Đề tài Khảo sát vấn đề việc làm của người dân ở khu vực 9, Phường Đống Đa, Thành phố Quy Nhơn

Thực tế cho thấy với trình độ thấp thì việc tìm kiếm được những công việc có thu nhập cao ổn định là rất khó. Vì thế người dân lựa chọn những công việc không đòi hỏi trình độ học vấn cao. Qua tìm hiểu thì đa số phụ nữ không có việc làm ổn định ở khu vực này thường ở nhà, ban đêm đi nhặt “ve chai” hay có ai mướn gì thì làm nấy, còn đàn ông thì họ thường tập trung ở các khu chợ để làm nghề khuân vác mướn hay chạy xe ôm. Những nghề này đều là nghề nặng nhọc, nguy hiểm, thu nhập lại thấp nên không mang lại hiệu quả kinh tế cao và ổn định

doc67 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2094 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khảo sát vấn đề việc làm của người dân ở khu vực 9, Phường Đống Đa, Thành phố Quy Nhơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ấn đề. Qua mỗi lần như vậy cộng đồng sẽ tăng trưởng và tự lực hơn. Tiến trình phát triển cộng đồng là một tiến trình luôn luôn tiếp diễn vì trong quá trình tồn tại và phát triển của cộng đồng sẽ vấp phải nhiều khó khăn, trở ngại không ngừng. Trong thực tiễn, tiến trình này không phải lúc nào cũng cứng nhắc khi áp dụng, mà điều quan trọng là tác viên phát triển cộng đồng phải thực sự vì lợi ích của cộng đồng, vì sự phát triển và linh hoạt, nhưng cũng phải đảm bảo được các nguyên tắc cơ bản, các bước đi cơ bản của tiến trình đó. Chương 2: THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI DÂN KHU VỰC 9, PHƯỜNG ĐỐNG ĐA, THÀNH PHỐ QUY NHƠN Tổng quan về tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội trên địa bàn phường Đống Đa, thành phố Quy Nhơn Phường Đống Đa nằm ở phía Đông Bắc thành phố Quy Nhơn. Phía Tây giáp phường Nhơn Phú và phường Nhơn Bình; phía Bắc giáp phường Nhơn Bình; phía Đông giáp phường Hải Cảng, phường Thị Nại và phường Lê Hồng Phong ; phía Nam giáp phường Quang Trung. Trong giai đoạn 2005 – 2010 phường đã đạt được một số thành tựu tren các mặt sau: Về phát triển kinh tế: Là địa bàn có nhiều dự án chỉnh trang đô thị, quy hoạch giải toả đã và đang trong giai đoạn triển khai thực hiện; diện tích đất sản xuất muối và nuôi trồng thủy sản bị thu hẹp nên đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, Năm 2007 phường Đống Đa tiếp nhận trên 250 hộ có phương tiện đánh bắt thủy sản từ các phường Trần Phú và Hải Cảng. Phường đã kịp thời chỉ đạo chính quyền và các hội đoàn thể quản lý và khuyến khích động viên ngư dân đóng mới, cải tạo phương tiện đánh bắt thủy sản. Tổ chức triển khai, thực hiện Quyết định 289/CP của Chính phủ, đã có 343 tàu thuyền nhận tiền hỗ trợ với tổng số tiền 7.984.000.000 đồng. Công tác xây dựng cơ bản, quản lý và chỉnh trang đô thị: Trong những năm vừa qua tỉnh Bình Định đã đầu tư xây dựng nhiều dự án trên địa bàn phường như: dự án Nam sông Hà Thanh, nút tam giác Đống Đa – Hoa Lư – Quy Nhơn – Nhơn Hội, Công viên Di tích Tháp Đôi, đường Tháp Đôi, Đảo 1A, 1B bắc sông Hà Thanh, Khu đô thị thương mại phía bắc sông Hà Thanh và đường Nguyễn Tất Thành (nối dài)... Tuy nhiên tình trạng lấn chiếm đất đai, xây dựng trái phép, không phép, chuyển đổi mục đích sử dụng đất diễn ra hết sức phức tạp - nhất là tại các địa bàn khu vực 9, khu vực núi Một, dọc các nhánh sông Hà Thanh, chân núi Bà Hỏa đã gây khó khăn trong