Đề tài Khẩu vị của người Hàn Quốc

 Đặc điểm nổi bật của ẩm thực Hàn quốc là mỗi vùng, miền và mỗi mùa xuân, hạ, thu, đông đều có những món ăn riêng, độc đáo. Cách nấu nướng cũng thay đổi theo mùa, đặc biệt là trong mùa đông, thường hay dựa vào kim chi và các loại rau củ ngâm được bảo quản trong những lọ gốm chôn dưới nền đất ở trong sân nhỏ. Việc chuẩn bị món ăn thường rất công phu. Món ăn cung đình thì phải hài hòa giữa ấm và lạnh, cay và dịu, chắc và mềm, đặc và lỏng, và màu sắc phải cân bằng. Món ăn thường chứa trong đồ đồng thủ công hoặc Bangjia dọn ra theo một trật tự nhất định của những món ăn nhỏ xen kẽ nhau để tôn lên hình dáng và màu sắc của các thành phần.

doc17 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3371 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Khẩu vị của người Hàn Quốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1.Các nhân tố ảnh hưởng đến khẩu vị của người Hàn Quốc 1.1 Vị trí địa lý và khí hậu Hàn Quốc, còn gọi là Nam Hàn, Nam Triều Tiên hay Đại Hàn, là quốc gia theo thể chế cộng hòa nằm ở nửa phía Nam của bán đảo Triều Tiên, phía bắc giáp với CHDCND Triều Tiên qua giới tuyến quân sự chạy dọc theo vĩ tuyến 38° Bắc. Phía đông Hàn Quốc giáp với biển Nhật Bản, phía Tây là Hoàng Hải. Thủ đô của Hàn Quốc là Seoul Hàn Quốc được thiên nhiên ưu đãi với rất nhiều phong cảnh đẹp,hài hòa,không mang tính khắc nhiệt như nhiều nước châu Á khác,vì vậy ở HQ xuất hiện nhiều sản vật quý hiếm tạo nên nhiều món ăn độc đáo ,một phần ảnh hưởng bởi văn hóa Triều Tiên nhưng những món ăn ở đây vẫn mang một phong vị riêng.Vì thế,ko chỉ nổi tiếng với những bộ phim tình cảm lãng mạn,HQ còn thu hút rất nhiều khách du lich trên thế giới vì nền ẩm thực đặc sắc của mình. Phát triển hài hòa cùng với cả thiên nhiên, xã hội và điều kiện môi trường... Với khí hậu mát mẻ quanh năm, đặc trưng của một đất nước vùng ôn đới, ở Hàn quốc người ta nuôi trồng và sản xuất được rất nhiều loại thực phẩm theo mùa – chẳng hạn như các loại hạt, các loại đậu, rau củ quả và hải sản. Cũng bởi vậy người Hàn nổi tiếng với rất nhiều món ăn từ các thực phẩm kể trên, với cách chế biến và bảo quản đặc biệt như các loại nước chấm, kimchi, hải sản muối. Dae Jang Geum - một bộ phim về ẩm thực hoàng cung nổi tiếng của truyền hình Hàn Quốc với phiên bản hoạt hình của mình đã góp phần tạo nên làn sóng du lịch đến quốc gia này trong 3 năm gần đây Với đặc điểm địa hình là núi và đồng bằng,biển cả chiếm phần lớn bề mặt bao quanh ba phía, đất nước Hàn Quốc có một nguồn tài nguyên dồi dào về thủy hải sản, nông nghiệp với các kĩ thuật trồng trọt lúa phát triển từ rất lâu đời.Vì thế mà những món ăn Hàn Quốc thường rất phong phú về nguyên liệu được lấy từ thiên nhiên và do con người tạo ra, rất đầy đủ dinh dưỡng, thanh đạm nhưng không kém phần cao sang,làm cho người ăn cảm nhận được tất cả các mùi vị của tự nhiên. 