Đề tài Khu kinh tế mở Chu Lai: Điểm sáng thu hút đầu tư

Mục Lục

Lời mở đầu

I. Giới thiệu 2

1. Vị trí địa lý 2

2. Cơ sở hạ tầng 3

3. Quy hoạch 5

3.1 Quy hoạch khu công nghiệp 5

3.2 Khu du lịch 6

3.3 Khu thương mại tự do 7

4.4 Các khu đô thị, dân cư 8

II. Phân tích SWOT và thị trường 8

1.Thực trạng KKTM Chu Lai sau 6 năm hoạt động 8

1.1. Thành tựu đạt được 8

1.2. Những tồn tại và hạn chế 9

2. Phân tích swot 10

3. Phân khúc thị trường 11

4. Định hướng cho tương lai 12

III. Xây dựng kế hoạch tiếp thị 14

1. Tại sao lựa chọn đầu tư vào KKTM Chu Lai 15

2. Chủ trương chính sách ưu đãi đầu tư 17

3. Các danh mục thu hút đầu tư 17

3.1. Danh Mục các ngành nghề thu hút đầu tư 17

3.2. Một số dự án kêu gọi đầu tư 20

3.3. Đầu tư vào ngành công nghiệp ô tô- ngành động lực và triển vọng 25

Lời kết 28

Tài liệu tham khảo

 