công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai. Trong 5 năm qua, nhiều công trình được thành phố đầu tư xây dựng nhằm chỉnh trang đô thị, phục vụ dân sinh như: công trình xây dựng các lớp mẫu giáo kết hợp với khu sinh hoạt nhân dân các khu vực: 1, 2, 5, 7, 8, 9, 10, 11, Chợ khu vực 5, Di dời cải táng mộ vô chủ và làm đường giao thông nông thôn khu vực 9; ; cải tạo nâng cấp, sửa chữa Trạm y tế, Nhà văn hóa phường; tường rào - hệ thống thoát nước Chợ Khu vực 5… Về phát triển văn hoá- xã hội Sự nghiệp giáo dục- đào tạo Trong những năm qua, công tác giáo dục ngày càng được chú trọng và có bước phát triển khá toàn diện cả về chất lượng dạy và học; cơ sở vật chất, trang thiết bị được đầu tư, sửa chữa, nâng cấp ngày càng khang trang sạch đẹp, tạo cảnh quan môi trường sư phạm để các em học sinh yên tâm học tập. Việc huy động học sinh vào Mẫu giáo, lớp 1 và lớp 6 luôn duy trì ở tỷ lệ 100%. Triển khai thực hiện tốt cuộc vận động “Hai không” với 4 nội dung do ngành phát động và phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” gắn với Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Duy trì kết quả phổ cập giáo dục Tiểu học và Trung học cơ sở, tích cực đẩy mạnh hoàn thành phổ cập Trung học phổ thông và công tác xã hội hóa giáo dục. Về y tế, dân số- gia đình và trẻ em: Phường Đống Đa đã thực hiện tốt chương trình y tế quốc gia, đẩy mạnh công tác phòng chống dịch bệnh, duy trì công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm các cơ sở kinh doanh ăn uống, sản xuất thực phẩm; ngăn chặn, đẩy lùi các bệnh xã hội. Công tác khám và chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân được quan tâm thực hiện tốt. Trạm Y tế phường được đầu tư sửa chữa, nâng cấp; cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác khám chữa bệnh được quan tâm đầu tư để phục vụ nhân dân ngày một tốt hơn. Năm 2005 Trạm y tế phường đạt “Chuẩn y tế quốc gia” và duy trì cho đến nay. Ban Dân số gia đình và trẻ em đã phối hợp với Trạm y tế và các ban ngành, đoàn thể đẩy mạnh công tác truyền thông dân số - gia đình và trẻ em, phấn đấu giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng xuống còn dưới 13%, vận động chị em đặt vòng tránh thai đạt và vượt chỉ tiêu hàng năm, góp phần hạ tỷ suất sinh xuống còn dưới 8,3%, duy trì tốt Câu lạc bộ không sinh con thứ 3 nhằm vận động các cặp vợ chồng trong độ tuổi hạn chế việc sinh con thứ 3. Công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em thường xuyên được quan tâm như: Tổ chức tháng hành động vì trẻ em, tổ chức cho các em vui chơi nhân các ngày lễ như Quốc tế Thiếu nhi, Tết Trung thu... Thường xuyên củng cố, kiện toàn và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cộng tác viên y tế, dân số - gia đình và trẻ em từ phường đến khu vực. Hoàn thành Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, kết quả toàn phường có 7.454 hộ với 28.747 nhân khẩu. Hoạt động văn hóa thông tin – TDTT, Đài truyền thanh: Phường đã thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, chỉ đạo thực hiện tốt các cuộc vận động lớn như cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”; phong trào “Quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc”, thực hiện “Quy chế dân chủ ở cơ sở”; đặc biệt là cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; tăng cường quản lý