Đề tài Khảo sát các đơn vị thành ngữ trong một số truyện ngắn của Nam Cao giai đoạn 1930-1945

MỤC LỤC

 

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I 7

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NAM CAO - TÁC GIẢ 7

VÀ TÁC PHẨM 7

CHƯƠNG II 12

PHÂN TÍCH, PHÂN LOẠI THÀNH NGỮ 12

TRONG MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN CỦA NAM CAO GIAI ĐOẠN 12

1930 - 1945 12

I. Những vấn đề chung về thành ngữ tiếng Việt 12

1. Thành ngữ trong tiếng Việt 12

2. Phân biệt thành ngữ với cụm từ tự do, với tục ngữ 13

2.1. Phân biệt thành ngữ với cụm từ tự do 13

2.2. Phân biệt thành ngữ và tục ngữ 14

3. Phân loại thành ngữ trong tiếng Việt hiện đai 16

II. Phân tích, phân loại các đơn vị thành ngữ tiếng Việt trong các truyện ngắn của Nam Cao giai đoạn 30-45 17

1. Phân loại một cách khái quát 17

2. Phân tích 17

2.1. Thành ngữ ẩn dụ hoá đối xứng 17

2.1.1. Thành ngữ ẩn dụ hoá đối xứng bốn yếu tố 18

2.1.2. Thành ngữ ẩn dụ hoá đối xứng 6, 8 yếu tố 27

2.2. Thành ngữ phi đối xứng 27

2.2.1. Nhóm thành ngữ so sánh 27

2.2.2. Thành ngữ miêu tả 30

CHƯƠNG III 34

CÁCH SỬ DỤNG THÀNH NGỮ CỦA NAM CAO 34

QUA CÁC TRUYỆN NGẮN CỦA ÔNG 34

I. Nhận xét chung về cách sử dụng thành ngữ của Nam Cao 34

II. Về việc sử dụng thành ngữ gốc Hán 34

III. Sự sáng tạo của Nam Cao trong việc sử dụng thành ngữ 35

TÀI LIỆU THAM KHẢO 42

PHỤ LỤC 43

 

 

