của các sinh viên khi làm việc nhóm cho kết quả Bảng 7: Giờ giấc của các thành viên Kết quả Năm Thường xuyên đúng giờ Ít khi đúng giờ Chưa bao giờ đúng giờ Tổng Tuyệt đối % Tuyệt đối % Tuyệt đối % Năm 1 140 74.9 35 18.7 12 6.4 187 Năm 2 187 73.6 49 19.3 18 7.1 254 Năm 3 78 54.5 61 42.7 4 2.8 143 Năm 4 27 77.2 8 22.8 0 0 35 Tổng 432 69.8 153 24.7 34 5.5 619 (Số liệu điều tra 619 sinh viên trường ĐH KTQD) Tuy kết quả điều tra trên cho thấy rằng phần lớn các đối tượng được điều tra đều cho rằng các thành viên trong nhóm làm việc của họ thường xuyên đúng giờ. Nhưng thực tế không phải như vậy mà hầu như thường xuyên có sự chậm trễ trong giờ giấc làm việc nhóm. Đây có thể là do đối tượng được điều tra không muốn thừa nhận thực tế khi họ làm việc nhóm và luôn có xu hướng tạo nên một nhóm thật đẹp mà mình đã từng tham gia trong tưởng tượng. Hoặc có thể là do tất cả các thành viên trong nhóm đều không đúng giờ so với kế hoạch giờ giấc đã đặt ra. Mọi người chưa có ý thức làm việc nhóm, thiếu sự nhiệt tình và sôi động trong các hoạt động và cả công việc của nhóm. Đặc biệt là hiện tượng giờ cao su. Giờ giấc của sinh viên thường lung tung, ít người có sự sắp xếp cụ thể và khoa học. Họ tự cho mình được phép chậm trễ mà không quan tâm tới thái độ của những người xung quanh như thế nào cả. Thói quen xấu này có ảnh hưởng và tác động mạnh tới thời gian và quá trình làm việc nhóm của mọi người. Trong một cuộc họp nhóm, các thành viên gần như đã có mặt đông đủ nhưng lại có một vài thành viên có giờ cao su nên bắt cả nhóm phải chờ mình. Chưa kể có những lúc nhóm phải trình bày rồi mà vẫn chưa đầy đủ các thành viên trong nhóm, như vậy hậu quả sẽ là rất lớn. Đây là một thực trạng thường thấy ở các nhóm làm việc của sinh viên Việt Nam chúng ta hiện nay. Nó khiến cho sự chán nản của các thành viên khác trong nhóm tăng thêm, làm giảm sự nhiệt tình trong công việc và quan trọng hơn là nó dẫn tới hoàn thành công việc nhóm không đúng thời gian, chậm tiến trình thực hiện và hiệu quả thấp. Không chú ý đến công việc của nhóm: Có một xu hướng xảy ra nữa là có những người chỉ cho rằng ý kiến của mình là tốt đẹp và không chịu chấp nhận ý kiến của người khác. Hoặc cũng có người lại sợ ý kiến của mình không hay nên không dám đưa ra thảo luận với người khác. Hay có trường hợp chỉ lấy ý kiến của những người giỏi hơn trong nhóm mà không đưa ra thảo luận với các thành viên còn lại. Vì thế có nhiều người không chú ý tới công việc của nhóm đến đâu mà chỉ dựa dẫm vào người khác, khi hỏi tới không biết thế nào cả. Còn một đặc điểm nữa là hay dấu dốt, không biết nhưng không dám hỏi. Khả năng tổng hợp của sinh viên còn yếu và không lập được kế hoạch dài hạn : thấy cây mà không thấy rừng. Thiếu khả năng tổng hợp nên sinh viên Việt Nam ngại làm việc theo nhóm vì họ không biết cách tổng hợp ý kiến của tất cả các thành viên trong nhóm. Ngoài ra còn có những nguyên nhân chủ quan khác từ phía bản thân sinh viên như thiếu sự tự tin vào bản thân mình, thu thập thông tin kém hiệu quả, khả năng hòa đồng và tranh luận trước đám đông kém, cũng như khả năng thuyết trình thấp… Các nguyên nhân này làm giảm sự hiệu quả công việc nhóm thực hiện. 2. Các nguyên nhân khách quan Bên cạnh những yếu tố xuất phát từ bản thân từng cá nhân sinh viên và từ trong nhóm làm việc ở trên, nhóm nhận thấy các yếu tố thuộc về môi trường khách quan cũng tác động lớn tới khả năng làm việc của sinh viên như sau: Cơ hội làm việc theo nhóm ít: Theo điều tra về việc làm việc nhóm trong kỳ học tập của sinh viên trên giảng đường ta được Bảng 8: Số môn bình quân làm việc nhóm trong kỳ Số môn Năm 1 2 3 Nhiều hơn Tổng Tuyệt đối (%) Tuyệt đối (%) Tuyệt đối (%) Tuyệt đối (%) Năm 1 30 16 87 46.5 45 24.1 25 13.4 187 Năm 2 49 19.3 115 45.3 43 16.9 47 18.5 254 Năm 3 3 2.1 40 28 77 53.8 23 16.1 143 Năm 4 2 5.7 9 25.7 7 20 17 48.6 35 Tổng 84 13.6 251 40.5 172 27.8 112 18.1 619 (Số liệu điều

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc11801.doc
Tài liệu liên quan