Đề tài Lạm phát và những biện pháp khắc phục lạm phát

Lời mở đầu

Chương1. Những vấn đề chung về lạm phát

1.1/ Một số khái niệm chung.

 1.1.1/Khái niệm về lạm phát

 1.1.2/ Đo lường lạm phát

 1.1.3/Các loại lạm phát

1.2/Nguyên nhân gây ra lạm phát

 1.2.1/Lạm phát tiền tệ

 1.2.2/Lạm phát do cầu kéo

 1.2.3/Lạm phát do chi phí đẩy

1.3/Hậu quả của lạm phát

 1.3.1/Lạm phát tạo ra sự bất ổn định cho môi trường kinh tế xã hội.

 1.3.2/Phân phối lại thu nhập quốc dân và của cải xã hội

 1.3.3/Lạm phát tác động đến giá cả, sản lượng, việc làm

Chương2. Lạm phát ở VN giai đoạn 2000-2006

2.1.Diễn biến lạm phát của VN và ảnh hưởng của nó đến đời sống KTXH. 2.2Một số giải pháp kiểm soát lạm phát của VN

Chương3. Một số kiến nghị và giải pháp để kiểm soát lạm phát trong thời gian tới

3.1. Dự báo

3.2.Giải pháp và kiến nghị.

Kết luận

Tài liệu tham khảo

 