doc31 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2512 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khu kinh tế mở Chu Lai: Điểm sáng thu hút đầu tư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n 150.000 m3/ngày đêm; hệ thống cơ sở hạ tầng bưu chính viễn thông đã được đầu tư đồng bộ và hoàn chỉnh với đầy đủ các loại hành dịch vụ chất lượng cao.   - Cơ sở hạ tầng xã hội như trường đại học, trường dạy nghề, bệnh viện, khách sạn và các khu du lịch tiêu chuẩn quốc tế đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư; nguồn lao động dồi dào, cần cù, chịu khó. Hạ tầng xã hội Bệnh viện đa khoa trung ương nằm trong KKTM Chu Lai đang được đầu tư xây dựng với quy mô 500 giường bệnh, trang thiết bị hiện đại, đạt chuẩn quốc tế sẽ đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của các nhà đầu tư, người lao động và nhân dân trong khu vực.   Tỉnh Quảng Nam hiện có gần 100 khách sạn, khu du lịch với hơn 4.000 phòng được thiết kế theo tiêu chuẩn quốc tế, trong đó có The Nam hai resort được bình chọn là khu du lịch đẹp nhất thế giới. Các khu du lịch này sẽ đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư, thương nhân cũng như khách du lịch trong và ngoài nước, có khả năng tổ chức những sự kiện mang tầm quốc gia và quốc tế.  3. Quy hoạch 3.1 Quy hoạch khu công nghiệp Khu công nghiệp Bắc Chu Lai (đã đầu tư hạ tầng):  - Địa điểm : xã Tam Hiệp, huyện Núi Thành thuộc KKTM Chu Lai, tỉnh Quảng Nam  - Quy mô : 357 ha  - Chủ đầu tư : Công ty Phát triển hạ tầng Khu công nghiệp Chu Lai (CIZIDCO) Khu công nghiệp và hậu cần cảng Tam Hiệp(đã đầu tư cơ sở hạ tầng) - Địa điểm : xã Tam Hiệp, huyện Núi Thành thuộc KKTM Chu Lai, tỉnh Quảng Nam   - Quy mô : 709 ha - Chủ đầu tư : Công ty Đầu tư và Phát triển Kỳ Hà Chu Lai Quảng Nam Khu công nghiệp cơ khí ôtô Chu Lai Trường Hải (đang đầu tư hạ tầng) - Địa điểm : xã Tam Hiệp, huyện Núi Thành thuộc KKTM Chu Lai, tỉnh Quảng Nam - Quy mô : 250 ha - Chủ đầu tư : Công ty TNHH một thành viên đầu tư phát triển hạ tầng khu công nghiệp và đô thị Chu Lai Trường Hải Khu công nghiệp Tam Thăng - Địa điểm : xã Tam Thăng, thành phố Tam Kỳ thuộc KKTM Chu Lai, tỉnh Quảng Nam - Quy mô : 300 ha  - Chủ đầu tư : đang kêu gọi đầu tư Khu công nghiệp Tam Anh Địa điểm : xã Tam Anh, huyện Núi Thành thuộc KKTM Chu Lai, tỉnh Quảng Nam Quy mô : 2.000 ha Chủ đầu tư : đang kêu gọi đầu tư Khu du lịch 3.2. Các khu du lịch ven biển : quy mô diện tích 2.100 ha với hơn 30km bờ biển cát trắng, nắng vàng, điều kiện tự nhiên hấp dẫn, thuận lợi để phát triển các khu du lịch sinh thái, khu nghỉ mát cao cấp ven biển, ven sông, ven vịnh ... Khu du lịch Le domaine de Tam Hai (xã Tam Hải-Khu KTM Chu Lai-Quảng Nam 3.3. Khu thương mại tự do Khu thương mại tự do là khu thương mại tự do đầu tiên và duy nhất của Việt Nam được tổ chức hoạt động theo tinh thần Quyết định số 185/2007/QĐ-TTg ngày 3 tháng 12 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ. Qui mô khoảng 1700 ha. Mục tiêu thành lập và hoạt động Khu thương mại tự do Chu Lai là hình thành Trung tâm thương mại, Trung tâm tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh hàng hóa quốc tế; Trung tâm dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, lô-gi-stic. 3.4. Các khu đô thị, dân cư : phát triển 03 trung tâm đô thị chính với diện tích 10.000 ha, gồm : - Khu đô thị An Phú - Tam Phú (Đông Tam Kỳ) : trung tâm hành chính, tài chính, ngân hàng, đào tạo, thương mại dịch vụ, đô thị cao cấp - Khu đô thị Tam Hoà - Tam Anh : đô thị cao cấp, đô thị sinh thái dành cho thương nhân, nhà đầu tư, chuyên gia trong và ngoài nước - Khu đô thị Tam Hiệp - thị trấn Núi Thành : khu chung cư cho công nhân và các khu tái định cư II_ PHÂN TÍCH SWOT VÀ THỊ TRƯỜNG Thực trạng KKTM Chu Lai sau 6 năm hoạt động 1.1. Thành tựu đạt được KKTM Chu Lai có tổng cộng 52 dự án được cấp phép đầu tư với tổng vốn đăng ký 900 triệu USD, phần lớn là các dự án đầu tư trong nước ( FDI: 17 dự án, 195 triệu USD), trong đó có 32 dự án đang hoạt động. Tổng vốn thực hiện đầu tư gần 450 triệu USD. Tổng vốn đầu tư xã hội thuộc Khu Kinh tế mở Chu Lai năm 2007 đạt 800 tỷ đồng, năm 2008 đạt 1.007 tỷ đồng, dự kiến năm 2009 đạt 1.200 - 1.300 tỷ đồng, bình quân chiếm khoảng 14% tổng vốn đầu tư xã hội của tỉnh; giá trị sản xuất công nghiệp năm 2007 đạt 409 tỷ đồng, năm 2008 đạt 662 tỷ đồng, năm 2009 ước đạt khoảng 1.000 tỷ đồng, chiếm 14% so với cả tỉnh; tổng số thu ngân sách phát sinh trên địa bàn KKTM Chu Lai năm 2007 đạt 355 tỷ đồng, năm 2008 đạt 533 tỷ đồng và năm 2009 ước đạt 733 tỷ đồng, chiếm khoảng 35% so với tổng thu ngân sách toàn tỉnh; giải quyết việc làm thường xuyên cho hơn 7.000 lao động, trong đó hơn 90% là lao động địa phương; bình quân 1 đồng vốn ngân sách đầu tư thu hút được 12,1 đồng vốn đầu tư của doanh nghiệp và tạo ra 0,53 đồng nộp ngân sách. Vai trò của Khu kinh tế mở Chu Lai từng bước được khẳng định, đến cuối năm 2009, Quảng Nam đã vượt qua Bà Rịa-Vũng Tàu, trở thành địa phương có lượng vốn đăng ký lớn nhất cả nước, với 4,15 tỷ USD, chiếm 28,3% tổng vốn. Những tồn tại và hạn chế Cơ chế tài chính cho KKTM Chu Lai trong 5 năm qua không ổn định và không đáp ứng yêu cầu vốn đầu tư. Cơ chế ưu đãi đầu tư chưa thật sự hấp dẫn và thông thoáng để thu hút các nhà đầu tư chiến lược. Cơ chế chính sách cho Khu thương mại tự do Chu Lai - được xem là "mô hình mới, động lực mới”, nhưng không có bất kỳ điều gì đặc biệt. Cơ sở hạ tầng vẫn còn nhiều yếu kém, thiếu lực lượng lao động co chuyên môn và tay nghề. Thiếu các dự án động lực làm đòn bẩy kích thích các dự án khác cùng triển khai. 2. Phân tích swot ĐIỂM MẠNH ĐIỂM YẾU Giá lao động và giá đất thấp Nằm ở vị trí giao thông chiến lươc Nằm gần Đà Nẵng là nguồn cung cấp dịch vụ, tài chính, lao động có chất lượng cao Có đường bờ biển đẹp, lại nằm gần các Di sản văn hóa thế giới đã được UNESCO công nhận Huế, Hội An, và Mỹ Sơn, thuận lợi cho phát triển du lịch. Sự quyết tâm mạnh mẽ của lãnh đạo và chính quyền hướng về đổi mới và mở cửa. Tỉnh không phải chịu áp lực bảo hộ cho những ngành công nghiệp thay thế nhập khẩu và không hiệu quả. Cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ Xuất phát điểm của nền kinh tế địa phương thấp. Các dịch vụ hậu cần- logistic và các dịch vụ cần thiết khác (tài chính, y tế, giáo dục,..) còn thiếu và còn yếu. Lao động có kỹ năng và tay nghề còn thiếu Thương hiệu Khu Kinh Tế Mở Chu Lai chưa đủ mạnh và chưa được nhận thức rõ. CƠ HỘI THÁCH THỨC Là vị thế của Khu Kinh Tế Mở đầu tiên và là một trong hai Khu Kinh tế Mở hiện có tại Việt Nam. Việt Nam gia nhập WTO cùng với chính sách chung đẩy mạnh hội nhập toàn cầu của Việt Nam. Sự trổi dậy mạnh mẽ của Đà Nẵng và Dung Quốc được xem là thách thức của Chu Lai trong việc thu hút đầu tư nhưng cũng là cơ hội để Chu Lại tận dụng lợi thế liên kết vùng để phát triển. Số lượng các đối thủ cạnh tranh trong nước có xu hướng tăng lên, trong đó gần nhất là Đà Nẵng và Dung Quốc. Nằm trong khu vực chịu sự tàn phá nhiều của thiên tai, bão lũ. Chính sách cho Khu Kinh Tế Mở chưa rỏ ràng, nhất quán và không ổn định. Việc gia nhập WTO vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức lớn cho Khu kinh tế mở Chu Lai, nhất là trong tình hình kinh tế thế giới bất ổn hiện nay 3. Phân khúc thị trường KKTM Chu Lai nhắm vào mục tiêu thu hút đầu tư cả trong lẫn ngoài nước. cụ thể trong nước hướng đến thu hút đầu tư từ Đà Nẵng, thành phố Hồ chí Minh, Hà Nội và các tỉnh lân cận. Về thu hút đầu tư nước ngoài