1.2 Tôn giáo Nguồn gốc ẩm thực Hàn Quốc, đặc biệt là ẩm thực trong nhà chùa đều bắt nguồn từ sự tích của phật Buddha.Trong Phật giáo, phàm ăn bị xem là thói xấu cần tránh và tôn vinh phương pháp khổ hạnh, động tác nhận bát cháo của Buddha từ người phụ nữ lạ trong khi ông đang ngồi thiền chứng tỏ con người phải cần đến dưỡng chất để thúc đẩy thủ pháp dưỡng sinh có hiệu quả, đây là một khía cạnh rất nhỏ và đơn giản trong văn hóa ẩm thực của đạo Phật, chính điều này là một nhà sư nổi tiếng Wonhyo (627_686 sau CN) đã răn dạy “mỗi nhà sư cần phải thỏa mãn cơn đói khát của mình bằng các loại thức ăn từ vỏ và rễ cây” Nguyên lý chế biến các loại thực phẩm của Hàn Quốc là đảm bảo chất lượng nguyên thủy của thực phẩm càng cao càng tốt, để tăng cường độ thơm, ngon, tự nhiên, tạo sự ngon miệng.Một bằng chứng cụ thể chính là món sushi của Hàn,các nguyên liệu đều lấy từ thiên nhiên,chế biến làm sao cho vẫn giữ được hương vị và màu sắc nguyên thủy của nguyên liệu Tại Hàn Quốc, các phương pháp chế biến này cũng rất đa dạng và phong phú , tùy thuộc theo phong tục , tập quán của từng vùng, miền nhưng tựu chung vẫn hướng tới ba tiêu chí chính: thứ nhất là sạch sẽ, đặc biệt quan tâm tới yếu tố vệ sinh an toàn thực phẩm, từ khâu gieo trồng đến khâu chế biến, không dùng các loại phân bón hóa học hay thuốc trừ sâu.Hai là nhẹ nhàng, nhẹ nhàng ở đây nói về hương vị, sử dụng gia vị mắm muối, mì chính làm sao cho ngon miệng , dễ tiêu hóa nhưng không quá mặn, quá chua, quá cay, hay quá hắc, gây ảnh hưởng tới bộ phận nội tạng cơ thể khi các nhà sư học thiền.Riêng mì chính hay bột nêm chỉ cho vừa phải, một ít để kết hợp giữa vị ngọt và vị mặn của các hương vị khác.Ba là chú ý đến lời Phật Buddha dạy, có nghĩa là không nên sắp quá nhiều, đủ dùng cho một bữa, hạn chế đồ thừa và lượng dưỡng chất vượt quá so với nhu cầu cần thiết. Kimbab Tại các Hàn Quốc hiện nay, bữa ăn được chuẩn bị khá chu đáo, nhằm cung cấp đầy đủ năng lượng, các món ăn được tính toán và chế biến kỹ lưỡng để mang lại giá trị dinh dưỡng cao nhất.Trong văn hóa đạo Phật, ý tưởng “ tinh thần và thể chất là một”, bởi vậy thức ăn là một yếu tố vô cùng quan trọng nhằm mang lại ý tưởng khai sáng giúp con người trở nên thông thái về tinh thần và khỏe mạnh về thể chất. Với quan điểm nhất quán như vậy, văn hóa ẩm thực ở Hàn Quốc quan tâm nhiều đến thành phần dinh dưỡng của thực phẩm bất luận đó là mùa hè hay mùa đông, như vậy cơ thể mới hấp thụ hết chất bổ có trong thực phẩm, đặc biệt người ta chú ý đến thời gian chế biến, thời gian nấu, tất cả duy trì ở mức độ thích hợp,đây là điều qua trọng trong văn hóa ẩm thực Phật giáo của người Hàn Quốc.Ví dụ việc thiếu hụt chất khoáng có thể gây ra hiện tượng thiếu máu, cơ thể suy nhược. Nói đến ảnh hưởng của Phật giáo qua ẩm thực Hàn Quốc, người ta liên tưởng tới một số món ăn rất gần gũi với thiên nhiên nhưng vẫm đảm bảo đầy đủ dưỡng chất như kim chi, bugak, hay món janiji truyền thống. Kim chi Ngoài ra, ẩm thực Hàn còn chịu tác động của Đạo Khổng.Dưới triều đại Joseon, khi dạo Khổng thịnh hành,Dựa trên quan niệm “kính trên nhường dưới”, trách nhiệm tôn trọng và chăm lo cha mẹ và người lớn tuổi trong nhà là quan trọng nhất.