Nhà nước trên lĩnh vực văn hóa, đấu tranh với các biểu hiện tiêu cực, suy thoái đạo đức, lối sống không lành mạnh, kịp thời phát hiện và xử lý một số trường hợp vi phạm trong kinh doanh dịch vụ văn hóa, góp phần xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trên địa bàn phường. Chú trọng các hoạt động văn hóa văn nghệ, TDTT, tổ chức hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, tham gia các cuộc thi hàng năm của các ngành tổ chức. Tổ chức thành công Đại hội TDTT cấp phường lần thứ 2/ 2005 và lần 3/ 2009; tham gia Đại hội TDTT và Ngày hội Văn hóa thể thao miền Biển đạt kết quả cao. Củng cố Đài truyền thanh phường về nhân lực và cơ sở vật chất nhằm phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ. Thực hiện chính sách an sinh xã hội: Phường đã chỉ đạo thực hiện tốt công tác lao động - thương binh xã hội đối với các đối tượng chính sách, người có công, gia đình thương binh liệt sĩ, Mẹ Việt Nam anh hùng. Quan tâm đến các gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn, những đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước chưa được hưởng chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước; xây dựng quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”, thực hiện các dự án vay vốn xóa đói giảm nghèo, giúp đỡ người nghèo, các đối tượng chính sách gặp khó khăn, các hoạt động nhân đạo, từ thiện… xây dựng quỹ “Vì người nghèo” đạt kết quả khá. Quản lý tốt các đối tượng thuộc diện chính sách, nhận và cấp phát lương hưu, phụ cấp và chế độ ưu đãi đầy đủ kịp thời, bảo đảm đúng đối tượng, đúng chế độ, không để xảy ra sai sót. Tổ chức triển khai, thực hiện Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 06/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ, đã có 86 đối tượng nhận tiền hỗ trợ với số tiền 238.500.000 đồng. Thực hiện chủ trương xóa đói giảm nghèo theo tiêu chí mới, bình quân mỗi năm giảm 0,64% (đạt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội XI đề ra), hiện nay còn 4.1%; toàn phường đã xây dựng được 07 nhà ở đơn sơ diện chính sách, 32 nhà ở đơn sơ hộ nghèo với tổng số tiền 238.500.000 đồng. Tình hình thu hồi đất nông nghiệp phục vụ cho quá trình đô thị hóa ở khu vực 9, phường Đống Đa. Theo báo cáo của UBND phường Đống Đa thì Khu vực 9 hiện có 838 hộ dân đang sinh sống, gồm 2.902 nhân khẩu và trong đó có 1517 nữ. Dân số khu vực 9 được chia ra làm 4 tổ dân phố. Đời sống nhân dân chủ yếu làm nghề muối, nuôi trồng thủy sản, trồng rau - hoa xanh và cây cảnh, buôn bán nhỏ và lao động phổ thông. Cuộc sống nhân dân nhìn chung còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí còn thấp so với mặt bằng chung của thành phố. Thực hiện các quy hoạch của tỉnh, thành phố tuy đời sống nhân dân của khu vực này gặp rất nhiều khó khăn do bị thu hồi đất nông nghiệp, không có đất sản xuất, song với sự vượt khó của nhân dân cũng như chính sách đền bù, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của chính phủ phù hợp nên đời sống nhân dân ngày càng được phát triển góp phần xây dựng khu dân cư mới, tạo diện mạo mới cho địa phương nói riêng và thành phố Quy Nhơn nói chung. Địa bàn khu vực là một địa bàn tương đối rộng, diện tích đất đai trước đây chủ yếu là đất nông nghiệp phục vụ cho nông nghiệp với nghề nghiệp chính là diêm nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Hiện