Đề tài Kinh tế Thái Lan và mối quan hệ Việt Nam - Thái Lan

Thái Lan coi KH&CN là cốt yếu với sự phát triển kinh tế và xã hội của đất nước. Tuy nhiên, trong 4 thập kỷ qua, sự phát triển của kinh tế Thái Lan vẫn hầu như dựa vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên, lao động rẻ và ít chú trọng tới việc chuyên sâu vào công nghệ, như được nêu trong Kế hoạch Phát triển Kinh tế và Xã hội lần thứ 9 (2002-2006) “Một bộ phận lớn khu vực công nghiệp phụ thuộc mạnh vào hàng hóa vốn nhập khẩu và thất bại trong việc tiếp thu và áp dụng các công nghệ tiên tiến của nước ngoài một cách hiệu quả, làm tăng tổng chi phí sản xuất. Hơn nữa, phát triển KH&CN của đất nước vẫn chưa hỗ trợ cho các khu vực sản xuất. Nguồn nhân lực KH&CN vẫn còn yếu về mặt chất và lượng. Các công trình nghiên cứu không theo định hướng tạo ra tri thức thực tiễn và các công nghệ ứng dụng phù hợp với nhu cầu của các khu vực sản xuất. Kết quả là, các khu vực sản xuất của Thái Lan buộc phải thường xuyên dựa vào các công nghệ của nước ngoài”.

doc34 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3075 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kinh tế Thái Lan và mối quan hệ Việt Nam - Thái Lan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quận Năm 2006, Thái Lan có 877 huyện và 50 quận (thuộc Bangkok). Một số phần Của các tỉnh giáp ranh với Bangkok thường được gộp chung và được biết đến như Vùng đô thị Bangkok. Các tỉnh đều có tỉnh lỵ trùng tên với mình (nếu là tỉnh Phuket thì có thủ phủ là Amphoe Mueang Phuket hay Phuket). Các huyện được chia thành các xã trong khi các quận được chia thành các phường (หมู่บ้าน muban). Các xã được chia thành các thôn .Các đô thị của Thái Lan gồm ba cấp, thành phố , thị xã và thị trấn. Nhiều thành phố và thị xã đồng thời là tỉnh lỵ. Tuy nhiên một tỉnh có thể có tới hai thành phố và vài thị xã. 3. Các điều kiện để Thái Lan phát triển kinh tế 3.1 Các điều kiện thuận lợi Điều kiện thuận lợi của Thái Lan cho phát triển kinh tế đó là : Thái Lan thuộc khu vực giàu tài nguyên, dưới lòng đất ở đây rất giàu vonphram, thiếc, ga tự nhiên, tantalium, chì, thạch cao, than non, fluorite. Ngoài ra Thái Lan còn có một tài nguyên phong phú nữa là đất, với diện tích 514,000 km2 (tương đương diện tích Việt Nam + Lào). Rộng thứ 3 ở Đông Nam Á sau Indonesia va Myanma. Thái Lan được xếp thứ 49 trên thế giới về diện tích. Thái lan là mái nhà chung cua một số vùng địa lý khác nhau, tương ứng với các vung kinh tế. phía bắc có địa hình đồi núi, với điểm cao nhất (2.576m) là đồi Inthanon Phía Đông Bắc là cao nguyên Khorat có biên giới tự nhiên về phía đông là sông Mêkông. Trung tâm của đất nước chủ yếu là vùng đồng bằng sông ChaoPhraya đổ ra vịnh Thái Lan. Miền Nam là eo đất Kra mở rộng dần về phía bán đảo Mã Lai. Thái Lan có bờ biển dài, tiếp giáp với 2 đại dương (Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương), và nhiều sông ngòi chằng chịt,nên rất thuận lợi cho việc khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết nóng, mưa nhiều, nên tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển cây nông nghiệp. với 55% đất đao trồng trọt được sử dụng để trồng lúa, đất có thể canh tác của thái lan có tỷ trọng lớn, 22,25% của toàn bộ khu vực sông MêKông. Chăn nuôi cũng trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng của Thái Lan.Ngành chăn nuôi gà công nghiệp với quy mô lớn và kỹ thuật hiện