Đây cũng là một phần quan trọng trong các quy tắc xây dựng phong cách ẩm thực truyền thống của người Hàn. Văn hóa ẩm thực Hàn Quốc phát triển hài hòa cùng với cả thiên nhiên, xã hội và điều kiện môi trường .cũng như theo mùa vụ hay khác biệt từng khu vực Bữa ăn của người Hàn Quốc với rất nhiều món,đảm bảo đủ chất dinh dưỡng nhưng không quá thừa thãi Cơm trộn_một món ăn truyền thống của người Hàn 2.Khẩu vị của người Hàn Quốc 2.1 Những nét chung Ẩm thực Hàn quốc đặc biệt vì pha trộn nét tinh túy của hai nước láng giềng.Sự cầu kỳ trong việc bày biện của văn hóa ăn Nhật Bản, đến việc sử dụng gia vị để tăng phần hấp dẫn cho món ăn từ người Trung Hoa. Đặc biệt, từng vùng miền của Hàn Quốc lại có một nét đặc biệt riêng. Bạn sẽ khó quên được cái vị béo ngậy của cá chình nướng ướp vừng tỏi của vùng Buán, hay cái vị lạ miệng của da cá chình nướng giòn tại Gijang. Và cái cảm giác nhấm nháp một cốc sochu cùng với đĩa bạch tuộc nhỏ trong đêm thu mát trời ngoài bãi biển cũng là một kỉ niệm khó quên cho những ngày ở xứ Cao Ly. Ẩm thực ở đây là sự hài hòa giữa rau và các loại thực phẩm khác.Phong cách ẩm thực ở đây khá gần gũi với người Việt Nam. Đối với người Hàn Quốc, ẩm thực đóng vai trò quan trọng trong nền văn hóa lâu đời và đặc sắc. Bữa sáng thường có sau món, mười hai món cho bữa trưa và bữa tối gần hai mươi món. Mỗi món có những nguyên liệu và phương pháp nấu riêng, không trùng lặp, nhưng nói chung đều tuân theo một số nguyên tắc sau : 1_Các món chính và các món phụ trong bữa ăn phải được bày biện riêng biệt. Món chính thường là cơm, cháo hay những thứ làm từ bột mì…đi kèm với các thức ăn phù hợp để cân bằng dinh dưỡng. 2_Có rất nhiều các công thức nấu ăn và các món ăn khác nhau.Với người Hàn họ ưu thich nhất các món hấp, chiên, om, nướng, đặc biệt không thể thiếu là cơm, các loại canh và salad 3_Ngoài ra cũng có nhiều cách sử dụng gia vị và bày biện khác nhau trên bàn ăn. Có thể nói khi nấu ăn , càng sử dụng nhiều gia vị đa dạng thì càng thể hiện được tính truyền thống trong phong cách ẩm thực của người Hàn.Khi trang trí món ăn, người đầu bếp thường chỉ dùng các nguyên liệu đơn giản hạch, trứng hay nấm…nhưng cũng đủ khiến món ăn hấp dẫn không thể cưỡng lại được 4_Các món ăn truyền thống của người Hàn được chia làm hai loại chính. Thứ nhất là “Eumyangohaeng”, được xây dựng dựa trên năm nguyên lý cơ bản trong triết lý sống của người châu Á,trong đó các mín ăn là sự kết hợp hài hòa giữa năm loại nguyên liệu với năm màu sắc khác nhau hay năm loại gia vị.Thứ hai là “yaksikdongwon”, hay có nghĩa là “thực phẩm cũng giống như thuốc quý”, trong đó các nguyên liệu tạo nên món ăn đều tốt cho sức khỏe, đơn giản nhưng bổ dưỡng, hầu hết đều có sắn trong thiên nhiên 5_Tất cả các món ăn đều phải phục vụ vào cùng một thời điểm. Vì vậy khi chuẩn bị bữa ăn truyền thống của người Hàn Quốc bàn cần xong xuôi hết tất cả các món ăn mới bắt đầu bày biện ra bàn ăn. 6_Theo từng khu vực, theo từng mùa khác nhau mà các loại thực phẩm được sử dụng cũng khác nhau. Mỗi khu vực trên khắp đất nước lại có những đặc sản khác biệt của riêng mình.Những sự khác biệt đó tạo nên nhiều món ăn đặc trưng cho mỗi vùng miền, dù đều là các loại tương, hải sản hay kim chi nhưng với các nguyên liệu khác