Đề tài Lạm phát và tăng trưởng kinh tế

MỤC LỤC

 

I - LỜI NÓI ĐẦU 2

II - NỘI DUNG 3

1. Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế 3

1.1. Lạm phát là gì ? 3

1.2. Lý thuyết về mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế 4

1.3. Nguyên nhân gây lạm phát 4

1.4. Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế 4

2. Lạm phát và tăng trưởng kinh tế đối với nước ta và một số nước tư bản 6

2.1. Lạm phát và tăng trưởng kinh tế đối với nước ta 6

2.2. Lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở Mỹ 11

2.3. Lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở ĐỨC 13

2.4. Lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở ANH 13

3. Ý kiến của một số chuyên gia kinh tế về mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam và một số nước trong khu vực và trên thế giới, cùng với số liệu thống kê 13

3.1 Lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam 13

3.2. Lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở Châu Á và trên thế giới 22

III - KẾT LUẬN 29

 

 

doc31 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2247 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lạm phát và tăng trưởng kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
át triển và đang trong giai đoạn chuyển đổi cơ chế , nơi độc quyền nhà nước còn mang đậm tính chất phi kinh tế và được dung dưỡng bởi các chỉ thị của nhà nước và tồn tại thống trị phổ biến trong tất cả các lĩnh vực. Vào thời kỳ này khu vực kinh tế nhà nước chiếm khoảng 85 - 87% vốn cố định, 95% lao động lành nghề mà chỉ tạo ra 30 – 37% tổng sản phẩm xã hội. Trong khi đó khu vực kinh tế tư nhân chỉ chiếm 13,2% sức lao động xã hội và suốt thời kỳ dài trước năm 1986 bị nhiều sức ép kiềm chế , xong lại sản xuất ra tới 32 – 43% tổng sản phẩm xã hội và đạt hiệu quả kinh tế cao nhất so với khu vực kinh tế quốc doanh và hợp tác xã. Mặt khác lạm phát ở việt nam diễn ra trong suốt nền kinh tế đóng cửa phụ thuộc nhiều vào nguồn viện trợ bên ngoài.Trên thực tế , trước năm 1988 không có đầu tư trực tiếp của nước ngoàI vào Việt Nam. Các biên giới đều bị khép lại với chế độ xuất nhập cảnh cũng như lưu thông hàng hoá rất nghiêm ngặt, phiền phức .Cơ cấu chủ yếu có tính hướng nội ,khép kín ,thay thế hàng nhập khẩu và không khuyết khích xuất khẩu . Cùng với chính sách định hướng phát triển và đầu tư có nhiều bất cập , nên cơ cấu kinh tế việt nam bị mất cân đối và không hợp lý nghiêm trọng giữa công nghiệp – nông nghiệp , công nghiệp nặng - công nghiệp nhẹ, nhất là ngành sản xuất hàng tiêu dùng , giữa sản xuất – dịch vụ .Đó là nguyên nhân dẫn đến tình trạng khan hiếm hàng hoá, dịch vụ, tăng chi phí sản xuất, thiếu hụt ngân sách chiền miên , tăng mức cung tiền không tuân theo quy luật lưu thông tiền tệ và do đó gây ra lạm phát . 2. Giai đoạn 1981-1988 Là thời kỳ từ năm 1981 đến năm 1988: là thời kỳ lạm phát chuyển từ dạng “ẩn” sang dạng “mở”.Thực tế cho thấy rằng từ năm 1981 đến năm 1988 chỉ số tăng giá đều trên 100% một năm . Vào năm 1983 và 1984 đã giãm xuống, nhưng năm 1986 đã tăng vọt tới mức cao nhất là 557% sau đó có giảm. Nhu vậy mức lạm phát cao và không ổn định . song vấn đề lạm phát chưa được thừa nhận trong các văn kiện chính thức. Vấn đề này chỉ được quy vào sử lý các khía cạnh “giá - lương- tiền, mà lại chủ yếu bằng các giải pháp hành chính ,như xem xét và đIều chỉnh đơn giản giá cả