doc58 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3186 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khảo sát các đơn vị thành ngữ trong một số truyện ngắn của Nam Cao giai đoạn 1930-1945, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh ngữ có tính nhạc. Như vậy, có thể nói không có ranh giới rõ ràng, tuyệt đối để phân biệt cụm từ tự do và thành ngữ. Bởi lẽ nếu những cụm từ tự do trở nên cố định và nghĩa của nó bị phức tạp hoá nó biến thành thành ngữ. 2.2. Phân biệt thành ngữ và tục ngữ Đây là công việc vô cùng khó khăn đối với các nhà nghiên cứu khi phân biệt giữa thành ngữ và tục ngữ. Và trên thực tế có thể nói sự lẫn lộn giữa hai đơn vị này là rất phổ biến, phổ biến đến mức người ta không còn coi nó như một sai phạm nữa. Sự phân biệt thành ngữ và tục ngữ lần đầu tiên được đặt ra qua “Việt Nam văn học sử yếu” (1943): theo cuốn sách này một câu tục ngữ tự nó phải có một ý nghĩa đầy đủ hay khuyên răn chỉ bảo điều gì. Còn thành ngữ chỉ là những lời nói có sẵn để ta tiện dùng mà diễn một ý gì hay tả một trạng thái gì cho có màu mè. Tác giả Vũ Ngọc Phan trong “Tục ngữ và dân ca Việt Nam” (1956) lại không tán thành với ý kiến trên. Với Cù Đình Tú ở bài viết “Góp ý kiến về phân biệt tục ngữ với thành ngữ” (1973) đã dùng chức năng làm tiêu chí phân biệt tục ngữ thành ngữ. Thành ngữ là những đơn vị có sẵn, mang chức năng định danh, nói khác đi dùng để gọi tên sự vật, tính chất, hành động. Tục ngữ thông báo một nhận định, một kết luận về một phương diện nào đó của thế giới khách quan. Do vậy, mỗi một câu tục ngữ đọc lên là một câu hoàn chỉnh về diễn đạt, trọn vẹn về ý tưởng. Hoàng Văn Hành và một số tác giả ở Viện Ngôn Ngữ học trong “Kể chuyện thành ngữ, tục ngữ” đã nhận xét thành ngữ tuy có nhiều nét tương đồng với tục ngữ nhưng khác tục ngữ về bản chất. Thành ngữ là những tổ hợp từ đặc biệt, biểu hiện những khái niệm một cách bóng bẩy, còn tục ngữ là những câu-ngôn bản đặc biệt, biểu thị những phán đoán một cách nghệ thuật Và chúng ta có thể tóm tắt sự khác biệt giữa chúng thông qua bảng sau: Thành ngữ Tục ngữ Thường thể hiện chức năng định dạng giống như từ và trong câu chúng hoạt động như những định vị điểm danh Là một thông báo đầy đủ, trong câu chúng hoạt động như những đơn vị thông báo Làm một bộ phận cấu thành câu Làm một câu độc lập hoàn chỉnh. Ví dụ:Thay da đổi thịt Ví dụ:Ăn vá học hay *)Sự giống nhau giữa thành ngữ và tục ngữ + Thành ngữ và tục ngữ là những đơn vị có sẵn với cấu trúc rất bền chặt, cố định, trong đó không thể dễ dàng thay đổi trật tự các yếu tố + Cả thành ngữ và tục ngữ đều có nội dung ngữ nghĩa mang tính khái quát hình ảnh và nghĩa bóng. Tính hình ảnh của tục ngữ cũng xuất hiện nảy sinh bằng con đường phát triển nghĩa mới, kết quả- trìu tượng giống như thành ngữ + Tục ngữ ngắn gọn về hình thức, phương pháp về nội dung, có vần điệu uyển chuyển giống như thành ngữ. Rõ ràng ranh giới giữa thành ngữ và tục ngữ là không rõ ràng, không dễ nhận biết bởi vì bao giờ cũng có những đơn vị quá độ, trung gian. Tuy nhiên có thể nói chúng khác nhau chủ yếu là ở mặt chức năng. Tóm lại, tổng hợp tất cả những tiêu chí như đã phân tích ở trên cho phép tách thành ngữ ra khỏi những đơn vị khác chúng ta có bảng sau: Nét khu biệt Đơn vị Tiêu chí Cụm từ tự do Thành ngữ Tục ngữ Đặc điểm cấu trúc Cố định - + + Không cố định + - - Đặc điểm ngữ âm Hài hoà - + + Không hài hoà + - - Đặc điểm ngữ nghĩa Nghĩa đen + - - Nghĩa bóng - + + Chức năng ngữ nghĩa Định danh + + - Thông báo - - + Chức năng ngữ pháp Bộ phận câu + + - Câu - - + 3. Phân loại thành ngữ trong tiếng Việt hiện đai Theo Nguyễn Thiện Giáp