đại đã có bước nhảy vọt,Điều đó đã khẳng định rằng, việc công nghiệp hóa ở thái lan chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở của một nên nông nghiệp hoàn chỉnh. Thái lan có một vị trí địa lý không những thuận lợi cho việc phát triển ngành nông nghiệp mà ngành dịch vụ du lịch cung phát triển không kém. Trong những năm 60, ngành du lịch của Thái Lan có cơ hội phát triển mạnh, bởi vì vào giai đoạn đó Thái Lan đã được Mỹ chọn là một trong những nơi chính cung cấp dịch vụ nghỉ cuối tuần cho binh lính Mỹ( trong chiến tranh đông dương). Sau khi Mỹ rút khỏi Đông Dương, ngành kính tế này bị suy giảm, nhưng với những kinh nghiệm thu được họ đã tích lũy được kinh nghiệm để phát triển sau này. Từ đầu năm 80 thái lan đã chủ trương lấy “ du lịch để dựng nước”. kết quả đã làm bùng nổ ngành du lịch, điều đó đã nói lên rằng du lịch đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển kinh tế của Thái Lan. 3.2 Các điều kiện khó khăn Nền kinh tế Thái Lan đang đứng trước nhiều khó khăn do giá lương thực và nhiên liệu tăng cao trên toàn thế giới. Các số liệu thống kê cho thấy,lạm phát trongtháng 6 vừa qua ở Thái Lan đã lên tới 8,9%, mức cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, và có thể tăng lên mức hai con số trong tháng 7. Điều này ảnh hưởng xấu tới lòng tin của người tiêu dùng và các nhà đầu tư, khiến Ngân hàng Thái Lan có thể phải xem xét khả năng tăng lãi suất để góp phần kiềm chế lạm phát. Như một số quốc gia trong khu vực, Thái Lan đang chật vật đối phó với lạm phát tăng vọt trước ảnh hưởng của việc giá dầu tăng cao. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa công bố một báo cáo, trong đó nhận định tốc độ tăng trưởng năm 2008 của các nền kinh tế mới nổi ở châu Á sẽ xoay quanh mức 7% , thay vì 7,6% như dự báo trước đây và thấp hơn nhiều so với mức tăng 8,7% năm 2007. Nguyên nhân chính là do tỷ lệ lạm phát quá cao, cơn sốt giá dầu và lương thực đã ảnh hưởng mạnh tới chi tiêu của các hộ gia đình và buộc các ngân hàng trung ương phải tăng lãi suất tín dụng, từ đó tác động mạnh tới các hoạt động kinh tế ở hầu hết các nước. Trong đó, Thái Lan bị ảnh hưởng nặng nề do phụ thuộc vào dầu nhập khẩu, chiếm 12,5% tổng thu nhập quốc dân. Nguy cơ đó còn tồi tệ thêm bởi cuộc chiến chính trị quyết liệt ở nước này, bao gồm phong trào biểu tình phản đối chính phủ trên đường phố và lực lượng đối lập ở Quốc hội... Điều này đã làm xói mòn lòng tin của người tiêu dùng và các nhà đầu tư Bên cạnh đó nền kinh tế Thái Lan còn phải chịu hậu quả nặng nề từ nhưng bất ổn về mặt chính trị. Chính vì sự bất ổn chính trị và tình trạng bạo lực leo thang ở các tỉnh miền Nam mà Bộ Tài chính Thái Lan hồi đầu tháng 6/2007 đã phải điều chỉnh giảm mức dự đoán tăng trưởng kinh tế nước này năm 2007, từ mức dự đoán trước đó 4,0-4,5% xuống 3,8-4,3%.Bộ Tài chính Thái Lan cho hay, tiêu dùng và đầu tư ở Thái Lan hiện rất yếu, một phần là vì tình trạng bất ổn chính trị. Việc người Thái cảm thấy lo ngại trước triển vọng ảm đạm của tình hình kinh tế - chính trị - xã hội trong nước đã khiến lòng tin tiêu dùng ở nước này giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây. Tình hình này vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc và kinh tế Thái Lan có thể tiếp tục ngấm đòn từ những sự bất ổn vĩ mô nói trên.Chính vì vậy mà các nhà đầu tư nước ngoài cũng đang quay bước rời khỏi Thái Lan. Năm ngoái, ngay sau khi