doc24 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1129 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lạm phát và những biện pháp khắc phục lạm phát, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghiệp.Tăng chi phí không mong đợi từ doanh nghiệp tạo ra những những cú sốc tổng cung bất lợi.Công nhân đình công đòi tăng lương ở diện rộng, giá nguyên liệu tăng đột biến, thảm hoạ tự nhiên làm đình trệ hoạt động sản xuất của nhiều doanh nghiệp là những ngòi nổ của loại lạm phát này. Mô hình lạm phát do chi phí đẩy: p Tổng mức AS4 giá cả p4 AS3 4 AS2 P3 3’ 3 AS1 2’ P2 2 P1’ AD4 P1 1’ AD3 1 AD2 AD1 Y’ Yn Y Tổng sản phẩm Mô hình 2 : Lạm phát chi phí đẩy ảnh hưởng của việc tăng như vậy làm cho việc tổng cung dịch chuyển sang AS2 (do sức ép đối với doanh nghiệp nên thu hẹp sản xuất) nếu chính sách tài chính và tiền tệ của chính phủ vẫn không thay đổi thì nền kinh tế sẽ chuyển từ điểm 1 sang điểm 1’. Sản phẩm sẽ giảm xuống dưới mức tỷ lệ tự nhiên của nó (Y’) trong khi mức giá cả tăng lên P’1. Do sản phẩm giảm, thất nghiệp tăng, chính phủ sẽ thực hiện chính sách tăng đường tổng cầu lên AD2 do đó nền kinh tế trở lại mức tự nhiên của sản phẩm tại điểm 2 nhưng mức giá tăng ở P2. Những công nhân được tăng lương sẽ không sống kham khổ. Chính phủ đã can thiệp để chắc chắn rằng không có thất nghiệp qúa nhiều và công nhân đã đạt được mục tiêu tăng lương của họ. Các công nhân được tăng lương rồi nay lại được tăng lương nữa có thể được khuyến khích được tăng lương lần nưã. Thêm vào đó, các công nhân khác bây giờ có thể thấy rằng lương của mình đã sụt xuống so với những bạn công nhân khác và do họ không muốn tụt hậu lại đằng sau nên lại đòi tăng lương lần nữa. Kết quả đường tổng cung dịch đến AS3. Thất nghiệp lại phát triển khi chúng ta chuyển đến 2’ và các chính sách năng động sẽ lại một lần nữa việc sử dụng để di chuyển đường tổng cầu ra đến AD3 và đưa nền kinh tế trở lại tình hình công ăn đầy đủ với mức giá cả P3. Nếu qúa trình này tiếp tục xẩy ra thì kết quả là việc tăng liên tục của mức giá cả nghĩa là một tình trạng lạm phát. 1.3. Hậu quả của lạm phát Trên thực tế, không thể triệt tiêu được lạm phát trong kinh tế thị trường dù đạt trình độ phát triển rất cao của lực lượng sản xuất . Nếu giữ được lạm phát ở mức độ nền kinh tế chịu được, cho phép có thể mở thêm việc làm, huy động thêm các nguồn lực phục vụ cho sự tăng trưởng kinh tế, thì cũng là một thành công trong công cuộc chống lạm phát ở nhiều nước. Nhưng mức độ lạm phát là bao nhiêu thì phù hợp? Nếu tỷ lệ tăng trưởng cao, tỷ lệ lạm phát quá thấp thì dẫn tới tình trạng các ngân hàng ứ đọng vốn, làm ảnh hưởng tới sự phát triển của đất nước. Vì thế trong trường hợp đó người ta phải cố gắng tăng tỷ lệ lạm phát lên. Khi chính phủ kiểm soát lạm phát ở mức độ mà nền kinh tế chịu được (tỷ lệ lạm phát dưới 10%) thì vừa không gây đảo lộn lớn, các hệ quả của lạm phát được kiểm soát, vừa với sức che chắn hoặc chịu đựng được của nền kinh tế và của các tầng lớp xã hội. Hơn nữa, một sự hy sinh nào đó do mức lạm phát được kiểm soát đó mang lại được đánh đổi bằng sự tăng trưởng , phát triển kinh tế mở ra nhiều việc làm hơn, thu nhập danh nghĩa có thể được tăng lên cho mỗi người lao động nhờ có đủ việc làm hơn trong tuần, trong tháng hoặc tăng thêm người có việc làm, có thu nhập trong gia đình và cả tầng lớp lao động do giảm thất nghiệp . Đến lượt nó, thu nhập bằng tiền tăng lên thì tăng thêm sức kích thích của nhu cầu của tiền tệ và sức mua đối với đầu tư, tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP). Nhưng khi tỷ lệ lạm phát đến 2 con số trở lên (lạm phát phi mã hoặc siêu lạm phát) thì hầu như tác động rất