trong “Từ vựng học tiếng Việt”, thành ngữ có hai loại lớn đó là thành ngữ hợp kết và thành ngữ hòa kết. Về mặt cấu trúc của thành ngữ ta có thể hình dung hệ thống thành ngữ tiếng Việt bằng hai sơ đồ tổng quát sau đây: Thµnh ng÷ Thµnh ng÷ ®èi xøng Thµnh ng÷ Phi ®èi xøng Thµnh ng÷ Phi ®èi xøng d¹ng miªu t¶ Thµnh ng÷ Phi ®èi xøng d¹ng so s¸nh Kết cấu cú pháp của thành ngữ có một số khuôn mẫu nhất định đó là: quan hệ cụm chủ vị, quan hệ chính phụ, quan hệ đẳng lập và quan hệ đề thuyết. Trong báo cáo này chúng tôi sẽ tiến hành phân loại, phân tích các thành ngữ trong truyện ngắn của Nam Cao theo sự phân loại thành ngữ thành hai loại thành ngữ đối xứng và phi đối xứng như đã nói ở trên và đi sâu vào các kết cấu của thành ngữ. II. Phân tích, phân loại các đơn vị thành ngữ tiếng Việt trong các truyện ngắn của Nam Cao giai đoạn 30-45 1. Phân loại một cách khái quát Thành ngữ Tiếng Việt nói chung thường được chia thành 2 loại thành ngữ lớn đó là thành ngữ đối xứng và thành ngữ phi đối xứng hay còn được gọi là thành ngữ ẩn dụ hoá đối xứng và ẩn dụ hoá phi đối xứng. Trong mỗi loại lại chia thành nhiều dạng thành ngữ nhỏ hơn, chủ yếu là được phân chia theo đặ trưng cú pháp, đặc biệt là các mô hình. Trong báo cáo này chúng tôi xin theo cách phân loại đó để tiến hành phân tích các thành ngữ được Nam Cao sử dụng trong các truyện ngắn của ông. 2. Phân tích 2.1. Thành ngữ ẩn dụ hoá đối xứng Thành ngữ ẩn dụ hoá đối xứng là loại thành ngữ phổ biến nhất trong tiếng Việt. Theo thống kê của chúng tôi, trong các truyện ngắn của Nam Cao giai đoạn 30-45 loại thành ngữ này là 115/291 thành ngữ, chiếm 39,52%. Đặc điểm nổi bật của loại thành ngữ này về mặt cấu trúc đó là có tính chất đối xứng giữa các bộ phận và các yếu tố tạo nên thành ngữ. Chẳng hạn, trong thành ngữ “đổ đình đổ chùa” thì “đổ đình” đối xứng với “đổ chùa”…. Phần lớn các thành ngữ đối xứng đều gồm 4 yếu tố, lập thành 2 vế cân xứng với nhau. Quan hệ đối xứng giữa hai vế của thành ngữ được thiết lập nhờ vào những thuộc tính nhất định về ngữ pháp, ngữ nghĩa giữa các yếu tố được đưa vào trong hai vế đó. Khảo sát 115 đơn vị thành ngữ ẩn dụ hoá đối xứng mà chúng tôi thu được, chúng tôi nhận thấy loại thành ngữ bốn yếu tố có tới 105/115, chiếm 91,3%, số còn lại là các thành ngữ đối xứng có 6, 8 yếu tố. Như vậy có thể nói thành ngữ bốn yếu tố đối ngẫu cặp đôi là loại thành ngữ phổ biến, có số lượng nhiều và độc đáo, chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống thành ngữ được Nam Cao sử dụng trong tác phẩm của mình. Chính vì điều này nên chúng tôi phân tích loại thành ngữ bốn yếu tố này riêng và loại thành ngữ 6, 8 yếu tố riêng. 2.1.1. Thành ngữ ẩn dụ hoá đối xứng bốn yếu tố Đây là loại thành ngữ có đặc điểm quan trọng và nổi bật nhất là tính cặp đôi và đối ngẫu (tương ứng) trong cấu trúc từ vựng- ngữ pháp, ngữ nghĩa và đặc biệt là về mặt ngữ âm. Thông thường, trên cơ sở khảo sát những quan hệ ngữ pháp giữa các yếu tố trong thành ngữ kết cấu hai vế đối xứng, các nhà nghiên cứu phân thành ngữ này thành bốn loại: - Thành ngữ hai vế cân xứng, mỗi vế là một thành tố. - Thành ngữ hai vế cân xứng, mỗi vế là một kết cấu chủ vị. - Thành ngữ hai vế cân xứng, mỗi vế là một kết cấu đề thuyết. - Thành ngữ hai vế cân xứng, mỗi vế là một kết cấu chính phụ. Áp dụng bốn mô hình này vào việc phân tích các thành ngữ ẩn dụ hoá đối xứng bốn yếu tố được sử dụng trong các truyện ngắn của Nam Cao chúng tôi nhận thấy rằng: + Thành ngữ hai vế câu xứng, mỗi vế là một thành tố Loại thành ngữ này chỉ có 15/105, chiếm 14,28%. Đặc điểm của thành ngữ này cũng là tính đối xứng hai vế và tương ứng trong cấu