nay số diện tích đất ruộng muối hầu như đã xóa sạch, chỉ còn một số diện tích ao nuôi trồng thủy sản vẫn nằm trong diện chưa quy hoạch. Trên địa bàn khu vực 9 hiện nay có một diện tích nhỏ khu tái định cư dành cho dân cư khu 2, phường Trần Phú và dân cư thuộc diện giải tỏa đường Nguyễn Tất Thành nối dài sinh sống. Nhìn chung, tình hình đời sống người dân khu vực 9 đang dần được nâng cao rõ rệt về các mặt như: vệ sinh môi trường, điện - đường - trường - trạm, nước sinh hoạt... đó là những kết quả tốt đẹp mà các dự án quy hoạch khu dân cư mang lại cho đời sống người dân. Tuy nhiên những biến chuyển đó không toàn diện khi một bộ phận lớn người dân có đất đai bị quy hoạch đang rơi vào hoàn cảnh khó khăn khi không có việc làm. Hiện nay trên địa bàn khu vực 9, phường Đống Đa đang có ba dự án đang được quy hoạch – đầu tư: Dự án Khu Đô thị - Thương mại Bắc sông Hà Thanh Theo quyết định số 77/QĐ_UBND ngày 31/01/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định về việc thu hồi diện tích đất bị ảnh hưởng bởi dự án cầu đường Quy Nhơn – Nhơn Hội; Quyết định số 154/QĐ_UBND ngày 09/03/2007 của UBND tỉnh Bình Định về việc thu hồi đất để thực hiện bồi thường thiệt hại, giả phóng mặt bằng chuẩn bị xây Khu đô thị - Thương mại Bắc sông Hà Thanh. Dự án bao gồm 3 khu: Khu A: Quy hoạch khu sinh thái. Khu B: Quy hoạch khu thương mại An Phú Thịnh. Khu tái định cư: Quy hoạch tái định cư. Dự án khu dân cư B đảo 1 Bắc sông Hà Thanh Theo Quyết định số 1056/QĐ-CTUBND ngày 09/05/2006 của UBND tỉnh Bình Định về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chi tiết xây dựng công trình khu dân cư (B) đảo 1 Bắc sông Hà Thanh. Mục đích của dự án này là xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ dân tái định cư thuộc dự án Nguyễn Tất Thành (nối dài) và các dự án khác trên địa bàn thành phố. Dự án khu dân cư A đảo 1 Bắc sông Hà Thanh Theo Quyết định số 1161/QĐ_CTUBND ngày 27/04/2004 của UBND tỉnh Bình Định về việc thu hồi đất xây dựng công trình khu dân cư (A) đảo 1 Bắc sông Hà Thanh. Mục đích của dự án này là xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ dân tái định cư thuộc dự án Nguyễn Tất Thành (nối dài) và các dự án khác trên địa bàn thành phố. Trong ba dự án trên thì dự án Khu Đô thị - Thương mại Bắc sông Hà Thanh là dự án lớn nhất cũng như có diện tích đất đai được quy hoạch lớn nhất và mục đích sử dụng cũng phong phú hơn. Thực trạng việc làm của người dân ở khu vực 9, phường Đống Đa, thành phố Quy Nhơn Đặc điểm người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp để phục vụ cho quá trình đô thị hóa Giới tính Bảng 1: Giới tính Giới tính Số lượng Tỉ lệ (%) Nam 46 51.1 Nữ 44 48.9 Tổng 90 100 Qua bảng 1 ta thấy tỉ lệ nam ở địa phương chiếm tỉ lệ 51.1%, còn tỉ lệ nữ chiếm tỉ lệ 48.9%. So với nữ thì tỉ lệ nam cao hơn, tuy nhiên sự chênh lệch không lớn. Độ tuổi Bảng 2: Độ tuổi Độ tuổi Số lượng Tỉ lệ (%) Từ 18 – 30 tuổi 18 20 Từ 31 – 45 tuổi 22 24.4 Từ 46 – 60 tuổi 34 37.8 Trên 60 tuổi 16 17.8 Tổng 90 100 Qua bảng 2 ta thấy tỉ lệ người dân ở độ tuổi 46 – 60 chiếm tỉ lệ cao nhất với 37.8%, tiếp theo là ở độ tuổi 32 – 45 với 24.4%, từ 18 – 30 tuổi chiếm tỉ lệ 20% và thấp nhất là ở độ tuổi trên 60 tuổi với tỉ lệ 17.8%. Trình độ học vấn Bảng 3: Trình độ học vấn Trình độ học vấn Số lượng Tỉ lệ (%) Mù chữ 5 5.6 