trong khu vực thị trường có tổ chức những năm 1981,1983,1987,và”bù vào giá lương “dổi tiền năm 1985…Đây là thời kì xuất hiện siêu lạm phát với 3 chữ số kéo dài suốt 3 năm 1986-1988,và đạt đỉnh cao nhất trong lịch sử kinh tế hiện đại nước ta suốt nửa thế kỉ nay 3. Giai đoạn 1988-1995 Liên tục từ năm 1988, mọi nỗ lực của chính phủ được tập trung vào kiềm chế, đẩy lùi lạm phát từ mức 3 chữ số xuống còn 1 chữ số. Đây là kết quả của quá trình đổi mới và phát triển kinh tế ở Việt Nam. Trong khi lạm phát được kéo xuống thì kinh tế vẫn tăng trưởng cao và khá ổn định, bình quân hàng năm tăng 7 – 8%. Tăng trưởng kinh tế và lạm phát (tỷ lệ %) Năm 1988 1989 1990 1991 1992 1993 1994 1995 Tăng trưởng 5,1 8,0 5,1 6,0 8,6 8,1 8,8 9,5 Lạm phát 410,9 34,8 67,2 67,4 17,2 5,2 14,4 12,7 Công cuộc chống lạm phát ở Việt Nam tập trung chủ yếu vào những vấn đề: Nối lỏng cơ chế kiểm soát giá cả, phi tập trung hóa tiến trình ra các quyết định về kinh tế, thống nhất điều hành tỷ giá theo quan hệ cung cầu ngoại tệ, khuyến khích xuất khẩu đồng thời thi hành một chính sách lãi suất thực dương, kết hợp thắt chặt đúng mức việc cung ứng tiền trung ương. Các giải pháp lúc đầu được tiếp nối với sử dụng từng bước có hiệu quả các công cụ tài chính đã nhanh chóng đem lại nhiều thành quả đáng khích lệ trong điều kiện kiểm soát được lạm phát. Cụ thể: - Lòng tin của dân chúng vào đồng tiền Việt Nam đã từng bước được khôi phục. Tiền tệ ổn định khuyến khích đầu tư trong nước và nước ngoài tăng nhanh. Tích lũy đầu tư của cả nước năm 1993 bằng 17,6% GDP, tăng đáng kể so với tỷ lệ tích lũy 11 – 12% những năm trước. - Ta có bảng số liệu sau: Năm GDP/người (Tr đồng) Tốc độ tăng GDP (%) Tốc độ tăng tiêu dùng (%) Tỷ lệ tích lũy/GDP (%) Tỷ lệ để dành/GDP (%) 1989 1990 1991 1992 1993 95 98 109 131 163 8,0 5,1 6,0 8,6 8,1 8,1 8,3 3,6 5,4 4,4 11,6 12,6 15,0 17,6 20,5 7,2 - - 6,9 15,0 Tổng cục thống kê 1994 - Trong tổng số tích lũy năm 1993, tích lũy Nhà nước chiếm 43%, đầu tư trực tiếp nước ngoài 40%. Tỷ lệ đầu tư nước ngoài này tương đương tỷ lệ đầu tư nước ngoài vào Singapo một nền kinh tế được coi là mở cửa rộng nhất ở Châu Á hiện nay. - Tỷ lệ tiền để dành của cả nền kinh tế trên GDP năm 1992 là 6,9%, năm 1993 là 15% GDP. Đây là một bước ngoặt lớn về tích lũy so với trước đây. - Năm 1989, khi các cơ sở sản xuất nông nghiệp được phi tập trung hóa và giá nông sản được thả nổi, cùng với tác động của các yếu tố khác, chỉ trong vòng 1 năm Việt Nam đã từ chỗ phải nhập khẩu gạo đã trở thành một nước xuất khẩu gạo, thu nhập của nông dân tăng lên. Mức độ phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong năm qua có được là nhờ kinh tế tăng trưởng cao trong khi lạm phát bị đẩy lùi và bị khống chế ở mức hợp lý. Điều này trái ngược hẳn với một số quốc gia khi chống lạm phát thường làm kinh tế suy thoái. Bên cạnh những thành tựu đạt được cũng nảy sinh nhiều khó khăn mới: Lạm phát giảm trong điều kiện nhập siêu vốn nước ngoài (chủ yếu là vay nợ) đã làm cho đồng tiền Việt Nam có xu hướng lên giá so với một số đồng tiền khác, ảnh hưởng bất lợi đến việc khuyến khích đẩy mạnh xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài trong khi đó sản xuất trong nước bị chèn ép, cạnh tranh mảnh bời hàng nhập đặc biệt là hàng nhập lậu. Năm 1992 tỷ lệ hàng tích lũy phải nhập lên tới 63,7%, tỷ lệ sản phẩm trung gian dùng trong sản xuất phải nhập lên tới 