Đề tài Kiểm toán khoản mục chi phí sản xuất trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam thực hiện

 

MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNGI: NHỮNGVẤN ĐỀ CHUNG VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 3

I. KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH NÓI CHUNG 3

1.Đăc điểm chi phí sản xuất tác động đến kiểm toán khoản mục chi phí sản xuất 3

2. Kiểm soát nội bộ đối với chi phí sản xuất 5

3. Vai trò của kiểm toán khoản mục chi phí sản xuất trong kiểmtoán báo cáo tài chính 8

4. Đặc điểm kiểm toán khoản mục chi phí sản xuất trong kiểm toán báo cáo tài chính 9

II. MỤC TIÊU VÀ TRÌNH TỰ KIỂM TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG KIỂMTOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 10

1. Mục tiêu kiểm toán chi phí sản xuất 10

2. Quy trình kiểm toán chi phí sản xuất 11

2.1.Lập kế hoạch kiểm toán khoản mục chi phí sản xuất 11

2.2. Thực hiện kiểm toán khoản mục chi phí sản xuất 19

2.3. Kết thúc kiểm toán khoản mục chi phí sản xuất 26

CHƯƠNG II: THỰC TẾ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM THỰC HIỆN 30

I. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM 30

1. Sự hình thành và phát triển Công ty 30

2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 33

3. Kiểm soát nội bộ và kiểm soát chất lượng dịch vụ cung cấp tại Công ty 35

II. THỰC TẾ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM THỰC HIỆN 39

1. Các công việc trước kiểm toán 40

2. Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát 41

3. Thực hiện kiểm toán khoản mục chi phí sản xuất 46

3.1. Thực hiện các thủ tục kiểm soát 46

3.2. Thực hiện các thủ tục phân tích 48

3.3.Thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết 49

4. Kết thúc kiểm toán và lập báo cáo kiểm toán 60

5. Các công việc thực hiện sau kiểm toán 61

CHƯƠNG III. MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KIỂM TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 62

I. ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC TẾ KIỂM TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT DO CÔNG TY VAE THỰC HIỆN 62

1. Ưu nhược điểm của kiểm toán báo cáo tài chính theo khoản mục 62

2. Đánh giá về thực tế kiểm toán chi phí sản xuất do Công ty VAE thực hiện 63

2.1. Đánh giá chương trình kiểm toán chi phí sản xuất Công ty VAE áp dụng 63

2.2.Đánh gía việc thực hiện chương trình kiểm toán khoản mục chi phí sản xuất 64

II.MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 65

1.Tính tất yếu hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục chi phí sản xuất 65

2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục chi phí sản xuất 66

2.1.Kiến nghị đối với Công ty cổ phần kiểm toán và định giá Việt Nam 66

2.2. Kiến nghị đối với các cơ quan hữu quan 71

KẾT LUẬN 74

 

 

 

 

 