xấu tới nền kinh tế như sự phân phối và phân phối lại một cách bất hợp lý giữa các nhóm dân cư hoặc các tầng lớp trong xã hội và các chủ thể trong các quan hệ về mặt tiền tệ trên các chỉ tiêu mang tính chất danh nghĩa (chỉ tiêu không tính đến yếu tố lạm phát, không tính đến sự trượt giá của đồng tiền). Mặt khác tỷ lệ lạm phát cao phá hoại và đình đốn nền sản xuất xã hội do lúc đó độ rủi ro cao, không ai dám tính toán đầu tư lâu dài, những hoạt động kinh tế ngắn hạn từng thương vụ, từng đợt, từng chuyến diễn ra phổ biến, Trong xã hội xuất hiện tình trạng đầu cơ tích trữ, dẫn tới khan hiếm hàng hoá . Điều đó lại làm giá càng tăng, và xã hội rơi vào vòng luẩn quẩn, lạm phát càng tăng dẫn tới mất ổn định về chính trị xã hội. Tỷ lệ lạm phát cao còn có ảnh hưởng xấu tới quan hệ kinh tế quốc tế. Tóm lại khi lạm phát cao tới mức hai con số (ở Việt nam giữa những năm 80 đã xảy ra tình trạng lạm phát tới mức 3 con số) trở lên, thì có ảnh hưởng xấu tới xã hội. Do đó chính phủ phải có giải pháp khắc phục, kiềm chế, và kiểm soát lạm phát. Tác động kinh tế xã hội của lạm phát rất khác nhau tuỳ thuộc vào mức độ lạm phát và khả năng dự đoán chính xác sự biến động của mức lạm phát. Đối với loại lạm phát vừa phải, do đây là lạm phát tính trước nên không gây ảnh hưởng đến sản lượng, hiệu quả và phân phối thu nhập. Nhưng khi lạm phát tăng lên kéo theo sự biến động mạnh về giá cả hàng hoá thì ảnh hưởng của lạm phát bắt đầu bộc lộ. ở mức lạm phát phi mã người ta không thể kiểm soát được nó, tạo nên sự biến động bất thường về giá trị tiền tệ và làm sai lệch toàn bộ thước đo các quan hệ giá trị, ảnh hưởng đến mọi kinh tế xã hội cụ thể. Tóm lại, lạm phát có thể tạo ra những ảnh hưởng chủ yếu như sau: 1.3.1. Lạm phát tạo sự bất ổn cho môi trường kinh tế xã hội: Sự biến động của lạm phát trong một khoảng thời gian làm cho người ta khó xác định mức sinh lời chính xác của các khoản đầu tư,do vậy co xu hướng thích đầu tư vào các tài sản hơn là vào các dự án. Kết quả là nguồn lực xã hội bị phân bổ một cách thiếu hiệu quả và ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, nó còn tác động đến nhiều mặt khác như các quyết định tài chính bị bóp méo, ảnh hưởng đến thị trường lao động khi công đoàn đòi tăng lương, đe doạ đình công... 1.3.2.Phân phối lại thu nhập quốc dân và của cả xã hội: Khi lạm phát tăng lên, tổng thu nhập danh nghĩa tăng lên nhưng trong đó có chứa đựng sự phân phối lại giữa các nhóm dân cư với nhau: Giữa chủ - thợ,giữa người đi vay – cho vay, giữa chính phủ với người đóng thuế. Tóm lại, tác động chính của lạm phát về mặt phân phối lại nảy sinh từ những tác động không thể đoán trước đối vơí giá trị thực tế của thu nhập và của cải của nhân dân. 1.3.3. Lạm phát tác động đến giá cả, sản lượng, việc làm Lạm phát kéo dài làm cho lượng tiền cung ứng tăng lên liên tục, tổng cung tiền tăng nhanh hơn tổng cầu tiền, lượng tiền danh nghĩa tăng, lãi suất danh nghĩa tăng giá trị đồng tiền giảm giá cả hàng hoá tăng nhanh với tỷ lệ không đều nhau và tăng nhanh hơn cả là giá các mặt hàng thiết yếu cho tiêu dùng và cho sản xuất. Khi hàng hoá khan hiếm nạn đầu cơ phát triển mạnh làm giá cả càng hỗn loạn, chính phủ rất khó kiểm soát các hoạt động kinh tế ngầm... lạm phát cao kéo dài làm cho hàng loạt doanh nghiệp vừa và nhỏ bị phá sản hoặc sản xuất cầm chừng, một bộ phận công nhân bị mất việc, tỷ lệ thất nghiệp tăng, nền kinh tế sa sút. Chương 2 lạm phát ở việt nam giai đoạn 2000- 2006 2.1.Diễn biến lạm phát của Việt Nam và ảnh hưởng của nó đến đời sống kinh tế – xã hội. Trong lịch sử quản lý kinh tế vĩ mô của Việt Nam,kiểm soát lạm phát là một trong những thành công được ghi nhận.Lạm