Tiểu học 18 20 Trung học cơ sở 42 46.7 Trung học phổ thông 21 23.4 TCCN – CĐ – ĐH 4 4.4 Trên đại học 0 0 Tổng 90 100 Qua bảng số liệu, ta nhận thấy trình độ học vấn của người dân trên khu vực 9 là khá thấp. Trong đó tỉ lệ người dân có trình độ trung học cơ sở chiếm tỉ lệ cao nhất với 46.7%, tiếp theo đó trình độ trung học phổ thông chiếm tỉ lệ 3.4% và tiểu học là 20%, thậm chí có đến 5.6% người dân mù chữ. Hiện nay, với chính sách phổ cập giáo dục của nhà nước ta thì trình độ trung học cơ sở là trình độ thấp nhất được phổ cập trên toàn quốc, và theo xu hướng phát triển của đất nước nói chung, tỉnh Bình Định nói riêng thì với trình độ học vấn này cơ hội nghề nghiệp của người dân sẽ bị hạn chế rất nhiều. Thời gian sinh sống tại địa phương Bảng 4: Thời gian sinh sống tại địa phương Thời gian sinh sống Số lượng Tỉ lệ (%) Dưới 5 năm 7 7.8 Từ 5 – dưới 10 năm 4 4.4 Từ 10 – 20 năm 11 12.2 Trên 20 năm 68 75.6 Tổng 90 100 Nhìn vào bảng số liệu ta có thể nhận thấy có đến 75.6% người dân đã sống ở khu vực này trên 20 năm, có 12.2% số người dân sống từ 10 – 20 năm. Còn tỉ lệ người dân sống dưới 10 năm chiếm tỉ lệ thấp, cụ thể dưới 5 năm chiếm tỉ lệ 7.8% và từ 5 – dưới 10 năm chiếm tỉ lệ 4.4%. Như vậy đa số người dân ở khu vực này là dân gốc của địa phương, đã gắn bó từ lâu đời với mảnh đất nơi đây. Điều đó đồng nghĩa với việc họ sẽ hiểu rõ về tình hình khu vực này, cả những biến động của nó cũng như những cơ hội việc làm mà họ có thể nắm bắt được. Đồng thời, khi người dân ở đây là dân gốc thì các mối quan hệ làng xóm, láng ghiềng cũng lâu đời và bền vững hơn, tạo điều kiện thuận lợi để họ có thể hiểu nhau, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống cũng như trong vấn đề việc làm. Số thành viên trong gia đình Ta có các bảng thống kê số liệu điều tra về số thành viên trong gia đình của người dân ở khu vực này như sau: Bảng 5+6+7: Số thành viên trong gia đình Số thành viên trong gia đình Số lượng Tỉ lệ (%) Từ 1 – 2 người 2 2.2 Từ 3 – 4 người 39 43.3 Từ 5 – 6 người 28 31.1 Trên 6 người 21 23.4 Thành viên trong độ tuổi lao động Số lượng Tỉ lệ (%) Từ 1 – 2 người 29 32.2 Từ 3 – 4 người 46 51.1 Từ 5 – 6 người 10 11.1 Trên 6 người 5 5.6 Số thành viên chưa có việc làm ổn định Số lượng Tỉ lệ (%) Từ 1 – 2 người 69 76.7 Từ 3 – 4 người 8 8.9 Từ 5 – 6 người 2 2.2 Trên 6 người 2 2.2 Không có 9 10 Tổng 90 100 Qua bảng số liệu số liệu số 5, ta thấy các gia đình ở đây tương đối đông thành viên, cụ thể như gia đình có từ 3 – 4 thành viên chiếm tỉ lệ cao nhất là 43.3%, gia đình có từ 5 – 6 thành viên chiếm tỉ lệ 31.1%, gia đình có trên 6 người chiếm tỉ lệ 23.4% và gia đình chỉ có 1 -2 thành viên chiếm tỉ lệ thấp 2.2%. Dựa vào bảng 6, ta thấy tỉ lệ thành viên đang trong độ tuổi lao động cũng chiếm tỉ lệ không nhỏ, thể hiện ở các gia đình có 3 – 4 thành viên trong độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ chủ yếu là 51.1% và tỉ lệ gia đình có từ 1 – 2 thành viên đang trong độ tuổi lao động là 32.2%, đó là nguồn lao động dồi dào sẽ tạo ra thu nhập đáng kể cho gia đình. Tuy nhiên nếu xét bảng số 7, thì ta lại thấy một vấn đề hết sức nổi cộm đó là tỉ lệ thành viên gia đình trong độ tuổi đã có việc làm ổn định chiếm tỉ lệ rất thấp là 10%. Như vậy, 90% các hộ còn lại đều có thành viên chưa có việc làm ổn định, đó không chỉ là một gánh nặng