xảy ra cuộc đảo chính, ba hãng sản xuất ôtô của Nhật gồm Nissan, Honda và Mazda đã đóng cửa nhà máy tại Thái Lan. Nhiều đại gia đang làm điều tương tự. Và không chỉ có vốn đầu tư trực tiếp, dòng vốn gián tiếp cũng đang chảy ra khỏi thị trường náo nhiệt một thời này. Về vấn đề này, theo nhìn nhận chung của nhiều nhà quan sát trong khu vực, dường như nhiều nước láng giềng hoặc nằm cùng khu vực có thể sẽ hưởng lợi nếu khéo léo thu hút được những nguồn vốn này. Một trong những nguyên nhân khác gây trở ngại cho sự phát triển của nền kinh tế Thái Lan, đó là sự bất đồng về mật quan điểm giữa chính phủ và ngân hang trung ương Thái Lan. Bộ trưởng Tài chính Thái Lan khẳng định ngân hàng trung ương nước này cần tập trung nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển thay vì đưa ra những nỗ lực nhằm đối phó với tình trạng lạm phát như hiện nay.Ông Suparong Suebwonglee cho biết, thống đốc ngân hàng trung ương Tarisa Watanagase cần đưa ra quyết định xung quanh những lời kêu gọi thay đổi chính sách. Trong khi đó, ngân hàng trung ương cũng không đưa ra các biện pháp tăng lãi suất nhằm đối phó với tình trạng lạm phát.Tháng trước, Ngân hàng trung ương Thái Lan đã nâng mức lãi suất từ 3,25% lên 3,5%, một trong những nỗ lực nhằm đối phó với tốc độ lạm phát giá tiêu dùng tăng tới 9%. Cũng như nhiều quốc gia Châu Á khác, Thái Lan đang phải đối mặt với những tác động về mặt xã hội và kinh tế do giá lương thực và nhiên liệu tăng cao.Trong những tuần gần đây, chính phủ và ngân hàng trung ương Thái Lan đã phối hợp thảo luận nhằm đưa ra biện pháp tốt nhất cho những khó khăn kinh tế của Thái Lan. Các chính sách của chính phủ và ngân hàng cần “đi theo một hướng chung”, Bộ trưởng Surapong khẳng định.Áp lực lạm phát đang gây ra rất nhiều khó khăn cho các ngân hàng trung ương trong khu vực. Mới đây, Hàn Quốc đã đưa lãi suất lên mức cao nhất trong 7 năm qua là 5,25%, khi các chỉ số thể hiện rằng giá các mặt hàng nguyên liệu sản xuất ở mức cao nhất trong 10 năm qua. Ngoài ra nền kinh tế Thái Lan còn chịu phụ thuộc quá nhiều vào đồng USD. Tôm đông lạnh, linh kiện máy tính, mỹ phẩm chỉ là vài trong số những mặt hàng mà Thái Lan xuất khẩu sang châu Mỹ - nhân tố giúp nền kinh tế nước này tăng trưởng mạnh. Nhưng mối đe dọa suy thoái ở Mỹ khiến chính phủ mất nhiều công sức trong việc tìm những con đường khác để kích thích nền kinh tế trong nước.Giá dầu mỏ cao và sự suy yếu của đồng USD có thể làm giảm xuất khẩu của châu Á. Nền kinh tế lớn thứ hai tại Đông Nam Á không phải ngoại lệ. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của nước này có thể giảm xuống mức một con số lần đầu tiên kể từ năm 2002.Đầu tháng 3, chính phủ thông qua khoản giảm thuế trị giá 40 tỷ baht (1,26 tỷ USD) - chiếm 0,45% GDP của Thái Lan - để kích thích tiêu dùng và sự tăng trưởng của khu vực bất động sản.Bộ Thương mại nỗ lực kiềm chế mức độ tăng giá của hàng tiêu dùng và một số mặt hàng thực phẩm như thịt lợn, gạo. Bộ Năng lượng cũng đang tính tới việc trợ giá nhiên liệu. Bộ Tài chính soạn thảo các biện pháp để cấp tín dụng tới những vùng nông thôn thông qua hệ thống ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước. Mặc dù nhiều người lo ngại các khoản vay nhỏ có thể khuyến khích nông dân mua sắm những thứ không cần thiết như ôtô và điện thoại di động, song những người ủng hộ khẳng định chúng giúp nông dân tránh được "móng vuốt" của giới cho vay nặng lãi.