phát của Việt Nam đã giảm từ 70% vào năm 1986 xuống còn 35% vào năm 1989 và trong mức kiểm soát ở những năm sau này. Kết quả này có được đã phản ảnh tổng hợp nhiều yếu tố như tự do hoá nền kinh tế, áp dụng tỷ giá hối đoái thực tế hơn,người dân không còn tồn trữ hàng hoá,vàng đô la,mà bắt đầu tích luỹ bằng đồng tiền trong nước Tỷ lệ lạm phát giảm từ giai đoạn 1988 đến năm 2000, đặc biệt năm 2000 tỷ lệ lạm phát là 0,1% và năm 2001 là - 0.6%.Thế nhưng lạm phát bắt đầu tăng lại từ năm 2002 và trở nên mạnh hơn vào đầu năm 2004. Nhìn về xu hướng, tỷ lệ lạm phát giảm trong thời kỳ 1998 – 2001 là do tác động của khủng hoảng Châu á làm cho nền kinh tế lâm vào suy thoái cùng với giảm phát.Vào giai đoạn này chính phủ thực hiện chính sách kích cầu để ổn định nền kinh tế. Chính sách này cùng với chính sách tín dụng mềm đối với những công trình đầu tư lớn của chính phủ đã làm cho lượng cung tín dụng tăng kéo theo sự tăng giá vào năm 2002. Số liệu tiền tệ cũng cho thấy điều này, tốc độ tăng trưởng hàng năm của lưọng cung tiền M2 trong năm 1999 và 2000 cao hơn nhiều so với những năm trước và sau đó, ở múc là 56% vào năm 2000. Mức tăng M2 từ sau năm 2000 trở đi đã trở lại mức giá trung bình của giai đoạn trước năm 2000 là dao động trên dưới 20% Nếu lạm phát của năm 2003 chỉ là 3% thì bắt đầu đến tháng 2 của năm 2004 chỉ số lạm phát được tính bằng CPI đã là 4,1%. Cho đến tháng 8 năm 2004 thì chỉ số này đã vọt lên đến 8,3%.Đây là con số cao nhất kể từ năm 1995 cho đến nay. NHểM HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ 2004 2005 2006 Chỉ số giỏ tiờu dựng 109,5 108,4 106,6 I. Hàng ăn và dịch vụ ăn uống 115,6 110,8 107,9 Trong đú: 1. Lương thực 114,3 107,8 114,1 2. Thực phẩm 117,1 112,0 105,5 II. Đồ uống và thuốc lỏ 103,6 104,9 105,2 III. May mặc, mũ nún, giày dộp 104,1 105,0 105,8 IV. Nhà ở và vật liệu xõy dựng 107,4 109,8 105,9 V. Thiết bị và đồ dựng gia đỡnh 103,6 104,8 106,2 VI. Dược phẩm, y tế 109,1 104,9 104,3 VII. Phương tiện đi lại, bưu điện 105,9 109,1 104,0 VIII. Giỏo dục 98,2 105,0 103,6 IX. Văn hoỏ, thể thao giải trớ 102,2 102,7 103,5 X. Hàng hoỏ và dịch vụ khỏc 105,2 106,0 106,5 Nguồn : Tin từ tổng cục Thống kê năm 2006 Những nhà kinh tế trọng tiền cho rằng nguyên nhân chính dẫn đến mức giá chung tăng đột ngột tại Việt Nam là do tăng trưởng tín dụng và dẫn đến tăng cung tiền.Đó là nguyên nhân gây ra sự tăng giá đến mức báo động của giá vào năm 2003 và người ta cũng dự kiến mức giá chung sẽ vượt mức 10% ( mốc dự đoán năm 2003) Cụ thể lương thực tăng 12,1%, thực phẩm tăng 16,3%, đồ uống và thuốc lá tăng 2,9%,dệt may tăng 2,7%, nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 5,4%, đồ dùng gia đình tăng 2,5%, tân dược tăng 8,6%, phương tiện đi lại tăng 4%, dịch vụ văn hoá giải trí tăng 2,6%. Riêng nhóm vật phẩm giáo dục giảm 2,3%. Như vậy, lương thưc, thực phẩm, tân dược và vật liệu xây dựng là những nhóm hàng có mức giá tăng cao nhất trong năm 2003 Những tháng đầu năm 2004 mức giá chung cũng tăng mạnh chủ yếu là do những cú sốc về phía cung mà nó bắt nguồn từ các yếu tố tự định như sự gia tăng một số hàng hoá nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn của Việt Nam, như giá thép , giá xăng dầu. Trong nước giá thực phẩm tăng chủ yếu do những yếu tố về phía cung như dịch cúm gia cầm cũng góp phần vào sự tăng giá chung. Đi kèm sự tăng lên của chỉ số giá tiêu dùng CPI thì chỉ số giá nhập khẩu tăng cao. Tuy nhiên sự biến động của chỉ số giá nhập khẩu được phản ánh lại trong CPI thường trễ hơn một năm. Điều này cũng phù hợp với thực tế của nền kinh tế. Cũng chính vì có độ trễ này mà chỉ số giá tiêu dùng của chỉ bắt đầu tăng từ tháng 2 năm 2004, trễ hơn một năm so với biến động của chỉ số giá nhập khẩu. Chỉ số giá nhập khẩu của năm 2003 đã tăng rất cao so với năm 2001 và 2002. Nếu năm 2001 và 2002 là con số âm thì năm 2003 tăng lên là 3,4%. Trong khi đó giá tính bằng GDP thì phản ánh rõ biến động này, năm 2003 là 5,4%. Biến động của chỉ số giá nhập khẩu phản ánh sự thay đổi mức giá thế giới. Nghĩa là nền kinh tế có thể nhập khẩu lạm phát từ bên ngoài vào. Thực vậy hầu hết các danh mục hàng hoá nhập khẩu chính của Việt Nam đều tăng rất cao trong năm 2003. Cụ thể trong năm 2003 giá thép đã tăng 32,5%, phôi thép tăng 30,4%,phân bón tăng 20,5% chất dẻo tăng 15,4%…Điều đáng lưu ý là xu hướng này còn diễn ra mạnh mẽ trong năm 2004 cú sốc tăng giá dầu thô dẫn đến tăng giá xăng dầu và các chế phẩm từ dầu mỏ. Theo báo cáo của bộ thương mại chỉ riêng giá của nhóm hàng nhập khẩu xăng dầu , nhựa.. trong năm 2004 tăng 23,7% so với năm 2003. Đến năm 2005 lạm phát tiếp tục tăng cao, ở mức 8,4% so với 9,5% năm 2004. Lạm phát tăng cao trong thời gian này không phải do giá xăng dầu tăng do giá xăng dầu vẫn tăng trong năm 2005(21%) nhưng ở mức thấp hơn năm 2004 (55%). Thế nhưng giá cả ở Việt Nam vẫn tăng cao là do chính sách kích cầu.Theo nguồn tin báo chí kinh tế trong nước tốc độ tăng tín dụng vẫn cao như mức năm trước. Lạm phát cao, khi đồng đô la Mỹ không tăng giá, đưa giá trị của đồng Việt Nam tăng, làm tăng giá hàng nội địa ( tăng giá do lạm phát) khi tính bằng đô la và do đó làm giảm sức cạnh tranh của hàng Việt Nam. Chính điều này đã góp phần làm cán cân thương mại với nước ngoài tiếp tục thiếu hụt lớn. Năm 2005 thiếu hụt là 4,6 tỷ đô la Mỹ (9% GDP),so với năm 2005 là 5,5 tỷ đô la Mỹ(12% GDP). Xuất khẩu năm 2005 tăng 29% và nhập khẩu tăng ở mức thấp hơn là 15%. Mặt khác lạm phát cao tạo thành một cuộc chạy đua nâng lãi suất ngân hàng để thu tiền gửi. Dù chạy đua như vậy nhưng hiện nay lãi suất ở mức 8,25% vẫn còn thấp hơn lạm phát một chút. Cuộc chạy đua nâng lãi suất sẽ tiếp tục vì người dân đã giảm số tiết kiệm trong ngân hàng khi lãi suất thực tế âm. Điều này tiếp tục sẽ đưa đến những vấn đề sau: Thay vì tiết kiệm dân sẽ mua hàng(đặc biệt là vàng ) và đẩy giá hàng lên.Giá hàng hoá tăng làm đời sống của công nhân giảm đưa đến đòi hỏi tăng lương. Việc tăng lương lại đổ thêm vào vòng xoáy lạm phát.Đối với doanh nghiệp tư nhân lãi suất cao sẽ làm tăng rủi ro,đưa đến giảm mức tăng đầu tư. Đối với nhà nước thì việc giảm mức tăng hoạt độngcủa kinh tế tư nhân và lượng tiền tiết kiệm thấp có thể dẫn tới việc bơm tiền và tín dụng nhằm đạt được tốc độ tăng trưởng cao theo kế hoạch và như thế lạm phát sẽ lại càng tăng. Các chỉ số thống kê được trình bày dưới đây cho thấy chỉ số lạm phát ở Việt Nam năm 2006 có hướng giảm. Các chỉ số thống kê về giá tiêu dùng tháng 3 giảm 0,5% so với tháng 2. Trong 10 nhóm hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng, có 5 nhóm giá giảm,trong đó giảm nhiều nhất là giá lương thực – thực phẩm giảm 0,9%, riêng thực phẩm giảm 1,9%,tiếp đến là văn hoá giảm 0,7% phương tiện đi lại và bưu điện giảm 0,6%, đồ uống và thuốc lá giảm 0,5%, đồ dùng khác giảm 0,4% Đây là những nhóm chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng giá trị hàng hoá,dịch vụ tiêu dùng thông qua thị trường của dân cư. Năm nhóm hàng hoá, dịch vụ khác chiếm tỷ trọng ít hơn nhiều và tăng với mức tuyệt đối thấp hơn, trong đó cao nhất là dược phẩm y tế tăng 0,5%, thiết bị đồ dùng tăng 0,4%, may mặc mũ nón giày dép tăng 0,3%, nhà ở vật liệu xây dựng tăng 0,1%, giáo dục tăng 0,1%. Đây là điều chưa từng xảy ra trong cùng kỳ của 2 năm trước đó và theo dự đoán diễn biến tiêu dùng có thể lặp lại tình hình của cùng kỳ trong các năm từ 2003 trở về trước ( từ năm 2003 trở về trước,giá tiêu dùng tăng cao vào tháng 1, tháng 2, sau đó giảm từ tháng 3, còn theo năm 2004,2005, giá tháng 3 và các tháng tiếp theo vẫn tiếp tục tăng). Sự giảm xuống trong 3 tháng và xu hướng có thể giảm tiếp trong những tháng tới có nguyên nhân trực tiếp đến việc tính toán tốc độ tăng giá của tháng 3 là giá cả đã tăng cao, tăng gần như liên tục trong 28 tháng trước đó ( tính từ tháng11.2002 đến tháng 2. 