thì trước hết là thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và các nước trong khu vực Đông Nam Á để thu hút đầu tư về cơ sở hạ tầng, các khu công nghiệp, các khu du lịch và dịch vụ cao cấp và kêu gọi đầu tư hợp tác phát triển ngành công nghiệp động lực ô tô, sau đó sẽ tập trung vào các thị trường Âu, Mỹ… để tìm kiếm cơ hội đầu tư vào các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, giáo dục, y tế. 4. Định hướng cho tương lai Về định hướng, tiếp tục phát triển Chu Lai trên cơ sở tận dụng tiềm năng lợi thế và liên kết với khu vực (trước hết là Dung Quất và Đà Nẵng), tranh thủ sự giúp đỡ của Trung ương và các tập đoàn kinh tế...với tầm nhìn đến năm 2020, Khu kinh tế mở Chu Lai sẽ là một trung tâm dịch vụ- công nghiệp – du lịch của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, là động lực thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa khu vực miền Trung và cả nước, trong thế gắn kết liên vùng với Tây Nguyên, Khu kinh tế Dung Quốc và các nước Campuchia, Lào, Thái Lan. Với một số mục tiêu cụ thể tới năm 2020: Giá trị xuất khẩu: 335 – 340 triệu USD Thu ngân sách: 5.880 – 6.000 tỷ đồng Thu hút 160 – 170 nghìn lao động Đóng góp 50% giá trị sản xuất, 50 – 52% thu ngân sách, 56 – 57% giá trị xuất khẩu, thu hút 50 – 52% lao động của tỉnh Quảng Nam. Để thực hiện được mục tiêu trên, từ nay đến năm 2020 cần phải giải quyết những vấn đề sau: Dự kiến đến năm 2020 sẽ huy động khoảng 30.000 tỷ đồng để đầu tư cho kết cấu hạ tầng Khu kinh tế mở Chu Lai, trong đó vốn từ ngân sách và có nguồn gốc từ ngân sách khoảng 7.000 tỷ đồng. Đến 2020, hình thành và phát triển các khu công nghiệp chủ yếu như KCN Bắc Chu Lai (630ha), KCN cơ khí ô tô Trường Hải (243ha), KCN Tam Anh (1.915ha)…; xây dựng và phát triển khu công nghệ cao Tam Thăng (300 ha). Lựa chọn ngành sản xuất ô tô là ngành chủ lực, phấn đấu xây dựng Chu Lai trở thành trung tâm sản xuất ô tô lớn nhất Đông Nam Á. Trên lĩnh vực xã hội, đến năm 2020, Khu kinh tế mở sẽ có quy mô dân số 650.000 người, hình thành các cơ sở giáo dục - đào tạo như Trung tâm dạy nghề 295ha, trường phổ thông quốc tế Chu Lai, Đại học dân lập, trường dạy nghề chất lượng cao. Ngoài ra, sẽ xây dựng bệnh viện đa khoa Trung ương tại khu vực này… Cũng tới năm 2020, sẽ hình thành khu đô thị Tam Phú (2.000ha), Tam Hòa (1.640ha), nâng cấp khu đô thị Núi Thành trở thành đô thị loại III… Về định hướng phát triển, với quy mô hiện tại 32.040 ha, khu kinh tế mở Chu Lai sẽ được mở rộng dần về phía Tây và phía Bắc. Nhiệm vụ trước mắt: Trong thời gian tới, KKTM Chu lai cần tập trung cải cách hành chính, gọn, nhẹ; đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, tìm kiếm nguồn lực đầu tư KKTM. Chủ yếu là tập trung làm lại hạ tầng cầu cảng, thu hút đầu tư sân bay, hạ tầng các khu công nghiệp, các tuyến giao thông phục vụ các dự án phát triển du lịch ven biển cũng như các dự án khác ở các khu công nghiệp. Đây là vấn đề lớn nhất và thiết yếu để mời gọi đầu tư. Theo đánh giá hiện nay hầu hết các nhà đầu tư khi đến Chu Lai đều phàn nàn về cơ sở hạ tầng yếu kém. Cần tập trung tất cả mọi nguồn lực để thực hiện là để giải phóng mặt bằng và đầu tư hạ tầng, nhanh chóng tạo ra một mặt bằng hạ tầng hoàn chỉnh cho KKTM để mời gọi đầu tư: Đầu tư nâng cấp cảng Kỳ Hà, và sân bay Chu Lai. thúc đẩy Bộ Giao thông vận tải, Cục Hàng không dân dụng tăng tần suất chuyến bay lên 3 chuyến/tuần; đầu tư các tuyến giao thông nội địa (các trục đường hướng Bắc- Nam liên kết các khu đô thị Tam Phú - Tam Hòa - Núi Thành; tuyến đường ven biển phục vụ cho phát triển du lịch dọc bờ biển và sông Trường Giang; Các trục ngang hướng Đông – Tây tuyến phía Bắc thị xã Tam Kỳ nối đường cao tốc đến tuyến đường ven biển; các tuyến nối