của gia đình, xã hội mà còn là vấn đề trăn trở, là nguyên nhân có thể phát sinh ra tệ nạn xã hội. Thực trạng vấn đề việc làm của người dân khu vực 9, phường Đống Đa, thành phố Quy Nhơn Nghề nghiệp của người dân trước và sau khi quy hoạch đất đai phục vụ quá trình đô thị hóa Ta có bảng thống kê số liệu điều tra về nghề nghiệp trước đây và hiện tại của người dân như sau: Bảng 9: Công việc chính của người dân trước và sau khi quy hoạch đất đai Nghề nghiệp Trước đây Bây giờ Tổng ý kiến Tỉ lệ(%) Tổng ý kiến Tỉ lệ(%) Không có việc làm ổn định 3 3.3 41 45.6 Công chức nhà nước 2 2.2 1 1.1 Buôn bán, dịch vụ 5 5.6 7 7.8 Công nhân 4 4.4 25 27.8 Nghề muối 62 69 0 0 Nghề biển 9 10 10 11.1 Thợ sơn 1 1.1 0 0 Nghề may 4 4.4 4 4.4 Làm tóc 0 0 1 1.1 Bảo vệ 0 0 1 1.1 Tổng 90 100 90 100 Qua bảng số liệu trên ta thấy có một sự thay đổi rất lớn trong cơ cấu ngành nghề của người dân ở khu vực này. Trước đây, khi chưa quy hoạch đất đai thì nghề muối (hay còn gọi là diêm nghiệp) chiếm tỉ lệ chủ yếu 69%, tiếp theo là nghề biển, nuôi trồng thủy hải sản, làm bờ chiếm tỉ lệ 10%. Việc sản xuất muối đòi hỏi người dân hoạt động chủ yếu với công cụ lao động chính là ruộng muối, và nó sẽ được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Điều đó cũng góp phần giải thích vì sao trình độ học vấn của người dân ở khu vực là khá thấp. Với hoạt động sản xuất này người dân dựa vào kinh nghiệm là chủ yếu, các yếu tố khoa học ít được quan tâm và chú trọng, nên với tính chất nghề nghiệp như vậy không đòi hỏi người dân phải có trình độ cao, chỉ cần biết đọc biết viết là được, đã khiến cho không ít các bậc phụ huynh cho con em mình nghỉ học để đi làm muối với họ, kéo theo đó là cả một hệ quả to lớn về sau. Hiện tại, số người dân không có việc làm chiếm tỉ lệ lớn nhất (45.6%), tiếp theo là làm công nhân chiếm tỉ lệ 27.8%. Điều đó cho thấy biến đổi lớn trong cơ cấu việc làm của người dân nơi đây. Từ chỉ có 3.3% tỉ lệ người dân không có việc làm ổn định khi chưa quy hoạch đất đai tăng lên tới 45.6% sau khi đã tiến hành quy hoách đất đai, cho thấy vấn đề việc làm tạo thu nhập ổn định đang là khó khăn lớn nhất của người dân. Họ bắt đầu chuyển sang các ngành nghề khác như làm công nhân 27.8% hay nghề biển 11.1% (nghề này tăng lên rất ít), những nghề này đều là những nghề nặng nhọc và thu nhập thì không cao, trong đó công nhân là nghề nghiệp được người dân lựa chọn nhiều nhất vì không đòi hỏi trình độ quá cao, hiển nhiên khu công nghiệp Phú Tài là khu vực thu hút nhiều nhất lượng công nhân trên địa bàn này, nhưng vẫn không thể giải quyết hết được tỉ lệ lao động thất nghiệp ở đây và cũng vì địa điểm làm việc quá xa nên một phần người dân không tham gia được. Trong khi tình hình giá cả thị trường hiện nay đang tăng đột biến thì để có một cuộc sống ổn định là điều không dễ dàng. Quán nước mía tạm bợ tăng thêm thu nhập cho gia đình Thực tế cho thấy với trình độ thấp thì việc tìm kiếm được những công việc có thu nhập cao ổn định là rất khó. Vì thế người dân lựa chọn những công việc không đòi hỏi trình độ học vấn cao. Qua tìm hiểu thì đa số phụ nữ không có việc làm ổn định ở khu vực này thường ở nhà, ban đêm đi nhặt “ve chai” hay có ai mướn gì thì làm nấy, còn đàn ông thì họ thường tập trung ở các khu chợ để làm nghề khuân vác mướn hay chạy xe ôm. Những nghề này đều là nghề nặng