doc82 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3172 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kiểm toán khoản mục chi phí sản xuất trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nay, số lượng khách hàng thường xuyên của Công ty là 180, là các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần, hoạt động trên mọi lĩnh vực kinh tế như: Các doanh nghiệp Nhà nước, các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, các công ty liên doanh, các dự án do Chính phủ các nước và các tổ chức quốc tế tài trợ, các công trình xây dựng cơ bản hoàn thành…. 2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Công ty có cơ cấu tổ chức khá chặt chẽ, được phân chia thành các phòng ban có chức năng riêng biệt. Mô hình quản lý của Công ty được thể hiện khái quát qua Sơ đồ 02. Có thể thấy mô hình quản lý theo nghiệp vụ và chức năng của Công ty được thiết kế tương đối gọn nhẹ, hợp lý và rất phù hợp với quy mô của Công ty. Mô hình này cũng tạo điều kiện cho những nhà quản lý khả năng điều hành tốt, làm việc có năng lực và hiệu quả. Mỗi phòng nghiệp vụ trong Công ty đều có nhiệm vụ cụ thể riêng biệt nhưng lại có mối quan hệ với nhau trong việc trao đổi nhân sự, dịch vụ trợ giúp bảo đảm nguyên tắc “bất kiêm nhiệm”, tránh ôm đồm, tránh lãng phí mà vẫn duy trì tính liên tục, hợp lệ của quy trình luân chuyển chứng từ, sổ sách và sẵn sàng tham mưu cho Ban Giám đốc khi cần. Sự phân chia các phòng ban như trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý trong Công ty, đặc biệt, khi triển khai hoạt động kiểm toán tại một Tổng Công ty lớn, Công ty có thể lập nhóm kiểm toán với các thành viên được huy động từ các phòng khác nhau. Đây cũng là một lợi thế rất lớn cho Công ty khi thiếu nhân viên thực hiện kiểm toán bởi các nhân viên đều được trang bị những kiến thức lý luận và thực hành kiểm toán căn bản như nhau. Các phòng nghiệp vụ của Công ty khi thực hiện các cuộc kiểm toán đều phải có sắp xếp kế hoạch để tạo điều kiện cho việc phê chuẩn, ký nhận các chứng từ về những khoản phí hợp lý, hợp lệ cho cuộc kiểm toán. Mặc dù với tư cách là công ty kiểm toán thực hiện kiểm toán hoạt động kế toán của đơn vị khác nhưng Công ty, cụ thể là các phòng nghiệp vụ cũng bảo đảm sự luân chuyển và giá trị hợp pháp của các chứng từ liên quan đến hoạt động kiểm toán và hoạt động chung của Công ty. 3. Kiểm soát nội bộ và kiểm soát chất lượng tại Công ty 3.1. Kiểm soát nội bộ tại Công ty. Môi trường kiểm soát Phong cách quản lý là trung tâm của môi trường kiểm soát, nó ảnh hưởng sâu sắc đến đặc điểm hoạt động của toàn Công ty. Tại Công ty Cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam, Ban Giám đốc Công ty thực sự có những phẩm chất cần thiết của một nhà quản lý, đó là đạo đức cá nhân, năng lực tổ chức và khả năng chuyên môn. Tổng Giám đốc năng động, liêm chính và coi công tác kiểm tra, kiểm soát như là một nhân tố ảnh hưởng quan trọng và luôn khuyến khích các hoạt động này. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty khá hợp lý, phù hợp với quy mô của Công ty, có khả năng điều hành tốt, làm việc có năng lực và hiệu quả. Nhân sự cũng luôn là một nhân tố quan trọng trong kiểm soát nội bộ. Đội ngũ cán bộ công nhân viên của Công ty đều là những người có trình độ, có trách nhiệm trong công việc, có phẩm chất đạo đức, liêm chính và có năng lực thực sự. Công ty cũng rất coi trọng công tác đào tạo. Đối với những nhân viên mới, Công ty có chương trình đào tạo tập trung về nghiệp vụ trước khi làm việc. Thêm vào đó, mỗi năm Công ty đều có các chương trình đào tạo cho các nhân viên trong toàn Công ty rất đa dạng, phong phú như các chương trình đào tạo thi kiểm toán viên trong