đường cao tốc với trục phía Đông, đô thị mới Tam Hiệp, đô thị Núi Thành và cảng Kỳ Hà; các tuyến đường sắt nội địa,..); và các tuyến giao thông liên vùng (mở rộng sân bay Chu Lai và cảng Kỳ Hà, xây dựng tuyến đường sắt xuyên Việt, tuyến đường cao tốc Đà Nẵng – Dung Quốc và tôn tạo tuyến Quốc lộ 1A đoạn qua Khu kinh tế mở); chỉnh sửa hạ tầng các khu công nghiệp Tam Hiệp, Bắc Chu Lai... Trước mắt, cần tập trung khắc phục những tồn tại trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng; quyết toán vốn đầu tư; ổn định bộ máy tổ chức và ưu tiên nguồn vốn cho giải phóng mặt bằng và tái định cư… Tiến hành giám sát chặt chẽ môi trường; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính nhằm rút ngắn thời gian giải quyết các thủ tục đầu tư thuộc thẩm quyền của Ban Quản lý khi thực hiện cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông”. Đổi mới công tác xúc tiến, thu hút đầu tư, đồng thời sẽ rà soát ,thu hồi giấy phép, thu hồi đất đối với những dự án không có khả năng thực hiện hoặc kéo dài, chấm dứt tình trạng quy hoạch treo, dự án treo. Cạnh đó, sẽ tiến hành rà soát điều chỉnh quy hoạch, sắp xếp lại và thu hút các dự án đầu tư theo hướng ưu tiên các dự án công nghệ cao và sạch trên cơ sở các dự án phải được quản lý, khai thác và sử dụng hiệu quả, bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ môi trường và hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, khắc phục tình trạng suy thoái môi trường... KKTM sẽ có nhiều cơ hội để gia tăng sức thu hút đầu tư, đáp ứng được sự kỳ vọng của Chính phủ và nhân dân. III_ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TIẾP THỊ Rõ ràng cần phải có một chiến lược tiếp thị hiệu quả cho KKTM Chu Lai để mời gọi đầu tư trong và ngoài nước. Trong thời gian tới, đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động quảng bá hình ảnh và xúc tiến đầu tư thông qua các phương tiện truyền thông, các cuộc hội nghị khách hàng tại địa phương cũng như thực hiện các chuyến đi tìm hiểu nhu cầu, mong muốn của các nhà đầu tư, từ đó giới thiệu, quảng bá hình ảnh và tìm kiếm đầu tư trong và ngoài nước….sự thành công của thương hiêu THACO- ô tô Trường Hải là một minh ví dụ điển hình cho quảng bá và kêu gọi các nhà đầu tư. Làm sao để khách hàng biết rằng KKTM Chu Lai chính là “điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư”. Trong đó cần nhấn mạnh cho các nhà đầu tư biết rõ những vấn đề sau: 1. Tại sao lựa chọn đầu tư vào Khu Kinh Tế Mở Chu Lai? Về vị trí, KKTM Chu Lai thuộc địa bàn huyện Núi Thành – tỉnh Quảng Nam nằm trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 10/8/1997/QĐ-TTg ngày 29/11/1997. KKTM Chu Lai có vị trí chiến lược vô cùng đặc biệt: nằm chính giữa hai trung tâm Hà Nội – Tp. HCM, có vị trí thuận lợi trên trục giao thông đường bộ, đường sắt, đường không và đường biển; cửa ngõ Tây Nguyên và đường xuyên Á ra Biển Đông của các nước tiểu vùng sông Mêkông; gần đường hàng hải quốc tế; trung điểm đi đến các vùng Đông Nam, Bắc Á, nhất là sân bay Chu Lai đã được Thủ tướng Chính phủ đưa vào danh mục các công trình trọng điểm quốc gia, khuyến khích đầu tư bằng hình thức BOT. Với mặt bằng rộng, 48% diện tích đất chưa được sử dụng, cảnh quan thiên nhiên đẹp chạy dọc ven biển, cộng với môi trường kinh doanh ngày càng được cải thiện, KKTM Chu Lai có đủ cơ sở và khả năng để trở thành "trung tâm, cửa ngõ, cầu nối" của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, một trong những trung tâm phát triển của vùng biển miền Trung, nằm trong thế gắn kết và phối hợp liên vùng với các nước láng giềng phía tây (Campuchia, Lào, Thái Lan) và Tây Nguyên, KKT Dung Quất (Quảng Ngãi), được định hướng phát triển thành KKT tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực. Về cơ sở hạ tầng, Chu Lai có sân bay với đường băng đủ dài cho máy bay hạng nặng; có cảng Kỳ Hà đủ độ sâu cho tàu trọng tải trên 10 nghìn tấn vào ra; phía bắc Chu Lai là Đà Nẵng, Hội An, Huế; phía Nam là Khu công nghiệp Dung Quất; đi ngược lên lên là Tây Nguyên, Lào, Thái Lan…chính quyền địa phương cũng đang tập trung nguồn lực đầu tư mới, nâng cấp và hoàn thiện cơ sở hạ tầng một cách đồng bộ, hiện đại nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển và mời gọi đầu tư. Đặc biệt với hai công trình cảng Kỳ Hà và sân bay Chu Lai được hoàn thiện và hoạt động tốt sẽ là cơ hội lớn cho Quảng Nam nói riêng và khu vực duyên hải miền trung noi chung lưu thông với thị trường thế giới Sau 6 năm thành lập, mặc dầu đã có những lung túng trong xác định hướng đi và cách tiếp cận nguồn đầu tư trong thời gian đầu, nhưng với quyết tâm và nỗ lực mạnh mẽ của lãnh đạo và chính quyền địa phương, đến nay KKTM Chu lai đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Đóng góp lớn vào sự phát triển chung của tỉnh và khu vực, thu hút được nhiều dự án đầu tư trong và ngoài nước và không ngừng tăng lên, đặc biệt trong năm 2008 mặc dầu tình hình trong nước và thế giới đang bất ổn nhưng vẫn có nhiều nhà đầu tư đến đây tìm kiếm cơ hội làm ăn, đến cuối năm 2009, Quảng Nam đã vượt qua Bà Rịa-Vũng Tàu, trở thành địa phương có lượng vốn đăng ký lớn nhất cả nước, với 4,15 tỷ USD, chiếm 28,3% tổng vốn. Trong đó đã có nhiều nhà đầu tư lớn tầm cở thế giới như tập đoàn Huyndai, KIA,..đã có thương hiệu sản xuất kinh doanh thành công lớn tại Khu kinh tế công ty cổ phần ô tô Trường Hải, nhà máy gạch MEDA, và hàng chục dự án khác,…Rõ ràng, thương hiệu “KKTM Chu Lai” đang ngày càng được các nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm. 2. Chủ trương, chính sách ưu đãi đầu tư Đây là một lợi thế rõ ràng nhất ma KKTM Chu Lai mang lại cho các nhà đầu tư. Chu Lai là nơi đầu tiên và là một trong hai địa điểm tính đến thời điểm hiện tại nhận được nhiều sự ưu ái nhất từ chính phủ. Về cơ chế chính sách, hệ thống các văn bản quy định về ưu đãi đầu tư, về thủ tục đầu tư đã được ban hành đồng bộ như Quyết định 253/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định 12/2007/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng Nam, Quyết định 87/QĐ-KTM của Ban Quản lý KKTM Chu Lai về trình tự giải quyết thủ tục đầu tư, Quy chế Khu thương mại tự do Chu Lai đã trình Thủ tướng Chính phủ.... Ngoài các ưu đãi chung về mặt bằng, về thuế,...và các chính sách hỗ trợ khác của KKTM Chu Lai. Các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực kết cấu hạ tầng, công nghệ cao, công nghệ đặc biệt, công nghệ và công nghiệp sạch được hưởng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong suốt thời gian hoạt động dự án; được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 04 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp trong 09 năm tiếp theo; được miễn thuế nhập khẩu, thuế GTGT, thuế TTĐB đối với hàng hóa, dịch vụ  sản xuất, tiêu thụ trong Khu TMTD, từ nước ngoài nhập vào Khu TMTD và tự Khu TMTD chuyển sang hoặc bán sang hoặc bán cho các Khu TMTD khác, khu chế xuất và ngược Riêng với nhà đầu tư vào Khu thương mại tự do. Nhà đầu tư được phép đầu tư cửa hàng miễn thuế trong Khu thương mại tự do Chu Lai; Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài xuất cảnh, nhập cảnh Khu thương mại tự do Chu Lai qua cảng Kỳ Hà hoặc càng hàng không quốc tế Chu Lai không phải làm thủ tục xuất, nhập cảnh, chỉ cần xuất trình hộ chiếu hoặc các giấy tờ có giá trị tương đương; Nhà đầu tư, thương nhân làm việc trong Khu thương mại tự do Chu Lai được cấp thẻ  tạm trú thời hạn 03 năm để tạm trú trong Khu thương mại tự do Chu Lai. Về Thủ tục đầu tư tại KKTM Chu Lai Thực hiện cơ chế “một cửa, tại chỗ” : thủ tục hành chính đơn giản, rõ ràng, công khai thủ tục hành chính, mức thu phí, lệ phí…. Hỗ trợ 50% chi phí đăng tin về thành lập doanh nghiệp và tuyển dụng lao động. Hỗ trợ 30% chi phí quảng cáo, giới thiệu sản phẩm trong thời hạn 01 năm kể từ ngày doanh nghiệp đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng tối đa không quá 30 triệu đồng/trường hợp..... Tất cả những yếu tố này đã tạo sự tin tưởng và yên tâm cho nhà đầu tư khi triển khai dự án tại KKTM Chu Lai. . 