trúc từ vựng- ngữ pháp. Có thể đưa ra một số ví dụ cụ để khảo sát như: Bất công vô lý Mồ hôi nước mắt Đầu xuôi đuôi ngược Bữa bưng bữa vực (Bữa lưng bữa vực) Hán phù hộ độ trì Con sâu cái kiến Cờ bạc/ rượu chè Chết đói chết khát Trong các ví dụ trên hai vế của thành ngữ tương ứng về cấu trúc từ vựng. Chẳng hạn như ở thành ngữ “mồ hôi nước mắt” thì “mồ hôi” và “nước mắt” là hai danh từ, ở thành ngữ “cờ bạc rượu chè” thì “cờ bạc” và “rượu chè” cũng đều là hai danh từ chung,… còn ở thành ngữ “phù hộ độ trì” cũng như “chết đói chết khát” thì hai vế tương ứng của mỗi thành ngữ đều là nội động từ. + Thành ngữ hai vế cân xứng, mỗi vế là một kết cấu chính phụ. Trong số 105 thành ngữ ẩn dụ hoá đối xứng bốn yếu tố có tới 88 thành ngữ thuộc loại này, tức là chiếm 83,81%. Như vậy có thể nói loại thành ngữ này chiếm đại đa số và có vai trò rất lớn trong nghệ thuật sử dụng của nhà văn. Phân tích loại thành ngữ này chúng tôi xin đi sâu vào các mô hình thường gặp cụ thể như sau: *) Mô hình 1: động từ- danh từ + danh từ- tính từ. Loại thành ngữ thuộc mô hình này chiếm 39,77% tổng số thành ngữ đối xứng bốn yếu tố có mỗi vế là một kết cấu chính- phụ. Có thể kể ra một số ví dụ như: Cãi chày cãi cối. 1 2 3 4 Thắt lưng buộc bụng. 1 2 3 4 Giận cá chém thớt. 1 2 3 4 Trong thành ngữ thứ nhất, những yếu tố 1 và 3 -cãi - là động từ, 2 và 4 - chày- và cối là danh từ. Trong thành ngữ thứ hai, những yếu tố thứ 1 và 3 - thắt và buộc- là động từ, 2 và 4- lưng và bụng- là danh từ. Trong thành ngữ thứ 3, những yếu tố 1 và 3- giận và chém- là động từ, 2 và 4- cá và thớt- là danh từ. Tuyệt đại đa số các yếu tố trong mô hình này là thực từ, chúng có khả năng hoạt động độc lập. Tất nhiên là trừ những từ gốc Hán không có khả năng dùng độc lập trong tiếng Việt hiện đại. Điều đáng chú ý ở đây chính là các cặp yếu tố 1 và 3, 2 và 4 đều là những từ cấu tạo nên từ ghép đẳng lập. Chẳng hạn như trường hợp của thành ngữ “van ông lạy bà”. Thành ngữ này được cấu tạo trên cơ sở hai từ ghép đẳng lập “van lạy” và “ông bà”. Bên cạnh đó, một đặc điểm khác nữa trong số các thành ngữ thuộc loại này chúng tôi thu được đó là yếu tố 1 và 3 giống nhau, còn các yếu tố 2 và 4 là danh từ thuộc cùng một trường nghĩa. Loại thành ngữ này chúng tôi gặp khá nhiều trong quá trình khảo sát. Ví dụ như: Cãi chày cãi cối. Đổ đình đổ chùa. Cắn rơm cắn cỏ Bóp mồm bóp miệng Đè đầu đè cổ Trong số những thành ngữ thuộc mô hình này có một số thành ngữ mà nghĩa của chúng rất khó hiểu, bởi vì nghĩa và nguồn gốc của một thành tố nào đó không rõ ràng. Ví dụ như thành ngữ: Đâm ba chày củ (Mua danh, trích “Nam Cao toàn tập”, trang 341) Ở thành ngữ này chỉ có yếu tố 1 “đâm” là dộng từ có nghĩa và có thể dùng độc lập, ba yếu tố còn lại có nghĩa không hoàn toàn rõ ràng. Do đó có thể giải nghĩa của chúng theo nhiều cách khác nhau. *) Mô hình 2: danh từ- tính từ + danh từ- tính từ. Trong tiếng Việt hiện đại cụm “danh từ- tính từ” là cụm từ tự do rất phổ biến. Ví dụ: người đẹp, sách hay… Tuy nhiên trong số các thành ngữ đối xứng bốn yếu tố mỗi vế là một kết cấu chính phụ, thành ngữ loại này lại có rất ít. Có thể là do phạm vi nghiên cứu của chúng tôi hẹp nên kết quả thu được là chưa khả quan nhưng số lượng này lại cho thấy rằng Nam Cao trong tác phẩm của mình rất ít sử dụng loại thành ngữ này. Và đó cũng là một điểm quan trọng trong cách sử dụng thành ngữ của Nam Cao- một phần mục đích thực hiện đề tài này của chúng tôi. Cụ thể số thành ngữ này ở số liệu mà chúng tôi thu được chỉ có 7 thành ngữ, tức là chỉ chiếm 7,95%. Một số ví dụ là: Đầu bù tóc rối. Nay ốm mai đau. Chân yếu tay mềm. Lời hay ý đẹp. Cũng