nước, quốc tế, các chương trình bổ sung kiến thức, các khoá học nâng cao trình độ về thuế, các chuẩn mực về thuế, các chuẩn mực kế toán, kiểm toán, các kiến thức về pháp luật, quản lý Nhà nước. Công ty cũng có những chính sách rõ ràng về bố trí, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật nhân viên. Đồng thời, Công ty đã bố trí các nhân viên phù hợp với năng lực quản lý, năng lực chuyên môn của mỗi người. Chính sách nhân sự như vậy đã thực sự lôi kéo được cán bộ công nhân viên trong Công ty tự giác và nhhiệt tình trong công việc, phát huy được khả năng của nhân viên theo đúng sở trường của họ, tạo điều kiện thuận lợi cho họ làm việc và huy động được họ vào quá trình kiểm soát. Công tác kế hoạch và dự toán là một công việc hết sức quan trọng với bất kỳ một Công ty nào. Công tác kế hoạch của Công ty được thực hiện tương đối chặt chẽ, cả kế hoạch tổng thể và kế hoạch riêng cho từng bộ phận. Kế hoạch của Công ty thường do Ban Giám đốc xây dựng và phân bổ cho các phòng ban chức năng. Từng phòng chức năng kiểm tra chi tiết kế hoạch và phân công nhiệm vụ cho từng kiểm toán viên. Quá trình thực hiện kế hoạch đều được theo dõi sát sao sau mỗi tháng, mỗi quý để đảm bảo thực hiện tốt kế hoạch năm. Công ty còn xây dựng quy chế kiểm soát nội bộ, quy chế quản lý tài chính riêng của Công ty. Hệ thống kế toán Bộ máy kế toán của Công ty hình thành và phát triển cùng với sự ra đời và phát triển của Công ty. Là một công ty có quy mô không lớn nên bộ máy kế toán của Công ty cũng được tổ chức tương xứng để có thể vừa thực hiện tốt chức năng quản lý hoạt động tài chính của Công ty, vừa đảm bảo tính hiệu quả của Công ty trong việc sử dụng nguồn lực lao động. Hiện tại phòng Kế toán của Công ty có 4 cán bộ kế toán có trình độ đại học và cao đẳng. Mỗi nhân viên trong phòng có chức năng và nhiêm vụ riêng. Các thủ tục kiểm soát: Để đạt được những mục tiêu quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, Ban Giám đốc Công ty đã thiết lập các thủ tục kiểm soát trên cơ sở thực hiện tốt các nguyên tắc cơ bản sau: Thực hiện tốt nguyên tắc phân công, phân nhiệm: Mỗi bộ phận được quy định chức năng, nhiệm vụ cụ thể và mỗi thành viên trong bộ phận lại được người phụ trách phân công nhiệm vụ thích hợp. Phân công, phân nhiệm ở Công ty có những nguyên tắc nhất định, không quá tập trung hay quá phân tán mà dựa vào năng lực chuyên môn để phân công, phân nhiệm rất hợp lý. Thực hiện tốt nguyên tắc bất kiêm nhiệm: ở Công ty có sự cách ly thích hợp giữa người phê chuẩn và người thực hiện nghiệp vụ, do đó ngăn ngừa được các sai phạm và hành vi lạm dụng quyền hạn. Thực hiện tốt uỷ quyền, uỷ nhiệm: Công ty có chế độ uỷ quyền, uỷ nhiệm cụ thể. Theo đó, Tổng Giám đốc có thể uỷ quyền hoặc uỷ nhiệm cho các Phó Tổng Giám đốc hoặc những người có chức danh quản lý khác trong Công ty thay mặt mình giải quyết một số công việc hoặc thay mặt mình thi hành một số nhiệm vụ của Công ty bằng văn bản nhưng Tổng Giám đốc phải chịu trách nhiệm trước sự uỷ quyền. Những người được Tổng Giám đốc uỷ quyền, uỷ nhiệm phải chịu trách nhiệm pháp lý trước pháp luật về những sai phạm của mình. Ngoài những nguyên tắc cơ bản nêu trên, các thủ tục kiểm soát trong Công ty còn bao gồm: Các quy định về chứng từ, sổ sách như các chứng từ đều được ghi sổ theo thứ tự liên tục trước khi sử dụng, điều này đã hạn chế được tình trạng mất chứng từ, lập chứng từ giả, nguỵ tạo chứng từ để hợp thức hoá các gian lận. Công ty cũng xây dựng một sơ đồ tài khoản giúp cho việc phân loại đúng đắn các nghiệp vụ. Kiểm soát vật chất đối với tài sản được quan tâm thích đáng, do đó bảo vệ an toàn cho tài sản của Công ty không bị mất mát, hư hỏng. 3.2. Kiểm