3. Các danh mục thu hút đầu tư Tiếp tục xây dựng KKTM Chu Lai theo mô hình khu kinh tế tổng hợp, lấy công nghiệp ôtô làm trung tâm, kết hợp với phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, điện tử, công nghiệp có kỹ thuật cao. Đồng thời tập trung phát triển các ngành dịch vụ như: du lịch, đô thị, vận tải hàng hoá và hành khách quốc tế, dịch vụ thương mại 3.1. Danh mục các ngành nghề thu hút đầu tư : Khu công nghiệp Khu công nghiệp Bắc Chu Lai (đã đầu tư hạ tầng):  + Sản xuất và lắp ráp các sản phẩm cơ khí, viễn thông, linh kiện điện tử, điện lạnh, điện dân dụng;  + Sản xuất, lắp ráp ôtô, xe máy và các phương tiện vận tải;  + Sản xuất hàng dân dụng, hàng tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng may mặc;  + Sản xuất vật liệu xây dựng. Khu công nghiệp và hậu cần cảng Tam Hiệp(đã đầu tư cơ sở hạ tầng) + Sản xuất và lắp ráp các sản phẩm cơ khí, viễn thông, linh kiện điện tử, điện lạnh, điện dân dụng; + Sản xuất thiết bị vệ sinh, thiết bị nhà bếp + Sản xuất hàng dân dụng, hàng tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng may mặc; +Sản xuất vật liệu xây dựng; + Dịch vụ cảng. Khu công nghiệp cơ khí ôtô Chu Lai Trường Hải (đang đầu tư hạ tầng) : + Sản xuất và lắp ráp các sản phẩm cơ khí, công nghiệp phụ trợ phục vụ ngành sản xuất ôtô; + Sản xuất, lắp ráp ôtô, xe máy và các phương tiện vận Khu công nghiệp Tam Thăng  + Sản xuất và lắp ráp các sản phẩm cơ khí, viễn thông, linh kiện điện tử, điện lạnh, điện dân dụng;  + Sản xuất hàng dân dụng, hàng tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng may mặc; Miễn tiền thuê đất chưa có cơ sở hạ tầng trong suốt thời gian thực hiện dự án Khu công nghiệp Tam Anh +Công nghiệp sau hoá dầu, công nghiệp nhẹ + Sản xuất và lắp ráp các sản phẩm cơ khí, viễn thông, linh kiện điện tử, điện lạnh, điện dân dụng; + Sản xuất, lắp ráp ôtô, xe máy và các phương tiện vận tải; + Sản xuất hàng dân dụng, hàng tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng may mặc, dụng cụ thể thao; + Sản xuất vật liệu xây dựng. Khu du lịch Các khu du lịch ven biển : Quy mô diện tích 2.100 ha với hơn 30km bờ biển cát trắng, nắng vàng, điều kiện tự nhiên hấp dẫn, kêu gọi đầu tư phát triển các khu du lịch sinh thái, khu nghỉ mát cao cấp ven biển, ven sông, ven vịnh ... Khu thương mại tự do + hệ thống cảng Kỳ Hà + Sản xuất hang xuất khẩu và hàng phục vụ tại chổ (có gia công, tái chế) + Thương mại hàng hóa (bao gồm cả xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển khẩu)  Với việc xây dựng khu thương mại tự do đầu tiên và duy nhất của Việt Nam được tổ chức hoạt động theo tinh thần Quyết định số 185/2007/QĐ-TTg ngày 3 tháng 12 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ. Qui mô khoảng 1700 ha. Mục tiêu thành lập và hoạt động Khu thương mại tự do Chu Lai là hình thành Trung tâm thương mại, Trung tâm tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh hàng hóa quốc tế; Trung tâm dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, lô-gi-stic. Đây là một trong những mục đầu tư đầy triển vọng Các khu đô thị, dân cư : + Xây dựng cơ bản + Dịch vụ tài chính, ngân hàng, đào tạo, thương mại + Dịch vụ du lịch, sinh thái 3.2 Một