như ở mô hình thứ nhất, trong số thành ngữ thuộc mô hình này có những thành ngữ mang yếu tố lặp. Yếu tố lặp lại thường là ở yếu tố thứ nhất. Ví dụ: Ống thấp ống cao. Từ ghép có vai trò quan trọng trong việc tạo nên loại thành ngữ thuộc dạng này. Chẳng hạn như: Thành ngữ “đầu bù tóc rối” được tạo nên bởi từ ghép“ đầu tóc” kết hợp với từ đơn “bù” và “rối”. Thành ngữ “nay ốm mai đau” được tạo nên bởi sự xen ghép giữa hai từ ghép “nay mai” và “ốm đau”. Thành ngữ “chân yếu tay mềm” được tạo nên bởi sự xen ghép giữa hai từ ghép “chân tay” và từ “yếu mềm”. *) Mô hình 3: danh từ- động từ + danh từ- động từ. Loại thành ngữ có cấu trúc “danh từ- động từ + danh từ- động từ” chỉ chiếm 5,68% (5 trong số 88) thành ngữ ẩn dụ hoá đối xứng bốn yếu tố được sử dụng trong truyện ngắn Nam Cao. Ví dụ: Tiền mất tật mang Đầu trộm đuôi cướp Cơm bưng nước rót Thập tử nhất sinh Người ghét của ưa Cấu trúc “danh từ- động từ” là một trong những cấu trúc thường gặp nhất trong tiếng Việt. Quan hệ giữa các yếu tố trong trường hợp này thường rất rõ ràng. “đầu đuôi” và “trộm cướp” được tách ra và ghép vào nhau tạo thành một thành ngữ giàu tính biểu cảm thường mang nghĩa chê bai khinh thường. *) Mô hình 4: động từ-tính từ + động từ-tính từ. Trong số thành ngữ ẩn dụ hoá đối xứng bốn yếu tố chúng tôi thu được thì có 9/88 thành ngữ thuộc loại này (chiếm 10,22%). Ví dụ: Ăn đói mặc rách Ăn ngon mặc đẹp Ăn hoang phá hại Ở hiền gặp lành Loại thành ngữ này có thể có yếu tố lặp. Đó là những yếu tố ở vị trí 1, 3. Chẳng hạn yếu tố “chết” trong thành ngữ “chết dấm chết dúi” và “làm” trong “làm vụng làm trộm”. Bên cạnh đó chúng tôi còn thấy rằng loại thành ngữ này còn có thể được tạo nên bởi phương thức từ đơn xen vào giữa từ láy. Ví dụ là thành ngữ “chết dấm chết dúi”. Từ đơn “chết” lặp lại xen giữa từ láy “dấm dúi” làm cho thành ngữ càng mang sắc thái biểu hiện về sự chì chiết mạnh hơn bình thường. *) Mô hình 5: danh từ-danh từ + danh từ-danh từ. Thành ngữ loại này chiếm 10,22% tổng số thành ngữ ẩn dụ hoá đối xứng bốn yếu tố trong tư liệu của chúng tôi (trong số 88 thành ngữ ẩn dụ hoá đối xứng bốn yếu tố chúng tôi thống kê có 9 đơn vị thành ngữ loại này). Ví dụ: Năm bè bẩy bối Đầu bò đầu bướu Một nắng hai sương Con dòng cháu giống Tiền rừng bạc bể Tất cả bốn yếu tố trong số thành ngữ ví dụ nêu trên đều là danh từ đơn âm tiết. Các yếu tố 1, 3 và 2, 4 có quan hệ với nhau về mặt từ vựng- ngữ pháp và cả về mặt ngữ nghĩa, chúng cùng thuộc một trường nghĩa: “năm, bẩy”, “một, hai” , “nắng, sương”…. Các yếu tố thuộc thành ngữ loại này đều thuộc về một loại từ loại. Danh từ có vai trò rất quan trọng trong cấu trúc thành ngữ bốn yếu tố đối xứng. Nghĩa của các yếu tố danh từ trong thành ngữ loại này rất đa dạng: liên quan đến thiên nhiên, con người và hoạt động của con người, động vật, sự vật… tức là nó liên quan đến nhiều hiện tượng khách quan của thế giới bên ngoài. Số lượng những thành ngữ có yếu tố 1, 3 là số từ chiếm khá lớn. Ví dụ như: Năm bè bảy bối Một nắng hai sương Có trường hợp yếu tố 2, 4 là số từ như: “mồm năm miệng mười” Loại thành ngữ này có thể có yếu tố lặp. Danh từ ở vị trí 1 và 3 có sự lặp lại. Ví dụ: “đầu bò đầu bướu” . Trong số liệu của chúng tôi không có trường hợp yếu tố ở vị trí 2 lặp lại ở vị trí 4. *) Mô hình 6: tính từ-danh từ + tính từ-danh từ. Loại thành ngữ này có số lượng không lớn, chỉ thu được 4 đơn vị, chiếm 4,54% tổng số thành ngữ ẩn dụ hoá đối xứng bốn yếu tố Tím ruột tím gan Mát lòng mát dạ Mát lòng mát ruột Trơn lông đỏ da Trong các loại thành ngữ này chúng tôi nhận thấy có hai đặc điểm nổi bật nhất đó là cấu trúc lặp yếu tố 1, 3 và