nhọc, nguy hiểm, thu nhập lại thấp nên không mang lại hiệu quả kinh tế cao và ổn định. Tiệm hớt tóc nữ duy nhất ở khu vực Ta thấy có sự khác biệt về nghề nghiệp ở các độ tuổi. Trong độ tuổi trên 60 thì đa số người dân ở trong tình trạng không có việc làm chiếm 93.8%, còn lại họ tổ chức buôn bán nhỏ như bán nước mía, bán bán xèo, tạp hóa nhỏ. Điều này cũng phù hợp với tình trạng độ tuổi và sức khỏe của họ. Còn ở độ tuổi từ 18 – 30 tuổi thì nghề nghiệp chủ yếu là công nhân và tình trạng thất nghiệp chiếm tỉ lệ thấp nhất ở các độ tuổi. Ở độ tuổi từ 31 – 45 thì tỉ lệ người dân làm công nhân vẫn là chủ yếu, tuy nhiên nghề biển cũng được lựa chọn nhiều chiếm 18.2%, tỉ lệ lao động không có việc làm ổn định chiếm tỉ lệ cao hơn lứa tuổi trước với tỉ lệ 31.8%. Ở độ tuổi 46 – 60 thì công nhân vẫn là nghề chiếm tỉ lệ cao nhất (29.4%), nghề biển cũng được người dân chọn nhiều với tỉ lệ 14.8%, và tỉ lệ lao động thất nghiệp chiếm tỉ lệ cao hơn sao với hai lứa tuổi trước. Ở độ tuổi 18 – 30 nghề nghiệp chính ở độ tuổi này là công nhân chiếm tỉ lệ 44.3%, đây là một lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với người lao động ở độ tuổi này, vẫn còn một tỉ lệ không nhỏ là 27.8% người dân chưa có việc làm ổn định. Điều đáng nói ở đây là ở độ tuổi này họ vẫn đang là độ tuổi thanh niên, là những người năng động và còn dồi dào sức khỏe nhất thì trình độ học vấn của họ lại không cao nên vấn đề việc làm đối với họ vẫn rất khó khăn. Ở độ tuổi 31 – 45 tuổi thì nghề nghiệp chính vẫn là công nhân, tuy nhiên tỉ lệ này so với lứa tuổi 18 – 30 thì ít hơn. Ở độ tuổi này thì các doanh nghiệp hay công ty cũng phần nào đó hạn chế nhận vào làm việc mà họ sẽ ưu tiên cho lượng lao động có tuổi đời trẻ hơn. Như vậy so với lứa tuổi trước thì cơ hội việc làm của người dân ở độ tuổi này bị khép kín hơn. Điều đó giải thích vì sao tỉ lệ người lao động ở lứa tuổi này tăng cao hơn so với lứa tuổi trước, tuy nhiên cũng không đáng kể lắm. Điều đáng quan tâm ở độ tuổi này là tỉ lệ người dân chưa có việc làm ổn định chiếm tỉ lệ cao hơn so với độ tuổi 18 – 30, chiếm 31.8%. Ở lứa tuổi từ 46 – 60 ta thấy tỉ lệ lao động có việc làm lại giảm đi so với hai lứa tuổi trước mà tỉ lệ lao động không có việc làm ổn định tăng lên rất nhiều chiếm 41.2%. Điều đó cũng là một thực tế đáng buồn, vì ở độ tuổi này các công ty hay xí nghiệp sẽ hạn chế tới mức tối đa nhận vào làm, vì thao tác của họ chậm hơn, dễ đau bệnh hơn, vấn đề an toàn lao động ít được đảm bảo hơn và thời gian có thể gắn bó với công ty để làm công nhân lành nghề là ít hơn nhiều. Như vậy ở lứa tuổi này mặc dù người lao động sẽ rất khó tìm được việc làm trong các công ty, xí nghiệp. Điều đó sẽ hạn chế rất lớn cơ hội tìm được việc làm ổn định của họ. Độ tuổi trên 60 là đã hết độ tuổi lao động, họ được xem là những người cần an hưởng tuổi già bên con cháu. Tuy nhiên khi điều kiện kinh tế còn không được đảm bảo thì họ vẫn sẽ lao động để ít nhất không trở thành gánh nặng cho con cháu. Nếu trước đây với nghề muối thì không có sự phân biệt về lứa tuổi, mọi độ tuổi đều có thể làm được nếu có sự đảm bảo về sức khỏe, vậy thì dù đã trên 60 tuổi thì họ vẫn có thể tham gia lao động với các thành viên khác trong gia đình. Tuy nhiên đất đai điều đã được quy hoạch thì họ không thể tìm được công việc nào khác ngoài việc trông cháu