soát chất lượng các dịch vụ cung cấp tại Công ty Như đã trình bày, dịch vụ kiểm toán là một lĩnh vực chủ đạo trong hoạt động của Công ty. Do vậy, để phục vụ cho công tác kiểm toán, đồng thời đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp, tạo uy tín trên thị trường, Công ty đã xây dựng cho mình quy trình kiểm toán chung. Quy trình này được áp dụng linh hoạt cho từng khách hàng của Công ty. Một cách tổng quan nhất, nội dung bao trùm cuộc kiểm toán bao gồm 3 bước cơ bản được khái quát qua Sơ đồ 03. Lập kế hoạch kiểm toán. Thực hiện kiểm toán. Phát hành Báo cáo kiểm toán và Thư quản lý. Theo quy trình trên, công tác kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán của Công ty cũng được thể hiện qua ba giai đoạn: kiểm soát trước kiểm toán, kiểm soát trong quá tình thực hiện kiểm toán và kiểm soát sau kiểm toán. Kiểm soát trước kiểm toán: Sau khi nhận được thư mời kiểm toán của khách hàng, Ban Giám đốc Công ty hoặc người được Ban Giám đốc lựa chọn sẽ tiến hành tìm hiểu sơ bộ về hoạt động của khách hành để xem xét xem có thể tiếp tục duy trì kiểm toán (đối với khách hàng đang kiểm toán) hoặc chấp nhận kiểm toán (đối với khách hàng lần đầu tiên mời kiểm toán) hay không. Nếu xét thấy mức độ rủi ro của việc kiểm toán có thể chấp nhận được, thì Ban Giám đốc Công ty sẽ tiến hành ký Hợp đồng Kiểm toán. Tuy nhiên, việc đánh giá mức độ rủi ro của việc kiểm toán ở Công ty chỉ mang tính chất định tính và phán doán chủ quan của các kiểm toán viên có kinh nghiệm mà chưa được lượng hoá thành số liệu cụ thể và cũng không được thể hiện trên các giấy tờ làm việc. Đối với mỗi hợp đồng kiểm toán, Ban giám đốc Công ty sẽ thành lập một nhóm kiểm toán để thực hiện kiểm toán. Trong mỗi nhóm kiểm toán, Công ty sẽ chỉ thị một người có kinh nghiệm, chuyên môn dày dạn và bắt buộc phải có chứng chỉ Kiểm toán viên làm trưởng nhóm kiểm toán (thường là các trưởng phòng hoặc phó phòng nghiệp vụ) chịu trách nhiệm chung cho toàn bộ cuộc kiểm toán. Trưởng nhóm kiểm toán sẽ bố trí, phân công công việc cho các nhân viên trong nhóm kiểm toán của mình. Thường thì mỗi người sẽ phụ trách một hoặc một số phần hành cụ thể như: vồn bằng tiền, nợ phải trả, doanh thu, gia vốn….Những người phụ trách phần hành nào phải khảo sát phần hành mà mình đảm nhiệm, lên kế hoạch thu thập các bằng chứng dưới sự giám sát và hướng dẫn của trưởng nhóm. Kiểm soát trong quá trình thực hiện kiểm toán: Trong quá trình thực hiện kiểm toán, người trưởng nhóm là người chịu trách nhiệm giám sát công việc của các nhân viên trong nhóm kiểm toán, hỗ trợ hướng dẫn các bước công việc đặc biệt là đối với các kiểm toán viên còn trẻ thiếu kinh nghiệm và xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày lập báo cáo tài chính của đơn vị. Đồng thời, các nhân viên trong nhóm trong khi thực hiện kiểm toán cũng thường xuyên kiểm soát lẫn nhau, trao đổi thông tin với nhau để phục vụ cho quá trình kiểm toán. Các thành viên được giao nhiệm vụ thực hiện xong phần hành kiểm toán được giao sẽ bàn giao giấy tờ làm việc và các bằng chứng kiểm toán thu thập được cho Trưởng nhóm kiểm toán. Trưởng nhóm kiểm toán sẽ rà soát lại các giấy tờ làm việc và bằng chứng kiểm toán đó xem có xem có hợp lý và đầy đủ không. Sau đó Trưởng nhóm kiểm toán sẽ cùng các thành viên trong nhóm thảo luận và thống nhất các bút toán điêù chỉnh, các nhận xét và kiến nghị. Kiểm soát sau kiểm toán: Kết thúc cuộc kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán tổng hợp tất cả các phần hành lại, lập một bản báo cáo dự thảo trình Phó Tổng Giám đốc phụ trách soát xét. Tổng Giám đốc thường là người soát xét cuối cùng trong mỗi cuộc kiểm toán. Khi tất cả các cấp kiểm soát trong