cách đảo ngược trật tự từ. Cũng như nhiều mô hình đã nói ở trên thành ngữ có thể có yếu tố lặp. Chẳng hạn: Mát lòng mát dạ Tím ruột gan Yếu tố lặp ở đây vẫn là ở vị trí 1 và 3. Đặc điểm thứ hai có thể nói đến đó là thông thường những từ như “ruột tím”, “gan tím” là chỉ màu sắc bộ phận của cơ quan người khi bị thương chẳng hạn, đó là những cụm từ tự do. Nhưng khi đảo ngược trật tự từ thành một thành ngữ là “tím ruột tím gan” nó lại chỉ trạng thái tức giận đến cực cùng của con người. Rõ ràng sự đảo ngược này có tác dụng rất lớn trong việc tạo giá trị biểu cảm cho thành ngữ. Cùng với đó, việc dùng cấu trúc tính từ-danh từ với trật tự từ đảo ngược cùng phép lặp cũng thường gặp trong loại thành ngữ này. *) Mô hình 7: tính từ-động từ + tính từ-động từ Số lượng từ ngữ thuộc loại này chúng tôi chỉ thống kê được 3/88 tổng số thành ngữ ẩn dụ hoá đối xứng bốn yếu tố, chiếm 3,41% Khôn sống dại chết Mềm nắn rắn buông No dồn đói góp Loại thành ngữ này không chỉ ít ở trong số lượng thành ngữ được Nam Cao sử dụng mà ngay cả trong tất cả các thành ngữ tiếng Việt cũng rất hiếm những đơn vị này. Nguyên nhân là do quan hệ giữa động từ và tính từ. Trật tự động từ-tính từ phổ biến hơn và gặp nhiều hơn còn trật tự tính từ-động từ thường bị quy định bởi cấu trúc toàn câu *) Mô hình 8: danh từ-đại từ + danh từ-đại từ. Tiền nào của ấy Chứng nào tật ấy Nay đây mai đó Đặt đâu ngồi đấy Đặc điểm loại thành ngữ này là sử dụng đại ngữ nghi vấn từng cặp: Nào-ấy Đây-đó Đâu- đấy Yếu tố 2, 4 của thành ngữ này rất hạn chế không được lựa chọn rộng rãi như các mô hình trước. Vậy nên số lượng thành ngữ loại này rất ít chỉ có 4/88, chiếm 4,54% tổng số. Trên đây là tám mô hình cơ bản của thành ngữ ẩn dụ hoá đối xứng bốn yếu tố, mỗi vế là một kết cấu chính phụ. Có thể nhận thấy vai trò rất to lớn của danh từ trong cấu trúc của loại thành ngữ này. 6/8 mô hình có sự tham gia của danh từ. Ví dụ: 1. động từ-danh từ/động từ-danh từ. 2.danh từ-động từ/danh từ-động từ. 3. danh từ-danh từ/danh từ-danh từ 4. danh từ-tính từ/danh từ-tính từ 5. tính từ-danh từ/tính từ-danh từ 6.danh từ-đại từ/danh từ-đại từ Trong quá trình phân tích trên chúng ta có thể dễ dàng nhận ra vấn đề từ ghép có tác dụng rất lớn trong việc cấu tạo nên thành ngữ. Chẳng hạn như: “ăn ngon mặc đẹp”: một từ ghép “ăn mặc” kết hợp với hai từ đơn “ngon” và “đẹp”. “chết dấm chết dúi”: một từ đơn kết hợp với một từ láy “dấm dúi”. “nay ốm mai đau”: xen kẽ hai từ ghép “nay mai” và “ốm đau”. “mát lòng mát dạ”: một từ đơn lặp lại kết hợp với hai từ đơn khác. “tím ruột tím gan”: một từ đơn lặp lại kết hợp với hai từ đơn khác. Như vậy, trên đây là 8 mô hình cơ bản nhất của thành ngữ ẩn dụ hoá đối xứng bốn yếu tố. Các thành ngữ còn lại là những thành ngữ có cấu trúc riêng biệt, lẻ loi không trở thành một hệ thống nên chúng tôi chỉ xin giới thiệu chứ không phân tích. Thậm chí, có những thành ngữ có lẽ do sự hạn chế về sự hiểu biết nên chúng tôi không thể hiểu được ý nghĩa. Nổi bật là “quản hồi vô pheng” (Nửa đêm, trích “Nam Cao toàn tập”,trang 494). Các thành ngữ khác thì quá quen thuộc như “nửa đùa nửa thật”… òn lại những thành ngữ cũng có bốn yếu tố như “Già néo đứt dây”, “chin bỏ làm mười”,… thì có lẽ chúng tôi xin xếp vào loại thành ngữ miêu tả bởi chúng không có sự đối xứng về mặt ngữ pháp cũng như ý nghĩa và từ loại + Thành ngữ ẩn dụ hoá đối xứng, mỗi vế là một kết cấu chủ vị. Loại thành ngữ này rất ít gặp, đặc biệt trong một loạt những thành ngữ mà chúng tôi thu được trong truyện ngắn Nam Cao. Chúng tôi chỉ gặp duy nhất một trường hợp này, đó là thành ngữ “Trời tru đất diệt” C V C V trong truyện ngắn Chí