Đồng baht tăng giá gần 20% so với đồng USD trong năm 2005, gây khó khăn cho xuất khẩu, buộc chính phủ thực thi các biện pháp kiểm soát tiền tệ từ năm 2006. Nhưng điều này lại gây tác động tiêu cực đối với môi trường đầu tư.Ngân hàng trung ương Thái Lan đã dỡ bỏ các biện pháp kiểm soát từ tháng 2, khiến đồng baht tiếp tục tăng giá. Đồng tiền này đã tăng 8% trị giá so với đồng USD kể từ tháng 1 và đạt mức cao nhất kể từ tháng 8/1997, biến nó thành loại tiền tệ tăng giá mạnh nhất trên thị trường châu Á. Và các công ty xuất khẩu tiếp tục khó khăn.Các nhà kinh tế đang chờ xem liệu ngân hàng trung ương Thái Lan có theo gương Cục dự trữ liên bang Mỹ trong việc cắt giảm mạnh lãi suất hay không. Một quyết định cắt giảm lãi suất có thể làm giảm áp lực đối với đồng baht, nhưng cũng có thể khiến tỷ lệ lạm phát tăng lên. Mức lạm phát trong tháng 2 là 5,4% - cao nhất trong 20 năm trở lại đây. Giới quan sát đánh giá, đây là thời điểm khó khăn với ngân hàng trung ương. Bên cạnh đó, nền kinh tế của Thái Lan cũng có những hạn chế như: khả năng cạnh tranh của các mặt hàng xuất khẩu (điện tử, điện máy) còn thấp do chậm điều chỉnh đồng bộ cơ cấu thuế nhập khẩu nguyên liệu, chậm giải quyết vấn đề khả năng thanh toán cho các doanh nghiệp xuất khẩu vừa & nhỏ và khó khăn về việc giảm chi phí trong các doanh nghiệp; nguồn nhân lực thiếu những nhân viên kỹ thuật và những người quản lý có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao. 4. Các chính sách kinh tế của Thái Lan 4.1 Chính sách thương mại quốc tế Để phát triển nền kinh tế của đất nước,nhà nước Thái Lan đã đặt ra rất nhiều biện pháp để thúc đây thưong mại phát triển.Trong đó phải kể đến sự đóng góp lớn của những chiến lược phát triển cơ bản.Đầu tiên phải kể đến chiến lược từ công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu dựa trên nguồn vốn và công nghệ của nước ngoài,tận dụng nguồn nhân lực rẻ trong nước. Vào thập kỷ 60,chính là lúc Thái Lan bước vào thời kì đầu của công nghiệp hoá. Áp dụng chính sách công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu nhằm đáp ứng nhu cầu nội địa mà không cần nhập ngoại.Chính sách công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu lúc đó đã đáp ứng nhu cầu xây dựng và phát triển một nền công nghiệp dân tộc,nó được dùng như một công cụ để củng cố nền độc lập dân tộc của Thái Lan. Chính sách công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu chủ yếu dựa vào nguồn vốn nước ngoài bước đầu đã làm thay đổi cơ cấu nền kinh tế.Từ chỗ nồng nghiệp chiếm 60% tổng thu nhập quốc dân năm 1960, đến năm 1970 con số đó chỉ còn 30%,trong khi đó công nghiệp mới đã xuất hiện và có sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế như hàng dệt may ,thuộc da,lắp ráp máy móc.Tuy nhiên ,nhìn chung cho đến cuối thập kỉ 70,công nghiệp Thái Lan vẫn chủ yếu tập trung vào các ngành công nghiệp thực phẩm,công nghiệp nhẹ và phần lớn đươc tập trung ở các đô thị và đồng bằng miền Trung. Cuộc khủng hoảng dầu lửa thế giơi(1973 và 1979) đã đẩy giá dầu lửa tăng cao làm cho nền kinh tế Thái:nước nhập khẩu dầu lửa lâm vào tình trạng khốn đốn.Trong khi đó viện trợ không hoàn lại của Mỹ và các nước đồng minh dành cho Thái Lan ngày càng giảm vào những năm 70 càng làm cho nền kinh tế Thái Lan càng trở nên trì trệ. Để đưa nền kinh tế đất nước ra khỏi sự trì trệ,từ đầu thập kỉ 80,chính phủ Thái đã tiến hành định hướng lại các chính sách