cho con hay mở các quán nước nho nhỏ vừa làm cho vui, vừa góp thêm vào “tiền đi chợ”. Qua phân tích ta thấy, giữa độ tuổi và nghề nghiệp có mối quan hệ tỉ lệ nghịch với nhau khi lứa tuổi càng tăng thì khả năng tìm được việc làm ổn định ngày càng giảm và tỉ lệ lao động không có việc làm ổn định tăng lên rõ rệt. Công việc chủ yếu mà người lao động tham gia là làm công nhân, trong khi đó mức lương công nhân không hề cao thì đời sống kinh tế của cả gia đình thực sự sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Như vậy ta thấy dù ở độ tuổi lao động nào thì hầu như công nhân vẫn là nghề nghiệp chính mà họ lựa chọn, và ở độ tuổi càng cao thì tỉ lệ lao động có việc làm ổn định càng giảm. (Xem thống kê bảng 30 – phần phụ lục). Xem bảng 35 – phần phụ lục ta cũng thấy tỉ lệ lao động không có việc làm ổn định có chiều hướng giảm tỉ lệ thuận theo trình độ học vấn, cụ thể người dân mù chữ có tỉ lệ thất nghiệp cao nhất là 60%, ở trình độ tiểu học thì tỉ lệ này là 55.6%, trung học cơ sở và trung học phổ thông là 42.8% và trình độ TCCN – CĐ – ĐH là 25%. Ở trình độ TCCN - CĐ - ĐH thì nghề nghiệp chiếm tỉ lệ chính chính là buôn bán, dịch vụ (50%). Còn ở những trình độ còn lại thì công nhân và nghề biển chiếm tỉ lệ cao cụ thể như ở trình độ mù chữ thì 40% người dân làm công nhân, ở trình độ tiểu học thì 27.7% người dân làm công nhân, ở trình độ trung học cơ sở thì có 23.8% người dân làm nghề biển và 21.4% người dân làm nghề công nhân, ở trình độ trung học phổ thông thì tỉ lệ người dân làm công nhân là chủ yếu chiếm tỉ lệ 38.2%. Như vậy người dân có trình độ học vấn từ Trung cấp chuyên nghiệp trở lên thì họ chọn những việc mang tính chất thiên về đầu óc tính toán hơn. Còn những người ở trình độ thấp hơn thì công việc chính mà họ chọn là các công việc thiên về sức lực. Mức độ ổn định của công việc Độ ổn định trong công việc hiện tại của người dân được thể hiện qua bảng thống kê sau: Bảng 11: Độ ổn định của công việc hiện tại Độ ổn định Số lượng Tỉ lệ (%) Rất ổn định 4 4.4 ổn định 33 36.6 Không ổn định 36 40 Rất không ổn định 17 19 Tổng 90 100 Qua bảng xét mức độ ổn định của công việc hiện tại ta thấy có 59% người dân ở đây cho rằng công việc hiện tại của họ là không ổn định hay rất không ổn định, có 36.6% người dân cho rằng công việc hiện tại của họ là ổn định và 4.4% số người dân có việc làm rất ổn định. Qua đó ta thấy được có 59% tỉ lệ người dân hiện đang không có việc làm ổn định, qua phân tích về việc làm hiện nay của người dân cho thấy một tỉ lệ lớn người dân đang phải làm những công việc mang tính chất bán thời gian, phụ thuộc vào sự may mắn nên công việc không có độ ổn định cao. Theo lời của chú Hồ Văn Hải “Sáng chú dậy sớm ra ngoài chợ, có mấy anh em ở đó nữa, tụi chú tập trung lại ở một chỗ quen thuộc rồi ngồi chơi, hút thuốc, nói chuyện, rồi khi có ai đó muốn khuân vác hay thuê mướn gì thì tụi chú làm”, “có khi chú kiếm được cả vài trăm một ngày, nhưng cũng có khi cả ngày chỉ kiếm được vài chục, mà nghề này tốn sức lắm, đêm về là mệt mỏi rã rời”. Hay theo lời một người phụ nữ giấu tên thì “ban ngày cô ở nhà lo nội trợ, rồi khoảng 9h30 là cô đi bới rác để tìm sắt vụn, nhô

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKhảo sát vấn đề việc làm của người dân ở khu vực 9, Phường Đống Đa, Thành phố Quy Nhơn.doc
Tài liệu liên quan