25%. Cán cân thương mại do đó tiếp tục thâm hụt trong điều kiện đó việc tăng trưởng kinh tế cao hơn sẽ kích thích lạm phát gia tăng, gây khó khăn cho việc duy trì thành quả đạt được.Năm 1994, mức lạm phát do quốc hội thông qua là 10% nhưng do một số nguyên nhân khách quan như giá cả thị trường thế giới tăng ảnh hưởng đến trong nước, thiên tai, bội chi ngân sách... đã khiến lạm phát vượt mức dự kiến 14,4%. Mức lạm phát năm 1994 tuy không đạt kế hoạch nhưng có yếu tố có thể chấp nhận được. Nhiều nhà kinh tế cho rằng cần phải xác lập một tỷ lệ nhất định giữa tăng trưởng và lạm phát. Có ý kiến cho rằng phải kiềm chế lạm phát thấp, ổn định giá cả để phát triển kinh tế dù ở nhịp độ thấp nhưng ổn định lâu dài (các nước nhân NICS). Ngược lại có ý kiến lại cho rằng khuyến khích lạm phát mới tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi cơ cấu và xuất phát điểm rất thấp so với các nước khác nên để tránh khỏi tụt hậu, kinh tế Việt Nam phải đạt tốc độ tăng trưởng cao trong nhiều năm. Muốn vậy, Việt Nam có thể phải duy trì tỷ lệ lạm phát vài năm đầu cao hơn mức tăng trưởng trong nước một chút, kéo dần xuống những năm sau. Tuy nhiên nói như vậy không có nghĩa là chúng ta thả nổi hoàn toàn lạm phát. 4. Giai đoạn 1996-1999: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 1991-1995 là 8,2% và có khả năng tiếp tục tăng mạnh khi năm 1995 đạt tỷ lệ tăng trưởng 9,5% đã khiến các nhà hoạch định chính sách nghĩ đến việc phải kiềm chế tốc độ tăng trưởng cao quá đáng và đề ra những giải pháp cấp bách để kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên từ năm 1996, cụ thể hơn từ 1997, xuất phát từ nhiều nguyên nhân trong đó có ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực, tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng như mức lạm phát của Việt Nam đã liên tục giảm. Đáng lưu ý là đã có mầm mống xuất hiện hiện tượng giảm phát thông qua chỉ số giá âm ở một vài tháng trong các năm 1996, 1997 và 1999. Tuy nhiên xét về chung và dài hạn, tuy tốc độ tăng trưởng có giảm sút song nền kinh tế nước ta vẫn chủ yếu ở xu hướng lạm phát với mức độ vừa phải, bình quân 6%/năm kể từ 1995-1999. 2.2. Lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở Mỹ Lạm phát ở Mỹ tăng cao nhất trong 26 năm(2008) Bộ Lao động Mỹ cho biết giá tiêu dùng tại nước này trong tháng 6 vừa qua đã tăng với cấp độ cao nhất trong 26 năm, tăng 1,1% so với tháng 5, vì giá năng lượng tăng vọt. Theo bộ này, chỉ số giá cơ bản, không gồm năng lượng và lương thực đã tăng 0,3%. Trước đó các nhà phân tích đã dự đoán rằng chỉ số giá tiêu dùng sẽ tăng 0,7% và chỉ số giá cơ bản sẽ tăng 0,2%.   Mức tăng Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) hàng tháng vừa được Bộ Lao động Mỹ đưa ra này là cao nhất kể từ tháng 6/1982, trong khi chỉ số lạm phát cơ bản cũng tăng mạnh nhất kể từ tháng 1/2008. Lạm phát tại Mỹ đã gia tăng kể từ tháng 5 khi mà chỉ số CPI tăng 0,6% và chỉ số cơ bản tăng 0,2% So với 12 tháng trước, chỉ số CPI đã tăng 5% trong tháng 6/2008, mức tăng cao nhất hàng năm kể từ tháng 5/1991. Chỉ số CPI cơ bản cũng cao hơn so với hồi tháng 6/2007 đến 2,4%, mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 3/2008. .   