và mục tiêu phát triển của mình..Nội dung của những kế hoạch này được thể hiện trong các kế hoạch 5 năm lần thứ năm (1982 – 1986).Mặt khác,chính phủ Thái Lan cũng đã tranh thủ những khuyến nghị của ngân hang thế giới (WB) và đã thực hiện các biện pháp: ưu tiên vay vốn và giảm thuế cho những ngành công nghiệp sản xuất hang xuất khẩu;cải cách lại hệ thống xuất nhập khẩu,giảm bớt thủ tục hành chính;cho tự do cạnh tranh và bình đẳng giữa các thành phần kinh tế;Giảm bớt hang rào thuế quan. Chính phủ Thái lan đã tích cực thực hiện các biện pháp trên để được hưởng chế độ tối huệ quốc của Mỹ.Kết quả của việc thực thi các biện pháp trên đã giúp Thái trở thành nước hấp dẫn thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài.Từ năm 1982 đến năm 1986, đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Thái Lan đạt gần 4,5 tỷ USD Từ cuối những năm 80 đầu những năm 90, ở Thái Lan đã bùng nổ làn sóng mới của đầu tư trực tiếp nước ngoài.Nếu như năm 1986 đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thái Lan đạt 925 triệu USD thì năm 1988 lên đến 6,2 tỷ USD .Từ năm 1987 đến năm 1994 tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Thái Lan là trên 49 tỷ USD. Vơi nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đó đã tạo đà cho nền kinh tế Thái Lan phát triển với tốc độ tăng trưởng cao 8,5%/năm suốt từ 1991 đến 1995. Đồng thời làm tăng dự trữ ngoại tệ từ 16,5 tỷ USD năm 1990 đến 46,5 tỷ USD năm 1995. Như vậy là tuy vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tăng lên,nhưng sau mấy chục năm tiến hành công nghiệp hoá dựa vào nguồn vốn nước ngoài ,nền công nghiệp Thái Lan chủ yếu vẫn là nền công nghiệp sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên và sức kao động của con người và vẫn là nền công nghiệp gia công lắp ráp ,phụ thuộc vào nước ngoài. Tiếp đó phải kể đến chiến lược lấy xuất khẩu và dịch vụ làm đầu tầu cho tăng trưởng kinh tế. Thái Lan trước chiến tranh thế giới thứ 2 là nước chuyên xuất khẩu nông sản và nguyên liệu thô (lúa gạo ,thiếc ,cao su) .Đây là nguồn thu ngoại tệ chính của đất nước.Cho đến những năm cuối thập niên 70,nông phẩm (chủ yếu vẫn là gạo) vẫn chiếm tới 75% tổng giá trị hàng hoá xuất khẩu của nước này. Từ những năm 80 ,ngành xuất khẩu của Thái Lan bắt đầu bùng nổ.Nếu những năm 80 tốc độ tăng trưởng xuất khẩu từ 12%-15% thì đến năm 1990-1995 con số này đã là trên 20%.Từ chỗ hàng công nghiệp chỉ chiếm 4% tổng kim ngạch xuất khẩu vào năm 1966 đã lên toíe 55% vào năm 1986. Sự bùng nổ xuất khẩu trong thời gian này đã mang lại cho quốc gia này một nguồn ngoại tệ khổng lồ:năm 1996 đã đạt tới 56 tỷ USD.Cùng với lĩnh vực mậu dịch xuất khẩu,dịch vụ luôn thể hiên là khu vực kinh tế năng động nhất.Từ những năm 60 đến nay,khu vực dịch vụ luôn đóng góp tới 50% tổng thu nhập nội địa.Một thập niên trở lại đây,khu vực kinh tế này có tốc độ tăng trưởng kinh tế từ 7%-8% / năm và thu hút 40% lực lượng lao động của cả nước. Nếu như trước những năm 70,buôn bán nội địa và vận chuyển trong nước là hoạt dộng chính của dịch vụ thì những năm 80,nhiều hoạt động khác nổi lên và hoạt động rất mạnh như Ngân hàng,tài chính,bưu chính viễn thông,hàng không dân dụng và đặc biệt là dịch vụ du lịch. Thái Lan là một trong những nước có kinh nghiệm phát triển du lịch.Từ những năm 1959 nước này đã lập cơ quan chuyên trách về du lịch.Trong những năm 80.du lịch nước này có cơ hội phát triển,bởi vì