2006 đã tăng 3,3%). Khi số gốc so sánh đã ở mức cao thì giá của các tháng so với số gốc so sánh sẽ khó mà cao được. Có nguyên nhân quan trọng là nhu cầu tiêu dùng của dân cư sau Tết Nguyên Đán đã trở lại bình thường, giảm nhiều so với trong Tết. Mặt khác là do lượng tiền phát ra trước và sau Tết đã thu hút vào tiết kiệm ( với mức lãi suất được duy trì ở mức cao, thậm chí đối với một số ngân hàng còn cao hơn trước Tết, lại có thêm chương trình khuyến mãi hấp dẫn thưởng vàng, ôtô, du lịch quốc tế…), hay mua vàng nữ trang vào mùa cưới xin…,hay đầu tư vào thị tường chứng khoán khi khối lượng giao dịch , khối lượng khớp lệnh và chỉ số chứng khoán VN- Index tăng cao… Khi một lượng tiền lớn được thu hút vào những hoạt động trên thì lượng tiền mua hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng sẽ giảm xuống một cách tương đối,kéo theo sẽ giảm sức ép đối với việc tăng giá hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng. Còn nguyên nhân khác là do giá cả thế giới không còn tăng, thậm chí một số mặt hàng còn giảm so với cùng kỳ năm trước… Cùng với sự giảm giá tiêu dùng là sự giảm giá của đô la Mỹ.Tháng 3 giảm 0,1% làm cho 3 tháng tốc độ tăng bằng 0. Nguyên nhân chủ yếu là do nguồn USD từ đầu tư trực tiếp từ nước ngoài , kiều hối đến Việt Nam, xuất khẩu lao động gửi về khá nhiều …Dự báo giá USD sẽ tiếp tục tăng thấp thậm chí còn thấp hơn cả 2 năm trước, chỉ có giá vàng tiếp tục tăng, tính chung 3 tháng đã tăng tới 11,6% và tăng cao hơn gấp đôi năm 2000 đó là do giá ở nước ngoài tăng cao, còn ở trong nước ảnh hưởng đến nền kinh tế không lớn. Từ những số liệu trên có thể thấy lạm phát đang trở thành một vấn đề bức xúc, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế xã hội . Trong giai đoạn từ năm 2000 đến tháng 3 năm 2006 , chỉ số CPI đã tăng 33%, bào mòn mức lương thực tế. Để ổn định mức lạm phát đi cùng với tăng trưởng kinh tế, nhà nước đang tìm những giải pháp tốt nhất nhằm thực hiện mục tiêu đó. 2.2 Một số giải pháp kiểm soát lạm phát của Việt Nam. Do lạm phát tăng cao và kéo dài đã gây ra những hậu quả lớn trong đời sống của nhân dân lao động và tăng trưởng kiinh tế. Vì vậy chính phủ cần phải có những giải pháp hữu hiệu để phòng ngừa và khắc phục lạm phát. Về phương diện kinh tế các quyết sách kinh tế thường có hiệu quả không lâu dài, tác động của nó trong thời gian trước mắt thường khác với tác động kinh tế-xã hội lâu dài. Vì vậy để giữ vững những thành quả đạt được và tiếp tục đẩy mạnh lạm phát xuống chúng ta cần thực hiện đồng bộ một hệ thống trước mắt và lâu dài. Đó là những biện pháp cơ bản sau: a. Tập chung sức mạnh của sản xuất trên cơ sở sắp xếp lại các ngành sản xuất và bố trí lại cơ cấu đâù tư, cơ cấu tiêu dùng. Để thúc đẩy nền kinh tế phát triển tạo ra nhiều loại hàng hoá cho xã hội, cần áp dụng hàng loạt các chủ trương chính sách nhằm giải phóng sức lao động, khai thác mọi khả năng tiềm tàng, khuyến khích các tầng lớp dân cư, các thành phần phát triển sản xuất. Thực hiện ba chương trình về lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Trên cơ sở phát huy ưu thế trong nước, mạnh dạn mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài để khắc phục tình trạng