Theo Bộ Lao động Mỹ, giá năng lượng chiếm "đến khoảng 2/3" mức tăng của chỉ số lạm phát tổng thể, tăng 6,6% trong tháng 6, sau khi đã tăng 4,4% trong tháng 5 và giá lương thực cũng tăng 0,8%. Sau hơn một năm, kinh tế Mỹ tăng trưởng trở lại(2009) Dữ liệu thống kê chính thức cho thấy, kinh tế Mỹ đã tăng trưởng 3,5% trong quý ba – đây là sự gia tăng đầu tiên của nước này trong hơn một năm qua. Kinh tế Mỹ tăng trưởng trở lại, nhưng tỉ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao (Ảnh AP) Tăng trưởng kinh tế trong quý ba cho thấy, Mỹ dường như đã thoát khỏi cuộc suy thoái tồi tệ xảy ra từ tháng 12/2007. Nhà phân tích kinh tế Hugh Pym cho hay, mức 3,5% cao hơn dự đoán 3,3% của hầu hết nhà bình luận. “Đây là tin tức tốt với kinh tế toàn cầu”, Theo thống kê mà Bộ Thương mại Mỹ đưa ra, một số lĩnh vực đã góp phần vào tăng trưởng kinh tế trong quý ba. Tiêu dùng vào các sản phẩm sản xuất lâu bền tăng tới 22,3% - mức tăng cao nhất trong quý kể từ 2001. Thị trường nhà đất cũng được cải thiện, chi tiêu cho sản phẩm nhà đất tăng 23,4% - mức tăng quý lớn nhất trong 23 năm qua. Tổng mức tiêu dùng chính phủ tăng 7,9%. Ngoài ra, xuất khẩu cũng tăng tới 21,4% 0 mức cao nhất kể từ 1996. 2.3. Lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở ĐỨC Văn phòng Thống kê Quốc gia Đức (Destatis) cho hay, thâm hụt ngân sách của nước này trong 9 tháng đầu năm 2008 đã giảm xuống còn 14,6 tỷ euro. Theo Destatis, thu ngân sách trong thời gian này tăng 3,2%, lên 760,2 tỷ euro, trong khi chi tiêu ngân sách tưng 2,5%, lên 774,8 tỷ euro. Destatis cũng cho biết, lạm phát trung bình năm 2008 của Đức dự kiến ở mức 2,6%, mức hàng năm cao nhất kể kể năm 1994. Lạm phát dadx có lức tăng lên mức đỉnh điểm 3,3% hồi tháng 6 và 7/08. Tuy nhiên, giá hàng hóa đang có xu hướng giảm sút nhanh. Kể từ tháng 11/08, lạm phát đã giảm xuống dưới ngưỡng 2% - mức được coi là có vai trò quan trọng đối với chính sách tiền tệ của Béclin. Sự biến động về lạm phát ở Đức trong năm 2008 chủ yếu là do những thay đổi về giá dầu mỏ và lương thực gây ra. 2.4. Lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở ANH Tỷ lệ lạm phát ở Anh trong tháng 9/2009 giảm nhiều hơn so với mức dự báo của các nhà kinh tế, xuống mức thấp nhất trong 5 năm khi sự suy thoái kinh tế tồi tệ nhất trong hơn thập kỷ xảy đến đã lọc bỏ phần nào áp lực chi phí tăng lên trong nền kinh tế. Giá cả tiêu dùng tăng 1.1% từ mức đầu năm, so với 1.6% trong tháng trước(cơ quan thống kê quốc gia). Dự báo của 31 nhà kinh tế trong cuộc khảo sát của hãng tin Bloomberg là 1.3%. Giá cả tiêu dùng là không thay đổi cho lần đầu tiên trong tháng 9 kể từ các mức cao kỷ lục bắt đầu năm 1996. Các nhà làm chính sách của ngân hàng Anh tháng này kẹt giữa kế hoạch chi 175 tỷ bảng Anh (tương đương 276 tỷ USD) từ hoạt động bơm tiền vào nền kinh tế gần đây nhằm khuyến khích nền kinh tế tăng trưởng trở lại sau khi co lại trong 5 quý. “ Các áp lực thất nghiệp, lạm phát cao là dịu lại”( Alan Clarke- nhà kinh tế của tập đoàn BNP Paribas SA ở Luân Đôn nhận định). 3. Ý kiến của một số chuyên gia kinh tế về mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam và một số nước trong khu vực và trên thế giới, cùng với số liệu thống kê 3.1 Lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam Lạm phát cao của Việt Nam đã kéo dài trong mấy năm - Ảnh: Getty Images Đầu năm 2008, khi lạm phát “lồng lên”, Chính phủ đã chuyển mục tiêu ưu tiên từ tăng trưởng kinh tế sang kiềm chế lạm phát và đã đạt được kết quả tích cực là lạm phát đã được chặn đứng. Nhưng từ cuối năm 2008 đến nay, do hiệu ứng phụ của việc kiềm chế lạm phát ở trong nước và tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, tăng trưởng kinh tế Việt Nam đã giảm mạnh vào quý 4 năm trước và rơi xuống “đáy” vào quý 1 năm nay (tăng 3,1%). Đứng trước tình hình trên, Chính phủ đã chuyển mạnh mục tiêu ưu tiên từ kiềm chế lạm phát sang ngăn chặn suy giảm kinh tế, tăng trưởng kinh tế hợp lý. Kết quả tăng trưởng kinh tế từ quý 2 đã thoát đáy, vượt dốc đi lên (tăng 4,5%), quý 3 tăng, quý 4 sẽ tăng cao hơn và cả năm có thể đạt và vượt mục tiêu điều chỉnh 5%. Trước hết hãy xem xét riêng từng mục tiêu. Tăng trưởng kinh tế về lâu dài trong nhiều năm qua cũng như trong nhiều năm tới đều có tầm quan trọng hàng đầu, do điểm xuất phát của Việt Nam còn rất thấp, khi GDP bình quân đầu người tính bằng USD còn thấp. Nếu xét riêng về con số GDP bình quân đầu người năm 2008 đạt 1.034 USD so với chuẩn cũ, thì có thể Việt Nam đã ra khỏi nhóm nước kém phát triển, nhưng nếu loại trừ yếu tố trượt giá thì còn thấp và nếu xét về cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, trình độ công nghệ, trình độ người lao động,... thì vẫn còn nhiều việc phải làm để vượt lên. Để đạt được điều đó phải dựa trên tăng trưởng kinh tế, tăng tích luỹ và đầu tư. Đối với Việt Nam, kiềm chế lạm phát cũng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, vì bốn lý do. Một, thu nhập bình quân đầu người cũng như sức mua có khả năng thanh toán của người dân còn thấp, trong khi nhu cầu tiêu dùng của người dân ở các nước có nền kinh tế chuyển đổi thường tăng nhanh hơn. Hai, tỷ lệ nghèo đã giảm nhanh và tính theo chuẩn nghèo của Việt Nam chỉ còn trên một phần mười, nhưng nếu tính theo chuẩn nghèo của Ngân hàng Thế giới vẫn còn tới trên một phần năm dân số. Ba, lạm phát cao của Việt Nam đã kéo dài trong mấy năm (nếu tính bình quân năm nay so với năm trước, thì năm 2004 tăng 7,8%, năm 2005 tăng 8,3%, năm 2006 tăng 7,5%, năm 2007 tăng 8,3%, năm 2008 tăng 22,97%, khả năng năm nay cũng vẫn còn tăng ở mức trên dưới 7,5%, tuy thấp hơn tốc độ tăng của mấy năm trước, nhưng mặt bằng giá thì vẫn cao lên). Bốn, năm nay giá tiêu dùng tính theo năm dương lịch có thể không cao (có thể chỉ vào khoảng 7%), nhưng chủ yếu do giá lương thực giảm, giá thực phẩm tăng thấp; lạm phát tuy chưa đến ngay, nhưng đang có xu hướng cao lên. Xét trong mối quan hệ giữa hai mục tiêu, nếu ưu tiên tăng trưởng, thì đầu tư gia tăng, tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP sẽ cao, trong khi hiệu quả đầu tư giảm; tốc độ tăng trưởng tín dụng và tổng phương tiện thanh toán cao gấp 5-6 lần tốc độ tăng GDP (gấp hơn hai lần các nước trong khu vực...) thì lạm phát sẽ gia tăng. Đó là chưa nói tới ở đầu ra, cả tiêu thụ trong nước và xuất khẩu cũng tăng cao hơn tạo sức ép đối với lạm phát. Nếu ưu tiên kiềm chế lạm phát (thấp hơn tốc độ tăng GDP chẳng hạn), thì tăng trưởng kinh tế sẽ không cao hơn, bởi tăng trưởng kinh tế mới vừa thoát đáy, còn đang leo dốc (chưa thể nói hồi phục), trong khi tăng trưởng kinh tế phụ thuộc phần lớn vào đầu tư. Dung hoà các mối quan hệ trên, có thể đưa ra kịch bản cho năm 2010 so với năm 2009 là tăng trưởng kinh tế cao hơn (khoảng 6-6,5%), đồng thời lạm phát cũng phải thấp hơn (dưới 7%); nếu việc kiềm chế lạm phát là khó khăn, thì có thể chấp nhận tốc độ tăng trưởng thấp hơn (khoảng 6%), vừa để cơ cấu lại nền kinh tế, vừa kiềm chế lạm phát. Theo đánh giá của chính phủ cũng như các chuyên gia kinh tế năm 2009 sẽ đi vào ổn định và năm 2010 sẽ tiếp tục lấy lại đà tăng trưởng. Tuy nhiên, trong tất cả mọi dự đoán phát triển kinh tế, lạm phát luôn là yếu tố được cảnh báo đầu tiên và nỗi lo thường trực cho mọi kịch bản phát triển. 