ở giai đoạn đó Thái Lan đã được Mỹ chọn là địa điểm chính cung cấp dịch vụ nghỉ cuối tuần cho binh lính Mỹ trong chiến tranh Đông Dương.Sau khi Mỹ rút khỏi Đông Dương,ngành kinh tế này bị sụt giảm mạnh,nhưng những kinh nghiệm mà họ thu được đã trở thành vốn quý giúp họ phát triển sau này.Từ đầu những năm 80,Thái Lan đã chủ trương lấy du lịch để dựng nước.Kết quả đã làm bùng nổ ngành du lịch.Năm 1980 mới có 1.847.000 khách đến Thái Lan thì đến năm 1994 con số này đã tăng lên hơn 6 triệu người.Từ 1990 đến 1994 ngành du lịch đã cung cấp chp Thai lan khoảng gần 6 tỷ USD /năm chiếm từ 4%-5% tổng thu nhập quốc dân.Rõ ràng là du lịch đóng một vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế của Thái Lan. Chính phủ Thái lan đã biết tận dụng những điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển một nền nông nghiệp hoàn chỉnh với đầy đủ các ngành nghề,các chủng loại cây trồng vật nuôi,vừa đảm bảo cho nhu cầu tiêu dùng trong nước,vừa có nông phẩm để xuất khẩu.Diện tích canh tác của Thái Lan khá lớn,chiếm gần một nửa tổng diện tích của cả nước.Sở dĩ Thai Lan có diện tích đất canh tác lớn như vậy một phần là do phong trào khai hoang phục hoá diễn ra rất mạnh mẽ từ 1950 đến năm 1970.Lúc đầu những cuộc di dân,khai hoang là tự phát,nhưng đến những năm 50 trở đi,chính phủ Thái đã chú trọng đến việc tổ chức xây dựng từng khu kinh tế mới ở vùng sâu vùng xa và tăng cường đầu tư hỗ trợ ban đầu cho những ai muốn lập nghiệp ở những miền đất mới.Năm 1974,chính phủ Thái Lan ban hành luật cải cách ruộng đất.Theo luật định thì mỗi hộ nông dân sẽ được chua 4 hecta ruộng.Quỹ đất đem chia đó là do nhà nước bỏ tiền ra mua lại ruộng đất của địa chủ.Bên cạnh đó là mua đất khai hoang. Thai Lan có bờ biển dài,tiếp giáp với 2 đại dương lớn và nhiều sông ngòi chằng chịt,nên rất thuận lợi cho việc nuôi trồng đánh bắt thuỷ hải sản.Trong những năm 1944 -1996,giá trị xuất khẩu tôm tươi và đông lạnh đã đạt tới 2 tỷ USD. Nhìn chung sản xuất nông nghiệp của Thái Lan trong mấy thập kỷ qua phát triển tương đối ổn định,với tốc độ tăng trưởng 4%/năm và nền kinh tế nông nghiệp Thái đã phát triển khá hoàn chỉnh.Điều đó chứng tỏ công nghiệp hoá của Thái chỉ được thực hiện trên cơ sở của một nền nông nghiệp hoàn chỉnh.Do đó ,Thái Lan cũng như nhiều nước Đông Nam Á khác,trong buổi đầu phát triển kinh tế đều phải xuất phát từ thế mạnh nông nghiệp. Qua 35 năm(1961 - 1996) thực thi 7 kế hoạch 5 năm đã cho thấy vai trò của nhà nước Thái Lan trong điều tiết kinh tế vĩ mô là cực kì quan trọng,bởi vì: 1/ Việc xác định đúng đắn một chiến lược cho từng thời kì cụ thể để phát triển có ý nghĩa tiên quyết đối với sự phát triển kinh tế của Thái Lan từ thập kỉ 60 trở đi.Ví dụ việc chuyển từ chiến lược công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu đến chiến lược công nghiệp hoá hướng vào xuất khẩu đã tạo điều kiện cho nền kinh tế Thái Lan có thể hoà nhập vào nền kinh tế thế giới dù còn có những hạn chế nhất định. 2/ Nhà nước Thái Lan đã sử dụng khu vực kinh tế nhà nước như một công cụ điều tiết vĩ mô,ví dụ:Nhà nước đã đầu tư vào cơ sở hạ tầng để tạo tiền đề cho phát triển kinh tế,tập trung tới 70%-90% ngân sách nhà nước để phát triển nong thôn... 3/ Chính sách tạo vốn để phát triển.Một trong những mây thuẫn lớn nhất trong giai đoạn đầu phát triển đất nước của Thái lan là mâu thuẫn giữa nhu cầu đầu tư xây dựng ngày càng lớn với số vốn trong nước