Công ty đã thống nhất, trưởng nhóm kiểm toán sẽ gửi bản báo cáo cho khách hàng. Nếu khách hàng chấp nhận với ý kiến của kiểm toán viên đưa ra trong Báo cáo kiểm toán thì Công ty sẽ tiến hành phát hành Báo cáo kiểm toán chính thức. Như vậy, công tác kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán của Công ty đã được thực hiện cả trước, trong và sau khi thực hiện kiểm toán, nhưng có thể nói hoạt động này ở Công ty vẫn chưa thực sự hiệu quả. Công ty chưa thiết lập chương trình kiểm toán chi tiết nên việc soát xét còn thiếu cơ sở và chưa có tính toàn diện, đồng bộ đồng thời mang tính chất hiểu biết cục bộ và chủ quan của người soát xét. Công việc kiểm soát hoạt động kiểm toán của Công ty cũng không được thực hiện bởi một bộ phận riêng biệt mà được thực hiện bởi tất cả các thành viên có trách nhiệm. Do vậy sẽ làm giảm tính độc lập, khách quan của hoạt động kiểm soát và mức độ chuyên môn hoá trong công việc. Công tác kiểm soát chất lượng các dịch vụ cung cấp không chỉ giúp Công ty đạt tính trách nhiệm về mặt nghề nghiệp đối với khách hàng mà nó còn giúp Công ty bảo đảm và nâng cao uy tín của mình trên thị trường. Trong khi đó, tại Công ty Cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam chưa có quy định chuẩn hoá cho hoạt động này. Vì vậy, trong thời gian tới, Công ty cần quan tâm hơn nữa, đặc biệt là công việc kiểm soát nên được thực hiện độc lập bởi một bộ phận chuyên trách trực thuộc Ban Giám đốc. Có như vậy hoạt động kiểm soát sẽ thực sự hiệu quả, từ đó chất lượng kiểm toán của Công ty nói riêng và mặt bằng chất lượng kiểm toán nói chung sẽ ngày càng được nâng cao. II. Thực tế kiểm toán khoản mục chi phí sản xuất trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty Cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam thực hiện Việc cung cấp các dịch vụ kiểm toán ở Công ty được tiến hành trên cơ sở Thư mời kiểm toán (nếu đó là khách hàng lần đầu kiểm toán), đấu thầu kiểm toán (đối với các cuộc kiểm toán lớn) hoặc Hợp đồng kiểm toán ngay (nếu đó là khách hàng thường xuyên của Công ty). Công ty luôn thực hiện đúng những cam kết đối với khách hàng trên cơ sở Hợp đồng kiểm toán đã ký theo đúng Chuẩn mực Kiểm toán quốc tế và của Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 210 – Hợp đồng kiểm toán (Phụ lục 01: Hợp đồng kiểm toán của Công ty). Đối với các doanh nghiệp sản xuất, các nghiệp vụ phát sinh chi phí thường xảy ra nhiều, quy mô thường lớn và các sai phạm nếu có thường tập trung nhiều vào phần này. Do đó, chuyên đề thực tập này sẽ trình bày quy trình kiểm toán chi phí sản xuất ở 2 doanh nghiệp. Cả hai Công ty đều lập thư mời VAE kiểm toán Báo cáo tài chính cho niên độ kế toán kết thúc ngày 31/12/2003. Em cũng chọn Công ty ABC là đối tượng khách hàng trực tiếp để xem xét, đánh giá, còn Công XYZ là đối tượng so sánh. Quy trình kiểm toán chi phí sản xuất ở cả 2 Công ty này đều trải qua 5 bước cơ bản sau: Các công việc trước kiểm toán Giai đoạn này bao gồm các bước công việc sau: Bước 1: Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán. Sau khi nhận được Thư mời kiểm toán của khách hàng, Công ty thực hiện đánh giá sơ bộ về rủi ro kiểm toán để từ đó quyết định có chấp nhận kiểm toán cho khách hàng hay không. Công ty sẽ từ chối kiểm toán khi nhận thấy không đủ khả năng và điều kiện cần thiết để cung cấp dịch vụ mà khách hàng yêu cầu hoặc khách hàng không đủ điều kiện cần thiết để thực hiện cuộc kiểm toán như khách hàng không thực hiện Pháp lệnh kế toán thống kê, khách hàng có hệ thống kiểm soát nội bộ kém hiệu lực dẫn đến việc kiểm toán viên không chấp nhận kiểm toán do rủi ro quá cao. Đối với các khách hàng khác nhau thì cách thức đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán của Công ty là khác nhau. Cụ thể: Công ty ABC là khách hàng mới của Công ty do đó Công ty cử một kiểm toán viên có kinh nghiệm xuống doanh nghiệp để thực hiện một số trắc nghiệm nhỏ như phỏng vấn, quan sát…để quyết định có chấp nhận kiểm toán hay không. Công việc này hoàn toàn dựa vào kinh nghiệm của kiểm toán viên và không được thể hiện trên các giấy tờ làm việc. Công ty XYZ là khách hàng thường xuyên nên Công ty chỉ xác định xem liệu có những thay đổi đáng kể nào trong niên độ kế toán này so với niên độ kế toán trước hay không. Cụ thể: xem xét về tính liêm chính của Ban giám đốc, tiền thù lao kiểm toán, những thay đổi pháp lý ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của đơn vị. Qua tìm hiểu ở hai khách hàng trên, kiểm toán viên kết luận: Rủi ro kiểm toán ở cả hai khách hàng đều ở mức trung bình. Công ty chấp nhận kiểm toán cho Công ty ABC và tiếp tục kiểm toán cho Công ty XYZ. Bước 2: Lựa chọn nhóm kiểm toán Công ty chọn các nhân viên kiểm toán am hiểu về hoạt động kinh doanh của khách hàng. Bên cạnh đó các kiểm toán viên này phải độc lập về mặt quan hệ huyết thống cũng như lợi ích kinh tế với khách hàng. Do đặc điểm của Công ty ABC là kih doanh trong lĩnh vựa may mặc nên Công ty chọn những kiểm toán viên am hiểu trong lĩnh vực này. Cụ thể, nhóm kiểm toán Công ty ABC gồm 7 người: 1. Phạm Ngọc Toản (Kiểm toán viên quốc gia): Phụ trách công việc kiểm toán 2. Trần Quốc Tuấn (Kiểm toán viên quốc gia): Trực tiếp điều hành cuộc kiểm toán 3. Phạm Hùng Sơn (Kiểm toán viên cao cấp): Trực tiếp tham gia cuộc kiểm toán 4. Ngô Bá Duy ( Kiểm toán viên): Trực tiếp tham gia cuộc kiểm toán 5. Nguyễn Thị Hồng Vân ( Kiểm toán viên): Trực tiếp tham gia cuộc kiểm toán 6. Đoàn Thị Thanh Hà (Trợ lý kiểm toán viên): Trực tiếp tham gia cuộc kiểm toán 7.Đặng Thị Kim Trinh (Trợ lý kiểm toán viên): Trực tiếp tham gia cuộc kiểm toán Đối với Công ty XYZ, do là khách hàngthường xuyên nên Công ty chỉ định nhóm kiểm toán đã thực hiện kiểm toán cho Công ty này trong những năm tài chính trước. Nhóm kiểm toán cho Công ty XYZ cũng gồm 7 người. Bước 3: Lập và thảo luận các điều khoản của Hợp đồng kiểm toán Công ty VAE và 2 khách hàng sau khi đã thoả thuận với nhau về các điều khoản của hợp đồng kiểm toán thì trực tiếp gặp gỡ và tiến hành ký kết Hợp đồng kiểm toán. Công việc này được thực hiện bởi thành viên Ban giám đốc Công ty VAE. Trong đó, quy định: Thời gian kiểm toán Công ty ABC: 7 ngày( từ 13/02/2004 đến 20/02/2004) Phí kiểm toán Công ty ABC: 800 USD 2. Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát Công việc này được thực hiện bởi người phụ trách chung công việc kiểm toán. Cơ sở để lập kế hoạch kiểm toán là Chuẩn mực Kiểm toán quốc tế và Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 300, bao gồm các bước công viêc sau: 2.1. Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng thường được Công ty VAE tập trung vào những nội dung như: Loại hình doanh nghiệp của khách hàng, kết quả hoạt động kinh doanh những năm gần đây, môi trường kinh doanh mà khách hàng đang hoạt động, những mục tiêu của khách hàng và chiến lược mà Ban quản lý của khách hàng đặt ra để đạt được mục tiêu này, cơ cấu tổ chức bộ máy của khách hàng, vị trí cạnh tranh của khách hàng v.v… Kiểm toán viên có thể có được những thông tin này bằng nhiều cách khác nhau. Trong cuộc kiểm toán Công ty ABC, do đây là khách hàng lần đầu nên kiểm toán viên sử dụng toàn bộ các phương pháp thu thập như quan sát, phỏng vấ, thu thập tài liệu…Còn đối với Công ty XYZ, do là khách hàng thường xuyên nên kiểm toán viên chỉ xem lại các thông tin liên quan đến khách hàng trong hồ sơ kiểm toán năm