nhau, chúng lại co hương vị khác biệt. Vì thế khi chế biến món ăn,người Hàn rất chú trọng chọn đúng loại gia vị,nguyên liệu để làm món ăn mang đúng mùi vị mà mình mong muốn. 7_Những quy tắc sắp xếp và tổ chức bữa ăn đầy rắc rối và khá khắt khe. Tuy vậy, vẫn do sự ảnh hưởng của dạo Khổng mà các bữa ăn cầu kì và kiểu cách như vậy, từ trong lễ hội ,lễ hội, đến những ngày đầy tháng, đám cưới, hay các ngày kỉ niệm khác vẫn ngày càng phát triển và ưu chuộng. Đặc điểm nổi bật của ẩm thực Hàn quốc là mỗi vùng, miền và mỗi mùa xuân, hạ, thu, đông đều có những món ăn riêng, độc đáo. Cách nấu nướng cũng thay đổi theo mùa, đặc biệt là trong mùa đông, thường hay dựa vào kim chi và các loại rau củ ngâm được bảo quản trong những lọ gốm chôn dưới nền đất ở trong sân nhỏ. Việc chuẩn bị món ăn thường rất công phu. Món ăn cung đình thì phải hài hòa giữa ấm và lạnh, cay và dịu, chắc và mềm, đặc và lỏng, và màu sắc phải cân bằng. Món ăn thường chứa trong đồ đồng thủ công hoặc Bangjia dọn ra theo một trật tự nhất định của những món ăn nhỏ xen kẽ nhau để tôn lên hình dáng và màu sắc của các thành phần. Nguyên liệu món ăn đa dạng: các loại nấm, đậu, rong biển, con trai, cá, các loại rễ cây, rau...; nhiều màu sắc: màu vàng của trứng rán, màu đỏ của tương ớt, màu xanh của rau, màu đen của rong biển, màu trắng của nấm kim châm... Vì thế, việc chế biến, trình bày cũng lắm công phu, tinh tế và mang tính thẩm mỹ cao. Dường như người Hàn ăn bằng mắt. Rất nhiều món, nhiều kiểu chén đĩa, nhiều sắc màu được bày trên bàn ăn, nhưng mỗi thứ chỉ một ít. Hầu hết các món ăn Hàn Quốc đều sử dụng gia vị như: xì dầu, hành, tỏi, muối, dầu ăn, dầu vừng, bột tiêu, tương ớt, ớt khô... Ngoài ra, kim chi và tương đậu là hai món không thể thiếu trong bữa cơm truyền thống của người dân xứ Hàn. Món ăn chính của người Hàn Quốc là cơm. Ngoài việc nấu cơm với gạo, người ta thường độn thêm lúa mạch, bắp, kê, bobo hay đậu. Thức ăn chủ yếu là các loại rau xanh luộc tái, xào hoặc tẩm, trộn gia vị như dưa chuột muối, rau sống trộn...; canh có nhiều nước dùng và thành phần chính là thịt, rau, cá, rong biển, xương hay lòng bò, lòng heo; các món hầm... và kim chi. Có rất nhiều loại kim chi, mỗi loại đều có phong cách, hương vị riêng tùy thuộc vào khí hậu của từng vùng. Ở những vùng ấm áp, ớt bột được cho vào nhiều hơn để kim chi không bị hư. Vùng phía Bắc, người ta thường muối kim chi nhạt hơn và cũng ít cay hơn. Ngoài ra, một số loại kim chi không trộn với ớt bột mà được ngâm trong những dung dịch tạo vị khác. 2.2 Nghi thức ăn uống. Bữa ăn tại nhà là thời điểm tụ tập cả gia đình. Theo truyền thống, người lớn tuổi nhất trong nhà cầm đũa bắt đầu bữa ăn thì những người khác mới lần lượt làm theo. Khi ăn phải ngồi ngay ngắn, nhai từ tốn, kín đáo và không nhấc bát lên khỏi bàn. Trên bàn ăn, cơm và canh được đặt lên trước, canh đặt bên phải bát cơm, thức ăn khác và món chấm được đặt ở giữa. Món ăn nóng và thịt ở bên phải, món ăn lạnh được làm từ rau được đặt bên trái. Đũa, thìa đặt bên phải bàn. Mặc dù không có trật tự định trước khi ăn nhiều món trong một bữa ăn truyền