Phèo in trong tập “Nam Cao toàn tập” trang 92. + Thành ngữ ẩn dụ hoá đối xứng , mỗi vế là một kết cấu Đ-T Cũng giống như loại thành ngữ trên, chúng tôi chỉ thu một trường hợp thành ngữ thuộc loại này đó là: Tre già măng mọc Đ T Đ T (Chí Phèo, Nam Cao toàn tập, trang 85) 2.1.2. Thành ngữ ẩn dụ hoá đối xứng 6, 8 yếu tố Loại thành ngữ này chỉ có 10 đơn vị, chiếm8,7 %. Loại 6 yếu tố chiếm 6/10 tức 60% tổng số loại thành ngữ ẩn dụ hoá đối xứng 6, 8 yếu tố. Ví dụ như: “được bữa hôm, lo bữa mai” “con ông ấm, cháu ông cử” Hai vế của thành ngữ chủ yếu là cụm động ngữ hay danh ngữ, ít tính ngữ. “ăn không nên đọi nói chẳng nên lời” Như vậy, trong số các thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng mà chúng tôi thống kê được trong một số truyện ngắn của Nam Cao loại thành ngữ bốn yếu tố chiếm vị trí áp đảo so với các loại 6, 8 yếu tố. Bên cạnh đó, loại thành ngữ đối xứng với hai vế là kết cấu chính phụ cũng có một số lượng lớn và quan trọng tạo nên bộ mặt thành ngữ mà Nam Cao sử dụng trong văn của mình. Ranh giới giữa các thành ngữ dạng này với tục ngữ chỉ mang tính tương đối, rất dễ gây nhầm lẫn cho người đọc, người nghe hay cho tất cả người dân Việt Nam cũng như người nước ngoài. 2.2. Thành ngữ phi đối xứng 2.2.1. Nhóm thành ngữ so sánh Theo kết quả thống kê của chúng tôi, số lượng thành ngữ so sánh được sử dụng trong truyện ngắn của Nam Cao xuất hiện khá lớn. Sở dĩ như vậy là bởi loại thành ngữ so sánh có sắc thái hình ảnh và tu từ rõ rệt, có tần số sử dụng cao và đặc biệt là trong khẩu ngữ. Truyện ngắn Nam Cao với một loạt những đoạn văn miêu tả, hội thoại giữa các nhân vật, ngôn ngữ gần với người dân, chính vì thế, điều đã nói trên là dễ hiểu. Theo tác giả Triều Nguyên, trong bài “Phân biệt thành ngữ và tục ngữ bằng mô hình cấu trúc”, tạp chí Ngôn Ngữ số 5/2006 đã đưa ra 7 mô hình so sánh. Riêng đối với các thành ngữ được Nam Cao sử dụng trong truyện ngắn của mình, chúng được cụ thể hoá theo các mô hình như sau: *) X như Y: (X là vị trí, Y là vị từ) Loại thành ngữ này có 11 trên tổng số 95 thành ngữ, chiếm 11,58%. Ví dụ: Nói như móc họng, mắng như băm như bổ, ngủ say như chết, vã ra như tắm, mềm như tơ, béo như phù, trút ra như mưa như gió,… *) X như XA ( X là vị từ, ngữ vị từ; XA là cụm động từ) Ví dụ : ngơ ngẩn như người mất vía, mắng như tát nước, khát như cháy họng, tức như chọc họng, đi như đi chợ…. *) X như A: X là vị từ, A là danh từ, ngữ danh từ (60 thành ngữ, chiếm 63,14%) Ví dụ: hiền như đất, nghich như giống tinh, quấy như mương rứt, bạc như giống giận, sáng như mắt vọ, trũng như hai cái hố, mềm như con bún, ngọ nguậy như một con trâu, hì hục như một con trâu, câm như hến, đẹp như tiên, xấu xí như ma, giết người như ngoé, hẻo lánh như bãi tha ma, đỏ như gấc chín, ngọt như đường, đen như thằng quỷ, im như tóc, trẻ như măng, nhăn như mặt khỉ, dốt như bò, khinh như rác, hiền như đất nặn, nát như tương, nhăn nhó như mặt khỉ, ngu như bò, trốn (lẩn) như trạch, rẻ như bèo, xác như tổ đỉa, khẳng khiu như chân gà, tối như hũ nút, ngang như cua, cục như chó, béo như con cun cút, gấy như một cái que, ngu như một đàn bò, tối như hang, hiền lành như đất, nhạt như nước ốc, bóng loáng như đồng điêu, loắt choắt như một con chuột, đặc như rươi, nhăn như mặt hổ phù, bành bạnh như cái vại, to như lưng trâu, đi lại như mắc cửi, khóc như ri, gắt như mắm thối, rối lên như canh hẹ, cau có như khỉ, gầy như một cái tăm, khổ như một con chó, hiền như ông bụt đất, đen như hạt nhãn, nhỏ như răng chuột, trố như ốc nhồi, ngủ như lợn (heo), béo như phù, lạnh như nước đá, buốt như kim nhọn Đây là loại thành ngữ có số lượng nhiều