số dự án kêu gọi đầu tư 1. Dự án cảng hàng không quốc tế Chu Lai Địa điểm : sân bay Chu Lai, xã Tam Quang, huyện Núi Thành, KKTM Chu Lai, tỉnh Quảng Nam - Quy mô : sân bay cấp 4F theo mã của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế ICAO - Trung tâm trung chuyển hàng hoá quốc tế + Lượng hành khách tiếp nhận 2.248.000 lượt hành khách/năm vào năm 2015 và 4.100.000 lượt hành khách/năm vào năm 2025 + Lượng hàng hoá thông qua cảng : 1,5 triệu tấn/năm vào năm 2015 và 5 triệu tấn/năm vào năm 2025 + Đường cất hạ cánh : đến năm 2015 gồm 01 đường kích thước 3.048m X 45m và 01 đường kích thước 4.000m X 60m; đến năm 2025 gồm 01 đường kích thước 4.000m X 60m và 01 đường kích thước 3.800m X 50m.  + Hệ thống sân đỗ đáp ứng 25 vị trí đỗ vào năm 2015 và 46 vị trí đỗ vào năm 2025. + Loại máy bay tiếp nhận : A380(F), A380-800, B777-300, A321 và tương đương + Quy mô sử dụng đất : 2.006 ha - Tổng vốn đầu tư : 01 tỷ USD - Hình thức đầu tư : BOT, liên doanh, 100% vốn đầu tư nước ngoài hoặc trong nước.   2. Dự án cảng Kỳ Hà Địa điểm: xã Tam Quang, huyện Núi Thành thuộc KKTM Chu Lai, tỉnh Quảng Nam - Quy mô sử dụng đất đến năm 2020 : 35 ha - Một số chỉ tiêu chủ yếu : tiếp nhận tàu với công suất 20.000 tấn; công suất hàng qua cảng 3,1, triệu tấn/năm vào năm 2020 - Mục tiêu dự án : xây dựng cơ sở hạ tầng và kinh doanh dịch vụ cảng - Tổng vốn đầu tư : 50 triệu USD - Hình thức đầu tư : BOT, liên doanh, 100% vốn đầu tư nước ngoài hoặc trong nước + Miễn tiền thuê đất trong 15 năm + Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong 15 năm kể từ ngày hoạt động; miễn 100% trong 04 năm đầu kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho 09 năm tiếp theo. + Giảm 50% thuế thu nhập cá nhân cho chủ đầu tư và người lao động + Miễn thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị tạo tài sản cố định   3. Dự án du lịch ven biển: Địa điểm : khu du lịch ven biển Tam Thanh, Tam Tiến, Tam Hoà, Tam Hải thuộc KKTM Chu Lai, tỉnh Quảng Nam  - Quy mô sử dụng đất : tổng diện tích đất kêu gọi đầu tư 1.500 ha; diện tích tối thiểu mỗi dự án là 20 ha - Mục tiêu dự án : xây dựng và kinh doanh khu du lịch sinh thái cao cấp từ 04 sao trở lên - Vốn đầu tư : suất đầu tư tối thiểu 1,5 triệu USD/1 ha đất sử dụng - Hình thức đầu tư : liên doanh, 100% vốn đầu tư nước ngoài hoặc trong nước + Miễn tiền thuê đất trong 15 năm + Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong 15 năm kể từ ngày hoạt động; miễn 100% trong 04 năm đầu kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho 09 năm tiếp theo. + Giảm 50% thuế thu nhập cá nhân cho chủ đầu tư và người lao động. + Miễn thuế nhập khẩu trang thiết bị tạo tài sản cố định 4. Dự án sản xuất công nghiệp Địa điểm : các Khu công nghiệp đã đầu tư hạ tầng : KCN Bắc Chu Lai, KCN Tam Hiệp, KCN Cơ khí ôtô Chu Lai Trường Hải - Lĩnh vực đầu tư : dự án sản xuất công nghiệp có khả thuộc các lĩnh vực : + Sản xuất và lắp ráp các sản phẩm điện tử, điện lạnh, điện dân dụng + Sản xuất là lắp ráp ôtô, mô tô, xe gắn máy + Công nghiệp cơ khí; sản xuất máy móc, thiết bị phục vụ các ngành công nghiệp khác + Công nghiệp phụ trợ phục vụ ngành công nghiệp ôtô + Công nghiệp sau hoá dầu + May mặc, da giày + Chế biến nông, lâm sản + Vật liệu xây dựng, sản phẩm thuỷ tinh + Hàng thủ công mỹ nghệ + Các ngành công nghiệp khác' - Suất đầu tư : tối thiểu 1triệu USD/1 ha - Hình thức đầu tư : 100% vốn đầu tư trong nước, nước ngoài, liên doanh - Đơn giá cho thuê đất đã có cơ sở hạ tầng tại KCN Bắc Chu Lai : + Nộp hàng năm : 0,28 USD/m2/năm + Nộp 05 năm một lần : 0,66 USD/m2/05 năm + Nộp 10 năm một lần : 1,17

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKhu Kinh Tế Mở Chu Lai – Điểm sáng thu hút đầu tư.doc
Tài liệu liên quan