thống, nhiều người bắt đầu ăn một ít canh trước khi ăn những món khác theo bất cứ trật tự nào họ thích. Người Hàn Quốc nói chung không bới cơm hoặc canh sang chén bát riêng mà được đặt sẵn ở trên bàn cho từng người và ăn bằng thìa, trái ngược hẳn với phong tục của người Trung Quốc và Nhật Bản. Món ăn phụ được dùng bằng đũa. Những hành vi bất lịch sự trong bữa ăn: hỉ mũi, cầm đũa hay thìa trước khi người cao tuổi nhất bắt đầu ăn, vừa mở miệng vừa nhai, nói chuyện khi đồ ăn vẫn còn trong miệng, cắm đũa hay thìa thẳng đứng trong bát, chọc thức ăn bằng đũa, bốc thức ăn (cũng có ngoại lệ), dùng thìa và muỗng cùng lúc (khi bạn cần dùng cái nào thì hãy luôn để cái kia trên bàn), phát ra tiếng khi nhai hoặc gõ lách cách bằng thìa hay đũa, khuấy cơm hoặc canh bằng thìa hay đũa, khuấy những món ăn phụ để tìm thứ bạn muốn ăn, tự ý gắp bỏ vài thành phần ra khỏi đồ ăn chung, ho và hắt xì hơi bất cẩn (bạn phải quay sang chỗ không người và đặt tay lên miệng), ăn xong quá nhanh hoặc quá chậm so với những người cùng bàn, mở miệng khi xỉa răng và bỏ tăm lên bàn. Trong những tình huống không theo nghi thức, những quy tắc thường bị bỏ qua. Không cần phải ăn hết các món dùng chung, nhưng theo phong tục phải ăn hết phần cơm của mình. Các bát đựng banchan thường hay ăn hết trong bữa ăn và sẽ được dọn thêm nếu chúng đã được dùng hết. Việc yêu cầu dọn thêm món ăn phụ cũng có thể chấp nhận được. Vào những ngày gia đình có việc như đám cưới, sinh nhật, mừng 100 ngày tuổi của các cháu bé..., người ta đều chuẩn bị những món ăn phù hợp với từng nghi lễ. Ví dụ trong các bữa tiệc sinh nhật truyền thống luôn có món rong biển trong thực đơn; mừng 100 ngày tuổi, người ta làm món Baeksolgi, Susukyongdan để cầu nguyện cho cơ thể và tâm hồn đứa trẻ được trong sạch, tránh những vận xấu... Người Hàn Quốc còn ăn uống theo mùa. Vào ngày đông chí (tháng 12 âm lịch), người ta nấu cháo đậu đỏ ăn nhằm xua đuổi mọi tai ương; Tết âm lịch, món chủ đạo là bánh ttok, bánh mantu (bánh bao), gangjong (bánh gạo nếp rắc vừng)...; Tết Đoan Ngọ (5tháng 5 âm lịch), người ta ăn các loại bánh làm từ cây surichuynamu ở trên núi, mantu, cá diếc hấp... 2.3 Một số món ăn chính của người Hàn Quốc. Món ăn chính của người Hàn Quốc là cơm. Ngoài việc nấu cơm với gạo, người ta thường độn thêm lúa mạch, bắp, kê, bobo hay đậu. Thức ăn chủ yếu là các loại rau xanh luộc tái, xào hoặc tẩm, trộn gia vị như dưa chuột muối, rau sống trộn...; canh có nhiều nước dùng và thành phần chính là thịt, rau, cá, rong biển, xương hay lòng bò, lòng heo; các món hầm... và kim chi. Nhắc đến văn hóa ẩm thực Hàn quốc , thì phải kể đến kim chi_món ăn được xem là quốc bảo ở đây.Người ta cho rằng món dưa chua cao lương mĩ vị này có chứa rất nhiều vitamin và không thể thiếu cho mọi bữa ăn. Đây được xem là vua của các loại dưa chua với vị chua cay hòa đều đặc trưng. Trên một bàn ăn tại Hàn, bạn sẽ thấy có ít nhất 4 loại kim chi.