kém phát triển. của nền kinh tế nước ta. Việc điều chỉnh cơ cấu kinh tế của Việt Nam thời gian qua trên thực tế chưa có sự chuyển biến rõ rệt. Cơ cấu đầu tư , vốn vật tư, kỹ thuật, lao động về cơ bản vẫn theo nếp cũ. Nhà nước cần có những biện pháp kiên quyết kịp thời, mạnh dạn cắt những công trình xét thấy không cần thiết, hạn chế hoặc không cấp vốn cho những xí nghiệp sản xuất kém, ưu tiên vốn, vật tư cho những đơn vị sản xuất có hiệu quả. Đối với những xí nghiệp quốc doanh làm ăn thua lỗ kéo dài cần nhanh chóng chuyển hướng kinh doanh, cổ phần hoá hoặc giải thể để giảm gánh nặng cho nền tài chính quốc gia. Trong điều kiện lạm phát như hiện nay, nhà nước cần có chính sách huy động vốn thích hợp làm cho các thành phần kinh tế yên tâm, được bảo đảm quyền sở hữu về vốn bỏ ra, được hưởng lợi ích chính đáng do lao động và vốn của họ mang lại. b. Phấn đấu giảm mức thâm hụt ngân sách Bộ tài chính cần thông báo chính xác mức chênh lệch thu chi ngân sách. Tách các khoản vay của nhà nước ra khỏi ngân sách và chuyển thành các nguồn vốn đi vay, nếu ngân sách vay cũng phải trả lãi. Ngân sách có 4 nguồn thu: Huy động trong nước, vay nợ nước ngoài, vay ngân hàng và vay của dân. trước mắt vay nợ nước ngoài có khó khăn do đó cần hướng vào các nguồn thu trong nước để tăng thu, chủ yếu là thu thuế, thực hiện thuế VAT, thuế vốn, thuế thu nhập...khai thác, bồi dưỡng các nguồn thu khác, hình thành bộ máy chống thất thu thuế tạo mọi điều kiện để bộ máy này hoạt động có hiệu quả. Kiểm kê tài sản, kể cả bất động sản, ấn định giá đất, giá nhà để bán và cho thuê, tăng nguồn thu cho ngân sách. - Giảm chi: Rà soát lại các nguồn chi, thực hiện một chính sách chi tiêu nghiêm ngặt.Có thể giảm một tỷ lệ lệ nhất định các khoản chi tiêu chưa thật cần thiết của các cơ quan nhà nước, kiểm soát chặt chẽ các khoản chi của các cơ quan này. Đồng thời có biện pháp dự phòng nhằm đối phó với những khoản chi tiêu ngân sách đột biến lớn có khả năng dẫn đến tái lạm phát. Hạn chế đến mức thấp nhất việc cung cấp tài chính cho các xí nghiệp quốc doanh dưới bất kỳ hình thức nào. Thực hiện chính sách triệt để tiết kiệm gắn liền với chống tham ô lãng phí ngay từ các cơ quan nhà nước. - Vay vốn trong dân: Theo các tài liệu tính toán thì tiềm năng vốn trong dân còn khá lớn, khoảng 6 triệu đến 10 triệu lạng vàng. Vì vậy nhà nước cần có chính sách thực tế để tạo lòng tin trong dân, hay nói cách khác nhà nước cần có cơ chế khuyến khích thoả đáng để thu hút vốn trong dân. Đây là nguồn lực lớn cần khai thác bởi vì vay dân và trả lãi cho dân là điều dễ làm hơn vay nước ngoài - Tăng cường chức năng quản lý vĩ mô của ngân hàng nhà nước. Trước hết là sử dụng có hiệu quả các công cụ như lãi suất, tỷ giá, kiểm soát chặt chẽ việc phát hành trái phiếu, công trái, trái khoán, nâng cao hiệu suất kinh tế của vốn tín dụng – NHTW sẽ qui định lãi suất và quyết định điều chỉnh mức lãi suất khi có lạm phát. NHTW quản lý điều tiết hoạt động của các NHTM bằng pháp luật.cho các NHTM tự do hoạt dộng và mở rộng phạm vi cho vay. Việc qui định mức lãi suất phải căn cứ vào nhu cầu vốn. Vấn đề quan trọng nhất hiện nay là NHNN phải giúp chính phủ tăng cường khả năng dự trữ vàng và ngoại tệ để khi cần thiết có thể tung ra chặn những cơn sốt đột biến, đồng thời có biện pháp kiềm chế không cho giá vàng và đô la hạ xuống dưới mức cần thiết gây khó khăn cho xuất nhập khẩu. c. Chấn chỉnh hệ thống tài chính - Thực hiện nhất quán chính sách tạo vốn của ngân sách là phải dựa trên cơ sở bồi dưỡng và phát triển các nguồn thu đồng thời thực hiện phân phối hợp lý các nguồn thu, xoá bỏ thói quen dựa vào phát hành để chi tiêu ngân sách, nếu ngân sách thiếu