trước kết hợp phỏng vấn khách hàng xem có những thay đổi đáng kể nào trong năm nay về bộ máy lãnh đạo, các quy định của Nhà nước có ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động kinh doanh của khách hàng, trong việc mở rộng hay hạn chế một số lĩnh vực kinh doanh, trong tình hình tài chính hay không? Kết quả của bước thu thập thông tin về hoạt động kinh doanh của khách hàng ABC được lưu trong hồ sơ kiểm toán như sau: Công ty ABC là một công ty liên doanh giữa Công ty sản xuất, nhập khẩu X (bên Việt Nam) và công ty TNHH Y( Bên nước ngoài), được thành lập theo Giấy phép đầu tư số 01/GP – UB ngày 05/04/2000 và Giấy phép điều chỉnh số 09/2002/GPĐC 1- UB ngày 21/03/2002. Tổng số vốn đầu tư của Công ty là 900.000USD. Vốn pháp định của Công ty là 700.000USD, trong đó bên Việt Nam góp 336.000 USD bằng tiền mặt chiếm 48%, bên nước ngoài góp 364.000 USD bằng máy móc thiết bị và tiền nước ngoài chiếm 52%. Lĩnh vực hoạt động của Công ty là sản xuất, gia công hàng may mặc nội địa và xuất khẩu. Thời gian hoạt động của Công ty là 20 năm kể từ ngày cấp Giấy phép đầu tư. Năm tài chính 2003 là năm thứ 4 Công ty đi vào sản xuất kinh doanh và là năm thứ hai Công ty kinh doanh có lãi. Bộ máy quản lý của Công ty như sau: Sơ đồ 04: Bộ máy quản lý của Công ty ABC Giám đốc Phó Giám đốc 1 Phó Giám đốc 2 Phó Giám đốc 3 Phòng Thu mua Phòng Maketing Phòng Kỹ thuật Phòng Sản xuất Phòng Hành chính Phòng Kế toán Kết quả kinh doanh của Công ty ABC những năm gần đây như sau: Bảng 02: Kết quả kinh doanh của Công ty ABC qua các năm Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Giá trị sản xuất công nghiệp Trđ 5.657 7.858 10.993 Sản phẩm sản xuất Jilê, váy Quần dài, quần sooc áo jacket Chiếc - - - 166.810 8.340 1.146 150.010 247.061 16.343 54.998 175.720 348.167 16.915 58.994 272.258 Sản phẩm tiêu thụ Jilê, váy Quần dài, quần sooc áo jacket Chiếc - - - 159.558 5.321 11.372 142.865 224.935 15.776 53.871 155.288 325.808 15.366 38.937 271.505 (Trích Hồ sơ kiểm toán Công ty ABC) 2.2. Phân tích soát xét hệ thống kiểm soát nội bộ Sau khi tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của khách hàng, kiểm toán viên sẽ yêu cầu được xem xét các tài liệu và báo cáo quản trị nội bộ của đơn vị khách hàng như Biên bản họp Hội đồng quản trị, các kế hoạch ngân sách tài chính, các chính sách của công ty khách hàng, các bản sao biên bản, các hợp đồng mua bán hàng hoá, thuê tài sản cố định, hợp đồng thuê đất, hợp đồng mua bán bàn giao tài sản cố định…. nhằm tìm hiểu sơ bộ về tính hiện hữu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong việc ngăn ngừa và phát hiện gian lận, sai sót trọng yếu. Cơ sở để kiểm toán viên thực hiện là Chuẩn mực Kiểm toán số 300 và 401 và Bảng phân tích soát xét hệ thống kiểm soát nội bộ Công ty VAE áp dụng (Phụ lục số 02). Kết quả của bước công việc này được kiểm toán viên lưu trong Hồ sơ kiểm toán của Công ty ABC như sau: Bộ máy kiểm soát của Công ty gồm: Mr: Qi Hu – Giám đốc Mr: Phạm Văn Yên – Phó Giám đốc thứ nhất Mr: Trần Đình Cung – Phó Giám đốc thứ hai Mr: Zhou Zhong Liang – Phó Giám đốc thứ ba Ms: Phạm Thị Thanh Hoàn – Kế toán trưởng Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty chưa được hợp lý, còn khá cồng kềnh, nhiều bộ phận chồng chéo. Phương thức phân công quyền hạn và trách nhiệm chưa hợp lý. Các quá trình kiểm soát của Ban Giám đốc là quá ít, chưa phù hợp với loại hình doanh nghiệp. Công ty ABC hoạt động trong ngành sản xuất may mặc với thị trường Việt Nam và nước ngoài. Đó là một thị trường dễ thay đổi và có rất nhiều đối thủ cạnh tranh. Đây là năm đầu tiên Công ty áp dụng Chuẩn mực Kế toán Việt Nam. Vì vậy, Bảng cân đối đầu kỳ và các phát sinh