Đó là lý do người ta gọi đây là đất nước kim chi là vậy! Có rất nhiều loại kim chi, mỗi loại đều có phong cách, hương vị riêng tùy thuộc vào khí hậu của từng vùng. Ở những vùng ấm áp, ớt bột được cho vào nhiều hơn để kim chi không bị hư. Vùng phía Bắc, người ta thường muối kim chi nhạt hơn và cũng ít cay hơn. Ngoài ra, một số loại kim chi không trộn với ớt bột mà được ngâm trong những dung dịch tạo vị khác. Kim chi cải thảo Thịt bò nướng lửa (Pulgogi), sườn heo, sườn bò nướng (Kalbi) cũng là món ăn tiêu biểu của Hàn Quốc. Trong chế biến món này, người ta dùng loại tương (Source) riêng biệt để làm tăng vị ngọt của thịt, khiến cho món ăn thêm đậm đà và mang một sắc thái riêng. Sườn, lưng, thịt mềm là loại được sử dụng nhiều nhất. Thịt bò được thái mỏng, ướp với nước lê, rượu trắng, nước tương đặc, hành băm, tỏi băm, dầu mè, nước gừng, bột tiêu... Sau đó nướng trên ngọn lửa nhỏ cháy âm ỉ. Món này cuốn chung với rau sống để ăn. Kalbi Người Hàn Quốc rất thích món “mộc tồn”. Theo quan niệm của họ, thịt chó có tác dụng giải nhiệt trong mùa hè và giúp cơ thể tăng sức đề kháng với các loại bệnh dịch. Thịt chó thường được chế biến thành một món xúp có tên gọi là Boshintang. Dường như tất cả các vị của món xúp truyền thống xứ Hàn như xúp bò, xúp đậu tương, xúp kim chi... đều có trong món xúp này. Ngoài một số món kể trên, cơm trộn (cơm trộn với thịt thái mỏng, trứng, rau tẩm gia vị, nước xốt làm từ ớt), mì lạnh (sợi mì được làm bằng lúa kiều mạch, mảnh và dai, nước dùng lạnh có thịt bò thái mỏng, hành tươi, củ cải, dưa leo, hạt mè), Shinsollo (thịt, cá, rau, đậu phụ được ninh nhỏ lửa trong nước thịt bò), cháo gà (gà được ướp với gừng, táo, gạo nếp, tỏi rồi hầm nhừ), bánh gạo (nhân thịt, kim chi và được hấp trong chõ)... là những món ăn luôn được ưa thích ở Hàn Quốc. Cơm trộn Mỳ tương đen Bánh gạo 2.4 Món ăn nhẹ Những món này thường được bán ở các quán ven đường và thường được coi là món ăn chơi hơn là một bữa ăn. Nhiều quán ven đường thường phục vụ đến khuya, cung cấp luôn thức uống kể cả rượu. Bingsu là món đá bào phổ biến trong mùa hè, còn những món nóng như gimbap, hottteok, và bugeo-ppang phổ biến hơn vào mùa thu, đông. Ở Hàn Quốc đã hình thành nên một bản sắc văn hóa ẩm thực đường phố.Những con phố Hàn xuất hiện rất nhiều quán hàng, khói nghi ngút và mùi thơm của thức ăn thực sự đã tạo nên một sự cuốn hút mà những người đi qua khó thể chối từ. Khi thời tiết mùa thu đến cận kề, người người rủ nhau khoác áo lạnh ra ngoài phố và ngồi ăn trong quán ven đường cùng bạn bè. Đôi khi những món ngon và độc đáo nhất đôi khi lại được tìm thấy trên đường phố. Một quầy hàng khoai tây chiên được xiên vào que tre ở quận Myeongdong Bên trong nhà hàng đồ nướng Hongik Sootbuk Kalbi gần đại học Hongik, không khí dày đặc mùi than củi và mùi thịt nướng.Đây là địa điểm lý tưởng để bẹn bè tụ tập. Trong cái lạnh của mùa đông xứ Hàn, một xiên hải sản đẫm nước sốt có thể làm bạn ấm lòng. Một quầy kim chi trong chợ Kwangchang. Món ăn đặc trưng của Hàn Quốc này có đủ loại và đủ màu sắc 2.5 Cách thức uống rượu của người Hàn Quốc. Về cách uống rượu của người HQ: Ở HQ, do thời tiết thường xuyên hơi lạnh nên người ta thường uống rượu. Thống kê cho thấy có tới 5% số người HQ uống rượu bia mỗi ngày. Thức uống phổ biến là rượu Soju, loại