hụt phải dùng nguồn vay để bù đắp. Ngân sách nhà nước chia thành 2 quĩ, quĩ tích luỹ và quĩ tiêu dùng. Phần dành cho tiêu dùng thì quản lý theo đơn vị dự toán từ Trung Ương đến tỉnh và cơ sở. Phần cấp ngân sách phải tuân theo nguyên tắc chủ yếu là dựa vào nguồn thu. Trước mắt cần phải sửa đổi và hoàn thiện chính sách thuế thương nghiệp kịp thời điều chỉnh mức thuế của các đối tượng nộp thuế cho phù hợp với sự biến động của giá cả thị trường chống thất thu thuế dưới bất kỳ hình thức nào. Đặc biệt việc thực hành tốt chính sách đối với hàng XNK là rất cần thiết. Nhà nước cũng cần ban hành một số chính sách thuế mới như thuế khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên, thuế tồn kho đối với các tổ chức thương nghiệp quốc doanh và các hộ kinh doanh cá thể. d. Chủ động điều tiết cung cầu, giá cả và cải tiến chế độ tiền lương Sự phù hợp có tính chất qui luật giữa cung và cầu, tiền và hàng quyết định sự ổn định giá cả thị trường. Do vậy muốn ổn định giá cả, giảm lạm phát biện pháp tác động qua điều tiết cung - cầu, tiền – hàng là rất quan trọng. Trước hết trên giác ngộ quản lý vĩ mô phải tính toán tổng cung và tổng cầu để điều tiết nó một cách chủ động. Để đảm bảo sự an toàn và ổn định giá cả thị trường, lương thực nhất thiết phải cân đối đủ cho nhu cầu trong nước, bao gồm cả tiêu dùng và dự trữ cần thiết, còn dư thừa mới xuất khẩu. Do đó, cần phải làm tốt công tác điều hoà lương thực từ nơi thừa đến nơi thiếu, giải quyết hợp lý cơ chế xuất khẩu lương thực. Nhà nước tổng hợp và cân đối thu , chi ngoại tệ của toàn bộ nền kinh tế, xem xét và sửa đổi cơ chế mua bán ngoại tệ. Mở rộng các trung tâm mua bán ngoại tệ công khai như đã làm ở TP Hồ Chí Minh và thủ đô Hà nội. Điều quan trọng là giá cả và thể thức giao dịch thuận lợi có tác dụng chi phối tiền tệ, ngoại tệ. Việc điều tiết và ổn định giá vàng và đô la trong nhiều năm tới là biện pháp quan trong nhất để chống lại lạm phát, có tác động tích cực tới tâm lý kinh doanh, tiêu dùng và giá cả thị trường. Do vậy, nhà nước cần sớm có cơ chế quản lý thích hợp để có thể nhận giữ vàng và đôla có lãi suất, hoặc mở rộng mạng lưới kinh doanh vàng, bạc, ngoại tệ của ngân hàng...thu hút vàng và ngoại tệ vào ngân hàng, tính toán nhu cầu và nguồn vàng, ngoại tệ để xây dựng phương án điều tiết. Phấn đấu có tích trữ vàng và ngoại tệ của các quốc gia đủ mức xử lý các đột biến xấu đã và đang xảy ra. Nước ta đã phát triển nền kinh tế thị trường, do đó cần để cho thị trường định giá. Nhà nước chỉ khống chế mặt bằng giá một vài mặt hàng thật thiết yếu. Trong những trường hợp nhất định nâng giá là cần thiết, vì đây là là thứ thuế vô hình đánh vào mọi người. Vấn đề là phải chú ý để việc nâng giá khỏi ảnh hưởng tới việc bảo đảm mức sống cơ bản của người lao động. Đặc biệt chú ý tới mối quan hệ giữa giá tư liệu sản xuất và giá nông sản. Tăng sức mua cho nông dân cũng là một biện pháp kích thích sản xuất công nghiệp phát triển. Về tiền lương, chúng ta cần phải tiến hành cải tiến chế độ tiền lương một cách mạnh bạo, khẩn trương, và ít nhất phải bảo đảm cho được yêu cầu về tái sản xuất giản đơn, sức lao động gắn liền việc cải tiến chế độ tiền lương với giải quyết việc làm. Trước mắt cần phải tách phần bảo hiểm xã hội ra khỏi tiền lương. Trên đây là những biện pháp cơ bản chống lạm phát, ngoài ra chúng ta cũng phải tiến hành những biện pháp như quan tâm đến kim ngạch xuất XNK, chấm dứt tình trạng XNK lộn xộn, nhà nước cần có chính sách khuyến khích xuất khẩu, đồng thời đánh thuế mạnh những mặt hàng nhập khẩu. Chúng ta cần chuẩn bị một lượng tiền mặt phù

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0756.doc
Tài liệu liên quan