2008 kéo lùi thành qủa hai năm trước Năm 2008 là thời điểm đánh giá nửa chặng đường thực hiện kế hoạch kinh tế 2006 - 2010. Tuy nhiên, thời điểm đánh giá cũng là lúc nền kinh tế gặp những khó khăn do lạm phát cũng như tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tốc độ phát triển kinh tế không những không đạt như kỳ vọng mà sự giảm sút còn trở thành nhân tố kéo tụt thành quả đã đạt được của hai năm trước đó. Số liệu thống kê của Bộ KH-ĐT cho thấy, trong hai năm 2006 - 2007, tốc độ tăng trưởng GDP đạt cao hơn, năm 2006 tăng 8,23%, năm 2007 là 8,4%. Tuy nhiên, năm 2008 do ảnh hưởng suy thoái kinh tế toàn cầu và khó khăn kinh tế trong nước nên mức tăng trưởng chậm lại và dự đoán cả năm chỉ ở mức ở mức 6,5 – 7%. Với tốc độ của năm 2008, bình quân tốc độ tăng trưởng GDP cả 3 năm 2006 - 2008 dự kiến chỉ đạt 7,8%/năm so với kế hoạch đề ra là 7,5 – 8% cho cả giai đoạn. Tuy vẫn nhằm trong khoảng chỉ tiêu đề ra nhưng rõ ràng, tốc độ tăng trưởng cao của những năm trước đã không được duy trì và thậm chí bị kéo chậm lại do sự sụt giảm mạnh trong năm 2008. Trong một số ngành cụ thể nhất là công nghiệp, xây dựng đã có sự suy giảm mạnh. Giá trị sản xuất công nghiệp 2008 dự kiến chỉ ở mức 16,2% và giá trị gia tăng chỉ còn 9,4 - 9,6%. Đáng chú ý, giá trị gia tăng trong ngành xây dựng còn bị giảm nên giá trị gia tăng chung của công nghiệp và xây dựng cả năm 2008 chỉ ở mức 7,3 – 7,5%. Đây được đánh giá là mức thấp nhất trong vòng 17 năm qua. Năm 2008 là thời điểm đánh giá nửa chặng đường thực hiện kế hoạch kinh tế 2006 - 2010. Tuy nhiên, thời điểm đánh giá cũng là lúc nền kinh tế gặp những khó khăn do lạm phát cũng như tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tốc độ phát triển kinh tế không những không đạt như kỳ vọng mà sự giảm sút còn trở thành nhân tố kéo tụt thành quả đã đạt được của hai năm trước đó. Ngành xây dựng tăng trưởng âm trong năm 2008. (Ảnh: VNN) 2009: ám ảnh lạm phát  Theo nhận định của Bộ KH-ĐT, năm 2009, Việt Nam sẽ tiếp tục gánh chịu những khó khăn từ khủng hoảng tài chính Mỹ đang lan rộng ra toàn cầu. Điều này khiến cho kinh tế toàn cầu tiếp tục sụt giảm, ảnh hưởng đến hầu hết các nền kinh tế trong đó có Việt Nam, nhất là các lĩnh vực xuất khẩu, đầu tư... Trong nước, nền kinh tế sẽ tiếp tục gánh chịu ảnh hưởng lạm phát cao từ năm 2008, các cân đối vĩ mô chưa ổn định, sức cạnh tranh nền kinh tế thấp, các DN khó khăn do lạm phát, hoạt động tài chính ngân hàng còn nhiều rủi ro … sẽ ảnh hưởng rất bất lợi đến việc duy trì tăng trường kinh tế cao cho năm 2009 và năm tiếp theo trong kế hoạch 2006 – 2010. Lạm phát vẫn là nguy cơ đe dọa kinh tế trong những năm tiếp theo. (Ảnh: truong cuong) Nhiều chuyên gia cho rằng, năm 2009 và cả phần nào 2010 kinh tế Việt Nam sẽ bước vào giai đoạn phục hồi. Xu hướng hy vọng nhất là kinh tế sẽ ổn định trong 2009 và 2010 sẽ lấy lại được đà phát triển  Vì thế, nhiều chuyên gia dự đoán, tăng trưởng kinh tế 2009 có thể chỉ dừng lại ở mức 6,5% và cố gắng đạt 7,4 - 8% vào 2010. Trong định hướng phát triển cho 2 năm 2009 - 2010, lạm phát vẫn là yếu tố đầu tiên được tính đến. Vì thế, các chuyên gia đã đề xuất, Việt Nam vẫn tiếp tục ưu tiên kiếm chế lạm phát theo hướng giảm dần, đến 2010 đưa lạm phát xuống 1 con số, ổn định kinh tế vĩ mô và duy trì tăng trường kinh tế ở mức hợp lý. Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình 2009 - 2010 được kỳ vọng là trên 7%. Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự kiến kinh tế tăng trưởng 7% và giữ lạm phát dưới 15% trong năm 2009, song nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, nên đặt mục tiêu thấp hơn một chút, thậm chí có thể dưới 6%.. > 80% doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp khó khăn Báo cáo trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội hôm qua về tình hình kinh tế - xã hội năm 2008 và kế hoạch 2009, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc cho biết, mục tiêu của Chính phủ vẫn là kiềm chế lạm phát trong năm tới và dần đưa tỷ lệ lạm phát xuống dưới 10% vào 2010. Bộ đã vạch ra 3 kịch bản tăng trưởng cho năm 2009. Với điều kiện giá các mặt hàng đầu vào không có đột biến lớn, khó khăn của hệ thống tài chính quốc tế bước đầu được khắc phục, và những giải pháp của Chính phủ có tác động tích cực đến kinh tế vĩ mô, tăng trưởng GDP sẽ vào khoảng 7%.Nếu tình hình kinh tế thế giới và trong nước diễn biến lạc quan hơn, mục tiêu sẽ là 7,5%, trong đó công nghiệp và xây dựng tăng 8,5%. Riêng trong trường hợp hệ thống tài chính chưa chuyển biến, lạm phát toàn cầu tiếp tục leo thang, khiến giá cả đầu vào và lãi suất tiếp tục đi lên, GDP sẽ tăng 6,5%.Người đứng đầu ngành kế hoạch và đầu tư đề xuất, Việt Nam nên chọn kịch bản tăng trưởng 7% cho năm 2009. ""Phương án này phù hợp với xu thế phát triển, tốc độ tăng trưởng năm 2009 bằng hoặc cao hơn năm 2008, có căn cứ thực tiễn trong việc kiềm chế lạm phát trong thời gian qua", ông Võ Hồng Phúc lý giải. Theo ông, khi lạm phát được kiềm chế và kinh tế vĩ mô ổn định hơn, Việt Nam sẽ tính đến mức GDP cao hơn. Theo Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, năm 2009 vẫn nên tập trung cho kiềm chế lạm phát, tạo cơ sở để đưa mức tăng CPI xuống dưới 10% vào 2010. Ảnh: Hoàng Hà Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng với dự báo lạm phát năm 2009 vẫn ở mức cao, các doanh nghiệp tiếp tục khó khăn do tác động của tăng giá, và hệ thống tài chính vẫn nhiều rủi ro. Mặt khác, dự báo của các tổ chức trong và ngoài nước đều cho thấy, kinh tế thế giới có thể còn khó khăn hơn và ít có khả năng phục hồi vào cuối năm 2009 như dự báo trước đây. Bộ trưởng Võ Hồng Phúc cũng nhận định, việc kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong năm 2008 đã có kết quả bước đầu. Trong tháng 9 vừa qua, tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) ở mức thấp nhất kể từ đầu năm (0,18%), và dự báo CPI cả năm vào khoảng 24%. Tỷ giá ngoại tệ cũng đã giảm mạnh so với đỉnh điểm trong tháng 6 vừa qua, khi ấy có thời điểm mỗi USD đổi được 19.000 VND. Ngoài ra, ngân sách nhà nước, cán cân thanh toán quốc tế tương đối ổn định, dự trữ ngoại tệ tăng lên, nhập siêu giảm và nợ nước ngoài ở mức cho phép. Dự báo tốc độ tăng trưởng GDP trong năm sẽ ở mức 6,5-7%, như chỉ tiêu đã được Quốc hội chấp thuận điều chỉnh. Tuy nhiên, tăng trưởng của ngành công nghiệp năm nay giảm mạnh, trong đó 9 tháng đầu năm đạt 7,09%, so với cùng kỳ năm ngoái là 9,88%. Nhập siêu trong vài tháng gần đây đã giảm dần, song tính chung 3 quý đầu năm vẫn chiếm 32,5% kim ngạch xuất nhập khẩu. Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam năm nay dự kiến đạt trên 1.000 USD, gần chạm tới mục tiêu của năm 2010 là 1.050-1.100 USD. Theo Bộ trưởng Võ Hồng Phúc, cơ cấu kinh tế dịch chuyển chậm và khó đạt được mục tiêu của kế hoạch 5 năm 2006-2010. Theo Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Việt Nam nên đặt mục tiêu tăng trưởng cho năm 2009 thấp hơn, ở mức 6,5-7%. Thậm chí, một số thành viên của Ủy ban đã đề xuất lựa chọn tốc độ tăng GDP trên dưới 6%. Ông Hà Văn Hiền, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, cho rằng, năm 2009 vẫn nên tập trung cho kiềm chế lạm phát, để đưa tỷ lệ tăng CPI xuống dưới 10% vào năm 2010. "Lạm phát được kiềm chế sẽ là điều kiện để đảm bảo duy trì tăng trưởng trong cả trung và dài hạn", ông Hà Văn Hiền phân tích. Theo các thành viên của Ủy ban Kinh tế, tăng trưởng của năm 2008 vẫn có khả năng không đạt 7%, bởi 3 quý đầu năm tốc độ tăng GDP mới là 6,52%. Trong khi đó, tình hình kinh tế thế giới diễn biến xấu đang tác động tiêu cực đến Việt Nam, khiến xuất khẩu giảm sút và gây khó khăn cho cán cân thanh toán. Ông Hà Văn Hiền nói thêm, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu khó lường, mục tiêu 6,5-7% phù hợp hơn với mục tiêu điều hành linh hoạt kiềm chế lạm phát và vẫn giữ tăng trưởng kinh tế. Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính và Ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển cũng cho rằng, mục tiêu 6,5-7% là khả thi. "Năm 2009 có thể là điểm rơi của quá trình Việt Nam chịu lạm phát, cùng lúc với độ trễ của chính sách tiền tệ, khiến tăng trưởng kinh tế chịu ảnh hưởng", ông Hiển phân tích. Đây là chưa kể đến khả năng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), gián tiếp (FII) cũng như cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam có thể còn khó khăn, ông Hiển nói thêm. Ngày mai Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục thảo luận trước khi quyết định có chấp thuận trình phương án về kinh tế - xã hội do Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất lên Quốc hội vào kỳ họp khai mạc tuần tới. Chỉ tiêu GDP và CPI theo đề xuất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI) và Ủy ban Kinh tế (UB) của Quốc hội: Chỉ tiêu Dự báo 2008 Mục tiêu 2009 MPI đề xuất UB đề xuất GDP 6,5-7% 7% 6,5-7% CPI 24% dưới 15% dưới 15% Ngọc Châu . Lạm phát chạm ngưỡng 20%, Chính phủ giảm mục tiêu tăng trưởng Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 tăng gần 4%, nâng CPI 5 tháng đầu năm lên mức cao nhất trong vòng 12 năm qua, đạt 15,96%. Lạm phát tăng cao, Quốc hội đã nhất trí hạ chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế từ 8,5 - 9% xuống còn 7%. Và cũng nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu và những khó khăn trong nước, Chính phủ đã đề ra 8 nhóm giải pháp, đến nay đã đạt kết quả bước đầu quan trọng. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng 6,23%, GDP bình quân đầu người lần đầu tiên vượt mốc 1.000 USD, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 65 tỷ USD, cao nhất trong 10 năm qua. Lạm phát được kiềm chế nhưng vẫn ở mức cao. Giá tiêu dùng tháng 12/2008 so với tháng 12/2007 tăng 19,89% và giá tiêu dùng bình quân năm 2008 so với năm 2007 tăng 22,97%. Nhìn lạ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai_bao_cao_word__5979.doc
Tài liệu liên quan