rượu này đc làm từ lá của một loại cây như cây sắn. Ngoài ra còn có một số thức uống có cồn nữa được làm từ sâm- thực phẩm đặc trưng của người HQ, linh chi và một số loại là cây và vỏ cây. Việc rốt rượu và cách uống cũng có một vài lưu ý nhỏ như: Khi rót rượu thì việc tự rót rượu cho mình trước là một hành động thiếu lịch sự (như người Việt mình). khi có người khác rót rượu cho mình thì mình lại phải nâng ly rượu lên để tỏ ý lịch sự. thêm nữa là người rót hay nhận rượu mà là cấp dưới của người kia(ví dụ như kém về cấp bậc, tuổi tác, vị trí trong gia đình..) thì một tay rót rượu, một tay phải đưa lên, đặt trc ngực hay nang khuỷu tay rót của mình để tỏ lòng kính trọng. Rượu soju 3. Một số tư vấn cho nhà quản lý khi phục vị khách Hàn Quốc. Người Hàn Quốc thường có tính nóng nảy hay xúc động, vì vậy khi giao tiếp với người dân xứ kim chi chúng ta nên nhún nhường theo chiều cảm xúc của họ, bạn hay khen họ nhiều hơn, quan tâm, phải chú ý làm hài lòng khách hàng từ những chi tiết nhỏ nhặt nhất.Quản lý có thể làm những phiếu điều tra để khách điền vào trong lúc đợi món ăn hay ăn xong để biết cảm nhận của họ về cách phục vụ của nhà hàng,từ đoc điều chỉnh hợp lý , và nếu lần sau đến họ sẽ rất hài lòng khi ý kiến của mình được tiếp nhận.ahhhhhhh à Đối với những khách đi theo gia đình cần chú trọng cách sắp chỗ, người đàn ông cao tuổi nhất sẽ ở vị trí trung tâm và là người bắt đầu mời khách hoặc bắt đầu bữa ăn. Mỗi người có bát cơm và bát canh riêng còn những món khác được đặt chung ra giữa bàn để cùng ăn. Người Hàn rất chú trọng mùi vị và màu sắc của món ăn, làm sao khi chế biến phải giữ được hương vị tự nhiên của nguyên liệu,đông thời nên cho thêm các màu sắc đẹp dễ kích khích giác quan.Nên tập trung vào những món ăn mang phong vị quê hương, tôn trọng mùi vị thuần khiết và mang tính chất lâu đời của họ, đừng nên thay đổi theo địa phương mình. Nhân viên của nhà hàng đều phải được trang bị những kiến thức về văn hóa,phong tục tập quán của người Hàn để không làm họ phật lòng, đồng thời nhân viên còn phải hiểu rõ về văn hóa ẩm thực của người Hàn để có thê tư vấn về món ăn Hàn Quốc cho những khách thập phương, khách vãng lai khác. Mặt khác cần tạo các mối quan hệ với những công ty lữ hành chuyên cung cấp tour cho người Hàn, nhà hàng có thể kiếm được một lợi nhuận không nhỏ từ dòng khách cảu các công ty này. Trong cách trang trí nhà hàng cũng cần nhấn mạnh rõ những nét văn hóa đặc trưng của Hàn Quốc, ví dụ người Han hay có thói quen ngồi bàn thấp,đồ dùng phục vụ ăn uống cũng phải đúng với phong tục của họ, bữa ăn tùy theo thời điểm (sáng, chiều hay tối) mà có những món ăn thich hợp. Nhân viên nhà hàng có thể mặc Hanbok_trang phục truyền thống của Hàn Quốc để tăng thiện cảm đối với khách hàng. Nhà quản lý cần nắm bắt đặc điểm của từng đối tượng khách mà có cách phục vụ hợp lý, nói chung tất cả đều phải phục vụ tận tình chu đáo, nhưng đối với những khách có địa vị xã hội cao hơn thì họ yêu cầu được chú ý hơn, phục vụ phải thực sự nhiệt tình hơn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26627.doc
Tài liệu liên quan