quá ít ỏi,bởi thế Thái Lan đã thực hành tiết kiệm và khai thác vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài. 4/ Chính sách tiền tệ:để đẩy mạnh xuất khẩu,chính phủ đã thực hiện sử dụng đòn bẩy bằng tỷ giá hối đoái,đặc biệt từ kế hoạch 5 năm lần thứ 6,tỷ giá hối đoái không được cao hơn hoặc thấp hơn so với ngoại tệ mạnh,đặc biệt là đồng USD.Tỷ giá được xác định theo từng chu kỳ phụ thuộc vào quan hệ cung cầu trên thị trương tài chính. Chính sách tín dụng nới lỏng để kích thích sản xuất hàng xuất khẩu,khuyến khích cho nông dân vay tiền để sản xuất đặc biệt là ở vùng sâu vùng cao.Năm 1982 ,Thái lan đã ó Uỷ ban kiểm soát giá cả.Uỷ ban này hoạt động rất mạnh và có hiệu quả,quy đinhk giá tối đa cho các mặt hàng chủ yếu và còn áp dụng chính sách phân phối hàng hoá cho một số đối tượng.Uỷ ban kiểm soát giá được thành lập để kiểm soát giá cả để tạo nên sự ổn định về tiền tệ,nhưng khi nền kinh tế bùng nổ thì nhà nước chỉ can thiệp vào một số mặt hàng có tính độc quyền như xăng dầu,bột giặt,dầu thực vật... Thái Lan cũng rất chú trọng chính sách ngoại giao phục vụ kinh tế, đẩy mạnh thu hút đầu tư, đẩy mạnh tìm kiếm các đối tác thương mại nhằm mở rộng thị trường, tăng giá trị hàng hóa của Thái Lan, tạo cơ hội về thương mại cho khu vực tư nhân Thái Lan. Về tự do hóa thương mại, Thái Lan chú trọng đàm phán thành lập khu vực tự do thương mại (FTA) với các nước, trong đó đã ký với Nhật, đang đàm phán với Mỹ, đồng thời tăng cường quan hệ thương mại đa phương trong khuôn khổ WTO. Thái Lan đã thành công trong việc tăng cường xuất khẩu sang các thị trường mới như Trung Đông, Đông Âu, Châu Phi, Mỹ Latinh, Đài Loan, Canađa, Hàn Quốc, Myanmar, Trung Quốc, Australia và Hồng Kông. Bộ Thương mại Thái Lan sẽ tập trung vào 3 kế hoach ưu tiên là: giảm nhập khẩu và thúc đẩy tăng trưởng bền vững; giải quyết các vấn đề về xuất khẩu nông nghiệp và tăng khả năng cạnh tranh của các xí nghiệp vừa và nhỏ. 4.2 Chính sách đầu tư quốc tế Các chính sách phát triển kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô của Thái Lan được chính phủ đưa ra trong các kế hoạch 5 năm. Kế hoạch 5 năm lần thứ năm ( 1982-1986) đã đề ra một phương hướng mới táo bạo, nhằm tạo tiền đề đưa Thái Lan vào hàng ngũ các nền kinh tế công nghiệp mới (NICs) cụ thể là: Phân chia từng vùng lãnh thổ để đề ra các chính sách cụ thể. Mở rộng, phát triển trung tâm đô thị, các khu kinh tế mới ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng cao và dọc theo bờ biển. Giữ vững sự ổn định tiền tệ và tăng cường tiết kiệm. Cân đối lại nền kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp và dịch vụ du lịch. Tăng cường đầu tư hoàn thiện môi trường pháp luật và giáo dục nguồn nhân lực để đón nhận đầu tư nước ngoài. Kế hoạch 5 năm lần thứ 7 (1992-1996) để tăng cường đầu tư, chính phủ chủ trương tự do hoá tài chính và thị trường hối đoái. Chính sách đó đã khuyến khích dòng chảy vốn nước ngoài đổ vào Thái Lan bằng các kênh đầu tư trực tiếp và vay vốn ngắn hạn với lãI suất cao. Trong kế hoạch 5 năm lần thứ năm, chính phủ Thái Lan đã có những chính sách cụ thể để hoàn thiện môi trường pháp luật, giáo dục nguồn nhân lực nhằm đón đầu tư nước ngoài. Nhờ môi trường đầu tư được cải thiện, đặc biệt trong kế hoạch 5 năm lần thứ năm này, từ cuối thập kỷ 80 trở đi, Thái Lan đã bùng lên làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đầu những năm 80, Thái Lan mới chỉ đạt 