trong kỳ cần được soát xét một cách kỹ lưỡng. Kết thúc công việc soát xét hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên kết luận: Hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị là chưa hiệu quả và đánh giá rủi ro kiểm soát ở mức trung bình cao. 2.3. Soát xét về hệ thống kế toán Sau khi tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên phân tích hệ thống kế toán của đơn vị nhằm đánh giá những điểm mạnh yếu trong hệ thống kế toán để xác định mức độ tin cậy vào hệ thống kế toán, xác định rủi ro trong các phần hành để có thể tăng hoặc giảm mức độ và phạm vi kiểm tra trong từng phần hành. Cơ sở để kiểm toán viên thực hiện là Chuẩn mực Kiểm toán số 300 và 401 và Bảng phân tích soát xét hệ thống kế toán Công ty VAE áp dụng (Phụ lục số 02). Kết quả của bước công việc này được kiểm toán viên lưu trong Hồ sơ kiểm toán của Công ty ABC như sau: Công ty ABC áp dụng chế độ kế toán Việt Nam theo quyết định số 167/2000/QĐ - BTC của Bộ Tài chính. Niên độ kế toán bắt đầu từ 01/01 và kết thúc 31/12 hàng năm. Hình thức sổ kế toán: Nhật ký chung. Đơn vị tiền tệ hạch toán là đồng Việt Nam , hạch toán theo nguyên tắc giá gốc. Khấu hao tài sản cố định theo đường thẳng trong đó nhà cửa, vật kiến trúc có thời gian khấu hao từ 18 – 20 năm, các tài sản khác có thời gian khấu hao từ 4 – 5 năm. Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, phương pháp tính giá hàng tồn kho là giá thực tế đích danh. Theo Giấy phép điều chỉnh số 09/2002/GPĐC1-UB ngày 21/03/2002 thì thuế thu nhập doanh nghiệp hàng năm của Công ty là 10% tính trên thu nhập chịu thuế trong 15 năm. Công ty được miễn thuế thu nhập trong 6 năm kể từ năm kinh doanh bắt đầu có lãi và giảm 50% thuế thu nhập trong 4 năm tiếp theo. Thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài bằng 3% số lợi nhuận chuyển ra khỏi Việt Nam. Tại Công ty ABC, qua tìm hiểu kiểm toán viên được biết Công ty chưa làm đăng ký công văn chấp thuận kế toán với Bộ tài chính nhưng hiện nay Công ty đang sử dụng phần mềm kế toán trên máy vi tính. Phần mềm này được một chuyên gia viết bằng công cụ Foxpro. Nhược điểm của phần mềm là không triết xuất được cột tài khoản đối ứng trên Sổ chi tiết. 2.4. Phân tích khái quát tình hình tài chính và kết quả kinh doanh Căn cứ để kiểm toán viên thực hiện các thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch chủ yếu là các Báo cáo tài chính của khách hàng sau đó sẽ dùng một số thủ tục phân tích như so sánh, tính toán, phân tích xu hướng….Các thủ tục đó nhằm xem xét có sự chênh lệch đột biến và quá lớn về các chỉ tiêu trên Báo cáo tài chính của đơn vị giữa kỳ này với kỳ trước hay không?. Các thủ tục phân tích sơ bộ đối với Công ty ABC được tiến hành như sau: Bảng 03: Phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh Công ty ABC Báo cáo kết quả kinh doanh 31/12/2002 31/12/2003 Chênh lệch Tuyệt đối % Doanh thu thuần 3925383571 6371969402 2446585831 162,3 Giá vốn hàng bán 3893943819 5378577468 1484633649 138,1 Lợi nhuận gộp 631439752 993391934 361952182 157,3 Tổng lợi nhuận trước thuế 77258800 154274588 77015788 199,7 ( Trích Hồ sơ kiểm toán Công ty ABC) Bảng 04: Phân tích Bảng cân đối kế toán Công ty ABC Khoản mục 31/12/2002 31/12/2003 Chênh lệch Tuyệt đối % Tiền 13.274.643 29.310.089 16.035.466 221 Các khoản phải thu 1.422.509.644 3.695.843.648 2.273.334 260 Hàng tồn kho 595.537.860 429.316.976 (166.220.884) 72,1 Tài sản lưu động khác 23.400.000 12.000.000 (11.400.000) 51,3 TSLĐ và ĐT ngắn hạn 2.054.722.147 4.166.470.713 2.111.478.566 202,8 Tài sản cố định 14.984.077.744 14.279.982.734 704.095.010 95,3 Chi phí

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc20535.DOC
Tài liệu liên quan