nhất *) X như CVB: vị từ, động từ có thể khuyết B(10/95, chiếm 10,52%) Ví dụ: đen như cột nhà cháy, nóng như lửa đốt, chắc như đinh đóng cột, hiền như đất nặn, khóc như cha chết, nhiều như lá trên rừng, tíu tít như con mẹ dại, xanh bủng như người ngã nước, tức như chọc họng, day như con chó day giẻ, há mồm như con chim non… *) A như Y/B A là danh từ, Y là vị từ, b là danh từ (2/95,chiếm 2,1%) Ví dụ: tiếng như ngỗng đực, mắt sắc như dao *) Mô hình có “như” ở đầu. (10/95, chiếm 10,52%) - Như X ( X là ngữ vị từ) Ví dụ: như đổ mẻ vào mặt, như bị ma bóp cổ. Như A (A là ngữ danh từ) Ví dụ: Như nơi ma ở Như súng thần công Như rơm như rác (như cái rơm cái rác) Như cơn nóng giận của thiên lôi Như mũi hổ phù Như CVB Ví dụ: Như đỉa phải vôi Như mèo thấy mỡ Như nhện ôm khư khư bọc trứng Nhận xét: Như vậy thông qua việc thống kê trên đây chúng ta có thể nhận thấy một cách rõ ràng rằng loại thành ngữ so sánh có mô hình X như A (X là vị từ, A là danh từ, ngữ danh từ) xuất hiện rất phổ biến trong các truyện ngắn trước cánh mạng của Nam Cao. Cùng với đó loại thành ngữ so sánh cũng có một tần số sử dụng khá lớn trong vốn thành ngữ mà chúng ta thông kê được. Sở dĩ như vậy chúng ta có thể lí do. So sánh là một phương thức tự nhiên, dùng để truyền đạt tư tưởng một cách hình ảnh trên cơ sở chiếu vật này với vật khác, thường là đơn giản nhưng rất biểu cảm và quen thuộc đối với người Việt. Chính vì thế, ngôn ngữ mà Nam Cao dùng trong việc khắc hoạ hình ảnh nhân vật, miêu tả tâm lí cùng với những lời đối thoại rất gần gũi với nhân dân. Việc sử dụng thành ngữ như thế này Nam Cao đã đạt một thành công lớn trong việc đưa tác phẩm của mình, thế giới nhân vật của mình gần gũi với độc giả nhiều hơn. 2.2.2. Thành ngữ miêu tả Ngoài số lượng khá lớn loại thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng cũng như thành ngữ so sánh, trong tổng số thành ngữ tiếng Việt được Nam Cao sử dụng trong các truyện ngắn của ông còn có loại thành ngữ miêu tả hay còn gọi là thành ngữ có cấu trúc vị ngữ. Có cả thảy 81 đơn vị cùng với biến thể của chúng( trong số 291 ), chiếm 27,83%. Đặc biệt những thành ngữ có bốn yếu tố thuộc loại này có phần giống với những thành ngữ bốn yếu tố đối xứng cặp đôi. Điều dẫn đến sự khó phân biệt bởi chúng đều giống nhau về mặt cấu trúc, tức là chia hai vế song tố. Nhưng giữa chúng có sự khác biệt. Thành ngữ đối xứng bốn yếu tố chia hai vế riêng biệt đối xứng với nhau cả về mặt từ vựng, ngữ pháp và ý nghĩa. Vị trí 1, 3 và 2, 4 thông thường là 2 cặp đối xứng. Trong khi đó, thành ngữ miêu tả bốn yếu tố cũng thường có hai vế song tố nhưng lại không có sự đối xứng như ở loại thành ngữ đã nói trên. Phân tích loại thành ngữ này chúng tôi xin đi sâu vào ba mô hình chính đó là: 1. Mô hình là ngữ vị từ. 2. Mô hình là ngữ danh từ 3. Mô hình là kết cấu CVB. *) Mô hình là ngữ vị từ. (37 thành ngữ, chiếm 45,68%) Ví dụ: Giết người không gươm Lo xanh mắt Đứt đuôi con nòng nọc Nói toạc móng heo Nhìn vào một số các ví dụ nêu trên chúng ta cũng một phần nào hình dung được mô hình thành ngữ miêu tả là ngữ vị từ. Theo thống kê và phân tích của chúng tôi loại mô hình này có thể chia thành các tiểu mô hình như sau: - Mô hình X-Y ( X, Y là vị từ) Ví dụ : nuôi báo cô, nuốt không trôi… - Mô hình X-OA ( X là ngữ vị từ, Oa là danh từ có yếu tố phủ định trước) Ví dụ: Vắt mũi chưa sạch Giết người không gươm Bán trời không giấy (văn tự) Giết người không run tay - Mô hình X-YB (X: vị từ, YB: ngữ vị từ có danh từ, ngữ danh từ làm trung tâm) Ví dụ: Không bõ dính răng Lo sốt gáy Gầy giơ xươn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docnn01t (1).doc