925 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài thì năm 1988 con số đó lên tới 6,2 tỷ USD. Từ năm 1987-1994 tổng số vốn đầu tư vào TháI Lan là trên 49 tỷ USD. Trong những năm trở lại đây, chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài của Thái Lan thay đổi 5 năm 1 lần nhưng thường theo hướng hoàn thiện. Mục tiêu các chính sách là cới trói cho các ngành và cho phép tự do đáp ứng yêu cầu của thị trường. Chính phủ chỉ cung cấp một khuôn khổ chung cho phát triển bền vững. Thái Lan có một chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài minh bạch, các doanh nghiệp nước ngoài đều có thể hoạt động trong tất cả các ngành mà không có bất cứ sự phân biệt đối xử hay hạn chế về hình thức sở hữu, ràng buộc về tỉ lệ nội địa hoá ngoại trừ các lý do liên quan tới môi trường. Nhiều biện pháp được áp dụng nhằm tự do hơn nữa cơ chế thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Thái Lan hoan nghênh tất cả các doanh nghiệp bất kể quy mô lớn hay nhỏ. Mọi thông tin liên quan đến danh mục dự án, ưu tiên, quy trình xét duyệt, các khuyến khích đầu tư đều được giải thích cụ thể trong các tờ rơi và trang web. Mẫu đăng ký đầu tư có thể lấy trực tiếp từ internet. Thời gian cấp giấy phép đầu tư được giảm xuống. Thời gian cấp giấy phép đầu tư cho dự án nhỏ là trong vòng 60 ngày ( dưới 500 triệu bạt ) và 90 ngày ( cho các dự án lớn hơn). Thực tế, các cơ quan của Thái Lan còn làm việc nhanh hơn thế và cố gắng rút thời gian trong tương lai. Thái Lan có chính sách khuyến khích chung cho toàn quốc chứ không có chính sách riêng cho từng dự án. Khác với Việt Nam – nơI mà chính quyền địa phương có thể phê duyệt cho các dự án FDI có quy mô nhỏ – tất cả các dự án FDI đến Thái Lan được hội đồng đầu tư Thái Lan xem xét và phê duyệt. Các biện pháp khuyến khích FDI cũng do hội đồng đầu tư thực hiện. Họ cho rằng việc chính quyền địa phương được quyền phê duyệt các dự án cũng như đưa ra các chính sách khuyến khích sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh không lành mạnh giữa các địa phương trong cùng một quốc gia. Nhưng nếu lãnh đạo các địa phương có tầm nhìn bao quát, họ có thể sử dụng các công cụ khuyến khích chung mà vẫn thu hút FDI. Điểm hấp dẫn nhất của Thái Lan là thái độ thân thiện trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Các doanh nghiệp nước ngoài đánh giá cao môi trường đầu tư Thái Lan với các ngành công nghiệp phụ trợ tương đối phát triển và các chính sách khuyến khích đầu tư hợp lý. Trên thực tế, rất ít các doing nghiệp nước ngoài phàn nàn về chính sách công nghiệp và môi trường đầu tư Thái Lan. Hầu hết các nhà đầu tư đều hy vọng sẽ làm ăn lâu dài ở Thái Lan, đặc biệt là trong ngành ô tô, xe máy bởi chính sách công nghiệp rõ ràng, ổn định cùng với mạng lưới ngành công nghiệp phụ trợ phát triển. 4.3 Chính sách khoa học công nghệ Thái Lan coi KH&CN là cốt yếu với sự phát triển kinh tế và xã hội của đất nước. Tuy nhiên, trong 4 thập kỷ qua, sự phát triển của kinh tế Thái Lan vẫn hầu như dựa vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên, lao động rẻ và ít chú trọng tới việc chuyên sâu vào công nghệ, như được nêu trong Kế hoạch Phát triển Kinh tế và Xã hội lần thứ 9 (2002-2006) “Một bộ phận lớn khu vực công nghiệp phụ thuộc mạnh vào hàng hóa vốn nhập khẩu và thất bại trong việc tiếp thu và áp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24663.doc
Tài liệu liên quan